Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Thực trạng một số bệnh răng miệng và nhu cầu điều trị ở người bệnh phong tại một số khu điều trị phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 80 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh răng miệng là bệnh phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng,
mọi quốc gia trên thế giới. Bệnh không chỉ gây tổn thương tại chỗ (sưng, đau,
loét lợi, lung lay răng, mất răng...) mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ, thẩm mỹ
và tâm lý của bệnh nhân. Trong các bệnh răng miệng thì sâu răng và viêm
quanh răng là 2 bệnh thường gặp nhất, nó cũng là 2 nguyên nhân chính gây
mất răng.
Tại Mỹ, nghiên cứu của Walter T. và cộng sự đã cho thấy tỷ lệ viêm
quanh răng là 25 - 41%, tỷ lệ viêm lợi ở trẻ em là 99%, viêm lợi ở người lớn
là 70 - 80% [1]. Theo kết quả điều tra dịch tễ học trên thế giới, trong khu vực
và ở Việt Nam thì tỷ lệ người mắc bệnh sâu răng chiếm từ 50- 90 % và trên
90% dân số mắc bệnh quanh răng [2].
Tại việt Nam theo điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc 2001 học sinh
từ 6 đến 8 tuổi có tỷ lệ sâu răng sữa là 84,9% %, sâu răng vĩnh viễn là 25,4%;
lứa tuổi 9-11 sâu răng sữa 56,3% và sâu răng vĩnh viễn là 54,6% [3].
Hiện nay người ta coi bệnh quanh răng là một bệnh nhiễm khuẩn vì có
sự liên quan chặt chẽ giữa mảng vi khuẩn với tỉ lệ bệnh tổ chức quanh răng và
mức trầm trọng của bệnh, người ta đã xác định được nhiều chủng vi khuẩn
gây nên những thể viêm lợi và viêm quanh răng khác nhau. Các chủng vi
khuẩn này thường gặp trong khoang miệng người lành, nhưng khi có sự thay
đổi một số yếu tố trong môi trường miệng (sang chấn khớp cắn, thay đổi pH,
sức đề kháng của cơ thể giảm...) thì chúng phát triển mạnh lên và có khả năng
gây bệnh.
Bệnh phong là một bệnh nhiễm trùng mạn tính do trực khuẩn
Mycobacterium leprae (M. leprae) gây ra. Diễn biến của bệnh âm thầm, lặng


2


lẽ, lâu dài thậm chí cả cuộc đời nếu không được phát hiện và điều trị. Điều
đáng sợ là bệnh phong tuy không gây chết người nhưng nó làm cho người
bệnh bị tàn tật. Đây chính là nguyên nhân gây ra định kiến nặng nề, người
bệnh bị xã hội ruồng bỏ.
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc điều trị bệnh phong ở nước ta, tuy
nhiên điều kiện sống của những người ở Khu điều trị phong vẫn chưa thật tốt.
Liệu bệnh phong có tăng nhiễm trùng cơ hội, dẫn đến các bệnh răng miệng
nhiều hơn hay không, nhu cầu chăm sóc răng miệng của những người sống ở
Khu điều trị phong như thế nào là những vấn đề chưa được nghiên cứu.
Để trả lời các câu hỏi trên làm cơ sở cho việc chăm sóc sức khỏe răng
miệng cho những người không may bị mắc bệnh phong và gia đình của họ,
chúng tôi tiến hành đề tài “Thực trạng một số bệnh răng miệng và nhu cầu
điều trị ở người bệnh phong tại một số khu điều trị phong” nhằm các mục
tiêu:
1. Khảo sát thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng
và viêm quanh răng ở bệnh nhân tại Khu điều trị phong Quả Cảm
(Bắc Ninh) và Phú Bình (Thái Nguyên).
2. Xác định nhu cầu điều trị bệnh răng miệng của các bệnh nhân trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm về giải phẫu và sinh lý răng và vùng quanh răng
1.1.1. Răng
Răng bao gồm: Men răng, ngà răng, tủy răng và xương răng [4].

Hình1.1. Hình cắt ngang một răng hàm
* Men răng:

Men răng là tổ chức cứng nhất cơ thể, nó có tỷ lệ muối vô cơ là 96%
nhiều hơn so với ngà răng và xương răng, chất hữu cơ chiếm 1,7%, muối
chiếm 2,3%.
Men răng cứng, ròn, tỷ trọng từ 2,9-3. Men răng phủ toàn bộ thân răng,
dày nhất ở núm răng và mỏng dần về phía cổ răng. Ở trạng thái bình thường
thì men trong suốt, song nó có thể thay đổi màu sắc do tác động của một số
yếu tố.
* Ngà răng:
Ngà răng được bao phủ phía ngoài bởi men răng và xương răng, ngà là
tổ chức ít rắn hơn và chun giãn hơn, không ròn và dễ vỡ như men răng.


4

* Ty rng:
L mt t chc liờn kt nm trong hp cng ng thõn rng, ng chõn
rng v c thụng vi bờn ngoi bi l cung rng.
V t chc hc: Ty rng chia thnh hai vựng; vựng gia ty v vựng
cnh tu.
- Vựng gia ty: L t chc liờn kt gm nhiu t bo v ớt t chc si,
cú nhiu mch mỏu v bch huyt.
- Vựng cnh ty: Gm cú lp t bo to ng v lp khụng cú t bo l
nhng t chc si keo [5].
* Xng rng
L t chc vụ c bao ph ng chõn rng, cú ngun gc trung mụ. Thnh
phn hoỏ hc gn ging nh xng nhng khụng cú mch mỏu v thn kinh.
B dy xng rng tng theo tui, nú khỏc nhau cỏc vựng, cung rng dy
hn c rng [5].
Chc nng ca xng rng l cựng vi xng rng gi b rng cn
thit cho dõy chng quanh rng, bo v ng rng, tham gia sa cha mt s

tn thng ng chõn rng.
1.1.2. Gii phu t chc vựng quanh rng [5], [6], [7].

Men răng
Chỗ nối men
cement

Rãnh lợi
Bờ lợi
Lợi tự do
Lợi dính

Cement
Xơng ổ răng
o

Hỡnh 1.2. Cu trỳc vựng quanh rng


5

Vùng quanh răng bao gồm: lợi, dây chằng quanh răng, xương răng và
xương ổ răng.
1.1.2.1. Lợi
Lợi là phần niêm mạc miệng biệt hoá ôm cổ răng, một phần chân răng
và xương ổ răng.
- Giới hạn của lợi: Ở trên là nhú lợi và đường viền lợi, ở dưới là ranh
giới lợi - niêm mạc miệng (muco-gingival junction).
- Lợi bình thường săn chắc, bóng đều, có màu hồng nhạt. Màu lợi phụ
thuộc vào mật độ mao mạch dưới biểu mô và các hạt sắc tố.

* Giải phẫu lợi
Lợi gồm: Lợi tự do và lợi dính, đường phân chia giữa hai phần là rãnh
dưới lợi tự do.

Hình 1.3. Cấu trúc lợi
- Lợi tự do: là phần lợi không dính vào xương răng, ôm sát cổ răng, giữa
lợi tự do và chân răng là rãnh lợi sâu từ 0,5-2,5mm [6], [8]. Lợi tự do gồm 2
phần khác nhau về mặt bệnh lý là bờ lợi và nhú lợi. Bờ lợi là thành ngoài của
rãnh lợi. Nhú lợi là phần lợi che phủ kẽ giữa các răng, có một nhú phía ngoài
và một nhú phía trong, giữa hai nhú là một vùng lõm.
- Lợi dính: Là phần bám dính vào chân răng ở phía trên và mặt ngoài
xương ổ răng ở phía dưới bề rộng từ 0-7mm, có cấu trúc bề mặt sần sùi kiểu
da cam [6], [8].


6

1.1.2.2. Dây chằng vùng quanh răng
Là mô liên kết đặc biệt nối liền xương răng với xương ổ răng, chiều dày
thay đổi tuỳ theo tuổi hoặc lực nhai, thông thường dày từ 0,15-0,35 cm.
* Cấu trúc
Gồm những sợi collagen xếp thành từng bó, một đầu bám vào xương ổ
răng, một đầu bám vào xương răng của chân răng, dựa vào hướng đi người ta
chia ra thành những nhóm sợi khác nhau gồm: nhóm cổ răng, nhóm ngang,
nhóm chéo và nhóm cuống [5], [6].
Ở răng nhiều chân có những bó sợi đi từ xương răng ở kẽ giữa các chân
răng tới vách giữa xương ổ răng.
* Chức năng
- Giữ chắc răng trong ổ răng, đảm bảo sự liên quan sinh lý giữa xương
răng và xương ổ răng, nhờ những tế bào đặc biệt có khả năng tiêu huỷ hoặc

xây dựng xương răng và xương ổ răng.
- Truyền lực nhai từ răng vào xương hàm, giữ thăng bằng, tránh sang
chấn răng với xương ổ răng.
- Dinh dưỡng vùng quanh răng nhờ bó mạnh của nó, từ xương ổ răng
qua lỗ ở lá cứng và từ động mạch trong khe quanh răng xuất phát từ bó mạch
thành kinh vào tuỷ răng.
- Thụ cảm nhờ những sợi thần kinh thu nhận cảm giác ở vùng dây chằng
quanh răng.
1.1.2.3. Xương ổ răng
Là phần lõm của xương hàm ôm các chân răng và là mô chống đỡ quan
trọng nhất của răng.
* Cấu tạo
Xương ổ răng gồm 2 phần:


7

+ Lá cứng là thành trong huyệt răng, là một lá xương mỏng có các lỗ
nhỏ để mạch máu và thần kinh đi qua.
+ Tổ chức xương chống đỡ xung quanh huyệt răng.
Xương vỏ ở phía ngoài và trong là tổ chức xương đặc và xương xốp.
* Chức năng
Giữ răng chắc trong xương hàm, truyền và phân tán lực nhai.
1.2. Những nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh quanh răng và sâu răng
1.2.1. Bệnh căn, bệnh sinh của bệnh viêm quanh răng
Ngày nay, các tác giả đã khẳng định viêm quanh răng là bệnh nhiễm trùng
mang tính cơ hội có nguyên nhân đầu tiên là vi khuẩn trong mảng bám răng.
Năm 1976, Page và Schoroeder là những người đầu tiên nghiên cứu bệnh sinh
của viêm quanh răng [9]. Từ đó các nghiên cứu về bệnh căn, bệnh sinh của viêm
quanh răng được mở rộng thêm ở mức độ phân tử và gen di truyền.

Hội nghị Quốc tế về lâm sàng bệnh quanh răng năm 1996 đã kết luận
nguyên nhân chính của bệnh viêm quanh răng ở người là do Porphyromonas
gingivalis, Bacteroides forsythus và Actinobacillus actinomycetemcomitans
gây ra [9], [10]. Những năm 90 của thế kỷ trước, người ta đã thấy rằng mặc
dù vi khuẩn là yếu tố cần thiết nhưng chúng không đủ để gây ra bệnh. Các
yếu tố vật chủ như quá trình tương tác giữa cơ thể với vi khuẩn, hút thuốc lá
và rất nhiều các yếu tố nguy cơ khác cũng góp phần không nhỏ trong việc
khởi phát và tiến triển bệnh [10].
Ngày nay, các nhà khoa học đã thống nhất sự khởi phát và tiến triển
của viêm quanh răng phụ thuộc vào vai trò của các vi khuẩn đặc hiệu, các đáp
ứng miễn dịch của cơ thể và các yếu tố nguy cơ khác [11], [12].
1.2.1.1. Vai trò của mảng bám răng và vi khuẩn
Mảng bám răng là màng sinh học (biofilm) chứa vi khuẩn. Màng sinh
học được định nghĩa là “một quần thể vi khuẩn lớn tựa trên một khung gắn


8

chặt vào nhau và hoặc vào một bề mặt hoặc giữa các bề mặt”. Mảng bám răng
là một chất lắng mềm được tạo thành từ một màng sinh học bám vào bề mặt
răng hay các bề mặt cứng khác trong khoang miệng [13], [14].
Mảng bám ở viền lợi là nguyên nhân quan trọng trong quá trình tiến
triển viêm lợi. Mảng bám trên lợi có liên quan với răng gây hình thành cao
răng và sâu chân răng trong khi mảng bám dưới lợi có liên quan với mô mềm
đóng vai trò quan trọng trong việc phá hủy mô mềm và tạo ra các dạng khác nhau
của viêm quanh răng [14], [15].
Mảng bám răng có thành phần chính là vi khuẩn. Một gram mảng bám
có 2 x 1014 vi khuẩn. Ngoài vi khuẩn, mảng bán còn có các vi sinh vật khác
như mycoplasma, nấm, protozoa và virus. Các vi khuẩn tồn tại trong một
khung tựa cellulose có chứa một số tế bào cơ thể như tế bào biểu mô, đại thực

bào và bạch cầu [12].
Màng sinh học bảo vệ cho các vi khuẩn tích tụ trên màng giảm cạnh tranh
lẫn nhau và giảm tác động của các yếu tố khác từ môi trường như cơ chế tự bảo
vệ của cơ thể, các chất không có lợi cho vi khuẩn như kháng sinh. Việc trao đổi
thông tin giữa các vi khuẩn trong màng sinh học thông qua các phân tử đặc biệt
và có thể bằng việc trao đổi thông tin qua hệ gen làm cho các loài vi khuẩn có
khả năng thích ứng tốt trong các môi trường sống khác nhau [10], [16].
Nhiều nghiên cứu cho thấy vi khuẩn trong màng sinh học có khả năng
tổng hợp nên các enzym kháng lại kháng sinh và bạch cầu. Tính chất gây
bệnh và độc lực của vi khuẩn trong màng sinh học cao hơn ở môi trường nuôi
cấy [10]. Các vi khuẩn tạo nên trên bề mặt cấu trúc của chúng một chất dính
để có thể dính vào nhau và dính vào các bề mặt khác [17], [18].
Lợi và vùng quanh răng vẫn có thể khỏe mạnh nếu trong mảng bám
không có hoặc có rất ít các vi khuẩn có hại và nếu đáp ứng miễn dịch không quá
mức. Sự tăng số lượng các vi khuẩn gây bệnh trong mảng bám răng, khả năng


9

xâm nhập của chúng vào tổ chức quanh răng và các sản phẩm chuyển hóa của
chúng đóng vai trò quan trong việc khởi phát và tiến triển bệnh [5], [11].
Để có thể gây bệnh, các vi khuẩn phải tích tụ được ở vùng dưới lợi, vi
khuẩn gây bệnh phải bám vào một hoặc nhiều bề mặt sẵn có, sinh sản nhân
lên, cạnh tranh thành công với các loài vi khuẩn khác và chống lại hệ thống tự
bảo vệ của cơ thể [10], [16].
Các vi khuẩn gây bệnh trong túi quanh răng sẽ phá hủy tổ chức thông
qua hai cơ chế: Cơ chế trực tiếp là vi khuẩn sản sinh ra các nội độc tố và chất
gây phá hủy tế bào như: các enzym gây tiêu collagen, fibronectin, và các
globulin miễn dịch. Các enzym này giúp vi khuẩn phá hủy mô và xâm lấn vào
tế bào. Cơ chế gián tiếp là vi khuẩn có thể gây phá hủy tổ chức thông qua việc

kích thích tế bào cơ thể sản xuất ra các chất tiêu tổ chức như protease,
elastease và metalloprotease [19], [20], [4].
1.2.1.2. Vai trò của đáp ứng miễn dịch trong bệnh viêm quanh răng
Nhiệm vụ của hệ thống miễn dịch là tiêu diệt các tác nhân gây hại,
nhưng nếu phản ứng này quá mạnh thì có thể gây tiêu hủy tổ chức cơ thể [4].
Vi khuẩn gây bệnh có thể làm rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể,
phá hủy tổ chức bằng việc tiết ra các chất trung gian gây viêm, qua đó kích
thích đại thực bào, bạch cầu giải phóng prostaglandin, interleukin 1 (IL-1),
yếu tố gây hoại tử mô. Các chất trung gian này có khả năng gây phá hủy
xương, tăng tính thấm thành mạch và ức chế các tế bào miễn dịch khác của cơ
thể [21], [11], [9].
Bình thường, các mạch máu nhỏ trong đám rối dưới lợi có các phân tử
kết dính như E-elastin và bạch cầu đa nhân trung tính di chuyển ra ngoài
mạch máu và xuyên qua biểu mô nối để vào rãnh lợi làm nhiệm vụ chống
nhiễm trùng. Khi vi khuẩn gây bệnh và các sản phẩm của nó xâm nhập vào tổ
chức liên kết quanh răng và hoạt hóa các tế bào biểu mô, IL-8 và các tế bào


10

nội mô của các mạch máu nhỏ bị viêm làm tăng các phân tử kết dính, dẫn đến
gia tăng xâm nhập bạch cầu, xâm nhiễm tế bào viêm, thoát dịch bào làm tăng
đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Nếu hoạt động của vi khuẩn không được hạn
chế hoặc loại bỏ thì quá trình viêm ngày càng nặng thêm gây phá hủy tổ chức
liên kết quan răng và tiêu xương ổ răng [22], [12].
Vi khuẩn kích thích bạch cầu sản xuất các cytokine, các enzym MMP và
prostaglandin E2 (PGE2), các men phân giải protein khác và các chất trung
gian gây viêm. Đại thực bào và các nguyên bào sợi sản xuất IL-1 β, yếu tố
hoại tử khối u α, MMP và PGE2, làm giảm sản xuất các chất ức chế MMP.
Nồng độ MMP tăng gây phá hủy các chất nền ngoài tế bào tạo khoảng trống

cho việc thâm nhiễm các tế bào viêm gây tiêu xương ổ răng và tiến triển
thành túi quanh răng. Việc lặp đi lặp lại quá trình trên được phản ánh bằng
các thời kỳ có phá hủy tổ chức xen kẽ với các thời kỳ im lặng [18], [23].
1.2.1.3. Vai trò của cao răng
Cao răng được hình thành bởi quá trình ngấm chất vô cơ vào mảng bám
răng. Cao răng được cấu tạo bởi hai thành phần:
+ Thành phần hữu cơ: vi khuẩn và các chất từ vi khuẩn.
+ Thành phần vô cơ: canxi photphat, CaCO3, MgPO4.
Cao răng bám vào răng và chân răng gây tình trạng lợi mất chỗ bám dính
làm tụt lợi. Vi khuẩn trên bề mặt cao răng đi vào bờ lợi, rãnh lợi gây viêm.
Cao răng được chia làm hai loại theo vị trí bám:
+ Cao răng trên lợi: Dễ nhìn thấy, màu vàng hoặc nâu xám, thường xuất
hiện ở những răng cạnh lỗ tuyến nước bọt: Mặt ngoài răng 6,7 hàm trên, mặt
trong răng cửa dưới và răng 6 dưới.
+ Cao răng dưới lợi: Có thể nhìn rõ khi lợi bong ra khỏi cổ răng, hoặc
nhìn qua lợi dưới ánh sáng đèn soi, bám chắc vào răng màu xám hoặc đen.


11

* Các chỉ số dùng trong điều tra dịch tễ học bệnh quanh răng:
- Chỉ số lợi GI (Gingival Index), theo Loe và Silness - 1965 [24] chỉ số
GI nhằm đánh giá mức độ viêm lợi dựa trên cơ sở màu sắc, trương lực của lợi
và chảy máu khi thăm khám.
- Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản OHI-S (Oral Hygene Index Simplified) (Theo Green và Vermillion - 1960, 1975). Mục đích của chỉ số
này là đánh giá mức sạch của miệng bởi mức bám các chất cặn và cao răng
trên bề mặt răng. Chỉ số OHI-S có hai thành phần gồm - chỉ số cặn đơn giản
(DI-S) và chỉ số cao răng đơn giản (CI-S). Ta có thể ghi hai mã khác nhau
hoặc kết hợp. Chọn răng và mặt răng: chọn 6 răng đại diện gồm răng 16, 26,
11, 31 mặt ngoài, răng 36, 46 mặt lưỡi để đánh giá.

- Chỉ số nhu cầu điều trị CPITN (community periodontal index of
treatment needs). Chỉ số này nhằm mục đích: Khám phát hiện và hướng dẫn cá
thể hoặc nhóm nhu cầu điều trị quanh răng.
1.2.2. Nguyên nhân và những hiểu biết về bệnh sâu răng
Sâu răng là một quá trình bệnh lý xuất hiện sau khi răng đã mọc, tổ chức
cứng của răng bị phá huỷ và tạo thành hốc gọi là lỗ sâu. Với những nghiên
cứu về căn nguyên của sâu răng, người ta thấy sâu răng là một bệnh mà lỗ sâu
chỉ là dấu hiệu của bệnh đang hoạt động [25].

Thức ăn
(bột đường)

Vi khuẩn

Men răng

Sơ đồ 1.1. Cơ chế sâu răng được mô tả bằng sơ đồ Keys


12

Bệnh căn sâu răng chủ yếu liên quan đến chất đường và vi khuẩn
Streptococcus Mutans, vi khuẩn này lên men các chất bột và đường còn dính
lại ở trên răng tạo thành acid, phá huỷ tổ chức cứng của răng tạo thành lỗ sâu.
Theo sơ đồ Keys, phòng bệnh sâu răng chủ yếu là hạn chế ăn
đường, vệ sinh răng miệng song hiệu quả phòng bệnh không cao [trích
dẫn theo 25].
Sau năm 1975 người ta đã làm sáng tỏ hơn căn nguyên gây bệnh sâu
răng và đưa ra sơ đồ WHITE thay thế một vòng tròn trong sơ đồ Keys, trong
sơ đồ này:

- Chất đường được thay thế bằng chất nền.
- Nhấn mạnh vai trò của nước bọt và pH của dòng chảy môi trường xung
quanh răng.
- Người ta cũng làm sáng tỏ tác dụng của Fluor là chất làm tổ chức răng
cứng chắc hơn chống sự phân huỷ của acid gây tổn thương sâu răng [25].

Nước bọt

Thức ăn
(bột đường)

Vi khuẩn

Error: Reference source not found

Men răng

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ WHITE - 1975


13

Ta có thể tóm lược cơ chế sinh bệnh học của sâu răng bằng hai quá
trình tái khoáng và huỷ khoáng. Khi quá trình huỷ khoáng lớn hơn quá trình
tái khoáng thì sẽ dẫn đến sâu răng (hay nói cách khác sâu răng xảy ra khi yếu
tố gây mất ổn định mạnh hơn yếu tố bảo vệ).
Theo Seob thì 98% những nguy gây sâu răng ở trẻ em là do ăn uống
thiếu Fluor, vệ sinh răng miệng kém và ăn chất ngọt nhiều [26].
Năm 1995 Hội nha khoa Hoa Kỳ đã đưa ra khái niệm sâu răng là bệnh
nhiễm trùng với vai trò gây bệnh của vi khuẩn và giải thích nguyên nhân gây

sâu răng bằng sơ đồ ba vòng tròn gồm các yếu tố sau:
- Vật chủ: Là răng (bao gồm men răng, ngà răng, xương răng).
- Môi trường: Là các thức ăn chứa cacbonhydrat có khả năng lên men.
- Tác nhân: Là vi khuẩn gây sâu răng gồm Streptococcus Mutans và
Lactobacillus.

Vật chủ

Tác nhân

Môitrường

Sơ đồ 1.3. Nguyên nhân gây sâu răng của hội nha khoa hoa kỳ
Từ những hiểu biết mới về căn nguyên của bệnh sâu răng, người ta cho
rằng bất cứ một phương pháp nào cũng có thể ngăn cản được sâu răng theo
quan điểm giảm huỷ khoáng hoặc gia tăng quá trình tái khoáng đều có thể
được xem là biện pháp phòng ngừa sâu răng, cải thiện sức khoẻ răng miệng.
- Thay đổi chế độ ăn uống sẽ làm giảm lượng mất khoáng.
- Trám bít hố rãnh làm ngăn ngừa sự tiếp xúc của acid phân huỷ từ thức ăn.


14

- Fluor có cả hai tác dụng là làm giảm sự mất khoáng và làm tăng quá
trình tái khoáng [27].
Người ta đã đưa ra 4 biện pháp trong chiến lược phòng bệnh sâu răng
cho cộng đồng đó là:
• Vệ sinh răng miệng.
• Chế độ ăn, uống có kiểm soát đường và tinh bột.
• Trám bít hố rãnh.

• Sử dụng Fluor.
Vacxin phòng bệnh sâu răng cũng đang được nghiên cứu để dự phòng
sâu răng theo hướng kháng vi khuẩn, việc nghiên cứu này hiện chưa được
thực nghiệm trên người và cơ chế cũng rất phức tạp [11].
1.3. Những biến chứng thường gặp của sâu răng và bệnh quanh răng
Như chúng ta đã biết, bệnh răng miệng là một bệnh phổ biến được Tổ
chức y tế thế giới xếp vào loại tai hoạ thứ ba của loài người sau tai hoạ bệnh
ung thư và bệnh tim mạch. Trong các bệnh răng miệng, bệnh sâu răng với các
biến chứng của nó và viêm quanh răng là hai bệnh chủ yếu. Bệnh có tính chất
xã hội, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Bệnh xuất hiện ở tất cả các nước và có
trong mọi tầng lớp nhân dân. Nếu như sâu răng là nguyên nhân gây mất răng
chủ yếu ở người trẻ thì viêm quanh răng là nguyên nhân chủ yếu gây mất răng
ở người già. Sự mất răng dù nhiều hay ít đều có ảnh hưởng tới người bệnh:
mất răng cửa ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mất răng hàm ảnh hưởng tới chức
năng nhai, đồng thời làm mất thăng bằng về cung răng, hậu quả là làm cho
bệnh ở bộ máy nhai nặng thêm và quá trình mất răng diễn ra nhanh hơn [25].
Khi viêm quanh răng giai đoạn nặng làm phá huỷ tổ chức quanh răng, phá
huỷ sự cấu kết gắn bó chức năng giữa răng và tổ chức quanh răng, làm lung lay
răng gây ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai và cuối cùng gây mất răng [14].
Quá trình viêm viêm quanh răng làm cho bệnh nhân rất khó chịu như:
miệng hôi, đánh răng chảy máu, hoặc chảy máu lợi tự nhiên, răng di lệch và rụng


15

ảnh hưởng đến sức nhai, thẩm mỹ, phát âm và ảnh hưởng tới sức khoẻ của người
bệnh, nhất là khi người bệnh đã cao tuổi, sức đề kháng kém. Ở Việt Nam, viêm
quanh răng là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng ở người trên 45 tuổi.
Các biến chứng thường gặp của viêm quanh răng là [28]:
- Túi mủ phát triển thành áp xe quanh răng, có thể khu trú ở quanh một

răng hoặc nhiều răng.
- Viêm tuỷ ngược dòng do nhiễm trùng từ túi quanh răng lan tới cuống
răng vào tuỷ răng.
- Viêm mô tế bào, viêm xoang hàm, viêm xương tuỷ hàm.
Biến chứng thường gặp của sâu răng:
- Viêm tủy răng
- Viêm quanh cuống răng
- Nặng phải nhổ răng
Mất răng là một trong những sự cố lớn về thể chất trong cuộc sống mỗi
chúng ta. Khi mất một hay nhiều răng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương
mặt và ảnh hưởng đến các chức năng như nhai, nuốt, phát âm, ảnh hưởng đến
chức năng của hệ tiêu hóa.
1.4. Các nghiên cứu về sâu răng và viêm quanh răng
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới
* Các nghiên cứu về sâu răng:
Năm 1969, ngân hàng dữ kiện sức khoẻ răng miệng thế giới của Tổ
chức sức khoẻ thế giới (WHO/OMS) được thành lập, cho thấy ảnh hưởng của
bệnh sâu răng trên thế giới có hai khuynh hướng trái ngược nhau. Tại các
nước phát triển, sâu răng giảm rõ rệt từ mức cao xuống trung bình hay thấp,
trong khi đó ở các nước đang phát triển sâu răng có khuynh hướng tăng từ
thấp đến trung bình hay cao.


16

Để đo lường mức độ bệnh sâu răng, người ta dùng tỉ lệ % và chỉ số
SMT, trong đó S là răng sâu, M là răng mất do sâu và T là răng trám, SMT là
chỉ số chỉ áp dụng cho răng vĩnh viễn và không hoàn nguyên có nghĩa là chỉ
số này ở một người chỉ có tăng chứ không có giảm. SMT ở từng người có thể
ghi từ 0 đến 32, đối với nghiên cứu dịch tễ học, SMT của cộng đồng là tổng

số SMT của từng cá thể chia cho số cá thể của cộng đồng. Đối với răng sữa,
khi áp dụng chỉ số này sẽ được ký hiệu bằng chữ thường smt, trong đó s là
răng sâu, m là răng nhổ và t là răng trám.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra 5 mức độ sâu răng dựa vào
chỉ số SMT ở lứa tuổi 12 và 35- 44 như sau:
Bảng 1.1. Phân chia mức độ sâu răng theo chỉ số SMT của WHO
Mức độ

SMT 12 tuổi

SMT 35- 44 tuổi

Rất thấp

0,0- 1,1

0,2- 1,5

Thấp

1,2- 2,6

1,6- 6,2

Trung bình

2,7- 4,4

6,3- 12,7


Cao

4,5- 6,5

12,8- 16,2

≥ 6,6

≥ 16,3

Rất cao

* Tình hình bệnh sâu răng trên thế giới:
Ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada, Thuỵ điển… những thập
niên 60-70 có tỷ lệ sâu răng cao trên 90% dân số. Đến thập niên 90 thì tỷ lệ
này đã được giảm xuống rất nhiều.
Chỉ số SMT ở trẻ 12 tuổi ở một số nước phát triển (từ thập kỷ 80 đến
nay) [10].
Bảng 1.2. Chỉ số SMT của một số nước phát triển trên thế giới.
Tên nước

Năm

SMT

Năm

SMT



17

Thụy điển
Pháp
Mỹ
Austrlia
Canada
Thụy sỹ
New Zealand
Nhật bản

1980
1987
1980
1982
1979
1980
1982
1979

1,7
4,2
2,0
2,1
2,9
1,7
2,0
2,4

2005

2006
2002
2000
1997
2004
2005
1999

1,0
1,23
1,75
0,8
2,1
0,86
1,7
2,0

Trong khi đó ở một số nước đang phát triển (thập niên 70 đến nay) tình
trạng sâu răng và chỉ số SMT vẫn còn cao.
Chỉ số SMT ở trẻ 12 tuổi ở một số nước đang phát triển [29].
Bảng 1.3. Chỉ số SMT ở một số nước đang phát triển
Tên nước

Năm

SMT

Năm

SMT


Chi lê

1978

6,3

1999

3,4

Thái lan

1977

2,7

2004

1,6

Mexico

1976

5,3

2001

2,0


Iran

1976

4,9

2001

1,8

Điều này có được là do các nước phát triển đã áp dụng triệt để các biện
pháp phòng bệnh. Ở các nước đang phát triển trong đó có các nước khu vực
Đông Nam Á, tình trạng sâu răng và chỉ số SMT ở trẻ em còn cao. Chỉ số
SMT tuổi 12 ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á-Thái Bình Dương
năm 1994- 2003 [27].


18

Bảng 1.4. Chỉ số SMT của một số nước vùng Đông Nam Á
Tên nước
Trung quốc
Lào
Triều tiên
Brunei
Campuchia
Philippin

Năm

1995
1991
1991
1999
2002
1998

SMT
1,03
2,0
3,0
4,8
2,3
4,6

* Nghiên cứu về bệnh quanh răng:
Tại Mỹ, nghiên cứu của Walter T. và cộng sự đã cho thấy tỷ lệ viêm
quanh răng trong cộng đồng là 25-41%, tỷ lệ viêm lợi ở trẻ em là 99%, viêm
lợi ở người lớn là 70-80% [30].
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
* Tình hình bệnh sâu răng ở Việt nam:
Ở Việt nam theo điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng của toàn quốc
năm 1990, tỉ lệ bệnh sâu răng ở các lứa tuổi và các vùng địa lý như sau:
Bảng 1.5. Tỷ lệ bệnh sâu răng theo tuổi và vùng địa lý
Lứa tuổi Tỉ lệ chung Hà Nội Huế TP HCM Cao Bằng Đà Lạt
12
57%
36% 41,2%
83,9%
60%

82,25%
15
60%
44% 43,7%
96%
62%
35-44
72%
76% 64,2%
92%
68%
Sau 10 năm, qua điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2000, tỷ lệ
sâu răng trên toàn quốc ở các lứa tuổi như sau:
- Răng sữa: 6 tuổi 83,7% , chỉ số smt 6,15.
- Răng vĩnh viễn:

+ 12 tuổi 56,6%, SMT 1,87.
+ 15 tuổi 67,6% , SMT 2,16.

Năm 1977 có 77% trẻ em 6 tuổi ở Hà Nội bị sâu răng sữa, 30% trẻ em 13
tuổi bị sâu răng vĩnh viễn [33] [15]. Năm 1978, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ
em 6 tuổi trở lên khoảng 39%, sâu răng sữa 1- 5 tuổi là 31,33% [34], [32], [33].


19

Theo nghiên cứu của Hoàng Tử Hùng (1981), tỷ lệ sâu răng sữa ở một
số tỉnh ở Miền nam là 70,47%. Năm 1985 tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ 12
tuổi trên toàn quốc [29]. Miền bắc: 19,30%- SMT là 0,40. Miền nam:
76,29%- SMT là 2,51.

Năm 1989 tại TPHCM tỷ lệ sâu răng ở trẻ 12 tuổi là 79,9%, chỉ số
SMT là 3,14 và 88,49%, chỉ số SMT là 2,09 (năm 1995).
Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 1990 [29] cho thấy: Sâu
răng lứa tuổi 12 như sau: Miền bắc là 43,33%, chỉ số SMT là 1,15; Miền nam
là 76,33%, chỉ số SMT là 2,93; Toàn quốc là 57,33%, chỉ số SMT là 1,82.
Năm 1999-2001 Viện RHM Hà Nội phối hợp với viện nghiên cứu và
thống kê sức khoẻ răng miệng Australia tiến hành điều tra răng miệng ở Việt
Nam thu được kết quả như sau [31].
Bảng 1.6. Tình trạng sâu răng trẻ em toàn quốc năm 2001.
Tuổi
6-8
9 - 11
12 - 14
15 - 17

Răng sữa
% sâu răng
chỉ số smt
84,9
5,40
56,3
1,96

Răng vĩnh viễn
% sâu răng
chỉ số SMT
25,4
0,48
54,6
1,19

64,1
2,05
68,6
2,40

+ Tại Thị xã Hoà Bình năm 2000 cho thấy [31]: Trẻ 6 tuổi: Tỷ lệ sâu
răng sữa là 61,5%- chỉ số smt là 0,17; Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 14,5%. Trẻ
12 tuổi tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 62%.
+ Tại Thị xã Yên Bái năm 2003 [trích dẫn theo 2]: Trẻ 6 tuổi: Tỷ lệ sâu
răng sữa là 64,95% chỉ số smt là 3,58; Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 13,97% chỉ
số SMT là 0,23. Trẻ 12 tuổi: Tỷ lê sâu răng vĩnh viễn là 51,82% chỉ số SMT
là 1,50;


20

Qua các số liệu trên cho ta thấy tình trạng sâu răng còn rất phổ biến và
tỷ lệ tăng dần theo tuổi.
* Tình hình bệnh quanh răng ở Việt Nam:
Tại Việt Nam qua điều tra bệnh quanh răng ở các tỉnh phía Nam và
thành phố Hồ chí Minh, Nguyễn Cẩn và CS cho thấy tỉ lệ viêm lợi ở tuổi từ
15-19 là 97,7%, từ 20-29 là 88,7% và tác giả cho biết 1/3 số viêm lợi sẽ tiến
triển sang VQR sau một thời gian thường là sau 35 tuổi [32], [35].
Theo điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2001 tỷ lệ người
viêm lợi và viêm quanh răng lên tới 90% trong đó tỉ lệ người bị VQR ở lứa
tuổi 35-44 là 36,4%; ở lứa tuổi 45 trở lên là 46,2% [3].
1.4.3. Tình hình sâu răng và bệnh quanh răng ở những bệnh nhân đặc biệt
1.4.3.1. Liên quan của sâu răng, viêm quanh răng với một số bệnh mãn tính,
chuyển hóa
Với một số bệnh mãn tính và bệnh chuyển hóa, các bệnh viêm quanh

răng và sâu răng thường nhiều hơn người bình thường. Người bị bệnh tiểu
đường có thể có phì đại lợi, polip lợi mềm hoặc có cuống, tạo áp xe vùng
quanh răng, lung lay răng. Cơ chế là do đường huyết và đường trong nước bọt
tăng làm thay đổi hệ vi sinh vật vùng quanh răng và giảm khả năng đề kháng
tại chỗ. Viêm quanh răng ở bệnh nhân tiểu đường typ I thường xuất hiện sau
tuổi 12 [32], [25].
Bệnh viêm quanh răng ở người tiểu đường không theo một hình mẫu
nào. Người tiểu đường bị viêm quanh răng và vệ sinh kém thường có viêm lợi
nặng, túi lợi sâu, tiêu xương nặng, áp xe quanh răng.
Người trẻ bị tiểu đường typ I thường bị tổn thương răng số 7 và các
răng cửa nặng hơn các răng khác, người lớn tuổi thường bị tổn thương đều tất
cả các răng. Tuổi thanh thiếu niên thường bị viêm quanh răng toàn bộ.
Những người tiểu đường trên 30 tuổi có nguy cơ bị phá hủy vùng


21

quanh răng nhiều hơn, những người được phát hiện tiểu đường trên 10 năm
có tổn thương vùng quanh răng rõ. Bệnh tiểu đường không gây ra viêm quanh
răng mà là các tình trạng biến đổi do bệnh tiểu đường làm ảnh hưởng lên
vùng quanh răng làm bệnh viêm quanh răng dễ khởi phát, dễ nặng lên và khó
lành vết thương [32].
Ở bệnh nhân nhiễm HIV, do suy giảm miễn dịch (CD4 < 200 mm3
huyết tương) nên nhiễm trùng cơ hội dễ xảy ra trong đó có bệnh về răng
miệng. Người ta thấy các biểu hiện vùng miệng liên quan đến nhiễm HIV
thường gặp ở 30%- 80% bệnh nhân nhiễm HIV nhưng ít được chú ý đến và
không được xử trí đúng mức. Những tổn thương ở miệng của bệnh nhân
nhiễm HIV ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai nên càng làm cho bệnh nhân
suy yếu hơn về thể chất và khả năng đề kháng.
Các bệnh mãn tính khác như tâm thần cũng có tỷ lệ mắc bệnh viêm

quanh răng và sâu răng cao hơn do tình trạng vệ sinh kém, sức đề kháng
giảm. Tuy nhiên, tình trạng sâu răng, bệnh quanh răng ở những đối tượng đặc
biệt này cũng còn ít nghiên cứu đề cập một cách hệ thống.
1.4.3.2. Liên quan của sâu răng, viêm quanh răng với bệnh phong
Bệnh phong là một bệnh nhiễm trùng mạn tính do trực khuẩn
Mycobacterium leprae (M. leprae) gây ra. Diễn biến của bệnh âm thầm, lặng
lẽ, lâu dài thậm chí cả cuộc đời nếu không được phát hiện và điều trị.
Trực khuẩn phong tác động chủ yếu vào da, các dây thần kinh ngoại
biên. Trong một số thể của bệnh, M. leprae có thể thấy ở nhiều nơi như niêm
mạc đường hô hấp, gan, lách, mắt, tinh hoàn… [36], [37]. Điều đáng sợ là bệnh
phong tuy không gây chết người nhưng nó làm cho người bệnh bị tàn tật. Đây
chính là nguyên nhân gây ra định kiến nặng nề, người bệnh bị xã hội ruồng bỏ.
Bệnh phong được chia thành các thể sau [36], [38]:


22

- Phong th c (T. Tuberculoid): tn thng l cỏc c, mng c mt
cm giỏc, s lng ớt, khu trỳ.., viờm dõy thn kinh.
- Phong bt nh (I: Indeterminate): tn thng l cỏc dỏt thay i mu
sc, mt cm giỏc nh hoc va.
- Phong th trung gian (B. Borderline): õy l th phong va mang tớnh
cht ca th c va mang tớnh cht ca th u.
- Phong th u (L: Lepromatous): thng tn da l cỏc u phong, mng
thõm nhim, lan ta ton thõn, i xng, viờm dõy thn kinh.
Ngy nay, t l bnh phong ó gim, nhng t l tang tt ngi b
phong vn cao. Tn tt trong bnh phong cú th xut hin trc, trong v sau
iu tr. Tu theo nguyờn nhõn m ngi ta chia cỏc loi hỡnh tn tt thnh hai
loi sau õy [37], [38]:
* Tn tt tiờn phỏt:

Tn tt tiờn phỏt l loi hỡnh tn tt do trc tip trc khun phong gõy
viờm dõy thn kinh ngoi biờn, hu qu l mt chc nng thn kinh, vớ d:
- Khụ da: Do thng tn si thn kinh bi tit m hụi.
- Mt cm giỏc: Tn thng si thn kinh cm giỏc.
- Teo c, yu c, lit: Tn thng dõy thn kinh vn ng.
- Mt cm giỏc, giỏc mc, mt th: Thng tn thn kinh mt.
* Tn tt th phỏt:
Tn tt th phỏt l cỏc loi tn tt xut hin trờn c s ó cú tn tt tiờn
phỏt. Bn thõn bnh nhõn khụng bit cỏch chm súc cỏc tn tt tiờn phỏt, c
bit l bn tay, bn chõn mt cm giỏc dn n cỏc tn tt mi.
Để dễ áp dụng trong điều kiện thực địa, tổ chức Y tế thế giới đã đa ra
cách phân độ tàn tật đơn giản, dựa trên các thơng tổn ở bàn tay, bàn chân và
mắt. Các độ tàn tật đợc phân nh sau:
* Bàn tay, bàn chân:


23

- Độ 0: Không mất cảm giác, không có tàn tật.
- Độ 1: Mất cảm giác, không có độ tàn tật nhìn thấy.
- Độ 2: Có các tàn tật nhìn thấy đợc (cò ngón, rụt ngón, teo cơ, loét, cụt...)
* Mắt:
- Độ 0: Không có thơng tổn gì, thị lực không bị ảnh hởng.
- Độ 1: Có thơng tổn nhng thị lực ảnh hởng không nghiêm trọng (có thể
đếm đợc ngón tay ở khoảng cách 6m)
- Độ 2: Thị lực bị ảnh hởng nghiêm trọng: Không đếm đợc ngón tay ở
khoảng cách 6 mét, có mắt thỏ, đục giác mạc, viêm mống mắt thể mi.
Bnh phong ngy nay khụng cũn l mt vn ln cỏc nc phỏt trin,
nhng nú cũn l mt vn ca Y t cụng cng nhiu nc ang phỏt trin
cú i sng kinh t thp Chõu , Chõu Phi, Chõu M la tinh. Theo bỏo cỏo

ti hi ngh ỏnh giỏ hot ng chng phong 2006 ca WHO, ton th gii
hin cú 7 nc cú t l lu hnh cao nht trong ú cú n , Brazil, Angola,
Mozambique, Nepal, Congo, Madagasca
Vit Nam, trc nm 1960 cha cú cuc iu tra no v bnh phong
ỏng tin cy. Ngi ta c tớnh t l lu hnh Min Bc l 2/10.000, Min
nam v Tõy nguyờn thỡ cao hn [7]. Trong nhiu nm qua nh nhng n lc
trong hot ng chng Phong, chỳng ta ó thu c nhng kt qa ỏng phn
khi. Vit Nam l mt trong nhng nc t c mc tiờu loi tr bnh
phong, theo tiờu chun ca WHO sm nht so vi cỏc nc trong khu vc (t
l lu hnh di 1 phn 10.000 dõn s).
Tuy nhiờn, cho ti nay s bnh nhõn mi hng nm vn cũn nhiu, cỏc
bnh nhõn ny mt phn c iu tr gia ỡnh, nhng phn ln c sng
cỏc Khu iu tr phong cỏc vựng khỏc nhau.
Vi nhng n lc trong cụng tỏc chng phong ca ton ngnh Da liu
Vit Nam, s lng bnh nhõn hng nm gim mt cỏch ỏng k. Tuy nhiờn s
bnh nhõn phong mi cũn cao nm 2005: 746 bnh nhõn mi. 25 tnh/thnh cú t
l phỏt hin trờn 1/100.000, trong ú 8 tnh cú t l phỏt hin trờn 2/100.000 [7].


24

Do là một bệnh mãn tính nên bệnh nhân phong cũng dễ mắc các bệnh về
răng miệng. Thêm vào nữa do điều kiện sống của các bệnh nhân này thường khó
khăn, sức đề kháng giảm làm cho tình trạng bệnh răng miệng ở các bệnh nhân
phong cao. Tuy nhiên đã có những nghiên cứu về tình trạng sâu răng, bệnh quanh
răng ở nhóm bệnh nhân này.
1.5. Các biện pháp phòng và điều trị viêm quanh răng và sâu răng
1.5.1. Các biện pháp phòng bệnh
* Phòng bệnh sâu răng:
Để phòng sâu răng, WHO đã đưa ra mục tiêu đến năm 2010 như sau [26]:

- Trẻ 5-6 tuổi : 90% không sâu răng.
- Trẻ 12 tuổi: SMT < 1.
- Lứa tuổi 18: Giữ được răng toàn bộ là 100%.
Tại Việt Nam ngành Răng Hàm Mặt đưa ra mục tiêu dự phòng sâu răng
đến năm 2010 là: đảm bảo ít nhất 80% học sinh tiểu học và trung học cơ sở
được chăm sóc răng miệng ổn định và lâu dài bằng chương trình nha học
đường [3].
Để đặt được mục tiêu này cần phải có một đội ngũ thầy thuốc đông đảo
và có đủ trang thiết bị cần thiết. Đồng thời sự hiểu biết của người dân về kiến
thức tự chăm sóc vệ sinh răng miệng còn nhiều hạn chế nhất là ở vùng sâu,
vùng xa và vùng nông thôn, vì vậy cần phải giải quyết tình trạng này bằng
chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng ban đầu [6], [29].
Điều cơ bản là nên chọn biện pháp thích hợp với điều kiện kinh tế, xã
hội của đất nước hay của từng địa phương, tùy theo tình trạng của bệnh vì sức
khoẻ cho cộng đồng có liên quan trực tiếp mức sống, môi trường sống, tập
quán sinh hoạt và các dịch vụ y tế.
Phương hướng chung là phải phòng bệnh theo 3 cấp:
+ Cấp 1: Phòng không cho bệnh xẩy ra.


25

+ Cấp 2: Khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
+ Cấp 3: Phòng các biến chứng xảy ra.
Năm 1984 WHO đã đưa ra một số biện pháp phòng chống sâu răng
trong cộng đồng gồm:
• Hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
• Trám bít hố rãnh ở mặt nhai các răng hàm vĩnh viễn mới mọc.
• Sử dụng Fluor.
• Áp dụng chế độ ăn hợp lý.

- Hướng dẫn các biện pháp vệ sinh răng miệng chủ yếu là đánh răng sạch
sau khi ăn và trước khi ngủ, đánh đúng phương pháp.
- Trám bít hố rãnh ở mặt nhai các răng hàm vĩnh viễn mới mọc, phục
hình răng mất, chỉnh hình răng mọc lệch lạc.
- Tăng cường sử dụng Fluor dưới mọi hình thức gồm:
+ Đánh răng với kem đánh răng có Fluor.
+ Súc miệng với NaF 0,2 % tuần/lần.
+ Dùng gel Fluor để bôi.
+ Uống viên Fluor với liều lượng như sau:
0 - 6 tháng: 0,25 mg F/ngày.
6 - 18 tháng: 0,25 - 0,5 mg F/ngày.
18 - 2 năm: 0,25 - 0,75 mg F/ngày.
Sau 2 tuổi: 0,5 - 1,0 mg F/ngày.
- Áp dụng chế độ ăn hợp lý có nội dung chủ yếu là kiểm soát thực phẩm
(giảm lượng carbohydrate, tránh ăn vặt).
Ở Các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, để phòng bệnh sâu
rang, người ta triển khai chương trình nha học đường mà đối tượng của


×