Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

thành phần sâu, nhện hại dưa chuột, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống loài bọ phấn bemisia tabaci genadius (homoptera: aleyrodidae) gây hại trên cây dưa chuột vụ xuân hè 2008 tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.8 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

VƯƠNG THỊ TUYẾT

THÀNH PHẦN SÂU, NHỆN HẠI DƯA CHUỘT, ðẶC ðIỂM
SINH HỌC, SINH THÁI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG LOÀI
BỌ PHẤN Bemisia tabaci Genadius (Homoptera: Aleyrodidae)
GÂY HẠI TRÊN CÂY DƯA CHUỘT VỤ XUÂN HÈ 2008 TẠI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH

HÀ NỘI - 2008


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong
bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Vương Thị Tuyết


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành ñược luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn
nhận ñược rất nhiều sự giúp ñỡ của các thầy, cô, ñồng nghiệp, bạn bè và gia
ñình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong bộ
môn côn trùng khoa Nông học, trường ðại Học Nông nghiệp Hà Nội, ñặc biệt
là PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh, người ñã tận tình hướng dẫn và dành
nhiều thời gian quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu và ñồng nghiệp của trường
Trung cấp Nông nghiệp Hà Nội ñã ñộng viên tạo mọi ñiều kiện về vật chất và
thời gian ñể tôi hoàn thành tốt khoá học.
Qua ñây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các bạn học viên lớp cao
học BVTV 15, bà con nông dân xã Vân Nội, ðông Anh, Hà Nội và gia ñình
ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong thời gian học và làm luận văn.
Tác giả
Vương Thị Tuyết

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn


ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt và kí hiệu

v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục các hình

viii

1.

Mở ñầu

1

1.1.

Tính cấp thiết của ñề tài

1


1.2.

Mục ñích và yêu cầu của ñề tài

2

1.2.1. Mục ñích

2

1.2.2. Yêu cầu

3

1.3.

ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

3

2.

Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của ñề tài

4

2.1.

Những nghiên cứu ngoài nước


4

2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước

14

3.

ðối tượng, ñịa ñiểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu

18

3.1.

ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

18

3.2.

ðối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

18

3.3.

Nội dung nghiên cứu


21

3.4.

Phương pháp nghiên cứu

21

2.5.

Phương pháp tính toán

26

4.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

29

4.1.

Thành phần sâu, nhện hại dưa chuột và thiên ñịch của chúng vụ xuân
hè 2008 tại Vân Nội, ðông Anh, Hà Nội

4.1.1. Thành phần, mức ñộ phổ biến của sâu, nhện hại dưa chuột

29
29


4.1.2. Thành phần thiên ñịch của sâu hại dưa chuột vụ xuân hè 2008 tại
Vân Nội, ðông Anh, Hà Nội
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii

31


4.2.

Một số ñặc ñiểm hình thái, sinh học của bọ phấn B. tabaci hại dưa
chuột.

32

4.2.1. ðặc ñiểm hình thái của bọ phấn B. tabaci hại dưa chuột.

33

4.2.2. Thời gian phát dục các pha, vòng ñời của bọ phấn B. tabaci

37

4.3.

ảnh hưởng của một số chế ñộ canh tác ñến diễn biến mật ñộ bọ phấn
trên cây dưa chuột tại Vân Nội, ðông Anh và trường THNN Hà Nội
vụ xuân hè 2008

45


4.3.1. Diễn biến mật ñộ bọ phấn trên 2 giống dưa chuột tại Vân Nội,
ðông Anh vụ Xuân hè 2008

45

4.3.2. ảnh hưởng của các mức bón ñạm ñến biến ñộng số lượng bọ phấn
trên cây dưa chuột

48

4.3.3. ảnh hưởng của biện pháp ngắt lá, tỉa cành ñến biến ñộng số lượng
bọ phấn trên cây dưa chuột

50

4.3.4. ảnh hưởng của biện pháp tưới phun mưa ñến biến ñộng mật ñộ
bọ phấn trên cây dưa chuột trồng trong nhà lưới.

53

4.3.5. ảnh hưởng của thời ñiểm ñặt bẫy dính màu vàng ñến biến ñộng
4.4.

mật ñộ bọ phấn trên cây dưa chuột.

55

Khảo sát hiệu lực trừ bọ phấn của một số thuốc bảo vệ thực vật.

59


4.4.1. Hiệu lực của thuốc BVTV trong phòng thí nghiệm

59

4.4.2. Hiệu lực của thuốc BVTV trừ bọ phấn B. tabaci hại dưa chuột tại
Vân Nội, ðông Anh vụ xuân hè 2008

61

4.5.

ðề xuất biệp pháp phòng trừ bọ phấn hại dưa chuột

63

5.

Kết luận, ñề nghị

65

5.1.

Kết luận

65

5.2.


ðề nghị

66

Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv

67


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
BVTV

Bảo vệ thực vật

HTX

Hợp tác xã

TB

Trung bình

THNN HN

Trung học Nông nghiệp Hà Nội

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v



DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
4.1. Thành phần sâu, nhện hại dưa chuột vụ xuân hè 2008 tại Vân
Nội, ðông Anh, Hà Nội

30

4.2. Thành phần thiên ñịch của sâu hại cây dưa chuột vụ xuân hè 2008
tại Vân Nội, ðông Anh, Hà Nội

31

4.3. Kích thước các pha phát dục của bọ phấn B. tabaci hại dưa chuột

37

4.4. Vòng ñời của bọ phấn B. tabaci nuôi trên cây dưa chuột

38

4.5. Nhịp ñiệu sinh sản của bọ phấn B. tabaci hại dưa chuột

42

4.6. Khả năng ñẻ trứng của trưởng thành bọ phấn B. tabaci hại dưa
chuột


44

4.7. Diễn biến mật ñộ bọ phấn trên hai giống dưa chuột trồng trong vụ
xuân hè 2008 tại Vân Nội, ðông Anh

46

4.8. Diễn biến mật ñộ bọ phấn trên cây dưa chuột ñược bón với các
mức phân ñạm trong vụ xuân hè 2008 tại Vân Nội, ðông Anh

48

4.9. Diễn biến số lượng bọ phấn trên cây dưa chuột dưới tác ñộng của
biện pháp ngắt lá, tỉa cành trong vụ xuân hè 2008 tại Vân Nội, ðông
Anh

51

4.10. Diễn biến mật ñộ bọ phấn trên cây dưa chuột ở nhà lưới ñược tưới
phun mưa và không tưới phun mưa trong vụ xuân hè 2008 tại
trường THNN HN

54

4.11. Diễn biến mật ñộ bọ phấn trên ruộng dưa chuột ñặt bẫy dính màu vàng
tại thời ñiểm khác nhau trong vụ xuân hè 2008 tại trường THNN
HN

56


4.12. Diễn biến số lượng bọ phấn vào bẫy dính màu vàng tại ruộng dưa
chuột trường THNN HN vụ xuân hè 2008

58

4.13. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV ñối với sâu non bọ phấn
B. tabaci trong phòng thí nghiệm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi

59


4.14. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trừ bọ phấn B.tabaci hại
cây dưa chuột vụ xuân hè 2008 tại Vân Nội, ðông Anh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii

61


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

4.1.


Lá cây bị biến vàng khi bị bọ phấn hại

33

4.2.

Nấm than ñen phát triển trên lá dưa chuột bị bọ phấn hại

33

4.3.

Trưởng thành bọ phấn Bemisia tabaci Gen.

36

4.4.

Trứng bọ phấn Bemisia tabaci Gen.

36

4.5.

Trứng bọ phấn Bemisia tabaci Gen. (Sắp nở)

36

4.6.


Sâu non tuổi 1 bọ phấn Bemisia tabaci Gen.

36

4.7.

Sâu non tuổi 2 bọ phấn Bemisia tabaci Gen.

36

4.8.

Sâu non tuổi 3 bọ phấn Bemisia tabaci Gen.

36

4.9.

Sâu non bọ phấn Bemisia tabaci Gen. ñang lột xác

36

4.10. Nhộng bọ phấn Bemisia tabaci Gen.

36

4.11.

42


Vòng ñời của bọ phấn B. tabaci hại dưa chuột

4.12. Nhịp ñiệu sinh sản của bọ phấn B. tabaci hại dưa chuột

43

4.13. Diễn biến mật ñộ bọ phấn trên hai giống dưa chuột trồng trong vụ
xuân hè 2008 tại Vân Nội, ðông Anh

47

4.14. Diễn biến mật ñộ bọ phấn trên cây dưa chuột ñược bón với các mức
phân khác nhau trong vụ xuân hè 2008 tại Vân Nội, ðông Anh
4.15.

49

Diễn biến số lượng bọ phấn trên cây dưa chuột dưới tác ñộng của biện pháp
ngắt lá, tỉa cành trong vụ xuân hè 2008 tại Vân Nội, ðông Anh

52

4.16. Diễn biến mật ñộ bọ phấn trên cây dưa chuột ở nhà lưới ñược tưới
phun mưa và không tưới phun mưa trong vụ xuân hè 2008 tại trường
THNN HN
4.17.

54

Diễn biến mật ñộ bọ phấn trên ruộng dưa chuột ñặt bẫy dính màu vàng tại

thời ñiểm khác nhau trong vụ xuân hè 2008 tại trường THNN HN

57

4.18. Trưởng thành bọ phấn Bemisia tabaci Gen. vào bẫy dính

57

4.19. Thí nghiệm ñặt bẫy dính màu vàng trên ruộng

57

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii


4.20. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV ñối với sâu non bọ phấn
B.tabaci trong phòng thí nghiệm

60

4.21. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trừ bọ phấn B.tabaci hại cây
dưa chuột vụ xuân hè 2008 tại Vân Nội, ðông Anh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ix

62


1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài

Dưa chuột (Cucumis sativus L.) là loại rau ăn quả thương mại quan
trọng, là cây rau truyền thống, nó ñược trồng lâu ñời trên thế giới và trở
thành thực phẩm thông dụng của nhiều nước. Ở nước ta những năm gần
ñây, dưa chuột ñã trở thành cây rau quan trọng trong sản xuất [4], nó ñược
trồng hầu như quanh năm.
Trước ñây dưa chuột ñược dùng như loại quả tươi ñể giải khát là chủ
yếu. Ngày nay dưa chuột ñược sử dụng rộng rãi trong bữa ăn hàng ngày dưới
dạng quả tươi, sào, trộn salat, cắt lát, muối chua, ñóng hộp... Dưa chuột còn là
mặt hàng xuất khẩu quan trọng [4].
Tuy nhiên năng suất và chất lượng của dưa chuột còn thấp và bấp bênh
(khoảng 18 – 20 tấn/ha), chưa ñáp ứng ñược nhu cầu của thị trường. Nguyên
nhân chủ yếu là do thiếu giống tốt, trình ñộ kĩ thuật cò hạn chế, sâu bệnh hại
nhiều và nông dân còn sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu.
Sâu hại dưa chuột rất ña dạng và phong phú bao gồm các loài: bọ trĩ,
ruồi ñục lá, rệp, bọ phấn, bọ xít, sâu xanh sọc dưa,... chúng không chỉ gây
thiệt hại trực tiếp về mặt năng suất mà còn gián tiếp làm giảm chất lượng
nông sản. Ở vùng chuyên canh rau, ñể bảo vệ cây rau nói chung và dưa chuột
nói riêng người nông dân chủ yếu vẫn dùng thuốc hoá học vì họ thấy rằng
dùng thuốc hoá học ñể phòng trừ dịch hại mang lại hiệu quả nhanh, hiệu lực
của thuốc duy trì lâu dài và những tác dụng tích cực của thuốc mang lại người
sản xuất dễ dàng quan sát thấy. Tuy nhiên trình ñộ hiểu biết của nông dân còn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


hạn chế, họ ñã quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau, dùng
thuốc một cách tuỳ tiện không theo hướng dẫn, thậm chí còn dùng thuốc
cấm... Hậu quả là làm ảnh hưởng xấu ñến sức khoẻ của con người và ñộng vật,
gây ngộ ñộc thức ăn, phá vỡ quần thể tự nhiên, nhiều loài thiên ñịch của sâu
hại bị tiêu diệt bởi thuốc bảo vệ thực vật [5].

Trong những ñối tượng dịch hại trên dưa chuột hiện nay thì bọ phấn
Bemisia tabaci Genadius là ñối tượng gây hại chủ yếu và nguy hiểm. Là loài côn
trùng nhỏ bé nhưng chúng có mặt ở khắp các vùng trồng rau từ ngoài ñồng ñến
trong nhà lưới. Chúng có mặt trên rất nhiều loại cây trồng và cỏ dại như cà chua,
thuốc lá, cà bát, ñậu vàng, ñậu tương, dưa chuột, dưa gang, bí ñỏ, khoai tây,
khoai lang, lạc, mơ lông, bông,... chích hút dịch lá, ngọn non làm cho lá bị vàng
rất nhanh, rút ngắn tuổi thọ của lá ñồng thời chúng còn là môi giới truyền bệnh
virus [14]. Bọ phấn là loài sâu phát triển quanh năm trên ñồng ruộng và diễn
biến rất phức tạp nên rất khó xác ñịnh rõ lứa dẫn ñến việc phòng trừ chúng
gặp rất nhiều khó khăn.
Ở nước ta hiện nay việc nghiên cứu các biện pháp phòng trừ bọ phấn mới
dừng lại ở các thí nghiệm khảo sát hiệu lực của các loại thuốc bảo vệ thực vật.
ðể góp phần xây dựng quy trình phòng trừ tổng hợp bọ phấn, chúng tôi tiến
hành thực hiện ñề tài “Thành phần sâu, nhện hại dưa chuột, ñặc ñiểm sinh
học, sinh thái và biện pháp phòng chống loài bọ phấn Bemisia tabaci
Genadius (Homoptera: Aleyrodidae) gây hại trên cây dưa chuột vụ xuân hè
2008 tại Hà Nội”
1. 2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
Trên cơ sở ñiều tra, xác ñịnh thành phần sâu nhện hại dưa chuột và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


thiên ñịch của chúng, ñi sâu nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của loài
bọ phấn Bemisia tabaci Genadius (họ Aleyrodidae) hại trên cây dưa chuột tại
HTX Vân Nội, ðông Anh và trường Trung học Nông nghiệp Hà Nội, ñể từ ñó
ñề xuất biện pháp phòng chống chúng một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
1.2.2. Yêu cầu
- ðiều tra thành phần sâu nhện hại cây dưa chuột và thiên ñịch của
chúng

- Xác ñịnh ñặc ñiểm sinh học bọ phấn hại dưa chuột trong phòng thí
nghiệm.
- ðiều tra biến ñộng mật ñộ bọ phấn trên ñồng ruộng dưới ảnh hưởng
của một số yếu tố giống, ñiều kiện canh tác.....
- Xác ñịnh hiệu quả của một số biện pháp phòng trừ bọ phấn hại dưa
chuột.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Thông qua kết quả ñiều tra và nghiên cứu bổ sung những dẫn liệu về
ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của loài bọ phấn Bemisia tabaci hại trên cây dưa
chuột. ðây là cơ sở khoa học giúp nông dân nhận biết ñược bọ phấn hại dưa
chuột và hiểu ñược tập tính sống của loài bọ phấn hại dưa chuột
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Khảo nghiệm một số biện pháp phòng chống bọ phấn hại dưa chuột ñạt
hiệu quả kinh tế và môi trường.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
2.1. Những nghiên cứu ngoài nước
2.1.1. Thành phần sâu nhện hại dưa chuột và thiên ñịch của chúng
Sâu hại dưa chuột rất ña dạng và phong phú, những loài hại chủ yếu và
thường xuyên là: bọ cánh cứng hại dưa Acalymma vittatum, sâu xám Agrotis
ipsilon, rệp bông Aphis gossypii, các loại ruồi ñục qủa Bactrocera atrisetosa ,
B.cucumis, B.dorsalis, B.papayae, B.solomonesis, B.tau, bọ phấn trắng
Bemisia tabaci, Chrysodeixis eriosoma, Diabrotica balteata, Diabrotica
undecimpunctata, Diaphania hyalinata, Diaphania indica, Diaphania
nitidalis, Epilachna indica, Erysiphe orontii, Frankliniella occidentalis,

Henosepilachna elaterii, Henosepilachna pusillanima, Liriomyza bryoniae,
Liriomyza sativae, Liriomyza trifolii, Loxostege sticticalis, Petrobia latens,
Polyphagotarsonemus latus, Spodoptera frugiperda, Thrips flavus, Thrips
palmi, Thrips tabaci, Trialeurodes vaporariorum [20].
* Phân loại
Bọ phấn Bemisia tabaci Genadius thuộc họ rầy phấn Aleyrodidae, bộ
cánh ñều Homoptera. Từ thế kỉ thứ 19 bọ phấn ñã ñược tìm thấy trên cây
khoai lang, thuốc lá ở Floria nhưng chưa ñược chú ý như một loài dịch hại
[30].
Bọ phấn Bemisia tabaci có nguồn gốc từ Ấn ðộ (Moand and Halsey,
1978) [35], trước ñó chúng ñược gọi với nhiều tên khác nhau.
Theo Frohlich và Brown (1994) [26] có 3 nhóm bọ phấn dễ nhận biết
ñó là: nhóm bọ phấn mới, nhóm bọ phấn Ấn ðộ và nhóm bọ phấn cũ. Sự khác
nhau ở các nhóm bọ phấn này ñã ñược phân biệt ở mức tế bào.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


Dưới sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật hiện ñại ngày nay người ta ñã
cho biết sự biến ñộng về gen của bọ phấn ñã hình thành nên dạng sinh học B
(B - biotype), ñiều này ñược báo cáo lần ñầu tiên ở thập niên 80 của thế kỉ thứ
20 và hình thành nên loài mới. Loài này ñược công bố và chấp nhận dưới một
tên mới là Bemisia argentifolii (Bellow et al, 1994) [18].
Sự khác nhau giữa hai nòi sinh học A và B là: Loài Bemisia argentifolii
ăn tạp và mắn ñẻ hơn, chúng gây rối loạn ñộc tố cho cây trồng ñồng thời có
enzim không ñặc hiệu.
Một số dạng sinh học cũng ñược tìm thấy ở Isarel, Ai Cập là N biotype và Q - biotype. ðó chỉ là sự tổ hợp giữa các biotype trong loài và
chưa có những nét cơ bản ñể trở thành loài mới.
Loài Bemisia argentifolii ñược tìm thấy nhiều ở Mỹ, Pháp, Nhật,
Colombia, Ai Cập, Trung Quốc...[41].
2.1.2. Kết quả nghiên cứu bọ phấn

2.1.2.1. Thành phần loài bọ phấn
Có trên 1000 loài bọ phấn trên thế giới. Có 20 loài xuất hiện ở Hawaii,
12 loài nguy hiểm trong ñó ñược sinh ra khoảng 20 năm lại ñây. Bọ phấn
khoai lang là một trong những loài nguy hiểm hơn trong số chúng. Loài sâu
hại này ñược mô tả lần ñầu tiên ở Greece

vào năm 1889 với tên gọi

Aleyrodes tabaci trên cây thuốc lá [43].
Bọ phấn họ Aleyrodidae có rất nhiều loài hại trên cây trồng.
Trên cây cam quýt ñã xác ñịnh ñược 3 loài bọ phấn gây hại ñó là:
Aleurocanthus woglumin Ashby, A. spiniferus Quaitance, Bemisia sp
2.1.2.2. Một số ñặc ñiểm hình thái của bọ phấn Bemisia tabaci
* Pha trứng
Trứng bọ phấn hình bầu dục, có cuống ngắn ñính vào bề mặt lá cây,
kích thước trứng dài khoảng 0,2 mm. Màu sắc của trứng thay ñổi từ màu trắng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


kem sang màu vàng nhạt rồi ñến nâu do sự thay ñổi của noãn hoàng. Vỏ trứng
ñược bao bọc bởi một lớp keo gelatin mỏng (Simon, 1994) [48].
*Pha sâu non
Sâu non bọ phấn màu vàng nhạt, hình ô van, ñẫy sức kích thước từ 0,7 0,9 mm. Sâu non có 3 tuổi. Sâu non mới nở bò rất chậm chạp ra xung quanh.
Tuổi 2 và tuổi 3 nằm im một chỗ.
Về hình thái cả 3 tuổi của sâu non có hình thái tương tự nhau, chúng
chỉ khác nhau về kích thước giữa các tuổi. Tổng thời gian phát dục của pha
sâu non từ 5 - 9 ngày.
*Pha nhộng
Sự hoá nhộng xảy ra ngay ở trên lá.
Nhộng của bọ phấn thuộc loại nhộng giả, hình bầu dục không ñều, màu

sáng có các túm lông ở hai bên sườn lưng. Số ñôi lông cứng của bọ phấn tuỳ
thuộc vào kí chủ: nếu bọ phấn sống ở cây có lá nhẵn thì không có lông cứng,
còn bọ phấn sống ở cây có nhiều lông tơ thì có từ 2- 8 ñôi lông cứng.
Nhộng của bọ phấn Bemisia tabaci không ñều sườn bên hình sọc chéo,
lông cứng mịn và ngắn hơn. Máng ñẻ trứng luôn cắm sâu vào bên trong, dài
gần bằng râu ñầu. Chiều dài máng ñẻ trứng của Bemisia tabaci ngắn hơn của
bọ phấn B. argentifolii và B.afer
*Pha trưởng thành
Theo Simon (1999) [49] trưởng thành của bọ phấn có chiều dài 1 - 1,3
mm. Râu ñầu của trưởng thành rõ ràng, mắt kép màu ñỏ. Cơ thể trưởng thành
màu vàng nhạt, bên ngoài phủ một lớp bột màu trắng giống như phấn, chân
dài và mảnh. Cơ thể bọ phấn cái lớn hơn cơ thể bọ phấn ñực. Khi ñậu Bemisia
tabaci cánh phủ kín cơ thể, hai cánh úp vào nhau hình mái nhà.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


2.1.2.3. ðặc tính sinh vật học, sinh thái học của bọ phấn
Trưởng thành bọ phấn trắng bay yếu, nhưng trong không khí gió cũng
làm cho chúng di chuyển ñi xa, thông thường là 2 km có khi lên tới 7 km. Tất
cả các giai ñoạn của chu kì phát triển chúng ñều ở trên cây và hoa của các loài
kí chủ [7].
Trưởng thành của bọ phấn thường ñẻ trứng ở mặt dưới của lá non và lá
bánh tẻ thành từng cụm 4 - 6 quả, cuống trứng ñược ñính vào lá theo chiều
vuông góc với mặt phẳng của lá. Mỗi con trưởng thành cái ñẻ 150 quả trứng,
thời gian ñẻ kéo dài 5 - 9 ngày (Jonh. L. C., 2001 ) [ 30].
Bọ phấn mới nở bò chậm chạp, từ tuổi 2 trở ñi chúng sống cố ñịnh một
chỗ và tiếp tục chích hút dịch cây. Thời gian phát dục, khả năng sống sót của
các pha, khả năng ñẻ trứng, tuổi thọ của trưởng thành phụ thuộc chặt chẽ vào
ký chủ, ẩm ñộ, nhiệt ñộ.
Tại Hàn Quốc, Ann Ki Su (2001) [17] theo dõi thời gian phát dục các

pha của bọ phấn Bemisia tabaci trên các cây kí chủ khác nhau ở các ngưỡng
nhiệt ñộ khác nhau cho biết:
Tuổi thọ của trưởng thành ở nhiệt ñộ 20oC và 30o C tương ứng là 23,6
ngày và 14 ngày; khả năng ñẻ trứng cao nhất ở nhiệt ñộ 25oC là 103,3 quả.
Thời gian phát dục, khả năng ñẻ trứng, tuổi thọ của trưởng thành phụ
thuộc chặt chẽ vào ký chủ: Thời gian phát dục trước khi vũ hoá trên cây ớt là
28,1 ngày, cây lá ñỏ là 22,2 ngày, trên cây cà chua là 21,2 ngày. Tỷ lệ trứng
nở cao nhất ở trên cây ớt cay (90,3%). tuổi thọ của trưởng thành cao nhất trên
cây cà tím là 26,5 ngày. Khả năng ñẻ trứng của trưởng thành cao nhất là ở trên
cây cà chua và cà tím.
Khi nghiên cứu sự lựa chọn kí chủ của bọ phấn tại Pakistan, Attique
(2001) [16] cho biết: bọ phấn thích ñẻ trứng trên những bộ phận già của các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


cây họ cà ñặc biệt là cà tím nhưng sự phát triển tốt nhất trên cây dưa bở, vòng
ñời trung bình ñạt 18,5 - 22,5 ngày.
Trên cây khoai lang bọ phấn thường ñẻ trứng 2 - 5 ngày sau khi vũ hoá,
mỗi ngày ñẻ trung bình 5 quả, một trưởng thành cái ñẻ từ 50 - 100 quả, cá biệt
một cá thể cái có thể ñẻ ñược 300 trứng [30].
Murugan (2001) [37] ñã ñặt bẫy dính trên cánh ñồng trồng bông ở
Coimbatace (Ấn ðộ ) cho biết: từ tháng 9 ñến tháng 3 năm sau lượng mưa
thấp, nhiệt ñộ cao, cường ñộ ánh sáng lớn, ñộ ẩm trung bình ñã tạo ñiều kiện
cho bọ phấn sinh sôi nảy nở nên mật ñộ bọ phấn cao. Từ tháng 5 - 8 mưa
nhiều nên mật ñộ thấp. ðỉnh cao của mật ñộ bọ phấn tù tháng 11 ñến tháng 1
năm sau.
2.1.2.4. Tác hại của bọ phấn
Bọ phấn Bemisia tabaci có phổ kí chủ rất rộng. Theo Coudiet và cộng
sự (1985) [22] trên thế giới có tới 500 loài cây trồng là kí chủ của bọ phấn,
trong ñó ở Florida có tới 50 loài cây bị hại như khoai lang, dưa chuột, dưa

thơm, dưa hấu, bí ngô, cà ớt,... Bọ phấn thích sống trên cây trồng này hay cây
trồng khác tuỳ theo vùng sinh thái. Ở Florida bọ phấn thích sống trên cây
khoai lang, dưa chuột, bí ngồi hơn là trên cây súp lơ xanh, cà rốt [30]. Ở ðài
Loan thứ tự ñó là cà tím, cà chua, khoai lang, dưa chuột, ñậu xanh.
Bọ phấn là côn trùng có kiểu miệng chích hút, chúng gây hại cho cây
trồng bằng cả con ñường trực tiếp và gián tiếp.
Bọ phấn non và bọ phấn trưởng thành chích hút nhựa cây ở lá và những
bộ phận non làm lá có ñốm hoặc tạo thành những vùng màu vàng. Mật ñộ bọ
phấn cao gây hại nặng thì chỉ gân lá còn màu xanh (Jonh, 2001) [30].
Khi nghiên cứu tác hại của bọ phấn một số chuyên gia của bộ công nghiệp
và thuỷ sản Queesland cho biết: con trưởng thành chích hút nhựa cây làm cho
cây còi cọc, lá vàng, trái chín không ñều. Trong khi hút nhựa chúng tiết ra dịch
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


ngọt mà từ nơi ñó mốc ñen phát triển rất nhanh, làm ñen lá và quả [7].
Nói về tác hại của bọ phấn trắng, các nhà nghiên cứu tại ðại học
Zhejiang, Hàng Châu, Trung Quốc gọi chúng là loài côn trùng “siêu phát tán”.
Trong 20 năm qua loài bọ phần trắng Bemisia tabaci bành trướng ra khắp
mọi nơi trên thế giới với tốc ñộ chóng mặt. Chúng lá kẻ thù lớn nhất của mùa
màng với tổng thiệt hại hàng năm lên tới vài trăm triệu USD. Ngoài ra, sự di
chuyển ồ ạt của bọ phấn luôn kéo theo sự bùng nổ các ñại dịch ở thực vật có
tên Begomo gây nên, ñây là loài virus sống kí sinh trên cơ thể bọ phấn [15].
Mật ñộ của trưởng thành bọ phấn khoảng 3 con/lá ñã làm giảm 10%
năng suất của dưa thơm. Sự mất năng suất sẽ xảy ra khi mật ñộ bọ phấn là 0,5
sâu non/7,6cm2 lá [40].
Trên cây họ bầu bí khi bị biotype B của bọ phấn phá hại với triệu chứng
mép lá cứng, giòn, quả bị nhạt màu. Bọ phấn gây hại trên cây ở tất cả các giai
ñoạn sinh trưởng của cây cho ñến khi thu hoạch [45].
Không chỉ gây hại trực tiếp, bọ phấn Bemisia tabaci còn gây hại gián

tiếp cho cây trồng ñó là truyền bệnh virus. Theo Lima và cộng sự (2002) [33],
ngày nay bọ phấn Bemisia tabaci ñã trở thành dịch hại nguy hiểm trong nông
nghiệp ở trên thế giới, nó là trung gian truyền bệnh hơn 60 loài virus thuộc
giống Germinivirus, closterovirus, Nepovirus, Carlavirus và virus phân tử
DNA dạng hình gậy (Markham và cộng sự, 1994) [34]. Trong số ñó thì
Germinivirus là giống quan trọng nhất, nó có thể làm mất năng suất cây trồng
từ 20. 100% (Brown và Bird, 1992) [19]. Germinivirus gây ra rất nhiều triệu
chứng trên cây trồng bao gồm: khảm vàng, xoăn vàng, xoăn lá lùn cây và
xoăn lùn ...
Bọ phần truyền virus gây bệnh xoăn vàng lá cà chua (TYLCV) làm mất
mát năng suất cà chua trầm trọng [7].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


Shu - Sheng Liu, nhà côn trùng học tại ðại học Zhejiang, và cộng sự ñã
tiến hành thử nghiệm với bọ phấn trắng Bemisia tabaci. Họ cho loài côn
trùng này tiếp xúc với cây thuốc lá sạch bệnh, sau ñó lại ñem chúng tới những
cánh ñồng thuốc lá bị nhiễm virus begomo. Họ nhận thấy rằng, những con bọ
phấn trên ruộng thuốc lá nhiễm virus có tuổi thọ cao hơn 6 ñến 7 lần, khả
năng sinh sản gấp 12 ñến 18 lần so với những con ăn cây thuốc lá bị bệnh.
Sau 8 tuần, số lượng bọ phấn trắng ở những ruộng nhiễm virus tăng gấp 13
lần so với so với số lượng bọ phấn sống trên ruộng thuốc lá sạch bệnh.
Các nhà khoa học ñã phán ñoán rằng virus có thể hỗ trợ bọ phấn trắng
bằng cách làm cho cây gục ngã, giải phóng amino axit ñể bọ phấn trắng có thể
lấy làm thức ăn. Một hướng giải thích khác là virus ñã vô hiệu hoá khả năng
tiết chât ñộc chống lại bọ phấn của cây [15].
2.1.2.5. Biện pháp phòng trừ bọ phấn
* Biện pháp vật lí:
Trưởng thành bọ phấn Bemisia tabaci có xu tính ñối với màu vàng
cho nên ñã có một số công trình nghiên cứu, sử dụng bẫy dính màu vàng ñể

phòng trừ bọ phấn.
Dùng bẫy keo màu vàng cò thể phát hiện sự tràn lan của loài ruồi trắng
lá bạc (bọ phấn trắng) ở các giai ñoạn ñầu của chúng [7].
Murigan (2001) [26] quan sát trưởng thành bọ phấn trên bẫy dính màu
vàng ñặt trên ruộng trồng bông ở Ấn ðộ trong 17 tuần mùa ñông và 16 tuần
mùa hè thấy mật ñộ bọ phấn giảm.
*Biện pháp canh tác, kĩ thuật
Luôn kiểm tra cây ñể phát hiện kịp thời các giai ñoạn trứng, sâu non,
nhộng, trưởng thành ở phía dưới mặt lá [7].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


Trung tâm nghiên cứu giáo dục vùng vịnh Pradenton thuộc bang Floria
(Mỹ) ñã tiến hành nghiên cứu biện pháp che phủ mặt ñất bằng màng nilon có
màu sắc khác nhau ñể hạn chế mật ñộ bọ phấn, kết quả là với mật ñộ bọ phấn
thấp thì chưa có sự sai khác về năng suất nhưng ở mật ñộ bọ phấn cao thì
công thức che phủ nilon màu vàng cho năng suất cao nhất, tiếp ñến là da cam,
ánh bạc kết hợp với việc phun dầu ñậu nành [46].
*Biện pháp sinh học:
Bọ phấn Bemisia tabaci cũng bị kí sinh, các loại bắt mồi ăn thịt và nấm
bệnh gây hại.
Nhiều loại nấm ñược tìm thấy trong quần thể Bemisia là Verticillium
lecanii, Paecilomyces fumosoroseus, Peacilomyces farinosus, Aschersonia
aleyrodis và Beauveria bassiana, chúng là tác nhân gây bệnh cho bọ phấn.
Tuy nhiên những nấm gây bệnh này không ñược dùng rộng rãi [43].
Trong ñiều khiển tự nhiên kí sinh chỉ ñạt mật ñộ cao vào các giai ñoạn
cuối của cây trồng và những nơi ít sử dụng thuốc BVTV. Thực tế ñó cho thấy
vấn ñề sử dụng thiên ñịch ñể phòng trừ bọ phấn là việc làm rất khó khăn hiện
nay trong khi vẫn sử dụng thuốc BVTV một cách tràn lan.
Trong giáo trình biện pháp sinh học bảo vệ thực vật [6] ñã liệt kê các

loài thiên ñịch của bọ phấn ñược sử dụng phổ biến ở châu Âu: ñó là
Delphastus pusillus (1993), Dicyphus tamaninii (1996), Encarsia formosa
(1998), Eretmocerus californicus (1995), Eretmocerus

mundus (1995),

Macrolophus caliginosus (1994), Macrolophus pymaeus(1994), Paecilomyces
fumosoroseus (1997), Verticillium lecanii (1990). Trong ñó có loài Encarsia
formosa ñược nhân nuôi và sử dụng rộng rãi nhất trong nhà kính [6], [28].
Tuy nhiên hai loài ong Encarsia ruteola và Eretmocerus ñã ñược ñưa
vào phòng trừ bọ phấn trên cây bông ở Isarel không thành công do gặp sự cố
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


(Ryvany và Gerling, 1987) [42].
Ở Úc và nhiều nơi trên thế giới ñã sử dụng con ong vò vẽ sống kí sinh
trên bọ phấn như là một thành phần chính của chương trình sinh học và tỏ ra
rất thành công vì nó làm giảm ñáng kể tác hại của bọ phấn trắng [7].
*Biện pháp hoá học:
Sử dụng thuốc hóa học ñể trừ bọ phấn ñạt kết quả nhanh chóng và hiệu
quả nhất. Các loại thuốc hoá học ñể trừ bọ phấn ở mỗi vùng, mỗi nước là khác
nhau tuỳ theo ñiều kiện môi trường và tập quán canh tác.
Rất nhiều nghiên cứu ñã khẳng ñịnh rằng việc phòng trừ bọ phấn là công
việc khó khăn bởi vì bọ phấn có phổ kí chủ rộng (500 loài), các giai ñoạn phát
dục ñều ở mặt dưới lá, trưởng thành di ñộng mạnh và chúng có tính kháng
thuốc cao.
Năm 1981, 1990, 1991 ở Ai Cập nông dân ñã phun thuốc 8 -10 lần/vụ
cà chua mà vẫn mất năng suất khoảng 30 - 35 %. Vào những năm 90 của thế
kỉ thứ 20 các loại thuốc ñể phòng trừ bọ phấn có hiệu quả là Applaud,
Sumilarv, Pegasus... và ñặc biệt thuốc Admire trừ bọ phấn tuổi 3 và nhộng bọ

phấn rất có hiệu quả (Nakhla và cộng sự, 1998) [38].
Tại Ấn ðộ ñã sử dùng 8 loại thuốc hoá học ñể trừ bọ phấn Bemisia
tabaci trên cây cà tím cho thấy hiệu lực của thuốc vẫn kéo dài sau khi phun
thuốc 10 ngày ñối với các công thục xử lí thuốc Admire, Polytrin, Profenfos
(Dharmendar Singh, 2001) [23].
Trên cây khoai lang ñã dùng thuốc Sumilarv và Naostomosus ñể trừ bọ
phấn kết quả cho thấy hiệu lực của hai loại thuốc này 9 ngày sau khi phun là
92 % và 99,3% (Lee Young Su và cộng sự, 2002) [32].
Những loại thuộc hoá học kể trên có hiệu lực rất cao nhưng lại rất ñộc.
ðồng thời tính chống thuốc của bọ phấn Bemisia tabaci ñã xảy ra với các
thuốc như: Polytrin, Carbosulfan, Admire,... Tính kháng thuốc trừ sâu của bọ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


phấn ñã ñược phát hiện và nghiên cứu ở Equado và Colombia năm 2001 [21],
Ai Cập (Elkady H, 2003) [24], Mĩ ( Morin S, 2002) [36] và ở Isarel năm 2001
(Horowitz A R) [29].
Các chuyên gia của DPI & F (Department of Primary Industries and
Fisheries) [7] ñưa ra một số lưu ý khi sử dụng thuốc hoá học ñể trừ bọ phấn:
thuốc trừ sâu trên lá có tác dụng diệt trừ bọ phấn ở các giai ñoạn sâu non,
nhộng và trưởng thành. Khi sử dụng thuốc trừ sâu trên lá nên bao cây lại ñể
thuốc có hiệu nghiệm. Họ cũng cho rằng thuốc trừ sâu ở dạng ngấm vào ñất
có thể kiểm soát một cách hiệu quả hơn và tránh phòng trừ bọ phấn liên tục
bằng một loại hoá chất vì chúng có khả năng kháng thuốc rất cao.
* Biện pháp phòng trừ tổng hợp
Người ta ñã nghiên cứu tập tính của bọ phấn và cho biết: bọ phấn
trưởng thành thường chích hút những bộ phận non của cây và chúng thường
ñẻ ở lá già và lá bánh tẻ; ñồng thời người ta cũng thấy rằng từ sâu non tuổi 2
cho ñến khi hoá nhộng bọ phấn không di chuyển mà sống cố ñịnh ở một chỗ
nên ở tầng dưới thường có mật ñộ bọ phấn cao. Vì vậy việc tỉa bỏ lá già và

dọn sạch tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch là một biện pháp an toàn và hiệu
quả trong quản lí tổng hợp bọ phấn hại cây trồng (Gould và Naranjo, 1999)
[27].
Giữ cho khu vực không trồng trọt luôn ñược quang ñãng, phát quang
cây cây cối xung quanh nhà lưới (ñây là nơi nuôi dưỡng loài ruồi trắng lá bạc
B. tabaci). Bỏ những cây bị sâu hại và tàn dư thực vật vào bao nilong và buộc
chặt ñể ngăn ngừa sự lan tràn trở lại [7].
Ngoài những biện pháp trên một số nước ñã dùng các biện pháp khác
ñể phòng trừ bọ phấn và tỏ ra rất có hiệu quả: ở Vênêduena dùng dịch chiết củ
tỏi có tác dụng xua ñuổi trưởng thành kết quả là mật ñộ bọ phấn giảm (Salasf,
2001) [45]; người ta dùng dịch chiết của cây xoan Ấn ðộ kết hợp với một số
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


thuốc thảo dược khác hoặc thuốc trừ sâu ñã làm giảm mật ñộ bọ phấn trên
ñồng ruộng và bảo vệ ñược thiên ñịch [31], [39], [44].
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1. Thành phần sâu nhện hại dưa chuột và thiên ñịch của chúng
Khi nghiên cứu thành phần dịch hại trên giống dưa chuột 783 nhập nội
trên ñịa bàn thành phố Hà Nội, người ta ñã xác ñịnh ñược 4 loài dịch hại ñó
là: Dòi ñục lá (Phytomyza atriconis), bọ trĩ (Thrips palmi Karmy), bọ phấn
(Bemisia sp.), rệp ñào (Myzus persicae) [3].
Vụ xuân hè 2001 khi ñiều tra thành phần dich hại và thiên ñịch trên dưa
leo và bầu bí ở vùng Hà Nội, nhóm nghiên cứu của chi cục BVTV Hà Nội cho
biết: có 5 loài sâu hại là dòi ñục lá (Phytomyza atriconis), bọ trĩ (Thrips palmi
Karmy), sâu xanh sọc dưa (Diaphania indica), rệp (Myzus persicae), bọ xít
(Aspougopres fuscus) trong ñó sâu xanh sọc dưa là ñối tượng xuất hiện rất
phổ biến. Hai loài thiên ñịch là bọ rùa ñỏ (Micraspis discolor) và nhện sói
(Lycosa pseudoannulata) xuất hiện với tần xuất bắt gặp 50% [2].
2.2.2. Kết quả nghiên cứu bọ phấn

2.2. 2.1. ðặc ñiểm hình thái của phấn Bemisia tabaci Gennadius
Khi nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học sinh thái của bọ phấn Bemisia tabaci
Gennadius hại dưa chuột hai tác giả Hà Quang Hùng và Nguyễn Thị Kim
Oanh (2007) [8] cho biết:
* Bọ phấn Bemisia tabaci Gennadius thuộc họ Aleyrodidae bộ cánh ñều
Homoptera là một trong những sâu hại quan trọng trên cây dưa chuột. Bọ
phấn chích hút dịch lá cây, ngọn cây, thân non, làm cho lá biến màu vàng cây
có thể héo và rụng lá, ngoài ra chúng còn là môi giới truyền bệnh virus cho
cây.
Trưởng thành của bọ phấn toàn thân và cánh phủ một lớp phấn màu
trắng, dưới lớp phấn trắng thân có màu vàng nhạt [8].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


- ðặc ñiểm của pha trứng.
Sau khi trưởng thành giao phối 2 - 3 ngày thì ñẻ trứng, trứng ñược ñẻ ở
mặt dưới của lá thành từng cụm hình vòng tròn hoặc nằm rải rác ở mặt dưới
của lá. Khi mới ñẻ trứng có màu trắng trong, lúc trứng sắp nở có màu nâu
xám, trứng hình bầu dục có cuống, bề mặt trứng nhẵn [8].
Trần Văn Khải (2006) [9] cho biết trứng hình quả lê, vỏ nhẵn và mỏng,
màu trong suốt, một ñầu của trứng dính chặt vào lá của cây kí chủ, trứng dài
0,19 mm, rộng 0,09 mm.
- ðặc ñiểm của pha sâu non:
Sâu non của bọ phấn có 3 tuổi, lúc mới nở có màu trắng trong sau
chuyển sang màu trắng vàng và màu trắng nhạt, cơ thể hình ô van, có hai mắt
màu ñen rất rõ.
Tuổi 1 sâu non có màu trắng trong, có chân và chúng có thể di chuyển
chậm chạp dưới bề mặt lá [8].
Khi nghiên cứu hình thái của bọ phấn trắng, Trần Văn Khải (2006) [9] mô
tả: ấu trùng tuổi 1 có màu vàng hơi sậm, dài 0,3 mm, rộng 0,14 mm. Có hai mắt

màu nâu ñen, 3 cặp chân, có hai râu và phía ñuôi có hai lông cứng rõ rệt.
Tuổi 2 sâu non có màu trắng vàng, hình bầu dục không có lớp sáp trắng
phủ lên cơ thể, phía ñuôi có 2 lông cứng, trên lưng có 2 vệt màu vàng cam ñối
xứng nhau qua trục cơ thể, tuổi 2 có chiều dài 0,39 mm, rộng 0,21mm [9].
Tuổi 3 sâu non có màu vàng nhộng, hình bầu dục, dài 0,51 mm,
rộng 0,29 mm
- ðặc ñiểm của pha nhộng:
Nhộng của bọ phấn có màu vàng, hai bên sườn có một số lông thưa,
nhìn rõ râu ñầu và chân, hai mắt rõ ràng, cơ thể hình bầu dục [8].
Trên lưng nhộng có 2 vệt màu cam.
- ðặc ñiểm của pha trưởng thành:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


×