Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

nhận xét hình thái cung răng ở một nhóm sinh viên có lệch lạc khớp cắn loại i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.71 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN HUYỀN KHUÊ

NHẬN XÉT HÌNH THÁI CUNG RĂNG CỦA
MỘT NHÓM SINH VIÊN (LỨA TUỔI 18-25) CÓ
LỆCH LẠC KHỚP CẮN LOẠI I THEO ANGLE

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2006-2012

HÀ NỘI -2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN HUYỀN KHUÊ

NHẬN XÉT HÌNH THÁI CUNG RĂNG CỦA
MỘT NHÓM SINH VIÊN (LỨA TUỔI 18-25) CÓ
LỆCH LẠC KHỚP CẮN LOẠI I THEO ANGLE

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ RĂNG HÀM MẶT


KHĨA 2006-2012

Người hướng dẫn:
TS. HỒNG VIỆT HẢI

HÀ NỘI -2012


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành khóa luận này em xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc tới:
- TS. BS. Hồng Việt Hải, Phó chủ nhiệm bộ mơn Chỉnh hình Răng
Mặt, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt Trường Đại Học Y Hà Nội, người thầy đã
trực tiếp dạy bảo tận tình và truyền đạt cho em những kiến thức và kinh
nghiệm quý giá trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
- TS. Nguyễn Thị Thu Phương – Chủ nhiệm Bộ mơn Chỉnh hình Răng
Mặt, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Đại học Y Hà Nội, người đã luôn tạo
điều kiện giúp đỡ, động viên và đóng góp ý kiến cho em trong suốt quá trình
hồn thành khóa luận.
- ThS. Nguyễn Bích Ngọc, ThS. Qch Thị Thúy Lan – Giảng viên bộ
mơn Chỉnh hình Răng Mặt, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Đại học Y Hà Nội,
những người thầy đã giúp đỡ và cho em những ý kiến quý báu để em hoàn
thành được khóa luận này.
- Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo và quản lý
khoa học, thầy cô trong các bộ môn của Viện đào tạo Răng Hàm Mặt đã tạo
mọi điều kiện cho em được học tập và nghiên cứu tại Viện.
- Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bạn sinh viên Đại học Y Hà Nội,
đặc biệt là các bạn lớp Y6A7 đã ủng hộ nhiệt tình và giúp đỡ tơi hồn thành
khóa luận này.
- Cuối cùng tơi xin cảm ơn bố mẹ, các em gái và bạn bè, những người

luôn ở bên tơi, động viên tối và giúp tơi có được lịng tự tin, niềm say mê
trong q trình học tập và làm việc.
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
NGUYỄN HUYỀN KHUÊ


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

D31

: Chiều dài cung răng trước.

D61

: Chiều dài cung răng sau.

R33

: Chiều rộng cung răng trước.

R66

: Chiều rộng cung răng sau.

TB

: Số trung bình (tính bằng mm) của kích thước nghiên cứu.

SD


: Độ lệch chuẩn (tính bằng mm) của kích thước nghiên cứu.


MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................5
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
Chương 1.........................................................................................................3
TỔNG QUAN.................................................................................................3
1.1 ĐỊNH NGHĨA KHỚP CẮN....................................................................3
Hình 1.1: Đường cong Spee...........................................................................5
Hình 1.2: Độ cắn chìa; 2: Độ cắn trùm.........................................................6
1.2 HÌNH THÁI CUNG RĂNG....................................................................9
1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH THÁI CUNG RĂNG NGƯỜI
VIỆT TRƯỞNG THÀNH.....................................................................13
Chương 2.......................................................................................................16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................16
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................16
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................16
Hình 2.1: Tương quan răng 6 loại I............................................................18
Hình 2.2: Thước OrthoForm (3M).............................................................19
Hình 2.3: Xác định hình dáng cung răng...................................................20
Hình 2.5: Các kích thước răng....................................................................21
Hình 2.6: Đo chiều dài, chiều rộng cung răng...........................................21
Chương 3.......................................................................................................23
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................23
3.1 PHÂN BỐ TỶ LỆ NAM NỮ.................................................................23
Biểu đồ 3.1: phân bố tỉ lệ nam và nư..........................................................23
3.2 TỶ LỆ CÁC DẠNG CUNG RĂNG Ở NGƯỜI CÓ KHỚP CẮN LOẠI
I.............................................................................................................23



Bảng 3.1 : Phân bớ tỉ lệ hình dáng cung răng ở sinh viên có khớp cắn loại
I.......................................................................................................................23
Biểu đồ 3.2: phân bớ tỉ lệ hình dáng cung răng.........................................24
3.3 KÍCH THƯỚC CUNG RĂNG..............................................................25
Bảng 3.2: Kích thước cung răng hàm trên và hàm dưới (mm)................25
3.4 KÍCH THƯỚC CUNG RĂNG HÀM TRÊN PHÂN BỐ THEO GIỚI.25
Bảng3.3: Kích thước cung răng hàm trên của sinh viên có khớp cắn loại
I phân bố theo giới (mm)..............................................................................25
3.5 KÍCH THƯỚC CUNG RĂNG HÀM DƯỚI PHÂN BỐ THEO GIỚI. 25
3.6 KÍCH THƯỚC CUNG RĂNG HÀM TRÊN CỦA CÁC DẠNG CUNG
RĂNG...................................................................................................26
3.7 KÍCH THƯỚC CUNG RĂNG HÀM DƯỚI CỦA CÁC DẠNG CUNG
RĂNG...................................................................................................27
Chương 4.......................................................................................................29
BÀN LUẬN...................................................................................................29
4.1. VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................29
4.2. VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................29
So sánh kích thước cung răng hàm trên với một số tác giả:.....................32
KẾT LUẬN...................................................................................................33
1 Tỉ lệ các dạng cung răng ở người có khớp cắn loại I................................33
2 Kích thước cung răng................................................................................34
3 Kích thước cung răng phân bố theo giới...................................................34
4 Kích thước cung răng ở các dạng cung răng khác nhau:..........................35
KIẾN NGHI..................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................37
TIẾNG ANH...............................................................................................39




1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hình thái của cung răng rất đa dạng, đa số các tác giả trên thế giới đều
thừa nhận có sự khác biệt lớn về kích thước và hình dáng cung răng người.
Hình dạng cung răng ban đầu được tạo nên bởi hình thể xương hàm dưới, sau
đó khi răng mọc, hình thể cung hàm bị ảnh hưởng bởi các cơ vùng miệng, vì
thế hình dáng cung hàm được quyết định do vị trí cân bằng của áp lực mơi
má lưỡi, và từ đó quyết định vị trí của răng.
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hình thái, kích thước
cung răng. Hình dạng cung răng được phân loại lần đầu tiên bởi Chuck năm
1932, gồm có 3 dạng cung răng chính: là dạng hình vng, dạng hình trứng
và dạng thn dài. Nhiều tác giả đã sử dụng phân loại này và hiện nay nhiều
công ty vật liệu chỉnh nha cũng sản xuất dây cung dựa trên phân loại này với
tên gọi là rộng, bình thường và hẹp. Sự khác nhau về môi trường và di truyền
tạo nên sự đa dạng lớn các đặc điểm về hình thái cung răng, có sự khác nhau
giữa các chủng tộc, giữa nam và nữ, có mối liên quan giữa hình dạng cung
răng với các thành phần giải phẫu khác như hình dạng khn mặt, hình thể
răng cửa và các dạng khớp cắn, điều này đã được khẳng định thông qua thực
tế quan sát bệnh hàng ngày.
Việc xác định hình thái cung răng là một việc vô cùng quan trọng trong
thực hành lâm sàng, để có thể có những quyết định hướng điều trị đúng đắn
trong các giai đoạn của những quá trình can thiệp về hình thái và chức năng ở
vùng đầu mặt và răng, đem đến kết quả ổn định lâu dài sau điều trị chỉnh nha.
Nhóm đối tượng có khớp cắn loại I được lựa chọn để thực hiện đề tài
nghiên cứu về hình dạng và một số kích thước của cung răng vì trong cộng
đồng, khớp cắn loại I Angle có tỷ lệ cao nhất [1] [10] [12] [15] [28] . Đã có


2

nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về đặc điểm của sai khớp cắn loại I
cũng như đánh giá quá trình điều trị loại sai khớp cắn này [24] [26]. Những
năm gần đây ở nước ta đã có một số nghiên cứu cơ bản đề cập tới sự phân bố
tỷ lệ các loại khớp cắn trong cộng đồng [1] [2] [16], tuy nhiên, vẫn chưa có
nghiên cứu nào đánh giá sâu về hình thái cung răng ở những người có lệch lạc
khớp cắn loại I Angle.
Chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét hình thái cung răng
ở một nhóm sinh viên có lệch lạc khớp cắn loại I” với các mục tiêu sau:
1.

Xác định hình dạng cung răng ở một nhóm sinh viên có lệch lạc
khướp cắn loại I.

2. Xác định kích thước cung răng của nhóm đối tượng trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 ĐINH NGHĨA KHỚP CẮN
Từ trước đến nay đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về khớp cắn.
Hiểu một cách đơn giản, khớp cắn chỉ sự tương quan răng của hàm trên và răng
của hàm dưới khi tiếp xúc chức năng trong quá trình hoạt động của hàm dưới.
Định nghĩa theo từ điển, từ “khớp cắn” dùng để chỉ đồng thời động tác
khép hàm và trạng thái khi hai hàm khép lại. “Động tác khép hàm” chỉ đề cập
đến giai đoạn cuối của chuyển động nâng hàm dưới để hai cung răng đối diện
tiếp xúc với nhau. “Trạng thái khi hai hàm khép lại” đề cập đến liên quan mặt
nhai của các răng đối diện khi cắn khít.
Theo Glickman, khớp cắn là mối quan hệ tiếp xúc giữa các răng dưới sự

điều khiển của thần kinh – cơ thuộc hệ thống nhai, Ash và Ramfjord cho rằng
khái niệm về khớp cắn bao gồm tất cả những liên quan về chức năng, chức
năng biến đổi và về rối loạn chức năng mà nó có giữa các thành phần của hệ
thống nhai. Nó là kết quả của sự tiếp xúc giữa bề mặt của các răng, như vậy
khớp cắn có nghĩa là những quan hệ chức năng và rối loạn chức năng giữa hệ
thống răng, cấu trúc giữa răng, khớp thái dương hàm và yếu tố thần kinh-cơ.
Răng của hàm trên và dưới cần tiếp xúc sao cho đảm bảo chức năng tối ưu,
giảm tối đa chấn thương lên tổ chức nâng đỡ và cho phép phân bố toàn bộ lực
đều lên toàn bộ hàm răng.
Đã hàng trăm năm trôi qua kể từ năm 1899, khi Edward Angle mô tả
tương quan khớp cắn bình thường và đưa ra cách phân loại sai khớp cắn. Sau
đó nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để mô ta khớp cắn lí tưởng, khớp cắn
chấp nhận được và khớp cắn có hại. Để giúp chẩn đoán sai khớp cắn và lên kế
hoạch điều trị cần đánh giá tình trạng chung của những cấu trúc giải phẫu đặc


4
trưng và những khía cạnh chức năng của khớp cắn, đối chiếu với quan điểm
khớp cắn tối ưu.
1.1.1.Quan niệm về khớp cắn bình thường
a. Tương quan răng trong một cung hàm
 Chiều trước sau
Tất cả các răng đều tiếp xúc với nhau ở cả mặt gần và mặt xa ngoại trừ
răng khơn chỉ có một điểm tiếp xúc ở phía gần [4] [6].
 Độ nghiêng trong ngồi của răng (nhìn từ phía trước)
Hàm trên: Các răng sau hơi nghiêng về phía má.
Hàm dưới: Các răng sau hơi nghiêng về phía lưỡi.
 Đường cong Wilson:
Là đường cong lõm hướng lên trên, đi qua đỉnh núm ngoài và trong của
các răng sau hàm dưới. Đường cong Wilson kết hợp với độ cắn sâu ở những

răng sau cho phép những núm ngoài răng dưới trượt hài hịa trên sườn trong
của núm ngồi răng trên khi đưa hàm sang bên.
 Độ nghiêng gần xa của răng
Hàm trên: Các răng trước nghiêng gần, các răng sau nghiêng xa.
Hàm dưới: Các răng trước và sau đều nghiêng gần. Các răng cối thứ hai
và thứ ba nghiêng về phía gần nhiều hơn các răng cối nhỏ.
Đường cong Spee: Theo nghiên cứu của Hoàng Tử Hùng và Nguyễn Thị
Kim Anh [4], đường cong Spee ở cung răng vĩnh viễn người trẻ là một đường
cong lõm hướng lên trên, đi qua đỉnh răng nanh và đỉnh núm ngoài của các
răng cối nhỏ và lớn hàm dưới, với nơi thấp nhất nằm ở đỉnh múi gần ngoài


5
của răng cối lớn thứ nhất. Độ sâu trung bình của đường cong Spee ở người
Việt Nam được ghi nhận là:
 Nam: 2,019 mm
 Nữ: 1,792mm
 Nam và nữ: 1,912mm.
Đường cong Spee với độ nghiêng theo chiều trước sau của răng nanh và
những răng cối là một yếu tố quan trọng để ổn định hai hàm.

Hình 1.1: Đường cong Spee
b.Tương quan răng hai hàm
 Chiều trước sau:
 Tương quan răng nanh
+ Loại I: Đỉnh của răng nanh hàm trên trùng với đường giữa răng nanh
và răng hàm nhỏ hàm dưới.
+ Loại II: Đỉnh của răng nanh hàm trên ở phía trước đường giữa răng
nanh và răng hàm nhỏ hàm dưới.
+ Loại III: Đỉnh của răng nanh hàm trên ở phía sau đường giữa răng

nanh và răng hàm nhỏ hàm dưới.


6
 Tương quan răng 6:
+Loại I: Đỉnh núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khớp
với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.
+Loại II: Đỉnh núm ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm trên nằm về
phía gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.
+Loại III: Đỉnh núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên nằm
về phía xa so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.
 Chiều đứng:
Độ cắn trùm: là khoảng cách giữa rìa cắn răng cửa trên và răng cửa dưới
theo chiều đứng khi hai hàm cắn khớp. Trung bình độ cắn trùm bằng 1/3
chiều cao thân răng cửa dưới. Độ cắn trùm thay đổi tùy theo dân tộc.
Độ cắn trùm trung bình ở người Việt Nam:2,89 mm.(Đống Khắc Thẩm
và Hoàng Tử Hùng – 2000) [18].
 Chiều ngang:
Độ cắn chìa: là khoảng cách giữa rìa cắn răng cửa trên và dưới theo
chiều trước sau. Độ cắn chìa thay đổi theo tuổi, giới, dân tộc.
Độ cắn chìa trung bình ở người Việt Nam: 2,79 mm. (Đống Khắc Thẩm

và Hoàng Tử Hùng –
CISORS AND DEPTH OF CURVE OF SPEE 2000)

[18].

Hình 1.2: Độ cắn chìa; 2: Độ cắn trùm

351



7
1.1.2. Phân loại lêch lạc khớp cắn theo Angle:
Phân loại sai khớp cắn của Edward H. Angle là cách phân loại có tính
hữu dụng đầu tiên và ngày nay vẫn được ứng dụng rất nhiều. Angle coi răng
hàm lớn thứ nhất hàm trên là một mốc giải phẫu cố định và là chìa khóa của
khớp cắn.
Theo Angle, khớp cắn bình thường là khớp cắn có múi ngồi gần của
răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng cối
lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới , và các răng trên cung hàm sắp xếp theo một
đường cắn khớp đều đặn [4].
Angle chia sai khớp cắn thành 3 loại, ký hiệu bằng chữ số La Mã: Sai
khớp cắn loại I, loại II và loại III.
 Khớp cắn sai loại I
Đỉnh núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài
gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới, đường cắn khớp khơng đúng, có
lệch lạc ở một số vùng hoặc một số răng(do các răng khấp khểnh, xoay...).
 Khớp cắn sai loại II
Đỉnh núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên ở về phía gần
so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.
Khớp cắn sai loại II được chia thành hai tiểu loại:
+ Tiểu loại 1: Cung răng hàm trên hẹp, hình chữ V với các răng cửa trên
nghiêng về phía môi (vẩu), độ cắn chìa tăng, mơi dưới thường chạm vào mặt
trong các răng cửa trên.
+ Tiểu loại 2: Các răng cửa giữa hàm trên nghiêng vào trong nhiều, trong
khi các răng cửa bên hàm trên nghiêng ra phía ngoài khỏi răng cửa giữa,
độ cắn trùm tăng, cung răng hàm trên ở vùng răng nanh thường rộng hơn
bình thường.



8
 Khớp cắn sai loại III
Đỉnh núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên ở về phía xa so
với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới. Các răng cửa dưới có
thể ở phía ngồi các răng cửa trên(cắn chéo răng cửa).
Tóm lại, phân loại khớp cắn của Angle gồm có 4 hạng: khớp cắn bình
thường, sai khớp cắn hạng I, II và III. Khớp cắn bình thường và khớp cắn sai
loại I có tương quan răng hàm lớn hàm trên, hàm dưới giống nhau nhưng khác
nhau ở sự sắp xếp của các răng so với đường cắn khớp. Đường cắn khớp này
có thể đúng hoặc không trong khớp cắn sai loại II và loại III.
 Ưu, nhược điểm của phân loại khớp cắn theo Angle:
Ưu điểm: Phân loại sai khớp cắn của Angle là một bước tiến rất quan trọng, nó
khơng chỉ phân loại một cách có trật tự các loại khớp cắn sai mà còn định nghĩa
đơn giản và rõ ràng về khớp cắn bình thường của hàm răng thật, bằng cách này
đã có thể phân biệt được khớp cắn bình thường và khớp cắn sai.
Ngày nay, cách phân loại này được ứng dụng nhiều trong Răng Hàm
Mặt nói chung và chỉnh nha nói riêng vì nó tương đối đơn giản, dễ nhớ và
chẩn đoán nhanh.
Nhược điểm: Ngay từ giai đoạn đầu, người ta đã nhận thấy cách phân loại
của Angle không hồn thiện vì nó khơng bao gồm hết các thơng tin quan
trọng của bệnh nhân.
Không nhận ra sự thiếu ổn định của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm
trên: răng hàm sữa thứ hai bị nhổ sớm sẽ làm răng hàm lớn thứ nhất di gần...
Angle căn cứ vào răng hàm lớn thứ nhất để phân loại. Như vậy, không
thể phân loại được trong những trường hợp thiếu răng hàm lớn thứ nhất hoặc
trên bộ răng sữa.


9

Sai khớp cắn chỉ được đánh giá theo chiều trước sau, không đánh giá
được theo chiều đứng và chiều ngang.
Các trường hợp sai lạc vị trí của từng răng không được tính đến.
Không chú ý đến yếu tố xương hàm và nét mặt nhìn nghiêng.
1.2 HÌNH THÁI CUNG RĂNG
1.2.1 Hình dạng của cung răng vĩnh viễn
Các răng trong miệng được sắp xếp thành các cung răng, gồm cung răng
hàm trên và cung răng hàm dưới. Hình dạng cung răng do xương nền hàm
quyết định. Cung răng –hàm thích hợp không chỉ giúp cải thiện khớp cắn mà
cịn góp phần lớn vào thẩm mĩ của khuôn mặt. Hơn 100 năm qua, các nhà
nghiên cứu đã cố gắng định nghĩa về cung răng lí tưởng, đã thường xuyên sử
dụng khái niệm cung răng cân đối trong tự nhiên và có thể biểu diễn bằng
cơng thức đại số hay hình học.
Hình dạng cung răng lần lượt được mô tả như mặt cắt của cái nón, rồi
như một đường cong hình chuỗi, một số tác giả khác mơ tả hình dạng cung
răng như một hình parabol, hình elip hay một phần của hình trịn. Hình dạng
cung răng vĩnh viễn có thể biến đổi tùy theo chủng tộc và cá thể, các dạng
cung răng ở người hiện đại là do sự biến đổi từ dạng tổ tiên và có khuynh
hướng trở thành dạng elip. Mọi dạng biến đổi trong giới hạn bình thường
khác cũng đều chỉ xoay quanh dạng hồn hảo đó.
Năm 1920, Williams[30] đã nêu lên sự đồng dạng giữa hình dạng của răng
cửa và hình dạng cung răng. Tác giả đã phân biệt ba dạng cung răng là hình
vng, hình thn dài và hình ơvan.
Năm 1971, Brader[30] đưa ra một mẫu cung răng. Mẫu này dựa trên
một elip 3 tiêu điểm và đã làm thay đổi quan niệm về hình dạng cung răng .
Đường cong cung răng rất giống với đường cong của elip, các răng sắp xếp


10
chỉ một phần cực nhỏ của đường cong. Ông cho rằng cấu trúc của cung răng

có 4 đặc trưng chủ yếu:
- Hình dạng của cung răng
- Kích thước của cung răng
- Sự đối xứng hai bên
- Sự thay đổi các cấu trúc xung quanh dẫn đến sự biến đổi hình thể của
cung răng.
Hình dạng cung răng được tạo nên do những đơn vị răng đặt trên vị trí
nhất định trên cung hàm theo chiều dài của đường cong elip, biểu thị trạng
thái cân bằng giữa lực của lưỡi và trạng thái mô mềm xung quanh miệng.
Nếu coi cấu trúc quanh miệng như một cái bao đàn hồi tác dụng một lực
hướng tâm lên các răng ta có phương trình sau:
Pi = Pe +T(1/R + 1/R’)
Trong đó:
- Pi là lực bên trong
- Pe là lực bên ngoài
- T là trương lực của bao đàn hồi
- R là bán kính đường cong theo chiều ngang
- R’ là bán kính đường cong theo chiều đứng ngang
Ricketts đã tiến hành một loạt nghiên cứu về hình dạng cung răng và
ơng đã kết luận rằng [29] :
- Hình dạng cung răng hàm trên đồng dạng với hình dạng cung răng hàm dưới.
- Cung răng hàm trên ở phía trước so với cung răng răng hàm dưới.


11
- Có 5 dạng cung răng là: dạng hình thn dài, dạng hình thn dài hẹp,
dạng hình trứng, dạng hình trứng hẹp và dạng hình vng.
Nhưng trên thực tế hiện nay, sự phân loại hình dạng cung răng chủ yếu
được sử dụng trong chẩn đốn và điều trị chỉnh hình răng mặt vẫn sử dụng
phương pháp phân loại của Chuck và Williams với 3 hình dạng là: dạng hình

vng, dạng hình nón (hay cịn gọi là hình thn dài) và hình ơvan (hay cịn
gọi là hình trứng).
1.2.2. Kích thước cung răng vĩnh viễn
Năm 1979, Engle đã tiến hành đo hàng loạt mẫu để xác định các yếu tố
của hình dạng và kích thước cung răng[30]. Ông cùng Lestrel và Schulhoff đã
rút ra 4 kích thước chủ yếu của cung răng là:
- Chiều dài trước(chiều dài vùng răng nanh): khoảng cách từ điểm giữa
hai răng cửa tới đường nối đỉnh của hai răng nanh.
- Chiều dài sau (chiều dài vùng răng hàm): khoảng cách từ điểm giữa hai răng
cửa tới đường nối đỉnh của hai núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất.
- Chiều rộng trước: khoảng cách giữa hai đỉnh của hai răng nanh.
- Chiều rộng sau: khoảng cách của hai đỉnh của hai mún ngoài gần răng
hàm lớn thứ nhất.
Kích thước của cung răng có sự khác biệt theo giới tính và theo chủng
tộc, những chủng tộc càng gần nhau về nguồn gốc, vị trí địa lí sinh sống,
phong tục tập quán, thì kích thước cung răng càng ít có sự chênh lệch và
ngược lại.
Các tác giả cũng rút ra kết luận rằng: khơng có sự khác biệt về tỉ lệ dạng
cung răng ở nam cũng như ở nữ và cung răng ở nam lớn hơn ở nữ cả về chiều
rộng cũng như chiều dài. Kích thước cung răng khác nhau rõ rệt giữa các


12
dạng cung răng hình vng, hình ơvan và hình thn dài. Chiều rộng ở vùng
răng nanh và răng hàm ở cung răng dạng hình vng là lớn nhất, rồi đến dạng
cung răng hình ơvan, hẹp nhất là cung răng dạng hình thn dài, nhưng ngược
lại, chiều dài của cung răng dạng hình thn dài là lớn nhất, rồi đến cung răng
dạng hình ơvan, ngắn nhất là dạng hình vng.
Năm 1991, Huang S.T., Miura F., Soma K [23] đã nghiên cứu trên mẫu
hàm của người Trung Quốc đã rút ra rằng kích thước cung răng của nam lớn

hơn nữ, người Trung Quốc có kích thước cung răng giống người Nhật hơn là
người Nam Trung Mỹ.
Năm 1993, Raberin M., Laumon B., Martin J.L.[27] khoa chỉnh nha của
trường nha Lyon ở Pháp đã nghiên cứu phân tích trên 278 mẫu thạch cao của
người Pháp trưởng thành chưa can thiệp chỉnh nha , đã rút ra kết luận rằng
khơng có sự khách biệt về tỉ lệ cung răng ở nam cũng như ở nữ và cung răng
của nam lớn hơn cung răng của nữ cả về chiều rộng và chiều dài.
Năm 2000, Benjamin G.Burris, Eward F.Harris[21] đã nghiên cứu trên
hai nhóm người Mỹ da trằng và người Mỹ da đen, các tác giả chia thành 2
nhóm với số lượng nam nữ ngang nhau, họ nhận thấy rằng người Mỹ da đen
có kích thước cung răng lớn hơn người Mỹ da trắng, có tỷ lệ cung răng hình
vng lớn hơn người Mỹ da trắng nhưng có tỷ lệ cung răng hình thn dài
thấp hơn.
Tác giả Kunihiko Nojima, Richard P. Mc Laughin, Yasushighe Isshiki
[26] đã nghiên cứu so sánh mẫu hàm dưới của người Nhật và người
Caucasian đã rút ra tỉ lệ khác biệt giữa các dạng cung răng và sự khác nhau rõ
rệt giữa kích thước các dạng cung răng của hai nhóm.
Như vậy kích thước cung răng thay đổi tùy thuộc theo giới, theo tuổi,
theo chủng tộc và theo hình dạng cung răng.


13
1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH THÁI CUNG RĂNG NGƯỜI
VIỆT TRƯỞNG THÀNH
Hoàng Tử Hùng và Huỳnh Kim Khang[11] nghiên cứu kích thước chiều
dài và chiều rộng cung răng hàm trên người Việt trưởng thành kết luận: cung
răng ở nam lớn hơn ở nữ có ý nghĩa thống kê, sự khác biệt lớn nhất là ở các
mốc qua các răng nanh nhưng khơng có sự khác nhau về hình dạng.
Cung răng hàm trên người Việt có dạng elip với phương trình đường
hồi qui:

 Nữ:
x2
2

27,12

+

(y-28,21)2
2

31,38

=

1

=

1

 Nam:
x2
26,84

2

+

(y-28,01)2

2

31,38

Trong đó: x là hồnh độ, y là tung độ.
Năm 1994, Hoàng Tử Hùng và Nguyễn Thị Kim Anh [6] nghiên cứu về
đặc điểm hình thái cung răng dưới của người Việt trưởng thành , từ đó đánh
giá đặc điểm cung răng dưới theo khơng gian ba chiều, vẽ và tính toán được
đường cong Spee trong mặt phẳng đứng dọc, đường cong Monson trên mặt
phẳng đứng ngang và các phương trình hồi qui lý thuyết trên cả ba mặt phẳng.
Năm 1996, Hoàng Tử Hùng và Trần Mỹ Thúy [8] nghiên cứu cung
xương ổ răng người Việt, đo trên sọ, xương hàm khô với mục tiêu nghiên cứu
xác định các kích thước trung bình của cung xương ổ răng, đã kết luận: kích


14
thước cung xương ổ răng của nam lớn hơn của nữ nhưng sự khác biệt khơng
có ý nghĩa thống kê.
Phạm Thị Hương Loan và Hoàng Tử Hùng [12] nghiên cứu so sánh đặc
điểm cung răng người Việt với người Ấn Độ, Trung Quốc đã đưa ra nhận xét:
 Kích thước cung răng người Việt tại các mốc đo
Hàm trên
Hàm dưới

R33
38,16
27,3

R66
54,9

46,81

R77
58,91
57,97

D33
9,6
6,36

D66
28,93
24,06

D77
44,39
39,5

 Chiều rộng cung răng của nam lớn hơn nữ có ý nghĩa thống kê.
 Chiều dài cung răng giữa nam và nữ trong nghiên cứu này khơng khác
biệt, chỉ có phần trước cung răng hàm trên ở nam lớn hơn ở nữ.
 So sánh kích thước trung bình cung răng giữa người Việt, Ấn Độ,
Trung Q́c.
 Người Việt có cung răng rộng hơn đáng kể so với cung răng người Ấn Độ.
 Cung răng người Trung Quốc có chiều rộng và chiều dài rất gần với
cung răng người Việt.
 So sánh theo giới, nam người Việt đều có chiều dài và chiều rộng cung
răng lớn hơn nam Ấn Độ, nhưng ở nữ chỉ có chiều dài phần trước cung
răng hàm trên lớn hơn nữ Ấn Độ. Cung răng nam, nữ người Trung
Quốc đều lớn hơn cung răng nam, nữ người Việt ở mốc đo R77.

 Phân loại hình dạng cung răng người Việt:
Ở người Việt Nam trưởng thành có khớp cắn bình thường khơng có can
thiệp điều trị, có sự phân bố đều các loại hình dạng cung răng trong đó loại
hàm rộng chiếm ưu thế ở cả hai hàm. Cung răng người Việt có loại hàm rộng


15
chiếm ưu thế và phần trước cung răng lớn hơn người Trung Quốc cho nên
hàm người Việt hô nhẹ vùng răng trước.
Cung răng người Việt rộng hơn đáng kể so với cung răng người Ấn Độ
nhưng lại gần với kích thước cung răng người Trung Quốc.
Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Vỹ (2004) [16] thì cung răng chủ
yếu có dạng hình vng, sự phân bố các dạng cung răng ở hai giới nam và nữ
là như nhau, kích thước cung răng của nam lớn hơn nữ và có sự giảm kích
thước cung răng so với tuổi dậy thì.


16

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên trường Đại Học Y Hà Nội, lứa tuổi 18 – 25.
2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
 Có bộ răng đầy đủ (từ 28 – 32 răng).
 Hình thể các răng cịn ngun vẹn.
 Chưa điều trị chỉnh hình, phục hình, phẫu thuật vùng hàm mặt.
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ
 Có tiền sử chấn thương hoặc dị tật vùng hàm mặt.
 Có bất thường về số lượng răng (thừa hoặc thiếu răng)

 Có tổn thương tổ chức cứng sâu mặt bên.
 Răng mọc quá lệch lạc, nằm ngoài cung răng.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Chọn mẫu
Khám và chọn 50 sinh viên có khớp cắn loại I.
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Tại viện đào tạo Răng Hàm Mặt trường Đại Học Y Hà Nội.
Thời gian: tháng 3/2012.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu:
Mô tả cắt ngang.


17
2.2.4 Phương tiện nghiên cứu
 Bộ khám dùng trong nha khoa gồm: Gương, gắp, thám trâm
 Dung dịch sát khuẩn Ampholyzin, Bơng cồn 70
 Cây đè lưỡi.
 Thước kẹp có độ chính xác 1 mm.
 Đèn pin
 Aginate, thìa lấy khuôn.
 Thạch cao đá.
 Bát cao su và bay.
 Sáp lá mỏng.
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu
2. 2.5.1. Khám lâm sàng
Mục đích: Xác định các đối tượng có sai khớp cắn loại I Angle.
Đối tượng ngồi thẳng, thư giãn, thả lỏng người, cho đối tượng há miệng
lớn sau đó cho đối tượng ngậm miệng lại nhiều lần, cuối cùng cho đối tượng
nuốt nước bọt và giữ nguyên vị trí hai hàm ở tư thế đó. Khớp cắn lúc này sẽ ở vị
trí cắn khít trung tâm và được kiểm sốt để chắc chắn là nó khơng trượt về trước

hay qua một bên. Dùng cây đè lưỡi banh rộng má bên phải rồi má bên trái.
Xác định tương quan răng 6 theo Angle mỗi bên và sự đều đặn của
đường cắn khớp. Sau đó chọn tất cả những đối tượng có tương quan răng 6
loại I cả 2 bên.
Tùy theo mối quan hệ của đỉnh núm ngoài gần răng 6 hàm trên với rãnh
giữa ngoài răng 6 hàm dưới mà ta có các loại tương quan răng 6 theo Angle
như sau:


18
 Tương quan răng 6 lọai I: Đỉnh núm ngoài gần răng 6 hàm trên khớp
với rãnh giữa ngoài răng 6 dưới ở cả hai bên cung hàm.
 Tương quan răng 6 loại II: Rãnh giữa ngoài răng 6 hàm dưới ở phía xa
so với đỉnh núm ngoài gần răng 6 hàm trên, ở một hoặc hai bên cung
hàm.
 Tương quan răng 6 loại III: Rãnh giữa ngoài răng 6 hàm dưới ở về
phía gần so với đỉnh núm ngoài gần răng 6 hàm trên, ở một hoặc hai
bên cung hàm.

Hình 2.1: Tương quan răng 6 loại I
2.2.5.2. Lấy dấu - đổ mẫu
Trên những đối tượng có sai khớp cắn loại I Angle, tiến hành lấy dấu
hai hàm răng băng Aginate, lấy sáp cắn, đổ mẫu bằng thạch cao đá.
Yêu cầu của mẫu thạch cao:
 Đủ các răng
 Hình thể các răng nguyên vẹn không sứt, bọng…
 Mẫu được bảo quản tốt, không sứt mẻ, biến dạng, vỡ.
 Ghi tên, giới, tuổi.
Đối tượng nghiên cứu được cắn sáp ở tư thế cắn khít trung tâm, sau đó
sáp được đặt lên mẫu thạch cao ngay.



×