Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Nhận xét tình trạng lệch lạc khớp cắn và xác định chỉ số tanaka johnston của học sinh 6 12 tuổi tại một số trường tiểu học,tại thủ đô viêng chăn lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 80 trang )

1

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lệch lạc khớp cắn ở trẻ em là vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến
trong cộng đồng. Alessandro L.C và cs (2008) nghiên cứu trên 516 trẻ 6-12
tuổi tại bang Campina Grande, Braxin thấy 80,6% có lệch lạc khớp cắn[1].
Theo Saleh FK (1999) nghiên cứu trên 851 trẻ em tuổi từ 9 -15 tại LiBăng có
59,5% trẻ em có lệch lạc khớp cắn theo phân loại của Angle[2]. Đại học Y
Lào và Đại học nha khoa Nihon Nhật Bản (2008) nghiên cứu trên 59 học sinh
tuổi từ 6 -12 tại tỉnh Pakkading, Làocho kết quả 29,6% học sinh có ít nhất 1
vấn đề bất thường về khớp cắn[3].
Ngày nay việc nắn chỉnh răng cho trẻ em ngay từ giai đoạn hàm răng
hỗn hợp được chú ý vì đa số các trường hợp lệch lạc khớp cắn bắtđầu từ giai
đoạn này. Một trong những yếu tố quan trọng cho chẩn đoán ở giai đoạn hàm
răng hỗn hợp là xác định tương quan về kích thước giữa các răng và hàm hay
nói cách khác là sự sắp xếp răng nanh và răng hàm nhỏ. Việc tiên lượng mức
độ thiếu chỗ của các răng vĩnh viễn để có các giải pháp can thiệp kịp thời có ý
nghĩa quan trọng đối với bác sỹ trong việc lập kế hoạch điều trị hợp lý giúp
giảm bớt những vấn đề cần can thiệp chỉnh nha sau này. Dự đốn kích thước
của răng nanh, răng hàm nhỏ vĩnh viễn chưa mọc là một phần tất yếu trong
phân tích khoảng ở hệ răng hỗn hợp. Có 3 phương pháp thường được áp dụng:
1. Đo răng chưa mọc trên phim X quang 4], [5], [6].
2. Sử dụng phương trình hồi quy ghi tương quan chiều gần xa các

răng đã mọc và chiều gần xa các răng chưa mọc [7], [8], [9]; [10].
3. Kết hợp phương pháp đo kích thước răng đã mọc và kích thước
răng chưa mọc trên phim X quang [11]; [12]; [13]; [14], [15], [16].
Trong đó phương pháp xác định tính xác suất Tanaka-Johnson để tiên
đoán khoảng trống cần thiết cho răng nanh và răng hàm nhỏ chưa mọc là




2

2

phương pháp đơn giản, thuận tiện dễ áp dụng. Tuy nhiên phương pháp này
dựa trên số liệu của chủng tộc Bắc Âu, vì vậy khi áp dụng cho các chủng tộc
khác tỏ ra khơng phù hợp. Chính vì vậy việc xây dựng phương trình dự đốn
cho các chủng tộc khác nhau là cần thiết.
Cho đến nay, ở Lào các nghiên cứu về tình trạng lệch lạc khớp cắn và
xây dựng phương trình dự đốn riêng cho người Lào chưa nhiều. Với mong
muốn góp thêm thơng tin về vấn đề này chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nhận xét tình trạng lệch lạc khớp cắn và xác định chỉ số Tanaka Johnston của học sinh 6-12 tuổi tại một số trường tiểu học,tại thủ đô Viêng
Chăn-Lào”.
Với mục tiêu:
1. Mô tả tình trạng lệch lạc khớp cắn của nhóm học sinh 6-12 tuổi
tại một số trường tiểu học Viêng Chăn, Lào.
2. Xác định chỉ số Tanaka- Johnston ở học sinh 6-12 tuổi nhóm
trên.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN


3

3

Sự phát triển khớp cắn hệ răng sữa sang hệ răng vĩnh viễn.

Sự phát triển khớp cắn từ hệ răng sữa sang hệ răng hỗn hợp phụ thuộc vào:
- Hai yếu tố chính:
• Cung răng sữa thuộc loại thưa hay khít (có khe hở hay khơng).
• Bình diện giới hạn của cung răng sữa.

- Một yếu tố phụ:
• Khớp cắn của hệ răng sữa.

Quá trình hình thành và phát triển bộ răng sữa là giai đoạn đầu tiên đóng
vai trị quan trọng trong sự hình thành và phát triển của toàn bộ hệ thống nhai
sau này, khoảng 3 tuổi khớp cắn bộ răng sữa được thiết lập hoàn chỉnh. Khớp
cắn này được duy trì và phát triển lien tục cho đến khoảng 5 tuổi. Ở thời điểm
này các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc, khoảng từ 3 đến 5 tuổi là giai đoạn tương
đối với sự mọc và phát triển của các răng vĩnh viễn thây thế [17], [18].
1.1. THỜI KỲ MỌC VÀ THỨ TỰ MỌC CỦA RĂNG VĨNH VIỄN.
1.1.1. Tóm tắt thời điểm và thứ tự mọc của răng vĩnh viễn
Bảng 1.1: Thời kỳ mọc răng vĩnh viễn:
Răng số
Hàm trên
(tuổi)
Hàm dưới
(tuổi)

1

2

7-8

8-9


6-7

7-8

3

4

5

6

7

11-12 10-11 11-12

6-7

12-13

9-11

6-7

11-13

10-11 11-12

8

17-21 Nam
18-25 Nữ
17-21

Bảng 1.2: Thứ tự mọc răng
Số thứ tự

1

2

3

4

5

6

7

8


4

4

răng mọc
Hàm trên

Hàm
dưới

A
B
a
b

6
6
1
1

1
1
6
6

2
2
2
2

4
4
4
3

5
3

3
4

3
5
5
5

7
7
7
7

8
8
8
8

a: Thường xảy ra
b: Đôi khi[19]
1.1.2. Tương quan răng cửa vĩnh viễn
Tương quan răng cửa vĩnh viễn tùy thuộc vào sự phát triển cung răng
khi các răng cửa vĩnh viễn thay thế các răng cửa sữa.
Kích thước răng cửa vĩnh viễn lớn hơn kích thước răng cửa sữa, nên
đây là giai đoạn gây nhiều lo lắng nhất trong sự phát triển cung răng, “Đủ hay
không đủ chỗ cho các răng cửa vĩnh viễn mọc lên”. Vấn đề đặt ra ở đây là cần
phải phân tích và so sánh giữa khoảng trống sẵn có và khoảng trống cần thiết
cho răng cửa vĩnh viễn mọc lên.
Trung bình ở hàm trên, kích thước 4 răng cửa vĩnh viễn lớn hơn - 4
răng cửa sữa là 7,6mm - ở hàm dưới là 6mm. Chênh lệch kích thước này được

tính như sau:
* Cung răng trên:
Kích thước gần xa
Răng cửa giữa vĩnh viễn (9,0mm)
18,0mm
Răng cửa bên vĩnh viễn (6,4mm)
12,8mm
Chiều rộng tổng cộng
30,8mm
Răng cửa giữa sữa
Răng cửa bên sữa

(6,5mm)
(5,1mm)
Chiều rộng tổng cộng

13,0mm
10,2mm
23,2mm
-7,6mm

* Cung răng dưới:
Kích thước gần xa
Răng cửa giữa vĩnh viễn (5,4mm)
Răng cửa bên vĩnh viễn (5,9mm)

10,8mm
11,8mm



5

5

Răng cửa giữa sữa
Răng cửa bên sữa

Chiều rộng tổng cộng

22,6mm

(4,2mm)
(4,1mm)
Chiều rộng tổng cộng

8,4mm
8,2mm
16,6mm
-6,0mm

Các răng cửa vĩnh viễn mọc được sắp xếp đủ chỗ trên cung hàm hay
không cần một hay phối hợp các yếu tố sau đây:
1.1.2.1. Khe hở giữa các răng cửa sữa: có thể có hay khơng có khe hở giữa
các răng cửa sữa và trong thời gian từ khi tất cả các răng sữa hiện diện cho
đến khi các răng cửa vĩnh viễn bắt đầu mọc lên khơng có sự thay đổi nào ở
phần trước này của cung răng.
Khe hở giữa các răng cửa sữa là một vấn đề lâm sàng cần được quan
sát trước tiên ở những trẻ nhỏ. Nếu khơng có khe hở này, thì các răng của trẻ
trong tương lai khó sắp xếp ngay ngắn được trên cung hàm.
Khe hở nguyên thủy ở hàm trên thay đổi từ 0 đến 10mm, trung bình là

4mm. Hàm dưới từ 0 đến 6mm, trung bình là 3mm.
Để răng có thể sắp xếp ngay ngắn, kích thước khe hở phải lớn hơn kích
thước chênh lệch trung bình thì tốt hơn [20].
1.1.2.2. Sự tăng trưởng chiều rộng cung răng giữa hai răng nanh: trong
thời gian từ khi mọc đủ 20 răng sữa cho đến khi răng cửa vĩnh viễn bắt đầu
mọc lên (khoảng 6 tuổi), khơng hoặc có rất ít sự tăng trưởng cung răng theo
chiều rộng này. Khi răng cửa vĩnh viễn cũng như khi răng nanh vĩnh viễn mọc
lên, chiều rộng cung răng giữa 2 răng nanh hàm trên có sự tăng trưởng đángkể
tuy nhiên (điều này thường không xảy ra với các răng nanh hàm dưới).
Ở hàm trên trẻ trai, từ 2 đến 18 tuổi chiều rộng cung răng vùng giữa 2
răng nanh tăng gần 6mm, ở trẻ gái là 4,5mm. Ở hàm dưới trẻ trai là 4mm và
trẻ gái ít hơn 3mm. Sự tăng trưởng chiều rộng giữa hai răng nanh nhiều hơn


6

6

giữa hai răng hàm sữa thứ hai. Trong loại cung răng khơng có khe hở, sự tăng
trưởng theo chiều rộng nhiều hơn ở loại cung răng có khe hở [20].
1.1.2.3. Thay đổi trong tỷ lệ giữa kích thước răng sữa và răng vĩnh viễn:
Nếu kích thước theo chiều gần xa cảu các răng cửa vĩnh viễn nhỏ
hơn kích thước trung bình thì rõ ràng là khoảng trống cần cho chúng mọc
lên cũng ít hơn.
Mặc dù có những sự tăng trưởng nêu trên, người ta vẫn thấy 50% trường
hợp loại cung răng sữa khít vẫn bị khấp khểnh vùng răng cửa vĩnh viễn.
Thông thường, 4 răng cửa vĩnh viễn hàm trên cần khoảng trống là
7,6mm nhờ vào:
- Khe hở giữa các răng trung bình: 3,8mm.
- Sự tăng trưởng giữa 2 răng nanh, trung bình: 3 mm.

- Vị trí nghiêng về phía trước của răng cửa, trung bình: 2,2 mm.
4 răng cửa vĩnh viễn hàm dưới cần khoảng trống là 6,0 mm nhờ vào:
- Khe hở giữa các răng trung bình: 2,7mm.
- Sự tăng trưởng giữa 2 răng nanh, trung bình: 3 mm.
- Vị trí nghiêng về phía trước của răng cửa, trung bình: 2,2 mm .[20]
1.2. KHÁI NIỆM VỀ KHỚP CẮN.
Trong thực hành nha khoa, khớp cắn được định nghĩa đơn giản là: Sự
chạm các răng, không đáp ứng được trong các lĩnh vực chuyên khoa khác
nhau để giải quyết các vấn đề như: sự tái phát trong chỉnh nha, không ổn định
của hàm giả, sang chấn nha chu, sắp xếp lại các răng, chạm răng sai, lệch vị
trí hàm….
Khớp cắn là trạng thái mà các răng trên tiếp xúc với các răng dưới, đó
là quan hệ tương đối phức tạp do liên quan đến đặc điểm hình thể và sự sắp


7

7

xếp theo chiều đứng của răng, các cơ nhai, cấu trúc xương hàm, khớp thái
dương hàm, tương quan tâm và khớp cắn trung tâm. Ngồi ra nó cịn liên
quan đến hệ thống thần kinh - cơ. Theo thời gian, khớp cắn sẽ có sự thay đổi,
đặc biệt là giai đoạn hàm răng hỗn hợp. Sau đó, khi các răng vĩnh viễn đã
mọc hoàn toàn, khớp cắn tương đối ổn định và ít thay đổi. Khớp cắn bình
thường hay khớp cắn lý tưởng có sự lệch lạc ít nhất, khơng ảnh hưởng đến
chức năng và thẩm mỹ có thể chấp nhận được. Lệch lạc khớp cắn là tình trạng
có sự phát triển bất thường của răng, xương ổ răng và xương hàm do sự mọc
lên của răng và di chuyển của răng, ảnh hưởng của bệnh lý hoặc chấn thương
hàm mặt…[21], [22].
1.2.1. Khớp cắn lý tưởng.

Khớp cắn lý tưởng là khớp cắn có tương quan lý tưởng ở cả tư thế tĩnh
và tư thế động, trong đó sự hài hịa về giải phẫu và sinh lý, không gây tổn
thương cho các thành phần của hệ thống nhai. Đây là khớp cắn hầu như
không gặp trên lâm sàng. Khớp cắn lý tưởng là một khái niệm lý thuyết và là
mục tiêu để điều trị.
Ở khớp cắn lý tưởng, vị trí tương quan tâm trùng với vị trí khớp cắn
lồng múi tối đa, tức là lồi cầu ở vị trí cao nhất, trung tâm nhất trong hõm khớp
thái dương hàm và hàm dưới cân xứng qua đường giữa.
Khi hai cung răng ở khớp cắn lồng múi tối đa có quan hệ giữa các răng
theo ba chiều không gian:


8

8

Trước – sau:
- Đỉnh múi ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh
ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới (còn gọi là quan hệ trung tính).
- Đỉnh răng nanh hàm trên nằm ở đường giữa răng nanh và răng hàm
nhỏ thứ nhất hàm dưới (hay sườn gần răng nanh trên tiếp xúc với sườn xa
răng nanh dưới).
- Rìa cắn răng cửa trên chùm ra ngoài răng cửa dưới 1-2mm.
Chiều ngang:
- Cung răng trên chùm ra ngoài cung răng dưới, sao cho núm ngoài của
răng trên chùm ra ngoài núm ngoài của răng dưới.
- Đỉnh múi ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới tiếp xúc với rãnh
giữa hai núm của răng hàm nhỏ thứ hai và răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.
- Hai phanh môi trên và dưới tạo nên một đường thẳng và trùng với
đường giữa mặt.

Chiều đứng:
- Răng hàm trên tiếp xúc vừa khít với răng hàm dưới ở vùng răng hàm
nhỏ và răng hàm lớn.
- Rìa cắn răng cửa trên chùm ra ngồi rìa cắn răng cửa dưới trung bình
1-2mm.
Trong những điều kiện này mỗi răng của cung răng sẽ tiếp xúc với mặt
nhai của hai răng ở cung răng đối diện, trừ răng cửa giữa hàm dưới và răng 8
hàm trên. Đây là yếu tố ổn định của hai hàm.
Sự sắp xếp các răng một cách lý tưởng có thể được định nghĩa một cách
rõ ràng. Khái niệm đường cắn của Angle ra đời để phục vụ mục đích này.
Đường cắn đúng là một đường cong liên tục có tâm là mào gà của mảnh thẳng
xương sàng:


9

9

 Ở hàm trên đường cắn đi qua hố trung tâm răng của răng hàm, gót

của răng nanh, răng cửa.
 Ở hàm dưới đường cắn đi qua đỉnh múi ngoài của răng hàm, đỉnh

răng nanh, rìa cắn răng cửa.
Trên thực tế khớp cắn lý tưởng là không thể đạt được vì nó địi hỏi mọi
thứ phải hồn hảo cả về sự phát triển răng, môi trường phát triển như trương
lực cơ, dây chằng, khớp, sự bồi xương, tiêu xương,… cũng như khả năng bù
trừ chống mòn cơ học. Vậy trên lâm sàng một khớp cắn lý tượng khi các răng
sắp xếp đều đặn trên cung hàm và có đường cắn đúng.
1.2.2. Khớp cắn sinh lý.

Chỉ có một số ít người có khớp cắn lý tưởng, đại đa số có khớp cắn xấu
về một phương diện nào đó nhưng vẫn có chức năng tốt, đó là khả năng thích
ứng cao để những lệch lạc của răng so với hàm răng lý tưởng vẫn có thể bình
thường, ổn định, hài hịa. Khớp cắn của một người có thể lệch lạc so với tiêu
chuẩn nhưng lại có chức năng tốt.
• Khớp cắn trung tính: Là khớp cắn sinh lý nhất, thực hiện chức năng ăn nhai



tốt nhất, nhìn ngồi hợp lý nhất. Bao gồm các đặc điểm:
Hàm trên hình elip.
Hàm dưới hình parabol.
Hàm trên phủ ngồi hàm dưới.
Mỗi răng có hai điểm chạm với răng đối diện.
Khớp cắn đầu chạm đầu:
- Khi cắn ở vị trí cắn trung tâm răng cửa hàm trên chạm đầu răng cửa
hàm dưới.
Khớp cắn vẩu bù trừ: Khi cắn ở vị trí khớp cắn trung tâm răng cửa hàm trên
vẫn phủ ngoài răng cửa hàm dưới 1-2mm, nhưng cả răng trên và dưới đều

đưa về phía trước, khi nhìn ta khó phát hiện là vẩu.
• Khớp cắn móm bù trừ: loại này ngược với vẩu bù trừ, cả hai hàm đưa về phía
sau.
1.2.3. Sự lệch lạc khớp cắn.


10

10


Lệch lạc khớp cắn là tình trạng có sự phát triển bất thường của răng,
xương ổ răng và xương hàm do sự mọc lệch của răng và di chuyển của răng,
ảnh hưởng của bệnh lý hoặc chấn thương hàm mặt. Sai khớp cắn là trình trạng
thuộc về sự phát triển, trong đa số trường hợp, nguyên nhân của khớp cắn và
sự lệch lạc răng mặt không phải là một yếu tố bệnh lý nào đó, mà là do sự
phát triển bình thường. Đơi khi chúng ta có thể gặp một số trường hợp sai
khớp cắn có nguyên nhân rõ ràng, ví dụ hàm dưới kém phát triển thứ phát do
gãy xương hàm lúc nhỏ hoặc sai khớp cắn đi kèm với các hội chứng thuộc về
di truyền. Thông thường, sai khớp cắn là do sự tương tác phức tạp giữa nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trường và phát triển, và không thể xác định một
yếu tố bệnh căn đặc thù.
Mặc dù khó xác định ngun nhân chính xác của hầu hết các khớp
cắn. Tuy nhiên với những khả năng có thể xảy ra thì chúng cần được nhận xét
đến khi điều trị chỉnh hình hàm mặt [23].
1.2.3.1. Nguyên nhân dẫn đến sự lệch lạc của răng và sự sai hình của
xương hàm.
- Yếu tố di truyền từ lâu đã được xem là nguyên nhân gây lệch lạc răng
hàm. Một số thói quen khơng tốt về răng miệng khi trẻ còn nhỏ lại là nguyên
nhân khiến trẻ lớn lên có hàm răng ngồi ý muốn như tật mút ngón tay, mút
mơi và cắn mơi, đẩy lưỡi, thói quen thở bằng miệng, các thói quen xấu này sẽ
gây mất hài hòa giữa răng và hàm.
- Mất răng sữa sớm, răng vĩnh viễn khơng có được sự hướng dẫn và có
thể đưa đến mọc lệch. Việc chú ý giữ gìn răng sữa có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc giúp các răng vĩnh viễn mọc đúng trên cung hàm. Ngoài ra do tình
trạng dinh dưỡng kém có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm
hoặc răng bị chấn thương do trẻ bị ngã, tai nạn.
1.2.3.2. Ảnh hưởng của lệch lạc khớp cắn .


11


11

Vẩu răng, chen chúc và sai khớp cắn có thể gây ra 3 vấn đề sau cho bệnh
nhân:
1) Tâm lý và thẩm mỹ.
2) Các vấn đề chức năng gồm: khó khăn trong cử động hàm do đau

hay cơ phối hợp không đồng bộ, loạn năng khớp thái dương hàm và các vẫn
đề: nhai, nuốt, nói.
3) Dễ nhạy cảm với chấn thương, bệnh nha chu, sâu răng.
 Tâm lý và thẩm mỹ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, sai khớp cắn trầm trọng gây ra những
trở ngại về mặt xã hội. Răng đều đặn và nụ cười dễ thương là một ưu thế cho
mỗi người bất kỳ tầng lớp xã hội nào, trong khi người có răng hơ hay chen
chúc thì ngược lại. Tình trạng răng miệng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của
mỗi người đối với cuộc sống, tuy rằng phản ứng của mỗi người là khác nhau.
Trong những người có cùng mức độ lệch lạc răng miệng, người này có thể
khơng bị hậu quả gì đáng kể, trong khi người khác lại bị tác động trầm trọng.
Vì vậy, họ tìm đến chỉnh hình khơng đơn thuần vì lý do thẩm mỹ mà còn do
cả yếu tố tâm lý.
 Ảnh hưởng chức năng.
Con người có thể thích nghi với sai hình ở mức độ nào đó, tuy nhiên
những người bị lệch lạc khớp cắn sẽ khó khăn khi ăn nhai, phát âm. Mỗi
người đều sự dụng nhiều kiểu nhai để tạo ra viên thức ăn thích hợp cho sự
nuốt. Những người có lệch lạc về răng sẽ phải hoạt động nhiều hơn trong việc
tạo ra viên thức ăn thích hợp hoặc sẽ không nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt.
Tương tự, mỗi người sẽ di chuyển hàm để đạt được tương quan mơi thích hợp
phát âm, và vậy phát âm sai lệch hiếm khi được chú ý ngay cả khi người đó
phải nỗ lực rất nhiều trong cử động hàm để tạo ra âm thanh bình thường. Tuy

nhiên, trong một số trường hợp, lệch lạc nặng sẽ gây ảnh hưởng rõ rệt đến
phát âm như cắn hở, phanh lưới bám thấp…
Lệch lạc răng gây ra loạn năng khớp thái dương hàm thể hiện qua cơn
đau ở khớp hay xung quanh khớp. Đau là do những thay đổi bệnh lý bên trong
khớp nhưng thường là do cơ hoạt động quá mức hay cơ thắt cơ. Đau cơ có


12

12

bệnh sự liên quan đến tư thế trước hay bên của hàm dưới, nghiến răng do
stress. Hoạt động quá mức của cơ, tình trạng nghiến răng có thể xảy ra cả ban
ngày hay trong khi ngủ.
 Mỗi tương quan với chấn thương và bệnh nha chu.
Răng hô làm tăng khuynh hướng dễ bị chấn thương răng. Vẩu răng
nặng nếu không điều trị dễ bị chấn thương răng cửa trên làm gãy răng, chết
tủy. Khớp cắn sâu trầm trọng làm răng cửa hàm dưới tiếp xúc với vòm khẩu
cái sẽ gây tiêu xương dẫn đến mất răng cửa trên ở một số bệnh nhân. Mòn
răng cửa quá mức cũng hiện diện ở một số bệnh nhân cắn sâu. Đặc biệt, răng
mọc lệch lạc dễ bị sâu và bệnh nha chu, vì như vậy làm cho việc vệ sinh răng
miệng khó khăn hơn và dễ bị sang chấn khớp cắn.[21]
1.3. PHÂN LOẠI LỆCH LẠC KHỚP CẮN.
Có nhiều cách phân loại sai khớp cắn như phân loại theo hình thái
củaAngle, phân loại theo bệnh căn của Kingsley... Phân loại của Angle hiện nay
vẫn được sử dụng phổ biến vì phân loại được các loại sai khớp cắn quan trọng,
đồng thời còn định nghĩa đơn giản và rõ ràng về khớp cắn bình thường củahàm
răng thật, hơn nữa cách phân loại dễ dàng và dễ nhận biết trên lâm sang.
Khớp cắn bình thường theo quan niệm của Andrews: khớp cắn bình
thường là khớp cắn có các răng tiếp xúc với nhau ở cả mặt gần và mặt xa,

ngoại trừ răng khơn. Trục ngồi trong của răng: hàm trên các răng sau hơi
nghiêng về phía ngồi, hàm dưới các răng sau hơi nghiêng về phía trong. Trục
gần xa của răng: hàm trên các răng trước nghiêng gần và các răng sau nghiêng
xa, hàm dưới các răng trước và sau đều nghiêng gần. Độ cắn chìa bình thường
là 2-3mm, độ cắn phủ bình thường là 1-2mm. Đường cong spee không sâu
quá 1,5mm. Khi hai hàm cắn lại với nhau, mỗi răng trên hai hàm sẽ khớp với
hai răng ở hàm đối diện. Andrews cũng đưa ra 6 đặc tính khớp cắn để làm tiêu
chuẩn đánh giá khớp cắn lý tưởng: đặc tính 1 về tương quan ở vùng răng cối,
đặc tính 2 về độ nghiêng gần xa của thân răng, đặc tính 3 về độ nghiêng ngoài


13

13

trong của thân răng, đặc tính 4 khơng có răng xoay, đặc tính 5 khơng có khe
hở giữa các răng, đặc tính 6 đường cong spee phẳng hay cong ít. Tuy nhiên 6
đặc tính khớp cắn của Andrews chỉ có tính chất định tính mà khơng có tính
định lượng [24], [25].
Theo Angle, khớp cắn bình thường là khớp cắn có múi ngoài gần của
răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng
hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, các răng trên cung hàm sắp xếp theo
một đường cắn đều đặn. Đường cắn là một đường cong đều đi qua hố trung
tâm của các răng hàm lớn hàm trên và đi qua gót răng của các răng nanh và
răng cửa hàm trên. Đường cắn này cũng đi theo núm ngồi và rìa cắn của các
răng hàm dưới. Do đó, khi xác định được vị trí của răng hàm lớn vĩnh viễn, sẽ
xác định được tương quan khớp cắn cũng như tương quan giữa hai cung răng
* Phân loại theo Angle:
Năm 1890, tiến sĩ Edward Angle(1855-1930) [26], [27] ở tuổi 40 Ơng
được cơng nhận như là chuyên chỉnh hành đầu tiên. Từ năm 1905-1928 Ông

đã điều hành trường Chỉnh hình tại St.Louis, New London, Connecticut và
Pasadana, Californi, nơi cho ra đời những chuyên gia Chỉnh hình đầu tiên,
Ơngđã đưa ra phân loại khớp cắn. Đây là một cách phân loại đầu tiên và rất
hữu dụng quan trọng cho đến ngày nay. Ông căn cứ vào tương quan khớp cắn
của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên và răng hàm lớn vĩnh viễn thứ
nhất hàm dưới khi hai hàm cắn khớp để xếp thành ba hạng sai khớp cắn: loại
I, loại II (gồm có 2 tiểu loại) và loại III [20], [21].
• Sai khớp cắn loại I .
Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên và dưới vẫn có mỗi tương
quan cắn khớp bình thường, nghĩa là múi ngồi gần răng hàm lớn vĩnh viễn
thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất
hàm dưới, nhưng đường cắn khớp không đúng do các răng trước mọc sai chỗ,
răng xoay, hoặc do những nguyên nhân khác.


14

14

• Sai khớp cắn loại II.

Múi ngồi gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía

gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, loại
II gồm có hai tiểu loại:
 Tiểu loại 1 cung răng hàm trên hẹp, hình chữ V, nhô ra trước với các răng cửa
trên nghiêng về phía mơi, độ cắn chìa tăng, mơi dưới thường chạm mặt trong
các răng trên.
 Tiểu loại 2 các răng cửa giữa hàm trên nghiêng vào trong nhiều, trong khi các
răng cửa bênhàm trên nghiêng ra phía ngồi khỏi răng cửa giữa độ cắn phủ

tăng, cung răng hàm trên ở vàng răng nanh thường rộng hơn bình thường loại
II tiểu loại 2 thường do di truyền.
• Sai khớp cắn loại III.
Múi ngoài gần răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía xa
so với rãnh ngồi gần của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới. Các răng
cửa dưới có thể ở phía ngồi các răng cửa trên (cắn chéo răng cửa hay móm).
Cần phân biệt sai khớp cắn loại III thật sự với loại III Angle giả.Trong
loại III Angle giả, các răng hai hàm có tương quan cắn khớp bình thường,
nhưng bệnh nhân có tật trượt hàm dưới ra trước khi cắn khớp, tạo ra cắn chéo
răng cửa.
Tóm lại, phân loại khớp cắn của Angle gồm có bốn hạng: khớp cắn
bình thường, sai khớp cắn loại I, II và III. Khớp cắn bình thường và sai khớp
cắn loại I có mối tương quan răng hàm trên, dưới giống nhau nhưng lại khác
nhau ở sự sắp xếp của các răng so với đường cắn khớp. Đường cắn khớp này
có thể đúng hoặc khơng đúng trong loại II và loại III.
Ngày nay, phân loại khớp cắn của Angle được dùng rộng rãi để mô tả
các hạng sai khớp cắn, tương quan răng hàm hai hàm, tương quan hai xương
hàm, kiểu tăng trưởng, và phương pháp điều trị.
Tuy nhiên, phân loại khớp cắn của Angle có những nhược điểm sau:
• Chỉ chú ý đến tương quan răng hàm theo chiều trước sau.
• Khơng nhận ra sự bất ổn định của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên.
• Khơng chú ý đến yếu tố xương hàm và nét mặt nhìn nghiêng.


15

15

1.3.1. Các thuật ngữ thường dùng trong mô tả sai khớp cắn .
• Cắn hở: là tình trạng có một khoảng hở giữa mặt nhai hay bờ cắn của một hay


nhiều răng giũa hai cung răng (các răng này không chạm răng đối diện) khi hàm
dưới ở tư thế cắn khớp trung tâm. Cắn hở thường gặp ở răng trước nhưng cũng
có thể xảy ra ở răng sau. Nguyên nhân: đẩy lưỡi,cắn má …
• Cắn sâu: là tình trạng khớp cắn có độ cắn phủ tăng, bờ cắn răng cửa dưới cắn
chạm cổ răng cửa trên hay chạm lợi mặt trong răng cửa trên khi hàm dưới ở
tư thế cắn khớp trung tâm.
• Cắn chéo răng trước: là tình trạng khớp cắn có một hoặc vài răng trước hàm
trên nằm ở phía trong so với răng hàm dưới khi hàm dưới ở tư thế cắn khớp
trung tâm.
• Cắn chéo răng sau phía má/phía lưỡi: là tình trạng khớp cắn có một hoặc vài
răng sau hàm trên nằm ở phía ngồi hay phía trong so với răng hàm dưới khi
hàm dưới ở tư thế cắn khớp trung tâm.
• Răng chen chúc, thiếu chỗ: là tình trạng các răng trên mơt hay hai cung răng
khơng có đủ chỗ để sắp ngay ngăn, đều đặn theo một đường cong cắn khớp
đúng, có một hoặc nhiều răng nghiêng, xoay, mọc lệch ngoài, lệch trong hay
ngầm trong xương.
• Vẩu hai hàm: là tình trạng các răng trước của hai hàm đều nhơ về phía trước
nhưng tương quan theo chiều trước- sau của hai hàm thường bình thường
(loại I ) [23].
1.4. PHÂN TÍCH KHOẢNG.
Xác định tương quan kích thước giữa răng và hàm hay so sánh khoảng
hiện có trên mẫu hàm, khoảng cần thiết để răng có đủ chỗ mọc đều đặn.
1.4.1. Phương trình Tanaka và Johnston.
Dự đoán khoảng cần thiết cho răng nanh và răng hàm nhỏ vĩnh viễn
mọc ở bệnh nhân có bộ răng hỗn hợp là điều quan trọng trong chẩn đoán và
điều trị chỉnh nha sớm. Ước tính chính xác kích thước gần xa răng nanh và


16


16

răng hàm nhỏ giúp nha sĩ dự đoán mức độ thừa thiếu khoảng để có kế hoạch
điều trị thích hợp.
Năm 1974, các tác giả Tanaka M.M, Johnston L.E [10] đã nghiên cứu
trên 506 mẫu hàm của các đối trượng vùng Cleverland, Bắc Mỹ; tiến hành đo
kích thước gần xa các răng cửa dưới, răng nanh và răng hàm nhỏ ở hai hàm
bằng compa và thước kẹp đầu nhọn.Từ đó các tác giả tính được phương trình
hồi quy bậc I có dạng:
Hàm trên: y = 0,5x + 11mm.
Hàm dưới: y = 0,5x + 10,5mm.
Trong đó:
x là tổng kích thước gần xa của 4 răng cửa dưới đã mọc
y là tổng kích thước của răng nanh và 2 răng hàm nhỏ chưa mọc ở mỗi
phần tư cung hàm.
Phương trình của Tanaka và Johnston được sử dụng rộng rãi trên thế
giới. Tuy nhiên phương trình được tìm ra qua nghiên cứu trên chủng tộc Bắc
Âu vì vậy có nhiều hạn chế khi áp dụng cho chủng tộc khác. Do vậy nhiều tác
giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu của Tanaka và Johnston tiến hành
trên các nhóm đối tượng thuộc nhiều chủng tộc khác nhau .
Phương trình Tanaka- Johnston trở nên thơng dụng vì đã giúp cho các
nha sĩ có một phương pháp đơn giản, đễ áp dụng nhanh chóng trên lâm sàng,
khơng cần bảng biểu, không phải chụp phim X-quang, nhưng cũng có nhược
điểm là khi tổng kích thước 4 răng cửa hàm dưới nhỏ hơn 20,5 mm hoặc lớn
hơn 27 mm thì dự đốn khơng chính xác. Hơn nữa, khi áp dụng cho các
chủng tộc các nhau thì kết quả dự đốn thường có sự khác biệt với thực tế.


17


17

Đối với hàm răng hỗn hợp, thì việc phân tích khoảng là một yêu cầu bắt
buộc trong chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị. Các tiêu chuẩn điều trị được đề
xuất là:
Nếu dự đốn đủ khoảng thì tiếp tục theo dõi định kỳ.
Nếu dự đốn thiếu khoảng 1-4mm thì cần duy trì khoảng với bộ giữ
khoảng.
Nếu dự đốn thiếu khoảng từ 4-6mm thì cần phải tiến hành nới khoảng.
Nếu dự đốn thiếu khoảng trên 6mm thì cần phải có kế hoạch nhổ răng
có hướng dẫn.
Nếu việc phân tích khoảng có nhầm lẫn và sai sót, dẫn tới việc đưa ra
những biện pháp điều trị khơng phù hợp, có thể gây ra những rối loạn khớp
cắn trầm trọng, làm phức tạp và khó khăn cho chỉnh hình răng hàm mặt trong
giai đoạn sau, kéo dài thời gian và chi phí điều trị của bệnh nhân.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi quy ước xếp loại trường hợp “đủ
khoảng” là khi khoảng hiện có trên cung hàm (chu vi cung răng) lớn hơn hoặc
bằng khoảng cần thiết (tổng kích thước gần xa các răng). Trường hợp “thiếu
khoảng” là khi khoảng hiện có trên cung hàm (chu vi cung răng) nhỏ hơn
khoảng cần thiết (tổng kích thước gần xa các răng) .
Chu vi cung răng theo Moorrees(1969) [28], chu vi cung răng là chiều
dài của đường cong từ mặt xa của răng hàm sữa thứ hai (răng hàm nhỏ thứ hai
với bộ răng vĩnh viễn), qua đỉnh múi ngoài và bờ cắn của các răng, đến mặt
xa răng hàm sữa thứ hai bên đối diện.
Chu vi cung răng là một thông số rất quan trọng, đặc biệt ở giai đoạn
bộ răng hỗn hợp để đánh giá vấn đề khoảng trống cho các răng vĩnh viễn
mọc. Morrees nhận thấy chu vi cung răng tăng rất ít ở hàm trên (1,32mm ở
nam, 0,5 mm ở nữ), và giảm ở hàm dưới (3,39 mm ở nam, 4,48 mm ở nữ) khi



18

18

nghiên cứu trên nhóm trẻ từ 5 đến 18 tuổi (ở bộ răng vĩnh viễn, chu vi cung
răng được đo đến mặt xa răng hàm nhỏ thứ hai). Chu vi cung răng ở hàm trên
luôn lớn hơn ở hàm dưới mọi lứa tuổi [29].
1.4.2. Dựa trên bảng tính tốn có sẵn của bảng xác xuất của Moyers.
Dựa vào tổng kích thước của bốn răng cửa hàm dưới để dự đoán khoảng
trống cần thiết cho răng nanh và răng hàm nhỏ cả cung răng trên và dưới .
Ưu điểm :
Dễ thực hiện và ít tốn thời gian.
Sử dụng khoảng tin cậy 75% cho phép trong việc xác định khoảng trống
cần thiết. Không cần chụp phim X-quang khi xác định khoảng trống cần thiết.
Công việc đo đạc thực hiện dễ dàng trên mẫu ngiên cứu.
Nhược điểm:
Những con số trên bảng không cho phép xác định đồi với sự thay đổi
của từng cá thể.
Độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc vào chất lượng của phim
và vị trí của răng chưa mọc. Công thức này được áp dụng cho răng hàm trên
và hàm dưới, cho tất cả các chủng tộc.
 Ước lượng của Moyers [9]
Chiều rộng nhóm răng cửa
hàm dưới
Chiều rộng ước
tính của răng
Hàm
nanh, răng hàm
trên

nhỏ thứ nhất và
thứ hai
Hàm
dưới

19,5

20

20,5

21

21,5

22

22,5

23

23,5

24

20,6

20,9

21,2


21,3

21,8

22

22,3

22,6

22,9

23,1

20,1

20,4

20,7

21

21,3

21,6

21,9

22,2


22,5

22,8

1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH TRẠNG LỆCH LẠC KHỚP
CẮN VÀ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NHĨM RĂNG ỨNG DỤNG
TRONG DỰ ĐỐN KHOẢNG
Tác giả Vinath Phommakone, Võ Trương Như Ngọc (2012) [30] nghiên cứu:
“Nhận xét tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng mặt ở trẻ


19

19

em 12 đến 15 tuổi tại Viêng Chăn, Lào” Kết quả: Tình trạng lệch lạc khớp cắn loại
I, chiếm tỷ lệ 63%; loại II, chiếm tỷ lệ 14%; loại III, chiếm tỷ lệ 23%.
Chỉ số nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng miệng ở giới nam và nữ:
-

Khơng có nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng miệng, nữ chiếm tỷ lệ 60,2%;

nam chiếm tỷ lệ 39,8%.
- Ít có nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng miệng, nữ chiếm tỷ lệ 60,2%; nam
chiếm tỷ lệ 39,8%.
- Có nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng miệng trung bình, nữ chiếm tỷ lệ
51,2%; nam chiếm tỷ lệ 48,8%.
- Có nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng miệng lớn, nữ chiếm tỷ lệ 57,2%;
nam chiếm tỷ lệ 42,8%.

- Có nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng miệng nhiều nhất, nữ chiếm tỷ lệ
44,5%; nam chiếm tỷ lệ 55,5%.
Tác giả Lê Thu Hương [31], “Nghiên cứu tình trạng lệch lạc khớp cắn
ở học sinh 8-10 tuổi tại trường tiểu học Đền Lừ, Hà Nội năm 2012”có 16,5%
là khớp cắn bình thường, 32,4% là có lệch lạc khớp cắn loại I, 41,8% lệch lạc
khớp cắn loại II và 9,3% là lệch lạ khớp cắn loại III.
Ricardo Alves de Souza (2008) [32] nghiên cứu trên lứa tuổi 7-11 tuổi tại
Braxin có khớp cắn bình thường 22,3%, có 47,6% là lệch lạc khớp cắn loại I,
21,9% là lệch lạc khớp cắn loại II, và 8,2% là lệch lạc khớp cắn Loại III .
Nghiên cứu của Jintana Jarooontham và Keith Godfrey (2000)[33]:
“Phân tích hệ răng hỗn hợp ở người Thái Lan”, tiến hành trên mẫu hàm nha
khoa của 215 nam và 215 nữ (tuổi trung bình là 15,7) sống tại vùng Đơng
Bắc Thái Lan. Kết quả: kích thước răng ở nam lớn hơn ở nữ thể hiện ở tổng
chiều rộng răng cửa hàm dưới, răng nanh, răng hàm nhỏ hàm trên và hàm
dưới ở mỗi cung hàm của nam lớn hơn ở nữ. Phương trình đường thẳng hồi
quy được xây dựng dựa trên việc đo đạc mẫu hàm của 215 nam và 215 nữ,
dùng để dự đốn tổng kích thước gần xa của vùng răng nanh và răng hàm nhỏ


20

20

chưa mọc của cung răng hàm trên và hàm dưới trong giai đoạn hàm răng hỗn
hợp của người Đông Bắc Thái Lan có dạng:
Hàm trên: y = 11,87 + 0,47x
Hàm dưới: y = 10,30 + 0,50x
Trong đó:
x là tổng kích thước gần xa của 4 răng cửa hàm dưới (mm)
y: tổng kích thước gần xa ước tính của răng nanh và hai răng hàm nhỏ

ở mỗi cung hàm (mm) của hàm trên hoặc hàm dưới.


21

21

Nữ:
Hàm trên: y = 11,16 + 0,49x
Hàm dưới: y = 9,49 + 0,53x
Nam:
Hàm trên: y = 13,36 + 0,41x
Hàm dưới: y = 11,92 + 0,43x
Tác giả Ibad Ullah Kundi và cộng sự (2012) [34] nghiên cứu: “Áp dụng
phân tích hệ răng hỗn hợp Tanaka và Johnston trên người Pakistan”, tiến hành
trên 80 mẫu hàm (40 nam, 40 nữ) là bệnh nhân tại bệnh viện nha khoa quốc tế
Islamic, tại Islamabad, tuổi từ 13 - 20. Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa tổng kích thước thực sự và tổng kích thước dự đốn của răng
nanh, răng hàm nhỏ ở hàm trên ở cả hai giới nam và nữ. Phương pháp Tanaka
và Johnston chỉ áp dụng trong dự đoán khoảng cho răng nanh, răng hàm nhỏ
ở hàm dưới ở cả hai giới nam và nữ.
Bảng 1.3: So sánh tổng kích thước thực sự của răng nanh, răng hàm nhỏ
và kích thước dự đốn từ phương trình Tanaka và Johnston trên cùng đối
tượng nghiên cứu.

Hàm trên (Nam+Nữ)
Hàm dưới (Nam+Nữ)
Hàm trên (Nam)
Hàm dưới (Nam)
Hàm trên (Nữ)

Hàm trên (Nữ)

Kích thước thực
sự
Trung
SD
bình
22,8
1,6
22,7
1,6
23,1
1,6
22,9
1,6
22,6
1,6
22,5
1,5

Kích thước dự
đốn
Trung
SD
bình
23,4
1,4
22,8
1,9
23,6

1,6
23,1
1,6
23,2
1,6
22,5
2,2

p
0,000*
0,615*
0,032*
0,278*
0,001*
0,908*


22

22

Tại Việt Nam, có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra các
phương trình riêng. Năm 2006, Nguyễn Thị Châu [35] nghiên cứu trên 119 trẻ
lứa tuổi 13 - 15 ở khu vực Hà Nội và xây dựng phương trình về mối liên quan
như sau:
• Hàm trên:

Nam:

y = 0,52x + 9,84


Nữ:

y = 0,45x + 11,28

Ở cả hai giới: y = 0,49x + 10,36
• Hàm dưới:

Nam:
y = 0,57x + 8,0
Nữ:
y = 0,50x + 9,1
Ở cả hai giới: y = 0,56x + 8,0

CHƯƠNG 2


23

23

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Là học sinh lứa tuổi 6-12 tuổi họctrường tiểu học trường Sok Pa Luan
và Sa Phan Thong Neua tại Viêng Chăn, Lào, năm 2014.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Là học sinh lứa tuổi 6-12 tuổi.
- Mọc đủ 4 răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất.
- 4 răng cửa vĩnh viễn hàm dưới mọc đủ chiều cao, hình thể nguyên vẹn.
- Khơng có bất thường sọ mặt.

- Chưa từng điều trị chỉnh nha hoặc phục hình.
- Khơng có tiền sử chấn thương hay phẫu thuật hàm mặt.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Những học sinh khơng đồng ý hoặc bệnh nhân có bệnh về tâm thần.
- Các răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn bị sâu răng phá hủy mặt nhai.
- Mẫu hàm: Loại bỏ những mẫu hàm có một trong những vấn đề, mẫu
có bọng ở các răng, mẫu vỡ hỏng, răng vỡ, mẫu hàm các răng không rõ ràng.
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 9 năm 2014.
Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên trường tiểu học
Sok Pa Luang và Sa Phan ThongNeua tại Viêng Chăn, Lào.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.


24

24

2.3.2. Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo cơng thức:

n = z12− α/2

p (1 − p)
d2

Trong đó:
n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có.

P: Tỉ lệ học sinh 6-12 tuổi có lệch lạc khớp cắn (=75%) [18]
d: Sai số tuyệt đối (7%).
α: Mức ý nghĩa thống kê; lấy α = 0,05.
Áp dụng cơng thức này, tính được n= 164.
2.3.3. Cách chọn mẫu
Tiến hành khám lâm sàng học sinh thuộc trường học Phôn Sa Văn và
trường học Sộc Pa Luống để lựa chọn đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn
lựa chọn.
Lập danh sách các học sinh phù hợp với các tiêu chuẩn lựa chọn.
Gán cho mỗi em học sinh một mã số nhất định.
Sử dụng phần mềm Epi Info 6.04 để tiến hành chọn ngẫu nhiên học sinh
từ danh sách đã lập dựa vào mã số đã được gán cho từng em.
Những trẻ từ chối tham gia vào nghiên cứu sẽ được tiến hành chọn trẻ
khác để thay thế.
2.3.4. Các bước tiến hành
2.3.4.1. Thu thập thông tin chung
Các đối tượng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được ghi nhận các thông tin về:họ
tên, tuổi, giới, địa chỉ, lớp, ngày khám vào mẫu phiếu nghiên cứu.


25

25

2.3.4.2. Tiến hành lấy dấu mẫu nghiên cứu.
 Khám
• Dụng cụ khám:

Bộ dụng cụ khám nha khoa cơ bản: khay quả đậu, gương vàgắp nha


-

khoa
-

Khám xác định tương quan răng 6 hai bên theo phân loại của
Angle.

-

Khám tình trạng các răng: răng sâu, răng dị dạng, răng thừa.

-

Tình trạng lợi và các mô quanh răng.

 Lấy mẫu hai hàm và sáp cắn khớp răng ở tư thế khớp cắn trung tâm
-

Thìa khn, bát và bay đánh chất lấy khn, bát và bay trộn thạch cao.

-

Chất lấy khuôn: Alginate, thạch cao đá nha khoa.

-

Sáp lá mỏng, đèn cồn.

2.3.4.3. Đo trên mẫu.

 Nguyên tắc chung:
-

Xác định các mốc đo, đánh dấu bằng bút lơng kim

-

Mỗi răng riêng lẻ đo kích thước theo chiều gần - xa.

-

Mỗi kích thước được đo 3 lần bởi cùng một người cách nhau 24
giờ, trong cùng một dụng cụ, trong cùng một điều kiện đo.

-

Thước kẹp phải được giữ song song với mặt nhai của răng được đo.

-

Kích thước được chọn ghi vào phiếu là trung bình cộng của 3 lần
đo sai lệch nhau dưới 0,3mm.

 Kích thước từng răng:
-

Tiến hành đo kích thước thân răng theo chiều gần - xa bằng cách
đo khoảng giữa các điểm tiếp xúc với mặt răng kế cận.

-


Dụng cụ: thước kẹp caliper độ chính xác 0,02mm.


×