Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

nghiên cứu tính kháng một số thuốc hoá học trị liệu của vi khuẩn e.coli phân lập từ phân lợn con ỉa phân trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.17 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN TRUNG PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG MỘT SỐ THUỐC
HOÁ HỌC TRỊ LIỆU CỦA VI KHUẨN E.COLI
PHÂN LẬP TỪ PHÂN LỢN CON ỈA PHÂN TRẮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số:

60.62.50

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI THỊ THO

HÀ NỘI - 2008

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Nguyễn Trung Phương

i


LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành ñề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận
ñược sự quan tâm sâu sắc, tận tình tỉ mỉ và chu ñáo của cô giáo PGS.TS. Bùi
Thị Tho.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tập thể các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ nhân
viên Khoa Sau ñại học, Khoa Thú Y, bộ môn Nội - Chẩn - Dược - ðộc chất ñã quan
tâm chỉ bảo và luôn tạo mọi ñiều kiện tốt nhất ñể chúng tôi có nhiều cơ hội nâng cao
kiến thức về mọi mặt.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới toàn thể cán bộ, nhân viên phòng vi trùng Trung tâm chẩn ñoán thú y Quốc gia.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban quản lý và toàn thể công nhân trại
chăn nuôi Liên Hiệp - Hưng Yên, trại Hoàng Liễn - Thái Bình và trại Thành
ðồng - Vĩnh Phúc ñã nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tại
trại. ðặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn ñến gia ñình, bố mẹ, anh chị em và bạn
bè ñã ñộng viên, ủng hộ, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Trung Phương

ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

iv

Danh mục bảng

v

1.

Mở ñầu

i

1.1

ðặt vấn ñề


1

1.2

ðịa ñiểm nghiên cứu

2

1.3

Mục ñích nghiên cứu

2

2.

Tổng quan tài liệu

3

2.1

Bệnh lợn con phân trắng

3

2.2

Các vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong ñường ruột


6

2.3

Những hiểu biết về thuốc kháng sinh

18

2.4

Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn

20

2.5

Mật ñộng vật

25

2.6

Cây Bồ Công Anh

26

3.

ðối tượng, nguyên liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu


28

3.1

ðối tượng nghiên cứu

28

3.2

ðịa ñiểm

28

3.3

Nguyên liệu

28

3.4

Nội dung nghiên cứu

30

3.5

Phương pháp nghiên cứu


31

3.6

Phương pháp xử lý số liệu

36

4.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

37

4.1

Xác ñịnh sự biến ñộng về số lượng và số loại vi khuẩn hiếu khí
trong phân lợn con theo mẹ bình thường và phân lợn con phân trắng 37

iii


4.1.1 Kết quả kiểm tra số lượng, tỷ lệ các loại vi khuẩn hiếu khí có trong
phân lợn con theo mẹ bình thường

38

4.1.2 Kết quả kiểm tra số lượng, tỷ lệ vi khuẩn hiếu khí có trong phân lợn
con phân trắng


42

4.1.3 Sự biến ñộng về số lượng 4 loại vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong
phân lợn con phân trắng so với bình thường
4.2

47

Kiểm tra ñộ mẫn cảm của E.coli phân lập từ phân lợn con phân
trắng với các thuốc thí nghiệm

52

4.2.1 Tại trại Liên Hiệp - Hưng Yên

52

4.2.2 Tại trại Thành ðồng - Vĩnh Phúc

55

4.2.3 Tại trại Hoàng Liễn - Thái Bình

57

4.2.4 So sánh tính mẫn cảm của E.coli phân lập từ phân lợn con phân
trắng tại các trại chăn nuôi khác nhau với một thuốc hoá học trị liệu 59
4.3

Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của vi khuẩn E.coli phân lập từ

phân lợn con phân trắng với các thuốc thí nghiệm

63

4.3.1 Kết quả kiểm tra tính ñơn kháng thuốc của vi khuẩn E.coli phân lập
từ phân lợn con phân trắng với các thuốc thí nghiệm

63

4.3.2 Kết quả kiểm tra tính ña kháng của E.coli phân lập từ phân lợn con
ỉa chảy phân trắng với một số thuốc thí nghiệm
4.4

72

Kết quả ñiều trị thử nghiệm bệnh lợn con phân trắng với một số
thuốc hoá học trị liệu và dược liệu

79

4.4.1. Tại trại Liên Hiệp - Hưng Yên

79

4.4.2 Tại trại Thành ðồng - Vĩnh Phúc

83

4.4.3. Tại trại Hoàng Liễn - Thái Bình


88

5.

94

Kết luận và ñề nghị

5.1. Kết luận

94

5.2. ðề nghị

95

Tài liệu tham khảo

96

Phụ lục

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AMC:

amoxicillin/clavulanic acid


A

Amox 10%

BCA

Bồ công anh

BGA:

Brilliant Green Agar

C

Coli - 200

CMB

Cao mật Bò

CFU:

Colony Forming Unit

CS:

cộng sự

DRF:


Delayed Permeability Factor - ðộc tố thẩm xuất chậm

ETEC:

Enterotoxigenic

VTEC:

Verotoxigenic

HSPs:

Heat - Shock protein

H:

Hight - mẫn cảm cao

I:

Intermediate - mẫn cảm trung bình

Kg P

Ki lô gam thể trọng

LPS:

Lipopolysaccaride


LT:

Labiletoxin - ñộc tố chịu nhiệt

R

Resistence - sự kháng lại

RPF:

Rapid Permeability - ñộc tố thẩm xuất nhanh

S:

Smooth - khuẩn lạc dạng tròn, trơn, bóng láng

ST:

Heat Stabiletoxin - ñộc tố không chịu nhiệt

SXT:

Sulfamethoxazol - Trimethoprim

Vvk:

Vòng vô khuẩn

v



DANH MỤC BẢNG
STT

Trang

Tên bảng

3.1

ðánh giá ñường kính vòng vô khuẩn

4.1

Tỷ lệ, số lượng một số vi khuẩn hiếu khí có trong phân lợn con
theo mẹ bình thường

4.2

40

Tỷ lệ, số lượng một số vi khuẩn hiếu khí có trong phân lợn con
phân trắng

4.3

44

Sự biến ñộng 4 loại vi khuẩn hiếu khí trong phân lợn con phân
trắng so với bình thường


4.4

49

Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của E.coli phân lập từ phân lợn
con phân trắng tại trại Liên Hiệp - Hưng Yên

4.5

55

Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của E.coli phân lập từ phân lợn
con phân trắng tại trại Hoàng Liễn- Thái Bình

4.7

53

Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của E.coli phân lập từ phân lợn
con phân trắng tại trại Thành ðồng - Vĩnh Phúc

4.6

33

57

Kết quả so sánh tính mẫn cảm của E.coli phân lập từ phân lợn
con phân trắng ở các trại khác nhau với các thuốc hoá học trị

liệu

4.8

61

Kết quả kiểm tra tính ñơn kháng của E.coli phân lập từ phân lợn
con phân trắng tại Trại Liên Hiệp - Hưng Yên

4.9

64

Kết quả kiểm tra tính ñơn kháng của E.coli phân lập từ phân lợn
con phân trắng tại trại Thành ðồng - Vĩnh Phúc

66

4.10 Kết quả kiểm tra tính ñơn kháng của E.coli phân lập từ phân lợn
con phân trắng tại trại Hoàng Liễn - Thái Bình

68

4.11 Kết quả so sánh tính ñơn kháng của E.coli phân lập từ phân lợn
con phân trắng ở 3 trại thí nghiệm

vi

70



4.12 Kết quả kiểm tra tính ña kháng của E.coli phân lập từ phân lợn
con phân trắng tại trại Liên Hiệp - Hưng Yên

73

4.13 Kết quả kiểm tra tính ña kháng của E.coli phân lập từ phân lợn
con phân trắng tại trại Thành ðồng - Vĩnh Phúc

74

4.14 Kết quả kiểm tra tính ña kháng của E.coli phân lập từ phân lợn
con phân trắng tại trại Hoàng Liễn - Thái Bình

76

4.15 So sánh tính ña kháng thuốc của E.coli phân lập từ phân lợn con
phân trắng ở 3 trại thí nghiệm

78

4.16 Kết quả ñiều trị bệnh lợn con phân trắng tại trại Liên Hiệp - Hưng
Yên

82

4.17 Kết quả ñiều trị lợn con phân trắng bằng các thuốc kháng sinh
và Dược liệu tại trại Thành ðồng - Vĩnh Phúc.

86


4.18 Kết quả ñiều trị lợn con phân trắng bằng các thuốc kháng sinh
và Dược liệu tại trại Hoàng Liễn - Thái Bình.

vii

91


DANH MC BIU
STT
4.1

Tờn biu ủ

Trang

Sự biến động về số lợng các vi khuẩn hiếu khí có trong phân lợn
con phân trắng so với bình thờng

4.2

Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của E.coli phân lập từ phân lợn con
phân trắng tại trại Liên Hiệp - Hng Yên

4.3

69

Kết quả kiểm tra tính đa kháng của E.coli phân lập từ phân lợn con

phân trắng tại trại Liên Hiệp - Hng Yên

4.9

67

Kết quả kiểm tra tính đơn kháng của E.coli phân lập từ phân lợn con
phân trắng tại trại Hoàng Liễn - Thái Bình

4.8

65

Kết quả kiểm tra tính đơn kháng của E.coli phân lập từ phân lợn
con phân trắng tại trại Thành Đồng - Vĩnh Phúc

4.7

58

Kết quả kiểm tra tính đơn kháng của E.coli phân lập từ phân lợn con
phân trắng tại Trại Liên Hiệp - Hng Yên

4.6

56

Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của E.coli phân lập từ phân lợn con
phân trắng tại trại Hoàng Liễn- Thái Bình


4.5

54

Kết quả kiểm tra độ mẫn cảm của vi khuẩn E.coli phân lập từ phân
lợn con phân trắng tại trại Thành Đồng - Vĩnh Phúc

4.4

47

73

Kết quả kiểm tra tính đa kháng của E.coli phân lập từ phân lợn con
phân trắng tại trại Thành Đồng - Vĩnh Phúc

75

4.10 Kết quả kiểm tra tính đa kháng của E.coli phân lập từ phân lợn con
phân trắng tại trại Hoàng Liễn - Thái Bình

76

4.11 Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh lợn con phân trắng tại trại Liên Hiệp Hng Yên

74

4.12 Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh lợn con phân trắng bằng các kháng sinh và
dợc liệu tại trại Thành Đồng Vĩnh Phúc


87

4.13 Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh lợn con phân trắng bằng các kháng sinh và
dợc liệu tại trại Hoàng Liễn Thái Bình

viii

92


1. MỞ ðẦU
1.1

ðặt vấn ñề
Vi khuẩn kháng thuốc ñã và ñang làm ô nhiễm môi trường sống, làm

tăng tính nguy kịch của nhiều loài bệnh tật. Hiện tượng kháng thuốc của vi
khuẩn cùng với AIDS ñã và ñang ñược coi là bạn ñồng hành mà ngành y tế
phải ñương ñầu. Chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của cộng ñồng và
môi sinh. (W.H.O).
Trong các loại vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc, nhóm vi khuẩn ñường
ruột ñược thấy nhiều hơn cả, ñặc biệt là E.coli. ðây là một vi khuẩn thường
trực trong ñường tiêu hoá của người và gia súc, ngay cả khi khoẻ mạnh. Khi
sức ñề kháng của cơ thể giảm sút, chúng lập tức tăng nhanh về số lượng và ñộc
lực ñể gây bệnh.
Trong chăn nuôi lợn hiện nay, hội chứng tiêu chảy với ñặc ñiểm và diễn
biến bệnh hết sức phức tạp. Bệnh xảy ra với tất cả các giống lợn, nhưng bệnh
thường nặng hơn ở lợn giống ngoại nhập và lợn lai. Bệnh do nhiều nguyên nhân,
tất cả các ñộ tuổi ñều mắc nhưng gây hậu quả nghiêm trọng nhất là ở lợn con
theo mẹ từ sơ sinh ñến 21 ngày tuổi và thường ñược gọi là bệnh lợn con phân

trắng. Trong số các nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy, E.coli và Salmonella
sp. là hai vi khuẩn phổ biến nhất, chúng có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên,
việc sử dụng thuốc ñiều trị thiếu hiểu biết, không tuân theo nguyên tắc ñã dẫn
ñến sự tăng nhanh tính kháng thuốc của vi khuẩn. Theo nghiên cứu của các nhà
khoa học, số lượng các chủng vi khuẩn kháng thuốc ñang tăng lên nhanh chóng,
ñặc biệt ñã xuất hiện các chủng vi khuẩn ña kháng thuốc.
ðể có cơ sở cho việc phòng trị bệnh lợn con phân trắng ở lợn con theo
mẹ và hạn chế hiện tượng kháng thuốc ñang ngày càng gia tăng, chúng tôi tiến
hành làm ñề tài: “Nghiên cứu tính kháng một số thuốc hoá học trị liệu

1


của vi khuẩn E.coli phân lập từ phân lợn con ỉa phân trắng.”
1.2

ðịa ñiểm nghiên cứu
ðề tài ñược thực hiện tại Bộ môn Nội - Chẩn - Dược - ðộc chất, Khoa

Thú y - Trường ðai học Nông nghiệp Hà Nội; Phòng vi khuẩn - Trung tâm
chẩn ñoán Thú y Quốc gia và các trại lợn Liên Hiệp -Văn Giang -Hưng Yên;
Trại lợn Thành ðồng - Mê Linh - Vĩnh Phúc; Trại lợn Hoàng Liễn - Vũ Thư
- Thái Bình.
1.3

Mục ñích nghiên cứu
-Xác ñịnh ñược tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của vi khuẩn E.coli

phân lập ñược từ phân lợn con phân trắng tại các trại chăn nuôi lợn siêu nạc
(lợn ngoại nhập).

-Xác ñịnh ñược các loại kháng sinh còn tác dụng mạnh với E.coli gây
bệnh lợn con phân trắng tại các trại chăn nuôi lợn siêu nạc.
-Xây dựng phác ñồ ñiều trị bệnh lợn con phân trắng tại các trại chăn
nuôi lợn siêu nạc bằng thuốc kháng sinh và thảo dược.
-Trên cơ sở ñó, ñề xuất hướng nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi hơn.

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Bệnh lợn con phân trắng
2.1.1 Một số ñặc ñiểm sinh lý lợn con
Cũng như các gia súc non khác, lợn con có một số ñặc ñiểm khác so với

lợn trưởng thành.
Hệ thần kinh phát triển chưa hoàn thiện, lớp mỡ dưới da mỏng, diện tích
bề mặt lớn so với khối lượng cơ thể nên khả năng ñiều tiết thân nhiệt kém, dễ
bị mất nhiệt, ñặc biệt là sau khi sinh, khi trời lạnh. Vì vậy, lợn con rất mẫn cảm
với sự thay ñổi của thời tiết, nhiệt ñộ, ñộ ẩm ... của chuồng nuôi.
Bộ máy tiêu hoá phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Trong thời kì
bú sữa, dung tích dạ dày tăng 50 - 60 lần, chiều dài ruột non tăng 5 ñến 6 lần,
diện tích tăng 50 ñến 60 lần. Chưa thành lập phản xạ tiết dịch có ñiều kiện, sau
20 ñến 25 ngày mới hoàn thiện chức năng này.
Chức năng của bộ máy tiêu hoá dần hoàn thiện, trước 1 tháng chưa có
axit HCl tự do trong dạ dày. Nên khả năng tiêu hoá protein và diệt khuẩn của
dịch vị kém, hoạt tính của các men thấp.
Lợn con mới sinh, trong máu hầu như không có kháng thể, khả năng
miễn dịch hoàn toàn thụ ñộng, phụ thuộc lượng kháng thể từ sữa mẹ, khả năng

hấp thu kháng thể giảm theo giờ. ðến tuần thứ ba, lợn con mới tự tổng hợp
ñược kháng thể. Cho nên cần cho lợn con bú sữa ñầu càng sớm càng tốt.
Lợn con mọc răng sớm, sau khi sinh từ 6 ñến 10 ngày ñã mọc răng nên
hay gặm, cắn lung tung. Vì vậy, một lượng lớn vi khuẩn từ môi trường dễ dàng
xâm nhập vào ñường tiêu hoá.
Lợn con sinh trưởng nhanh nên nhu cầu dinh dưỡng cao, thức ăn chủ
yếu là sữa mẹ nhưng hàm lượng sắt trong sữa thấp. Lợn con cần khoảng 7 mg
Fe/ngày, sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 1 mg Fe/ngày, nên cần bổ sung sắt cho

3


lợn con sau khi sinh ñược 4 ngày tuổi (ñặc biệt là lợn siêu nạc).
2.1.2 Bệnh lợn con phân trắng
Bệnh lợn con phân trắng xảy ra rất phổ biến ở nước ta. Xuất phát từ
nguyên nhân, triệu chứng, thời gian bị bệnh, ñặc ñiểm, tính chất bệnh mà nó có
nhiều tên gọi khác nhau:
Tên chung: dyspepsia - chứng tiêu chảy.
Milk - scours: bệnh phân sữa.
Three weeks interitis: bệnh viêm ruột ở ba tuần tuổi của lợn con.
Colibacillosis: bệnh do vi khuẩn E.coli. (Bùi Thi Tho, 1996 [26]).
Bệnh thường gặp ở lợn con từ sơ sinh ñến 45 ngày tuổi nhưng phổ biến
và nghiêm trọng hơn là ở lợn con theo mẹ từ sơ sinh ñến 21 ngày tuổi. Bệnh
xảy ra trên mọi giống lợn nhưng trên lợn con siêu nạc theo mẹ thường bị nặng
hơn, ñặc biệt là kiểu chuồng nền trong các hộ chăn nuôi cá thể. (Tô Thị
Phượng, 2006) [19]
2.1.3 Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh lợn con phân trắng, việc xác ñịnh
nguyên nhân chính rất khó và chỉ mang tính tương ñối. Các nguyên nhân gây
bệnh chính là:

+ Do ñiều kiện ngoại cảnh, chăm sóc nuôi dưỡng: lợn con giai ñoạn 121 ngày tuổi khả năng phòng vệ của cơ thể chưa hoàn thiện. Vì vậy ñiều kiện
ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn ñến sức khoẻ của lợn con. Trong thực tế, lợn
con thường bị tiêu chảy vào những ngày mưa nhiều, ñộ ẩm cao, trời lạnh, gió
mùa (Sử An Ninh, 1993) [16]. Ngoài ra, ñối với lợn siêu nạc nếu trước khi ñẻ
nếu chuồng ñẻ không ñược vệ sinh (rửa, phun thuốc sát trùng...) thì khi lợn con
sinh ra cũng rất dễ bị bệnh từ môi trường chuồng nuôi bị ô nhiễm.
+ Chế ñộ dinh dưỡng, chăm sóc, phương pháp tập ăn cho lợn con... cũng
ảnh hưởng không nhỏ ñến tỷ lệ mắc tiêu chảy. Thức ăn, thiếu khoáng, vitamin,

4


Fe,… cùng phương thức chăn nuôi không phù hợp làm giảm sức ñề kháng của
cơ thể tạo ñiều kiện cho vi khuẩn ñường tiêu hoá phát triển và gây bệnh.
+ Do chế ñộ chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ: Với lợn siêu nạc, lợn mẹ
trước khi ñẻ 3- 5 ngày cần có chế ñộ ăn ñặc biệt, nếu không tuân thủ thì sau
khi ñẻ lợn mẹ dễ mắc hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (M.M.A) và
dẫn ñến lợn con bị ỉa chảy khi không ñược bú ñủ lượng sữa có chất lượng.
Trước khi ñẻ một tuần lợn mẹ cần ñược tắm, rửa sạch sẽ ñể tránh mang mầm
bệnh cho lợn con khi sinh.
+ Do virus: các vi rut thường gây tiêu chảy ở lợn như vi rut Dịch tả Lợn,
Pavovirus, Enterovirus, Rotavirrus, Adenovirus, …
+ Do vi khuẩn: vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh phổ biến, quan trọng
nhất và ñược chú ý nhiều nhất. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy vi khuẩn
gây tiêu chảy lợn chủ yếu do một số loại như: E.coli, Salmonella sp.,
Streptococcus

pyogenes,

Staphylococcus


aureus,

Clostridium

perfringens,…Trong ñó thường gặp nhất là E.coli, Salmonella sp. và số lượng
tăng lên một cách bội nhiễm khi lợn mắc tiêu chảy.
Vi sinh vật tồn tại trong ñường ruột dưới dạng một hệ sinh thái, nó ở
trạng thái cân bằng và có lợi cho cơ thể vật chủ. Dưới tác ñộng của các yếu tố
gây bệnh, trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật ñường ruột bị phá vỡ, dẫn ñến
tình trạng loạn khuẩn, hậu quả là lợn bị tiêu chảy.
Radostits O.M. và cộng sự (1994) [45] cho rằng E.coli gây bệnh cho lợn
là các chủng có kháng nguyên pili và sản sinh ñộc tố ñường ruột ñóng vai trò
quan trọng và phổ biến trong quá trình tiêu chảy.
Hội chứng tiêu chảy ở lợn con thường diễn ra theo hai quá trình, ban ñầu là
rối loạn tiêu hoá sau ñó là quá trình nhiễm trùng. Các tác nhân stress có hại tác
ñộng làm rối loạn cơ năng tiêu hoá ở ruột, thức ăn không tiêu ñược bị lên men, các

5


chất hữu cơ bị phân giải, sinh ra các sản phẩm ñộc như Indol, Scatol, H2S,
CH4,…làm thay ñổi pH ñường ruột, gây trở ngại tiêu hoá hấp thu, làm tổn thương
niêm mạc ñường tiêu hoá. ðồng thời, vi khuẩn ñường ruột có ñiều kiện thuận lợi
phát triển tăng nhanh về số lượng, phá vỡ trạng thái cân bằng ñộng hệ vi khuẩn
ñường ruột. Vi khuẩn có hại xâm nhập và gây bệnh làm tình trạng bệnh lý trầm
trọng hơn.
2.2

Các vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong ñường ruột

Tất cả các vi sinh vật có mặt ở ống tiêu hóa ñược gọi bằng cụm từ "vi khuẩn

chí ñường ruột" (Vũ Văn Ngữ, 1979) [15]. Trong ñường tiêu hóa của ñộng vật có
nhiều loại vi khuẩn. Mật ñộ vi khuẩn trong ruột non và dạ dày thấp do chịu ảnh
hưởng của acid dạ dày và dịch mật. Mật ñộ vi khuẩn tăng dần theo chiều dài ống
tiêu hóa. Tổng số vi khuẩn trong tá tràng dao ñộng từ 102- 103 vi khuẩn/ 1gam chất
chứa và tăng lên ñến 105-107 vi khuẩn/1gam chất chứa ở hồi tràng. Ở ruột già số
lượng vi khuẩn tăng lên ñáng kể khoảng 1010- 1011 vi khuẩn/1gram chất chứa,
trong ñó vi khuẩn hiếu khí chiếm trên 90%. Số lượng vi khuẩn ở ống tiêu hóa
thường ổn ñịnh, không bị tăng lên sau khi ăn. Nhưng khi hàng rào bảo vệ bị tổn
thương số lượng vi khuẩn sẽ tăng lên, ở ruột non có quá nhiều acid trung hòa và trở
ngại quá trình tiết dịch mật hay tăng tiết dịch mật cũng làm cho số lượng vi khuẩn
tăng lên.
2.2.1 E.coli
Trong các vi khuẩn ñường ruột, E.coli là loại phổ biến nhất. Theo
Nguyễn Như Thanh (1974) [24], bình thường E.coli cư trú ở phần sau của ruột,
ít khi có mặt ở dạ dày hay phía trước của ruột non. Chỉ khi nào sức ñề kháng
của vật chủ yếu ñi, E.coli mới phát triển mạnh về số lượng và tăng cường ñộc
lực, gây bệnh cho vật chủ.
2.2.1.1 ðặc tính sinh vật học
E.coli là loại trực khuẩn hình gậy ngắn, hai ñầu tròn, có lông, di ñộng

6


ñược, không hình thành nha bào, bắt màu gram (-) thường thẫm ở 2 ñầu, ở giữa
nhạt. Trong cơ thể, vi khuẩn có hình cầu trực khuẩn, ñứng riêng rẽ, ñôi khi xếp
thành chuỗi ngắn.

2.2.1.2 ðặc tính nuôi cấy

E.coli là vi khuẩn hiếu khí hay kị khí tuỳ tiện, dễ dàng nuôi cấy ở các
môi trường thông thường, nhiệt ñộ thích hợp là 370C, pH thích hợp 7,2 - 7,4.
Nhưng vẫn phát triển ñược trong môi trường pH 5,5- 8.
- Môi trường nước thịt: E.coli phát triển rất nhanh, môi trường ñục ñều,
có cặn lắng xuống ñáy, màu tro nhạt, trên mặt có màng mỏng màu ghi nhạt
dính vào thành ống nghiệm, canh trùng có mùi phân thối.
- Môi trường thạch thường: nuôi cấy ở 37oC/24h, vi khuẩn hình thành
khuẩn lạc tròn, ướt, không trong suốt, màu tro nhạt, hơi lồi, ñường kính khuẩn
lạc khoảng 2 - 3 mm.
- Môi trường MacConkey: E.coli hình thành những khuẩn lạc dạng S,
màu hồng cánh sen.
- Môi trường Birilliant Green Agar: khuẩn lạc E.coli dạng S, màu vàng chanh.
- Môi trường thạch máu: vi khuẩn E.coli có thể gây dung huyết.
2.2.1.3 ðặc tính sinh hoá
Các chủng E.coli ñều lên men sinh hơi mạnh các loại ñường glucose,
galactose, fructose, levulose. Tất cả các E.coli ñều lên men ñường lactose
nhanh và sinh hơi, ñó là một ñặc ñiểm quan trọng, dựa vào ñó ñể phân biệt
E.coli và Salmonella sp. Có thể lên men không sinh hơi: Saccaroza, Rafinoza,
Xanixin, Glyxezol....ít khi lên men: Inulin, Pectin, Adonid, không lên men
Dextrin, Glycogen, Xenlobioza...
Các phản ứng sinh hoá: Indol (+), MR (+); VP(+), phản ứng sinh khí

7


H2S (- ), hoàn nguyên nitrat thành nitrit.
2.2.1.4 Cấu trúc kháng nguyên
E.coli có cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp, bao gồm kháng nguyên
thân O, kháng nguyên lông H, kháng nguyên K, kháng nguyên bám dính F.
Ngày nay, người ta phát hiện một cách nhanh chóng số lượng các kháng

nguyên F. Chức năng của kháng nguyên này là giúp vi khuẩn bám giữ vào giá
thể (màng nhầy của ñường tiêu hoá) hay còn gọi là bám dính. Phần lớn các
kháng nguyên bám dính ñều sản sinh ñộc tố (Vũ Khắc Hùng, 2005) [9].
2.2.1.5 ðặc tính gây bệnh
E.coli gây bệnh bởi tổng hợp nhiều yếu tố, có yếu tố là ñộc tố và có yếu
tố không phải là ñộc tố. Bao gồm:
- Khả năng bám dính:
Bám dính là một khái niệm chỉ mối quan hệ của sự liên hệ vững chắc,
thuận nghịch giữa bề mặt vi khuẩn và tế bào vật chủ. Tất cả các cấu trúc thể
hiện chức năng bám dính ñược gọi là yếu tố bám dính (Jones G.W, 1981) [41].
ðây là yếu tố gây bệnh ñặc biệt quan trọng, nó giúp vi khuẩn thực hiện
bước ñầu tiên của quá trình gây bệnh là bám dính lên niêm mạc ruột nhờ 1 hay
nhiều yếu tố bám dính. E.coli có 4 loại yếu tố bám dính, ñặc biệt quan trọng là
F4 (K88), F5(K99), F6(987p), F41.
- Khả năng xâm nhập:
Là khả năng của vi khuẩn qua ñược hàng rào bảo vệ lớp mucosa trên bề
mặt niêm mạc ruột non và tế bào biểu mô, ñồng thời sản sinh và phát triển
trong lớp tế bào này, tránh các tế bào ñại thực bào.
- Khả năng gây dung huyết:
Khả năng sản sinh ra Haemolysin của E.coli có thể ñược coi như là một
yếu tố ñộc lực quan trọng, nhằm mục ñích dung giải hồng cầu giải phóng sắt
trong nhân Hem và tranferin ñể cung cấp cho quá trình trao ñổi chất của vi

8


khuẩn. Có 4 kiểu dung huyết tố nhưng quan trọng nhất là 2 kiểu α và β.
- Khả năng tạo Colicin V:
Trong quá trình phát triển, E.coli thường xuyên sản sinh ra Colicin V khi
tồn tại cộng sinh với các loại vi khuẩn khác và trở nên chiếm ưu thế trong

ñường ruột. Colicin V là một loại chất kháng khuẩn có khả năng ức chế hoặc
tiêu diệt các loại vi khuẩn khác. E.coli sản sinh Colicin V thông qua plasmid
col. Colicin V ñược coi là một bacteriocin, chất này chỉ có tác dụng ñộc với
các vi khuẩn trong họ Enterobacteriacea. Có khoảng 40% số chủng E.coli của
người và ñộng vật có khả năng sản sinh Colicingenic. Nếu Colicin V ñược sản
sinh ra từ các chủng E.coli cường ñộc ký sinh trong cơ thể vật chủ thì trong
trường hợp này có thể coi Colicin V là một yếu tố gây bệnh. ðào Trọng ðạt và
cs (1996) [4], Brown. V (1981) [36] trong hầu hết các chủng E.coli gây bệnh
ñều có Colicin V.
- Tính kháng kháng sinh:
Yếu tố quy ñịnh khả năng kháng kháng sinh của E.coli nằm trong
plasmid. Các plasmid có trong tế bào vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn ñường ruột
nói chung và E.coli nói riêng có khả năng tồn tại, nhân lên và chuyển giao giữa
các chủng vi khuẩn. Do vậy nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc gieo
rắc tính kháng thuốc. Sử dụng một loại thuốc hoá học trị liệu nào ñiều trị E.coli
trong một thời gian dài dẫn ñến khả năng kháng không chỉ thuốc ñó còn kháng
cả các thuốc khác nữa (Bùi Thị Tho, 1996) [26], Phạm Khắc Hiếu (1998) [7]
cho biết 5% số chủng E.coli kháng lại 7 loại kháng sinh, 25% kháng lại 4 loại.
ðồng thời, tác giả cũng ñã chứng minh khả năng truyền tính kháng kháng sinh
của E.coli cho nhiều loại vi khuẩn khác.
- Khả năng sản sinh ñộc tố:
Sản sinh ñộc tố ñược xem như là một khả năng ñặc biệt quan trọng của
E.coli. Cũng như khả năng bám dính, khả năng sản sinh ñộc tố là một nhân tố
gây bệnh quan trọng của vi khuẩn E.coli .

9


Theo Lê Thanh Hoà (2006) [5], có hai loại ñộc tố, ñó là loại kém chịu
nhiệt (heat - labile toxin [LT]) và loại chịu nhiệt bền vững hay còn gọi là bền

nhiệt (heat - stable toxin [ST]). Cả hai loại ñộc tố kém chịu nhiệt LT và bền
nhiệt ST ñều do các nhóm vi khuẩn E.coli ñộc lực có tên gọi là ETEC sản xuất
(ETEC = Enterotoxigenic E.coli). Thực chất, yếu tố ñộc lực mà ETEC thừa
hưởng ñược chính là nhờ sự hỗ trợ tương tác cộng sinh của nhiều loại plasmid
có các gen sản xuất cả hai loại ñộc tố nói trên.
Loại LT ñược nghiên cứu khá ñầy ñủ. ðó là một loại Protein có hai
nhóm phụ: nhóm phụ A có phân tử lượng 25,5 kDa; và nhóm phụ B có phân
tử lượng 11 kDa. Mỗi một nhóm phụ A liên kết với 4 hoặc 5 nhóm phụ B và
có sự hợp nhất với một phần toxin do vi khuẩn tả Vibrio cholerae sản xuất.
Huyết thanh kháng ñộc tố vi khuẩn tả có khả năng trung hoà ñộc tố LT của
E.coli. Giữa ñộc tố của vi khuẩn tả và LT toxin của E.coli có mối quan hệ cấu
trúc, và có nguồn gốc từ cùng một tổ tiên, tuy rằng trật tự ADN trong mỗi gen
sản xuất chúng có nhiều sự khác biệt. ðộc tố vi khuẩn tả do gen có trên hệ
gen vi khuẩn tả sản xuất, còn sản xuất ñộc tố LT ở vi khuẩn E.coli do plasmid
chịu trách nhiệm.
Cả hai loại ñộc tố, LT của E.coli và ñộc tố của vi khuẩn tả ñều có cùng
một cách tác ñộng lên tế bào mẫn cảm của ñộng vật và người. Nhóm phụ B của
ñộc tố LT bám vào thụ thể glycolipit, có tên gọi là gangliosid GM1, có trên
màng tế bào. Nhóm phụ A xuyên qua màng và hoạt hoá enzym adenylat
cyclase. Sự hoạt hoá này có liên quan ñến sự adenosin diphosphat (ADP) ribosyl hoá một loại Protein có mặt ở ngay mặt trong của màng tế bào.
Nicotinamid adenosin diphosphat (NAD) cũng là một yếu tố ñồng tác dụng
tham gia phản ứng. Dưới sự kích thích của enzym adenylat cyclase, nồng ñộ
của adenosin monophosphat mạch vòng (AMP mạch vòng) ñược tăng cường
và do vậy, kích thích quá trình bài xuất nước và chất ñiện giải vào khoang ruột,
gây nên hiện tượng tiêu chảy.

10


Loại ñộc tố chịu nhiệt ST lại không liên quan mật thiết ñến ñộc tố LT.

ðộc tố ST là một loại Protein có phân tử lượng nhỏ, khoảng 5 kDa, và có tính
kháng nguyên rất yếu, xét về góc ñộ miễn dịch. Cơ chế tác ñộng lên tế bào của
ST cũng khác LT. ST kích thích enzym guanylat cyclase. Có thể dùng môi
trường nuôi cấy tế bào ñể phát hiện và chuẩn ñộ ñộc tố LT thông qua phản ứng
miễn dịch tại chỗ với kháng nguyên là ñộc tố và kháng thể là kháng ñộc tố, vì
chúng có thể làm biến hình tế bào, làm cho tế bào co tròn lại. Ngược lại, ST
không ñược phát hiện và chuẩn ñộ theo phương pháp này. Người ta thường căn
cứ vào ñộ tích tụ dịch bài xuất trong khoang ruột của chuột con ñể chuẩn ñộ
ñộc tố ST, sau khi tiêm ñộc tố này vào dạ dày của chuột thí nghiệm.
Gen sản xuất ñộc tố ST là một phần của một loại tiểu phần chuyển vị
(transposon) ñược phát hiện ñịnh vị trên một loại plasmid của E.coli, ñó là
transposon kí hiệu Tn1681. Tn1681 có ñộ dài khoảng 2040 Nucleotid bao gồm
3 phần, ở giữa là gen chịu trách nhiệm sản xuất ñộc tố ST, nằm ở hai ñầu là hai
tiểu phần gài - lắp kí hiệu là IS1, mỗi một tiểu phần có ñộ dài 768 Nucleotid và
có cấu trúc ñối xứng ngược.
Gen sản xuất ñộc tố LT còn phát hiện có trên hệ gen của một loại phage
ôn hoà. Phage này sau khi nhập gen vào một chủng E.coli ñã làm thay ñổi vi
khuẩn chủ và chuyển chúng thành chủng sản xuất ñộc tố.
Nhóm sản sinh ñộc tố EAST1: EAST1 là ñộc tố bán chịu nhiệt, có gen
quy ñịnh nằm trên plasmid. Vai trò của ñộc tố này ñến nay vẫn chưa ñược biết
rõ. Tuy nhiên khi nghiên cứu về mối tương quan giữa EAST1 với yếu tố bám
dính và ñộc tố chịu nhiệt STb, người ta thấy giữa chúng có mối tương quan
thuận cho phép nhận ñịnh vai trò gây nên tiêu chảy của EAST1 .
Các chủng ETEC gây bệnh bằng cách bám dính và xâm nhập vào các tế
bào biểu mô niêm mạc ruột của vật chủ rồi sản xuất ñộc tố ñường ruột. Bao

11


gồm ñộc tố chịu nhiệt (STa và STb), ñộc tố không chịu nhiệt (LT). Các ñộc tố

này làm thay ñổi cân bằng nước và ñiện giải ở tế bào niêm mạc ruột của vật
chủ gây nên tiêu chảy (Vũ Khắc Hùng, 2005) [9].
Các chủng VTEC sản sinh ñộc tố Shigatoxin (Stx2e), ñộc tố này gây phá
huỷ các mạch máu ở nhiều cơ quan khác nhau. ðộc tố gây dung huyết ñường
niệu ở người và gây chứng phù ñầu ở lợn con.
Fairbother J.M và cs (1992) [37] cho biết: ñộc tố ñường ruột Enterotoxin
do E.coli tạo ra (ETEC) gây ỉa chảy trầm trọng cho lợn sơ sinh từ 1- 4 ngày tuổi.
2.2.2 Salmonella sp.
Salmonella sp. là vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn ñường ruột. Theo tổ chức y
tế thế giới, người ta ñã phân lập ñược trên 2000 chủng Salmonella sp. nhưng
thực tế chỉ có khoảng 5% trong số ñó gây bệnh cho người và ñộng vật. Những
chủng chủ yếu gây bệnh cho người và ñộng vật là S.cholerasuis, S.arizonea,
S.enteritidis, S.typhimurium. Người ta gọi các bệnh do Salmonella sp. gây ra ở
ñộng vật với tên chung là Salmonellosis (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978) [18],
ðoàn Băng Tâm (1987) [23], Nguyễn Như Thanh (1990) [25].
2.2.2.1 ðặc ñiểm hình thái
Salmonella sp. là những trực khuẩn ngắn, gram (-), hai ñầu tròn. Vi khuẩn
có từ 7 - 12 lông xung quanh thân nên chúng có khả năng di ñộng mạnh, trừ
Salmonella pullorum và Salmonella gallinarum gây bệnh cho gia cầm không có
lông. Salmonella sp. không hình thành nha bào và giáp mô.
2.2.2.2 ðặc tính nuôi cấy
Salmonella sp. là loại vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ tiện. Nhiệt ñộ
thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển là 370C, pH thích hợp 7,2. Vi khuẩn
Salmonella sp. dễ dàng phát triển ở các môi trường dinh dưỡng thông thường.
- Môi trường nước thịt: nuôi cấy ở 370C/24h môi trường ñục ñều, có
cặn, không có màng.

12



- Môi trường thạch thường: sau 24h nuôi cấy, hình thành những khuẩn
lạc dạng S, tròn, ướt, có thể trong sáng, hoặc xám, mặt lồi, nhẵn bóng, nhỏ hơn
khuẩn lạc của E.coli.
- Môi trường MacConkey: bồi dưỡng ở 370C/24h vi khuẩn Salmonella sp.
mọc thành những khuẩn lạc tròn, trong, không màu, nhẵn bóng, hơi lồi ở giữa.
- Môi trường thạch Birilliant Green Agar, vi khuẩn Salmonella sp. hình
thành những khuẩn lạc dạng S, màu hồng nhạt.

13


2.2.2.3 ðặc tính sinh hoá
Salmonella sp. lên men sinh hơi glucose, không lên men lactose,
saccarose. Urease, Indol, VP (-). Không làm tan chảy gelatin, MR và H2S (+),
hoàn nguyên citrate thành citrite.
2.2.2.4 Cấu trúc kháng nguyên
Salmonella sp. có ba loại kháng nguyên là: kháng nguyên O , H, K.
Kháng nguyên O là thành phần của lớp màng liposaccarid - thành phần cơ bản
cấu tạo nên màng ngoài tế bào. ðây là yếu tố ñộc lực của vi khuẩn gram (-) nói
chung và Salmonella sp. nói riêng (ðỗ Trung Cứ, 2003) [2]. Nó giúp vi khuẩn
chống lại mọi khả năng phòng vệ của vật chủ. Kháng nguyên K lại có 2 nhiệm
vụ chính là hỗ trợ phản ứng ngưng kết cùng kháng nguyên O và tạo hàng rào
bảo vệ vi khuẩn chống lại ngoại cảnh và hiện tượng thực bào. Kháng nguyên H
không có vai trò trong việc tạo ñộc lực cho vi khuẩn.
2.2.2.5 Yếu tố bám dính (Fimbriae)
Sự bám dính của vi khuẩn gây bệnh trên nhung mao của niêm mạc ruột
(tế bào Epitel) là bước ñầu tiên và cơ bản cho việc gây bệnh ở phần lớn các
loài vi khuẩn gây bệnh, nó giúp cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể vật chủ và
gây bệnh. Những vi khuẩn có ñộc lực cao có khả năng bám dính tốt hơn là vi
khuẩn có ñộc lực thấp.

2.2.2.6 Khả năng xâm nhập và nhân lên trong tế bào
Sau khi tiếp cận tế bào vật chủ, vi khuẩn Salmonella sp. tác ñộng làm
biến ñổi bề mặt màng tế bào bằng cách thay ñổi hình dạng các sợi actin dẫn tới
hình thành giả túc bao vây tế bào vi khuẩn dưới dạng các không bào chứa vi
khuẩn. Cơ chế làm biến dạng các sợi actin màng tế bào vật chủ là do tác ñộng
của vi khuẩn làm tăng hàm lượng Ca2+ nội bào, tín hiệu ñó hoạt hoá actin
depolimerizing enzymes dẫn tới sắp xếp lại cấu trúc sợi actin. Sau khi hoàn
thành các không bào chứa vi khuẩn, Salmonella sp. ñược hấp thu vào trong tế

14


bào dưới hình thức hấp thu nội bào. Ở trong tế bào, vi khuẩn tiếp tục tồn tại
trong không bào sẽ nhân lên với số lượng lớn và phá vỡ tế bào vật chủ.
2.2.2.7 Khả năng sản sinh ñộc tố
Ngoài các yếu tố gây bệnh giúp vi khuẩn Salmonella sp. bám dính, xâm
nhập tế bào, chúng còn sản sinh ra ít nhất ba loại ñộc tố chính ñó là ñộc tố
ñường ruột (Enterotoxin), nội ñộc tố (Endotoxin) và ñộc tố tế bào (Cytoxin).
- Enterotoxins
Là loại ñộc tố thường xuyên ñược vi khuẩn tiết vào môi trường. Các
Enterotoxin của Salmonella sp. có cấu trúc giống Enterotoxin do E.coli sản
sinh. Gen quy ñịnh khả năng sản sinh Enterotoxin nằm trên plasmid, di truyền
bằng tiếp hợp, có thể truyền từ Salmonella typhimurium sang cho Eschrichia
coli. Enterotoxin tạo ra sự rút nước từ cơ thể vào lòng ruột gây tiêu chảy. ðộc
tố Enterotoxin của vi khuẩn có hai thành phần chính là ñộc tố thẩm xuất nhanh
(RPF) và ñộc tố thẩm xuất chậm (DPF)
ðộc tố thẩm xuất chậm có thành phần cấu trúc giống ñộc tố không chịu
nhiệt của E.coli, nên ñược gọi là ñộc tố không chịu nhiệt của Salmonella sp.
(Heat - labiletoxin: LT). ðộc tố LT bị phá huỷ ở 700C trong vòng 30 phút và ở
560C trong vòng 4h, thẩm xuất chậm từ 18 - 24h, có thể kéo dài tới 36 - 48h.

ðộc tố thẩm xuất nhanh có thành phần cấu trúc giống với ñộc tố chịu
nhiệt của E.coli, nên ñược gọi là ñộc tố chịu nhiệt của Salmonella sp. (Heat Stabiletoxin: ST), có khả năng chịu ñược nhiệt ñộ 1000C trong 4h, bền vững ở
nhiệt ñộ thấp, có thể bảo quản ở nhiệt ñộ 200C. ðộc tố ST thẩm xuất nhanh sau
1 - 2h, có thể kéo dài tới 48h.
- Cytotoxins
Thành phần của cytotoxin không phải là lipopolysaccaride (Non - LPS)
nằm ở màng ngoài vi khuẩn Salmonella sp.. ðặc tính chung của cytotoxin là khả
năng ức chế tổng hợp protein của tế bào eukaryotic, ñặc tính quan trọng là làm

15


tổn thương tế bào biểu mô. ða phần ñộc tính của chúng bị phá huỷ bởi nhiệt.
- Endotoxins
Thành phần chủ yếu của endotoxins là lipopolysaccaride - LPS là một
thành phần cơ bản cấu tạo màng ngoài tế bào vi khuẩn Salmonella sp. , giữ vai
trò là một yếu tố ñộc lực quan trọng của chúng. Endotoxins ñược giải phóng từ
tế bào vi khuẩn trong quá trình phát triển hoặc do tế bào vi khuẩn bị phân giải.
Trước khi thể hiện ñộc tính của mình, LPS cần phải liên kết với các thụ
thể tế bào (các receptors bề mặt tế bào). Trên bề mặt tế bào mẫn cảm với LPS
như tế bào lympho B, lympho T, tế bào ñại thực bào, tiểu cầu, tế bào gan,
lách,… tồn tại các receptors liên kết với LPS.
2.2.3 Staphylococcus
Trong số các Staphylococcus thì Staphylococcus aureus là loài gây
bệnh thường gặp nhất. Theo ðào Trọng ðạt (1997) [4], Staphylococcus aureus
là loài có khả năng gây tiêu chảy cho lợn .
2.2.3.1 Hình thái và tính chất bắt màu
Staphylococcus aureus (tụ cầu) là loại cầu khuẩn, bắt màu gram (+),
không di ñộng, không sinh nha bào và thường không có vỏ, hay xếp thành ñám
như hình chùm nho.

2.2.3.2 ðặc tính nuôi cấy
Tụ cầu sống hiếu khí hoặc kị khí tuỳ tiện. Nhiệt ñộ thích hợp 32 - 360C,
pH thích hợp 7,2 - 7,6, dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường.
- Môi trường nước thịt: ở 370C / 24h nuôi cấy, môi trường ñục ñều, có cặn
lắng ở ñáy ống, cặn có màu trắng hay màu vàng nhạt, không hình thành màng.
- Môi trường thạch thường: Sau 24 giờ nuôi cấy, hình thành khuẩn lạc
tương ñối lớn ñường kính khoảng 2 - 4 mm, dạng S, mặt khuẩn lạc ướt, bờ ñều
nhẵn, khuẩn lạc có màu trắng, vàng thẫm hoặc vàng chanh. Căn cứ vào màu
sắc khuẩn lạc, Nguyễn Vĩnh Phước (1976) [17] cho rằng chỉ có

16


×