Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Nhận xét đặc điểm lâm sàng, x quang và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy xương gò má cung tiếp bằng nẹp vít” (tại bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 80 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy phức hợp xương gò má-cung tiếp (GMCT) là tổn thương hay gặp trong
chấn thương hàm mặt .Theo Covington và cộng sự (năm1994) nghiên cứu tình
hình chấn thương hàm mặt trong 10 năm từ 1979 đến 1989 ở Mỹ có 243 người
bị gãy xương GMCT trong tổng số 1388 trường hợp gãy xương hàm mặt [26].
Trong nghiên cứu của J.Nukata và cộng sự năm 2000 nghiên cứu tình hình gãy
xương hàm mặt tại Tokyo-Nhật bản trong 13 năm từ 1987 đến 1999 trong tổng
số 561 người bị gãy xương hàm mặt có 112 người bị gãy xương GMCT
[51].Trong nghiên của Trương Mạnh Dũng (năm 2002) tại viện Răng Hàm Mặt
(RHM ) Quốc gia trong 372 trường hợp gãy xương hàm mặt có 191 trường hợp
gãy xương GMCT [6] . Theo Đặng Minh Tú (năm2002) tại Viện quân y 103 cho
thấy tỷ lệ gãy xương GMCT trong gãy xương Tầng giữa mặt là 54,7%[21].
Xương gò má là một trong những xương chính của tầng giữa mặt, đóng vai
trị quan trọng vào tạo hình dáng khn mặt và chống đỡ che chở cho nhiều cơ
quan xung quanh như: ổ mắt, thần kinh, mạch máu. Khi xương gò má bị tổn
thương thường gây gãy phức hợp cả cung tiếp, ảnh hưởng nhiều đến chức năng
và thẩm mỹ của bệnh nhân, nếu khơng được điều trị kịp thời và đúng thì có thể
gây ra các biến chứng về mắt, chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Chẩn đoán gãy phức hợp xương GMCT dựa vào Lâm sàng và X quang quy
ước, những trường hợp chưa rõ ràng thì chụp cắt lớp vi tính (CLVT) có giá trị
tốt hơn để chẩn đốn xác định, nhất là chụp CLVT có dựng hình khơng gian ba
chiều giúp ta nhận định tổn thương xương hàm một cách tổng thể hơn [9].
Điều trị gãy phức hợp xương GMCT có nhiều phương pháp: Điều trị bảo
tồn ; Nắn chỉnh xương bằng móc Limberg hoặc bẩy ; Phẫu thuật kết hợp xương
bằng chỉ thép hoặc nẹp vít. Gần đây do sự phát triển của hệ thống nẹp vít kết
xương, đặc biệt là miniplate đã được sử dụng trong phẫu thuật nắn chỉnh kết
xương GMCT có kết quả tốt. Theo Trương Mạnh Dũng (2002) cho thấy kết quả



2

khá và tốt chiếm 96,4%[6] ; Trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Tuấn (2009)
phẫu thuật kết xương bằng nẹp vít kết quả tốt là 86,1%[22].
Tỉnh Hải Dương là một Tỉnh đồng bằng nằm giữa hai Thành phố lớn là Thủ
đô Hà Nội và Thành phố Hải Phịng, có quốc lộ 5 nối hai Thành phố và đi xuyên
qua địa bàn của Tỉnh, vì vậy tình hình tai nạn giao thơng gây chấn thương nói
chung và chấn thương xương GMCT nói riêng cũng phức tạp. Việc cấp cứu và
điều trị gãy phức hợp xương GMCT và đặc biệt phẫu thuật kết xương bằng nẹp
vít tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải dương đã được tiến hành từ nhiều năm nay,
nhưng chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này tại Hải Dương; Để góp phần tìm
hiểu về đặc điểm tổn thương và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy phức
hợp xương gị má cung tiếp bằng nẹp vít tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hải
Dương, Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài " Nhận xét đặc điểm lâm sàng,
X-quang và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy xương gị má- cung tiếp
bằng nẹp vít” (tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hải Dương) với các mục tiêu sau:
1.Mơ tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X quang gãy phức hợp xương GMCT
tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hải Dương .
2.Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật kết hợp xương GMCT bằng nẹp vít .


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU XƯƠNG GÒ MÁ – CUNG TIẾP VÀ CÁC BỘ PHẬN CÓ
LIÊN QUAN
1.1.1. Giải phẫu xương gò má cung tiếp
Xương gò má - cung tiếp (GMCT) bao gồm xương gò má (XGM) và cung

tiếp (cung gò má).
* Xương gò má: là thành phần của khối xương tầng giữa mặt, là một
xương dầy khỏe hình bốn cạnh tiếp khớp với bốn xương: xương trán, cánh lớn
của xương bướm, xương thái dương, xương hàm trên qua 4 đường khớp: gò má
– bướm, gò má – thái dương, gò má – trán, gò má – hàm trên [27]. XGM gồm 3
mặt, 2 mỏm [3,13].

Hình 1.1. Giải phẫu xương gị má [13]
- Mặt ngồi (mặt má): Lồi, trịn tạo nên ụ gị má, có lỗ gị má –mặt để
nhánh gị má mặt của thần kinh gị má thốt ra.


4

- Mặt trong (mặt thái dương): Dẹt, hướng vào trong và ra sau về phía hố
thái dương, có thần kinh gò má – thái dương nhánh của thần kinh gò má thốt ra
ở lỗ gị má – thái dương.
- Mặt ổ mắt: Tạo nên một phần thành ngoài và thành dưới của ổ mắt, có lỗ
gị má - ổ mắt để thần kinh gò má - ổ mắt đi vào [3,13].
- Mỏm thái dương: Dẹt, chạy ngang ra sau tiếp khớp với mỏm gò má của
xương thái dương tạo nên cung tiếp (hay cung gò má) [3,13,49].
-Mỏm trán: Tiếp khớp với mỏm gò má của xương trán tạo nên một phần
thành ngồi của ổ mắt [48,49].
* Cung tiếp (Cung gị má): Là phần xương có hình cung do mỏm thái
dương của xương gò má và mỏm gò má của xương thái dương tạo thành.
+ Mỏm thái dương của xương gò má: Chạy từ trước ra sau để tiếp khớp
với mỏm gò má của xương thái dương.
+ Mỏm gò má xương thái dương : mỏm này nằm giữa hai phần trên và
dưới của mặt ngoài phần trai xương thái dương, dẹt theo hướng trong –ngồi
nên có hai mặt trong và ngồi, hai bờ trên và dưới, hai đầu (trước và sau). Đầu

trước tiếp khớp với mỏm thái dương của XGM bằng một đường tiếp khớp răng
cưa [13].
-Mặt ngồi lồi, có da phủ trên.
- Mặt trong liên quan với cơ thái dương.
- Bờ trên sắc và mỏng, có cân thái dương bám.
-Đầu trước tiếp khớp với xương gị má.
- Đầu sau có hai rễ thẳng và rễ ngang. Rễ ngang còn gọi là lồi cầu xương
thái dương bám vào ở giữa hai rễ, có củ khớp để dây chằng khớp thái dương
hàm bám vào. Ở giữa 2 rễ có một hố (hố chảo của xương thái dương) tiếp khớp
với lồi cầu hàm dưới.


5

1.1.2.Tính chất dễ tổn thương của xương gị má – cung tiếp
- Điểm nối với xương trán ở bờ ngoài ổ mắt dễ gãy trong chấn thương.
- Cung gò má (cung tiếp) yếu mảnh dễ gãy khi chấn thương.
- Đường nối khớp với xương hàm trên rất dễ gãy khi chấn thương.
- Xương gò má chắc hơn, dầy hơn song lại nhô cao hơn trên khuôn mặt,
nên khi ngã va đập lại là điểm bị hứng chịu trước tiên làm xương vỡ, sập, đồng
thời kéo theo vỡ các khớp tự nhiên gắn vào nó[17]
1.1.3. Vai trị của xương gị má – cung tiếp
- Đóng vai trị chủ yếu trong tạo hình dạng khn mặt của mỗi cá thể [52].
- Góp phần tạo nên ổ mắt, qua đó XGM bảo vệ nhãn cầu [48,52].
- Dẫn truyền lực nhai lên sọ, hấp thụ một phần lực nén trước khi tác động
tới nền sọ [6].
- Là nơi bám của nhiều cơ như cơ cắn, cơ gò má lớn, cơ gò má bé, cơ
vòng mắt và cơ nâng môi trên, tạo đường đi cho hai nhánh thần kinh cảm giác
vùng gị má [48,52].


Hình 1.2. Xương gò má cung tiếp và các xương mặt (Tranh của Frank H ) [18]


6

1.1.4. Thần kinh
* Cảm giác vùng GMCT được chi phối bởi các nhánh của thần kinh hàm
trên và hàm dưới gồm:
+ Thần kinh gò má (nhánh bên của thần kinh hàm trên) chi phối chủ yếu
cảm giác vùng gò má [3,13,48].
+ Thần kinh dưới ổ mắt là nhánh tận cùng của thần kinh hàm trên. Đi
trong ống dưới ổ mắt ở sàn ổ mắt, khi gãy XGM làm vỡ sàn ổ mắt làm tổn
thương thần kinh này gây ra hiện tượng tê bì vùng má, cánh mũi, mi dưới, mơi
trên cùng bên [3,45,53].
+ Thần kinh tai – thái dương là nhánh của thần kinh hàm dưới, cảm giác
cho da vùng phần sau thái dương [48].
* Vận động các cơ bám da mặt được chi phối bởi các nhánh thái dương,
gò má và nhánh má của dây thần kinh mặt [3,48].
Cần chú ý: Nhánh thái dương bắt chéo cung tiếp ngay dưới da vào vùng
thái dương cách ống tai ngoài một khoảng trong biên độ từ 0,5 – 3,6cm [23,27].
Vận động cho các cơ tai, cơ chẩm trán, cơ vòng mắt và cơ cau mày. Khi sử dụng
đường rạch trán – thái dương dễ bị tổn thương làm mất nếp nhăn trán và khơng
nhướng mày được. Các nhánh gị má bắt chéo XGM tới góc mắt ngồi vận động
cho cơ vịng mắt. Đây là nhánh có liên quan nhiều trong gãy Xương GMCT, khi
bị tổn thương làm mắt khơng nhắm được.

Hình 1.3.Các nhánh thần kinh mặt(Tranh của Frank H)[18]


7


1.1.5 .Mạch máu vùng gò má cung tiếp[3,11]
Gò má cung tiếp và các vùng lân cận được cấp máu bởi động mạch mặt và
động mạch dưới ổ mắt (ở phía trước), động mạch thái dương nơng (ở phía sau).
- Động mạch mặt : Tách ra từ động mạch cảnh ngoài trong tam giác cảnh,
chạy theo một hình cung trên tuyến dưới hàm tới bờ trước cơ cắn để vào mặt. Ở
mặt lúc đầu động mạch chạy ra trước và lên trên qua phía ngồi góc miệng rồi
chạy lên dọc cạnh bên của mũi tới góc mắt trong. Trên đoạn đường đi động
mạch mặt phân nhánh vào môi dưới, môi trên, mũi ngoài; tiếp nối với động
mạch mắt, động mạch ngang mặt và động mạch dưới ổ mắt.
- Động mạch dưới ổ mắt: là một nhánh của động mạch hàm trong; sau khi
chạy trong rãnh và ống dưới ổ mắt và phân các nhánh cho các cấu trúc ở sàn ổ
mắt, nó tận cùng ở mặt để cấp máu cho các phần mềm nằm ở khoảng giữa vùng
cấp máu của động mạch ngang mặt, động mạch gò má ổ mắt và động mạch mặt.
- Động mạch thái dương nông: là nhánh tận của động mạch cảnh ngoài tách
ra trong tuyến mang tai, sau lồi cầu từ đó chạy lên bắt chéo mặt ngồi cung tiếp
vào vùng thái dương khoảng 5cm thì tận cùng bằng 2 nhánh trước và sau. Chạy
cùng phía sau động mạch là tĩnh mạch thái dương nông và thần kinh tai thái
dương.

Hình 1.4. Mạch máu vùng đầu mặt cổ(Tranh của Frank H)[18]


8

1.1.6 Các cấu trúc liên quan xương gò má cung tiếp
1.1.6.1.Xương hàm trên
+ Mỏm gò má của xương hàm trên: tiếp khớp với mặt đáy thân XGM
bằng một diện khớp rộng hình tam giác mà ba cạnh nằm trên đường biên của
mặt ngoài, mặt ổ mặt và mặt thái dương của xương gị má. Như vậy xương hàm

có vai trị của một cái giá đỡ chắc chắn cho xương gò má, cùng với xương gò
má tạo nên bờ dưới và sàn ổ mắt [50]. Hai xương này có liên quan với nhau về
cơ chế gãy xương và đều ảnh hưởng đến mắt khi bị gãy [5,46].
+ Xoang hàm trên là một hốc rỗng trong xương hàm trên có hình tháp có
3 mặt, một nền và một đỉnh.
- Mặt trước hay mặt có ụ nanh và hố nanh.
- Mặt trên là sàn của ổ mắt rất mỏng, ở đây có rãnh và ống dưới ổ mắt,
trong đó có thần kinh hàm trên chạy qua [48,53].
- Mặt sau liên quan đến hố chân bướm và hố chân bướm khẩu cái.
- Nền hay mặt trong.
- Đỉnh của xoang có liên quan đến XGM [3], XGM góp phần tạo nên
thành trên và trước của xoang hàm, thành xoang mỏng nên khi gãy XGM
thường làm vỡ xoang hàm gây ra tụ máu trong xoang [45].
1.1.6.2. Ổ mắt
Xương gò má, xương hàm trên liên quan mật thiết với ổ mắt. Ổ mắt hình
tháp với 4 thành, nền ở trước, đỉnh ở sau [3,45]
- Thành trên do phần ổ mắt của xương trán và cánh nhỏ xương bướm tạo
nên, ngăn cách ổ mắt với hố sọ trước, ở thành này có hố rịng rọc là nơi bám cơ
chéo lớn.
- Thành trong do mỏm trán xương hàm trên, xương lệ và xương sàng tạo nên.
- Thành ngoài gồm cánh lớn xương bướm, mỏm trán xương gò má và
xương trán.


9

- Thành dưới (hay nền ổ mắt) do mặt của xương hàm trên, xương gò má
và diện ổ mắt của xương khẩu cái tạo nên, có rãnh dưới ổ mắt nối với khe dưới ổ
mắt và thông với ống dưới ổ mắt. Thành dưới ngăn cách với xoang hàm bởi một
vách xương mỏng, trong vách này có động mạch, thần kinh dưới ổ mắt. Khi

chấn thương vùng này có thể vỡ sàn ổ mắt, nhãn cầu tụt xuống làm lệch trục mắt
gây hiện tượng nhìn đơi (dấu hiệu Blowoat), tổn thương động mạch và thần kinh
dưới ổ mắt [48].
- Đỉnh ổ mắt ở phía sau có khe ổ mắt và ngay phía trong khe này là ống
thị giác. Khe và ống thông với hộp sọ và là nơi các dây thần kinh số II, III, IV,
VI và nhánh mắt của thần kinh V chui qua để vào ổ mắt.
1.1.6.3. Xương hàm dưới
Xương gò má cung tiếp, nhất là cung tiếp có liên quan đến lồi cầu và
mỏm vẹt của xương hàm dưới. Xương GMCT gãy sập có thể gây khó há miệng
do đè vào mỏm vẹt xương hàm dưới. Mỏm vẹt xương hàm dưới bị gãy, cơ thái
dương co, kéo mảnh gãy lên trên kẹt vào cung tiếp gây khó há miệng [4,48,52].
1.1.6.4. Các cơ bám vào xương gò má cung tiếp
- Cơ cắn: Gồm hai phần, phần nông bám vào 2/3 trước bờ dưới cung gò
má và phần giữa mặt ngồi ngành hàm và góc xương hàm dưới. Phần sâu bám
vào mặt trong xương gò má và mỏm vẹt, phần trên mặt ngoài ngành hàm dưới.
Sự bám rộng của cơ cắn có thể tạo những biến dạng hoặc di lệch đối với cung và
thân XGM khi bị gãy [39.45]. Những nghiên cứu gần đây cho rằng cơ cắn có tác
dụng gây di lệch thứ phát sau điều trị gãy xương GMCT [6].
- Cơ gò má lớn: Cơ bám vào XGM ở trước đường khớp thái dương và tận
hết ở góc miệng. Là một cơ cười, khi co kéo góc miệng lên trên và ra ngồi.
- Cơ gị má nhỏ : Bám vào mặt ngồi XGM và mơi trên. Cơ góp phần
nâng mơi trên và tạo nên rãnh mũi mơi. Cơ gò má nhỏ và lớn cũng là nguyên
nhân gây thất bại của phương pháp chỉnh hình kín và cố định bằng mèche [52].


10

1.2. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ GÃY XƯƠNG GÒ MÁ CUNG TIẾP
1.2.1. Nguyên nhân
- Tai nạn giao thông

- Tai nạn lao động
- Tai nạn sinh hoạt
- Các tai nạn khác
1.2.2. Cơ chế gãy xương gò má cung tiếp
Khi bệnh nhân bị ngã đập mặt xuống nền cứng vật cứng hay bị lực va đập
tác động theo nhiều hướng mạnh đều có thể gãy xương GMCT. Khi gẫy có thể di
lệch theo những chiều hướng khác nhau hoặc khối XGM dễ sập vào xoang hàm.
Lực gây xăng chấn tầng giữa mặt đều được phân bố tới nền sọ, qua các cột chịu
lực( cột ụ nanh, cột xương gò má, cột xương chân bướm). Các đường gãy của
xương gò má thường ở các vị trí khớp nối tự nhiên( trán gị má, gị má thái dương,
bờ dưới ổ mắt và đường nối gò má hàm trên).
1.3. PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG GÒ MÁ CUNG TIẾP
* Phân loại của Knight & North [38]: Trên cơ sở phân tích 120 người bị
gãy xương gị má chia ra 6 nhóm chính và 4 nhóm phụ như sau:
- Loại 1: Gãy khơng có dấu hiệu di lệch biểu hiện trên phim X quang sọ
mặt chỉ là 1 hoặc 2 đường gãy qua gờ dưới ổ mắt hoặc ụ gị má khơng có dấu
hiệu lâm sàng.
- Loại 2: Gãy cung tiếp đơn thuần.
- Loại 3: Gãy gị má khơng bị xoay. Do lực tác động thẳng vào thân
xương hàm, xương gò má hơi lệch ra sau vào trong và xuống dưới biểu hiện lâm
sàng gò má hơi bị dẹt, có dấu hiệu bậc thang ở bờ dưới ổ mắt. Trên phim X
quang bờ dưới ổ mắt di lệch nhẹ xuống dưới, đường nối trán gị má di lệch ít và
ụ gò má hơi bị xoay vào trong.


11

- Loại 4: Thân xương gò má xoay vào trong. Do lực tác động vào thân
xương gò má trên trục ngang làm thân xương gò má lệch ra sau vào trong xuống
dưới và xoay nhẹ vào trong. Trên phim nhìn thẳng ở bên trái thân xương gò má

di lệch ngược chiều kim đồng hồ,bên phải thân xương di lệch theo kim đồng hồ.
Trên phim X quang bờ dưới ổ mắt di lệch nhẹ xuống dưới hoặc xoay vào trong ở
đường nối trán gò má hay mỏm gò má xoay ra ngồi.
- Loại 5: Thân xương gị má xoay ra ngồi: Thường do lực tác động lên
thân xương phía dưới trục ngang làm xương gò má di lệch vào trong ra sau và ra
ngồi. Khi nhìn thẳng ở bên trái thân xương gò má di lệch theo chiều kim đồng
hồ, còn ở bên phải thân xương di lệch ngược chiều kim đồng. Trên phim X
quang mấu gò má xoay vào trong và bờ dưới ổ mắt xoay lên trên hoặc di lệch ra
ngồi ở đường nối trán gị má.
- Loại 6: Gãy phức tạp. Bao gồm tất cả các đường gãy ở thân xương như
loại 3 kèm theo đường gãy ở thân xương, loại 4 kèm theo 2 đường gãy làm tách
rời bờ dưới ổ mắt và đường nối trán gò má.
* Ellis [29] trên cơ sở phân tích 2067 trường hợp gãy xương gị má ở
Scotlen thành 7 nhóm như sau:
Nhóm 1: Gãy xương gị má khơng di lệch
Nhóm 2: Gãy cung tiếp
Nhóm 3: Gãy xương gị má khơng di lệch ở đường nối trán – gị má
Nhóm 4: Gãy xương gị má có di lệch ở đường nối trán – gị má
Nhóm 5: Gãy bục sàn ổ mắt , tổ chức ổ mắt tụt xuống xoang hàm
Nhóm 6: Gãy bờ ổ mắt
Nhóm 7: Gãy nát thân xương, nhiều đường
Các phân loại của Knight và North và Ellis dựa vào sự di lệch vào giải
phẫu đường gãy thông qua phim Water, Blondeau, Hirtz do đó đơn giản, dễ áp
dụng trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay.


12

* Năm 1977 O.D. Larsen và M. Thomsen [40] trên cơ sở nghiên cứu 495
người bệnh bị gãy xương gò má đã đưa ra phân loại gãy xương gò má cung tiếp

như sau:
- Nhóm A: Di lệch ít hoặc khơng di lệch
- Nhóm B: Gãy khơng ổn định
- Nhóm C: Gãy ổn định sau khi nắn chỉnh
* Gruss [33] chia gãy xương gị má cung tiếp làm hai nhóm:
1. Gãy thân xương gị má:
- Cịn ngun vẹn
- Khơng di lệch
- Gãy thành mảnh
- Gãy di lệch
- Gãy vụn
2. Gãy cung tiếp
- Cịn ngun vẹn
- Khơng di lệch
- Gãy di lệch
+ Di lệch xuống dưới
+ Di lệch ra ngoài
- Gãy vụn.
* Năm 1990 P. Manson [45] và cộng sự dựa vào sự triệt tiêu lực tác dụng
của xương mặt được thể hiện trên phim CT. Scanner và chia ra làm 3 loại:
- Loại 1: Gãy xương gò má do lực tác động mạnh: Biểu hiện trên phim
CT. Scanner xương gò má di lệch nhiều, gãy vụn ở đường tiếp khớp và thân
xương gò má gẫy thành nhiều mảnh.
- Loại 2: Gãy xương gị má do lực tác động trung bình.
- Loại 3: Gãy xương gò má do lực tác động yếu.


13

Đây là cách phân loại mới, hiện đại có thể đánh giá các tổn thương phối

hợp kèm theo gãy xương GMTC như tình trạng sọ não, thành trong hốc mắt.
* Macus Zingg (1992)[56]đề nghị phân loại gãy Xương GMCT dựa trên
cơ chế chấn thương, trong đó chủ yếu là cường độ lực gồm 3 nhóm:
- Nhóm A: Gãy khu trú, nhóm này do lực với cường độ thấp.
A1: Chỉ gãy ở cung tiếp
A2: Chỉ gãy ở thành bên ổ mắt
A3: Chỉ gãy ở bờ dưới ổ mắt
- Nhóm B: Gãy tồn bộ xương gị má. Trong nhóm này, 4 trụ gò má –
trán, gò má – hàm, gò má – cung tiếp và gò má – cánh lớn xương bướm đều gãy
nên còn gọi là kiểu gãy 4 trụ.
Cường độ lực chấn thương trong trường hợp này là trung bình. Trong nhóm
B này, thân xương gị má vẫn cịn ngun vẹn, nên cịn gọi là gãy ngun khối.
- Nhóm C: Gãy xương gò má nhiều mảnh
Cường độ lực trong trường hợp này lớn , gây gãy nhiều mảnh, trong đó có
đường gãy qua thân xương.
1.4. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH X QUANG CỦA GÃY
XƯƠNG GỊ MÁ CUNG TIẾP
1.4.1. Dấu hiệu lâm sàng
-Biến dạng mặt: sập gò má bên gãy, lõm trước tai.
- Có thể sờ thấy xương mất liên tục cao thấp, hay lạo xạo dưới ngón tay
khi khám.
- Có điểm đau rõ khi ấn vào chỗ gãy [20].
- Tụ máu kết mạc, sưng nề bầm tím quanh mắt[6].
- Chảy máu mũi bên gãy.
- Há miệng hạn chế.


14

- Khớp cắn sai: cắn hở vùng răng cửa do vỡ xương ổ răng cối lớn trong bên

gãy XGM sệ xuống. Có thể có dấu hiệu này nếu kết hợp gãy gị má – hàm trên.
- Nhìn đơi do vỡ bờ dưới và sa xuống của xương ổ mắt [20].
- Tê bì vừa và nhẹ ở mặt, mơi trên và có thể ở nửa hàm răng trên bên gãy
XGM: tê mơi, má, lợi răng trên.
1.4.2.Hình ảnh X quang trong gãy xương gò má cung tiếp [9]
Trong gãy xương GMCT, ta thường sử dụng các loại phim chụp để giúp
cho việc chẩn đốn thêm chính xác, vì có thể thấy hình ảnh các vị trí của đường
gãy trên phim.
* Phim Blondeau:
Có thể cho ta thấy các đường gãy hay mất liên tục ở:
- Bờ dưới ổ mắt
- Khớp trán – gò má
- Xương hàm trên – gò má
- Thân xương gò má
- Cung tiếp
- Xoang hàm trên bên mờ (nếu có tụ dịch do chấn thương).
Ngồi ra cịn cho hình ảnh vách ngăn mũi, đường gãy của ngành lên
xương hàm trên và xương chính mũi [16].
Trên phim này có thể thấy loại gãy xương gò má cung tiếp: thân xương
xoay ra ngoài, xoay vào trong, gãy nát thân xương và các gãy phối hợp với hàm
trên, hàm dưới (vùng cằm và thân xương).
* Phim Hirtz
Có thể thấy gãy cung tiếp và một số tổn thương khác như: phần sau xương
má, nền sọ và các xoang sàng.


15

* Phim CT. Scanner
Cho ta thấy hình ảnh gãy bờ ngoài, bờ dưới xương ổ mắt, thành trước,

thành bên xoang hàm,cung tiếp và thấy rõ hình ảnh tụ dịch trong xoang hàm.
+ Trên phim cắt ngang đánh giá được:
- Đường gãy qua đường nối bướm gò má.
- Đường cong cung tiếp
- Sự cân đối của mấu ụ gò má hai bên.
- Sự lệch vào trong, ra ngoài của XGM
- Sự cân đối và liên tục của thành ngoài và thành trong hốc mắt.
+ Trên phim đứng ngang đánh giá được:
- Gãy/ di lệch của thành ngoài và thành trong xoang hàm
- Mức độ tụ máu xoang hàm, xoang trán.
- Gãy thành ngoài, thành trong ổ mắt.
- Gãy sàn ổ mắt
+ Trên phim tái tạo 3 chiều: cho phép đánh giá tình trạng gãy, di lệch của
khối gị má cùng các cấu trúc liên quan chính xác và chi tiết hơn.
Để có được kết quả hình ảnh phim X – quang tốt với điều kiện: chiều thế
chụp đúng, chất lượng phim và hóa chất rửa phim tốt, đồng thời có sự hợp tác
của bệnh nhân.
1.5. CHẨN ĐỐN GÃY XƯƠNG GỊ MÁ CUNG TIẾP
Ta cần có chẩn đốn chính xác để giúp cho việc điều trị được hiệu quả.
Trong chẩn đoán cần phải hỏi bệnh sử của bệnh nhân. Đồng thời phải khám tỉ
mỉ, chi tiết tổn thương trên bệnh nhân. Dựa vào những dấu hiệu lâm sàng và
hình ảnh phim X – quang để chẩn đốn được chính xác.
Trong chẩn đốn cần xác định rõ vị trí xương gãy, các hình thái gãy
xương để từ đó có kế hoạch điều trị, nắn chỉnh và phục hồi lại xương gãy một
cách hoàn thiện.


16

Chẩn đốn xác định dựa vào lâm sàng và hình ảnh X – quang thấy được

hình thái của gãy xương GMCT [9,38]
- Gãy thân xương gò má đơn thuần.
- Gãy phức hợp xương gò má và cung tiếp
- Gãy cung tiếp đơn thuần
- Gãy gị má di lệch, ít di lệch
- Gãy thân XGM xoay ra ngoài, xoay vào trong
- Gãy phối hợp với xương hàm trên và xương hàm dưới.
Ngồi ra trong chẩn đốn cần xác định gãy xương có di lệch hay gãy
xương khơng di lệch để đưa ra chỉ định điều trị hợp lý.
1.6. BIẾN CHỨNG VÀ DI CHỨNG GÃY XƯƠNG GÒ MÁ CUNG TIẾP
1.6.1. Rối loạn cảm giác.
Gãy XGM gây tổn thương thần kinh dưới ổ mắt dẫn đến dấu hiệu tê bì
vùng mơi, mũi, má, cánh mũi, các răng cửa và răng cối nhỏ cùng bên [48]. Mức
độ hồi phục có thể hồn tồn hay một phần tuỳ thuộc mức độ tổn thương thần
kinh. Trong một số trường hợp khơng có khả năng hồi phục. Có trường hợp hình
thành u thần kinh, dẫn đến hiện tượng đau nhức vùng thần kinh chi phối.
1.6.2. Tổn thương nhánh thái dương thần kinh VII
Tổn thương này xảy ra trong q trình can thiệp phẫu thuật nắn hở xương
gị má cung tiếp theo đường trán – thái dương và đường chân tóc mai. Ngồi ra
trong q trình phẫu thuật do banh kéo quá mức dẫn đến tổn thương liệt mắt tạm
thời. Biểu hiện lâm sàng tổn thương nhánh thái dương là khơng nhăn trán được
và nhắm mắt khơng kín [28].
1.6.3. Nhiễm trùng
Biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật là nhiễm trùng vết mổ, ngun nhân
có thể do vơ trùng trong và sau mổ hoặc do viêm xoang hàm sau chấn thương
hoặc phản ứng thải nẹp vít, chỉ thép hay các vật liệu khác [6,48].


17


1.6.4. Song thị
Gẫy XGM có thể gây tổn thương thần kinh cơ, kẹt cơ vận nhãn hoặc lệch
trục nhãn cầu, phù nề tổ chức quanh nhãn cầu. Do phù nề, triệu chứng này rồi sẽ
hết. Tổn thương sàn ổ mắt cũng gây lệch trục nhãn cầu và có dấu hiệu nhìn đơi.
1.6.5. Lõm mắt
Di chứng thường gặp trong di lệch nhãn cầu là lõm mắt. Nguyên nhân là
do sự gia tăng thể tích hốc mắt hoặc giảm thể tích tổ chức quanh phần mềm
nhãn cầu. Thể tích tổ chức quanh nhãn cầu giảm do thoát vị xuống xoang hàm,
do teo tổ chức mỡ hoặc xơ hoá tổ chức quanh nhãn cầu [48,52].
Trong chấn thương có tổn thương các thành bờ ổ mắt dẫn đến tổ chức
phần mềm ổ mắt thoát vị gây lõm mắt nhất là tổn thương thành trong và sàn ổ
mắt, đặc biệt tổn thương sàn ổ mắt làm tổ chức phần mềm ổ mắt rơi vào xoang
hàm ( Blowoat) làm lệch trục nhãn cầu gây song thị, đơi khi có song thị khi nhìn
các hướng (do kẹt cơ, tổn thương các thành kết hợp …).
1.6.6. Thụt nhãn cầu
Sàn hốc mắt thiếu hổng hoặc di chuyển xuống dưới làm cho nhãn cầu di
chuyển xuống theo gây nên hiện tượng thụt mắt, ghép xương sụn, lót sàn bằng
lưới titanium là phương pháp được lựa chọn [48].
1.6.7. Giảm hay mất thị lực
Nguyên nhân do phù nề, do máu tụ trong hốc mắt, do xuất huyết nội nhãn
chèn ép dây thần kinh thị hoặc do các mảnh gẫy di lệch chèn ép hoặc làm đứt rời
hoàn toàn dây thần kinh thị. Nếu dây thần kinh thị bị thương tổn do chấn thương
và chèn ép cơ học cần phải được tiến hành phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp [48].
1.6.8. Há miệng hạn chế
Là biến chứng hay gặp, do dính khớp thái dương hàm, dính hoặc kẹt giữa
mỏm vẹt và cung tiếp hoặc xương gị má hoặc hiện tượng xơ hố cơ cắn sau
chấn thương. Nếu cản trở do cơ học sau khi phẫu thuật sẽ hết, cịn do hiện tượng
xơ hố phải tập luyện tích cực [52].



18

1.6.9. Can lệch
Do không can thiệp hoặc điều trị thất bại. Những trường hợp đa chấn
thương đặc biệt là chấn thương sọ não chiếm tỉ lệ cao trong những trường hợp
can lệch . Thất bại của phẫu thuật có thể do chỉ định khơng thích hợp hoặc do
khả năng của phẫu thuật viên. Nếu ảnh hưởng tới chức năng cần điều trị bằng
phương pháp phá can, nắn chỉnh và kết hợp xương. Trong trường hợp can đã
chắc, chức năng không ảnh hưởng, chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, có thể can thiệp
bằng kĩ thuật tạo hình độn. Trên thực tế, can lệch luôn luôn là một thử thách đối
với các phẫu thuật viên [48].
1.6.10. Teo phần mềm
Biến chứng này xảy ra khi sử dụng đường rạch trán – thái dương [48], có
thể do khơng khâu đóng màng xương và cân nông cơ thái dương hoặc do tổn
thương động mạch thái dương giữa [33,52].
1.7. ĐIỀU TRỊ
1.7.1. Lịch sử điều trị gẫy xương gò má
-Theo y văn còn lại năm 1751 Duverney[27] đã mô tả thao tác nắn chỉnh
cung tiếp và nêu vai trò cơ thái dương trong khi điều trị.
-Đến năm 1825 Ferrier [31] tiến hành nắn xương gò má bằng đường rạch
ngay trên cung tiếp.
- Năm 1896, Matas [44] báo cáo buộc dây qua da nâng cung gò má bị gãy.
- Năm 1906, Lothrop [41,42] là người đầu tiên mô tả chỉnh hình xương gị
má qua xoang hàm, phương pháp này bao gồm thực hiện một lỗ thông mũi
xoang ở khe mũi dưới, sau đó đưa một cây cong qua lỗ mở thơng xoang hàm để
nâng xương gị má.
Kết quả được cảm nhận bằng tay phối hợp sờ nắn bên ngồi, sau đó cố
định bằng cách chèn gạc.



19

Năm 1909, Keen [36] mơ tả phương pháp chỉnh hình xương gò má qua
đường trong miệng, một dụng cụ nâng nhọn được chọc qua niêm mạc, hướng về
phía sau ngách tiền đình trên, đưa dụng cụ luồn sang phía sau cung gị má, chỉnh
hình qua lực của dụng cụ nâng , chỗ thủng niêm mạc không cần khâu lại.
- Năm 1917, Deiber đã báo cáo dùng mảnh ghép xương sườn để tái tạo lại
bờ dưới ổ mắt trong những trường hợp bệnh nhân bị thiếu hổng xương bờ dưới
của hố mắt do chấn thương.
Năm 1927 Gilles [32] mô tả kỹ thuật tiếp cận xương gò má qua một
đường rạch ngắn khoảng 2cm dưới lớp tóc, rạch qua vùng thái dương đưa dụng
cụ nâng trượt xuống phía sau xương gị má, xương gị má được chỉnh hình bằng
cách tác dụng một lực ra trước và ra ngoài, phối hợp với hướng dẫn của bàn tay
đối diện.
Năm 1940, Limberg dùng móc móc xương để nâng xương gò má.
Năm 1964, Dingman và Natvig đã nhận xét trong khi kỹ thuật chỉnh hình
kín phổ biến và hướng khi xử trí vỡ xương gị má, các nhà phẫu thuật nhiều kinh
nghiệm có thể nhanh chóng nhận thấy rằng: Trong nhiều trường hợp các phương
pháp chỉnh hình kín có những mặt hạn chế của nó.
Ngày nay từng trường hợp tổn thương mà có các phương pháp điều trị
khác nhau, phương pháp phẫu thuật kết hợp xương được thực hiện trong các
trường hợp có di lệch ( kết hợp xương bằng chỉ thép hoặc kết hợp xương bằng
nẹp vít ). Lâm Ngọc Ấn [1,2] đề xuất các loại gãy xương GMCT. Và một số tác
giả khác[ 5,6,8,19,22] đã nghiên cứu về điều trị gãy xương GMCT.
1.7.2. Các phương pháp điều trị
1.7.2.1.Điều trị bảo tồn
- Chỉ định điều trị bảo tồn cho các trường hợp gãy xương GMCT khơng
di lệch hoặc di lệch ít; Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, hình ảnh x-quang và
chức năng.
- Điều trị bằng thuốc,chăm sóc dinh dưỡng và theo dõi bệnh nhân 2 - 3 tuần.



20

1.7.2.2.Điều trị phẫu thuật
- Chỉ định chung can thiệp phẫu thuật theo Fonsena và đồng sự (2009)
[30], khi có dấu hiệu : Lõm cung tiếp, bẹt gò má, song thị, lõm mắt, rối loạn cảm
giác thần kinh V, hạn chế há miệng.
-Có nhiều phương pháp :
+ Phương pháp nắn chỉnh gián tiếp: Dùng dụng cụ nắn chỉnh xương GMCT
không cần bộc lộ trực tiếp tại chỗ gãy mà thông qua các đường khác vào ổ gãy
+ Nắn chỉnh trực tiếp: bộc lộ trực tiếp vào ổ gãy để nắn chỉnh xương gãy qua
vết rạch da tùy vị trí gãy.
+ Phương pháp phẫu thuật kết xương bằng phương tiện kết xương ( chỉ thép
hoặc nẹp vít ): là phương pháp điều trị được áp dụng rộng rãi hiện nay và đặc
biệt là kết xương GMCT bằng hệ thống nẹp vít nhỏ.
Đường vào kết hợp xương là những đường rạch ở da hay niêm mạc tùy
từng vị trí cần kết hợp, sau khi bộc lộ xương gãy nắn chỉnh và kết hợp xương
bằng miniplate.
*Các đường vào tiếp cận ổ gãy
Trong gãy xương GMCT để vào tiếp cận ổ gãy, người ta sử dụng rất
nhiều đường rạch như:
- Đường thái dương: Được Gillies sử dụng năm 1927, đầu tiên chỉ sử
dụng đường này trong điều trị gãy cung tiếp đơn thuần. Sau đó, được sử dụng
mở rộng trong gãy phức hợp gò má- cung tiếp. Ưu điểm của phương pháp này là
đơn giản, nhanh chóng và ít tai biến phẫu thuật. Nhược điểm là đường mổ rộng
và sẹo trước tai lộ rõ[32,52].
- Đường đuôi cung mày: Được Schulz đề xuất năm 1977, đường này
tiếp cận trực tiếp vào bờ ngoài ổ mắt để kết xương. Trong tiếp cận gián tiếp để
đưa dụng cụ vào nắn chỉnh Xương GMCT, đường vào gần với ổ gãy và hướng

vng góc với xương gãy hơn, do đó lực đòn bẩy mạnh hơn[32].


21

- Đường bờ mi dưới: Đường bờ mi dưới đi ngay dưới bờ mi, cách bờ
mi khoảng 2mm, dọc mi từ trong ra ngoài.Ưu điểm của đường này cho kết quả
thẩm mỹ hơn so với đường dưới sụn mi, nhưng khó thực hiện hơn vì dễ bị biến
chứng lộn mi hơn[6,16]
- Đường trong miệng( Cadl well Luc): Hay đường ngách tiền đình lợi.
Đường này cho phép tíêp cận mặt trước và mặt sau, có ưu điểm là an tồn và
thẩm mỹ, nhược điểm là không tiếp cận được cung tiếp [35].
- Đường trán- thái dương( coronal)
+Đường rạch trán- thái dương hai bên( Bicoronal):
Đường rạch này đã được các nhà giải phẫu thần kinh sử dụng để đi vào
vùng sọ trước gần một thế kỷ nay [55].
.Năm 2006 Zhang QB cùng cs sử dụng đường rạch trán- thái dương trong điều
trị gãy Xương GMCT kết quả tốt đạt 84 %[55]. Năm 2009 Sujith Kumar Shetty
và cộng sự đã sử dụng đường rạch trán – thái dương trong điều trị gãy phức hợp
Xương GMCT cho kết quả tốt là 91,7% [54].
Lâm Hoài Phương năm 2007[15] sử dụng đường trán – thái dương cải
biên 1 bên trong chấn thương và tạo hình di chứng gãy cung tiếp gò má, thu kết
quả tốt 88%. Tuy nhiên nhược điểm của đường mổ này là vẫn rộng.
+Đường rạch trán – Thái dương một bên( Hemicoronal).
Năm 1990 Abubaker A.O[23] đã cải tiến đường rạch trán – thái dương hai
bên( Bicoronal) thành đường rạch trán – thái dương một bên ( Hemicoronal)
trong một nghiên cứu về trấn thương sọ mặt. Đường này còn gọi là đường bán
vành tiếp cận trực tiếp tồn bộ xương gị má và cung tiếp. Ưu điểm là cung cấp
một phẫu trường so với đường trán thái dương hai bên có hẹp hơn, tuy nhiên vẫn
còn rộng

- Đường rạch ngang trực tiếp vào cung tiếp: Bộc lộ ngay, dễ dàng vào
cung tiếp nhưng để lại sẹo xấu ảnh hưởng tới thẩm mỹ.


22

- Đường chân tóc mai: Cho phép bộc lộ bờ ngồi ổ mắt và cung tiếp, có
ưu điểm là an tồn và có tính thẩm mỹ cao
1.8. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ GÃY XƯƠNG GÒ MÁ CUNG TIẾP
1.8.1 .Các nghiên cứu nước ngoài
* Kristensen, ở Anh ( 1986), nghiên cứu 111 bệnh nhân bị gãy xương gò
má đã nêu lên được ngun nhân chính gây nên gãy xương gị má là nguyên
nhân thô bạo chiếm 39%, lõm nhãn cầu là 6%, song thị là 1%[37]
* Jungell( Đan Mạch) nghiên cứu về hiện tượng tê bì của thần kinh dưới
mắt sau khi gãy phức hợp xương gò má(1987)[34].
Tác giả đã nghiên cứu 68 bệnh nhân bị gãy phức hợp xương gò má trong
đó có 56 bệnh nhân có rối loạn cảm giác thần kinh dưới ổ mắt.
Đã được đưa ra nhận xét: Việc giải phóng thần kinh sau hậu phẫu cũng có
lợi ích làm bệnh nhân có cảm giác trở lại hồn toàn.
* Chae-Kim( Hàn Quốc) nghiên cứu về: Cách điều trị ngoại khoa các
trường hợp gãy xương gò má(1989)[25].
Tác giả đã nêu lên tỷ lệ gãy xương gò má cung tiếp theo phân loại của Knight
và North: Gãy thân xương không xoay chiếm tỷ lệ cao nhất là 32,5%, gãy xương
không di lệch 8,4%, gãy riêng cung tiếp 9,6% và gãy phức hợp 19,2%.
Tác giả đã nêu lên vị trí hay cố định xương là đường nối khớp gò má
trán( 71,1%) sau đó là bờ dưới ổ mắt 43,3%, cung tiếp là 16,9%, gò chống đỡ
xương gò má là 6%.
*Nam( Hàn Quốc) nghiên cứu lâm sàng điều trị các trường hợp gãy
xương gò má( 1990) [43]. 93,4% được điều trị bằng ngoại khoa, số còn lại được
điều trị bảo tồn.

* Ogden( Mỹ) nghiên cứu sử dụng phương pháp Gillies để điều trị gãy
xương gò má (1991) [47]. Tác giả đã nghiên cứu 105 ca được điều trị bằng
phương pháp Gillies đã đạt được kết quả 92%, số còn lại phải mổ. Tác giả gợi ý


23

rằng nên thường xuyên sử dụng phương pháp Gillies hơn vỉ nó gây ít thương tật
và gây mê ngắn.
* Jovic: (Nam Tư) nghiên cứu gãy phức hợp xương gò má và hàm trên
các chỉ định thăm dò và tái tạo lại nền ổ mắt (1992) [35].Tác giả đã thực hiện 75
trường hợp được mổ thì 56 – 81% cần thiết phải tái tạo lại bờ dưới ổ mắt bằng
mảnh ghép xương mào chậu.
* Friedrich (Đức) nghiên cứu thăm dò bằng siêu âm, X quang trước và
sau nắn chỉnh đường gãy xương gò má (1994) [31].Tác giả đã nêu lên việc thăm
dò bằng siêu âm và X quang trước và sau nắn chỉnh đường gãy nó giúp cho phẫu
thuật viên chủ động và kiểm tra lại kết quả điều trị ngay tức thời.
* Benhamon, Kadirri ( Pháp) nghiên cứu gãy xương gò má hốc mắt, cung
tiếp trên 85 trường hợp (1996) [24].Tác giả đưa ra tỷ lệ gãy xương ở nam là
86% nữ là 14% và nhóm tuổi hay gặp là 18 – 20 tuổi chiếm tỷ lệ 78%.Trong đó
tai nạn giao thơng chiếm chủ yếu có tỷ lệ 45%.
1.8.2. Các nghiên cứu trong nước
* Nguyễn Thế Dũng nghiên cứu về gãy xương gò má kết quả điều trị qua
72 trường hợp tại Bệnh viện Khánh Hòa trong 22 năm(1981- 2002) [5]. Tác giả
đã nêu được các phương pháp điều trị hiện nay, nhấn mạnh phương pháp điều trị
nắn chỉnh xương và cố định xương bằng bấc gạc tẩm thuốc đặt trong xoang hàm
để làm vật liệu độn cho xương không gãy lún.
* Lâm Huyền Trâm( 1996) nghiên cứu về điều trị gãy xương gò má bằng
phương pháp kết hợp xương cố định bằng chỉ thép[19]. Tác giả đã nêu lên ưu
điểm của phương pháp kết hợp xương cố định bằng chỉ thép và cũng rút ra một

số kinh nghiệm của đường phẫu thuật vào gãy.
* Trương Mạnh Dũng(2002) nghiên cứu lâm sàng và điều trị gãy xương
gò má cung tiếp trong 10 năm từ 1988 đến 1998 tại Viện Răng Hàm Mặt Hà
Nội, Phương pháp kết hợp xương bằng nẹp vít chiếm 63,4%. Phương pháp phẫu


24

thuật kết hợp xương bằng chỉ thép và nẹp vít là phương pháp được áp dụng
nhiều nhất. Kết quả điều trị tốt và khá là: 96,4% [6].
*Nguyễn Quốc Trung nghiên cứu hình thái lâm sàng, phương pháp điều
trị gãy xương gò má cung tiếp tại Viện răng hàm mặt Hà Nội(1993- 1997)[20]
* Năm 2002, tác giả Vũ Thị Bắc Hải khi nghiên cứu đặc điểm lâm sàng
và kết quả điều trị gãy xương gò má cung tiếp trên 127 bệnh nhân gãy xương
GMCT nằm điều trị tại khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng
4 /2001- 6/2002. Kết quả điều trị cho thấy: Kết quả điều trị tốt là 81,1%, khá là
16,5%, và kém là 2,4%[8].
* Nguyễn Đình Tuấn (năm2009) khi nghiên cứu lâm sàng, điều trị gãy
phức tạp xương gò má và cung tiếp tại Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia đã cho
thấy kết quả tốt là 81,1%, kết quả khá là16,5%[22]
* Trần Ngọc Quảng Phi (2011) đã nghiên cứu Phân loại và điều trị gãy
phức hợp xương GMCT , tác giả nghiên cứu trên 315 BN tại Bệnh viện Đa khoa
khu vực Thủ Đức từ tháng 5/2008 đến tháng 5/2010 cho thấy kết quả điều trị tốt
là 84,36%[14].
* Tác giả Đoàn Kim Hoa (năm 2012) trong nghiên cứu sử dụng đường mổ
chân tóc mai trong phẫu thuật nắn chỉnh kết xương GMCT cho thấy kết quả tốt
là 83,3%, kết quả khá là 16,7%[12].


25


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm các bệnh nhân bị gãy xương GMCT được điều trị phẫu thuật kết hợp
xương tại khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương từ tháng
01/2013 đến tháng 7/2013.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân bị gãy xương GMCT mới chưa tạo can xương chắc hoặc
chưa tạo khớp giả (không quá 3 tuần kể từ khi bị chấn thương ) có chỉ định phẫu
thuật kết xương.
- Bệnh nhân có chẩn đốn xác định gãy xương GMCT có chỉ định phẫu
thuật kết xương. Có thể kết hợp với các chấn thương khác hoặc chấn thương sọ
não đã ổn định, cho phép gây mê và phẫu thuật.
- Bệnh nhân đồng ý hợp tác điều trị và nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân gãy xương GMCT cũ đã can xương chắc hoặc khớp giả.
- Bệnh nhân bị chấn thương sọ não kết hợp chưa ổn định hoặc kèm bệnh
lý toàn thân chưa cho phép gây mê và phẫu thuật an tồn.
- Bệnh nhân khơng đồng ý hợp tác điều trị và nghiên cứu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Chúng tôi thực hiện đề tài bằng phương pháp nghiên cứu thử nghiệm
lâm sàng không đối chứng.
* Thu thập thông tin: Chúng tôi thu thập thông tin bằng trực tiếp khám
bệnh nhân, làm hồ sơ Bệnh án, tham gia điều trị và phẫu thuật. Khi BN ra viện
hẹn khám lại sau 3 tháng và trực tiếp lấy số liệu khi tái khám. Nhập đầy đủ
thông tin vào mẫu hồ sơ nghiên cứu của từng BN.
* Phương pháp chọn mẫu: Chúng tơi chọn mẫu theo mục đích. Cỡ mẫu
dự kiến khoảng từ 30 - 50 Bệnh nhân.



×