Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Nghiên cứu biểu hiện gen mã hóa polyepitop của kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệt sớm (EPCA 2) trên vi khuẩn escherichia coli

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 110 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) là bệnh đứng thứ 2 trong các bệnh ung
thư ở nam giới [1], UTTTL chiếm 13,8% trong các ung thư (UT) mới được
phát hiện năm 2008 ở nam giới sau UT phổi (16,5%). UTTTL cũng là nguyên
nhân gây tử vong đứng hàng thứ 6 trong các bệnh UT (chiếm 6,1%) [2].
Kết quả điều trị UTTTL phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn bệnh, phát
hiện bệnh sớm, kết quả điều trị rất khả quan. Với những trường hợp UT còn ở
giai đoạn khu trú trong tuyến tiền liệt (TTL), khoảng 70- 85% bệnh nhân sống
đến 10 năm sau khi điều trị triệt để [3], [4], [5]. Với các trường hợp UT xâm
lấn ngoài vỏ bao vi thể TTL, tỷ lệ sống sau 5 năm và 10 năm là 85% và 75%.
Còn với những trường hợp UT xâm lấn bao tuyến lan rộng, tỷ lệ sống sau 5
năm và 10 năm lần lượt là 70% và 40%.
Bệnh UTTTL thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm, biểu hiện
triệu chứng lâm sàng khi ở giai đoạn muộn. Ở giai đoạn sớm, UTTTL thường
không có triệu chứng, chẩn đoán UT ở giai đoạn này thường là tình cờ.
Để chẩn đoán UTTTL, có thể sử dụng các phương pháp: Thăm khám
trực tràng, siêu âm, nội soi, sinh thiết… Hầu hết các phương pháp này chỉ
phát hiện được UTTTL ở giai đoạn muộn. Về xét nghiệm, định lượng PSA
(Prostate specific antigen) trong huyết thanh đang được sử dụng như một dấu
ấn sinh học sàng lọc trong UTTTL. Tuy nhiên, PSA huyết thanh không đặc
hiệu cho UTTTL. PSA huyết thanh còn tăng trong các bệnh lý TTL như u phì
đại lành tính tuyến tiền liệt (UPĐLT TTL), viêm TTL… Hàng năm có khoảng
1,8 triệu nam giới Mỹ phải tiến hành sinh thiết TTL vì có mức PSA huyết
thanh cao, nhưng chỉ có 1/7 số người này có kết quả sinh thiết là UTTTL [6].
Vì thế, PSA huyết thanh chưa phải là dấu ấn sinh học đặc hiệu trong UTTTL.
Những tiến bộ trong nghiên cứu proteomic đã mở ra hướng nghiên cứu
tìm các dấu ấn mới đặc hiệu UTTTL. UT với đặc điểm nổi bật là những thay



2

đổi trong nhân tế bào. Dựa vào đó, các nhà nghiên cứu phân tích các thành
phần trong nhân tế bào TTL ung thư, từ đó tìm dấu ấn mới đặc hiệu UTTTL.
Gần đây, một số nghiên cứu đã chứng minh EPCA-2 (kháng nguyên
UTTTL sớm) là dấu ấn sinh học mới đặc hiệu trong chẩn đoán UTTTL [6],
[7]. EPCA-2 là protein tồn tại trong nhân của tế bào UTTTL. Protein này có
đặc điểm rất đáng lưu ý là chỉ tăng mạnh ở tế bào ác tính TTL, nên rất đặc
trưng cho UTTTL. EPCA-2 được tìm thấy ở dạng peptid hay polypeptide có
vai trò như kháng nguyên (KN) và có khả năng kết hợp với kháng thể (KT)
đặc hiệu. Trên KN không phải toàn bộ phân tử KN kết hợp với KT mà chỉ có
những vị trí quyết định KN (epitop) mới kết hợp đặc hiệu với vị trí tương ứng
trên KT (paratop). Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước biểu hiện
thành công epitop của KN và vẫn đảm bảo tính đặc hiệu của KN với KT
tương ứng [8], [9], [10].
Ở Việt Nam, PSA vẫn đang được sử dụng để sàng lọc UTTTL nhưng có
tỷ lệ cao những bệnh nhân phải tiến hành sinh thiết TTL vì mức PSA huyết
thanh cao, nhưng có kết quả sinh thiết không phải là UTTTL [11]. Xuất phát
từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu biểu hiện gen mã hóa
polyepitop của kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệt sớm (EPCA-2) trên
vi khuẩn Escherichia coli”. Ðây là tiền đề quan trọng cho nghiên cứu tiếp
theo nhằm mục đích sản xuất bộ sinh phẩm chẩn đoán sớm UTTTL.
Mục tiêu của nghiên cứu:
1. Thiết kế vector tái tổ hợp mang gen mã hóa polyepitop của kháng
nguyên ung thư tuyến tiền liệt sớm (EPCA-2).
2. Biểu hiện, tinh sạch và kiểm tra hoạt tính sản phẩm tinh sạch
polyepitop của kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệt sớm (EPCA-2) ở
vi khuẩn Escherichia coli.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Ung thư tuyến tiền liệt
1.1.1. Dịch tễ học và yếu tố nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
1.1.1.1. Dịch tễ học ung thư tuyến tiền liệt
∗ Tình hình ung thư tuyến tiền liệt trên thế giới
Trên thế giới, năm 2008, UTTTL đứng thứ hai trong các UT mới chẩn
đoán ở nam giới, số ca mới mắc UTTTL là 914.000 ca chiếm 13,8% trong
tổng số các UT mới được phát hiện ở nam giới [2]. Tỷ lệ mới mắc của bệnh
chênh lệch trên 25 lần giữa các vùng trên toàn thế giới. Khoảng 3/4 số ca mới
chẩn đoán là ở các nước phát triển (659.000 ca). Bệnh có tỷ lệ cao nhất ở các
nước Úc, Niu di lân (104,2/100.000 nam giới), Tây Âu, Bắc Âu và Bắc Mỹ.
Bệnh có sự phân bố với quy mô rộng lớn như vậy là do những nơi này việc sử
dụng thử nghiệm PSA và sinh thiết trong chẩn đoán UTTTL rất phổ biến. Tỷ
lệ mới mắc tương đối cao ở một số vùng như vùng biển Ca-ri-bê, Nam Mỹ,
Châu Phi cận Sahara. Và tỷ lệ mới mắc thấp nhất ở vùng Nam Trung Á
(4,1/100.000 nam giới).
Về tỷ lệ tử vong, năm 2008 trên thế giới có khoảng 258.000 ca tử vong
vì UTTTL, tỷ lệ này đứng hàng thứ 6 trong số các loại UT gây tử vong ở nam
giới (chiếm 6,1% trong tổng số) [2]. Số ca tử vong do UTTTL là gần tương
đương nhau ở nước phát triển và đang phát triển (tương ứng là 136.000 ca và
122.000 ca). Tỷ lệ tử vong thường cao ở chủng tộc người da đen (vùng biển
Ca-ri-bê, 26,3/100.000 nam giới và Châu Phi cận Sahara, 18-19/100.000 nam
giới); rất thấp ở Châu Á (2,5/100.000 nam giới ở Đông Á); mức trung bình ở
Châu Âu và Châu Đại Dương.



4

Theo thống kê của Hiệp hội ung thư Mỹ, năm 2011 ở Mỹ đã có
240.890 người mới được phát hiện UTTTL (đứng hàng đầu trong các ca mới
mắc UT, chiếm 29% tổng số) và 33.720 người chết vì UTTTL (đứng thứ 2 sau
UT phổi trong nguyên nhân tử vong do UT, chiếm 11% tổng số) [12]. Tỷ lệ
mắc UTTTL có sự khác nhau đáng kể giữa các chủng tộc. Tỷ lệ mắc cao nhất
ở người Mỹ da đen và thấp nhất ở người Mỹ gốc Á. Trong 4 năm (20032007) tỷ lệ mắc UTTTL ở những người da đen là cao nhất (230/100.000 nam
giới), ở tộc người da trắng (143,8/100.000 nam giới) và thấp nhất ở những
người Mỹ gốc Á (81/100.000 nam giới) [12].
Tỷ lệ mắc UTTTL nhìn chung có mối liên quan rõ ràng với tuổi.
Khoảng 2/3 các nam giới mới mắc UTTTL có tuổi 65 hoặc hõn và rất hiếm ca
phát hiện trýớc tuổi 40. Tuổi trung bình khi có chẩn đoán UTTTL là khoảng
67 tuổi [13].
Tỷ lệ tử vong do UTTTL có xu hướng giảm từ 38,56/100.000 ca mắc
(năm 1990) xuống 23,5/100.000 ca mắc (năm 2007), tức tỷ lệ tử vong giảm
15,06/100.000 ca mắc (giảm 39,06%) [12]. Xu hướng giảm tỷ lệ tử vong này
là do những tiến bộ trong chẩn đoán sớm, can thiệp điều trị sớm.
Ở các nước châu Á, năm 2002, tỷ lệ mắc UTTTL biến thiên từ mức
thấp là 2,0/100.000 nam giới ở Iran tới mức cao là 20,3/100.000 nam giới ở
Philippin [14].
Ở các nước Đông Nam Á, trong một nghiên cứu công bố năm 2002
nghiên cứu ở một số thành phố của 4 nước là Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc
và Nhật Bản nhận thấy tỷ lệ mới mắc UTTTL ở nước Đông Nam Á thấp hơn
Hàn Quốc và Nhật Bản. Đồng thời cũng nhận thấy tỷ lệ mắc UTTTL ngày càng
gia tăng ở các thành phố này trong khoảng thời gian 1982-2007 [15].


5
∗ Tình hình ung thư tuyến tiền liệt tại Việt Nam

Việt Nam tuy nằm trong số các nước có tỷ lệ UTTTL không cao, nhưng
theo ước tính của các nghiên cứu trên thế giới tỷ lệ mắc UTTTL ở Việt Nam
năm 2008 là khoảng 1208 trường hợp, chiếm khoảng 3,2% dân số. Trong đó
số tử vong khoảng 716 ca chiếm 1,9% [16].
Một nghiên cứu trong nước của Nguyễn Văn Hưng trên 633 bệnh nhân
đã được phẫu thuật TTL. Kết quả mô bệnh học cho thấy tỷ lệ UTTTL được
phát hiện bằng phương pháp sinh thiết là 7,9% [17].
Ở một nghiên cứu khác công bố năm 2010, Vũ Lê Chuyên sàng lọc
UTTTL cho 408 người tại bệnh viện Bình Dân- Thành phố Hồ Chí Minh thì
có 87 người (21,3%) đã tiến hành sinh thiết dựa mức PSA huyết thanh và kết
quả siêu âm trực tràng. Có 10 người trong số đó (2,5%) được chẩn đoán là
UTTTL, và những người này chủ yếu có điểm Gleason từ 5 tới 7 và bệnh ở
giai đoạn sớm [11].
Ngoài ra, theo số liệu thống kê về số lượng bệnh nhân đã được chẩn
đoán UTTTL năm 2010 của phòng hành chính tổng hợp các bệnh viện: Bệnh
viện Việt Đức đã mổ 56 ca, viện K là 38 ca, khoa u bướu bệnh viện Bạch Mai
là 20 ca, và bệnh viện u bướu Hà Nội năm 2010 có 16 ca đã được chẩn đoán
và điều trị UTTTL. Qua các con số thống kê có thể thấy tuy tỷ lệ mắc UTTTL
ở Việt Nam không cao, nhưng là bệnh đặc thù chỉ của nam giới, nên bệnh vẫn
đứng vị trí cao trong các nguyên nhân gây chết do ung thư ở nam giới.
1.1.1.2. Những yếu tố nguy cơ
∗ Tuổi
UTTTL có tần số mắc tăng theo tuổi thọ, rất ít gặp trước 50 tuổi [18],
như ở Anh năm 2007- 2009, tỷ lệ mắc theo tuổi như ở bảng 1.1 dưới đây:


6

Bảng 1.1. Tỷ lệ mắc UTTTL theo tuổi ở Anh năm 2007- 2009 [18]
Tuổi


Tỷ lệ mắc UTTTL

40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65-69

(trên 100.000 nam giới)
67
285
1.034
2.901
5.600
7.142

Trong một nghiên cứu tiến hành khám nghiệm tử thi nam giới từ 90
tuổi trở lên cho thấy có tới 80% số ca có tế bào TTL ung thư [19].
∗ Yếu tố gen và di truyền
Tiền sử gia đình có người mắc UTTTL cũng là một yếu tố nguy cơ của
UTTTL.
Khoảng 5- 10% tổng số ca UTTTL và 30- 40% số ca UTTTL khởi phát
sớm (chẩn đoán trước 55 tuổi) được ghi nhận là do gen di truyền [20], [21].
Nguy cơ tăng từ 2 đến 3 lần ở những người có quan hệ huyết thống gần
(bố, anh trai, chú, bác) với người UTTTL [22]. Nguy cơ tăng tới 4 lần ở người
có quan hệ huyết thống với người được chẩn đoán UTTTL trước tuổi 60 hoặc
có từ 2 người có quan hệ huyết thống trở lên bị UTTTL (chẩn đoán ở bất kỳ
độ tuổi nào) [21].

Tiền sử gia đình có người bị ung thư vú chẩn đoán trước tuổi 60 cũng làm
tăng nguy cơ UTTTL [23]. Cụ thể, ở dòng tế bào mầm, đột biến gen BRCA2 có
thể khiến nam giới UTTTL, làm tăng nguy cơ phát triển UTTTL lên đến 5 lần ở
nam giới nói chung, và hơn 7 lần ở nam giới dưới 65 tuổi [24]. Đột biến ở gen
BRCA1 có thể làm tăng lượng nhỏ nguy cơ phát triển UTTTL ở nam giới dưới
65 tuổi và có vẻ không làm tăng nguy cơ UTTTL sau 65 tuổi [25], [26].


7

Gần đây, các nghiên cứu về bộ gen người đã xác định một vài biến thể
di truyền cũng góp phần làm tăng nhẹ nguy cơ mắc UTTTL [27], [28], [29],
[30], [31]. Tuy nhiên các biến thể di truyền khá phổ biến trong quần thể và
các biến thể di truyền này cũng đóng góp một phần đáng kể vào tỷ lệ mắc
UTTTL. Trong những năm tới sẽ có các nghiên cứu tìm ra các biến thể di
truyền khác nữa và cơ sở dữ liệu về di truyền này cũng sẽ được sử dụng trong
sàng lọc và điều trị UTTTL.
∗ Yếu tố chủng tộc
Có sự khác biệt lớn về tỷ lệ mắc UTTTL giữa các vùng trên thế giới.
Tại Anh, người vùng biển Ca-ri-bê da đen và người gốc Phi da đen có nguy
cơ được chẩn đoán hoặc bị chết vì UTTTL cao gấp 2-3 lần so với người da
trắng. Người châu Á nhìn chung có nguy cơ thấp hơn nữa [32], [33], [34].
Người da đen có nguy cơ mắc UTTTL cao còn người châu Á có nguy cơ mắc
UTTTL thấp cũng được minh chứng bởi các thống kê tỷ lệ mắc UTTTL tại
Anh theo chủng tộc [35].
Tương tự như vậy, ở Mỹ, người Mỹ da đen mắc UTTTL cao hơn người
Mỹ da trắng. Người Mỹ gốc Á có tỷ lệ mắc UTTTL thấp hơn nhiều. Mặc dù
vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người di cư từ vùng có nguy cơ thấp sang
vùng có nguy cơ cao vẫn có nguy cơ mắc UTTTL cao, có thể đó là do sự
đóng góp của các yếu tố lối sống tới tỷ lệ mắc bệnh. Ví dụ, người Đông Á

sống ở Anh có nguy cơ mắc UTTTL cao hơn người sống ở Đông Á [36].
∗ Yếu tố về nội tiết
Người ta cho rằng phần lớn UTTTL phụ thuộc hormon androgen, nhất
là những ung thư biệt hóa cao. Sự phát sinh và phát triển của UTTTL chịu ảnh
hưởng của hormon nam testosteron tự do ở dạng bất hoạt, không gặp UTTTL
ở những người không có tinh hoàn [37]. Mặc dù vậy, gần đây các nhà khoa
học đã tiến hành nghiên cứu phân tích tổng hợp 18 nghiên cứu trước đó và chỉ


8

ra rằng không có mối liên quan giữa hormon nam giới nội sinh và nguy cơ
UTTTL [38], [39].
Yếu tố tăng trưởng giống insulin (Insulin-like growth factor _IGF-1) là
một protein tham gia vào quá trình phát triển và chết của tế bào bình thường.
Nghiên cứu phân tích tổng hợp [40] và nghiên cứu lớn ở Thụy Điển (281
người UTTTL và 560 người thuộc nhóm chứng) [41] phát hiện ra rằng nồng
độ cao IGF-1 làm tăng nguy cơ UTTTL với mối tương quan rõ ràng. Điều này
cũng tương tự theo một nghiên cứu bệnh chứng khác (176 người UTTTL và
326 người thuộc nhóm chứng) [42].
Mặc dù vậy, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng không có mối liên
quan giữa nguy cơ UTTTL và nồng độ IGF-1 [43], [44], [45]. Nồng độ IGF-1
huyết thanh có thể bị ảnh hưởng bởi một số các yếu tố nguy cơ của ung thư
như trọng lượng cơ thể, chế độ ăn uống và luyện tập. Mối liên quan giữa
UTTTL với một số thành phần của hệ thống tổng hợp IGF vẫn đang tiếp tục
được nghiên cứu [46].
∗ Yếu tố môi trường (chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt)
Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt được tập trung nghiên cứu rất nhiều vì có
sự khác biệt rất rõ ràng về tỷ lệ mắc UTTTL ở các vùng có sự khác biệt về
chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, ví dụ như giữa châu Âu và châu Á.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn chứa nhiều lycopen và selenium có
hiệu quả bảo vệ giảm nguy cơ UTTTL trong khi đó chế độ ăn nhiều Canxi lại
làm tăng nguy cơ [47].
Lycopen (chất có nhiều trong quả cà chua và các sản phẩm từ cà chua)
làm giảm nguy cơ UTTTL. Khi nghiên cứu phân tích tổng hợp 21 nghiên cứu
từ 1966- 2003 đã chỉ ra rằng nam giới trong nhóm ăn nhiều cà chua có nguy
cơ mắc UTTTL thấp hơn 20% so với nam giới trong nhóm ăn ít cà chua [48].


9

Selenium làm giảm 30-80% nguy cơ UTTTL [49], [50]. Mặc dù vậy
vẫn có những nghiên cứu chỉ ra không có mối liên quan giữa selenium và
UTTTL [51], [52].
Chế độ ăn nhiều canci hoặc bổ sung nhiều canci làm tăng nguy cơ
UTTTL [53], [54], [55] nhưng một số nghiên cứu khác lại không thấy mối
liên quan như vậy [56], [57], [58].
Chế độ ăn nhiều rau và hoa quả làm giảm nguy cơ UTTTL [59], [60]
tuy nhiên có nghiên cứu khác lại không tìm thấy mối liên quan này [61].
Tương tự như vậy chế độ ăn nhiều vitamin E, uống chè xanh, vẫn chưa thống
nhất được mối liên quan với bệnh UTTTL [62], [63], [64], [65], [66].
Uống rượu làm tăng nguy cơ UTTTL theo lượng rượu uống hàng ngày.
Nguy cơ UTTTL tăng 5%, 9% và 19% tương ứng với lượng rượu uống hàng
ngày trung bình là 25 g/ngày, 50 g/ngày và 100 g/ngày [67]. Cũng có nghiên
cứu chỉ ra không có mối liên quan lượng rượu uống vào và nguy cơ UTTTL
[68]. Tương tự vậy, có các nghiên cứu chỉ ra hút thuốc lá làm tăng nguy cơ
UTTTL [69], [70] nhưng cũng có nghiên cứu chỉ ra hút thuốc lá không làm
tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do UTTTL [71].
Chế độ ăn nhiều chất béo và thịt , đặc biệt là thịt đỏ cũng chưa có sự
thống nhất liệu có làm tăng nguy cơ UTTTL [72]. Béo phì và thói quen lười

vận động đã được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh (đái tháo
đường, bệnh tim mạch, ung thư đại tràng) nhưng vẫn chưa có sự thống nhất
về mối liên quan với bệnh UTTTL [73], [74].


10

1.1.2. Sinh bệnh học và chẩn đoán UTTTL
1.1.2.1. Sinh lý và giải phẫu tuyến tiền liệt
∗ Một số đặc điểm sinh lý
TTL được hình thành vào khoảng tháng thứ 3 của thai nhi nam, phát
triển và biệt hóa đến khi trẻ ra đời. Kích thước lúc đầu của tuyến rất nhỏ cho
đến thời kỳ dậy thì mới tiếp tục phát triển nhanh, đến khi 30 tuổi thì tuyến đạt
trọng lượng 20g. Sau 30 tuổi TTL hầu như không phát triển mà duy trì ổn
định cho tới khoảng 45- 50 tuổi thì mới có xu hướng tăng sản bệnh lý và được
gọi là u phì đại TTL. U phì đại TTL bao gồm u phì đại lành tính TTL và ung
thư TTL.
TTL có vai trò ngăn cản và làm chậm lại sự xâm nhập của các yếu tố gây
bệnh từ bên ngoài vì vị trí đặc biệt của nó ở ngay cửa ngơ của cơ quan niệu
dục. Ngoài ra, TTL hoạt động như một tuyến sinh dục phụ. Cùng với mào tinh
hoàn, bọng tinh và túi tinh, TTL sẽ tiết ra 1/4- 1/3 lượng tinh dịch trong mỗi lần
xuất tinh mà trong đó gồm các chất kẽm, acid citric, fructose, phosphoryl
cholin, acid amin tự do, prostaglandin, các men phosphatase acid và
lacticodehydrogenase để nuôi dưỡng và kích thích sự di động của tinh trùng.
TTL còn tham gia vào quá trình tiểu tiện bằng sự tác động qua lại của
dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm qua các thụ cảm adrenergic, đặc biệt
là α1-adrenergic (làm co giãn cơ trơn và trương lực niệu đạo) và thụ cảm
cholinergic (để giữ nước tiểu)
∗ Một số đặc điểm giải phẫu TTL
Tuyến tiền liệt nằm ở sau- dưới khớp mu, ngay phía trên hành niệu- dục,

đứng trước bóng trực tràng, ở dưới bàng quang, xung quanh đầu gần của niệu
đạo do vậy có thể sờ thấy nó khi thăm khám qua đường hậu môn. Ở người
trưởng thành có TTL bình thường thì đường kính dọc khoảng 3 cm, đường kính


11

ngang khoảng 4cm, đường kính trước sau khoảng 3 cm. Khi có UPĐLT TTL sẽ
phát triển từ trung tâm ra ngoại vi, chủ yếu vào lòng bàng quang hay về phía
trực tràng, thậm chí đội cả vùng bàng quang lên.

Hình 1.1: Vị trí giải phẫu TTL
Tuyến tiền liệt được cấu tạo từ 2 phần riêng biệt khác nhau là phần cơ
và phần tuyến, bao gồm 3 thùy: 2 thùy bên và 1 thùy giữa.
Về mô học, theo Mc Neal [75], [76] TTL được chia làm 4 vùng:
+ Vùng trước: cấu trúc xơ cơ không có cấu trúc tuyến.

+ Vùng trung tâm: chiếm 25% thể tích tuyến, có ống phóng tinh đi qua,
8% UTTTL có nguồn gốc từ vùng này. Đây là vùng dễ xảy ra quá trình viêm.
+ Vùng chuyển tiếp: chiếm 5- 10% thể tích tuyến, tạo nên 2 thùy bên
và những tuyến xung quanh niệu đạo. Đây là vùng phát sinh ra u phì đại lành
tính tuyến tiền liệt, vùng này cũng sinh ra khoảng 24% UTTTL.
+ Vùng ngoại vi: chiểm 70% thể tích tuyến, tạo nên phần sau dưới của
tuyến và sinh ra khoảng 68% UTTTL.


12

1. Vùng ngoại vi
2. Vùng trung tâm

3. Vùng chuyển tiếp
4. Vùng trước
B (Bladder): Bàng quang
U (Urethra): Niệu đạo
SV (Seminal Vesicle):
Túi tinh
Hình 1.2. Các vùng TTL theo Mc Neal [75]
1.1.2.2. Sinh lý bệnh học và giải phẫu bệnh học UTTTL
∗ Sinh lý bệnh học UTTTL
Bệnh sinh của UTTTL hiện nay vẫn còn chưa rõ ràng. Những UT có
yếu tố di truyền chỉ chiếm khoảng 5- 10%, còn lại là không rõ nguyên nhân
[20]. Từ những bệnh nhân UTTTL có yếu tố di truyền giúp các nhà nghiên
cứu phát hiện gen gây bệnh:
+ Gen UTTTL thể di truyền 1 (hereditary prostate cancer 1-HPC1) với
điểm nhạy cảm chính ở nhánh dài của chromosom1 (1q24-25).
+ Gen UTTTL thể di truyền X (HPCX), Xu và cộng sự (1998) đã xác
định được điểm nhạy cảm với UTTTL tại chromosom Xq27-28, gen này
chiếm 16% các trường hợp UTTTL cùng dòng họ.
+ PCaP và BCaP: Người ta nghiên cứu thấy trên dòng họ có nguy cơ
mắc bệnh cao cũng phát hiện thấy nhiều điểm tiềm tàng trên các gen này, các
điểm này nằm tại chromosom 1q42-42 (PCaP), PCaP chiếm từ 4- 9% các
trường hợp ung thư trong cùng dòng họ.
UTTTL tự phát không có yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ hơn 90%.
Knudson và cộng sự đưa ra giả thuyết là UT phát sinh do thiếu vắng các gen
kiểm soát các quá trình chết của tế bào (apoptosis) [77]. Macoska (1995) cho


13

biết khoảng 70% các u phát sinh ở TTL có hiện tượng xóa bỏ chromosom 8p

[78]. Nghiên cứu do Cher và các đồng nghiệp (1996) chỉ ra rằng 80% các u di
căn thiếu nhánh ngắn của chromosom 8p [79]. Thiếu hụt của chromosom 8p
còn gặp ở các trường hợp tân sản nội biểu mô TTL (Prostatic Intraepithelial
Neoplasia- PIN) và PIN có thể là dấu hiệu báo trước có UT [80].
UTTTL phát sinh chủ yếu (68%) từ vùng ngoại vi (theo phân chia vùng
mô học của Mc Neal năm 1981) dễ sờ thấy qua thăm trực tràng và chọc sinh
thiết, khoảng 25% từ vùng chuyển tiếp không tiếp cận được qua đường trực
tràng nhưng tiếp cận được bằng nội soi TTL qua niệu đạo [1]. Những UT phát
triển từ vùng chuyển tiếp thường có tỷ lệ PSA rất cao khi đang còn ở giai
đoạn khu trú [81].
Sự lan tràn tại chỗ: Lan về phía niệu đạo, về phía vỏ tuyến và sau khi
phá vỡ vỏ tuyến lan sang túi tinh, vùng Trigone và 2 niệu quản. Trực tràng
được bảo vệ xâm lấn lâu hơn nhờ cân Denonvillier.
Sự di căn:
+ Hạch: Hạch chậu ngoài và nhất là hạch bịt, hạch hạ vị và trước xương
cùng rồi đến hạch quanh động mạch chủ bụng và ống ngực.
+ Đường máu, theo thứ tự thường gặp là: Di căn xương (xương chậu,
cột sống), phổi, gan và não…
∗ Giải phẫu bệnh học UTTTL
- Một số tổn thương tiền ung thư:
+ Tân sản nội biểu mô tuyến tiền liệt (PIN). Tổn thương gồm 2 loại:
PIN độ cao (High-grade PIN) và PIN độ thấp (Low-grade PIN). Các tổn
thương của PIN độ cao có thể phá hủy lớp màng đáy nhưng chưa xâm nhập
lớp mô đệm, PIN độ thấp không được đưa vào chẩn đoán do không thể phân
biệt được với mô TTL lành tính [82]. Sự phân biệt giữa PIN và ung thư biểu
mô tuyến trong lòng ống là rất khó khăn, phương pháp đánh dấu miễn dịch


14


mô hóa học với sự trợ giúp của kháng thể Ki67, hoặc phương pháp nhuộm
màng đáy cho phép phân biệt được chúng. Tổn thương PIN tăng dần theo tuổi
và trong từng nhóm tuổi thì PIN luôn có tỷ lệ cao hơn quá sản tuyến không
điển hình [17].
+ Một số tác giả cho rằng PIN là giai đoạn đầu trong quá trình phát
triển UTTTL nhưng tần số của sự chuyển biến này cũng như khoảng cách
giữa hai quá trình là chưa được biết, PIN tạo nên một ung thư biểu mô tại chỗ
nhưng chúng ta không biết được liệu nó có trở nên xâm nhập hay di căn
không và khi nào [83]. Vì vậy PIN cần được theo dõi để phát hiện sớm ung
thư xâm nhập bằng siêu âm, PSA định kỳ và sinh thiết lại.
- Ung thư biểu mô tuyến
+ UTTTL hầu hết là ung thư biểu mô tuyến Adenocarcinoma > 95%.
+ Những loại khác rất hiếm:
 Ung thư biểu mô chuyển tiếp.
 Ung thư biểu mô thần kinh nội tiết.
 Ung thư tổ chức đệm gồm: Rabdomyosarcom và Leiomysarcom.
 Ung thư thứ phát do di căn…[84].
Theo Nguyễn Văn Hưng, bảng phân loại mô bệnh học của Young và
cộng sự năm 2000 đã bổ sung những thiếu sót của bảng phân loại TNM và
Cabanne [17].
Bảng phân loại của Young và cộng sự về UTTTL như sau [17]:
- Ung thư biểu mô tuyến thông thường.
- Các biến thể đặc biệt của UTBM tuyến và các UTBM khác:
+ UTBM tuyến ống lớn.
+ UTBM tuyến nhày.
+ UTBM tế bào nhẫn.
+ UTBM nhầy.


15


+ UTBM tuyến vảy.
+ UTBM vảy.
+ UTBM nang dạng tuyến và dạng đáy.
+ UTBM tế bào chuyển tiếp.
+ UTBM tế bào nhỏ.
+ UTBM dạng Sarcoma.
+ UTBM giống u lympho- biểu mô.
+ Các loại đặc biệt khác.
-

Các U trung mô ác tính:
+ Sarcoma cơ vân.
+ Sarcoma cơ trơn.
+ Sarcoma mô đệm.
+ Loại khác.

- Các loại UT tế bào đệm.
- Các ung thư thứ phát.
Phân độ mô học theo Gleason: Được sử dụng phổ biến nhất dựa trên
cấu trúc tế bào với mức độ ác tính (grading) Gleason chia ra 5 độ biệt hóa, từ
một cấu trúc rất biệt hóa (độ 1) đến một cấu trúc không biệt hóa (độ 5).
- Độ 1: Ung thư biểu mô rất biệt hóa, khối u được cấu tạo từ những
tuyến tròn hoặc bầu dục, đều đặn, ngăn cách nhau bởi một lớp chất đệm rất
mỏng, chúng nhóm lại thành từng khối tròn, giới hạn rõ.
- Độ 2: Ung thư biểu mô tương đối biệt hóa, khối u được tạo nên từ
những tuyến tròn hoặc bầu dục kèm đơn dạng hơn, được ngăn cách bởi một
lớp chất đệm rất mỏng, khối u giới hạn kém rõ hơn.
- Độ 3: Ung thư biểu mô biệt hóa trung bình, khối u được tạo thành từ
những tuyến dạng biệt hóa đa dạng, được phân cách bởi lớp đệm dày, sắp xếp



16

thành khối u giới hạn kém, có xâm nhập. Người ta cũng tính vào đây những
khối lỗ chỗ có giới hạn rõ, nó phần lớn là xâm nhập u trong tuyến.
- Độ 4: Ung thư biểu mô kém biệt hóa, khối u được tạo nên từ những
khối giới hạn kém, ít biệt hóa, ở đó có các tuyến có cấu trúc kém, hợp nhất
lại. Ở đây bao gồm những khối u đa nhân giới hạn kém và những khối u hiếm
gặp của tế bào giả thận.
- Độ 5: Ung thư biểu mô không biệt hóa, sự tạo thành tuyến là tối thiểu,
khối u được tạo thành từ những dãy, những dây hoặc từ những tế bào đơn độc,
sự xâm nhập lớp đệm rất lớn. Ở đây cũng bao gồm những khối u từ những
khối cứng, giới hạn rõ hoại tử ở trung tâm, giống với ung thư tuyến vú dạng
nhân trứng cá.
Trong cùng một khối u, khi đọc kết quả mô học thường gặp nhiều cấu
trúc khác nhau. Độ Gleason được tính bằng cách cộng các độ biệt hóa của 2
mẫu bệnh phẩm đại diện nhất vì vậy Gleason từ 2 đến 10 điểm. Đây là phân
độ mô học UTTTL sử dụng phổ biến hiện nay.
1.Tuyến cấu trúc đồng nhất
2. Giữa các tế bào ngăn cách bởi một lớp chất
đệm rất mỏng
3. Phân cách bởi lớp đệm dày, tuyến dạng biệt
hóa đa dạng
4. Khối tế bào tăng sinh, cấu trúc tuyến ít
5. Xâm nhập lớp đệm lớn, khối u tạo dây tế
bào, cấu trúc tuyến là tối thiểu.

Hình 1.3. Phân độ mô học theo Gleason
- Phân chia giai đoạn UTTTL:



17

Theo Whitemore- Jewet [85]:
- Giai đoạn A: Gồm những u không nghi ngờ khi thăm khám trước mổ
nhưng phát hiện được khi làm giải phẫu bệnh sau mổ.
+ Giai đoạn A1: UT dưới 5% số mẫu bệnh phẩm.
+ Giai đoạn A2: UT có bằng hoặc trên 5% số mẫu bệnh phẩm.
- Giai đoạn B: Gồm những khối u thấy được khi thăm khám trực tràng,
đang còn khu trú trong tuyến.
+ Giai đoạn B1: Khối u có ở một thùy
+ Giai đoạn B2: Khối u chiếm cả một thùy hoặc có ở 2 thùy.
- Giai đoạn C: Khối u vượt ra khỏi tuyến, nhưng chưa có bằng chứng về
di căn
+ Giai đoạn C1: Sự xâm lấn còn giới hạn.
+ Giai đoạn C2: Sự xâm lấn đã nhiều.
- Giai đoạn D: Khối u đã di căn.
+ Giai đoạn D0: Những khối u có vẻ khu trú nhưng PSA cao.
+ Giai đoạn D1: Di căn hạch chậu.
+ Giai đoạn D2: Di căn xa.
+ Giai đoạn D3: Di căn không còn đáp ứng với thuốc điều trị hormone.
Theo TNM (Tổ chức ung thư học thế giới): Sử dụng bảng phân loại
của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (American Joint Committee Cancer) 1997 do


18

Hiệp hội chống ung thư thế giới (International Union Against Cancer) thống
nhất phân loại UTTTL [17].

Bảng 1.2. Bảng phân loại UTTTL theo TNM
Giai đoạn
T
I
T1a: U 1 vị trí, điểm Gleason <5, chiếm
<5% thể tích tuyến sau cắt u.
T1b: U nhiều vị trí, điểm Gleason >5,

II

III
IV

chiếm >5% thể tích tuyến sau cắt u.
T1c: Sinh thiết (+) sau định lượng PSA cao
T2 T2a: U chiếm 1 thùy
T2b: U chiếm cả 2 thùy
T3 T3a: U xâm lấn đến hoặc ra vỏ TTL
T3b: U xâm lấn túi tinh
T4: U lan tới cổ bàng quang, trực tràng, hậu
môn.
T bất kỳ
T bất kỳ

N
No

M
Mo


No

Mo

No
No

Mo
Mo

No

Mo

No

Mo

N1
N bất kỳ

Mo
M1

Chú thích: T, khối u; N, hạch; M, di căn; PSA, kháng nguyên đặc hiệu tuyến
tiền liệt
Sử dụng bảng phân loại TNM có nhiều ưu điểm, qua cách phân chia giai
đoạn lâm sàng kết hợp với độ tuổi, PSA, điểm Gleason, tỷ lệ phần trăm số mảnh
sinh thiết dương tính của bệnh nhân. Chúng ta có thể dựa vào thang điểm Kattan
[86], hay thang điểm Capra [87] để đánh giá được các nguy cơ rủi ro của bệnh

nhân UTTTL đối với các vấn đề như tiến triển bệnh, tái phát, di căn và nguy cơ
tử vong. Nhờ đó đưa ra được chiến lược theo dõi, điều trị bệnh sau chẩn đoán…
1.1.2.3. Chẩn đoán UTTTL
∗ Lâm sàng UTTTL
UTTTL chia làm 2 thể lâm sàng: Thể tiềm tàng chưa biểu hiện triệu
chứng và thể có triệu chứng lâm sàng.


19

 Thể tiềm tàng: Giai đoạn dài 5 đến 10 năm, diễn biến lâm sàng chậm, nghèo
nàn. Triệu chứng lâm sàng thoáng qua, mức độ nhẹ hoặc chưa gây khó chịu
nhiều tới bệnh nhân như tiểu buốt, nước tiểu hồng, tiểu khó nhẹ…
Chẩn đoán tình cờ qua thăm trực tràng: Thấy khối bất thường ở TTL,
PSA tăng> 10 ng/mL; theo dõi hàng năm thấy PSAV> 0,75 ng/mL, tỷ lệ
f/tPSA< 25% rồi chỉ định làm sinh thiết chẩn đoán hoặc qua kết quả mô bệnh
học sau mổ nội soi cắt u, mổ bóc u.
 Thể có triệu chứng lâm sàng:
- Cơ năng:
+ Giai đoạn sớm: Rối loạn tiểu tiện với các mức độ khác nhau như tiểu
khó, tia nước tiểu yếu, tiểu nhiều lần, tiểu đêm đôi khi bí tiểu cấp tính… khiến
bệnh nhân khó chịu và phải đi khám.
+ Giai đoạn muộn: Có các triệu chứng biểu hiện của di căn ung thư giai
đoạn muộn:
 Tiểu máu nếu u di căn vào bàng quang, niệu đạo.
 Xuất tinh ra máu nếu u di căn vào túi tinh.
 Đau nhức xương, gẫy xương khi u di căn vào xương.
 Phù chân khi u di căn vào các hạch chậu.
 Liệt 2 chân, đại tiểu tiện không tự chủ khi u di căn vào tủy sống.
 Ho, khó thở, đau ngực khi di căn lên phổi.

 Đại tiện khó, ra máu, mót rặn khi u chèn ép hoặc di căn trực tràng.
- Toàn thân:
+ Mệt mỏi, gầy sút cân, ăn uống kém.
+ Thiếu máu: Da xanh, niêm mạc nhợt.
+ Sờ thấy hạch ngoại vi: Hạch bẹn, hạch cổ…


20

+ Tính khí thay đổi: Hay bực dọc, cáu gắt hoặc trầm cảm…
- Thực thể:
+ Khám tìm các triệu chứng của tắc nghẽn nước tiểu: Cầu bàng quang,
thận to…
+ Thăm khám chung các hệ cơ quan khác là thường quy, qua đó tìm
được các biến chứng của bệnh, các bệnh lý phối hợp.
+ Thăm trực tràng: Điển hình là thấy TTL có một tổn thương cứng,
không đồng đều, không đau, tổn thương tại tuyến hay đã vượt khỏi tuyến, mất
tính đối xứng của tuyến, đánh giá mức độ lan truyền tại chỗ (di động so với tổ
chức xung quanh).
∗ Các thăm dò cận lâm sàng trong chẩn đoán UTTTL
 Chẩn đoán hình ảnh
- Siêu âm ổ bụng: Đánh giá TTL về kích thước, khối lượng, độ cản âm, các
nhân bất thường; bàng quang; thận- niệu quản; các cơ quan khác trong ổ bụng…
- Siêu âm qua trực tràng (SAQTT): Hình ảnh siêu âm của UTTTL bao
gồm [88]:
+ Đặc điểm tổn thương khu trú: Các tổn thương UT phần lớn là giảm
âm không đồng nhất so với nhu mô lành xung quanh, chỉ khoảng 1% UT là
tăng âm.
+ Đặc điểm về ranh giới tuyến trong và tuyến ngoài: Ranh giới giữa
tuyến trong và tuyến ngoài không rõ. Như vậy, sự phát triển của UT có thể

phá vỡ ranh giới giữa tuyến trong và tuyến ngoài. Sự phá vỡ ranh giới này là
một trong những dấu hiệu gợi ý tổn thương ác tính.
+ Đặc điểm bờ TTL: Trên siêu âm, tiêu chuẩn để chẩn đoán xâm lấn vỏ
là thấy bờ lồi khu trú và không đều tương ứng vị trí tổn thương, ranh giới
không rõ với các cấu trúc lân cận.


21

+ Đặc điểm dấu hiệu xâm lấn tạng lân cận: UTTTL xâm lấn túi tinh
biểu hiện bằng cấu trúc giảm âm lan từ TTL vào túi tinh. Các dấu hiệu gián
tiếp như túi tinh không cân đối hoặc cấu trúc giảm âm trong túi tinh.
+ Đặc điểm bất thường siêu âm Doppler: Sự tăng phổ mạch của các tổn
thương giảm âm TTL có ý nghĩa quan trọng khi chẩn đoán UT, làm tăng giá
trị dự báo dương tính cho tổn thương giảm âm. Thực tế có thể gặp UT ít biệt
hóa không có tăng sinh mạch, trái lại các tổn thương tăng sinh mạch có thể
gặp trong viêm TTL.
SAQTT có thể đánh giá chính xác hình dạng, kích thước, khối lượng,
nhờ đó cung cấp thêm nhiều thông tin về mức độ xâm lấn của UTTTL, các
tổn thương kèm theo nếu có ở vùng tầng sinh môn và tiểu khung.
Người ta có thể dựa vào SAQTT để tính thể tích TTL rồi ước lượng
trọng lượng tuyến, và dựa trên lượng PSA sẽ tính được PSA tỷ trọng (PSAD).
Theo nghiên cứu của Lê Ngọc Bằng năm 2005 (n= 53) với phương
pháp SAQTT, UTTTL được chẩn đoán với độ nhạy là 56,5% và độ đặc hiệu
là 76,7%, phương pháp này được khuyến cáo sử dụng trong kiểm tra hình thái
của hệ tiết niệu [89].
- X quang hệ tiết niệu không chuẩn bị: Hình ảnh phá hủy xương, hình
sỏi cản quang của hệ tiết niệu…
- Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV): Đánh giá chức năng thận, hình ảnh
lưu thông của đường bài xuất. Ở thì chụp bàng quang cho biết hình ảnh cổ

bàng quang biến dạng do UTTTL gây ra.
- Chụp cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính: Cho biết chính xác kích thước,
trọng lượng TTL, đánh giá mức độ xâm lấn, di căn của khối UTTTL. Các tổn
thương phối hợp của các cơ quan trong ổ bụng…
- Nội soi bàng quang- niệu đạo: Tìm kiếm các thương tổn ở bàng
quang, TTL…


22

- Chụp xạ hình xương: Đánh giá mức độ, khả năng di căn xương của UTTTL.
 Chẩn đoán miễn dịch
PSA (Prostate Specific Antigen): Lần đầu tiên được tìm thấy trong tinh
dịch bởi Hara và cộng sự vào năm 1971. Đến năm 1979, Wang và cộng sự
phân lập được PSA từ tổ chức TTL bằng kỹ thuật miễn dịch. Và năm 1980,
Kuriyama và cộng sự đã định lượng được PSA trong huyết thanh.
PSA là enzym protease [90], [91] với cấu trúc tương tự như các kallikrein
[91], [92], [93]. Họ kallikrein có cấu trúc phân tử gồm 15 serine protease được
giải mã bởi một cụm gene trên nhiễm sắc thể 19q3. Các gene được đánh số thứ
tự từ KLK1-15 và sản phẩm protein tương ứng có số thứ tự hK1-15. PSA là
protein hK3 [94]. PSA được sản xuất dưới dạng preproenzyme gồm một chuỗi
peptide tín hiệu, sẽ được lấy đi trong quá trình tổng hợp. Sau khi được tổng hợp
xong, phân tử PSA chứa 237 amino acid và một chuỗi carbohydrate gắn với
serine 45, có tổng trọng lượng phân tử 28430 Da [95].
Trong tuyến tiền liệt, PSA được tiết trực tiếp vào các ống tuyến. Nhiệm
vụ của PSA là làm tan chảy và “tiêu hóa” các chất gây đông trong tinh dịch
(semenogelin và fibronectin) [96]. Bình thường chỉ một lượng rất nhỏ của
PSA thoát được vào hệ tuần hoàn. Trong UTTTL, cấu trúc mô học bị phá vỡ,
khối u không nối với ống tiết của tuyến tiền liệt nên PSA được tiết trực tiếp
vào khoảng gian bào, đi thẳng vào hệ tuần hoàn. Do đó trong UTTTL, nồng

độ PSA huyết thanh trên mỗi gram mô tuyến cao gấp 30 lần so với mô tuyến
bình thường và gấp 10 lần so với mô tuyến tăng sinh lành tính [97] mặc dù
biểu hiện gene của PSA trong mô tuyến UT thấp hơn so với mô tuyến tăng
sinh lành tính [98].
PSA đo được trong hệ tuần toàn bao gồm PSA phức hợp (cPSA) và
PSA tự do (fPSA). fPSA tiết rất nhiều khi xuất tinh nhưng chỉ một lượng nhỏ
fPSA đi vào tuần hoàn. cPSA thường gắn kết với các chất ức chế protease:
alpha-1-antichymotrypsin (ACT), alpha-2-macroglobulin (A2M) và alpha-1protein inhibitor (API).


23

Bảng 1.3. Tỷ lệ các thành phần của PSA trong huyết tương [99]
Loại PSA
PSA phức hợp

Tỷ lệ % trong huyết tương
60 – 95

PSA-ACT

60 – 90

PSA-API

1–5

PSA-A2M
PSA tự do


10 - 20
5 – 40

Lần đầu tiên, nghiên cứu của Myrtle và cộng sự năm 1989 đã đưa ra
khoảng giới hạn bình thường của PSA huyết thanh là 0- 4 ng/mL [100].
Khoảng giá trị này thu được khi định lượng PSA huyết thanh bằng phương
pháp Tandem- R (Hybritech) trên 860 nam giới khỏe mạnh. Có 100% nam
giới dưới 40 tuổi và 97% nam giới trên 40 tuổi có PSA huyết thanh≤ 4 ng/mL.
Tiếp đó, kết quả từ các nghiên cứu sàng lọc diện rộng đã củng cố thêm cho
khoảng giới hạn này và giá trị của khoảng giới hạn này vẫn là mốc để phát
hiện những trường hợp tăng lượng PSA huyết thanh.
Và đến sau này, Catalona (1997), Thompson và cộng sự (2005) từ các
nghiên cứu của mình nhận thấy có tỷ lệ UTTTL khá cao trong nhóm bệnh nhân
lượng PSA huyết thanh nhỏ hơn 4 ng/mL. Do đó, nếu dựa vào PSA huyết thanh
tăng là trên 4 ng/mL thì đã bỏ sót nhiều ca UTTTL. Vì vậy, họ đã đề xuất giới
hạn trên của PSA huyết thanh bình thường là 2,5 ng/mL [101], [102].
Cho đến nay, giá trị bình thường của PSA huyết thanh vẫn chưa thật sự
thống nhất.
Giá trị của PSA đối với chẩn đoán UTTTL:
PSA thật sự chỉ đặc hiệu cho cơ quan – TTL – chứ không đặc hiệu cho
UT. Nồng độ PSA huyết thanh thay đổi không chỉ do UTTTL mà còn có thể
do viêm, chấn thương hoặc tăng sinh lành tính của TTL hay dùng một số


24

thuốc. Bảng 1.4 dưới đây trình bày một số tình huống làm thay đổi nồng độ
PSA huyết tương.
Bảng 1.4. Một số tình huống làm thay đổi PSA huyết tương [99]
Các yếu tố làm thay đổi


PSA huyết tương

PSA huyết tương

PSA huyết tương
Thay đổi ở từng cá thế
UTTTL
UPĐLT TTL
Viêm TTL
Suy thận (giảm mức lọc cầu

tăng
30%
Có thể đến 10.000 lần
Có thể đến 10 lần
Có thể đến 50 lần
Tăng nhẹ fPSA

giảm
30%

thận nặng)
Thao tác ở niệu đạo
Bí tiểu
Phóng tinh
Khám TTL bằng ngón tay
Sinh thiết TTL
Thay đổi thế tích TTL
Chế độ ăn ở người Châu Á

Sau giải quyết bí tiểu
Thuốc Finasteride
Thuốc GnRH antagonist

Có thể đến 10 lần
Có thể đến 10 lần
Tăng không đặc hiệu
Tăng không đặc hiệu
Có thể đến 50 lần
Có thể đến 5 lần
Có thể đến 25%
Có thể đến 4 lần
Có thể đến 50%
Có thể đến 100 lần

hoặc cắt 2 tinh hoàn
PSA tăng không đặc hiệu với UTTTL mà còn tăng trong các bệnh lý
khác của TTL như u phì đại lành tính TTL, viêm TTL…
Ngược lại tỷ lệ UTTTL có PSA trong giới hạn bình thường không phải
là nhỏ. Theo Thompson và cộng sự (2004) trong số 2950 nam giới (tuổi từ 62
tới 91) có PSA huyết thanh≤ 4 ng/mL thì có 449 người (chiếm 15,2%) được
chẩn đoán UTTTL. Và trong số người UTTTL có 67 người (chiếm 14,9%) có
điểm Gleason từ 7 trở lên [103].
Tác giả Catalona và cộng sự trong một nghiên cứu (n=6.630) nhận thấy
trong số bệnh nhân có tăng PSA trên 4 ng/mL thì có hơn 80% bệnh nhân có
giá trị PSA huyết thanh nằm trong khoảng 4- 10 ng/mL [104]. Trong số này


25


có khoảng 2/3 các trường hợp kết quả sinh thiết TTL lành tính. Qua đó càng
chứng tỏ PSA huyết thanh không đặc hiệu cho UTTTL.
Đã có nhiều nghiên cứu tập trung tìm cách nâng độ nhạy và độ đặc hiệu của
thử nghiệm PSA huyết thanh bằng cách sử dụng thêm một số biến thể của PSA:
- PSA tỷ trọng (PSA density- PSAD):
+ Là tỷ số giữa nồng độ PSA trên thể tích TTL ước lượng bằng SATT.
+ Lodeta và cộng sự (2009) đã tiến hành sinh thiết dưới hướng dẫn của
siêu âm qua trực tràng cho 125 bệnh nhân có lượng PSA huyết thanh trong
khoảng 4- 10 ng/mL. Tỷ lệ phát hiện UTTTL là 24%. Nghiên cứu đã chỉ ra có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của lượng PSAD giữa hai nhóm bệnh nhân
có kết quả sinh thiết là âm tính và dương tính (p= 0,002) trong khi đó lượng
PSA huyết thanh không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Với cut-off của PSAD
là 0,15 ng/mL/mL ở những bệnh nhân có PSA huyết thanh trong khoảng 4-10
ng/mL thì PSAD sẽ hỗ trợ dự đoán kết quả sinh thiết âm tính với độ nhạy là
86,7% và giá trị dự báo âm tính là 91,5% [105].
- PSA gia tốc (PSA velocity – PSAV):
+ Dựa trên nguyên tắc tốc độ tăng của PSA ở bệnh nhân UTTTL nhanh
và cao hơn so với bệnh nhân UPĐLT TTL.
+ Cách tính: So sánh trị số của 3 lần thử PSA huyết thanh trong thời
gian 2 năm hoặc so sánh trị số giữa 2 lần thử cách nhau ít nhất 12 – 18 tháng.
+ Theo hướng dẫn của mạng phổ biến ung thư Quốc gia của Hoa Kỳ
(NCCN Guidelines version1.2011) đề nghị nên sinh thiết TTL dựa PSA huyết
thanh và PSAV như bảng 1.5 dưới đây [106].
Bảng 1.5. Khuyến nghị sinh thiết TTL dựa PSA huyết thanh và PSAV
Lượng PSA huyết thanh

Mức PSAV khuyến cáo sinh thiết TTL

(ng/mL)


(ng/mL/năm)


×