Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BÁO CÁO HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC MẶT TẠI KHU VỰC RẠCH SANG TRẮNG PHƯỜNG TRÀ NÓC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.17 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO HỌC PHẦN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

Đề cương nghiên cứu:

TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC MẶT
TẠI KHU VỰC RẠCH SANG TRẮNG
PHƯỜNG TRÀ NÓC

Giáo viên hướng dẫn
GV.VŨ THUỲ DƯƠNG

Nhóm sinh viên thực hiện: nhóm 12
Nguyễn Minh Kha
Trương Thị Ngọc Yến
Phạm Thị Ngọc Ngỡ
Lê Thị Khánh Hòa
Dương Thị Nuôi
Lê Thị Thanh Thảo
Nguyễn Phạm Anh Duy
Cần Thơ - 2012

LT11309
LT11380
LT11329
LT11037
LT11142


LT11155
B110307


TÓM LƯỢC
Việc xử lý các chất còn lại sau quá trình sản xuất của khu công nghiệp và
nước thải sinh hoạt có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ môi trường nước ở Việt
Nam nói chung và ở Cần Thơ nói riêng. Đặc biệt là nguồn nước mặt ở Rạch Sang
Trắng đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng nhưng chưa được quan tâm và xử lý
đúng mức. Đề tài “ Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại Rạch Sang Trắng
phường Trà Nóc” dự kiến sẽ thực hiện bằng phương pháp điều tra 2320 hộ dân
sống tại Rạch Sang Trắng phường Trà Nóc theo phương pháp chọn mẫu có hệ
thống (mẫu được chọn ngẫu nhiên là 2 tiếp theo là 26, 50, 74,… cho đến khi
được 96 hộ dân). Bên cạnh đó, cũng cần tiến hành nghiên cứu thực nghiệm các
mẫu nước được lấy trên Rạch Sang Trắng để phân tích các chất có trong nước.
Sau đó tổng hợp lại để so sánh với bảng đánh giá về tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch
của Bộ y tế. Từ đó đánh giá được chất lượng nguồn nước trên con Rạch này. Đề
tài dự kiến được thực hiện trong 3 tháng với kinh phí thực hiện 9.437.500 đồng.

MỤC LỤC
Mục lục

Trang

i


DANH SÁCH BẢNG
Bảng


Trang

Bảng 1: Nồng độ tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong các loại nước
theo tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.........Error: Reference source not found
Bảng 2: Kế hoạch thời gian thực hiện đề tài...Error: Reference source not found
Bảng 3. Kế hoạch tài chính của đề tài.............Error: Reference source not found

ii


iii


ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ
I GIỚI THIỆU
Nước là nguồn tài nguyên quan trọng được sử dụng trong hầu hết các hoạt
động công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ... Hiện nay, với
tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số đã gây áp lực
ngày càng lớn đối với tài nguyên nước.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt xung quanh khu công nghiệp Trà Nóc
ngày càng trở nên trầm trọng đặc biệt là rạch Sang Trắng. Sang Trắng là con rạch
nằm giữa hai khu công nghiệp Trà Nóc 1 và Trà Nóc 2 và là nơi chịu ảnh hưởng
nhiều nhất từ lượng nước thải chứa những chất cặn bã, phụ phế phẩm sau sản
xuất trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó rạch Sang Trắng còn chứa một lượng rác,
nước thải sinh hoạt do sự thiếu ý thức của các hộ dân xung quanh rạch vứt, xả
xuống. Vì thế hiện nay rạch Sang Trắng đang bị ô nhiễm rất nặng, ảnh hưởng đến
đời sống, sinh hoạt của hàng trăm hộ dân sống cạnh đó.
Từ những lý do trên nên nhóm quyết định chọn đề tài “ Tình Trạng Ô
Nhiễm Nước Mặt Tại khu vực Rạch Sang Trắng Phường Trà Nóc” làm đề tài
nghiên cứu.

II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Vấn đề ô nhiễm nước mặt là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của
sự hủy hoại môi trường tự nhiên. Ô nhiễm nguồn nước mặt gây tác động đến môi
trường sống, toàn bộ sinh vật ở dưới dòng, đôi khi cả đến vùng ven bờ và vùng
khơi của biển, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm nước làm
thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử
dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng lớn đến đời sống của
con người và các sinh vật khác (Thu Trang, 2007).
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá
học– sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh
vật trong nước (Hoàng Thái Long, 2007). Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh
hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm nước
xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các
chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
1


Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: “khoảng hơn 2 tỷ người trên
trái đất mắc các loại bệnh tật do thiếu nước dùng cho sinh hoạt, ăn uống hằng
ngày, hoặc nguồn nước bị ô nhiễm”. Ðiều tra, thống kê của Liên Hợp Quốc cho
thấy tình hình khan hiếm nước đang diễn ra ở nhiều vùng thuộc các châu lục
khác nhau trên thế giới. Ở các nước đang phát triển, khoảng 70 - 75% dân cư đô
thị được sử dụng nước sạch, còn ở nông thôn chỉ đạt khoảng 25 - 30%; tình trạng
người dân rửa rau, vo gạo, cùng tắm giặt trong ao hồ, sông ngòi không phải hiếm
gặp tại các nước nông nghiệp như nước ta (Tạp chí môi trường, số 7, 2010).
Mặc dù nước ta nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp
và các đô thị chưa đông nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với
mức độ nghiêm trọng khác nhau.Trong nông nghiệp việc sử dụng nông dược để
trừ sâu bệnh; công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước nặng nề thông qua việc thải

các chất độc hại trong công nghiệp ra môi trường và lượng nước thải trong sinh
hoạt lại rất lớn…làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch và vùng phụ cận (Thu
Trang, 2007).
Theo kết quả giám sát ô nhiễm của trạm quan trắc môi trường Cần Thơ mới
đây cho thấy hầu như tất cả các rạch thoát nước, cung cấp nước chính của thành
phố này đều bị ô nhiễm nặng nề, nhiều nơi nước biến thành màu đen bốc mùi hôi
thối. Trong đó bị ô nhiễm nặng nhất là khu vực thuộc rạch Sang Trắng. Tại đây,
nguồn ô nhiễm trực tiếp từ nguồn nước thải Khu công nghiệp Trà Nóc. “Mức ô
nhiễm tập trung rất cao, các chất hữu cơ hòa tan trong nước như BOD ở điểm cao
nhất lên tới 71 mg/l (tiêu chuẩn cho phép dưới 4), COD là 109,4 mg/l (tiêu chuẩn
dưới 10); các chất rắn lơ lửng có nơi cũng cao gấp 8 lần mức cho phép”. Tuy
nhiên, người dân sống gần khu vực này vẫn sử dụng trực tiếp nguồn nước mặt để
làm nước sinh hoạt và ăn uống ( T.Lũy, 2011).
Trong báo cáo diễn biến chất lượng môi trường thành phố Cần Thơ của
Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường (2010) cho biết khả năng gây ô
nhiễm nguồn nước do sinh hoạt, nuôi cá, công nghiệp chế biến là rất lớn đã và
đang diễn ra với mức độ nghiêm trọng. Trong đó, nuôi cá là nguồn gây ô nhiễm
lớn nhất và khó kiểm soát nhất; kế đến là nguồn do sinh hoạt của người dân; ít
nhất và dễ kiểm soát nhất là nước thải công nghiệp. Điều nguy hiểm hơn là trong
số các cở sở sản xuất công nghiệp, các khu chế xuất đa phần chưa có trạm xử lý
2


nước thải, khí thải và hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường
(Lê Thị Thủy và ctv, 2009).
Hiện nay, quận Bình Thủy có khu công nghiệp Trà Nóc 1 và Trà Nóc 2
đang hoạt động nhưng chưa có khu công nghiệp nào có hệ thống xử lý tập trung.
Hầu như nước thải công nghiệp chưa qua xử lý mà xả thẳng vào sông (Tôn Thất
Lãng và ctv, 2008). Sở Tài nguyên - Môi trường còn cho biết chỉ có 11 doanh
nghiệp xử lý nước thải đạt quy chuẩn trong tổng số 34 doanh nghiệp phát sinh

nước thải tại 2 khu công nghiệp quan trọng này.
Ô nhiễm nước gây ra những ảnh hưởng rất nặng nề đối với môi trường sống
và cả sức khỏe của con người.
 Đối với môi trường:
Theo báo cáo Khoa học môi trường của trường Đại Học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh (2009): “ Do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra sự mất cân
bằng giữa lượng chất thải ra môi trường nước ( rác thải sinh hoạt, các chất hữu
cơ,…) và các sinh vật tiêu thụ lượng chất thải này (vi sinh vật, tảo,…) làm cho
các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng,… không phân hủy, vẫn còn lưu lại trong nước
với khối lượng lớn, dẫn đến việc nước dần mất đi sự tinh khiết ban đầu, làm chất
lương nguồn nước bị suy giảm nghiêm trọng”.
Việc sử dụng các chất bảo vệ thực vật, chất trừ sâu trong nông nghiệp; các
chất thải từ các khu công công nghiệp chưa qua xử lý nghiêm ngặt cũng góp
phần làm cho nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng (Thu Trang, 2007). Về lâu dài
các loài thủy sinh vật hấp thụ các chất độc có trong nước lâu ngày sẽ gây chết,
hoặc biến đổi, đột biến gen, tạo ra loài mới. Ngoài ra, các hợp chất hữu cơ, vô cơ
độc hại này còn theo vòng tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho
lượng bụi bẩn trong không khí càng tăng cao làm ô nhiễm bầu khí quyển (báo
cáo Khoa học môi trường của trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh, 2009).
 Đối với con người:
Theo ông Kỷ Quang Vinh - trưởng trạm quan trắc, nguồn nước mặt bị ô
nhiễm đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người dân, do nhiều nơi người dân vẫn còn
sử dụng trực tiếp nguồn nước mặt làm nước sinh hoạt, ăn uống.Việc người dân
hiện nay do thiếu nước sạch nên vẫn sử dụng các nguồn nước mặt từ các rạch cho
3


sinh hoạt hằng ngày làm cho nguy cơ mắc bệnh ngày càng cao. Các căn bệnh co
thể gặp như viêm màng kết, giun sán ,tiêu chảy, tả, kiết lị, ung thư, thiếu máu,

đau khớp, đau mắt, viêm thận, đau thần kinh, ngộ độc chì, nhiễm độ thủy ngân,
… gây biến dị sinh lý lâu dài những bệnh di truyền ảnh hưởng lớn dến sức khỏe
con người.(Báo cáo diễn biến chất lượng môi trường thành phố Cần Thơ, 2010).
III MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung
Nghiên cứu tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại rạch Sang Trắng
phường Trà Nóc.
Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng ô nhiễm về nguồn nước mặt tại rạch Sang Trắng phường Trà Nóc.
- Phân tích các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại rạch
Sang Trắng.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt.
IV CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Kiểm định giả thuyết
-

Nguồn nước mặt tại rạch Sang Trắng phường Trà Nóc đang bị ô nhiễm

trầm trọng.
-

Ý thức bảo vệ môi trường nước của cơ sở sản xuất kinh doanh và người

dân vẫn còn kém.
Câu hỏi
-

Những nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước

như hiện nay?

-

Các giải pháp nào có thể ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường nước

hiện nay?
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp luận
5.1.1 Khái niệm ô nhiễm nước
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất,
nước biển. Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại
thường xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như:
sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng
4


tuyết. Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được sử
dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Do đó, tài nguyên nước nói chung và
tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển
kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.
Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay
một quốc gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và
lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa).(Trần Thanh Xuân,
2010).
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý-hoá học sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn
nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật
trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là
vấn đềđáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác
công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:

"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp,
nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi
khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như
chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh
viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc
trừ sâu, phân bón hữu cơ... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các
ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lí hoặc với
khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại
ao, hồ, sông, suối.

5.1.2 Nguồn gốc gây ô nhiễm nước mặt
5


Ô NHIỄM TỰ NHIÊN
- Mưa
- Cây cối, sinh vật chết
- Lũ lụt
NGUỒN GỐC
GÂY Ô NHIỄM
Ô NHIỄM NHÂN TẠO
- Nước thải sinh hoạt
- Hoạt động công nghiệp
- Sản xuất nông ngư, nghiệp

5.1.3 Các tác nhân gây ô nhiễm nước mặt
Chất lơ lửng (SS): Một đặc tính vật lý chủ yếu của nước cống rãnh và các
loại nước thải công nghiệp là độ đục. Độ đục phần lớn do các chất lơ lửng gây ra.

Những chất lơ lửng này có kích thước rất khác nhau, từ cỡ hạt keo đến những thể
phân tán thô, phụ thuộc vào trạng thái xáo trộn. Khi các loại nước thải được
phóng thích ra sông, chúng làm cho nước sông mang tính đục, làm giảm khả
năng xuyên sâu của ánh sáng qua nước và làm cho độ sâu nhìn thấy bị giảm nhỏ.
Chất lơ lửng bao gồm các chất hữu cơ lẫn các chất vô cơ. Trong nước, những
chất hữu cơ được dùng làm thức ăn cho các vi khuẩn. Sự phát triển của vi khuẩn
và các vi sinh vật khác sống dựa vào chất rắn lơ lửng hữu cơ lại gây thêm độ đục
cho nước. Những hợp chất dinh dưỡng vô cơ (như nitơ và phốtpho có mặt trong
nước thải và nước tiêu ra từ vùng sản xuất nông nghiệp) thúc đẩy sự phát triển
của tảo, vì vậy cũng làm cho độ đục của nước tăng thêm.
Những hạt chất lơ lững, gây ra độ đục trong nước, thường có bề mặt hấp phụ
các kim loại độc, các vi sinh vật gây bệnh. Chính những hạt này cản trở quá trình
diệt trùng vì các vi sinh vật gây bệnh có thể được các hạt lơ lửng bao bọc nên
thoát khỏi tác dụng cũa chất diệt trùng khi cần xử lý nước ăn.
Chất hữu cơ: COD và BOD là hai chỉ số biểu hiện chất hữu cơ trong nước.
Số lượng COD và BOD trong nước càng cao thì nước càng có nhiều chất hữu cơ.
6


Nếu số lượng chất hữu cơ đưa vào nguồn nước thấp hơn mức vi sinh có thể phân
hủy, khoáng hoá được hết thì những ảnh hưởng xấu của hiện tượng ô nhiễm nước
được trừ khử một cách tự nhiên và nước được coi là trải qua quá trình tự làm
sạch. Ngược lại, nếu hiện tượng ô nhiễm chất hữu cơ quá nặng nề, đa số chất hữu
cơ bị phân hủy bởi vi sinh yếm khí. Lúc này sản phẩm của sự phân hủy các chất
hữu cơ là hoàn toàn khác, các sản phẩm này thường độc và có mùi hôi khó chịu
như mêtan (CH4), amoniac (NH2), sunfuahydro (H2) ... Trong trường hợp này
nồng độ oxy trong nước (DO) cũng bị giảm xuống dưới mức độ giới hạn đối với
cá, dẫn đến các sinh vật hiếu khí bị chết hay trốn khỏi nguồn nước đó gây mất
cân bằng sinh thái và chuổi thức ăn.
Chất dinh dưỡng (N, P): Các hợp chất dinh dưỡng gây nên hiện tượng

phú dưỡng hoá nguồn nước tạo điều kiện yếm khí trong các lớp nước phía dưới.
Khi xảy ra hiện tượng phú dưỡng hoá nước thì sự phát triển của tảo và loài thực
vật đơn giản sống trong nước sẽ diển ra nhanh chóng trong toàn bộ chiều sâu
nhận ánh sáng mặt trời của nước hoặc trên bề mặt nước, kết quả là một lớp thực
vật trôi nổi màu xanh được tạo ra làm giảm trầm trọng lượng ánh sáng xâm nhập
xuống các lớp nước ở phiá dưới. Vì vậy hiện tượng quang hợp của tảo trong các
lớp nước phiá dưới bị ngăn cản và lượng oxy giải phóng ra trong nước đó bị
giảm sút. Điều này đã tạo ra tình trạng yếm khí trầm trọng trong nước và sinh ra
những sản phẩm bất lợi của các quá trình khử sinh học.
Các vi sinh vật: những trong nườc thải còn có nấm, nguyên sinh động vật
có liên quan trực tiếp tới quá trình phân hủy chất hữu cơ, đặc biệt đối với
xenlulo. Nhiều động vật nguyên sinh nhận năng lượng bằng các phân rã chất hữu
cơ thối rữa, một số khác dùng vi khuẩn làm thức ăn. Tóm lại hợp chất hữu cơ có
thể bị vi sinh phân hủy thành những hợp chất trung gian có hại cho sinh thái.
5.1.4 Tiêu chuẩn nước sạch
Bảng 1: Nồng độ tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong các loại
nước theo tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường

STT

KIM LOẠI

ĐƠN VỊ

NỒNG ĐỘ TỐI ĐA CHO PHÉP
TCVN
TCVN
TCVN
5924-1995
5943-1995 5944-1995


NẶNG
7


( nước mặt)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Asen
Cadmi
Chì
Crom(III)
Crom(IV)
Đồng
Kẽm
Mangan
Niken
Thủy ngân

Mg/l

-

(nước biển
(nước
ven bờ)
ngầm)
0.05
0.05
0.05
0.01
0.005
0.01
0.05
0.1
0.05
0.1
0.1
0.05
0.05
0.05
0.1
0.02
1.0
1.0
0.1
5.0
0.1
0.1
0.1-0.5
0.1

1
0.05
0.01
(Nguồn Bộ Tài Nguyên Môi Trường, 2007)

5.2 Đối tượng nghiên cứu

Ô nhiễm nguồn nước mặt tại rạch Sang Trắng phường Trà Nóc.
5.3 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Nguồn số liệu thứ cấp cần thiết cho đề tài này được lấy từ :
Bài viết “Cần Thơ: các rạch cung cấp nước bị ô nhiễm nặng” của báo Tuổi
Trẻ.
Bảng đánh giá về tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch của Bộ y tế.
Bài viết “Hàng ngàn hộ dân sống chung với ô nhiễm” của báo Sức Khỏe
Và Dinh Dưỡng.
Văn bản hướng dẫn toàn dân bảo vệ môi trường của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam.
Bài viết “Cần Thơ trước vấn nạn ô nhiễm nguồn nước” của báo Cần Thơ.
Nghiên cứu: “Vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở ĐBSCL: Những khó khăn và
thử thách trong việc thực thi pháp luật bảo vệ tài nguyên nước ở thành phố Cần
Thơ” của Nguyễn Thị Phương Loan.
Đề tài: “Ô nhiễm nước và hậu quả của nó” của trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh khoa Tài Nguyên và Môi Trường.
Bài viết “Ô nhiễm môi trường - Bi kịch từ rác thải, nước thải” của báo
Cần Thơ….
5.4 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Dựa vào tổng số hộ dân trong phường Trà Nóc có 2320 hộ dân, sai số cho
phép là 10%.
8



Xác định cỡ mẫu bằng công thức Slovin:
2320
n=

= 96 hộ dân
(1 + 2320 x 0.12)

Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu có hệ thống. Trong số 2320 hộ dân ta
sẽ sử dụng cách chọn mẫu có hệ thống. Tính k=2320/96=24, mẫu được chọn là 2,
các mẫu tiếp theo là 26, 50 , 74…..đến khi được 96 hộ dân.
5.5 Phương pháp phân tích số liệu
-

Theo phương pháp thống kê số liệu: tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu

bằng bảng tính EXCEL….
-

Phân tích nhân tố: phân tích các thành phần có trong nước.

VI PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1 Phạm vi không gian:

Tại rạch Sang Trắng phường Trà Nóc.
6.2 Phạm vi thời gian
-

Thời gian nghiên cứu đề tài: số liệu được thu thập từ 2005 đến 2012.


-

Thời gian thực hiện đề tài: từ 15/08/2012 đến 30/10/2012.

VII KẾ HOẠCH THỜI GIAN
Bảng 2: Kế hoạch thời gian thực hiện đề tài
STT
1
2

Công việc
Thu thập dữ liệu thứ cấp
Viết đề cương

Ngày bắt

Ngày kết

Số ngày

đầu
15/08/2012
19/08/2012

thúc
18/08/2012
24/08/2012

(Ngày)
3

5

9

Địa điểm
P.Trà Nóc
P.Trà Nóc


3
4

Báo cáo duyệt đề cương
Thiết lập bảng câu hỏi
Phỏng vấn thử

5

(khoảng 10%)
Mã hóa, nhập liệu, xử lý

6

số liệu thử
Chỉnh sửa bảng câu hỏi

7
8
9
10

11
12
13

(nếu có)
Phỏng vấn chính thức
Xử lý số liệu thô, mã hóa
Nhập liệu
Xử lý số liệu, chạy hàm,
phân tích
Viết báo cáo
Báo cáo nghiệm thu đề tài
Tổng cộng

25/08/2012
28/08/2012

27/08/2012
3/09/2012

2
5

P.Trà Nóc
P.Trà Nóc

4/09/2012

9/09/2012


5

P.Trà Nóc

10/09/2012

13/09/2012

3

P.Trà Nóc

14/09/2012

19/09/2012

5

P.Trà Nóc

20/09/2012
1/10/2012
5/10/2012

30/09/2012
4/10/2012
12/10/2012

10
4

7

P.Trà Nóc
P.Trà Nóc
P.Trà Nóc

13/10/2012

20/10/2012

7

P.Trà Nóc

21/10/2012
28/10/2012

27/10/2012
30/10/2012

6
2
64

P.Trà Nóc
P.Trà Nóc

VIII KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Bảng 3. Kế hoạch tài chính của đề tài
KHOẢN MỤC


SỐ

ĐƠN

THÀNH

LƯỢNG

GIÁ

TIỀN
6.800.000

Đề tài

1

300.000

300.000

ĐVT

1. Xây dựng đề cương sơ bộ của
đề tài, thiết kế biểu mẫu điều
tra và thu thập số liệu
1.1 Xây dựng đề cương sơ bộ
1.2 Thu thập số liệu
-


Thực hiện phỏng vấn

Phiếu

96

45.000

4.320.000

-

Thu thập số liệu thứ cấp có

Ngày

10

100.000

1.000.000

10


liên quan
2. Phân tích số liệu

960.000


-

Chi phí nhập số liệu

Ngày

10

30.000

300.000

-

Xử lý và phân tích số liệu

Ngày

15

30.000

450.000

Ngày

7

30.000


210.000

Báo cáo

1

500.000

500.000
207.500

Cây

7

2.500

17.500

Trang

350

200

70.000

Trang
Người

Tháng

250
7
4

500
250.000
100.000

125.000
1.750.000
400.000
9.437.500

sơ cấp
-

Xử lý và phân tích số liệu

thứ cấp
3. Viết hoàn chỉnh báo cáo
4. Văn phòng phẩm, in ấn hoàn
chỉnh báo cáo
-

Viết

-


Photocopy phiếu câu hỏi
và tài liệu

- In ấn báo cáo
5. Chí phí nghiệm thu
6. Phụ cấp cho chủ nhiệm đề tài
TỔNG CỘNG

IX TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo “Khoa học môi trường của trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh” năm 2009.
Báo cáo diễn biến chất lượng môi trường thành phố Cần Thơ 5 năm 2005-2009,
2010.
Đặng Khôi-Hà Văn, 2008, Cần Thơ trước vấn nạn ô nhiễm nguồn nước,
/>mod=detnews&catid=184&p=&id=26297, ngày truy cập 19/02/1012.
Hoàng Thái Long ( 2007), Hóa học môi trường, 51-77. NXB Huế.
Lê Thị Thủy và ctv.(2009), Ô nhiễm và hậu quả của nó, tháng 11/2009.
Nguồn từ Medinet online, Thu Trang, Tìm hiểu về hiện tượng ô nhiễm nước,
ngày 27/08/2007.

11


Tạp chí môi trường, Lê Văn Khoa, hội nghị quốc tế và trong nước về môi
trường số 07, năm 2010.
Trần Thanh Xuân .Viện Khí tượng Thuỷ văn - Bộ Tài nguyên và Môi trường,
năm 2010.
Tôn Thất Lãng và ctv.(2008), Nghiên cứu chỉ số chất lượng nước để đánh giá
và phân vùng chất lượng nước sông Hậu, đề tài nghiên cứu khoa học cấp
cơ sở.

T.Lũy, 2007, Cần Thơ: nước ô nhiễm đe dọa sức khỏe người dân,
ngày truy cập 19/02/2012.
T.Lũy, 2011, Cần Thơ kênh rạch nội thành đang chết, ngày truy
cập 19/02/2012.

PHỤ LỤC
PHIẾU HỎI Ý KIẾN
DÀNH CHO SINH VIÊN KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH
*****************
Xin chào, tôi (tên) đang là sinh viên của trường Đại Học Cần Thơ. Nhóm
chúng tôi đang nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên rạch Sang
Trắng tại phường Trà Nóc nhằm tìm ra các nguyên nhân gây ra tình trạnh ô
nhiễm này để từ đó có những biện pháp ngăn chặn và cải thiện tình trạng này.
Ông/bà vui lòng cho biết một số thông tin có liên quan. Tôi sẽ đảm bảo giữ bí
mật về những thông tin mà ông/bà cung cấp.
I. THÔNG TIN CHUNG
12


1. Họ và tên:...............................................................năm sinh:…………………..
2. Thông tin cá nhân
2.1. Tuổi:
2.2. Giới tính:
2.3. Điện thoại:
3. Số nhân khẩu trong hộ gia đình:……….người.
II. CÂU HỎI KHẢO SÁT
1.

Ông/bà đã sống tại đây được bao nhiêu năm:……..năm.


2.

Gia đình có sử dụng nguồn nước trên rạch Sang trắng hay không?
2.1. Có
2.2. Không

Nếu có thì đã sử dụng được bao lâu rồi:………năm.
3.

4.

Sử dụng nước nhằm mục đích gì? Có thể chọn nhiều đáp án.
3.1.

Sinh hoạt trong gia đình

3.2.

Tưới tiêu trong nông nghiệp

3.3.

Dùng trong sản xuất

3.4.

Khác (xin ghi rõ……..…………….…)

Theo nhận xét Ông/bà tình trạng nguồn nước trên rạch Sang trắng như thế


nào? Chọn 1 đáp án

5.

4.1.

Rất sạch

4.2.

Sạch

4.3.

Sử dụng được

4.4.

Bẩn

4.5.

Rất bẩn

Ông/bà có biết nguyên nhân nào gây ra sự ô nhiễm này? Có thể chọn

nhiều đáp án

6.


5.1.

Rác thải từ sinh hoạt hộ gia đình

5.2.

Nước thải công nghiệp

5.3.

Nước thải từ nuôi trồng thủy sản

5.4.

Nguồn khác (xin ghi rõ……………………………………)

Con rạch này có bốc mùi hôi hay không?
6.1.


13


6.2.

Không

Nếu có thì nó đã ảnh hưởng như thế nào đến Ông/bà:………….
7.


Tình trạng bốc mùi hôi đã xuất hiện bao lâu?
7.1.

Chỉ mới gần đây thôi

7.2.

Được một thời gian

7.3.

Đã rất lâu

8.

Từ khi con rạch trở nên ô nhiễm thì sức khỏe của Ông/bà như thế nào?
8.1.

Rất tốt

8.2.

Bình thường

8.3.

Hay bị bệnh hơn

9.


Theo Ông/bà Chính quyền địa phương có quan tâm đến tình trạng ô nhiễm

của con rạch này không?
9.1.

Không có quan tâm

9.2.

Có quan tâm nhưng chưa có hình thức xử lý hiệu quả

9.3.

Đã qua xử lý nhưng chưa cải thiện được tình trạng ô nhiễm này

9.4.

Không biết

10.

Ông/bà có kiến nghị gì để cải thiện tình trạng ô nhiễm con rạch

này? ..........................................................................................................................
...................................................................................................................................
.......
..................................................................................................................................

14



PHIẾU ĐÁNH GIÁ % THAM GIA LÀM BÀI
CỦA NHÓM 12

STT

HỌ TÊN

MSSV

1
2
3
4
5
6
7

Nguyễn Minh Kha
Trương Thị Ngọc Yến
Phạm Thị Ngọc Ngỡ
Lê Thị Khánh Hòa
Dương Thị Nuôi
Lê Thị Thanh Thảo
Nguyễn Phạm Anh Duy

LT11309
LT11380
LT11329
LT11037

LT11142
LT11155
B110307

% THAM
GIA NHÓM
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%

KÝ TÊN

GHI CHÚ
Nhóm trưởng



×