1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tắc động mạch phổi là tình trạng tắc nghẽn một phần hay toàn bộ động
mạch phổi do nhiều nguyên nhân khác nhau (huyết khối, mỡ, khí, nước ối,
khối u…), trong đó hơn 90% là do huyết khối [1].
Tắc động mạch phổi (TĐMP) là một cấp cứu tim mạch thường gặp thứ
ba sau nhồi máu cơ tim và đột quỵ, tỷ lệ mắc mới hàng năm ở Mỹ và Châu
Âu khoảng từ 1-1,8 /1000 dân [2].
Lâm sàng TĐMP không đặc hiệu: triệu chứng có thể chỉ là hồi hộp đau
ngực mơ hồ, cũng có thể diễn biến nặng ngay từ đầu và đột tử (khoảng 15%).
Nguy cơ tử vong cao (có thể đến 30%) do bỏ sót, chẩn đoán nhầm và phát
hiện muộn. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ tử
vong có thể chỉ ở mức 2 đến 8% [3].
Cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy đầu thu là một phương pháp chẩn đoán
không xâm lấn, thời gian thăm khám nhanh, đáp ứng được với tình trạng
khẩn trương của bệnh lý TĐMP [3].
Hình ảnh CLVT cho phép phân tích các dấu hiệu TĐMP từ trung tâm
đến ngoại vi, mức độ tắc, số lượng nhánh tắc và còn khảo sát được tĩnh mạch
sâu ngay trong một lần chụp động mạch phổi [4]. Bên cạnh đó, CLVT còn có
khả năng chẩn đoán bệnh phối hợp, bệnh khác ở ngực và tiên lượng mức độ
nặng, xác suất tử vong của TĐMP.
Theo nghiên cứu PIOPED (Prospective Investigation Of Pulmonary
Embolism Diagnosis) [33]: CLVT đa dãy đầu thu trong chẩn đoán TĐMP có
độ nhạy, độ đặc hiệu từ 94- 100%. Nó được coi là tiêu chuẩn vàng, là sự lựa
chọn đầu tay và có thể là duy nhất trong chẩn đoán TĐMP [33].
2
Tại Việt Nam, máy chụp CLVT đa dãy đầu thu đã được trang bị ở
nhiều nơi, từ các bệnh viện tuyến trung ương đến bệnh viện các tỉnh thành.
Đã có nhiều nghiên cứu trên phương diện lâm sàng và dịch tễ nhưng còn ít
nghiên cứu trên phương diện hình ảnh y khoa của TĐMP. Góp phần tìm hiểu
thêm về hình ảnh CLVT trong TĐMP, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu trong chẩn đoán tắc
động mạch phổi cấp tính” với mục tiêu:
Mô tả đặc điểm hình ảnh của cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu trong tắc
động mạch phổi cấp tính.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI
1.1.1. Sơ lược về giải phẫu tuần hoàn phổi
1.1.1.1. Động mạch phổi
Khí quản
Quai động mạch
chủ
Phế quản gốc trái
Phế quản gốc phải
Phế quản thùy trên phải
Động mạch phổi trái
ĐM phổi phải
Phế quản thùy trên trái
TM phổi phải nhánh trên
Tĩnh mạch phổi trên trái
Phế quản thùy dưới phải
Phế quản thùy dưới trái
TM phổi phải
TM phổi trái nhánh dưới
duwois
Thân động mạch phổi
PQ thùy dưới
phải
Thất trái
TM chủ trên
Động mạch chủ lên
Tiểu nhỉ phải
Thất phải
TM chủ dưới
Hình 1.1. Giải phẫu động và tĩnh mạch phổi [5-7]
Động mạch phổi (màu xanh trên hình mô phỏng) xuất phát từ tâm
thất phải, là động mạch chức năng của vòng tiểu tuần hoàn trong cơ thể.
Động mạch phổi được hình dung như một cây động mạch mà đường đi,
phân nhánh, liên quan của nó đúng như quy luật phân chia của cây phế
quản. Cấu tạo của nó bao gồm: thân động mạch phổi, động mạch phổi phải
và trái, động mạch phân thùy, động mạch hạ phân thùy và sự phân nhánh
nhỏ hơn ở ngoại vi.
4
Thân động mạch phổi:
Là đoạn bắt đầu từ tâm thất phải, kết thúc khi nó phân thành hai nhánh
là động mạch phổi phải và động mạch phổi trái.
Động mạch phổi phải:
Chạy ngang sang phải, qua rốn phổi, bắt chéo trước phế quản chính
phải, ở ngay dưới phế quản thùy trên.
Động mạch phổi trái:
Chạy chếch lên trên sang trái, bắt chéo trước phế quản chính trái ở
phía trên phế quản thùy trên. Động mạch phổi trái nhỏ hơn và ngắn hơn động
mạch phổi phải.
Động mạch thùy phổi:
Khi vào trong phổi, cả hai động mạch chạy xoắn quanh thân phế quản
chính và phân chia nhỏ dần, từ động mạch thùy, phân thùy, hạ phân thùy,
dưới hạ phân thùy như quy luật phân chia của cây phế quản. Đơn vị phân chia
nhỏ nhất của động mạch phổi là mạng mao mạch quanh phế nang.
5
Quai ĐM chủ
Thân ĐM phổi
TM chủ trên
ĐM phổi thùy dưới trái
TM phổi dưới trái
ĐM phổi thùy trên
TM phổi phải
nhánh dưới
TM chủ dưới
ĐM chủ bụng
Hình 1.2. Giải phẫu mô tả tuần hoàn tim phổi [8]
Bảng 1.1. Phân chia cây động mạch phổi
Động mạch phổi phải
Động mạch thùy trên
Động mạch phổi trái
Động mạch thùy trên
Động mạch phân thùy đỉnh
Động mạch Phân thùy sau
Động mạch Phân thùy trước
Động mạch thùy giữa
Động mạch phân thùy sau ngoài
Động mạch phân thùy trước trong
Động mạch thùy dưới
1
2
3
Động mach phân thùy đỉnh
Động mạch phân thùy đáy trong
Động mạch phân thùy đáy trước
Động mạch Phân thùy đáy bên
Động mạch phân thùy đáy sau
1.1.1.2. Tĩnh mạch phổi
Động mạch phân thùy đỉnh sau
1+2
Động mạch phân thùy trước
Động mạch phân thùy lưỡi trên
3
4
Động mạch phân thùy lưỡi dưới
Động mạch thùy dưới
5
6
Động mạch phân thùy đỉnh
6
7
8
Động mạch phân thùy đáy trước 7+8
4
5
trong
9 Động mạch phân thùy đáy bên
10 Động mạch phân thùy đáy sau
9
10
6
Các lưới mao mạch quanh phế nang tập trung dần để đổ vào các tĩnh
mạch quanh tiểu thuỳ. Các tĩnh mạch quanh tiểu thùy hợp lại thành các tĩnh
mạch lớn dần, cuối cùng tạo thành hai tĩnh mạch phổi trên và dưới ở mỗi bên
phổi. Bốn tĩnh mạch phổi (màu đỏ trên các hình mô phỏng), mang máu đã
được oxy hóa từ phổi đổ vào tâm nhĩ trái để tiếp tục đi theo dòng chảy của đại
tuần hoàn. Tĩnh mạch phổi không đi cùng với động mạch phổi và nó cũng
không phân nhánh theo quy luật của cây phế quản [9-12].
1.1.1.3. Động tĩnh mạch phế quản
Động mạch phế quản:
Có nguồn gốc từ động mạch chủ ngưc. Nó là động mạch thuộc hệ đại
tuần hoàn, nuôi dưỡng cho cây phế quản và nhu mô phổi. Động mạch phế
quản có những nhánh nối với động mạch phổi. Trong trường hợp động mạch
phế quản bị tắc mà nó không mở được các đường thông, sẽ gây ra xẹp phổi,
trong các nguyên nhân gây tắc động mạch phế quản thì tắc động mạch phổi
cũng là một nguyên nhân [9-12].
Tĩnh mạch phế quản:
Các tĩnh mạch sâu dẫn máu từ trong phổi đổ vào tĩnh mạch phổi, còn
các tĩnh mach nông dẫn máu từ ngoài phổi màng phổi (lá tạng) đổ vào tĩnh
mạch đơn và tĩnh mạch bán đơn phụ [9-12].
1.1.1.4. Mạch bạch huyết của phổi:
Mạch bạch huyết trong nhu mô phổi đổ vào các hạch bạch huyết phổi
nằm gần những chỗ chia nhánh của phế quản, rồi từ đó đổ vào các hạch phế
quản phổi nằm ở rốn phổi [9-12].
7
1.1.2. Giải phẫu bệnh TĐMP
Giải phẫu bệnh TĐMP chia làm 4 type:
Typ 1: huyết khối mới ở động mạch phổi gốc hay thùy phổi.
Typ 2: lớp nội mạc dày và sơ hóa có thể kèm theo huyết khối đã tổ
chức hóa hay chưa tổ chức hóa.
Typ 3: đã xơ hóa, lớp nội mạc dày lên và lòng mạch bị bó hẹp lại, khó
phẫu thuật có thể kèm theo huyết khối đã xơ hóa.
Typ 4: tổn thương ở mạch nhỏ, ở ngoại vi, quan sát vi thể, không phẫu
tích được [2].
Hình 1.3. GPB đại thể trong huyết khối động mạch phổi [1]
1.1.3. Dịch tễ của TĐMP
Tắc động mạch phổi và huyết khối tĩnh mach sâu (HKTMS) là hai hình
thức biểu hiện của bệnh huyết khối tĩnh mạch (HKTM). Nguy cơ tử vong chỉ
8
được thấy ở tắc động mạch phổi cấp tính mà ít khi được đặt ra với viêm tắc
tĩnh mạch sâu [10] Tỷ lệ tử vong của TĐMP cấp tính lần đầu là khoảng 711% và tăng lên gấp ba lần ở tái phát lần sau [13].
Nguy cơ HKTM sau phẫu thuật là cao nhất ở trong 2 tuần đầu tiên và
vẫn còn cao trong 2- 3 tháng. Hầu hết bệnh nhân có triệu chứng HKTMS có
cục máu đông gần thì 40-50% sẽ xuất hiện TĐMP, thường không có biểu hiện
triệu chứng lâm sàng [14].
TĐMP thường xuất hiện sau khi xuất hiện HKTMS 3- 7 ngày, 10% có
thể tử vong trong 1 giờ sau khi có triệu chúng ban đầu [14].
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ trong TĐMP
Huyết khối tĩnh mạch sâu và TĐMP là hai biểu hiện lâm sàng của bệnh
lý huyết khối – huyết tắc tĩnh mạch, có cùng các yếu tố nguy cơ. Trong
HKTMS đoạn gần thì có khoảng 50% TĐMP, ngược lại ở bệnh nhân TĐMP
có tới 70% tìm thấy HKTMS chi dưới [15] [16].
Bảng 1.2. Tần xuất TĐMP tại Mỹ năm 2008 [17]
Cơ địa bệnh nhân
Tỷ lệ %
Ghi chú
TĐMP
Huyết khối TM sâu chi dưới
10 -13
Thời gian nằm viện >1 tuần
Bệnh nhân điều trị tại ICU
29 - 33
Tính chung đối với tất cả các BN
Mắc các bệnh về hô hấp
20 - 26
Thời gian nằm viện trên 3 ngày
Sau nhồi máu cơ tim
27 - 33
Bệnh nhân điều trị tại ICU
Sau mổ bắc cầu chủ vành
48
BN tử vong trong bệnh viện
60
Phần lớn không có triệu chứng
70% BN không được chẩn đoán
1.1.5. Lâm sàng và cận lâm sàng trong TĐMP
9
1.1.5.1.Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của TĐMP là không đặc hiệu. Các triệu chứng
thường gặp trong TĐMP cũng thấy ở bệnh nhân không TĐMP với tỷ lệ tương
đương. Bệnh nhân TĐMP có thể biểu hiện từ không triệu chứng, đến sốc nặng
hoặc đột tử.
Các triệu chứng thường gặp trong TĐMP là: khó thở, đau ngực, ho, ho
ra máu, dấu hiệu HKTMS chi dưới, nhịp tim nhanh, sốc hoặc ngất. Trong đó
khó thở, thở nhanh, đau ngực có mặt ở hơn 90% trường hợp bệnh nhân
TĐMP [18]
Ngất là tình huống hiếm gặp nhưng quan trọng của TĐMP vì nó có thể
cho thấy sự suy giảm huyết động nghiêm trọng. Trong các trường hợp
nghiêm trọng nhất của TĐMP, sốc và tụt huyết áp thường hiện diện. Đau
ngực màng phổi, có hoặc không kết hợp với khó thở, cũng là một nhóm
triệu chứng thường có ở bệnh nhân TĐMP. Đau ngực màng phổi là do
màng phổi bị kích thích bởi sự tắc mạch ngoại biên gây nhồi máu phổi, nó
được gọi, được hiểu là tình trạng xuất huyết phế nang, nên kèm theo ho ra
máu. Đau ngực sau xương ức và khó thở xuất hiện nhanh thường là do tắc
mạch trung tâm gây hậu quả huyết động nổi bật hơn so với các tắc mạch
của nhồi máu phổi. Đau ngực sau xương ức như kiểu đau thắt ngực, phản
ảnh tình trạng thiếu máu tâm thất phải. Ở những bệnh nhân suy tim, có
bệnh phổi từ trước, khó thở ngày càng xấu đi có thể là triệu chứng biểu
hiện của TĐMP [19].
10
Bảng 1.3. Tần xuất các triệu chứng lâm sàng trong TĐMP [19]
Triệu chứng
TĐMP xác nhận
TĐMP loại trừ
và dấu hiệu
(n =219)
(n = 546)
80%
59%
Đau ngực màng phổi
52
43
Đau ngực sau xương ức
12
8
Ho
20
25
Ho ra máu
11
7
Ngất
19
11
Thở nhanh > 20l/ phút
70
68
Nhịp tim nhanh >100 /p
26
23
Dấu hiệu HKTMS
15
10
Sốt > 38, 5 độ
7
17
11%
9%
Khó thở
Da xanh
1.1.5.2. Cận lâm sàng cơ bản
a. Chụp X-quang ngực:
Hình ảnh trên X quang ngực thường thấy là xẹp phổi, đông đặc, tràn
dịch màng phổi... Các dấu hiệu này không đặc hiêu nhưng việc chụp ngực
thường quy là cần thiết để loại trừ các nguyên nhân đau ngực, khó thở [20].
11
b. Khí máu:
TĐMP luôn gắn liền với thiếu oxy máu, nhưng có 20% bệnh nhân
có mức PaO 2 và D(Aa)O 2, độ chênh áp oxy phế nang- động mạch bình
thường [21].
b. Điện tim:
Tắc động mạch phổi có thể gây ra tăng gánh tâm thất phải, dấu hiệu
kinh điển trên điện tim là S1Q3T3, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng
điển hình.
Tăng gánh tâm thất phải có thể có ở nhiều nguyên nhân không phải
TĐMP, nhất là ở bệnh nhân có bệnh tim phổi từ trước [22].
1.1.5.3. Cận lâm sàng chuyên biệt
a. Ghi hình tưới máu phổi.
Thông khí - tưới máu ghi hình (V/Q scan) là một phương pháp đã được sử
dụng nhiều trong chẩn đoán TĐMP. Các thử nghiệm đã chứng minh về sự an
toàn, ít phản ứng dị ứng. Nguyên lý cơ bản là tiêm tĩnh mạch Technetium (Tc99m) có gắn hạt Albumin Macroaggregated. Sự hiện diện của nó trong mao
mạch phổi và đánh giá được sự tưới máu phổi ở cấp độ mô phổi. Trong trường
hợp có tắc một nhánh động mạch phổi, các mao mạch ngoại vi sẽ không nhận
được các hạt, làm nên một “vùng lạnh” hạt nhân trên hình ảnh. Quét tưới máu
được kết hợp với các nghiên cứu thông khí, mà hóa chất là Xenon (Xe) -133 khí,
Tc- 99m có dạng bình xịt khí. Mục đích của thông khí để xác định tương quan
không bình thương về tưới máu và thông khí trong TĐMP. Các tiêu chí phân
loại đánh giá của phương pháp đã có nhiều tranh luận [23, 24] tuy nhiên, đánh
giá khả năng loại trừ TĐMP trong các nghiên cứu đều cho là thấp [25]
12
Thông khí tưới máu ghi hình là phương pháp y học hạt nhân cần phải
dựa vào xác suất lâm sàng trong quá trình nghiên cứu về TĐMP [26].
b. Siêu âm Doppler
Siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới đã thay thế chụp tĩnh mạch cổ điển.
Siêu âm tĩnh mạch sâu chi dưới có độ nhạy trên 90%, độ dặc hiệu 95% ở tĩnh
mạch gần và cho thấy 30 – 50% bệnh nhân huyết khối tĩnh mach sâu chi dưới
có biểu hiện TĐMP. Với sự xác định huyết khối tĩnh mach sâu chi dưới đoạn
gần là đủ điều kiện điều trị dùng thuốc chống đông. Tuy nhiên, do đặc tính
dòng chảy, các hạn chế nhất định của siêu âm nên khả năng của siêu âm trong
việc tham gia chẩn đoán xác định TĐMP là hạn chế [27], [28] Trong một
nghiên cứu gần đây, tỷ lệ TĐMP trong nhóm HKTMS chi dưới được phát hiện
bằng siêu âm tăng lên 22% [29]. Trong một nghiên cứu khác; 524 bệnh nhân,
vừa chụp CLVT đa dãy và siêu âm tĩnh mạch sâu chi dưới, lấy CLVT làm kết
quả tham chiếu thấy độ nhạy của siêu âm là 39%, độ đặc hiệu là 99% [19]. Xác
suất của siêu âm cao hơn ở nhóm bệnh nhân có dấu hiệu triệu chứng viêm tắc
tĩnh mạch sâu chi dưới hơn là nhóm bệnh nhân không có triệu chứng [27, 28].
c. Siêu âm tim
Giãn tâm thất phải được tìm thấy trong ít nhất 25% bệnh nhân TĐMP .
Siêu âm tim rất hữu ích trong phân tầng nguy cơ. Siêu âm tim trong TĐMP
dựa vào ba tiêu chí: suy van ba lá, dòng phụt ngược trong van ba lá và kích
thước tâm thất phải. Có khoảng 60-70% TĐMP không có các tiêu chí trên
trong siêu âm tim, kết quả âm tính trong siêu âm tim không thể loại trừ
TĐMP. Mặt khác, dấu hiệu quá tải tâm thất phải hoặc rối loạn chức năng
cũng có thể có ở bệnh nhân có bệnh tim phổi trước đó [30].
13
d. Chụp động mạch phổi.
Chụp động mạch phổi đã được đánh giá là tiêu chuẩn thực hành từ cuối
những năm 1960 [31]. Về sau công nghệ kỹ thuật số đã cải thiện nhiều về mặt
hình ảnh của chụp động mạch phổi. Tiêu chuẩn dấu hiệu của chụp động mạch
phổi được xác định trong hơn 40 năm qua gồm: bằng chứng trực tiếp của
huyết khối, khuyết thuốc cản quang, cắt cụt nhánh động mạch phổi .Tuy nhiên
các huyết khối nhỏ 1- 2 mm thường không được phát hiện.
Điểm số Miller trong Europe và số điểm Walsh trong States đã được
sử dụng để định lượng mức độ tắc nghẽn. Tuy nhiên, với sự phát triển và sự
tinh tế của CLVT, chụp động mạch phổi hiện nay hầu như không dùng nữa
[32].
Trong một phân tích 5696 bệnh nhân chụp động mạch phổi, có 0,2% tử
vong do tai biến từ phương pháp [28].
Nếu không kể CLVT và xét nghiệm D- dimer thì cận lâm sàng chuyên
biêt trong TĐMP gồm có: chụp động mạch phổi, thông khí tưới máu, cộng
hưởng từ mạch máu. Trong số đó chụp động mạch phổi là phương pháp xâm
lấn, nhiều sự phức tạp và tai biến. Công hưởng từ không thích hợp với tính
chất khẩn cấp của bệnh lý TĐMP. Thông khí tưới máu xạ hình là phương
pháp đã có một thời được ưa dùng và có giá trị chẩn đoán với độ nhạy, độ dặc
hiệu tương đương chụp động mạch phổi, CLVT đơn dãy [33].
1.1.6. Bảng điểm Wells trong TĐMP
Các nhà lâm sàng đã cố gắng đưa ra các bảng dự đoán lâm sàng (Bảng
Wells, Bảng Geneva) nhằm nâng cao khả năng dự đoán trên thực tế. Trong số
đó bảng điểm Wells đã được sử dụng rộng rãi cả ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Hiện
14
nay, có hai loại bảng điểm Wells : Bảng điểm Wells ba mức độ và bảng điểm
Wells hai mức độ.
Trong nghiên cứu PIOPED [33] đã đánh giá: Bảng Wells ba mức độ là
khá chính xác, tỷ lệ chẩn đoán TĐMP tăng với sự gia tăng của khả năng lâm
sàng (thấp 9%, trung bình 30%, cao 68%). Trong đó, 90% bệnh nhân có mức
thấp và trung bình, tức là khả năng TĐMP không cao. So sánh thấy giá trị khi
sử dụng điểm Wells và giá trị của thông khí tưới máu (V/Q scan) là tương
đương. Tuy nhiên, phải công nhận hàm lượng chủ quan trong bảng điểm
Wells ba mức độ là cao và nên nó thích hợp cho những chuyên gia nhiều kinh
nghiệm hơn là ít kinh nghiệm. Bảng điểm Well hai mức độ [34] [35] là bảng
điểm đơn giản hơn, nó trực tiếp dự đoán: có hoặc không có TĐMP [35].
1.1.6.1. Bảng điểm Wells phân loại theo 3 mức độ
Bảng 1.4. Phân loại mức độ theo điểm Wells 3 mức độ
Yếu tố
Chỉ số
Tiền sử tắc tĩnh mạch chi dưới
Yếu tố
Tiền sử tắc động mạch phổi
thuận lợi Bất động kéo dài> 3 ngày, hoặc phẫu thuật trong vòng 4 tuần
Ung thư
Cơ năng Ho ra máu
Nhịp tim nhanh > 100 CK/phút
Thực thể Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Ít nghĩ đến chẩn đoán khác
Nguy cơ thấp
Ước
Nguy cơ trung bình
lượng
Nguy cơ cao
Điểm
1,5
1,5
1
1
1,5
3
3
<2
2-6
>6
Nghiên cứu của Hoàng Bùi Hải: 53,8% TĐMP có điểm Wells > 6
điểm, 7,7% TĐMP có điểm Wells < 2 điểm [36].
15
1.1.6.2. Bảng điểm Wells phân loại theo 2 mức độ
Bảng 1.5. Bảng điểm Wells phân loại theo 2 mức độ
Yếu tố
Chỉ số
Tiền sử tắc tĩnh mạch chi dưới
Điểm
1,5
Yếu tố Tiền sử tắc động mạch phổi
thuận lợi Bất động kéo dài> 3 ngày, hoặc phẫu thuật trong vòng 4 tuần
1,5
Ung thư
1
Cơ năng Ho ra máu
1
Nhịp tim nhanh > 100 CK/phút
1,5
Thực thể Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
3
Ít nghĩ đến chẩn đoán khác
3
Ước
Nguy cơ thấp
0-4
>4
lượng Nguy cơ cao
Nghiên cứu của Hoàng Bùi Hải: 84,6% TĐMP có điểm Wells > 4; 15%
TĐMP có điểm Wells <= 4 [36]
1.1.7. D - dimer trong TĐMP
Plasma D-dimer, là các sản phẩm giáng hóa của Fibrin đã được nghiên
cứu rộng rãi trong các năm gần đây. Nồng độ D- dimmer gia tăng cho biết: có
sự hiện diện của máu đông cấp tính vì sự kích họat đồng thời của đông máu
và phân hủy fibrin. Do đó khi D- dimer ở ngưỡng bình thường có giá trị tiên
đoán âm tính của TĐMP cấp tính và HKTMS cấp tính. D- dimer là sự phản
ảnh cụ thể của fibrin, giá trị chẩn đoán HKTMS lại thấp vì nó cũng xuất hiện
ở bệnh nhân ung thư, viêm, nhiễm trùng, hoại tử, bóc tách động mạch chủ…
Do vậy mà giá trị chẩn đoán dương tính (PPV) là rất thấp. Hiện nay có nhiều
phương pháp để làm xét nghiệm D- dimmer [37, 38].
Các nghiên cứu hiện nay, thường lấy ngưỡng D–dimer 500µg/l làm mốc
của giới hạn đánh giá trong chẩn đoán HKTMS và TĐMP. Theo nghiên cứu
của Hoàng Bùi Hải (2007): ngưỡng D- dimer >500µg/l có độ nhạy 77%, độ
16
đặc hiệu 54%; ngưỡng D- dimer 225µg/l có độ nhạy 85%, độ đặc hiệu 15%;
kết hợp ngưỡng D-dimer 4000/µg/l với thang điểm Wells cao thì độ đặc hiêu
có thể đạt tới 100% (IC 95%: 83-100), và giá trị chẩn đoán dương tính cũng
đạt tới 100% (IC 95%: 87-100%) [36].
1.2. CLVT ĐA DÃY ĐẦU THU TRONG TĐMP
1.2.1. Giải phẫu hình ảnh CLVT động mạch phổi
Hình 1.4. Giải phẫu qua lớp cắt ngang chỗ chia khí phế quản trên CLVT có
tiêm thuốc cản quang [39]
Thân động mạch phổi: Main Pulmonary Artery
Động mạch phổi phải: Rt. Pulmonary artery
Động mạch phổi trái: Lt. Pulmonary Artery
Động mạch chủ lên: Ascending Aorta
Động mạch chủ xuống: Aorta
Tĩnh mạch chủ ngực: SVC
Phế quản gốc phải: Rt main stem bronchus
Phế quản gốc trái: Lt main stem bronchus
1.2.2. Lịch sử ứng dụng CLVT trong TĐMP
Năm 1992, Remy- Jardin et al báo cáo đầu tiên nghiên cứu so sánh
chụp CLVT xoắn ốc đơn đầu thu với chụp động mạch phổi trong 42 bệnh
nhân TĐMP trung ương: độ nhạy 53 - 100% và độ đặc hiệu 78- 100%. Giai
đoạn này, người ta nghi ngờ khả năng phát hiện tắc mạch phổi ở mức hạ phân
thùy của chụp CLVT. Năm 1998, máy chụp CLVT xoắn ốc đa dãy ra đời [40]
Trong hơn một thập niên qua, với sự phát triển của công nghệ đa dãy,
từ 4 dãy, 6 dãy… đến 64 dãy, đến siêu tốc 256 dãy…đã cải thiện không
ngừng độ nhạy và độ đặc hiệu của CLVT trong chẩn đoán TĐMP. CLVT đa
dãy kết hợp với thuốc cản quang, có khả năng nghiên cứu mạch máu: từ thân
động mạch đến động mạch phân thùy, hạ phân thùy và các mức phân chia
17
nhỏ hơn của cây động mạch phổi. CLVT đa dãy đầu thu đã trở thành sự lựa
chọn thay thế cho chụp động mạch phổi và xạ hình thông khí tưới máu V/Q
[41],[42].
Hiện nay, CLVT đa dãy đầu thu kết hợp với thuốc cản quang đã trở
thành sự lựa chọn đầu tay và có thể là duy nhất cho chẩn đoán TĐMP : cho dù
đó là TĐMP cấp tính hay mạn tính, tắc hoàn toàn hay tắc không hoàn toàn,
tắc trung tâm hay tắc ngoại vi, tắc động mạch phổi có kèm theo giãn mạch
hay không giãn mạch, có kèm theo xuất huyết, nhồi máu nhu mô phổi hay
không…Tuy nhiên, cần lưu ý đến những yếu tố có thể dẫn đến sai lầm trong
chẩn đoán, bao gồm: yếu tố bệnh nhân, kỹ thuật, giải phẫu, hoặc bệnh lý kèm
theo [41],[42].
1.2.3. CLVT đa dãy trong TĐMP cấp tính
Các tiêu chuẩn chẩn đoán trên CLVT:
- Dấu hiệu khuyết thuốc, cắt cụt
- Tăng kích thước mạch đoạn có huyết khối
- Góc tạo bởi huyết khối với thành mạch đột ngột
- Tắc không hoàn toàn: dấu hiệu Polo Mint, đường ray, vành khăn…
- Các dấu hiệu gián tiếp: xẹp phổi, đông đặc, dịch màng phổi…
a. Dấu hiệu trực tiếp
Dấu hiệu trực tiếp là hình ảnh huyết khối trong lòng mạch, tương phản
với thuốc cản quang, là hình giảm đậm trong lòng mạch (so với sự đậm nét
của thuốc cản quang trong lòng mạch). Tùy theo mức độ tắc và mối tương
quan của lòng mạch với tia X mà có những đặc điểm hình ảnh khác nhau.
* Tắc mạch hoàn toàn
Là tình trạng thuốc cản quang hoàn toàn không qua được vị trí tắc.
- Hình cắt cụt mạch máu:
18
Là hình ảnh thuốc cản quang dừng lại và chấm dứt hoàn toàn tạo thành
hình lõm đáy chén, hình kết thúc đột ngột so với thành mạch. Huyết khối lấp
đầy lòng mạch, thuốc cản quang không thể lưu thông xuống phí hạ lưu của
mạch máu [41]
Hình 1.5. Hình ảnh động mạch bị cắt cụt trên CLVT, hình mô phỏng và chụp
động mạch phổi [43]
19
Hình 1.6. Kết thúc đột ngột trên CLVT và hình mô phỏng so với thành mạch
trong tắc ĐMP cấp trên các hướng coronal và axial [43]
20
- Tăng khẩu kính mạch máu:
Là hình mạch máu giãn to so với kích thước ban đầu của nó, hoặc so với
các mạch máu cùng mức xung quanh [41].
Hình 1.7. Tăng khẩu kính mạch máu trên CLVT [43]
* Tắc mạch không hoàn toàn:
Là tình trạng huyết khối chiếm chỗ một phần trong lòng mạch, thuốc
cản quang vẫn lưu thông (ít hoặc nhiều) qua vị trí tắc.
- Hình yên ngựa:
Là hình ảnh huyết khối nằm ở vị trí phân đôi giữa thân động mạch phổi
và động mạch phổi phải và trái. Khuyết thuốc có hình giống như chiếc yên
ngựa nên gọi là dấu hiệu “yên ngựa” [41, 10]
21
Hình 1.8. Dấu hiệu khuyết thuốc và hình yên ngựa khi huyết khối ở đoạn
chạc ba ĐMP trên CLVT [44]
- Hình khuyết thuốc:
Là hình ảnh huyết khối trong lòng mạch, được bao bọc bởi thuốc cản
quang. Khi huyết khối bám vào thành mạch, thuốc cản quang viền quanh một
phần huyết khối tạo hình gống như “vành khăn” và tạo với thành mạch một
góc nhọn [41].
Hình 1.9. Hình ảnh CLVT khuyết thuốc bám thành mạch máu (mũi tên)
- tạo thành hình vành khăn [45]
22
- Dấu hiệu “Polo mint” trên lát cắt ngang và “đường ray tàu điện” trên
lát cắt dọc động mạch, do tắc không hoàn toàn, phần huyết khối ở trung tâm
và bao quanh bởi viền thuốc cản quang.
Hình 1.10. Dấu hiệu hình đường ray của tắc không hoàn toàn [43]
Hình 1.11. Dấu hiệu Polo Mint trên các lát cắt ngang trong TĐMP cấp[45]
b. Dấu hiệu gián tiếp
Dấu hiệu gián tiếp là hình ảnh thể hiện ở ngoài động mạch phổi như ở
nhu mô phổi, màng phổi hay là trong trung thất [41].
23
- Hình xẹp phổi:
Trong TĐMP xẹp phổi thường gặp ở vùng đáy phổi, liên quan đến sự
hấp thu và mất chất căng bề mặt trong phế nang, là một dạng xẹp phổi không
do tắc nghẽn lưu thông đường dẫn khí. Vùng xẹp phổi có đậm độ mô mềm,
ngấn thuốc không đồng nhất sau tiêm thuốc cản quang do sự bất toàn vẹn của
mạch máu [41].
- Hình đông đặc:
Trong TĐMP cấp, đông đặc nhu mô là hình thức biểu hiện của nhồi
máu phổi, xuất huyết phổi (chảy máu phế nang). Hình mờ là do khoảng khí bị
lấp đầy bởi dịch máu, tế bào… Đông đặc có tính hợp lưu, phân bố theo thùy,
phân thùy phổi, có hình “khí phế quản đồ”. Khi tiêm thuốc cản quang, các
mạch máu có thể hiện rõ tạo hình “mạch máu đồ”. Nếu điển hình, thì đông
đặc có hình tam giác đỉnh hướng về rốn phổi như mô tả của Laernnec [41]
- Hình tràn dịch màng phổi
Trong TĐMP tràn dịch màng phổi thường ít, là dịch viêm hoặc máu [41]
- Hình giãn động mạch phế quản
Trong TĐMP khi đường kính động mạch phế quản lớn hơn 1,5- 2mm
gọi là giãn phế quản. Giãn động mạch phế quản là do sự thay đổi bởi mô hình
tưới máu trong một số tình huống do TĐMP [41]
Bảng 1.6. Tóm tắt các dấu hiệu TĐMP trên CLVT [41]
Dấu hiệu trực tiếp
Dấu hiệu gián tiếp
Tắc hoàn toàn hay không hoàn toàn, Xuất huyết hoặc nhồi máu phổi
có giãn mạch hay không giãn mạch
Hình ảnh cắt cụt mạch máu
Hình ảnh khuyết thuốc
Hình ảnh đường ray
Hình ảnh xẹp phổi
Hình ảnh hình đông đặc
Hình ảnh dịch màng phổi (ít)
c. Dấu hiệu đánh giá của mức độ nặng của CLVT trong TĐMP cấp.
24
- Giãn thân động mạch phổi:
Giãn thân động mạch phổi luôn gắn liền với tình trạng tăng áp lực
động mạch phổi, tăng hậu gánh cho tâm thất phải.
Thân động mạch giãn khi đường kính >35mm (từ 30- 35mm). Tỷ lệ
ĐMP/ĐMC >1 (Bình thường tương quan ĐMP và ĐMC cùng mức là 1:1,21,5) [41].
- Giãn tâm thất phải:
Tương quan tâm thất phải và tâm thất trái bị đảo ngược: đường kính
ngang TTP/TTT >1 (Bình thường TTP/TTT <1) [41].
- Vách liên thất lệch sang trái:
Vách liên thất bị đẩy lệch sang trái. Dấu hiệu này, gián tiếp cho thấy
tình trạng tăng áp lực tâm thất phải [41].
- Trào ngược thuốc cản quang:
Thuốc cản quang bị đẩy xuống tĩnh mạch chủ bụng và trào ngược vào
tĩnh mạch gan: dấu hiệu của tăng áp lực của tim phải, là biểu hiện rất nặng
trong TĐMP [10].
- Tràn dịch màng ngoài tim
* Đánh giá mức độ nặng trên CLVT theo chỉ số Qanadli
Điểm Qanadli:
Dựa vào mỗi bên phổi có 10 nhánh; Không tắc = 0, tắc không hoàn
toàn = 1, tắc hoàn toàn = 2.
25
Hình 1.12. Hình vẽ cây động mạch phổi [46]
Cách tính điểm [10, 46]
Chỉ số nặng tính bằng đơn vị phần trăm: TS (n x d)x100/40
Trong đó:
+ n: là số lượng số động mạch phân thùy bị tắc.
+ d: là mức độ tắc (d =1 tắc không hoàn toàn; d=2 nếu tắc hoàn toàn.
Điểm tối đa cho mỗi bệnh nhân là 40 điểm (20 điểm cho mỗi bên phổi).
Dấu hiệu nặng [1, 10, 41, 43, 46]
Một số tài liệu nghiên cứu, thường nhấn mạnh mốc giới hạn điểm
Quanadli >60% và <60% để dự báo tỷ lệ tử vong trong TĐMP. Trên thực
hành lâm sàng, việc dự báo tỷ lệ tử vong còn phức tạp hơn nhiều, không chỉ
dựa vào CLVT mà còn dựa vào các chỉ số sinh tồn, sinh hóa, huyết động và
sự đáp ứng với các biện pháp điều trị của từng bệnh nhân cụ thể.
+ Chỉ số nặng <60%, tỷ lệ tử vong là 1,9% (nguyên nhân tử vong do
giai đoạn cuối của các bệnh ác tính).
+ Chỉ số nặng >60%, tỷ lệ tử vong có thể tới 83%.