Tải bản đầy đủ (.ppt) (47 trang)

ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CHỤP CLVT ĐA DÃY ĐẦU THU TRONG CHẨN ĐOÁN TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI CẤP TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.71 KB, 47 trang )

Bộ y tế

Trường Đại học Y Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II
KHUẤT QUANG HUY

ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CHỤP CLVT ĐA
DÃY ĐẦU THU TRONG CHẨN ĐOÁN TẮC
ĐỘNG MẠCH PHỔI CẤP TÍNH

Thầy hướng dẫn:
PGS.TS. BÙI VĂN LỆNH


ĐẶT VẤN ĐỀ
 Tắc động mạch phổi (TĐMP) là tình trạng tắc
nghẽn một phần hay toàn bộ ĐMP
 > 90% TĐMP cấp tính là do huyết khối
 Là cấp cứu tim mạch thường gặp
Quy trình chẩn đoán: Lâm sàng thang điểm Wells
+ D - dimer + CLVT đa dãy.


ĐẶT VẤN ĐỀ
 CLVT là phương pháp không xâm lấn, có độ
nhạy và độ đặc hiệu cao.
Theo nghiên cứu trên thế giới: độ nhạy và độ
đặc hiệu của CLVT đa dãy đầu thu trong chẩn
đoán TĐMP là 94-100%.



ĐẶT VẤN ĐỀ
 Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về lâm sàng, dịch tễ TĐMP, nhưng
ít có nghiên cứu về đặc điểm hình ảnh CLVT trong TĐMP. Góp phần tìm hiểu
thêm đặc điểm hình ảnh CLVT trong TĐMP, chúng tôi thực hiện đề tài: “ Đặc
điểm hình ảnh chụp CLVT đa dãy đầu thu trong chẩn đoán tắc động mạch phổi
cấp tính” nhằm mục tiêu:

Mô tả đặc điểm hình ảnh của cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu
trong tắc động mạch phổi cấp tính.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Giải phẫu

 ĐM phổi xuất phát từ tâm thất phải, phân chia như quy luật
phân chia của cây phế quản gồm: thân động mạch phổi, động
mạch phổi phải và trái, động mạch thùy, động mạch phân thùy, hạ
phân thùy và sự chia nhánh nhỏ hơn ở ngoại vi.


TỔNG QUAN
Tắc động mạch phổi cấp tính
 TĐMP

cấp tính là tình trạng tắc nghẽn
một hoặc nhiều nhánh, tắc hoàn toàn
hoặc tắc không hoàn toàn của động mạch
phổi do huyết khối từ xa di chuyển tới



TỔNG QUAN
Dịch tễ


TĐMP cấp đứng hàng thứ 3 trong các cấp cứu tim
mạch thường gặp, sau nhồi máu cơ tim và đột quỵ



70% liên quan đến huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.


TỔNG QUAN
Yếu tố nguy cơ








Tuổi trên 65
Hút thuốc lá nhiều năm
Bất động lâu
Ung thư
Sau mổ
Chấn thương
Huyết khối tĩnh mạch sâu.



TỔNG QUAN
Triệu chứng lâm sàng
 Triệu chứng không đặc hiệu do đó các nhà L.S thường áp dụng

bảng điểm Wells, để phân tầng nguy cơ, nâng cao khả năng dự
đoán. Điểm Wells càng cao thì nguy cơ bị TĐMP càng cao.
Yếu tố

Chỉ số

Điểm

Yếu tố
thuận lợi

Tiền sử tắc tĩnh mạch chi dưới
Tiền sử tắc động mạch phổi

1.5

Bất động kéo dài > 3 ngày hoặc phẫu thuật trong vòng
4 tuần

1.5

Ung thư

1


Cơ năng

Ho ra máu

1

Thực thể

Nhịp tim nhanh> 100 l/p

1.5

Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới

3

Ít nghĩ đến chẩn đoán khác

3

Nguy cơ thấp

<2

Nguy cơ trung bình

2-6

Nguy cơ cao


>6

Ước
lượng


TỔNG QUAN
Xét nghiệm D- dimer
 D- dimer là sản phẩm phân hủy Fibrin. Nồng độ D- dimer cao

trong máu là chứng tỏ có sự hiện diện của máu đông cấp tính.
 Các nghiên cứu gần đây thường lấy ngường D-dimer> 500 µg/l

là mốc để đánh giá có tắc động mạch phổi cấp tính.


TỔNG QUAN
Chẩn đoán hình ảnh


X quang – ngực



Siêu âm



Cộng hưởng từ




Chụp mạch



Cắt lớp vi tính đa dãy


TỔNG QUAN
Cắt lớp vi tính đa dãy


Nhanh, thích hợp trong cấp cứu.



Không xâm lấn



Độ nhạy và độ đặc hiệu cao



Thấy được hình ảnh trực tiếp, gián tiếp của huyết khối




Mức độ tắc: hoàn toàn hay không hoàn toàn



Tiên lượng được mức độ nặng của TĐMP


TỔNG QUAN
Cắt lớp vi tính

Hình A: tắc hoàn toàn

Hình B: tắc không toàn

Trên CLVT huyết khối là hình trong lòng mạch, không ngấm thuốc cản quang, giảm tỷ trọng
so với sự tăng tỷ trong của thuốc cản quang trong lòng động mạch phổi.


TỔNG QUAN
Điều trị


Điều trị nội khoa : hồi sức tích cực kết hợp với thuốc
chống đông và tiêu sợi huyết.



Điều trị ngoại khoa: can thiệp mạch, hoặc phẫu thuật để
lấy huyết khối.



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu


Các bệnh nhân TĐMP được điều trị tại Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội từ tháng 2/2011đến tháng 6/2014.



Có hồ sơ bệnh án với đầy đủ thông tin để cung cấp cho
bệnh án mẫu



Có phim CLVT động mạch phổi đạt tiêu chuẩn chẩn đoán


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn:
Bao gồm những bệnh nhân được chẩn đoán là tắc động mạch phổi cấp tính theo đúng
quy trình chẩn đoán và điều trị theo phác đồ điều trị TĐMP cấp tính. Cụ thể:


Lâm sàng: nghi ngờ, thang điểm lâm sàng Well cao




Xét nghiệm D- Dimer >500µg/l



Chụp CLVT đa dãy đúng kỹ thuật thấy huyết khối trong lòng ĐMP



Được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ TĐMP cấp



Có kết quả theo dõi đánh giá quá trình điều trị tại khoa



Chẩn đoán cuối cùng khi ra viện là TĐMP cấp tính

Tiêu chuẩn loại trừ:


Các bệnh nhân không đảm bảo đủ tiêu chuẩn nghiên cứu trên.

Kết quả đã lựa chọn được 24 bệnh nhân vào nghiên cứu.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu



Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang hồi cứu



Phương pháp thu thập thông tin:
 Xây dựng bệnh án mẫu
 Sử dụng bệnh án mẫu để thu thập thông tin từ bệnh án của
bệnh nhân


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các bước tiến hành nghiên cứu
Bước 1:
Lấy danh sách, chọn bệnh nhân thuộc đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn.
Bước 2:
Sử dụng các thông tin trên để lấy hồ sơ từ phòng lưu trữ.
Bước 3:
Lấy phim CLVT động mạch phổi, học viên cùng đọc lại với giáo viên hướng dẫn.
Bước 4:
Xử lý số liệu.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Xử lý số liệu
 Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0
 Dùng một số thuật toán: tỷ lệ, trung bình

 So sánh các tỷ lệ, so sánh trung bình bằng kiểm

định χ2 và test Fisher, có ý nghĩa thống kê nếu p <
0,05.


KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Tuổi:
Nhóm tuổi

N

Tỷ lệ %

< 60

8

33.3

≥ 60

16

66.7

Tổng

24


100

 Tuổi trung bình: 61 ± 17
Hoàng Bùi Hải: 59.6 ± 18.7
Joshua Tambe: 47.6±10.5.

Stein: 50 ± 17

 Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Hoàng Bùi Hải và cao
hơn của Tambe và Stein nhưng đều có đặc điểm chung là hay gặp ở các bệnh nhân > 50-60 tuổi.


KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Giới:

 Nam giới chiếm 58.3%.
Hoàng Bùi Hải: nữ 54.4% . Stein: nữ 58% [59]
 Joshua Tambe: nam chiếm 58.3%
 Tỷ lệ này khác biệt so với nghiên cứu của Hoàng Bùi Hải và Stein nhưng tương đồng với nghiên
cứu của Tambe


KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng:

 Khó thở và đau ngực là hai dấu hiệu hay gặp khiến bệnh nhân đến viện, phù hợp với nghiên
cứu của đa số các tác giả trong nước và nước ngoài.



KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Yếu tố nguy cơ:
Yếu tố nguy cơ

N

Tỷ lệ %

Tuổi trên 65

8

33.3

Huyết khối tĩnh
mạch sâu

7

29.2

Bất động lâu

3

12.5


Sau mổ

4

16.7

Chấn thương

4

16.7

Ung thư

5

20.8

Hút thuốc lá

4

16.7

 Tuổi trên 65 và huyết khối tĩnh mạch sâu là yếu tố nguy cơ hay gặp tương tự với nghiên cứu của
các tác giả nước ngoài.


KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Kết hợp các yếu tố nguy cơ:
Số yếu tố nguy cơ

N

Tỷ lệ %

Không có yếu tố nguy cơ

4

16.7

Có 1 yếu tố nguy cơ

4

16.7

Có 2 yếu tố nguy cơ

13

56

3

11.6

Có trên 2 yếu tố nguy cơ


 Có 4 bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ, còn lại tất cả đều có ít nhất một yếu tố nguy cơ, trong
đó có 2 yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ cao nhất là 56%. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên
cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài khi thấy rằng càng nhiều yếu tố nguy cơ thì nguy cơ
tắc động mạch phổi càng cao.


KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Thang điểm Well:
Điểm Well

N

Tỷ lệ %

Thấp (<2 điểm)

4

16.7

Trung bình ( 2-6
điểm)

9

37.4

Cao ( > 6 điểm)


11

45.9

Tổng

24

100

Hội tim mạch châu Âu: TĐMP ở nhóm điểm Well thấp 10%, trung bình 30% cao 65% .
 Điểm Well càng cao thì nguy cơ tắc ĐMP càng cao phù hợp với nghiên cứu của các tác giả
nước ngoài.


×