TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
******
BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài :
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH 6-8
TUỔI TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN PHƯƠNG,
HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NộI NĂM 2008
Chủ nhiệm đề tài: Ts.Lê Thị Hương
Hà Nội tháng 5 năm 2009
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CHỮ VIẾT TẮT 2
ĐẶT VẤN ĐỀ 3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 3
I. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
II. CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 7
2.2. Thiết kế nghiên cứu: 7
2.3. Địa điểm nghiên cứu 7
2.4.1. Cỡ mẫu 7
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu 7
2.3.4. Thu thập số liệu 9
2.3.5. Nhận định kết quả 9
2.3.6. Xử lý số liệu. 10
III. CHƯƠNG III :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11
IV.CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 22
V. KẾT LUẬN 24
VI. KHUYẾN NGHỊ 24
PHỤ LỤC: PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH 28
1
CHỮ VIẾT TẮT
BMI Chỉ số khối cơ thể
BAZ BMI theo tuổi z-score
CB, CNVC Cán bộ, công nhân viên chức
CC/T Chiều cao theo tuổi
CN/T Cân nặng theo tuổi
CN/CC Cân nặng theo chiều cao
HSSHV Hằng số sinh học người Việt Nam
HAZ Chiều cao theo tuổi z-score
NCHS Quần thể tham khảo của Mỹ (National centre for Health
Statistics)
SDD Suy dinh dưỡng
WAZ Cân nặng theo tuổi z-score
WHZ Cân nặng theo chiều cao z-score
WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Heath Oganization)
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của
trẻ, trước hết là sự tăng trưởng thể lực và sau là sự phát triển trí tuệ. Sự thiếu
hụt về tăng trưởng thể lực lúc nhỏ rất khó khắc phục, do vậy những đứa trẻ
thấp còi sớm trở thành những người trưởng thành thấp còi và kém khả năng
lao động thể lực. Tình trạng thấp còi ở trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển
ở tuổi dậy thì và những trẻ còi cọc sẽ có nhiều khả năng sẽ còi cọc lúc trưởng
thành [17]. Học sinh tiểu học (6-8 tuổi) là những đối tượng đặc biệt. Đây là
lứa tuổi cơ thể và tâm lý trẻ bắt đầu chuyển qua một giai đoạn mới rất quan
trọng cho việc phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Ở lứa tuổi này, trẻ đã
bắt đầu có ý thức và khả năng tự chăm sóc bản thân nên sự quan tâm của cha
mẹ bắt đầu ít đi. Vì vậy mà với trẻ tiểu học, vấn đề quan trọng không chỉ là
chế độ dinh dưỡng cho trẻ, mà còn cả những nhận thức về sức khỏe và hành
vi về dinh dưỡng của bản thân trẻ.
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ
em nhưng chủ yếu ở lứa tuổi dưới 5, nghiên cứu ở đối tượng học sinh tiểu học
nói chung vẫn còn ít. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích
đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em 6-8 tuổi.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của học sinh 6-8 tuổi tại trường tiểu
học Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội năm 2008
2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của học
sinh 6-8 tuổi tại trường tiểu học Xuân Phương năm 2008
3
I. CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học.
Tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ học đường là một bộ phận quan
trọng trong cộng đồng, số lượng trẻ học đường chiếm một bộ phận không nhỏ
trong tháp dân số, chiếm 24% dân số ở các nước đang phát triển và khoảng
16% dân số ở các nước phát triển. Tại các nước đang phát triển, số lượng trẻ
học sinh tiểu học không chỉ cao hơn ở các nước phát triển mà với tốc độ gia
tăng dân số cao như hiện nay (1,4%/ năm) thì số lượng học sinh tiểu học còn
có xu hướng tăng và khó kiểm soát [19]. Các nghiên cứu cho thấy vấn đề dinh
dưỡng ở trẻ em học đường là thiếu dinh dưỡng protein năng lượng, thiếu máu
do thiếu sắt, thiếu iod và nhiễm ký sinh trùng đường ruột. Trong đó, tình trạng
dinh dưỡng của lứa tuổi này là quan trọng nhất vì đây là giai đoạn dự trữ cho
sự phát triển nhanh chóng của tuổi dậy thì [16]. Theo Popkin và Horton năm
2001, hiện nay ở Châu Á, trong khi SDD vẫn còn là một vấn đề sức khoẻ
quan trọng thì tỷ lệ béo phì và thừa cân tăng lên nhanh chóng. Nghiên cứu cho
thấy ở Châu Á, 15% gia đình cùng lúc có thành viên bị suy SDD thể nhẹ cân
và một thành viên ruột thịt khác bị thừa cân [21].
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học.
Yếu tố kinh tế xã hội.
Yếu tố kinh tế có mối quan hệ qua lại với tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển có tỷ lệ trẻ SDD cao hơn hẳn các
nước phát triển. Trên thế giới, trẻ SDD tập trung chủ yếu ở hai châu lục là
Châu Phi và Châu Á.
Thu nhập là một biểu hiện quan trọng phản ánh tình trạng kinh tế xã
hội. Nghiên cứu của Ahmed và cộng sự (1991) về ảnh hưởng của tình trạng
kinh tế xã hội đến sự phát triển của trẻ em học đường ở Bangladesh cho thấy
trẻ từ các gia đình có thu nhập cao có cân nặng và chiều cao theo tuổi cao hơn
4
trẻ từ các gia đình có thu nhập thấp [14]. Một nghiên cứu khác ở Anh về vấn
đề liên quan giữa tình trạng thất nghiệp của người cha với sự phát triển của trẻ
cho thấy những trẻ có bố bị thất nghiệp có chiều cao thấp hơn những đứa trẻ
khác [22]. Cơ cấu nhân khẩu ảnh hưởng đến sự phân bố và tiêu thụ thực phẩm
trong gia đình. Kích cỡ gia đình cũng ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng
của trẻ đặc biệt ở các nước đang phát triển. Một nghiên cứu trên trẻ em học
đường ở Mexico (1991) đã đưa ra kết luận rằng có mối liên hệ giữa yếu tố
kinh tế xã hội với khẩu phần ăn và tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Gia đình
đông con có chế độ ăn nghèo nàn hơn gia đình ít con, đặt biệt là thức ăn có
nguồn gốc động vật, nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh ra trong gia đình đông
con thì có chiều cao thấp hơn [18] .
Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu năm 2004 của Nguyễn Công
Khẩn và cộng sự cũng cho thấy mối liên quan giữa SDD ở trẻ em với các yếu
tố kinh tế, xã hội. Những hộ có thu nhập cao hơn thì thường là trẻ được ăn
uống tốt hơn, do đó tình trạng dinh dưỡng trẻ em tốt hơn. Bên cạnh đó, một
bộ phận hộ gia đình có thu nhập cao nhưng vẫn có trẻ em bị SDD điều này
gợi ý cho các phân tích về sử dụng thu nhập ở hộ gia đình cũng cần được
quan tâm. Các hộ gia đình nghèo, đặc biệt là hộ nghèo đói lương thực, thực
phẩm có tỷ lệ SDD cao. Yếu tố vùng trong đó có cả yếu tố dân tộc được phân
tích cho thấy ở những vùng khó khăn và hay xảy ra thiên tai trẻ em bị SDD
nhiều hơn. Tuy nhiên yếu tố vùng và yếu tố thu nhập thường đi đôi với nhau.
Điều này phản ánh rõ sự phân hoá giữa các vùng kinh tế của nước ta hiện nay.
Trình độ văn hoá bố mẹ có liên quan với tỷ lệ SDD giữa các nhóm trẻ. Con
của các gia đình mà bố mẹ biết chữ có tình trạng dinh dưỡng tốt hơn gia đình
mà bố mẹ không biết chữ. Tuy nhiên, khi đưa trình độ văn hoá lên cao dần và
phân tích từng bộ số liệu cho thấy sự khác biệt không lớn về tỷ lệ SDD giữa
nhóm gia đình bố mẹ có từ 7-10 năm đi học và nhóm gia đình mà bố mẹ có
trình độ văn hoá cao hơn. Điều này có thể giải thích nhóm bố mẹ có trình độ
5
văn hoá cao thường bận rộn hơn với công việc và ít có thời gian chăm sóc con
[7].
Khẩu phần ăn.
Đây là yếu tố tác động trưc tiếp và quan trọng tới tình trạng dinh dưỡng
của trẻ. Ở độ tuổi học đường, trẻ phát triển chậm hơn giai đoạn trước nhưng là
giai đoạn chuẩn bị quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng khi vào tuổi dậy
thì nên nhu cầu năng lượng của trẻ khá cao, một khẩu phần ăn không hợp lý
sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Thói quen ăn uống cũng có thể ảnh
hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nghiên cứu khẩu phần ăn của trẻ em tiểu học ở Hà Nội của Mai Văn
Quang cho thấy năng lượng khẩu phần của học sinh mới đạt 88% nhu cầu đề
nghị [13]. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng khẩu phần lại đạt cao protid là
57,9g/trẻ/ngày, và protid động vật chiếm 45,9%. Trong khi đó nghiên cứu của
Trương Thị Tuyết Mai ở trường tiểu học Đông Mỹ ngoại thành Hà Nội lại
cho thấy giá trị khẩu phần rất thấp, chỉ đạt 60% nhu cầu [11].
6
II. CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh 6-8 tuổi của trường tiểu học Xuân Phương, huyện Từ Liêm,
Hà Nội.
2.2. Thiết kế nghiên cứu:
Mô hình nghiên cứu là nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3. Địa điểm
Trường tiểu học Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
2.4. Cỡ mẫu và Chọn mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức:
2
1/2
2
p(1 p)
nZ
α
α
−
−
=
Trong đó:
+ n: Cỡ mẫu cần thiết.
+ p: Theo tỷ lệ trẻ ở trẻ em tiểu học ngoại thành theo nghiên cứu của Đỗ Thị
Hòa là 26,8% [6].
+q = 1-p
+ α : Xác suất phạm sai lầm loại 1, lấy bằng 0,05
Theo công thức, ta tính được cỡ mẫu là 300 trẻ .
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu
- Chọn trường nghiên cứu: chon có chủ đích một trường tiểu học ngoại
thành Hà Nội.
- Chọn đối tượng nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
Lập danh sách toàn bộ trẻ 6-8 tuổi của trường. Tính khoảng cách mẫu theo
7
công thức k = n/300. Chọn ngẫu nhiên trẻ đầu tiên sau đó dùng khoảng cách k
để chọn trẻ tiếp theo cho đến khi đủ 300 trẻ.
2.3.4 2.4.3. Các chỉ số và biến số cần thu thập.
Nhóm biến số Các biến số Chỉ số, định
nghĩa
Phương pháp
thu thập
Công cụ
Đánh giá tình
trạng dinh
dưỡng
- Tuổi
- Giới
- Cân nặng
- Chiều cao
- Ngày điều
tra- ngày sinh
- Nam, nữ
- CN/T
- CC/T
- BMI
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Cân
Đo
Phiếu hỏi
Phiếu hỏi
Cân
Thước đo
chiều cao
Đặc điểm
chung của hộ
gia đình
- Nghề bố mẹ
- Học vấn bố
mẹ
- Số con
- Thu nhập
bình quân,
mức chi phí
ăn uống cho
trẻ
- Nghề
- Học vấn
- Số con
- Thu nhập,
chi phí (nghìn
đồng)
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phiếu hỏi
Phiếu hỏi
Phiếu hỏi
Phiếu hỏi
Các yếu tố
liên quan
- Số bữa
- Thói quen
ăn uống
- Bữa chính
- Bữa phụ
- Ăn vặt
- Đồ ăn thích
- Đồ ăn
không thích
- Tần suất
tiêu thụ thực
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phiếu hỏi
Phiếu hỏi
Phiếu hỏi
Phiếu hỏi
Phiếu hỏi
8
phẩm
2.3.5. Thu thập số liệu.
- Cách tính tuổi: Tuổi trẻ được tính theo WHO. Ví dụ trẻ sinh ngày
25/2/2002 được tính là 6 tuổi kể từ ngày 25/2/2008 tới ngày 24/2/2009 [23].
- Nhân trắc:
+ Cân nặng: Dùng cân Seca có độ chính xác đến 0,1kg. Cân được kiểm tra và
chỉnh trước khi cân. Kết quả được ghi theo kg và một số lẻ.
Kỹ thuật cân: Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng. Trẻ khi cân được
cởi quần áo khoác ngoài, không đi giầy dép. Trẻ đứng giữa bàn cân, không cử
động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân bố đều cả hai chân.
+ Chiều cao: Đo theo chiều cao đứng bằng thước Microtoise. Kết quả ghi theo
cm và một số lẻ.
Kỹ thuật đo: Thước đo theo chiều cao thẳng đứng vuông góc với mặt đất nằm
ngang. Trẻ được đo bỏ giày dép, đứng quay lưng vào tường sao cho gót chân,
mông, bả vài và chẩm theo một đường thẳng áp sát vào tường, mắt nhìn thẳng
về phía trước, hai tay bỏ thõng theo thân mình. Dùng thước mỏng áp sát đỉnh
đầu thẳng góc với thước đo và ghi kết quả.
- Khẩu phần ăn thực tế: sử dụng bảng tần suất tiêu thụ thực phẩm để
phỏng vấn cha mẹ học sinh.
2.3.6. Nhận định kết quả
9
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo các chỉ số sau theo WHO 2006 [20].
- Chỉ số CN/T Z-score (WAZ) :
WAZ < -2SD : SDD thể nhẹ cân.
WAZ >= -2SD : bình thường.
- Chỉ số CC/T Z-score ( HAZ) :
HAZ < -2SD : SDD thể thấp còi
HAZ >= -2SD : bình thường
- Chỉ số CN/CC tính theo chỉ số BMI/T Z-score ( BAZ) hoặc CN/CC Z-
score (WHZ) :
< -2SD : SDD thể gầy còm.
> +2SD : thừa cân và béo phì.
2.3.7. Xử lý số liệu.
Số liệu được làm sạch, nhập vào máy tính và được phân tích bằng phần
mềm SPSS 16.0 và Epi info 6.04.
Số liệu nhân trắc được xử lý bằng phần mềm Anthroplus 2007 của
WHO và Epinut.
So sánh các số trung bình được thực hiện bằng cách sử dụng kiểm định
t-student.
So sánh các tỷ lệ phần trăm được thực hiện bằng cách sử dụng kiểm
định Chi- Square. Sự khác biệt giữa các số trung bình hay tỷ lệ phần trăm
được xác định khi giá trị p < 0,05.
10
III. CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1 : Tỷ lệ trẻ phân bố theo tuổi và giới
Nam Nữ
N % N %
6 tuổi 43 43 57 57
7 tuổi 47 47 53 53
8 tuổi 45 45 55 55
Tổng 135 45 155 55
Số trẻ nữ luôn cao hơn trẻ nam ở các lứa tuổi với tỷ lệ trẻ phân bố chung là
55% nữ, 45% nam.
8%
79.20%
11.20%
1.60%
1
2
3
4
Biểu đồ 3.1 Số con trong gia đình.
Phần lớn các gia đình có 2 con (chiếm 79,2%), vẫn còn 12,8% gia đình có 3, 4 con.
11
Bảng 3.2: Trình độ văn hoá và nghề nghiệp của bố mẹ trẻ.
Bố (n=300) Mẹ (n=300)
N % n %
Cấp 1 8 2,7 8 2,7
Cấp 2 105 35,8 102 34,6
Cấp 3 113 38,6 112 38,0
Trung cấp 36 12,3 39 13,2
Văn hóa
CĐ, ĐH 31 10,6 34 11,5
Làm ruộng 129 44,0 124 42,0
Công nhân 53 18,1 45 15,3
CB, CNVC 52 17,7 49 16,6
Nội trợ 4 1,4 54 18,3
Nghề
Khác 55 18,8 23 7,8
- Trình độ văn hoá của bố mẹ phần lớn là cấp 2 và cấp 3 (chiếm 74,4% ở
bố và 72,6% ở mẹ), chỉ có 22,9% trẻ có bố và 24,7% trẻ có mẹ học vấn trên cấp 3.
- Nghề chủ yếu của bố mẹ trẻ là làm ruộng (44% ở bố và 42% ở mẹ).
Tỷ lệ trẻ có bố mẹ là CB, CNVC thấp (17,7% bố và 16,6% mẹ).
Bảng 3.3: Thu nhập bình quân theo đầu người và chi phí cho ăn uống của
trẻ (nghìn đồng/ tháng).
Mức (nghìn đồng) N %
< 500 65 21,7
500-1000 133 41,3
1000-1500 54 18,0
1500-2000 38 12,7
Thu nhập bình
quân theo đầu
người/tháng
(n=300)
> 2000 10 3,3
< 500 188 62,7
500-1000 105 35,0
Chi phí cho ăn
uống của trẻ
/tháng (n=300)
1000-1500 7 2,3
12
Thu nhập bình quân từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu/tháng chiếm tỷ lệ
cao (41,3%), thu nhập mức > 1,5 triệu/tháng chỉ chiếm 16%. Chi phí ăn cho
trẻ < 500 nghìn/tháng là chủ yếu (62,7%) và không có mức chi phí ăn uống
cho trẻ >1,5 triệu/tháng.
3.2. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ.
Bảng 3.4. Cân nặng trung bình theo tuổi và giới.
Tuổi Giới Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
Nam 21,31 ± 3,21 116,48 ± 4,0
Nữ 21,22 ± 3,49 118,23 ± 6,70
6
Chung 21,3 ± 3,4 117,1 ± 4,9
Nam 22,80 ± 3,67 121,78 ± 3,87
Nữ 23,51 ± 3,55 122,28 ± 4,52
7
Chung 23,3 ± 3,5 122,1 ± 4,2
Nam 26,12 ± 3,85 133,68 ± 4,37
Nữ 24,94 ± 3,10 132,18 ± 5,17
8
Chung 25,6 ± 3,5 132,9 ± 4,9
Nam 23,4 ± 4,1 124,0 ± 8,2
Chung
Nữ 23,2 ± 3,7 124,0 ± 8,1
(p> 0,05)
Chiều cao và cân nặng gần như không có sự khác biệt giữa 2 giới.
Chiều cao của trẻ tăng nhanh ở giai đoạn 7-8 tuổi (tăng 10,8 cm), giai đoạn 6-
7 tuổi trẻ chỉ tăng 5,3cm.
13
Bảng 3.5. Các chỉ số WAZ, HAZ, BAZ trung bình theo giới.
Giới
Chung
(n=300)
Nam (n=135) Nữ (n=165)
p ( T-test)
WAZ -0,31 ± 0,97 -0,33 ± 1,03 -0,3 ± 0,93 >0,05
HAZ -0,08 ± 0,93 -0,16 ± 0,92 -0,02 ± 0,93 >0,05
BAZ -0,45 ± 1,28 -0,43 ± 1,42 -0,47 ± 1,17 >0,05
Các chỉ số WAZ, HAZ, BAZ xấp xỉ nhau giữa nam, nữ và không có sự khác
biệt có ý nghĩa ở 2 giới.
4.2
5.6
3.8
4.3
3.2
0
1. 9
1. 7
6.4
3.4
25
14
0
5
10
15
20
25
30
6 Tu
ổi
7 Tu
ổi
8 Tu
ổi
Chung
WAZ < -2SD
HA Z < - 2 SD
BAZ < -2SD
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ SDD theo tuổi và giới.
Tỷ lệ SDD khác nhau giữa các thể và giữa các lứa tuổi. Nhìn chung SDD thể
gầy còm chiếm tỷ lệ cao nhất (14%) rồi đến thể nhẹ cân (4,3%) và thấp nhất
là thể thấp còi (1,7%). Trong SDD thể gầy còm, trẻ 8 tuổi có tỷ lệ SDD cao
nhất (25%).
14
8.10%
14%
9.30%
2.30%
1.20%
1.90%
2.20%
0%
chung 6tuổ i7tuổ i8tuổ i
nam
nữ
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thừa cân, béo phì theo tuổi và giới (WAZ>2SD).
Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nam luôn cao hơn nữ (8,1% và 1,2%) và giảm dần
theo tuổi, cao nhất ở trẻ 6 tuổi (14%) sau đó là ở trẻ 7 tuổi (9,3%) và thấp nhất
ở trẻ 8 tuổi (2,3%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
3.3. KIẾN THỨC VÀ HÀNH VI DINH DƯỠNG CỦA TRẺ.
Bảng 3.6. Tập tính ăn uống của trẻ.
N %
2 bữa 43 14,5 Bữa chính
(n=297)
3 bữa 254 85,5
Có 82 27,8 Bữa phụ (n=295)
Không 213 72,2
Luôn luôn 219 74,5 Ăn sáng (n=294)
Khác 75 25,5
Có 76 26,2 Ăn vặt (n=286)
Không 210 73,8
Trẻ thường ăn 3 bữa chính (85,5%) và không ăn thêm bữa phụ (72,2%), tỷ lệ
trẻ ăn sáng hàng ngày là 74,5% và có 26,2% trẻ hay ăn vặt.
Bảng 3.7. Đồ ăn vặt, đồ ăn thích và không thích.
15
Đồ ăn vặt Đồ ăn thích Đồ ăn không
thích
n % n % N %
Bánh kẹo 48 72,7 122 49,8 90 44,1
Hoa quả 44 71,0 241 87,0 7 3,8
Nước ngọt 13 24,1 133 54,7 60 30,5
Bim bim 59 83,1 145 56,0 21 11,0
Sữa 209 75,1 42 21,5
Thịt 63 24,3 63 31,0
Cá 85 32,8 85 40,7
Rau 197 76,1 54 26,7
Trẻ hay ăn vặt bim bim nhất (83,1%) rồi đến bánh kẹo (72,7%) và hoa quả
(71%). Tỷ lệ trẻ thích hoa quả chiếm nhiều nhất (87%), tiếp theo là rau
(76,1%) và sữa (75,1%). Đồ ăn mà trẻ không thích chiếm tỷ lệ cao nhất là
bánh kẹo (44,1%), tiếp theo là cá (40,7%) và thịt (30,5%).
Bảng 3.8. Kiến thức dinh dưỡng của trẻ.
Câu hỏi Đúng %
Kể đúng 4 nhóm thức ăn 116 36,7
Thịt cá nhiều chất gì nhất 66 22,0
Rau qủa nhiều chất gì nhất 147 49,0
Tỷ lệ trẻ trả lời đúng 3 câu hỏi trên không cao: Tỷ lệ trẻ kể được tên 4 nhóm
thức ăn cần thiết là 36,7%, 49% trẻ trả lời đúng câu rau quả nhiều chất gì nhất
và chỉ có 22% trẻ trả lời đúng câu thịt cá nhiều chất gì nhất.
16
Bảng 3.9. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tuần.
< 3 lần/tuần 3-4 lần/tuần > 4 lần/tuần
N % N % N %
Dầu(n=300) 75 25,0 78 26,0 147
49,0
Vừng(n=170) 148 87,1 13 7,6 9 5,3
Lạc (n=222) 172 77,5 37 16,7 13 5,9
Đỗ đen (n=150) 112 88,0 6 4,0 12 8,0
Đỗ tương
(n=151)
125 82,9 20 13,2 6 4,0
Đỗ xanh (n=191) 154 80,6 24 12,6 13 6,8
Đậu (n=269) 123 45,7 112 41,6 34 13,7
Thịt (n=276) 39 14,1 82 29,7 164
56,2
Cá (n=261) 168 63,5 63 24,1 30 11,5
Tôm (n=238) 200 85,1 28 11,8 10 4,2
Cua (n=198) 183 82,4 9 4,5 5 3,0
Trứng (n=269) 106 39,4 128
47,6
35 13,0
Sữa (n=248) 71 28,4 51 20,6 126
52,8
Bánh(n=257) 126 49,0 67 26,1 64 14,9
Kẹo (n=229) 151
59,7
41 17,0 37 16,2
Rau (n=270) 23 8,9 22 8,1 224
52,6
Quả (n=272) 28 10,7 41 17,9 177
64,5
Tần suất tiêu thụ những đồ ăn giầu đạm như cá, tôm, cua thấp (11,5%, 4,2%,
3,0% tiêu thụ trên 4 lần/ tuần). Các thực phẩm tiêu thụ nhiều trên 4 lần/tuần là
hoa quả (64,5%), thịt (56,2%), sữa (52,8%) và rau (52,6%).
3.4. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố.
Bảng 3.10. Mối tương quan giữa SDD và học vấn của bố.
Học vấn bố ( n=293)
p (
χ
2-
17
≤ cấp 3 (n=226) >cấp 3 (n=67)
n % N %
test)
< -2SD 12 5,3 2 3,0 WAZ
≥ -2SD 214 94,7 65 97,0
> 0,05
< -2SD 4 1,8 1 1,5 HAZ
≥ -2SD 222 98,2 66 98,5
> 0,05
< -2SD 32 14,2 7 10,4 BAZ
≥ -2SD 204 85,8 60 89,6
> 0,05
Nhóm trẻ có bố trình độ văn hóa trên cấp 3 thì tỷ lệ SDD thấp hơn nhóm còn
lại. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (
p>0,05).
Bảng 3.14. Tỷ lệ SDD và học vấn mẹ.
Không có sự khác biệt về tỷ lệ SDD giữa nhóm trẻ có mẹ học vấn trên cấp 3
và nhóm trẻ có mẹ học vấn dưới cấp 3
(p>0,05).
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa nghề của bố và tỷ lệ SDD của trẻ.
Nghề bố (n=300)
CB, CNVC (n= 52) Khác (n=248)
Học vấn mẹ (n=295)
≤ Cấp 3 (n=222) > Cấp 3 (n=73)
N % N %
p (χ2-test)
< -2SD 10 4,5 3 4,1
WAZ
>= -2SD 212 95,5 70 95,9
< -2SD 4 1,8 1 1,4
HAZ
>= -2SD 218 98,2 72 98,6
< -2SD 29 13,1 11 15,1
BAZ
>=-2SD 183 86,9 62 84,9
> 0,05
18
n % N %
test)
< -2SD 1 1,9 12 4,8 WAZ
≥ -2SD 51 98,1 236 95,2
> 0,05
< -2SD 0 0,0 5 2,0 HAZ
≥ -2SD 52 100,0 243 98,0
> 0,05
< -2SD 6 11,5 34 13,7 BAZ
≥ -2SD 46 88,5 214 92,7
> 0,05
Nhóm trẻ có bố mẹ làm CB, CNVC thì tỷ lệ SDD thấp hơn nhóm trẻ có bố
mẹ làm nghề khác (1,9%, 4,8% thể nhẹ cân, 0%, 2,0% thể còi cọc và 11,5%,
13,7% thể gầy còm). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (
p>0,05).
Bảng 3.12. Tỷ lệ SDD và nghề nghiệp mẹ.
CB,CNVC (n=49) Khác (n=251)
N % n %
< -2SD 1 2,0 12 4,8 WAZ
>= -2SD 48 98,0 239 95,2
< -2SD 0 0 5 2,0 HAZ
>= -2SD 49 100,0 246 98,0
< -2SD 5 11,3 32 12,7 BAZ
>=-2SD 44 88,7 219 87,3
( p> 0,05).
Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm của nhóm trẻ có mẹ là CB,
CNVC đều thấp hơn nhóm còn lại (2,0%, 0%, 11,3% và 4,8%, 2,0%, 12,7%).
Sự khác biệt này này không có ý nghĩa thống kê (
p<0,05).
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thu nhập và chi phí ăn uống cho trẻ (triệu
đồng/tháng).
Thu nhập
P (χ2-test)
19
≤ 2 triệu > 2 triệu
≤ 1 triệu 97,6% 2,4% Chi phí
> 1 triệu 57,1% 42,9%
< 0,01
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thu nhập và chi phí ăn của trẻ: Các
gia đình có thu nhập ≤ 2 triệu đồng/tháng thì 97,6% trẻ có mức chi phí cho ăn
uống là ≤ 1triệu đồng/tháng còn ở gia đình có thu nhập >2 triệu đồng/tháng có
42,9% trẻ có mức chi cho ăn uống >1 triệu đồng/tháng
(p<0,01).
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thu nhập bình quân và chi phí cho ăn uống
của trẻ (nghìn đồng/tháng) với tình trạng dinh dưỡng.
chi phí ăn cho
trẻ/ tháng
p (T- test) thu nhập bình
quân/ tháng
p (T- test)
< -2SD
545 ± 278
> 0,05
931 ± 582
> 0,05 WAZ
≥ -2SD
529 ± 258
> 0,05
1099 ± 620
>0,05
< -2SD
460 ± 207
> 0,05
960 ± 658
> 0,05 HAZ
≥ -2SD
530 ± 259
> 0,05
1094 ± 619
> 0,05
< -2SD
491± 319
> 0,05
940 ± 489
> 0,05
-2SD-
+2SD
539 ± 247
> 0,05
1113 ± 633
> 0,05
BAZ
> 2SD
513 ± 255
> 0,05
1127 ± 644
> 0,05
20
Nhìn chung, thu nhập bình quân đầu người và chi phí ăn uống cho trẻ ở nhóm
trẻ SDD luôn thấp hơn so với hai nhóm còn lại. Tuy nhiên sự khác biệt trên
không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
Bảng 3.15. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tuần và tình trạng thừa cân.
Tần suất Thừa cân
(%)
Không thừa
cân (%)
P (χ2-test)
≤ 4 lần/tuần 69,9 73,2 Dầu
>4 lần/tuần 30,1 26,8
> 0,05
≤ 4 lần/tuần 78,8 90,2 Thịt
>4 lần/tuần 21,2 9,8
> 0,05
≤ 4 lần/tuần 96,1 97,7 Trứng
>4 lần/tuần 3,9 2,3
> 0,05
≤ 4 lần/tuần 78,4 87,8 Sữa
>4 lần/tuần 21,6 12,2
> 0,05
≤ 4 lần/tuần 95,4 97,6 Kẹo
>4 lần/tuần 4,6 2,4
> 0,05
≤ 4 lần/tuần 90,3 95,1 Bánh
>4 lần/tuần 9,7 4,9
> 0,05
Nhóm trẻ thừa cân có tần suất tiêu thụ các thực phẩm dầu, mỡ, thịt, sữa, bánh
cao hơn nhóm trẻ không thừa cân nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê
(p<0,05).
21
IV. CHƯƠNG IV
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trẻ tăng chiều cao nhanh
hơn cân nặng, chiều cao tăng nhanh ở giai đoạn 7-8 tuổi so với giai đoạn 6-7
tuổi (10cm và 5cm) còn cân nặng trung bình ở tuổi 6-7 và 7-8 ở nam tăng lần
lượt là 1,5; 3,3 kg còn ở nữ là 2,3 và 1,4 kg. So sánh với số liệu của NCHS
[15] và một số nghiên cứu trong nước chúng tôi thấy rằng:
Cả cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ 6-8 tuổi đều đạt mức trung
bình của NCHS. Còn so với HSSH của người Việt Nam năm 1975 [17], chiều
cao và cân nặng của nhóm trẻ được nghiên cứu cao hơn nhiều. Nếu so sánh
kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả của tổng điều tra dinh dưỡng
năm 2000 thì chiều cao và cân nặng của học sinh trường tiểu học Xuân
Phương cao hơn hẳn đặc biệt là ở trẻ 8 tuổi. Trung bình, một trẻ trai 8 tuổi của
trường cao hơn trẻ trai cùng tuổi năm 1975 là 14,3cm và nặng hơn 5,5kg còn
trẻ gái tăng 12,9cm và 5,1kg [8].
Dựa vào chỉ số CN/T, tỷ lệ SDD của trường là 4,3%, tỷ lệ này thấp hơn
nhiều lần so với tỷ lệ SDD của trẻ em tiểu học nước ta năm 1998 (31,3%) [9]
hay ở trẻ em huyện Tam Nông, Phú Thọ (41,5%) [4], thấp hơn tỷ lệ SDD của
trường Kim Liên nội thành Hà Nội năm 1999 (4,3%) [5]. Nghiên cứu khác
của Lê Thị Hương năm 1999 tại một trường tiểu học Thượng Cát cũng thuộc
huyện Từ Liêm thì tỷ lệ SDD của trường là 41,4% [5] cao hơn rất nhiều lần so
với kết quả của chúng tôi. Theo chúng tôi, sự khác biệt này có thể do điều
kiện kinh tế xã hội của huyện cao hơn. Trước đây, Từ Liêm là một huyện
ngoại thành của thành phố Hà Nội, kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào nông
nghiệp. Vài năm gần đây, với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, tình hình
kinh tế của huyện đã có những cải thiện đáng kể, mức sống, thu nhập bình
quân và chi phí cho ăn uống tăng. Đây có thể là một yếu tố làm giảm tỷ lệ
SDD của học sinh tiểu học.
22
Đánh giá theo chỉ số CC/T thì tỷ lệ SDD của trẻ 6-8 tuổi tại trường Xuân
Phương là 1,7%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với kết quả của Lê Thị Hương
(34% ở Thượng Cát năm 1999 và 25,5% ở Tam Nông, Phú Thọ năm 2006)
hay của Đỗ Thị Hòa (28,3%) [6].
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 4,0% thừa cân và 0,3% trẻ béo
phì. Tỷ lệ này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hương tại
một trường tiểu học nội thành Hà Nội năm 1999 (4,0%), nghiên cứu của Lê
Thị Hải tại nội thành Hà Nội năm 1997 (4,1%) [19] và năm 2002 (7,9%) [3]
và gần đây nhất là nghiên cứu của Trần Thị Phúc Nguyệt năm 2006 trên đối
tượng trẻ 4-6 tuổi, tỷ lệ thừa cân là 3,9% và béo phì là 4,1%. Tuy nhiên, tỷ lệ
này lại thấp hơn so với kết quả nghiên cứu ở thành phố Hố Chí Minh năm
1998 của Trần Thị Hồng Loan (12,1%) [10] hay kết quả của tổng điều tra
dinh dưỡng năm 2000, tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em Hà Nội là 10,0%,
Hải Phòng là 9,0% và ở thành phố Hồ chí Minh là 12,0% [8].
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thu nhập bình quân và chi phí ăn uống của
trẻ thấp hơn ở nhóm trẻ SDD so với các nhóm khác tuy nhiên sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên
quan này. Nghiên cứu của Lê Thị Hương đã chỉ ra mối liên quan giữa thu
nhập bình quân với tình trạng nhẹ cân và thấp còi của trẻ [5] hay nghiên cứu
của Trần Thị Phúc Nguyệt đã chỉ ra mối liên quan giữa thu nhập bình quân
với tình trạng béo phì của trẻ [12].
23
V. KẾT LUẬN
1. Tình trạng dinh dưỡng
•
Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và thể thấp còi thấp (4,3% và 1,7%), tỷ lệ SDD
thể gầy còm cao hơn (14,0%). Tỷ lệ thừa cân và béo phì của trẻ là
4,3%, ở nam cao hơn ở nữ (8,1% ở nam và 1,2% nữ) và giảm dần theo
lứa tuổi (ở trẻ 6, 7, 8 tuổi tương ứng là 7,4%, 5,6% và 1,9%).
• Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tuần qua: các thực phẩm có tần suất
tiêu thụ trên 4 lần/ tuần có tỷ lệ cao là thịt (56,2%), sữa ( 52,8%) và dầu
ăn (49%). Các thực phẩm trẻ ít ăn với tỷ lệ tiêu thụ trên 4 lần/ tuần là cá
(11,5%), tôm (4,2%), cua (3,0%).
2. Mối tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ và một số yếu
tố.
•
Không tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp của
bố mẹ, nhập bình quân theo đầu người/tháng và chi phí ăn uống cho
trẻ/tháng đối với tình trạng suy dinh dưỡng.
• Không tìm thấy mối liên quan giữa thói quen ăn uống, tần suất tiêu thụ
thực phẩm trong tuần với tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ.
VI. KHUYẾN NGHỊ
- Cần tăng cường kiến thức cho trẻ về dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là
kiến thức về các nhóm thức ăn và cách lựa chọn thức ăn có lợi cho sức
khoẻ.
- Cần thông tin cho cha mẹ về tình trạng dinh dưỡng của trẻ và kiến
thức dinh dưỡng hợp lý cho trẻ ở lứa tuổi này.
24