Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ THI HSG TV LỚP 5( ĐỀ 6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.98 KB, 3 trang )

TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG VƯƠNG
----------

KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2010-2011

________________________________
TÊN:..............................................................
MÔN
:
TIẾNG VIỆT - LỚP 5 ( ĐỀ 6 )
LỚP:............................
THỜI GIAN : 90 PHÚT (KHÔNG KỂ THỜI GIAN GIAO ĐỀ)
_________________________________________________________________

Câu 1: ( 1, 0 điểm ) Đọc câu sau và thực hiện các nhiệm vụ nêu bên dưới:
Người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường
xưng là con Rồng, cháu Tiên.
( Con Rồng, cháu Tiên )
a) Các từ “nguồn gốc”, “con cháu” thuộc kiểu từ ghép nào ?
..........................................................................................................................................................
b) Tìm 2 từ cùng nghĩa với từ “nguồn gốc” trong câu trên.
..........................................................................................................................................................
Câu 2: ( 1, 5 điểm ) Đặt 3 câu theo yêu cầu sau:
a) Một câu có “năm nay” làm trạng ngữ.
..........................................................................................................................................................
b) Một câu có “năm nay” làm chủ ngữ.
..........................................................................................................................................................
c) Một câu có “là năm nay” làm vị ngữ.
..........................................................................................................................................................
Câu 3: ( 1, 0 điểm ) Cho đoạn văn sau:


“Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí,
lớp học của con là chiến trường! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch.”
Em hãy cho biết vì sao tác giả dùng chấm cảm để kết thúc câu thứ hai ( Sách vở...chiến
trường! ) ? Nếu dùng dấu chấm để kết thúc câu này thì ý nghĩa của câu có gì khác ?
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Câu 4: ( 2, 5 điểm )
Điền dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau (Nhớ viết hoa lại cho
đúng) và tìm các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ sau khi đã điền xong dấu câu:
“Khi một ngày mới bắt đầu tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường từ những
ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga cho đến ngôi trường hẻo lánh núp dưới
hàng cọ của xứ Ả Rập hàng triệu hàng triệu trẻ em cùng đi học.”
Câu 5: ( 2, 0 điểm )
Cho các từ sau: sóng, liếm, trên, nhè nhẹ, bọt, bãi cát, trắng xoá, tung
Em hãy sắp xếp các từ trên thành một câu đơn và một câu ghép (không thêm bớt từ).
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................


Câu 6: ( 2, 0 điểm )
Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua,
trận khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên, đổ hết
xuống đất liền.
( Ma Văn Kháng )
Đọc đoạn văn trên và trả lời 2 câu hỏi sau:
a) Ba câu đầu của đoạn văn trên nhấn mạnh điều gì ?
b) Từ câu 1 đến câu 5, tính chất của những trận mưa được diễn tả như thế nào ?

..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Câu 7: ( 8, 0 điểm ) Tập làm văn
Con đường quen thuộc từ nhà đến trường đối với em có nhiều kỷ niệm. Hãy viết một bài
văn ngắn tả lại con đường đó và nêu cảm xúc của em.
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
* Điểm chữ viết và hình thức trình bày bài làm: 2 điểm.


THI HỌC SINH GIỎI VÒNG 2
NĂM HỌC 2010-2011
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
-----------------------------------------------

Câu 1: (1, 0điểm)
a) Các từ “nguồn gốc”, “con cháu” là từ ghép tổng hợp. Đúng 1 từ, tính 0,25 đ.
b) Hai từ cùng nghĩa với “nguồn gốc” cội nguồn, gốc gác…đúng 1 từ, tính 0,25 đ.
Câu 2: (1, 5 điểm) Đặt đúng một câu, tính 0,5 điểm.
Câu 3: (1, 0 điểm)
+ Câu thứ hai, tác giả dùng dấu chấm cảm vì đó là câu cầu khiến. Hoặc có thể trả lời như
sau: Về nghĩa, nó ngầm yêu cầu người con hãy coi sách vở như vũ khí, lớp học như chiến trường.
Trả lời đúng 1 trong 2 cách trên, tính 0,50 đ.
+ Nếu dùng dấu chấm thì ý cầu khiến không còn, câu chỉ còn nêu lên một nhận xét. Trả lời
như trên, tính 0,50 đ.

Câu 4: (2, 50 điểm)
“Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường. Từ những
ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga cho đến ngôi trường hẻo lánh núp dưới
hàng cọ của xứ Ả Rập, hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học.”
Điền đúng 1 dấu câu, tính 0,25 đ. Xác định đúng 1 bộ phận, tính 0,25 đ
Câu 5: (2, 0 điểm)
Câu đơn: Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, tung bọt trắng xoá.
Câu ghép đẳng lập: Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt tung trắng xoá.
Sắp xếp đúng 1câu, tính 1 điểm. Cách sắp xếp khác nếu đúng vẫn tính điểm tối đa.
Câu 6: ( 2, 0 điểm)
a) 1 điểm. Nhấn mạnh tính chất dai dẳng, dữ dội của những cơn mưa. Nếu diễn đạt đúng ý
một tính chất, tính 0,5 đ. Nhưng không dùng từ “đắc” cả 2 ý, tính 0,75 điểm.
b) Từ câu 1 đến câu 5, tính chất của những trận mưa được diễn tả theo mức độ ngày càng
tăng tiến ( ngày càng dữ dội hơn cho đến cao điểm tột cùng ). Đúng 1 trong 2 ý trên, tính 1,0 đ
Câu 7: (8điểm)
Yêu cầu chung
Bài viết có thể kết hợp hài hòa giữa miêu tả và nêu cảm xúc. Tình cảm và kỉ niệm được thể
hiện một cách chân thật, sâu sắc. Văn viết mạch lạc, sinh động. Dung lượng bài viết vừa phải.
Trình bày rõ ràng, chữ viết sạch đẹp. Viết đúng chính tả và ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể
Điểm 7-8: Thể hiện được các yêu cầu trên. Sai không quá 2 lỗi diễn đạt.
Điểm 5-6: Văn viết mạch lạc sinh động. Tình cảm và kỉ niệm rõ ràng, chân thật. Sai không quá 3
lỗi diễn đạt.
Điểm 3-4: Nắm vững yêu cầu đề ra. Thể hiện hài hòa giữa nội dung và hình thức. Văn viết tương
đối trôi chảy, mạch lạc. Sai không quá 4 lỗi diễn đạt.
Điểm 1-2: Ý còn nghèo, văn viết có nhiều chỗ thiếu mạch lạc. Sai không quá 5 lỗi diễn đạt.
====================================
*Điểm chữ viết và hình thức trình bày bài làm: 2 điểm




×