Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 82 trang )

MỤC LỤC


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2

.............................................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- NH

: Thanh toán quốc tế

- NNK

: Nhà nhập khẩu

- NXK

: Nhà xuất khẩu

- TTQT

: Thanh toán quốc tế

- HP

: Hối phiếu

- NHXN


: Ngân hàng xác nhận

- NHTB

: Ngân hàng thông báo

- NHCĐ

: Ngân hàng chỉ định

- NHNN

: Ngân hàng nhà nước

- NHTM

: Ngân hàng thương mại

Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3

LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá kinh tế với đỉnh cao là gia nhập WTO luôn là động
lực phát triển cho bất kỳ nền kinh tế nào. với tư cách là thành viên thứ

150 của WTO, Việt Nam cùng với những thách thức và cơ hội mới chỉ là
bắt đầu, đòi hỏi những nỗ lực không chỉ của riêng ai mà phải là nỗ lực
của cả nền kinh tế nếu muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh
tranh khốc liệt này. Do vậy, trong quá trình phát triển nền kinh tế đất
nước thì hoạt động kinh tế quốc tế nói chung và hoạt động ngoại thương
nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng. Chỉ có thông qua hoạt động
thanh toán quốc tế, chúng ta mới thu được nguồn ngoại tệ để nhập thiết
bị, máy móc hiện đại phục vụ sản xuất tiêu dùng trong nước. qua đó,
chúng ta mới có khẳ năng phát huy được thế mạnh, tiềm năng của đất
nước đồng thời tận dụng được nguồn vốn và công nghệ hiện đại của các
nước công nghiệp phát triển để đẩy mạnh quá trình Công nghiệp hoá và
hiện đại hoá, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và đưa nền kinh tế Việt Nam
hoà vào dòng chảy của sự phát triển kinh tế trong khu vực và trên thế
giới. Kinh tế quốc tế mở rộng dẫn đến sự phát triển của thanh toán quốc
tế về cả chất lượng lẫn cả số lượng là tất yếu khách quan để đáp ứng nhu
cầu thương mại quốc tế như: thanh toán xuất nhập khẩu, các giao dịch
trên thị trường vốn quốc tế…
Trong những năm thực hiện đổi mới, đặc biệt là những năm gần
đây, khi quá trình gia nhập tổ chức thương mại WTO ngày càng được rút
ngắn thì hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã được đổi mới và đạt
được nhiều thành tựu đáng khích lệ như: chính sách Nhà nước độc
quyền về ngoại thương được bãi bỏ, Nhà nước khuyến khích mọi thành
phần kinh tế tham gia vào sản xuất và kinh doanh xuất khẩu, giảm mạnh
việc quản lý theo hạn nghạch, thu hẹp tối thiểu diện mặt hàng cấm nhập,
cấm xuất,bãi bỏ các thủ tục phiền hà trong xuất nhập khẩu, xuất nhập
cảnh tham quan du lịch, môi giới, hợp tác và liên doanh, xoá bỏ chế độ

Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

4

thu bù chênh lệch ngoại thương… Tất cả những thành tựu đó cũng góp
phần thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương
mại phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là việc áp dụng phương thức tín dụng
chứng từ vào hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, trong hoạt động
ngoại thương, những nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu của Việt Nam luôn
gặp bất lợi về vấn đề thanh toán. Việt Nam vẫn là một nước nhập siêu
nên trong nhập khẩu thường phải sử dụng thư tín dụng trả ngay, trong khi
đó, các nhà xuất khẩu hầu như không được thực hiện thanh toán bằng thư
tín dụng trả ngay, nhiều khi hàng được xuất trước khi mở L/C ( do hàng
hoá xuất khẩu của Việt Nam hoàn toàn là hàng nông sản), rủi ro mà các
nhà xuất khẩu của Việt Nam phải đón nhận sẽ là rất lớn.
Là một sinh viên ngành Ngân hàng, nhận thức được vấn đề trên,
sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài GònChi nhánh Hà Nội, em đã chọn hướng đề tài” Nâng cao hiệu quả hoạt
động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- chi nhánh Hà Nội ” để nghiên cứu
sâu hơn về vấn đề trên.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề
tài gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng thương mại
Chương II: Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Hà Nội
Chương III: Những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi
nhánh Hà Nội

Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

5

Chương 1: TỔNG QUAN VỂ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC
TỂ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1 Khái niệm
Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM
Ngân hàng được hình thành từ nhu cầu mua đúc tiền và đổi tiền
của những người thợ vàng để thông thương buôn bán giữa các lãnh thổ.
Cũng do khoảng cách về địa lý, các nhà buôn có nhu cầu cất trữ tiền để
bảo đảm an toàn trong thanh toán và tiết kiệm công vận chuyển. Các chủ
cửa hàng vàng bạc vừa đổi tiền, thanh toán hộ, vừa đúc tiền và cho vay
nặng lãi. Do tính vô danh của tiền, các nhà buôn này đã dùng tiền của
người có nhu cầu cất giữ hộ cho vay với người cho nhu cầu sử dụng tiền.
Đây là nghiệp vụ căn bản nhất của Ngân hàng. Việc cho vay mang lại
cho nhà buôn tiền nguồn lợi ngày càng lớn. Hình thức này được nhân
rộng và phát triển. Những người gửi tiền không những không mất chi phí
gửi mà còn được trả một khoản lãi do việc cho các nhà buôn sử dụng tiền
của họ. Đây là hình thức đầu tiên của ngân hàng. Bằng việc đa dạng hoá

những tiện ích khác nhau phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của nền
kinh tế, ngân hàng thương mại đã phát triển như ngày này.
Ngân hàng ra đời sớm nhất ở Venise của Ý năm 1580. Đầu thế kỷ
17( thời cận đại ) xuất hiện một số tổ chức kinh doanh tiền tệ lớn, sở hữu
tư nhân được coi là khởi điểm của kỷ nguyên ngân hàng hiện đại như
ngân hàng Amsterdam (Hà Lan), ngân hàng Hamburg (Đức).
-Đầu thế kỷ 15, hoạt động ngân hàng độc lập, chưa tạo ra hệ
thống .Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ truyền thống là huy động tiền
gửi, thanh toán, cất giữ hộ, và cho vay. Điểm khác với ngân hàng thợ

Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

6

vàng là khách hàng của NH này chủ yếu là các nhà buôn vay dưới hình
thức chiết khấu thương phiếu. Một số NH còn phát hành giấy bạc.
-Đầu thế kỷ 19, nhà nước bắt đầu can thiệp vào hoạt động NH
bằng cách ban hành các đạo luật hạn chế bớt số NH phát hành tiền tê. Hệ
thống NH hình thành nên 2 loại hình:
+ NH được phép phát hành tiền gọi là NH phát hành sau này là NH
trung ương.
+ NH không được phép phát hành tiền gọi là NH trung gian hay
ngân hàng thương mại.
-Đến thế kỷ 20, hầu hết các nước đều có 1 NH phát hành thuộc sở
hữu tư nhân. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933, nhà nước

bắt đầu quốc hữu hoá, NH phát hành thuộc quyền quản lý của nhà nước.
Ngày này hệ thống NH phát triển trên khắp thê giới. Tại mỗi quốc gia có
rất nhiều NH: NH phát triển, NH thương mại, NH chính sách; NH liên
doanh, đa quốc gia... Các NH còn tham gia trong lĩnh vực kinh doanh
chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm,...
Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các
dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ
thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ
một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004 sửa đổi Luật năm 1997
của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa:
NH là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Theo tính chất và mục
tiêu hoạt động, các loại hình NH gồm NH thương mại, NH phát triển, NH
đầu tư, NH chính sách, NH hợp tác và các loại NH khác.

Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

7

Hoạt động NH là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH với
nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cung cấp
tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
1.2 Chức năng của NHTM
NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh tiền tệ để phục

vụ cho nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Vì vậy nó
mang chức năng đặc trưng của lĩnh vực này.
• Trung gian tài chính
NH là trung gian tài chính lớn nhất trong nền kinh tế. Hoạt động
chủ yếu của NH là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, là trung gian giữa
những người thừa tiền và thiếu tiền trong nền kinh tế. Khi thu nhập của
cá nhân, tổ chức gia tăng, dư thừa, họ có nhu cầu gửi tiết kiệm, đầu tư.
Ngược lại,khi các khoản chi cho tiêu dùng và đầu tư lớn hơn thu nhập
hiện tại của họ, họ có nhu cầu bổ sung vốn cho sản xuất,tiêu dùng. NH đã
làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm bằng mức lãi suất phù hợp, từ đó
khuyến khích tiết kiệm, đồng thời giảm phí tổn cho nhà đầu tư. Cơ chế
hoạt động của trung gian tài chính sẽ hiệu quả khi nó gánh chịu mọi rủi
ro và sử dụng kỹ thuật nghiệp vụ để phân tán rủi ro.
• Tạo phương tiện thanh toán
Tiền tệ chính là phương tiện thanh toán của toàn bộ nền kinh tế.
Các NH thợ vàng tạo phương tiện thanh toán bằng cách phát hành giấy
nhận nợ. Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ gồm tiền giấy trong
lưu thông, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, số dư tài khoản tiết
kiệm. Khi NH cho vay thì số dư tài khoản thanh toán của khách hàng
tăng thêm, họ dùng để mua hàng và dịch vụ, sản xuất kinh doanh. Lợi
nhuận của họ lại được gửi lại NH, làm tăng khoản thu cho NH, tạo ra

Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

8


những khoản vay mới. Và hệ thống NH tạo ra có thể tạo khối lượng tiền
gửi( tạo phương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay.
• Trung gian thanh toán
Ngày nay, tại tất cả các quốc gia, NH là trung gian thanh toán lớn
nhất. NH thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. NH phát hành
thẻ, séc, uỷ nhiệm chi,thu,… là những phương tiện thanh toán nhanh
chóng thuận tiện cho khách hàng. NH sử dụng hình thức thanh toán điện
tử trong và ngoài nước, thực hiện trả tiền cho việc mua bán hàng hoá, du
lịch, chi trả lương, học phí...với mức phí rất hợp lý. Với các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu, việc thanh toán quốc tế đặc biệt là TTQT bằng tín
dụng chứng từ đã đem lại hiệu quả rất lớn, tăng cường hoạt động thưong
mại giữa các quốc gia, góp phần tăng trưởng nền kinh tế. Các NH còn
thực hiện thanh toán bù trừ thông qua NHNN.
1.3 Các hoạt động cơ bản của NHTM
1.3.1 Hoạt động huy động vốn
NH có rất nhiều hình thức huy động vốn.
-NH chủ yếu huy động vốn bằng phương thức nhận tiền gửi của cá
nhân, tổ chức và xã hội. NH có rất nhiều hình thức nhận tiền gửi như tiền
gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán nhằm thu hút một lượng vốn lớn trong
dân cư. Khi thu nhập gia tăng, các hộ gia đình, cá nhân có dư thừa một
lượng tiền nhất định. Họ có nhu cầu cất trữ an toàn và sinh lời. NH sẽ mở
các tài khoản cá nhân, làm các sổ tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu đó của
người dân, đồng thời sử dụng khoản tiền nhàn rỗi. Các doanh nghiệp
luôn duy trì một lượng vốn nhất định để đáp ứng việc chi trả kịp thời cho
đối tác. Nguồn vốn này được gửi vào tài khoản tiền gửi thanh toán tại các
NH, vừa để thanh toán kịp thời,vừa được hưởng lãi suất không kỳ hạn.

Nguyễn Thị Thu Trang


Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

9

Bên cạnh đó, do mục đích thanh toán hộ, các NH thường có thêm
nguồn tiền gửi của các NHTM khác. Tuy nhiên khối lượng này chiếm tỷ
trọng rất nhỏ trong quy mô nguồn của NH.
Các NH thường tăng lãi suất huy động để thu hút được nguồn vốn
lớn. Tuy nhiên lãi suất đó luôn được khống chế theo quy định của NH
nhà nước để đảm bảo khả năng thanh khoản tốt và môi trường cạnh tranh
lành mạnh cho hệ thống NH.
- NH huy động bằng việc vay các tổ chức tín dụng
Các NH thường vay vốn của các NH khác trên thị trường liên NH. Khi
NH thiếu tiền tạm thời vì lượng khách hàng có nhu cầu rút tiền vượt quá
khả năng chi trả (các khoản nợ phải thu chưa đến hạn hoặc khó đòi) nó
phải đi vay trên thị trường liên NH, tại đây luôn sẵn có các NH có trự dữ
dư thừa. Việc cho vay được thông qua các NH đại lý hoặc NH nhà nước.
Tuy nhiên lãi suất cho vay qua đêm rất cao. Chính vì vậy, các NH có dự
trữ thiếu hụt phải trả khoản phí lớn trong một thời gian rất ngắn để huy
động nguồn vốn này.
- NH huy động trên thị trường vốn bằng cách phát hành các loại
giấy tờ có giá như kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để bổ sung nguồn vốn
kinh doanh. Đây là nguồn vốn trung và dài hạn tại NH để đáp ứng các
khoản cho vay trung và dài hạn. Thông thường các khoản vay này không
có đảm bảo. Các NH lớn thường dựa vào uy tín và tiềm lực tài chính của
mình để huy động, các NH nhỏ phải thông qua các NH đại lý hoặc được
bảo lãnh của các tổ chức khác. Khả năng huy động này còn phụ thuộc

vào trình độ phát triển của thị trường tài chính. Thị trường này phát triển
sẽ tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của NH.
- NHTM còn huy động vốn bằng cách đi vay NHTW để đáp ứng
nhu cầu chi trả kịp thời trong trường hợp bị thiếu hụt dự trữ (dự trữ bắt
buộc và dự trữ thanh toán). Hình thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái
Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

10

chiết khấu các giấy tờ có giá hoặc tái cấp vốn. NHNN là người cho vay
cuối cùng của các NHTM. Khi đó NHTM phải chịu phải thực hiện các
điều kiện đảm bảo và kiểm soát, và chỉ có thể được vay theo một hạn
mức nhất định.
1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn
NHTM huy động vốn chủ yếu để cho vay ra nền kinh tế. Cho vay
là một hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng chuyển giao cho khách
hàng một lượng tiền, để sử dụng vào mục đích nhất định trên nguyên tắc
hoàn trả lại cả gốc và lãi. Đây là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất
cho NH, đồng thời hoạt động này cũng chứa đựng rủi ro cao. Các khoản
vay được bảo đảm bằng các tài sản của khách hàng, được hoàn trả trong
một sau một thời hạn cả phần gốc và lãi.
- Nếu phân loại theo thời gian tín dụng được phân thành tín dụng
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Việc xác định thời gian trên chỉ có tính
chất tương đối vì có nhiều khoản cho vay không xác định trước được
chính xác thời hạn. Phân chia tín dụng theo thời gian có ý nghĩa quan

trọng đối với ngân hàng vì nó liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh
lời của tài sản.
- Theo hình thức tài trợ, tín dụng được chia thành cho vay, bảo
lãnh và cho thuê. NH có thể cho vay theo hình thức chiết khấu thương
phiếu
- Tín dụng được chia theo đảm bảo: không có đảm bảo và có đảm
bảo bằng tài sản thế chấp cầm cố.
- Phân loại tín dụng theo rủi ro: nợ lành mạnh, nợ có khả năng thu
hồi, nợ quá hạn khó đòi.
-Phân loại theo mục đích: tín dụng sản xuất, tín dụng tiêu dùng
hoặc theo đối tượng như cá nhân và tổ chức.
1.3.3 Hoạt động trung gian thanh toán và các loại hình dịch vụ
Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

11

Tất cả các quan hệ trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ và các hoạt
động khác trong nền kinh tế đều được kết thúc bằng khâu thanh toán.
Việc thanh toán được thực hiện thông qua NH bằng chuyển khoản và các
hình thức chuyển tiền điện tử khác. NH còn có các dịch vụ khác như môi
giới, đ ầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính,…
2. Hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM
2.1 Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế
2.1.1 Cơ sở hình thành
Cơ sở hình thành hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động ngoại

thương. Không một quốc gia nào trên thế giới phát triển được mà không
có mối quan hệ thương mại với các nước khác. Hàng hoá được vận
chuyển bằng đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không từ nước này sang
nước khác nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Tuy nhiên, do xa cách
về mặt địa lý mà người mua và người bán rất khó khăn trong việc thanh
toán tiền hàng. NH trở thành trung gian thanh toán cho các nhà xuất nhập
khẩu. TTQT, đặc biệt là TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ là
một hoạt động vô cùng quan trọng trong nền kinh tế hiện nay.
2.1.2 Khái niệm
TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về
tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế giữa các tổ chức, cá
nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia
với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước
liên quan.
TTQT bao gồm hai lĩnh vực là ngoại thương và phi ngoại
thương.TTQT trong ngoại thương là thực hiện việc thanh toán trên cơ sở
hàng hoá xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại giữa các nước theo
giá cả thị trường quốc tế.

Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

12

TTQT phi ngoại thương là việc thực hiện thanh toán không liên
quan đến hoạt động thương mại, là việc chi trả cho các chi phí của các

cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, quà biếu cho các đoàn khách, cá nhân,
tổ chức chính phủ giữa các nước.
Hoạt động ngoại thương liên quan đến
- Người mua và người bán ở hai nước hoặc hai quốc tịch khác nhau
- Đồng tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế có thể là ngoại tệ hoặc nội
tệ đối với một hoặc cả hai bên.
- Hàng hoá mua bán thường dịch chuyển qua đường biên giới giữa các
nước, từ nước người mua đến nước người bán.
- Luật điều chỉnh phải theo những thông lệ quốc tế
- Tuân theo tỷ giá và chính sách ngoại hối của chính phủ các nước.
2.2 Vai trò thanh toán quốc tế
2.2.1 Hoạt động thanh toán quốc tế với nền kinh tế
Trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới, đã khẳng định một đất
nước muốn phát triển một cách nhanh chóng và bền vững, ngoài việc biết
khai tối đa các nguồn lực trong nước thì phải biết tận dụng các nguồn lực
ở nước ngoài. Hiện nay, các quốc gia đang tăng cường hoạt động thương
mại quốc tế theo xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp
trong nước mở thêm chi nhánh tại nước ngoài. Các nước đang phát triển
trở thành điểm đến cho những tập đoàn, công ty lớn. Thanh toán quốc tế
chính là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, thúc
đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, đầu tư.
Quá trình thanh toán nếu được tiến hành một cách nhanh chóng
liên tục sẽ đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Khi tốc độ quay vòng vốn nhanh,
tạo điều kiện để mở rộng hoạt đống sản xuất.
Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

13

Hoạt động TTQT thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián
tiếp, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ như du lịch, tăng cường hợp tác
quốc tế.
2.2.2 Hoạt động thanh toán quốc tế với NHTM
Khi xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng
nào cũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp mà phải thông qua các
ngân hàng thương mại với mạng lưới chi nhánh rộng khắp toàn cầu.
Trong vai trò trung gian thanh toán, NHTM trở thành
2.3. Các phương thức thanh toán quốc tế (Khái niệm và đặc điểm)
2.3.1. Ứng trước (Advance Payment)
* Khái niệm: Là phương thức thanh toán mà người mua chấp nhận
giá hàng của người bán và đơn đặt hàng chắc chắn (không huỷ ngang)
đồng thời chuyển tiền thanh toán một phần hoặc toàn bộ cho người bán,
nghĩa là việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hoá được người bán
chuyển giao cho người mua.
Mục đích của việc thanh toán ứng trước là việc cấp tín dụng cho
NXK, trả một phần giá trị lô hàng để đảm bảo cho họ có đủ vốn để sản
xuất. Đồng thời đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của NXK.
* Ưu điểm:
- Với NNK: Khả năng chắc chắn nhận được hàng hoá ngay cả khi
nhà xuất khẩu không muốn giao hàng.Do thanh toán trước nên bên nhập
khẩu có thể thương lượng với NXK để được giảm giá.
- Với NXK: Do được thanh toán trước, nên nhà xuất khẩu tránh
được rủi ro vỡ nợ từ phía nhà nhập khẩu. Tăng cường trạng thái tiền tệ
cho nhà xuất khẩu.
* Rủi ro:

- Với NNK

Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

14

NXK vì phá sản nên không thể giao hàng hay chủ tâm không muốn
giao hàng như thoả thuận. Để tránh được rủi ro này, NNK có thể yêu cầu
bảo lãnh khác từ ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu và hàng hóa được bảo
hiểm đầy đủ trong quá trình vận chuyển để giảm thiếu tổn thất nếu rủi ro
xảy ra.
2.3.2. Mở tài khoản - Ghi sổ ( Open acount)
* Khái niệm: Là phương thức thanh toán mà người bán sau khi đã
hoàn thành giao hàng cho người bán thì ghi nợ cho người mua vào tài
khoản, định kỳ theo thoả thuận của hai bên người bán trả tiền cho người
mua. Phương thức này ngược lại với phương thức Ứng trước.
* Đặc điểm:
- NH không tham gia vào quá trình thanh toán. Có hai bên tham
gia là NXK và NNK.
- Chỉ mở tài khoản đơn biên, tài khoản ở bên NXK mới có giá trị
thanh toán. Nếu NNK mở tài khoản thì chỉ để theo dõi.
- Hai bên mua bán thực sự tin tưởng nhau, hàng hoá mua bán
thường vào thời gian định kỳ.
-Giá hàng trong phương thức này cao đơn giá trong phương thức
trả tiền ngay, để tránh rủi ro tỷ giá, tín dụng.

2.3.3. Chuyển tiền ( Remittance)
* Khái niệm: Thanh toán bằng chuyển tiền là phương thức thanh
toán trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu NH phục vụ mình
chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) theo
một địa chỉ và thời gian nhất định, bằng phương tiện chuyển tiền do
khách hàng yêu cầu.
Có hai hình thức chuyển tiền là chuyển tiền bằng thư (Mail
transfer) và chuyển tiền bằng điện (Telegrgaphic transfer T/T)

Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

15

* Đặc điểm: Là phương thức thanh toán đơn giản, người chuyển
tiền và người thụ hưởng thanh toán trực tiếp với nhau. NH chỉ đóng vai
trò trung gian thanh toán theo uỷ nhiệm chi để hưởng phí. Việc chuyển
trả tiền cho người bán hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí thanh toán của
người mua.
* Rủi ro:
- Với người mua, nếu áp dụng thanh toán trước, có thể không nhận
được hàng hoá có số lượng và chất lượng như hợp đồng.
- Với người bán, nếu áp dụng thanh toán sau, có thể họ không nhận
được tiền hàng đúng hạn.
- Với NH phục vụ người mua, nếu cho khách hàng vay mà hàng về
không đúng phẩm chất, người mua bị thua lỗ thì NH không thu được nợ.

2.3.4. Nhờ thu
* Khái niệm: Là phương thức thanh toán mà NXK sau khi giao
hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho NNK thi uỷ thác cho NH phục vụ mình
thu tiền của NNK thông qua NH đại lý sau khi xuất trình hối phiếu hoặc
bộ chứng từ hợp lệ do NXK lập.
Có hai loại Nhờ thu
- Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection) : Người bán nhờ NH phục
vụ mình thu hộ tiền hàng thông qua hối phiếu do người bán lập. Phương
pháp này thường áp dụng khi bên mua, bên bán tin cậy lẫn nhau, việc
mua bán không cẩn thiết chứng từ kèm theo.
- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) : Bên bán nhờ
NH phục vụ minh thu hộ tiền hàng thông qua hối phiếu và bộ chứng từ
hàng hoá kèm theo. Các chứng từ hợp lệ, người mua chấp nhận trả tiền.
2.3.5. Tín dụng chứng từ
Trong các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay, PTTT tín
dụng chứng từ là được sử dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất.
Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

16

3. Phương thức tín dụng chứng từ
3.1. Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó,
theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng
( ngân hàng phát hành L/C) sẽ phát hành ,một bức thư, gọi là L/C (Letter

of Credit), theo đó, NHPH cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho
một bên thứ ba ( người thu hưởng L/C) khi người này xuất trình cho
NHPH bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều
khoản quy định của L/C.
Theo điều 2,UCP 600, Tín dụng chứng từ được định nghĩa như
sau:
Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc
gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ ngang
của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.
3.2. Đặc điểm và chức năng
• Đặc điểm
* L/C là hợp đồng kinh tế hai bên
L/C là hợp đồng kinh tế giữa hai bên là NHPH và người thụ
hưởng. Mọi yêu cầu và chỉ thị của người xin mở L/C đã do NHPH đại
diện, do đó, tiếng nói chính thực của người xin mở L/C không được thể
hiện trong L/C.
* L/C độc lập với hợp đồng hàng hoá
Về bản chất, L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương
hoặc hợp đồng khác mà hợp đồng này là cơ sở hình thành giao dịch L/C.
Trong mọi trường hợp, ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc
vào hợp đồng như vậy, ngay cả khi L/C có bất cừ dẫn chiếu nào đến hợp
đồng này.

Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


17

L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành nên cơ sở của hợp dống ngoại
thương, nhưng sau khi thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng
này. Một khi L/C đã được mở và đã được các bên chấp nhận, thì cho dù
nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không cũng
không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến
L/C.
* L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào
chứng từ.
Ngân hàng chỉ dựa trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để
quyết định xem chứng từ có phù hợp hay không. Các chứng từ trong L/C
là cơ sở quan trọng đặc biệt, là bằng chứng về việc giao hàng của người
bán, là đại diện cho giá trị hàng hoá đã được giao, là căn cứ để ngân hàng
trả tiền, là căn cứ để nhà nhập khẩu hoàn trả tiền cho NH, là chứng từ đi
nhận hàng của nhà nhập khẩu. NH không trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu
chứng từ xuất trình không phù hợp ngay cả khi hàng đã được chuyển cho
nhà nhập khẩu theo thoả thuận của hai bên. Khi chứng từ hoàn toàn phù
hợp, NHPH phải thanh toán vô điều kiện cho nhà nhập khẩu, có thể trên
thực tế hàng hoá có thể không được giao hoặc được giao không hoàn
toàn đúng như ghi trên chứng từ. Nếu chứng từ không phù hợp mà NH
thanh toán cho nhà xuất khẩu thì NH phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
* L/C yêu cầu tuân thủ chế độ chứng từ rất chặt chẽ
Việc thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ, nên yêu cầu tuân thủ chặt
chẽ của chứng từ là nguyên tắc cơ của giao dịch L/C. Để được thanh
toán, người xuất khẩu phải lập được bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ các
điều khoản của L/C. Số loại, số lượng từng loại chứng từ và nội dung
chứng từ phải phù hợp. Chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản của L/C
và mâu thuẫn nhau, hoặc không có các căn cứ pháp lý hợp pháp (dấu,


Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

18

chữ ký) sẽ coi là bất hợp lệ. NH không chịu trách nhiệm kiểm tra các
chứng từ không quy định trong L/C.
* Theo UCP 600, NHPH có không quá 5 ngày làm việc sau khi
nhận được bộ chứng từ để kiểm tra tính phù hợp.Nếu NH quyết định từ
chối thì phải thông báo cho NH của người hưởng lợi trước lúc đóng cửa
của ngày làm việc thứ 5.
• Chức năng cơ bản của L/C
- Chức năng thanh toán: Bộ chứng từ xuất trình đòi tiền theo L/C
thông thường là những chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá, chứng
minh việc người bán hàng đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng
đã ký với người mua, là cơ sở để NH thực hiện thanh toán.
- Chức năng tín dụng: L/C là văn bản thể hiện loại tín dụng do NH
cung cấp cho người nhập khẩu và là sự cam kết trực tiếp của NH với nhà
xuất khẩu. NH có thể thanh toán cho nhà XK trước khi nhà nhập khẩu
thanh toán cho NH, tỷ lệ ký quỹ nhỏ, để cho nhà NK không bị ứ đọng
vốn, và có nhiều vốn để đảm bảo cho việc sản xuất. Tuy nhiên trong
nhiều trường hợp NH chỉ chấp nhận khi nhà NK ký quỹ 100% giá trị
L/C, tức là không cấp cho nhà NK một khoản tín dụng nào.
- Chức năng bảo đảm thanh toán: L/C là sự cam kết độc lập của
NH mở đối với NNK. NHPH đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho NNK
ngay khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp, mà không phụ thuộc vào ý

muốn hay khả năng thanh toán của NNK. L/C cũng giúp cho NNK kiểm
tra chứng từ liên quan đến hợp đồng thương mại, giấy chứnh nhận xuất
xứ hàng hoá,...toàn bộ chứng từ liên của L/C. Vì vậy việc thanh toán qua
thư tín dụng chứng từ được kiểm soát rất chặt chẽ.

Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

19

3.3. Nội dung của L/C
3.3.1.Số hiệu L/C (Credit Number)
Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó, nhằm tạo điều
kiện để trao đổi thư từ, điện tín chính xác, thuận lơi, hoặc để ghi vào các
chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán L/C.
3.3.2 Địa điểm phát hành L/C
Là nơi NHPH L/C viết cam kết thanh toán cho người thụ hưởng.
Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến việc tham chiếu
luật quốc gia giải quyết những tranh chấp về L/C.
3.3.3 Ngày phát hành L/C (Date of Isssuance)
Là ngày:
-Bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C
- Ngày phát sinh sự cam kết của NHPH với người thụ hưởng
- Ngày phát sinh trách nhiệm không hủy ngang của nhà nhập khẩu
trong việc hoàn trả cho NHPH thanh toán L/C.
- Là mốc để nhà xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có mở

L/C đúng hạn như quy định trong hợp đồng ngoại thương hay không.
L/C thường được nhà nhập khẩu mở trước ngày giao hàng một thời
hạn nhất định để nhà nhập khẩu có đủ thời gian cần thiết chuẩn bị hàng
hoá gửi đi. Nếu L/C được mở sớm thì có lợi cho người xuất khẩu để
chuyển hàng đi nhưng khi đó nhà nhập khẩu sẽ bị đóng vốn vì phải ký
quỹ.
3.3.4 Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C
- Người yêu cầu mở L/C
Người thụ hưởng
- Ngân hàng phát hành
- Ngân hàng thông báo
- Ngân hàng chiết khấu
Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

20

- Ngân hàng xác nhận
Tên, địa chỉ của các bên có liên quan phải chính xác như quy định
trong đơn xin mở L/C.
3.3.5 Số tiền của L/C (Credit amount )
Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữ và
phải thống nhất với nhau, tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng như VND,
USD, GPB,.. Nếu số tiền bằng số và bằng chữ khác nhau thì người thụ
hưởng phải làm thủ tục tiến hành sửa đổi L/C. Trên thư tín dụng không
ghi số tiền tuyệt đối mà thường ghi theo một giới hạn để nhà xuất khẩu

có thể giao hàng với giá trị hàng hoá nằm trong khoảng giới hạn đó.
3.3.6 Thời hạn hiệu lực và địa điểm xuất trình
- Thời hạn hiệu lực là thời hạn mà NHPH cam kết trả tiền cho nhà
xuất khẩu, nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và
phù hợp với những điều quy định của L/C.
- Thời hạn của L/C được tính từ ngày mở L/C (Date of Issuance)
đến ngày hết hiệu lực của L/C (Expiry Date)
- Việc xác định thời hạn hiệu lực của L/C phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:
+ Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và
không được trùng với ngày hết hạn của L/C.
+ Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý và
không được trùng với ngày giao hàng. Thời hạn hợp lý này được tính tối
thiếu bằng tổng số ngày cần thiết để thông báo mở L/C, số ngày lưu L/C
ở NHTB, số ngày chuẩn bị hàng để giao cho người nhập.
+ Ngày hết hạn hiệu lực L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian
hợp lý. Thời gian này bao gồm số ngày chuyển chứng từ nơi giao hàng
đến cơ quan của nhà xuất khẩu, số ngày lập bộ chứng từ, số ngày lưu giữ
chứng từ tại NHTB, số ngày vận chuyển chứng từ đến NHPH (hay ngân
hàng trả tiền)

Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

21


- Địa điểm của NH mà tại đó L/C có giá trị thanh toán là địa điểm
xuất trình L/C. Địa điểm này có giá trị tự do, có thể là địa điểm của bất
kỳ NH nào, không phải là NHPH.
3.3.7 Thời gian trả tiền của L/C (Date of Payment)
- Có thể trả tiền ngay hay trả tiền theo kỳ hạn, điều này hoàn toàn
phụ thuộc vào quy định trong hợp đồng ngoại thương
- Nếu trả tiền ngay (L/C At sight), thì điều khoản về ký phát hối
phiếu của L/C sẽ là: "Avaailable against presentation of your draft at
sight on..."(thanh toán khi xuất trình hối phiếu trả tiền ngay...).Thời hạn
phải trả tiền ngay phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C.
3.3.8 Thời hạn giao hàng (Shipment Date)
Ngày giao hàng được quy định trong L/C theo hợp đồng ngoại
thương.
3.3.9 Những nội dung liên quan đến hàng hoá
Bao gồm: Tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm
chất, bao bì, ký mã hiệu... cũng được ghi vào L/C. Để bảo đảm bức điện
được truyền đi thì dung lượng của bức điện phải có giới hạn. Vì vậy, đối
với những hợp đồng có nội dung mô tả hàng hoá chỉ được thể hiện vắn
tắt trong điện.
3.3.10 Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá:
Các điều kiện cơ sở giao hàng (FOB,CIF,CIP,..), nơi gửi và nơi
giao hàng, cách vận chuyển và giao hàng,..cũng được ghi vào L/C. Các
điều khoản này phải được dẫn chiếu theo Incorterm 2000.
3.3.11 Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình
- NHPH chỉ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi bộ chứng từ được
xuất trình phù hợp.
- Bộ chứng từ do L/C quy định nhiều hay ít tuỳ theo tính chất hàng
hoá, quy định của nước nhập khẩu và sự thoả thuận giữa hai bên mua
bán, nhất là đối với người mua. Mỗi loại chứng từ, số loại, bản chính hay
sao, người phát hành...

Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

22

- Bộ chứng từ thường gồm:
Bản gốc thư tín dụng, hoá đơn thương mại, đơn hoặc hợp đồng bảo
hiểm, vận đơn, giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhận xuất xứ,
phiếu đóng gói. Có thể kèm theo một sô giấy tờ khác theo yêu cầu của
NNK.
3.3.12 Sự cam kết trả tiền của NHPH
Là nội dung cuối cùng của L/C, nó rõ ràng buộc trách nhiệm của
NHPH phải thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình bộ chứng
từ phù hợp.
3.4. Quy trình thanh toán L/C
3.4.1 Các bên tham gia
* Người yêu cầu - Người mở - Người xin mở (Applicant)
Là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của theo yêu cầu của
họ. Trong thương mại quốc tế, Người mở thường là người nhập khẩu,
yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm
pháp lý về việc NHPH trả tiền cho Người thu hưởng L/C. Trong một số
trường hợp người mở còn gọi là 'opener","accountee" hay "principal".
* Người thụ hưởng - Người hưởng - Người hưởng lợi
(Beneficiary)
Là bên hưởng lợi L/C, được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu
hối phiếu đã chấp nhận thanh toán của L/C. Tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà

người thụ hưởng có thế có những tên gọi khác nhau như: người bán
(seller), nhà xuất khẩu (exporter), người ký phát hối phiếu (drawer),
người thắng thầu (contractor).
*NHPH (Isssuing Bank)
Là ngân hàng thực hiện phát hành theo yêu cầu của Người mở, tức
là NH đã cấp tín dụng cho Người mở. NHPH thường được hai bên thoả
thuận và quy định trong hợp đồng mua bán. Nếu không có sự thoả thuận
trước. Nếu không có sự thoả thuận trước thì nhà nhập khẩu được phép tự
chọn NHPH. NHPH còn gọi là NH mở (Opening Bank).
Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

23

* NH thông báo (Advasing bank): Là NH thực hiện thông báo L/C
cho Người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH. NHTB thường là NH đại
lý hay một chi nhánh của NHPH ở nước nhà xuất khẩu.
* NH xác nhận (confirming bank): Là NH bổ sung sự xác nhận của
mình đối với L/C cho Người thụ hưởng theo yêu cầu hoặc sự thụ hưởng
của NHPH.
* NH được chỉ định (Nominated): Là NH mà tại đó L/C có giá trị
thanh toán hoặc chiết khấu, hoặc là bất cứ NH nào nếu L/C có giá trị tự
do.
NH được chỉ định bao gồm :
-NH xác nhận
-NH trả tiền

-NH chiết khấu
-NH chấp nhận
-NH trả chậm
NH được chỉ định giống như NHPH có trách nhiệm kiểm tra
chứng từ khi nhà xuất khẩu nhận được từ nhà xuất khẩu gửi đến.

Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

24

3.4.2. Quy trình thanh toán L/C
Sơ đồ quy trình thanh toán L/C
Sơ đồ quy trình thanh toán L/C
Hợp đồng ngoại thương
Nhà xuất
khẩu
9. T.
toán

Nhà nhập
khẩu
3. Hàng hoá

4. Bộ c.từ
+ HP


1. Đơn
7.Thanh
xin mở
L/C

2. L/C

Ngân hàng thông
báo/ NH trả tiền

2. L/C
5. Bộ c.từ + HP
+ Thư đòi tiền

6. Bộ
c.từ

toán

Ngân hàng
phát hành

8. Thanh toán
8. Thanh toán
(1) Hai bên ký hợp đồng ngoại thương với điều kiện thanh toán
theo phương thức tín dụng chứng từ L/C.
(2) NNK căn cứ vào hợp đồng thương mại làm đơn xin mở L/C tại
ngân hàng phục vụ mình.
(3) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu nhà nhập khẩu đáp ứng đẩy

đủ các yêu cầu của NH thì NH sẽ phát hành L/C cho họ, thông qua NH
đại lý ở nước NXK, thông báo cho NXK về việc mở L/C và chuyển bản
chính của L/C đến nhà xuất khẩu thông qua NH thông báo (NH phục vụ
NXK).
(4) Khi nhận được thông báo về việc mở L/C, NHTB sẽ thông báo
và chuyển ngay L/C đến NXK.

Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

25

(5) Nếu NNK chập nhận nội dung của L/C đã mở sẽ giao hàng.
Nếu không chấp nhận thì họ thông báo và đề nghị NHPH sửa đổi, bổ
sung L/C phù hợp với nội dung hợp đồng rồi giao hàng.
(6) Sau khi giao hàng, NXK lấy bộ chứng từ thanh toán theo quy
định của L/C qua NHTB, xuất trình cho NHPH để được thanh toán.
(7) NHPH kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp với quy định trong
L/C, NHPH tiến hành thanh toán. Nếu không phù hợp thì NHPH thông
báo và đề nghị sửa đổi, và có thể từ chối thanh toán.
(8) NHPH L/C đòi tiền NNK và chuyển bộ chứng từ hàng hoá cho
NNK.
(9) NNK nếu thấy phù hợp với L/C thì hoàn trả tiền cho NH,nếu
không phù hợp thì từ chối thanh toán.
3.4.3. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại trong phương thức
thanh toán L/C

 NHPH L/C
Hai bên mua bán thống nhất và quy định NHPH L/C trong hợp
đồng.
NHPH phục vụ cho nhà nhập khẩu thực hiện các công việc sau:
B1.Tiếp nhận và kiểm tra đơn xin mở L/C
Hồ sơ xin mở L/C gồm :
- Đơn xin mở L/C
- Hợp đồng ngoại thương
- Giấy phép nhập khẩu, thư bảo lãnh của một NH khác (nếu có)
- Hồ sơ pháp lý của DN
NH kiểm tra các loại giấy tờ có đủ tính pháp lý, chính xác hay
không.
- Kiểm tra đơn mở có đúng theo mẫu của NH. Hợp đồng ngoại
thương có đầy đủ điều khoản về hàng hoá, điều kiện giao hàng, thời gian
Nguyễn Thị Thu Trang

Lớp: Ngân hàng 46C


×