Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm trực tràng do tia xạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.34 KB, 90 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là một bệnh lý phổ biến và xạ trị hiện là một trong những
phương pháp điều trị cơ bản và hiệu quả nhất. Các ung thư vùng tiểu khung
hiện chiếm một tỉ lê rất lớn (gần 50%) các trường hợp mắc ung thư vì vậy số
bệnh nhân được xạ trị khu vực tiểu khung trên thế giới cũng như ở Việt Nam
là rất lớn. Chỉ riêng trực tràng mỗi năm có trên 200.000 bệnh nhân được xạ trị
vùng tiểu khung. Bên cạnh các kết quả tích cực như tiêu diệt hoặc hạn chế sự
phát triển của khối u, tia xạ cũng gây nên độc tính làm tổn thương các cơ quan
lành ở lân cận. Trong đó cơ quan bị tổn hại nhiều nhất là trực tràng. Tình
trạng viêm trực tràng sau tia xạ để điều trị ung thư gặp khá phổ biến và đang
trở thành một chủ đề vừa hấp dẫn về mặt học thuật vừa là một thách thức
trong thực hành lâm sàng. Bệnh lý của trực tràng gây ra do tia xạ được gọi là
bệnh trực tràng do tia xạ hay là viêm trực tràng do tia xạ.
Đây là một vấn đề thực hành khá nan giải và phức tạp với cả người
bệnh và thầy thuốc. Các triệu chứng của viêm trực tràng do tia xạ ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng cuộc sống do vậy đòi hỏi phải có các biện pháp điều trị
đặc biệt. Một số trường hợp dẫn đến các biến chứng cần phải phẫu thuật và có
khoảng 10% các bệnh nhân bị tử vong do các biến chứng này.
Độc tính của tia xạ đối với ruột đã được báo cáo bởi Walsh và cộng sự
từ năm 1897 nhưng đến tận những năm 20, 30, 40 của thế kỷ trước, bệnh lý
về ruột do tia xạ mới được mô tả và công nhận. Song song với việc mô tả các
biểu hiện lâm sàng, sự ra đời của nội soi ống mềm cho phép nghiên cứu một
cách chi tiết hơn hình ảnh tổn thương của ruột, đặc biệt là trực tràng kèm theo
những tổn thương về mô học. Các hiểu biết về sinh bệnh học và quá trình tác
động của tia xạ càng được quan tâm và ngày càng sáng tỏ.


2


Hàng loạt các biện pháp điều trị đã được đề xuất và bước đầu đã mang
những kết quả tích cực. Đây là một vấn đề được coi là thách thức của y học
bởi những tác động không mong muốn của tia xạ đối với các tổ chức lành và
là rào cản đối với phương pháp điều trị cực kỳ phổ biến này.
Tại Việt Nam, hiện rất nhiều các trung tâm sử dụng phương pháp xạ trị
với hàng chục ngàn bệnh nhân được xạ trị hàng năm, trong đó có một tỉ lệ lớn
bệnh nhân được xạ trị vùng tiểu khung. Viêm trực tràng do tia xạ là một thưc tế
hiện hữu nhưng cho đến nay tại nước ta, theo hiểu biết của chúng tôi, chưa có
một công trình nghiên cứu nào về tác động của xạ trị đến niêm mạc trực tràng.
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng
và cận lâm sàng bệnh viêm trực tràng do tia xạ” nhằm 2 mục tiêu sau:


Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm
trực tràng do tia xạ



Nhận xét hình ảnh nội soi của bệnh viêm trực tràng do tia xạ


3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. PHÔI THAI HỌC, MÔ HỌC, GIẢI PHẪU, SINH LÝ VÀ GIẢI
PHẪU BỆNH CỦA TRỰC TRÀNG
1.1.1. Phôi thai học
Trực tràng có nguồn gốc từ đoạn ruột nội bì phôi thai. Ruột sau có phần

phình to ra gọi là ổ nhớp, cựa niệu nang phát triển ổ nhớp ra làm hai phòng:
+
+
+

Phòng sau phát triển ra thành trực tràng
Phòng trước xoang niệu nang phát triển thành bàng quang.
Nội bì ruột sau biệt hóa thành biểu mô đại tràng sigma và trực
tràng [19]

1.1.2. Mô học
Thành của trực tràng bao gồm:


Lớp thanh mạc: trực tràng chỉ được thanh mạc che phủ ở phía trước
(mặt trước và hai bên). Phần tầng sinh môn của trực tràng không được



thanh mạc che phủ mà là lớp mỡ quanh trực tràng dính với lớp cơ [19].
Lớp cơ:
+ Cơ thành ruột được sắp xếp thành 2 lớp: cơ vòng ở trong và cơ dọc
+

ở ngoài.
Sợi dọc: các sợi này từ đại tràng lan tỏa thành các dảI nhỏ xuống

+

trực tràng và phân chia đều đặn trên bề mặt của nó.

Sợi vòng: gồm các sợi bao quanh như ở đại tràng nhưng ở trực tràng
các sợi này dày lên và tới phần ống hậu môn tạo thành cơ thắt trơn ở



phía trong cơ thắt vân.
Lớp dưới niêm mạc: Bao gồm mô liên kết lỏng lẻo chứa nhiều mạch
máu và thần kinh. Các nang lympho đơn độc từ dải cơ trơn trải ra lớp
dưới niêm mạc.


4



Lớp niêm mạc: Mặt trong trực tràng mịn không có nếp gấp, các tuyến
Liberkuhn thẳng và trải dài, biểu mô bao gồm các tế bào hấp thu hình
trụ ở bề mặt. Giữa các tuyến là dải đệm, chúng mỏng vì có các ống
tuyến ken chặt lại, cơ niêm bao gồm các lớp vòng bên trong, lớp dọc ở
bên ngoài như là chỗ dựa cho các tuyến Liberkuhn, đi theo cơ niêm có
các mạch bạch huyết.

1.1.3. Giải phẫu trực tràng
Trực tràng là đoạn cuối của đại tràng nối tiếp với đại tràng xích ma từ
đốt sống cùng 3 tới hậu môn. Gồm 2 phần: bóng trực tràng nằm trong chậu
hông bé, dài 12-15 cm, có chức năng chứa phân; ống hậu môn nằm ở tầng
sinh môn, hẹp và ngắn, chỉ dài 2-3 cm, có chức năng giữ phân và tháo phân
[19]. Thành trực tràng dầy trung bình 2 mm gồm:
+ Lớp niêm mạc và dưới niêm
+ Lớp cơ: nông là lớp cơ dọc, sâu là lớp cơ vòng

+ Lớp thanh mạc: phần trực tràng giữa và cao là phúc mạc, phần dưới
trực tràng ngoài phúc mạc là bao thớ tổ chức liên kết.
Có 2 cơ thắt hậu môn: cơ thắt trong là cơ trơn. Cơ thắt ngoài là cơ vân,
do dây thần kinh thẹn chi phối nên kiểm soát có ý thức.
Liên quan định khu:
- Mặt trước: ở nam, phần phúc mạc liên quan với túi Douglas và mặt sau
bàng quang. Phần dưới phúc mạc liên quan với mặt sau dưới của bàng quang,
túi tinh, ống dẫn tinh và tuyến tiền liệt. ở nữ, phần phúc mạc qua túi cùng
Douglas, liên quan với tử cung, túi cùng âm đạo sau, phần dưới phúc mạc liên
quan với thành sau âm đạo.
- Mặt sau: liên quan với xương cùng và các thành phần ở trước xương cùng.
- Mặt bên: liên quan với chậu hông, mạch máu, niệu quản, thần kinh bịt.


5

Trực tràng nằm trong một khoang được bao bọc xung quanh là tổ chức
mỡ quanh trực tràng. UTTT thường xâm lấn tổ chức mỡ xung quanh.

Hình 1.1: Vị trí giải phẫu của trực tràng trong tiểu khung
Frank. H Netter – Atlas of human Anatomy [57]
Mạch máu, bạch huyết:
Động mạch
Trực tràng được nuôi dưỡng bằng ba bó mạch.
+

Động mạch trực tràng trên: xuất phát từ động mạch mạc treo tràng trên,

+


cấp máu cho phần trực tràng cao và trung bình.
Động mạch trực tràng giữa: xuất phát từ động mạch chậu trong, cấp

+

máu cho phần giữa và dưới của bóng trực tràng.
Động mạch trực tràng dưới: xuất phát từ động mạch thẹn trong, nhánh
của động mạch chậu trong, cấp máu cho vùng hậu môn và da quanh hậu
môn.


6

Tĩnh mạch
+

Tĩnh mạch trực tràng trên: đổ vào tĩnh mạch mạc treo tràng dưới, rồi đổ

+

vào tĩnh mạch cửa.
Tĩnh mạch trực tràng giữa và dưới: đổ vào tĩnh mạch chậu trong rồi đổ
vào tĩnh mạch chủ dưới.

Bạch huyết: Bạch huyết của trực tràng chủ yếu đi theo 3 đường:
+

Cuống trên: đổ vào nhóm hạch ở cạnh động mạch trực tràng trên và các

+


nhóm hạch động mạch sigma rồi tới nhóm hạch đại tràng trái.
Cuống giữa: đổ vào nhóm hạch nằm cạnh trạc động mạch trực tràng

+

giữa và động mạch chậu trong.
Cuống dưới có 2 vùng:
o Vùng chậu hông: ở dưới bóng trực tràng đổ theo các hạch dọc theo
o

động mạch cùng và ụ nhô.
Vùng đáy chậu: đổ vào hạch bẹn nông.

Hệ thống bạch huyết là cơ sở di căn hạch.
Thần kinh chi phối trực tràng
+

Thần kinh vận động:
o Vận động cơ thắt ngoài và cơ nâng hậu môn là dây thần kinh hậu
môn, thần kinh cơ tròn trước và cơ tròn sau là nhánh của đám rối
o

+

thẹn.
Chi phối cơ thắt trong là các nhánh giao cảm và phó giao cảm đi từ

đám rối hạ vị.
Thần kinh cảm giác: cảm nhận sự đầy của bóng trực tràng. Đường đi

cảm giác tự chủ chạy dọc theo các dây thần kinh hậu môn, thần kinh cơ
tròn trước, thần kinh cơ tròn sau, dẫn truyền tự động về đám rối hạ vị,
các thụ thể gây cảm giác món rặn.


7

1.1.4. Sinh lý trực tràng
Hai chức năng chính là hình thành và bài tiết phân ra ngoài. Việc hình
thành phân có hai quá trình: 1) Quá trình hoàn tất việc chuyển hóa cuối cùng
của thức ăn, hình thành các khí trong ruột với vai trò quan trọng của quần thể
vi khuẩn tại đại tràng. 2) Quá trình hấp thu nước và điện giải, một phần chất
hữu cơ.
Khi có thay đổi bệnh lý ở niêm mạc ruột sẽ gây ra bất thường về tính
chất phân và tần suất bài tiết phân.
Bóng trực tràng là đoạn phình to ra để chứa phân. Người bình thường đi
đại tiện 1-2 lần/ngày. Quá trình thải phân ra ngoài là một cơ chế thần kinh
phức tạp, phối hợp nhịp nhàng được kiểm soát bởi 2 yếu tố: cơ chế phản xạ và
cơ chế tự chủ.
Cơ chế phản xạ
Do đại tràng Sigma thay đổi, việc co cơ theo chiều dọc đã góp phần vào
việc giữ phân ở đây. Khi phân làm căng bong trực tràng, các xung động đầu
dây thần kinh tạo cảm giác buồn ỉa. Trực tràng co rút lại và đẩy phân vào ống
hậu môn. Phần mu trực tràng của cơ nâng hậu môn dãn ra, phân thoát ra
ngoài. Khi tháo phân, một phần niêm mạc dưới hậu môn lộn ra rồi lộn lại khi
các cơ thắt, cơ nâng hậu môn co lại. Nếu có búi trĩ niêm mạc không co lại
được gọi là sa lồi búi trĩ. Thần kinh chỉ huy việc tháo phân ở đốt cùng 2-3-4
gồm cảm giác, phó cảm và điều tiết cảm nhận bản thể.
Cơ chế kiểm soát tự chủ
Được điều khiển bởi thần kinh cùng 2-3-4 và các trung tâm thần kinh

trung ương khác. Nếu chấn thương thần kinh cột sống, các dây thần kinh không
chỉ huy được gây ứ đọng phân ở trực tràng hoặc gây ỉa són không tự chủ


8

1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÀ ĐỘC TÍNH
CỦA TIA XẠ LÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA
Trong vòng vài thập kỷ trở lại đây, tuy tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư
không có nhiều thay đổi nhưng số bệnh nhân sống sót đã tăng gần gấp ba lần.
Cùng với số bệnh nhân được điều trị thành công ngày càng lớn, những nỗ lực
trong việc phòng chống, chẩn đoán và kiểm soát các tác dụng không mong
muốn của phương pháp điều trị ung thư nói chung và xạ trị nói riêng ngày
càng được chú ý. Những bệnh nhân được điều trị tia xạ khối u vùng ổ bụng
mà đặc biệt là khung chậu thì hệ thống đường ruột đặc biệt là trực tràng có
nguy cơ bị tổn thương rất cao do nó nằm cố định trong khung chậu, gần với vị
trị chiếu xạ. Đến nay đã có những bước tiến rõ rệt nhằm giảm thiểu tính độc
hại của xạ trị bằng sự ra đời của kỹ thuật điều trị căn liều, cho phép kiểm soát
chính xác lượng tia đi vào cơ thể bệnh nhân. Hơn thế nữa, những hiểu biết sâu
hơn về sinh lý bệnh cho chúng ta hiểu rõ hơn cơ chế gây độc đường ruột của
tia xạ giúp cho vấn đề phòng tránh cũng như chẩn đoán điều trị ngày càng
được kiểm soát tốt hơn.
Phương pháp xạ trị được áp dụng trên ít nhất 50% số bệnh nhân ung
thư và đóng vai trò rất quan trọng trong số phương pháp trị ung thư. Bất chấp
những tiến bộ trong kỹ thuật điều trị cho phép đưa tia xạ tới khối u với độ
chính xác cao, độc tố do tia xạ gây ra trên mô lành vẫn là rào cản lớn nhất của
phương pháp xạ trị ở những bệnh nhân bị ung thư khu trú. Những bệnh lý
đường ruột do độc tính của tia xạ (trong đó có viêm trực tràng) có thể xuất
hiện sớm trong vòng 3 tháng sau khi xạ trị, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân trong thời gian điều trị và cả chiến lược điều trị bệnh lý

ung thư (do quá trình điều trị khối u có thể phải bị ngắt quãng hay thay đổi so
với kế hoạch điều trị ban đầu nên khả năng kiểm soát khối u không được tốt
như mục tiêu ban đầu. Bệnh đường ruột do xạ trị xuất hiện ở giai đoạn muộn


9

(như viêm trực tràng do tia xạ) lâu nay vẫn được xem là vấn đề nan giải và
phải điều trị lâu dài đối với những bệnh nhân đã điều trị khỏi ung thư, tình
trạng này tiến triển theo thời gian và có rất ít lựa chọn điều trị và có thể dẫn
đến tình trạng bệnh kéo dài và nguy cơ tử vong.
1.3. PHÂN LOẠI VIÊM TRỰC TRÀNG TIA XẠ (VTT TIA XẠ)
Viêm trực tràng tia xạ (Radiation proctitis) là bệnh lý trực tràng do độc
tính của tia xạ gây ra, nó có thể được chia thành cấp tính và mạn tính:
- Viêm trực tràng cấp tính do tia xạ :


Có thể xảy ra trong vòng vài ngày sau khi bắt đầu liệu trình xạ trị và chủ
yếu là do sự chết nhanh chóng của tế bào thượng bì và phản ứng viêm cấp
kéo dài ở lớp đệm, tế bào tuyến chết dẫn đến nhung mao không được thay
thế kịp, phá vỡ hàng rào niêm mạc và gây viêm niêm mạc trực tràng
(Hình 1.2)



Các thay đổi bệnh lý thường liên quan đến lớp niêm mạc bao gồm: sự
biến đổi niêm mạc chiếm ưu thế, bít tắc nội mạc, xâm nhập của bạch cầu
ái toan, tế bào chết theo chương trình, lớp màng đáy bị phá vỡ




Buồn nôn là triệu chứng đặc trưng và xuất hiện khá sớm, trong khi tiêu
chảy và đau bụng thường xuất hiện 2 – 3 tuần sau xạ trị



Các triệu chứng không kéo dài và được cải thiện khi điều trị thông
thường. Tuy nhiên khoảng 20% bệnh nhân bị viêm trực tràng do tia xạ
phải ngừng giữa chừng từ 1 đến 2 tuần để điều trị triệu chứng



Thường bình phục sau khi ngừng xạ trị khoảng 1 – 3 tháng

- Viêm trực tràng mạn tính do tia xạ


Thường xuất hiện sau xạ trị khoảng 6 tháng đến 3 năm. Tuy nhiên, giai
đoạn muộn hơn từ 20-30 năm sau xạ trị là rất hiếm gặp



Các thay đổi bệnh lý chủ yếu là liên quan đến mạch máu bao gồm biến đổi
lớp dưới niêm mạc chiếm ưu thế, xơ hóa mao mạch dưới nội mạc, lắng động


10

collagen, hoại tử xơ, giảm tế bào nội mạc, sự sản sinh bất thường tế bào mao
mạch và xuất hiện các tế bào cơ trơn chưa biệt hóa. Những biến đổi này làm

xuất hiện những tổn thương không hồi phục như xơ hoá màng trong mạch
máu và đông máu cục bộ các tiểu huyết cầu ở các tiểu động mạch của lớp
dưới niêm mạc dẫn tới tình trạng xơ hoá của các mô liên kết [76]


Các triệu chứng lâm sàng thường dai dẳng và tái đi tái lại



Viêm trực tràng do tia xạ được xem là tổn thương tiền ung thư phát sinh
do xạ trị, có chiều hướng được chẩn đoán ở giai đoạn cuối và được tiên
lượng là không mấy khả quan. vấn đề điều trị viêm trực tràng mạn tính do
tia xạ mà đặc biệt là kiểm soát tình trạng chảy máu cho đến nay vẫn được
coi là một thử thách lớn

Hình 1.2. Mẫu sinh thiết niêm mạc trực tràng lấy trên bệnh nhân trước và
trong liệu trình xạ trị ung thư tuyến tiền liệt.
a – Niêm mạc trực tràng lành được nhuộm PAS trước khi bắt đầu liệu trình
xạ trị. Ta thấy rằng bề mặt lớp thượng bì còn nguyên vẹn, các tuyến thẳng và
sự xuất hiện của rất nhiều tế bào hình ly bắt màu PAS. b – Các tuyến bị teo
lại, viêm niêm mạc và mất hình ảnh tế bào hình ly bắt màu PAS. 2 tuần sau
khi bắt đầu xạ trị. Hình ảnh được phóng đại 20 lần.


11

1.4. ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
Hiện nay người ta cho rằng có rất nhiều loại mô và tế bào của ruột tham
gia vào quá trình hình thành tổn thương. Hệ thống miễn dịch của ruột (là hệ
thống lớn nhất trong cơ thể người) có ảnh hưởng sâu sắc đến những thay đổi

thứ phát sau xạ trị. Ngoài ra hệ thần kinh ruột (là hệ thần kinh lớn thứ hai với
số neuron lớn hơn của tủy sống), hệ thống vi mạch và hệ vi khuẩn đường ruột
cũng là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của bệnh. Nói cách
khác, bên cạnh tổn thương lòng ruột, hệ thống mạch máu, các cơ chế miễn
dịch, phản ứng thần kinh miễn dịch, hệ vi khuẩn đường ruột và nhiều yếu tố
khác có vai trò quan trọng trong quá trình gây độc ruột của tia xạ [10, 93]

Hình 1.3 – Sự tham gia của hệ thống miễn dịch ruột và vi tuần hoàn nội
mạc trong quá trình điều hòa viêm niêm mạc cấp do tia xạ và quá trình tái
cấu trúc bất lợi của mô sau đó
Khi hàng rào niêm mạc bị phá vỡ (sau khi chiếu tia), chất thải của vi khuẩn và
các chất hoạt hóa khác vào được mô ruột và kích thích các tế bào miễn dịch
sản xuất cytokines và các chất trung gian gây viêm và kháng viêm khác. Chưa
hết, rối loạn chức năng niêm mạc do tia xạ làm giảm khả năng chống đông
máu, khiến tạo thành thrombin, tập trung bạch cầu trung tính và hoạt hóa, kích
thích tế bào trung mô. Bên cạnh các cơ chế được miêu tả ở đây, một loạt các
cơ chế khác như các cơ chế liên quan đến tế bào mast, hệ thần kinh ruột và hệ
vi sinh vật ruột cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh
đường ruột do tia xạ. (các chữ viết tắt: FAS-L: Fas ligand; IFN: interferon;
IL: interleukin; LTα: Lymphotoxin alpha; LTB4: Leukotriene-B4 omegahydroxylase 2; PAR: protease-activated receptor; ROS: reactive oxygen
species; TNF: tumour necrosis factor).


12

1.5. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Tỷ lệ mắc và mức độ nặng của viêm trực tràng do tia xạ phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. trong đó có các yếu tố liên quan đến điều trị tia xạ bao gồm liều
lượng tia xạ, thể tích (chiều dài) đoạn ruột được chiếu xạ….. ngoài ra các yếu
tố liên quan đến bệnh nhân như chỉ số khối cơ thể (mô mỡ có chức năng bảo

vệ nên những bệnh nhân chỉ số khối cơ thể thấp thì nguy cơ nhiễm độc do xạ
trị nặng hơn) [28, 95]
Những bệnh nhân hút thuốc lá nhiều hoặc có tiền sử phẫu thuật ổ bụng
cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh (do dính phúc mạc làm cho các quai ruột bị
cố định trong ổ bụng). Ngoài ra, những bệnh nhân có các bệnh lý mạn tính
kèm theo như bệnh viêm đường ruột [97], đái tháo đường [37]….. thì nguy cơ
mắc viêm trực tràng sau xạ trị cao hơn. Khuynh hướng gen cũng đóng một vai
trò quan trọng và có thể giải thích tại sao có những bệnh nhân trải qua xạ trị
mà không phải chịu bất cứ tác dụng phụ nào, trong khi những bệnh nhân
khác, được điều trị y hệt lại bị nhiễm độc nặng [96]
Các dấu hiệu của viêm trực tràng do tia xạ thường bắt đầu xuất hiện sau
khi bệnh nhân được xạ trị với liều tia xạ 50 Gy [1, 16]
Theo 1 nghiên cứu, Smith và cộng sự đã báo cáo lại tỉ lệ viêm trực tràng
do tia xạ là 20% với liều lượng tia xạ 75 Gy và tỉ lệ là 60% với liều lượng lớn
hơn 75 Gy[5, 82]
1.6. SINH LÝ BỆNH
Viêm trực tràng do tia xạ là một tổn thương đường tiêu hóa dưới
thường gặp khi dùng phương pháp xạ trị để điều trị bệnh ung thư trực tràng,
tiền liệt tuyến, bàng quang, tinh hoàn, tử cung và đặc biệt là cổ tử cung. Trực
tràng và đại tràng sigma do vị trí giải phẫu gần các bộ phận trên nên thường
hay bị ảnh hưởng.


13

Để phân loại các phản ứng của mô lành với xạ trị, một phân loại mới đã
được đề xuất vào năm 2001. Theo phân loại này có ba kiểu tác dụng, chúng
tương tác với nhau và góp phần vào tình trạng làm giảm chức năng của hệ cơ
quan mà ở đây là trực tràng . Thứ nhất, tác dụng gây tiêu diệt tế bào, tia xạ
gây chết tế bào bằng cách làm rối loạn quá trình phân chia, nhân lên và khởi

động chết theo chương. Thứ hai, các tác dụng chức năng, tia xạ hoạt hóa yếu
tố phiên mã và thay đổi cấu trúc protein trong môi trường nỗi bào, trên màng
tế bào và khoảng gian bào. Thứ ba, các tác dụng thứ phát xuất hiện khi phản
ứng với tia xạ như viêm tế bào và giải phóng các cytokine và các chất khác
[23] (hình 1.4).
Tổn thương do tia xạ thường có thể xuất hiện sớm hay muộn tùy từng
bệnh nhân. Tổn thương sớm do tia xạ thường xảy ra ngay sau vài ngày hoặc
trong 6 tuần khi bắt đầu liệu trình điều trị tia xạ. Các triệu chứng xuất hiện
bao gồm: ỉa chảy, có thể đại tiện ra máu, đau quặn mót rặn… Tia xạ gây tổn
thương trực tiếp lớp niêm mạc, gây tình trạng xung huyết, phù và thâm nhiễm
viêm. Có thể hình thành các hốc áp xe, xuất hiện bạch cầu ái toan và bong các
tế bào biểu mô. Có thể xuất hiện loét niêm mạc. Giai đoạn này thường phục
hồi sau khi kết thúc xạ trị, nhưng cũng có thể kéo dài vài tháng và chuyển
sang giai đoạn mạn tính.
Viêm trực tràng sau xạ trị có thể khởi phát muộn hơn, sau vài tháng với
phạm vi thời gian biến đổi tùy từng bệnh nhân, trung bình khoảng sau 6 tháng
tiếp xúc với tia xạ. Tuy nhiên các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ thời
điểm nào sau xạ trị. Lớp dưới niêm mạc bị dầy lên, xơ hóa, có thể chứa các
nguyên bào sợi lớn với nhiều hình thù khác nhau. Trong các động mạch, có sự
sưng nề các tế bào nội mô dẫn tới sự xơ hóa của các mô liên kết, teo các tế
bào biểu mô và viêm lớp áo trong động mạch gây thiếu máu lớp niêm mạc.
Hậu quả cuối cùng là sự thiếu máu mạn tính đường tiêu hóa dẫn tới tính dễ


14

mủn nát của lớp niêm mạc, chảy máu, loét, hẹp và có thể gây dò đường tiêu
hóa. Vì vậy các triệu chứng có thể biểu hiện ra là ỉa chảy, bí đại tiện (ở những
bệnh nhân bị hẹp tiến triển đường tiêu hóa), chảy máu, đau quặn mót rặn, đại
tiện ra chất nhầy và đại tiện không kiềm chế được .[9, 66, 78, 98]


Hình 1.4. Cơ chế bệnh sinh của viêm trực tràng do tia xạ.
Những thay đổi bệnh lý được hiển thị ở phía bên trái, và những thay đổi ở
mức đô tế bào và cytokine được hiển thị ở phía bên phải
1.7. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH VIÊM TRỰC TRÀNG DO TIA XẠ
Bệnh thường khởi phát ở những bệnh nhân đã được điều trị xạ trị những
khối u ác tính vùng bụng đặc biệt là vùng tiểu khung. Tiền sử có thể ghi lại
tình trạng buốt mót vùng hậu môn trực tràng, tiêu chảy, chảy máu trực tràng,
hoặc rò hậu môn trực tràng trước đó. Bệnh nhân thường vào viện vì đại tiện ra


15

máu kéo dài hoặc số lượng nhiều dẫn tới tình trạng thiếu máu và có thể cần
phải truyền máu
Việc chẩn đoán xác định viêm trực tràng do tia xạ còn gặp nhiều khó khăn
do bệnh không có triệu chứng lâm sàng nào điển hình, chẩn đoán phụ thuộc
vào việc hỏi tiền sử điều trị xạ trị trước đó, triệu chứng đại tiện ra máu có thể
kèm theo đau bụng vùng hạ vị và sử dụng phương pháp nội soi đại tràng toàn
bộ là phương pháp chẩn đoán chính.
1.7.1. Lâm sàng
Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng lâm sàng như đại
tiện phân lẫn máu, đau bụng hạ vị, cảm giác buốt mót vùng hậu môn trực
tràng, có thể kèm theo đại tiên phân lỏng nhiều lần trong ngày hoặc táo bón.
Ngoài ra các biểu hiện bệnh khác ngoài đường tiêu hóa thường không phải là
triệu chứng của bệnh mà là do các bệnh lý khác kèm theo
Đại tiện ra máu: Trong đợt tiến triển bệnh nhân thường có số lần đại
tiện trong ngày tăng lên.
Về tính chất phân: bệnh nhân thường đại tiện phân lỏng nước lẫn máu đỏ
tươi, máu cục hoặc máu sẫm màu; máu chảy tự nhiên hoặc chảy khi đi đại

tiện, máu chảy thành tia hay nhỏ giọt hoặc bám theo phân [9, 78, 80]
Viêm trực tràng do tia xạ thường tổn thương chủ yếu ở đại tràng sigma
và trực tràng nên triệu chứng đại tiện phân lẫn máu đỏ tươi kèm máu cục là
rất thường gặp.
Cũng có nhiều trường hợp viêm trực tràng do tia xạ có triệu chứng đại
tiện phân táo do biến chứng chít hẹp lòng trực tràng
Ỉa chảy: đại tiện phân nát hoặc lỏng, một hoặc nhiều lần trên ngày, thậm
chí có thể lên tới >10 lần/ngày, có thể sống phân [9, 78, 80]
Đau bụng: trong viêm trực tràng do tia xạ, tổn thương chủ yếu là ở trực
tràng nên bệnh nhân thường có đau bụng vùng hạ vị, đau dữ dội hoặc đau âm ỉ,


16

đau liên tục cả ngày hoặc theo cơn, đau trước, trong, sau hoặc trong suốt quá
trình đi đại tiện; có thể có nhiều cơn đau quặn mót rặn trong ngày .[9, 78, 80]
Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân hoàn toàn không có triệu
chứng đau bụng trên lâm sàng
Kích thích hậu môn: bệnh nhân luôn có cảm giác buồn đại tiện, đau rát
hậu môn sau khi đại tiện hoặc đau âm ỉ liên tục.[9, 78, 80]
Tiểu buốt, tiểu rắt: đây là triệu chứng có thể gặp ở những bệnh nhân
biến chứng viêm bàng quang sau xạ trị, cũng cần phân biệt với nhiễm khuẩn
đường tiết niệu
Tình trạng toàn thân
Gầy sút cân: thường do tình trạng đại tiện ra máu và suy dinh dưỡng kéo
dài, bệnh nhân thường có cảm giác mệt mỏi lo lắng, chán ăn, ăn uống kém
Rối loạn nước điện giải: đại tiện phân lỏng lẫn máu với số lượng nhiều
có thể gây nên tình trạng mất nước điện giải. Đây là những dấu hiệu phản ánh
tình trạng nặng của bệnh. Giảm kali máu gây chướng bụng, liệt ruột cơ năng
và có thể tăng nguy cơ phình giãn đại tràng nhiễm độc

Thiếu máu: thiếu máu là dấu hiệu rất thường gặp ở bệnh nhân viêm trực
tràng do tia xạ. Nguyên nhân chủ yếu là do mất máu mạn tính qua đường tiêu
hóa dẫn tới thiếu máu thiếu sắt, thiếu hụt axit folic do chế độ ăn kiêng hay do
tác dụng phụ của sulfasalazine. Thiếu máu tùy theo mức độ chảy máu: các
triệu chứng lâm sàng thường gặp như mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt chóng mặt
thường xuyên, khi thay đổi tư thế hoặc khi gắng sức; da xanh, niêm mạc nhợt,
móng tay móng chân nhợt; nghe tim có thổi tâm thu cơ năng khi thiếu máu
mức độ nhiều [61, 62].
Trong những trường hợp bệnh nặng, tình trạng chảy máu có thể trở nên
trầm trọng, bệnh nhân mất máu nhiều qua đường tiêu hóa dẫn tới tình trạng
thiếu máu nặng và phải truyền máu. Tình trạng thiếu máu có liên quan mật


17

thiết đến chất lượng cuộc sống và là vấn đề quan trọng trong quá trình điều trị
bệnh nhân viêm trực tràng do tia xạ. Hiện tại chưa có sự thống nhất trong việc
kiểm soát tình trạng mất máu qua đường tiêu hóa mặc dù đã có nhiều biện
pháp lâm sàng và các kỹ thuật đã được áp dụng, các biện pháp điều trị nội
khoa hiện tại thường ít mang lại giá trị
1.7.2. Xét nghiệm máu:
* Công thức máu:
- Hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm, hematocrit giảm
- Thường gặp thiếu máu nhược sắc do tình trạng mất máu rỉ rả kéo dài.
Trong những trường hợp bệnh nặng, mất máu ồ ạt gây thiếu máu nặng
- Bạch cầu thường bình thường
* Sinh hóa máu:
- Rối loạn điện giải: Natri, Kali máu giảm so với mức bình thường khi có
tình trạng đại tiện phân lỏng nhiều hoặc kéo dài
- Giảm albumin huyết thanh: Có thể do tình trạng suy dinh dưỡng kéo

dài hoặc mất albumin qua niêm mạc ruột bị tổn thương, đặc biệt là những
trường hợp có tổn thương rộng và ở trên đoạn cao
- Xét nghiệm 1 số chất chỉ điểm ung thư như CEA, CA 19-9, CA 72-4
(của dạ dày-đại tràng) PSA (tuyến tiền liệt) CA 125 (của phúc mạc, buồng
trứng) bình thường. Nếu tăng thì cần kiểm tra lại để chẩn đoán loại trừ ung
thư tiến triển
1.7.3. Chụp X quang khung đại tràng có thụt thuốc cản quang:
Trong viêm trực tràng do tia xạ thường tổn thương dạng dị sản mạch,
ngoài ra còn có những tổn thương loét nông hoặc ổ loét sâu lớn, vì vậy nên
chụp XQ bằng phương pháp đối quang kép để có thể phát hiện các ổ loét trên
thành ruột.


18

Diễn biến xơ hoá có thể gây ra đoạn ruột bị chít hẹp, cố định, hình ống
hoặc giảm độ căng phồng, vì vậy chụp khung đại tràng có thụt thuốc cản
quang là phương pháp hữu ích để xác định phạm vi và vị trí của đoạn ruột bị
chít hẹp, hoặc những lỗ rò mà nội soi không tiếp cận được.
Các hình ảnh tổn thương có thấy như:
- Ổ loét trên thành ruột
- Phạm vi và vị trí của đoạn ruột bị tổn thương
- Hẹp
- Đường rò

Hình 1.5 Đại tràng hình ống chì
1.7.4. Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng ( CLVT ổ bụng )
Chụp CLVT ổ bụng có thể cho phép quan sát bất thường ở trong lòng ruột
và ngoài ổ bụng
Với viêm trực tràng do tia xạ: có thể thấy hình ảnh dày thành đại trực

tràng do tổn thương viêm, không thấy dày thành ruột non, tổn thương chủ yếu
ở đại tràng sigma và đặc biệt là trực tràng


19

Ngoài ra chụp CLVT ổ bụng còn có tác dụng trong việc xác định các ổ áp
xe, các vùng tụ dịch trong ổ bụng...., và loại trừ sự tái phát của các u ác tính
hoặc u lympho đường tiêu hóa
1.7.5. Nội soi đại tràng toàn bộ hoặc trực tràng
Nội soi đại tràng toàn bộ đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán xác
định viêm trực tràng do tia xạ. Hiện nay chẩn đoán VTT do tia xạ chủ yếu vẫn
dựa vào nội soi đại tràng toàn bộ hoặc nội soi trực tràng. Bệnh nhân thường
có tiền sử điều trị xạ trị trước đó, vào viện vì đại tiện ra máu, và được chẩn
đoán qua nội soi đại tràng. Kể từ năm 1923, khi trường hợp đầu tiên được
phát hiện đã có nhiều nỗ lực nhằm thiết lập một tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh
qua nội soi [40] . Sinh thiết tổn thương cũng có thể được sử dụng để chẩn
đoán nhưng vẫn có nhiều trường hợp bị chảy máu hoặc thủng ở thành ruột bị
hoại tử, do đó nó không mang tính ứng dụng cao. Nội soi giúp đánh giá mức
độ và phạm vi của tổn thương, giúp phát hiện các tổn thương ác tính hoặc
biến chứng của bệnh, giúp tiên lượng và theo dõi bệnh.


Vị trí tổn thương
Trong viêm trực tràng (VTT) do tia xạ, tổn thương chủ yếu ở trực tràng

đơn thuần, có thể gặp cả ở đại tràng sigma và trực tràng. Dựa vào vị trí tổn
thương trên nội soi mà người ta có thể chia ra 2 loại
-


Viêm trực tràng (Proctitis): tổn thương chỉ ở trực tràng

-

Viêm trực tràng và đại tràng sigma (distal colitis): tổn thương ở trực

tràng đến hết đại tràng sigma (khoảng 60cm với ống soi đại tràng mềm)


Đặc điểm tổn thương


Các phát hiện nội soi của viêm trực tràng (VTT) do tia xạ cũng khác
nhau. Tuy nhiên để tìm ra mối liên hệ giữa hình ảnh lâm sàng và các
phát hiện nội soi, Watcher và cộng sự đã đưa ra một bảng đánh giá tổn
thương nội soi trong VTT do tia xạ dựa trên thuật ngữ của tổ chức nội


20

soi tiêu hoá thế giới gồm 5 thay đổi và được tính điểm theo mức độ
nặng nhẹ là:


Niêm mạc phù nề xung huyết



Dị sản mạch: các mao mạch giãn và yếu




Ổ loét sâu



Hẹp lòng ruột



Hoại tử

Hình 1.6 Đại tràng bình thường


Hình 1.7 Dị sản mạch

Phân loại theo nội soi của viêm trực tràng do tia xạ dựa vào điểm giãn
mạch được Chi KD và các cộng sự đề xuất năm 2005 được chia thành 4
mức độ từ nặng đến nhẹ (từ độ 0 đến độ 3), đây là một bảng phân loại
hết sức tiện dụng nên nó được sử dụng rất phổ biến trong nhiều nghiên



cứu cho đến nay [15]
Ngoài ra, để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh theo nội soi,
chúng ta có thể dựa vào 1 hệ thống thang điểm được Thomas
McGarrity đề cập gần đây được phân làm 5 mức độ nặng dần từ bình
thường (độ 0) đến mức độ nặng (độ 4). Đây cũng là 1 bảng phân loại
trên nội soi rất tốt, nhưng nó ít được sử dụng phổ biến trong các nghiên

cứu so với bảng phân loại của Chi KD năm 2005


21

1.8. BIN CHNG CA BNH VIấM TRC TRNG DO TIA X
- Chy mỏu: chy mỏu do viờm trc trng do tia x thng l tỡnh trng
mn tớnh v dn ti tỡnh trng thiu mỏu, trong nhiu trng hp chy mỏu
trm trng cú th phi truyn mỏu. Cỏc bin phỏp kim soỏt tỡnh trng ny
hin nay vn cũn gõy rt nhiu tranh cói. Cú th phải đặt ra chỉ định phẫu
thuật ngoại khoa can thiệp
- Hp lũng rut : do din bin ca quỏ trỡnh x húa
- Hoi t rut, thng rut: õy u l nhng bin chng mun ca bnh.
- Ung th i trc trng: VTT do tia x c coi nh l mt tn
thng tin ung th, ung th trc trng do tia x bt ngun t chng lon sn
do viờm trc trng tia x v cú xu hng c chn oỏn t giai on cui v
tiờn lng l khụng my kh quan [59]
1.9. IU TR:
Trong VTT do tia x, nhng tn thng mn tớnh nh viờm loột v chy
mỏu lm cho vn iu tr tr nờn khú khn. c bit, tỡnh trng chy mỏu
viờm trc trng do tia x rt khú kim soỏt, bnh nhõn b mt mỏu mn tớnh
kộo di hoc/v mt mỏu nhiu thỡ cn phi c nhp vin v truyn mỏu.
Bin phỏp iu tr tỡnh trng ny vn cha rừ rng. Phng phỏp iu tr ni
khoa s dng thuc (sulphasalazine, trenaxemic axit, sucralfate qua ng
ung, v tht corticoids qua trc trng riờng hay kt hp, acid bộo chui ngn,
liu phỏp hoocmon) thng khụng mang li hiu qu trong vic kim soỏt
tỡnh trng mt mỏu [11]. Ch nh can thip phu thut ct b trc trng hoc
on rut tn thng thng khú tin hnh v nờn trỏnh vỡ kh nng bỏm dớnh
kộm v khú lnh ca cỏc mụ b chiu x. Phu thut ch tin hnh khi bnh
din bin nng cú du hiu rũ rut, thng rut, hoi t v mt mỏu nh hng

n tớnh mng ca ngi bnh. Cỏc bin phỏp iu tr cc b vi laser Argon
v formalin, in ụng lng cc hay liu phỏp oxy bi ỏp ang c th


22

nghiệm và bước đầu mang lại những hiệu quả nhất định, trong đó laser
Argon đang được xem là biện pháp hàng đầu trong điều trị xuất huyết ở
những bệnh nhân viêm trực tràng do tia xạ. Trong bài viết này chúng tôi xem
xét, phân tích và đánh giá kết quả của các phương pháp điều trị tình trạng
chảy máu do viêm trực tràng tia xạ.
Các biện pháp điều trị:
1.9.1. Corticosteroids
Năm 1976, Goldstein và cộng sự theo dõi các cải thiện lâm sàng ở bệnh
nhân viêm trực tràng do tia xạ được điều trị với salicylazosulfapyridine kết
hợp với prednidone [33]. Sau đó các nghiên cứu khác được phát triển nhằm
đánh giá tác dụng của steroids như một lựa chọn trong việc điều trị viêm trực
tràng do tia xạ, một mình hoặc phối hợp cùng các phương pháp khác.
Năm 1977, Pajares và cộng sự cũng theo dõi thấy tình trạng chảy máu
giảm sau khi điều trị với prednisone [65]
Năm 1984, Ben Bouli và cộng sự đã ghi lại các cải thiện về mặt lâm sàng
và nội soi trên 4 trong số 33 bệnh nhân được điều trị qua đường trực tràng với
liều hàng ngày 5mg betamethasone cùng với diphenoxylate [4]
Gần đây, Triantafillidis và cộng sự đã báo cáo lại tình trạng 5 bệnh nhân
bị viêm trực tràng tia xạ được thụt betamethasone liều 5mg nhưng không có
tiến triển gì [88]
Trong một nghiên cứu tổng quan ngẫu nhiên, Kochhar và cộng sự đã so
sánh tác dụng của việc sử dụng thuốc thụt có chứa prednisolone và 3g
sulfasalazie qua đường uống trên 18 bệnh nhân với việc sử dụng thuốc thụt
chứa sucralfate kết hợp với thuốc giả dược (placebo) qua đường uống trên 19

bệnh nhân trong vòng 4 tuần. Các cải thiện lâm sàng được ghi lại bằng thang
điểm dựa trên tình trạng tổn thương của ruột như chảy máu và cảm giác buốt


23

mót. Phương pháp điều trị với sucralfate được đánh giá là hiệu quả hơn, dung
nạp tốt hơn và ít tốn kém hơn. [42]
Một nghiên cứu tổng quát ngẫu nhiên khác trên chuột, phân tích tác dụng
của 90mg hydrocortisone và đã mang lại các cải thiện qua nội soi và được
dung nạp tốt hơn khi so sánh với phương pháp thụt betamethasone [71]
Corticoid đã được áp dụng trong nhiều năm trong điều trị viêm trực
tràng do tia xạ mặc dù chưa được nghiên cứu trên diện rộng và quy mô [35].
Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào chứng minh việc sử dụng corticoids mang
lại hiệu quả trong việc ngăn chặn tiến triển của bệnh
1.9.2. Aminosalicylates
Từ năm 1975, các chất có gốc 5ASA như aminosalicylates, được nghiên
cứu trong điều trị viêm trực tràng do tia xạ, do Menie và cộng sự tiến hành đã
ghi lại tác dụng của các thuốc gốc 5-aminosalicylate với các loại giả dược
(placebo) trong việc ngăn ngừa tiêu chảy ở bệnh nhân trị xạ vùng chậu.
Ttrong một nghiên cứu trước của họ về việc kiểm soát tình trạng viêm trực
tràng, Aminosalicylates tác động làm giảm sự sản xuất prostaglandins trong
các niêm mạc ruột [42].
Goldstein và cộng sự đã chỉ ra tính hiệu quả của việc sử dụng
sulfasalazine kết hợp với thụt steroid trên 1 bệnh nhân [32]. Nghiên cứu của
Bem Bouali và cộng sự cho rằng việc sử dụng sulfasalazine dưới dạng uống
hay dạng thụt đều mang lại các cải thiện nội soi trong việc kiểm soát tình
trạng chảy máu [45]
Năm 1989, Baum và cộng sự kết luận là việc thụt 5ASA hàng ngày trong
giai đoạn từ 2-6 tháng không mang lại thiện về mặt lâm sàng, nội soi hay

bệnh lý trên 4 bệnh nhân bị viêm trực tràng do tia xa [3].
Một nghiên cứu khác trên 5 bệnh nhân được tiến hành bởi Triantafillidis
và cộng sự thấy không có sự chuyến biến tích cực nào khi thụt 5ASA [89].


24

Các nghiên cứu ngẫu nhiên về aminosalicylate là cần thiết để khẳng định
vai trò của nó trong điều trị viêm trực tràng do tia xạ, nhưng có nhiều bằng
chứng chứng minh rằng nó không có hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng
của bệnh
1.9.3. Sucralfate
Sucralfate đã được sử dụng từ nhiều năm nay trong điều trị các vết loét
đường tiêu hoá. Nó cũng đang được nghiên cứu về hiệu quả trong điều trị tình
trạng viêm nhiễm ở trực tràng và tình trạng chảy máu đại tràng sau khi tiến
hành nội soi cắt bỏ polyp.
Hoạt động bảo vệ tế bào của sucralfate bắt nguồn từ việc sản xuất
prostaglandins và tăng số lượng tế bào biểu mô. Mô hình nghiên cứu viêm đại
tràng trên chuột, việc sử dụng sucralfate theo đường trực tràng làm tăng lượng
E2-prostaglandin và làm tăng tế bào niêm mạc đại tràng [99].
Phương pháp sử dụng sucralfate qua đường nào tốt nhất vẫn còn nhiều
tranh cãi. Năm 1988, Kochahhar và cộng sự đã thụt thuốc có chứa 2g
sucralfate trên 4 bệnh nhân bị chảy máu do viêm đại trực tràng tia xạ và các
bệnh nhân này đã giảm tình trạng mất máu [43].
Một nghiên cứu trước của Henriksson và cộng sự vào năm 1987 đã chỉ
ra hiệu quả của việc sử dụng sucralfate qua đường uống trong vòng từ 2-6
tuần sau khi trị xạ và các dấu hiệu như hoạt động của ruột, mất chất nhầy và
chảy máu trực tràng giảm đáng kể sau 1 năm [36].
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Kochhar vào năm 1991 cho
thấy tính ưu việt của việc sử dung sucralfate tại chỗ so với thụt corticoids kết

hợp với sulfalazine. Trong nghiên cứu, ngẫu nhiên 37 bệnh nhân được thụt
sucralfate hoặc được uống sulfasalazine với liều lượng 500 mg kết hợp với
prednisolone trực tràng trong 4 tuần. 16 trong số 37 bệnh nhân được chọn
ngẫu nhiên để thụt sucralfate đã có những cải thiện lâm sàng so với 8/15 bệnh


25

nhân dùng ASA và nhóm dung steroid trực tràng, trên hình ảnh nội soi có
12/17 bệnh nhân của nhóm thụt sucralfate được cải thiện so với 7/15. Nghiên
cứu đã chứng minh hiệu quả của thụt trực tràng bằng sucralfate đem lại hiệu
quả lâm sàng khả quan hơn so với thuốc kháng viêm gốc ASA, và không có
nhiều dữ liệu chứng minh là sử dụng thuốc ASA hoặc corticoids cục bộ như
là một loại thuốc riêng lẻ mang lại hiệu quả cao [42].
Năm 1996, Stockdale và Biswas đã tiến hành nghiên cứu trên 26 bệnh
nhân bị chảy máu do viêm trực tràng tia xạ được điều trị thụt 2g sucralfate hai
lần mỗi ngày. Bệnh nhân được kiểm tra hàng tháng trong suốt 16 tuần điều trị
và sau đó cách quãng từ 8 đến 12 tuần. 20 bệnh nhân giảm chảy máu trong 4
tuần đầu, và 4 bệnh nhân khác cũng khá lên sau 16 tuần. Sau 45 tuần, 7 bệnh
nhân đã có dấu hiệu tái phát. Tuy nhiên tình trạng chảy máu chấm dứt sau khi
bệnh nhân được tái điều trị [84].
Năm 1996, Tada và cộng sự đã chỉ ra các tình trạng viêm trực tràng mãn
tính do tia xạ được cải thiện qua nội soi trên 6 trong 7 bệnh nhân được thụt 2g
sucralfate [49].
Năm 1997, O’Brien và cộng sự đã thông báo các tác động tiêu cực của
việc dừng sử dụng sucralfate để ngăn ngừa viêm trực tràng cấp tính do tia xạ
[63]. Trong nghiên cứu này, 86 bệnh nhân được phân chia ngẫu nhiên thành 2
nhóm: 1 nhóm được chỉ định sử dụng 3g sucralfate theo đường thụt hậu môn
và nhóm còn lại được chỉ định dùng thuôc giả dược (placebo). Bệnh nhân
được thụt ngày một lần liên tục trong 2 tuần sau xạ trị, tuy nhiêu các triệu

chứng của bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm. Nghiên cứu cho thấy, thụt
sucralfte không làm giảm các triệu chứng liên quan đến viêm trực tràng cấp
tính do tia xạ, do đó biện pháp này không được khuyên dùng trong ứng dụng
lâm sàng.


×