Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Quá trình hình thành, đặc điểm các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Hà Nội và giải pháp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.5 KB, 41 trang )

Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài
Trong quá trình thực hiện CNH, các nước đang phát triển như nước ta do xuất phát
điểm thấp, từ nền nông nghiệp lạc hậu thì cần phát triển công nghiệp ở những khu vực
nhất định để tận dụng lợi thế so sánh của từng vùng cũng như phân bố các nguồn lực sản
xuất một cách phù hợp, đảm bảo sự phát triển hài hoà, bền vững của vùng và quốc gia.
Nước ta đã có các chính sách phát triển vùng, trong đó vùng kinh tế trọng điểm là một nội
dung quan trọng được quan tâm. 3 VKTTĐ của nước ta là VKTTĐ Bắc Bộ, VKTTĐ
miền Trung và VKTTĐ phía Nam. Các VKTTĐ có vai trò là động lực phát triển, có tác
dụng lan tỏa sự phát triển tới các vùng khác trên khắp cả nước. Vì vậy cần có chính sách
đầu tư phát triển VKTTĐ, trong đó đầu tư phát triển KCN là một tất yếu.
Hầu hết các nước đang phát triển đều phát triển công nghiệp tập trung vào những
địa điểm nhất định thông qua việc phát triển các KCN. Để phát triển KCN, Nhà nước phải
tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, xây dựng cơ chế chính
sách thông thoáng để thu hút vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh
cũng như nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động, bên cạnh đó cũng định hướng
đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
Ở Việt Nam, đầu tư phát triển các KCN đã được khởi xướng từ Đại hội đảng VI
năm 1986. Các Nghị quyết của Đại hội Đảng lần VIII năm 1996 càng xác định rõ hợp tầm
quan trọng của việc đầu tư phát triển các KCN và chỉ rõ phương hướng phát triển trong
thời gian tới.
Trong những năm qua, đầu tư phát triển trong KCN trên các khu vực ở nước ta đã
đạt được những thành tựu to lớn, thu hút khối lượng lớn vốn đầu tư trong nước và nước
ngoài, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu, tăng thu nhập quốc dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế… trong đó
ở khu vực Hà Nội được đánh giá là vùng đạt được thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, đầu tư
phát triển các KCN ở Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế từ khâu xây dựng quy hoạch cho đầu
tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư vào KCN cũng như cơ chế chính sách
quản lý, thu hút đầu tư.


Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng đầu tư phát triển trong các KCN ở Hà Nội là hết
sức cần thiết. Do vậy, nhóm 12 lựa chọn đề tài “Quá trình hình thành, đặc điểm các khu
công nghiệp, khu chế xuất ở Hà Nội và giải pháp phát triển” để làm đề tài của nhóm.

1

Nhóm: 12


Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư phát triển trong các KCN ở Khu vực
Hà Nội, giai đoạn từ năm 2005 - 2009, phân tích những kết quả đạt được cũng như những
hạn chế để từ đó đưa ra những giải pháp để tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được và
khắc phục những mặt còn hạn chế.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đầu tư phát triển các KCN ở Khu vực Hà
Nội, giai đoạn từ năm 2005 - 2009, đầu tư phát triển hạ tầng trong hàng rào KCN, đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh trong các KCN. Đề tài cũng phân tích kinh nghiệm phát
triển KCN ở Malaysia để rút ra những bài học cho đầu tư phát triển KCN ở Khu vực Hà
Nội. Trên cơ sở những lý luận chung, thực trạng đầu tư phát triển đề tài cũng đưa ra một
số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển vào các KCN ở Khu vực Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: tổng hợp và phân tích hệ thống; mô tả, so sánh để nghiên
cứu, thống kê và xử lý số liệu.
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đền đề tài
KCN là một mô hình phát triển công nghiệp tập trung được đánh giá là khá thành
công ở nhiều nước trong đó có nước ta trong quá trình CNH, HĐH, vì vậy KCN được
nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu. Các vấn đề được nghiên cứu gồm

mô hình KCN, quản lý nhà nước đối với KCN, thu hút FDI vào KCN. Một số tác giả và
công trình như:
- Nguyễn Xuân Trình, năm 1994, “Một số vấn đề về quản lý nhà nước đối với
KCX ở Việt Nam”, luận án tiến sỹ kinh tế, Viện Kinh tế học, Trung tâm Khoa học
Xã hội và Nhân văn Quốc gia.
- Trần Hồng Kỳ, năm 2008, “Phát triển Khu công nghiệp, khu chế xuất gắn với
hình thành, phát triển công nghiệp: kinh nghiệm của một số nước Châu Á và vận
dụng vào Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới
Kết cấu của dề tài: “Quá trình hình thành, đặc điểm các KCN, KCX ở Hà Nội và giải
pháp phát triển” Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, đề tài gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU
CHẾ XUẤT

2

Nhóm: 12


Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU
CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở HÀ NỘI
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở HÀ NỘI

3

Nhóm: 12



Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP,
KHU CHẾ XUẤT
1.1. MỘT SỐ VẤN DỀ VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT
1.1.1 Khái niệm Khu công nghiệp, Khu chế xuất
KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các doanh nghiệp
công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.
KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp, đan xen với
nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi,
giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở...về thực chất mô hình này là khu hành chính –
kinh tế, mô hình này đã tồn tại ở một số nước đặc biệt như KCN Bát Tam, In-đô-nê-xi-a,
công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu.
Ở Việt Nam, theo Nghị định 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997, KCN là “khu tập
trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho
sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính
phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp
chế xuất”.
KCX cũng là một dạng KCN. KCX là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực
hiện dịch vụ sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới xác định. Hàng
xuất khẩu sản xuất trong KCX có đặc điểm là đứng ngoài chế độ mậu dịch và thuế quan
của nước thành lập với những điều kiện và yếu tố thuận lợi về mặt pháp lý, quản lý và kỹ
thuật hạ tầng trên một địa bàn hạn chế để thu hút đầu tư của các nước phát triển, đặc biệt
là công ty xuyên quốc gia.
Theo Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997, “KCX là khu chuyên sản
xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất
khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ
tướng Chính phủ quyết định thành lập. Định nghĩa này được xem là giống với định nghĩa
của UNIDO.
Mô hình KCX có hạn chế là không được tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa

nên không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vì hàng hoá được sản xuất ra phải xuất
khẩu 100% ra thị trường quốc tế, nếu tiêu thụ ở thị trường nội địa thì phải nộp thuế nhập
khẩu và các loại thuế khác liên quan tương tự như các hàng hoá nhập khẩu khác và phải
tuân theo những quy định nhất định về thủ tục hải quan tuỳ theo quy định của mỗi nước.
Việc đầu tư vào các KCX còn kém hấp dẫn vì hàng hoá sản xuất ra phải chịu sự cạnh
4

Nhóm: 12


Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

tranh của các nước khác. Hàng hoá sản xuất tại các KCX có thuận lợi về chi phí nhân
công, chi phí vận chuyển nhưng lại phải trạnh canh với hàng hoá của các nước trong khu
vực được sản xuất với giá thành hạ hơn vì họ có công nghệ tiên tiến, chi phí khấu hao
thấp hơn do họ đã đi trước một thời gian dài.
Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ
thì mô hình KCX ngày càng tỏ ra kém linh hoạt vì nhà đầu tư phải xuất khẩu toàn bộ sản
phẩm, hơn nữa tác dụng lan toả vào nền kinh tế trong nước thấp. Vì vậy, mô hình KCX
dần dần bị thay thế bởi mô hình KCN.
Sau đây, KCN và KCX được gọi chung là KCN
1.1.2 Vai trò của Khu công nghiệp
Vai trò KCN được xem xét trên góc độ chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.
Đối với nhà đầu tư, khi đầu tư trong các KCN giúp giảm chi phí sản xuất vì hoạt
động trong KCN được hưởng những ưu đãi riêng của Nhà nước đối với KCN và được
hưởng lợi từ những công trình hạ tầng kỹ thuật sẵn có như hệ thống điện, nước, viễn
thông…cho hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó, các KCN thường được xây dựng ở những vị
trí thuận lợi về giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung
ứng nguyên vật liệu cũng như tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Những điều kiện đó
giúp cho việc đầu tư trong KCN đạt được lợi nhuận tối đa do chi phí đầu tư thấp, tăng sức

cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Hơn nữa, các KCN được xây dựng theo quy
hoạch tổng thể về kinh tế xã hội, tại những địa điểm thuận lợi cho việc giao lưu, vận
chuyển hàng hóa và hành khách…nên sẽ tạo địa bàn hoạt động và thực hiện chiến lược
phát triển lâu dài cho chủ đầu tư. Xét riêng đối các nhà đầu tư nước ngoài, thì đầu tư vào
KCN còn giúp nhà đầu tư tiếp cận với thị trường trong nước và thị trường khu vực.
Đối với nước thành lập, đầu tư phát triển KCN là phương pháp để:
- Thu hút vốn đầu tư để phát triển theo quy hoạch, là mục tiêu quan trọng nhất của
đầu tư phát triển KCN. Với tính chất là “vùng lãnh thổ” hoạt động theo một cơ chế chính
sách ưu đãi riêng trong môi trường đầu tư chung của cả nước, KCN là một công cụ hữu
hiệu thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là thu hút FDI vào hoạt động sản xuất
kinh doanh trong KCN, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên đầu tư phát triển KCN phải tuân
thủ theo quy hoạch được duyệt, tránh tình trạng đầu tư đầu tư phân tán, dàn trải gây lãng
phí vốn, tài nguyên đất và ảnh hưởng đến môi trường.
- Mở rộng hoạt động ngoại thương: với những ưu đãi vượt trội về cơ chế chính
sách quản lý cũng như cơ sở hạ tầng, đầu tư trong KCN giảm được chi phí, nâng cao tính

5

Nhóm: 12


Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt thu hút đầu tư nước ngoài với công nghệ cao cũng làm
tăng tính cạnh tranh của sản phẩm; vị trí địa lý thuận lợi của KCN cũng làm giảm chi phí
vận chuyển hàng hóa cho hàng hoá.
- Tạo việc làm cho người lao động: Trong khi giá nhân công ở các nước phát triển
rất cao thì ở các nước đang phát triển nguồn nhân lực vừa dồi dào lại vừa rẻ, xuất hiện
nhiều tình trạng dư thừa lao động. Điều đó khiến các nhà đầu tư lựa chọn nguồn lao động
dồi dào ở các nước đang phát triển.

- Kế thừa khoa học kỹ thuât, công nghệ tiên tiến, học tập kinh nghiệm quản lý của
các nhà đầu tư nước ngoài và thử nghiệm các chính sách mới: để tránh tụt hậu về kinh tế,
tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế thì các nước
đang phát triển bằng cách này hay cách khác phải nhanh chóng phát triển khoa học công
nghệ, nâng cao năng lực quản lý. Thu hút đầu tư nước ngoài là một biện pháp hữu hiệu để
đạt được mục tiêu trên. Theo sự phân công và hợp tác sản xuất thì các nhà sản xuất trong
nước và nước ngoài sẽ hợp tác với nhau trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
- Là cầu nối hội nhập nền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, thúc đẩy phát
triển kinh tế trong nước, phát huy tác dụng lan toả, dẫn dắt của KCN.
- Tạo động lực cho phát triển vùng, phát triển đô thị công nghiệp, phân bố lực
lượng sản xuất hợp lý, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. Đầu tư
phát triển sản xuất trong KCN tăng năng lực sản xuất công nghiệp, tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp; tạo việc làm, thu hút lao động từ ngành nông nghiệp sang…làm chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH
1.1.3. Nội dung đầu tư phát triển KCN
* Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN
Để phát triển công nghiệp thì đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để kết nối, giao lưu
giữa các địa phương, các vùng, các quốc gia nhằm vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa
là rất quan trọng.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm: đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đầu tư cơ
sở hạ tầng xã hội.
Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong hàng
rào KCN và cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN.
Kết quả của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN bao gồm: hệ thống đường sá
trong KCN, hệ thống kho bãi, điện nước, thông tin liên lạc, và các cơ sở dịch vụ tài chính,
bảo hiểm, phòng cháy chữa cháy, hải quan...
6

Nhóm: 12



Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

Đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội là hệ thống nhà ở, bệnh viện, trường học, khu vui chơi,
giải trí, trung tâm thương mại, chợ...để đảm bảo cho cuộc sống của người lao động làm
việc tại các KCN. Quá trình đầu tư phát triển các KCN sẽ có tác động lan toả đến sự phát
triển về kinh tế xã hội của vùng, tạo nên hiện tượng di dân và tập trung lao động ở những
vùng tập trung các KCN. Vì vậy, đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội là quan trọng để đảm bảo
cho cuộc sống của người lao động làm việc trong các KCN.
Đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN và đâu tư cơ sở xã hội là những nội dung
rộng, trong phạm vi luận án không nghiên cứu mà chỉ xem như những nhân tố ảnh hưởng.
* Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp
Đầu tư cơ sở hạ tầng KCN nhằm mục tiêu thu hút đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh trong KCN, đây mới là mục tiêu chính của đầut tư phát triển KCN.
Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN là việc các doanh nghiệp trong
nước và nước ngoài thuê đất trong KCN của các doanh nghiệp phát triển hạ tầng, xây
dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị để tiến hành sản xuất kinh doanh sản phẩm và
dịch vụ.
Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN gồm đầu tư trong nước và đầu tư
nước ngoài, có vai trò quan trọng trong tạo vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng
năng lực sản xuất kinh doanh xã hội, tăng năng lực sản xuất hàng hoá, tăng xuất khẩu, tạo
việc làm, tăng thu nhập người lao động, đóng góp vào ngân sách…
1.2. MỘT SỐ NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP
1.2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu công
nghiệp
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN chịu ảnh hưởng của các nhân tố: vị trí địa lý,
cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào và giá thuê đất, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng.
* Vị trí địa lý: vị trí địa lý là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng KCN. Ở những vị trí gần cầu, cảng, đường giao thông, sân bay sẽ là

điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, vận chuyển hành khách, nguyên vật liệu, hàng hóa
và do đó dễ thu hút đầu tư vào KCN, dễ cho thuê đất, nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển
hạ tầng KCN. Những vị trí nằm gần nguồn cung ứng lao động, đặc biệt nguồn lao động
chất lượng tốt, giá rẻ là một lợi thế cho đầu tư phát triển. Chất lượng lao động là yếu tố
ảnh hưởng đến tất cả các khâu, các giai đoạn của qúa trình đầu tư phát triển, do đó ảnh
hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển. Nước ta nói chung và khu
7

Nhóm: 12


Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

vực Hà Nội nói riêng, là nơi có nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động tốt vì người
lao động nước ta nói chung có đặc điểm là cần cù, chịu khó, sáng tạo, có trình độ, giá
nhân công nước ta khá thấp so với các nước trong khu vực. Điều đó làm giảm chi phí hoạt
động của doanh nghiệp mà lại đảm bảo được kết quả và hiệu quả của công cuộc đầu tư.
Đây là một lợi thế của nước ta với các nước trong khu vực trong việc thu hút đầu tư, đặc
biệt là đầu tư nước ngoài.
Những vị trí gần nguồn nguyên liệu, gần trung tâm đô thị lớn sẽ thuận lợi cho việc
cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho hoạt động của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng
đến khả năng thu hút vốn đầu tư vào KCN, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả của việc đầu tư
phát triển hạ tầng KCN. Ngoài ra ở những vị trí thuận lợi cho việc cung cấp nguyên vật
liệu xây dựng cũng là một thuận lợi cho việc đầu tư phát triển các KCN.
Bên cạnh đó, những vị trí có quy hoạch rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ổn
định lâu dài của hoạt động đầu tư và do đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng KCN.
* Cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào: Cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào ảnh hưởng rất
lớn đến việc phát triển KCN, không chỉ ảnh hưởng đến việc vận chuyển nguyên vật liệu
cho xây dựng KCN mà còn ảnh hưởng đến khả năng giao lưu của doanh nghiệp hoạt động

trong KCN nên ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư vào KCN, ảnh hưởng đến khả
năng thu hồi vốn của đầu tư phát triển KCN.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN thường đòi hỏi một lượng vốn
lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, lợi nhuận thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân
mà thông thường do nhà nước đảm nhận. Một số KCN đã xây dựng cơ sở hạ tầng và thu
hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhưng phải mất hàng năm, tốn nhiều công sức liên hệ,
kiến nghị lên các cơ quan nhà nước và thậm chí nhiều trường hợp doanh nghiệp phát triển
hạ tầng phải tự bỏ tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN, công việc đáng lẽ
là của các cơ quan nhà nước có liên quan thực hiện. Sự chậm trễ trong việc quy hoạch
hoặc đã có quy hoạch nhưng chậm thực hiện quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài
hàng rào KCN đã làm giảm tính hấp dẫn của việc đầu tư vào trong các KCN.
* Giá đất, chi phí đền bù, giải tỏa, san lấp mặt bằng
Muốn có mặt bằng để xây dựng KCN, chủ đầu tư phải đền bù cho phần đất xây
dựng KCN theo giá đất mà nhà nước quy đinh, bên cạnh đó, còn có rất nhiều khoản chi
phí khác theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người dân như chi phí hỗ trợ di dời, chi phí
hỗ trợ định cư, tìm việc làm…, chi phí thủ tục giấy tờ…., khi những chi phí này cao thì
buộc chủ đầu tư phải cho thuê lại hạ tầng KCN với giá cao, do đó sẽ ảnh hưởng đến khả
8

Nhóm: 12


Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

năng cho thuê đất. Không chỉ chi phí bằng tiền mà ở những vùng khó đền bù, giải tỏa mặt
bằng thì chủ đầu tư còn mất chi phí về thời gian , ảnh hưởng đến các cơ hội thu hút đầu tư
vào KCN, ảnh hưởng khả năng thu hồi vốn.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong khu
công nghiệp
Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN chịu ảnh hưởng bởi một số nhân

tố như: cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN, giá thuê đất trong KCN và môi
trường đầu tư trong KCN.
* Cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN: như đã phân tích ở trên, cơ sở hạ
tầng ngoài hàng rào KCN ảnh hưởng đến khả năng giao lưu, vận chuyển hành khách,
hàng hóa, nguyên vật liệu nên ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp KCN, do đó
ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trong KCN. Cơ sở hạ tầng trong hàng rào ảnh hưởng đến
chi phí đầu tư, thời gian chuẩn bị đầu tư, khả năng cung cấp dịch vụ cho sản xuất kinh
doanh của chủ đầu tư. Đối với các KCN đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư khi
làm xong thủ tục thuê đất sẽ triển khai xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị để
tiến hành sản xuất kinh doanh mà không tốn thời gian chờ đền bù, giải phóng mặt bằng,
không phải bỏ tiền để xây dựng đường trong KCN…nên tiết kiệm được chi phí.
* Giá thuê đất trong KCN: khi hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN, doanh
nghiệp phải bỏ ra không chỉ chi phí xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị…mà chi phí
thuê đất cũng là một khoảng đáng kể trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Giá thuê đất
cao sẽ làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp và do đó giảm khả năng sinh lời.
Ngược lại, giá thuê đất thấp sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư.
* Môi trường đầu tư:
Môi trường đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến thu hút đầu tư trong KCN. Các KCN với
hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư như hệ thống các chính sách thuế…sẽ là một thuận lợi
hấp dẫn các nhà đầu tư. Năng lực quản lý của chính quyền địa phương, sự giản đơn của
các thủ tục hành chính, sự trong sạch của bộ máy chính quyền ảnh hưởng đến chi phí về
thời gian và tiền bạc của nhà đầu tư nên cũng ảnh hưởng tới khả năng thu hút đầu tư.
Phong tục tập quán của địa phương nơi có các KCN cũng ảnh hưởng tới quyết định
đầu tư của các nhà đầu tư. Vì lao động địa phương chiếm một phần không nhỏ trong các
doanh nghiệp KCN vì vậy phong tục tập quán ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của
các doanh nghiệp KCN.

9

Nhóm: 12



Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

1.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
1.3.1. Chỉ tiêu thu hút vốn đầu tư
- Chỉ tiêu vốn đầu tư đăng ký: là tổng vốn đầu tư đăng ký vào một hay một số
KCN nhất định trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường là 01 năm.
- Chỉ tiêu vốn đầu tư thực hiện: là tổng số tiền đã chi để tiến hành đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng KCN như chi phí đền bù, san lấp mặt bằng, chia lô…và đầu tư sản xuất kinh
doanh trong KCN như xây dựng nhà xưởng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị...và các
chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được
duyệt.
- Tỷ lệ tư thực hiện/vốn đăng ký: phán ánh bao nhiêu đơn vị vốn thực hiện trên 100
đơn vị vốn đăng ký.
Công thức tính:
Tổng vốn đầu tư thực hiện
Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký = -------------------------------- x 100%
Tổng vốn đầu tư đăng ký
Đơn vị tính: %
1.3.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp trong KCN
- Tổng giá trị xuất khẩu: Là tổng giá trị xuất khẩu tính bằng triệu USD hoặc tỷ
đồng của các doanh nghiệp KCN trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường là
01 năm.
- Chỉ tiêu này nhìn chung càng cao càng tốt, nó phản ánh khả năng xuất khẩu hay
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, vị thế của thương hiệu cũng như đất nước trên thị
trường thế giới.
- Tổng giá trị nhập khẩu: là tổng giá tri nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN
trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường là 01 năm.

- Các doanh nghiệp KCN thường nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ từ nước
ngoài do đó chỉ tiêu này phần nào phản ánh mức độ thu hút công nghệ từ nước ngoài vào
trong nước.
- Nộp ngân sách Nhà nước: là tổng nộp Ngân sách của các doanh nghiệp KCN,
như nộp các khoản thuế, phí…
10

Nhóm: 12


Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

- Thu ngân sách là một trong những mục tiêu quan trọng của Nhà nước, đặc biệt là
các khoảng thu từ thuế, vì vậy nhìn chung chỉ số này nhìn chung càng cao càng tốt.
1.3.3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất khu công nghiệp
- Vốn đầu tư/ha: là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn đầu tư trung bình của một diện tích
đất KCN tại một thời điểm nhất định
Công thức tính:
Vốn đầu tư/ha =
Đơn vị tính: triệu USD/ha hoặc tỷ đồng/ha
Chỉ tiêu vốn đầu tư/ha càng lớn càng tốt, nó phản ánh khả năng thu hút vốn đầu tư
và khả năng sử dụng đất càng cao. Vốn đầu tư càng lớn thì càng có khả năng đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị, đặc biệt là đầu tư dây chuyền công ghệ
hiện đại. Tuy nhiên, hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư mới là yếu tố quyết định đến sự
thành công của công cuộc đầu tư. Nếu khối lượng vốn lớn, sẽ cho chỉ tiêu vốn đầu tư /ha
cao, nhưng nếu sử dụng vốn sai mục đích, lãng phí vốn thì chỉ tiêu này dù cao cũng
không có ý nghĩa.
- Lao động/ha: phản ánh số lao động bình quân trên một đơn vị diện tích đất KCN.
Công thức tính:
Lao động/ha =


Đơn vị tính: người/ha
Chỉ tiêu này cao hay thấp còn tùy thuộc vào tính chất của mỗi ngành nghê. Những
ngành công nghiệp nhẹ như dầy da, dệt may…sử dụng nhiều lao động thì chỉ số này cao,
còn những ngành có công nghệ hiện đại, sử dụng ít lao động thì chỉ số này thấp. Với xu
thế thu hút những ngành công nghệ cao thì chỉ số này sẽ thấp dần. Vì vậy, cần quan tâm
đến chỉ số lao động có trình độ cao, lao động đã đào tạo, có tay nghề tốt trên 1 ha đất
11

Nhóm: 12


Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

KCN, chỉ tiêu này sẽ phản ánh chính xác hơn mức độ sử dụng lao động trí thức và lao
động tay nghề. Tuy nhiên, với một nước có lực lượng lao động dồi dào như nước ta, trình
độ lao động ở mức phổ thông chiếm đa số thì cũng thu hút nhiều dự án sử dụng nhiều lao
động nên chỉ số này nhìn chung cao là hợp lý,
- Doanh thu, lợi nhuận/ha: là chỉ tiêu phản ánh doanh thu hoặc lợi nhuận bình quân
mà các doanh nghiệp KCN tạo ra trong 1 thời gian nhất định, thường là một năm, trên
một đơn vị diện tích đất KCN.
Công thức tính:
Doanh thu, lợi nhuận/ha =

Đơn vị tính: tỷ đồng/ha hoặc triệu USD/ha
Doanh thu, lợi nhuân/ha càng cao càng phản ánh hiệu quả sử dụng đất trong KCN.
Lợi nhuân cao là mục tiêu mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng mong muốn, muốn vậy, họ phải
tiết kiệm chi phí đầu vào, trong đó có tiết kiệm chi phí sử dụng đất, do đó nâng cao hiệu
quả sử dụng đất. Đây là chỉ số đang quan tâm vì nó phản ánh hiệu quả hoạt động cuối
cùng của doanh nghiệp.

1.4. KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KCN Ở MALAYSIA
1.4.1. Kinh nghiệm đầu tư phát triển KCN của Malaysia
Ma-lai-xi-a bắt đầu thực hiện công nghiệp hoá từ năm 1986, bằng cách phát triển
các KCN, Ma-lai-xi-a hi vọng ngăn chặn sự tự phát phát triển các cơ sở công nghiệp,
giảm chi phí về cơ sở hạ tầng đối với các KCN mới. Ma-lai-xi-a được đánh giá là tương
đối thành công trong việc chuyển các cơ sở công nghiệp từ trong các đô thị ra các vùng
bán đô thị và nông thôn. Thứ nhất Ma-lai-xi-a thành lập KCN ở gần các thành phố chính
12

Nhóm: 12


Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

để khuyến khích việc di chuyển các ngành sản xuất ở vùng thung lũng Klang và các trung
tâm đô thị có mật độ công nghiệp cao vào các vùng kém phát triển, đặc biệt là các bang
ven biển phía tây. Ma-lai-xi-a thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế như miễn, giảm
thuế và xây dựng các KCN, khu thương mại tự do đã được sử trở thành công cụ thực hiện
chính sách này. Thứ hai, Ma-lai-xi-a xúc tiến phát triển các đô thị hoặc trung tâm công
nghiệp. Tập trung công nghiệp trở thành công cụ thúc đẩy các bang nghèo nhờ việc toàn
dụng các nguồn lực của địa phương, sử dụng lớn lao động thất nghiệp, thúc đẩy việc phát
triển cơ sở hạ tầng, cộng đồng và tăng cường sự liên kết vật chất giữa các vùng. Về lâu
dài các trung tâm phát triển này sẽ hình thành các đô thị và thúc đẩy đô thị hoá.
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và phát triển KCN nói riêng, Ma-laixi-a đầu tư mạnh vào xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm (i) hệ thống giao thông đường bộ,
đường sắt, đường biển và đường hàng không được xây dựng theo quy hoạch thuận tiện
cho việc lưu thông và phát triển kinh tế hiện tại cũng như lâu dài.
Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng chung, Ma-lai-xi-a còn xây dựng các KCN với
hạ tầng sẵn có. Ban đầu, các KCN chủ yếu tập trung ở khu vực gần các thành phố và do
Nhà nước thực hiện, sau đó, số lượng các KCN tăng nhanh chóng kể cả những bang kém
phát triển lân cận và Nhà nước khuyến khích tư nhân cùng tham gia xây dựng, phát triển

các KCN. Đến cuối năm 2002, Ma-lai-xi-a đã thành lập được 222 KCN với tổng diện tích
quy hoạch hơn 32.500 ha, nổi trội có các KCN với diện tích lớn như: KCN Tạnung
Lángat với hơn 1800 ha ở bang Johor, KCN Kuala Baram – 1564 ha ở bang Sarawak,
KCN Telok Kalong -1429 ha ở bang Terengganu...
Ma-lai-xi-a chủ trương phát triển KCN ở 15 bang:
Bang Johor là bang có vị trí thuận lợi cho phát triển công nghiệp do gần cảng, gần
Xinh-ga-po, In-đô-nê-xi-a với 34 KCN được thành lập và co diện tích hơn 5500 ha và 4
KCN thành lập mới với diện tích gần 700 ha. Các KCN phần lớn tập trung gần đường cao
tốc, đường sắt, sân bay, hải cảng và thành phố, tập trung nhiều ở khu vực đối diện với
Sing-ga-po. Với những thuân lợi trên, các KCN Johor đều đã được phát triển hạ tầng hết
diện tích và đã cho thuê được gần 60% diện tích đất.
Bang Pahang thành lập được 15 KCN với tổng diện tích gần 6250 ha, là bang có
tổng diện tích KCN lớn nhất nước. Tuy nhiên tỷ lệ diện tích đất đã phát triển hạ tầng mới
đạt khoảng 40% và diện tích đất có thể cho thuê mới đạt khoảng gần 2300 ha trong đó tỷ
lệ diện tích đất đã cho thuê đạt khá cao khoảng 81% (1.870ha)
Bang Selangor gần Kualalumpur, có số KCN chỉ đứng sau bang Johor với 28 KCN
chiếm tổng diện tích hơn 3850 ha trong đó diện tích đất đã cho thuê là 2657ha, chiếm
13

Nhóm: 12


Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

89% diện tích đất có thể cho thuê. Trong khi đó, ở Kualalumpur chỉ có 8 KCN nhở chiếm
diện tích 133 ha, qua đó cho thấy Ma-lai-xi-a không chủ trương phát triển nhiều KCN và
KCN với quy mô lớn tại thủ đô.
Tiếp đến là bang Terengganu, khá phát triển với 21 KCN có tổng diện tích là 3800
ha, trong đó diện tích đã phát triển hạ tầng là 3550 ha và diện tích đất có thể cho thuê là
3000 ha. Chỉ tính đến năm 2002 thì diện tích đất có thể cho thuê đã đạt 2657 ha, chiếm

gần 89% diện tích đất có thể cho thuê
Ở các bang khác, các KCN được thành lập nhưng với quy mô không lớn.

Bảng 1.2 : Số lượng và diện tích KCN đã thành lập ở Ma-lai-xi-a đến hết năm 2002
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Cộng

Bang
Johor
Kedah
Kelan tan
Melaka
Negeri sembilan
Pahang
Penang

Perak
Perils
Sabaht
Sarawak
Selangor
Terenggaru
Kuala Lumpur
Labuan

Số KCN
34
19
7
9
8
15
14
30
5
10
12
28
21
8
2
222

Diện tích (ha)
5523
1280

602
785
477
6247
2472
1924
201
222
4129
3851
3776
133
905
32527

Diện tích đã cho thuê (ha)
2300
722
475
526
335
1867
1574
1008
68
0
2052
2657
2414
455

16453

Nguồn: trang Web của cơ quan đầu tư Malaysia
Bên cạnh phát triển KCN theo các bang, thì các KCN ở Ma-lai-xi-a được bố trí tập
trung phát triển dọc theo các trục đường cao tốc xuyên quốc gia hoặc các đường giao
thông chính. Các KCN được xây dựng ở các khu vực ven biển, nơi có điều kiện thuận lợi
về giao thông như gần hải cảng, sân bay, đường cao tốc xuyên quốc gia và các khu vực có
14

Nhóm: 12


Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

vị trí thuận lợi cho tiếp cận thị trường trong nước và nước ngoài như khu vực biên giới
với Thái Lan, Singapore.
Ma-lai-xi-a đã đầu tư các công trình hạ tầng như điện, năng lượng, cấp thoát nước,
viễn thông, đường giao thông, sân bay, cảng...điều này đòi hỏi một lượng vốn lớn mà tư
nhân khó có thể đảm đương nổi nên Nhà nước đã phải bỏ ra một lượng vốn lớn để đầu tư.
Sau khi các công trình phát huy tác dụng tốt, có khả năng thu hồi vốn và có lợi nhuận thì
huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân tham gia.
Bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng thì Ma-lai-xi-a cùng ban hành các chính
sách ưu đãi đầu tư trong KCN.
Trong giai đoạn 1999-2003, đầu tư nước ngoài vào các KCN đạt được là 78,2 tỷ
RM (tương đương 20,6 tỷ USD), chiếm 63% tổng vốn đầu tư vào các ngành sản xuất của
Ma-lai-xi-a; đầu tư trong nước khoảng 45,1 tỷ RM (tương đương khoảng 11,9 tỷ USD)
chiếm 37% tổng vốn đầu tư vào khu vực sản xuất trong KCN đã đóng góp tương ứng là
30% và 80% vào GDP và xuất khẩu của Ma-lai-xi-a. Các KCN đã có ảnh hưởng tích cực
đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, tạo ra một lượng hàng hoá lớn,
tăng chất lượng sản phẩm, đến phát triển kinh tế vùng nhưng chưa có sự liên kết với công

nghiệp địa phương do có sự khác nhau về trình độ phát triển trong và ngoài KCN. Sự phát
triển của KCN cũng dẫn tới hiện tượng di cư lao động từ khu vực nông thôn có thu nhập
thấp đến vùng tập trung KCN và tái định cư tại vùng này, kéo theo sự gia tăng về nhu cầu
nhà ở nên đã hình thành các khu nhà ở và khu dân cư.
Bên cạnh đó, sự phát triển các ngành công nghiệp cũng gây ô nhiễm môi trường
như không khí, nguồn nước, cây cối, rừng... Vì vậy, Ma-lai-xi-a gần đây đã rất quan tâm
đến vần đề này như tạo lập môi trường công nghiệp, môi trường sống cho cộng đồng đáp
ứng được yêu cầu về môi trường sinh thái bằng cách trồng các vùng cây xanh, ban hành
các tiêu chuẩn môi trường để khống chế ô nhiễm môi trường từ các cơ sở công nghiệp.
1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm cho đầu tư phát triển các khu công nghiệp ở khu
vực Hà Nội
Qua phân tích trên ta rút ra được một số bài học kinh nghiệm từ việc đầu tư phát
triển các KCN ở Ma-lai-xi-a
- Chia thành các vùng kinh tế để chủ trương đầu tư phát triển KCN. Tạo hành lang
phát triển trong chiến lược đầu tư phát triển KCN của mình và hợp tác với các nước trong
khu vực để phát triển, phát triển các KCN theo các bang có điều kiện thuận lợi và phù
hợp.

15

Nhóm: 12


Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

- Nhà nước tập trung vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản để tạo hấp dẫn cho
các KCN, đồng thời khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển hạ tầng KCN nhằm
tạo cực phát triển.
- Bên cạnh xây dưng các KCN lớn, xây dựng cùng các cơ sở hạ tầng xã hội để đáp
ứng nhu cầu người lao động.

- Xây dựng chính sách ưu đãi cho đầu tư phát triển trong các KCN như các chính
sách thuế…và cơ chế quản lý thông thoáng. Xây dựng chế độ ưu đãi đầu tư vào các KCN
theo từng vùng, đặc biệt ưu đãi ở những khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
- KCN được xây dựng ở những vị trí thuận lợi về giao thông vận tải, cung cấp lao
động, tiêu thụ sản phẩm và có khả năng tạo trọng tâm cho phát triển kinh tế của vùng.
- Việc xây dựng KCN gắn với việc kiểm soát chặt chẽ với xây dựng và bảo vệ môi
trường. Hạn chế đầu tư phát triển trong các KCN ở các thành phố lớn để tránh ô nhiễm
môi trường cũng như sự phát triển quá tải ở các khu vực này.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở HÀ NỘI
2.1 Khái quát về vị trí địa lý và tình hình phát triển kinh tế của Hà Nội
Hà Nội nằm ở Trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng với diện tích 3.324,92 km2
gồm 1 thị xã, 10 quận và 18 huyện với số dân năm 2009 là 6.448.837 người. Hà Nội có vị
trí chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với cả nước. Hệ thống giao thông thuận lợi
để Hà Nội tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới, tham
gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực và cùng hội nhập vào quá trình
phát triển của khu vực.
Thời gian, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tự quan trọng trong các lĩnh vữ như
kinh tế, văn hóa, hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện một cách đáng kể, đặc biệt là các
KCN đóng góp vào sự tăng trưởng của thủ đô. Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp đã
phát huy và khai thác tốt những lợi thế sẵn có về năng lực, nguồn nhiên liệu trong nước.
Nhiều cơ sở sản xuất được đổi mới công nghệ, nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao và
xuất khẩu tương đối lớn. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt mức 25-26%,đây là mức
vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của Hà Nội. Trước tình hình như vậy, để
đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp là
yêu cầu cấp thiết đối với thành phố trong những năm tới.
Các mục tiêu cần đạt:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đảm bảo tăng trưởng GDP là 10 – 11%
16


Nhóm: 12


Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

- Tăng tỷ lệ GDP công nghiệp mở rộng trong GDP lên 41 – 42% năm 2010, giữ
vững ổng định cơ cấu của ngành công nghiệp trong GDP của thành phố trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm ( 2006
-2010) là 9,5 – 10%
- Nâng cao tỷ trọng các ngành công nghiệp chủ lực lên 83% năm 2010 trong tổng
GDP công nghiệp.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng 16 – 18% đóng góp 80 – 83% tổng kim ngạch xuất
khẩu của thành phố
- Thu hút 30 – 40% lao động xã hội, năng suất lao động tăng khoảng 2,4 lần so với
hiện nay
- Đóng góp vào tổng thu ngân sách Nhà nước 27 – 30%
2.2. Tình hình đầu tư phát triển vào các khu công nghiệp của Việt Nam
2.2.1. Tình hình phát triển
Từ ngày 24/09/1991 ủy ban hợp tác và đầu tư (nay là bộ Kế hoạch và đầu tư) được
Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm cấp giấy phép số 245 thành lập khu chế xuất đầu tiên với
quy mô 300ha đất tại Tân Thuận Đông, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh, đến hết 12/2001
trên địa bàn cả nước đã có 69 dự án KCN, KCX được hình thành phát triển hoặc được
Chính phủ cấp phép thành lập đang trong quá trình triển khai, giải phóng mặt bằng, xây
dựng hạ tầng. Trong số đó có 65 KCN tập trung, 3 KCX,1 khu công nghệ cao với tổng
diện tích lên tới 10.500 ha bình quân KCN có diện tích 160 ha. Các khu công nghiệp được
hình thành tại 27 tỉnh thành trong đó các tỉnh miền Bắc là 15 KCN, miền Trung có 13
KCN.
Về loại hình, có 16 KCN hình thành trên cơ sở đã có một số doanh nghiệp công
nghiệp đang hoạt động, 10 KCN phục vụ di dời, 22 KCN có quy mô nhỏ ở các tỉnh đồng

bằng Bắc Bộ, duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, 21 KCN mới được
xây dựng quy mô khá lớn, trong đó có 13 KCN có hợp tác với nước ngoài để thu hút vốn
vào phát triển cơ sở hạ tầng.
2.2.2. Những đóng góp của mô hình khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam
Tính đến thời điểm năm 2000 đã có 914 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt
động trong các khu công nghiệp với tổng vốn kinh doanh đăng ký là 7,8 tỷ USD, Trong
đó cs 596 doanh nghiệp nước ngoài thuộc 24 quốc gia và vùng lãnh thể trên thế giới, có

17

Nhóm: 12


Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

tổng vốn đầu tư đăng ký là 6,4 tỷ USD chiếm 82% tổng vốn đăng ký trong các khu công
nghiệp 345 doanh nghiệp trong nước được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký 18.000 tỷ,
chiếm 36% số dự án. Số voond thu hút hiện tại khoảng 40% số vốn đăng ký. Ngành nghề
phát triển kinh doanh trong các KCN gồm có các doanh nghiệp thuộc các ngành CN nhẹ,
điện tử, hóa chất, cơ khí chế tạo, luyện thép, dầu khí, chế biến thức ăn gia súc, phân bón,
dịch vụ thương mại xuất khẩu,…
Tính đến năm 2009, các KCN đóng góp 27% giá trị sản lượng công nghiệp và 17%
giá trị của cả nước, thu hút gần triệu lao động, tạo thêm sức mua thị trường các nước
khoảng 2.000 tỷ đồng/năm. Ngay trong các KCN phần lớn các nhà máy có công nghệ tiên
tiến, chất lượng sản phẩm cao đã trực tiếp đưa tỷ lệ xuất khẩu của KCN đạt hơn 70%, các
KCN đã thực sự tiếp nhận được một số phương pháp quản lý tiến bộ, kinh nghiệm tổ chức
kinh doanh của nhiều nước công nghiệp hàng đầu thế giới
2.3. Khái quát quá trình hình thành và phát triển các KCN tại Hà Nội
2.3.1. Các KCN hình thành trước thời kỳ đổi mới
Trong thời kỳ này, việc hình thành các KCN hay nói đúng hơn là các cụm CN tập

trung bao gồm một số nhà máy và doanh nghiệp quốc doanh trên một số khu vực nhất
định như KCN Thượng Đình (76ha), KCN Cầu Bươi (14ha), Vĩnh Tuy – Minh Khai
(81ha)… tạo lên 70% giá trị sản lượng công nghiệp quốc doanh của Thành phố. Tuy
nhiên, việc hình thành các KCN này đã bộc lộ nhiều hạn chế: Đó là tình trạng thiếu quy
hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng không đồng bộ cả trong và ngoài KCN. Các KCN chung
sống với các khu dân cư đã ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày và đặc biệt là vấn đề
giao thông đô thị.
Nguyên nhân là do việc hình thành và phát triển KCN là một vấn đề khá mới mẻ
lúc đó, do trình độ phát triển kinh tế khoa học kỹ thuật còn thấp cơ chết tập trung quan
liêu bao cấp vẫn còn đè nặng lên tư tưởng hoạt động và phát triển kinh tế lúc bấy giờ.
2.3.2. Các KCN hình thành sau thời kỳ đổi mới
Sau khi đất nước tiến hành đổi mới năm 1986, Hà Nội bắt đầu cho chiến lược phát
triển công nghiệp của mình. Kể từ khi quy chế KCN, KCX được chính phủ ban hành kèm
theo nghị định số 36/CP ngày 2404/1997 đến năm 2000 thì Hà Nội có 05 KCN được cấp
giấy phép hoạt động, đó là các KCN: KCN Sài Đồng B, KCN Nội Bài, KCN Hà Nội –
Đài Tư, KCN Daewoo – Halen, KCN Thăng Long với tổng diện tích là 632 ha. Hiện nay
đã có gần 20 KCN cơ bản được hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thu hút được nhiều
nhà đầu tư nước ngoài. KCN Thăng Long và Sài Đồng đã được phê duyệt mở rộng vào
giai đoạn 2.
18

Nhóm: 12


Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

Bên cạnh các KCN do chính phủ thành lập nhằm giải quyết bức xức của doanh
nghiệp trong nước trong về mặt bằng sản xuất. Thành phố cũng đã quy hoạch và đầu tư
xây dựng các KCN vừa và nhỏ. Hiện nay HN đã phát triển gần 10 cụm CN nhỏ như: Cụm
công nghiệp Từ Liêm, Toàn Thắng, Phú Minh –Từ Liêm,…

Tuy mới được hình thành nhưng các KCN của Hà Nội đã thể hiện được vai trò của
mình trong việc phát triển công nghiệp của Thành phố. Riêng năm 2002 có 50 doanh
nghiệp đi vào hoạt động, các doanh nghiệp đã tạo ra giá trị sản lượng bằng 11% tổng giá
trị sản lượng công nghiệp trên địa bàn, giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD
2.4. Tình hình hoạt động và phát triển các khu công nghiệp ở Hà Nội
Với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng thuận lợi,
tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhất là khi Hà Nội lại được mở rộng vào năm 2008
thì Hà Nội đã hình thành và phát triển hệ thống các KCN với số lượng và diện tích, cơ sở
hạ tầng KCN có nhiều bước phát triển so với các vùng khác trong cả nước.
a) Giá trị sản lượng và xuất khẩu của các khu công nghiệp
Thành phố Hà Nội hiện có khoảng gần 20 KCN-CX và khu công nghệ cao được
Thủ tướng chính phủ cho chủ trương thành lập với tổng diện tích gần 3.500ha. Trong đó
đã có 8 KCN với tổng diện tích gần 1.200 ha đã đi vào hoạt động với trên 400 dự án,
trong đó có 232 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là các doanh nghiệp có quy
mô sản xuất lớn, công nghệ hiện đại. Vì vậy, mặc dù phải chịu tác động của khủng hoảng
tài chính và suy thoái kinh tế quốc tế nhưng trong năm 2009 doanh thu từ sản xuất công
nghiệp của các KCN thành phố vẫn đạt hơn 3,1 tỷ USD, tăng 7,2%, chiếm gần 50% giá trị
sản xuất công nghiệp và gần 20% GDP của Thành phố; giá trị xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD,
tăng 11%, chiếm 55% kim ngạch xuất khẩu của địa phương; giải quyết việc làm cho gần
10 vạn lao động (tăng 1,2 vạn người) với mức thu nhập bình quân hơn 1,5 triệu
đồng/tháng, nộp ngân sách tăng trên 10%. Nhiều doanh nghiệp đã tích cực đổi mới công
nghệ, nâng cao năng suất lao động, mở rộng đầu tư nên vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng
khá, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và đóng góp nguồn thu cho ngân sách
lớn. Điển hình là các doanh nghiệp: Marumitsu (KCN Quang Minh I) đầu tư thêm 12
triệu USD, tăng thêm 800 công nhân; Công ty MHI Acrospale Việt Nam (KCN Thăng
Long) khánh thành dây chuyền sản xuất linh kiện máy bay Boeing; Công ty Cheewah
(KCN Phú Nghĩa) đầu tư thêm 3 triệu USD tăng thêm 600 công nhân; Công ty Yamaha
(KCN Nội Bài) đầu tư thêm 32 triệu USD; Công ty điện tử Hanel (KCN Sài Đồng B) đầu
tư tăng 105 tỷ đồng; Công ty điện tử Meiko (KCN Thạch Thất - Quốc Oai) đưa dây
chuyền 1 vào hoạt động. Các doanh nghiệp đầu tư mới và mở rộng sản xuất đã tạo thêm


19

Nhóm: 12


Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

hàng vạn việc làm cho người lao động trong và ngoài Thành phố; cung cấp một số lượng
hàng hóa công nghiệp, nhu cầu thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân, cho xuất
khẩu.

20

Nhóm: 12


Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

Bảng 1. Giá trị sản lượng và xuất khẩu các KCN tại Hà Nội giai đoạn 2007 2009
Giá trị sản
lượng

Giá trị xuất
khẩu

Tốc độ tăng trưởng hàng năm
Giá trị
sản lượng


Giá trị xuất
khẩu

2007

2,45

1,42

2008

2,8

1,62

10%

14%

2009

3,1

1,8

7,1%

11%

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

b) Diện tích đất và số lượng các KCN đi vào hoạt động
Sau gần 10 năm phát triển, đến cuối năm 2007 trên địa bàn Hà Nội có 01 Khu công
nghệ cao, 18 KCN tập trung và 45 (khu), cụm CN vừa và nhỏ, trên 171 điểm CN, tiểu thủ
công nghiệp và làng nghề. Cuối năm 2008, tổng diện tích đất tự nhiên KCN là 11.1 ha
trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 16.281 ha trong đó diện tích KCN đã
xây dựng xong cơ sở hạ tầng là 10.454 ha và đã cho thuê được 7.875 ha, đạt tỷ lệ cho thuê
hơn 75% đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN đang hoạt động.
Cùng với tình hình phát triển như hiện nay của Thủ đô, việc thu hút vốn đầu tư
nước ngoài tương đối lớn, thì việc mở rộng và phát triển của các KCN luôn được qua tâm.
Hàng năm, diện tích đất cho các KCN luôn mở rộng và sử dụng triệt để. Vấn đề hiện nay
tình hình

21

Nhóm: 12


Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

Bảng 2: DIỆN TÍCH VÀ SỐ LƯỢNG KCN ĐÃ ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG VÀ
ĐANG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2009
(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)

NĂM

SỐ
KCN

DIỆN TÍCH CÓ
THỂ CHO THUÊ (ha)

KCN ĐÃ ĐI
VÀO
HOẠT ĐỘNG

KCN ĐANG
XÂY DỰNG
CSHT

TỔNG DIỆN TÍCH

2005

7

865

185

1.050

2006

8

960

240

1.200


2007

8

960

240

1.200

2008

17

1.010

2.110

3.120

2009

18

1.200

2.300

3.500


Bên cạnh việc thành lập mới các KCN thì tuỳ theo khả năng thu hút đầu tư cũng
như khả năng giải phóng mặt bằng của từng KCN mà có một số KCN được mở rộng diện
tích. Đến năm 2015 dự kiến sẽ có khoảng 23 KCN đi vào hoạt động và 5 KCN được mở
rộng với tổng diện tích KCN dự kiến đi vào hoạt động là 6.000 ha. Số lượng cũng như
diện tích các KCN có thể được điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển trong từng giai
đoạn của Hà Nội.
Theo ước tính sơ bộ, để lấp đầy các KCN đã thành lập và đi vào hoạt động và các
KCN đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở Hà Nội thì phải cần đến gần 1.000 doanh nghiệp với
tổng vốn đầu tư vào khoảng 10 tỷ đô. Vì vậy, vấn đề cấp bách trong thời gian tới là phải
thu hút được nhiều doanh nghiệp một khối lượng lớn trong đó nguồn vốn đầu tư nước
ngoài là chủ yếu. Với tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội như năm 2007 thì
chúng ta cũng phải mất đến gần 10 năm nữa mới có thể lấp đầy các KCN đã thành lập. Đó
là chưa kể đến trong thời gian đầu năm 2008, tình hình tài chính tiền tệ ở nước ta biến
động rất phức tạp, tỷ giá hối đoái biến động thất thường ảnh hưởng đến môi trường kinh
tế, giảm sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, trong quy hoạch phát triển
KCN cần tính toán kỹ các ảnh hưởng để có chiến lược phát triển phù hợp.
c) Vốn đầu tư tại các KCN

22

Nhóm: 12


Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

Vốn đầu tư phát triển KCN gồm vốn đầu tư cơ sở hạ tầng KCN và vốn đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh trong KCN. Trong đó, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng mang tính chất
là vốn “mồi”, không phải là mục tiêu cuối cùng, mà nó chỉ là mục tiêu gián tiếp, tạo môi
trường đầu tư hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư sản xuất kinh doanh nhằm tạo năng lực sản
xuất mới, nguồn thu từ các doanh nghiệp KCN, công ăn việc làm cho người lao động,

hiệu quả kinh tế-xã hội to lớn mà những doanh nghiệp này mang lại mới là mục tiêu chính
của đầu tư phát triển KCN.
Xét về vốn đầu tư, thì vốn đầu tư cơ sở hạ tầng mới chỉ chiếm hơn 8% trong tổng
vốn đầu tư vào KCN, nhưng nhờ có số vốn “mồi” này mà đã thu hút được khối lượng lớn
vốn đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN, chiếm đến gần 92% tổng vốn đầu tư. Điều
này cũng chứng tỏ được hiệu quả của việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN.
Bảng 3 : VỐN ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH
VÀO KCN NĂM 2007
Đơn vị tính: triệu USD
Vốn đầu tư
cơ sở hạ tầng

Vốn đầu tư
sản xuất kinh doanh

Tổng

Khối lượng

125

134

259

Tỷ trọng

18,8%

51,2%


100.0%

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu )
d) Đối tác của các dự án đầu tư vào KCN
Một đặc điểm là trong tổng số 33 dự án được cấp giấy phép năm 2003 đầu tư vào
KCN ở Hà Nội lại không có một dự án nào 100% vốn trong nước. Toàn bọ các dự án
được cấp giấy phép hiện nay chỉ là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà
đầu tư này chủ yếu đến từ các quốc gia châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Malaisia,..Trong khi các nhà đầu tư ở các nước phát triển có nền công nghiệp hiện đại vẫn
chưa có mặt tại các KCN này. Vì vậy, chúng ta cần có biện pháp hỗ trợ ưu đãi đối với các
doanh nghiệp trong nước tăng cường thu hút đầu tư tại các nước phát triển.

2.5.Những vấn đề tồn tại trong quá trình phát triển các KCN

23

Nhóm: 12


Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

KCN là đầu mối quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong nước và FDI, nếu
như vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong giai đoạn 1994-1997 thì vài năm gần đây
việc thu hút đầu tư vào các KCN có chiều hướng giảm dần.
Tình hình thu hút đầu tư, đặc biệt đầu tư nước ngoài vào các KCN, KCX năm 2003
giảm hơn cùng kỳ năm trước xuất phát từ các nguyên nhân và một số tồn tại:
- Việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp không theo một quy hoạch thống
nhất, hầu như địa phương nào cũng có các khu công nghiệp với chức năng tương tự nhau
nên không tận dụng được những lợi thế so sánh, dẫn tới tình trạng cạnh tranh nhau gay

gắt, thậm chí có tình trạng chèn lấn để thu hút đầu tư.
- Thiếu sự phối hợp giữa các KCN, giữa các địa phương trong các vùng. Các KCN
thường phát triển riêng rẽ, đầu tư tất cả các hạng mục công trình, kể cả xây dựng các cụm
dân cư, đầu tư tốn kém, giảm hiệu quả hoạt động của các KCN.
- Việc chọn địa điểm xây dựng các khu công nghiệp là việc làm nghiêm túc song
chưa tuân theo các nguyên tắc. Ở nhiều nơi có quá nhiều khu công nghiệp dẫn tới sự cạnh
tranh khốc liệt của những nhà đầu tư về lựa chọn địa điểm, dẫn tới tốn kém xây dựng kết
cấu hạ tầng và chôn vốn vào kết cấu hạ tầng lâu và lớn, hiệu quả khu công nghiệp bị giảm
sút.
- Các khu công nghiệp còn bất cập về cơ cấu ngành nghề, về đầu tư chiều sâu. Chất
lượng các dự án đầu tư thu hút chưa cao, chất lượng KCN không ngang tầm khu vực.
- Sự phát triển các KCX, KCN đang là cấp thiết, bức xúc, song sự phát triển đang
gặp nhiều khó khăn trở ngại, khó khăn chủ yếu vẫn nằm trong khâu đất đai, đền bù. Theo
ban quản lý các KCN, KCX, đầu tư vào các KCN giảm nguyên nhân chính là do các KCN
không có sẵn đất để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư do thiếu quỹ đất, mặc dù khách hàng
không nhiều, trong khi quỹ đất còn nhiều nhưng lại không khai thác được do giá đền bù
giải tỏa tăng mạnh, giá san lấp mặt bằng lớn. Mặt khác giá thuê đất lrong KCN, KCX khá
cao, giá cả đất đai của các thành phố ở Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực,
giá thuê đất ở TP. HCM cao gấp 4-6 lần ở Trung Quốc, gấp 6 lần Thái Lan.
- Ở Việt Nam nguyên nhân chính sụt giảm nguồn vốn đầu tư, kể cả FDI vào các
KCN còn là do chưa đáp ứng tốt các nhu cầu về dịch vụ cơ sở hạ tầng. Tiến độ thi công
cơ sở hạ tầng chưa bảo đảm, dịch vụ cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được, điện, nước, điện
thoại không ổn định ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trong các KCN.
- Các KCN được lập quá nhiều, chiếm diện tích đất khá lớn trong quỹ đất hạn hẹp
của nước ta, tổng 1 số đất cho thuê chỉ bằng 45% diện tích có thể sử dụng. Nhiều KCN

24

Nhóm: 12



Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển các KCN và KCX – Hà Nội

thành lập cách nay 2-3 năm, thậm chí 4-5 năm mà chưa có khách đến thuê: KCX Hải
Phòng, KCN Sài Đồng A Hà Nội, KCN Kim Hoa Vĩnh Phúc là những thí dụ. Diện tích
đất nông nghiệp bị giảm khá nhiều như ở Bình Dương trong 2 năm (2000-2002) giảm mất
3.642 ha.
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển các KCN, KCX. Các
dự án đầu tư thu hút vào các KCN ở các địa phương có nhu cầu lớn về cán bộ quản lý
người Việt Nam giỏi, công nhân tay nghề cao, kỷ luật lao động tết, song đa số các nơi
không đáp ứng được.
- Cơ chế quản lý các KCN còn nhiều bất cập, chưa làm rõ cơ chế quản lý, mối
quan hệ giữa các cơ quan liên quan vẫn chưa có sự phối hợp đồng bộ, chậm ban hành sửa
đổi bổ sung quy chế KCN, KCX.
- Chính sách thuế tài chính còn nhiều tồn tại, chẳng hạn chính sách KCX của Việt
Nam ra đời cách đây 10 năm ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư. ở các nước
doanh nghiệp đầu tư vào KCX được bán hàng sản xuất vào nội địa thì Việt Nam lại buộc
doanh nghiệp trong KCX phải xuất khẩu 100%. Doanh nghiệp nội địa đưa hàng vào KCX
gia công khi nhận hàng ra phải đóng thuế như hàng nhập khẩu, kết quả là doanh nghiệp
trong KCX ít nhận được hàng gia công từ nội địa, còn doanh nghiệp nội địa thích nhập
khẩu.

25

Nhóm: 12


×