Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến sinh sản của cá rô phi vằn (oreochromis niloticus) chọn giống dòng novit 04

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.93 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------& ---------

NGUYỄN THỊ HOA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG PROTEIN
TRONG THỨC ĂN ĐẾN SINH SẢN CỦA CÁ RÔ PHI VẰN
(Oreochromis niloticus) CHỌN GIỐNG DÒNG NOVIT 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Nuôi trồng thuỷ sản
Mã số: 60.62.70
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Công Dân

HÀ NỘI - 2008

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu viết trong bản luận văn này là trung thực và
chưa từng công bố ở bất kỳ công trình hay báo cáo học thuật nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi số liệu, thông tin trích dẫn trong bài luận văn này
đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Thị Hoa

i




LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản
1, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Dự án NORAD, Dự án Iternship đã tạo
điều kiện cho em tham gia khoá học và hoàn thành bản luận văn!
Em xin gửi tới các thầy cô giáo tham gia giảng dạy lớp Cao học thủy sản
niên khoá 2006 - 2008 lời cảm ơn sâu sắc. Sự tận tình của các thầy cô đã giúp cho
em có kiến thức tổng hợp vô cùng quý báu góp phần hoàn thiện bản luận văn của
mình!
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn: TS. Nguyễn
Công Dân, người đã định hướng và không quản ngại khó khăn dành thời gian chỉ
bảo em tận tình trong suốt quá trình thực hiện bản luận văn này!
Lời cảm ơn chân thành xin được gửi tới TS. Phạm Anh Tuấn và ThS. Trần
Đình Luân đã luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt thời
gian triển khai thực hiện đề tài cũng như hoàn thành bản luận văn!
Qua đây em xin được cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của thầy giáo: PGS.TS. Vũ
Duy Giảng và bạn Tống Hoài Nam đã luôn ủng hộ và có những góp ý chân thành
nhất để hoàn thiện bản luận văn!
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các cô các chú, anh chị em bạn bè đồng
nghiệp của phòng Sinh học thực nghiệm, Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc cảnh
báo môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản khu vực miền Bắc, Phòng HTQT
- Đào tạo - Thông tin, Viện Nghiên cứu NTTS1. Sự giúp đỡ động viên của mọi
người đã giúp em hoàn thành nghiên cứu của mình!
Cuối cùng em xin được cảm ơn những thân trong gia đình luôn là chỗ dựa
tinh thần cho bản thân em trong suốt khóa học và mãi sau này!
Bản luận văn của em sẽ không thể hoàn thiện hơn nếu không có sự góp ý của
các thầy cô giáo, anh chị em và bạn bè đồng nghiệp cùng tất cả các bạn trong lớp!
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Nguyễn Thị Hoa

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................... ii
MỤC LỤC.................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................... vi
DANH MỤC ĐỒ THỊ ................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................. ix
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC...................................................................... x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................... 4
1. Giới thiệu về cá rô phi vằn chọn giống dòng NOVIT04 ....................... 4
2. Một số đặc điểm sinh học sinh sản chính của cá rô phi ........................ 6
2.1. Đặc điểm sinh sản của cá rô phi O.niloticus ..................................... 6
2.2. Tập tính sinh sản của cá rô phi ......................................................... 7
3. Chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản của cá rô phi ....................................... 10
4. Nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi........................................................ 11
4.1. Nhu cầu protein............................................................................... 11
4.2.Lipid.................................................................................................. 11
4.3. Carbohydrat ..................................................................................... 12
4.4. Vitamin ............................................................................................ 13
4.5. Khoáng............................................................................................. 13
5. Vai trò của protein trong thức ăn đối với đời sống của cá .................. 14
6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản cá rô phi ............... 15
6.1. Mật độ thả ghép cá bố mẹ................................................................ 15

6.2. Hàm lượng protein trong Thức ăn .................................................. 15
7. Điều kiện sinh thái và môi trường sống của cá rô phi. ..................... 17
7.1. Hàm lượng ôxy ................................................................................ 17
7.2. Nhiệt độ............................................................................................ 17
7.3. pH .................................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................... 19
1. Vật liệu nghiên cứu................................................................................. 19
1.1. Cá thí nghiệm .................................................................................. 19

iii


1.2. Thức ăn............................................................................................ 19
1.3. Ao thí nghiệm .................................................................................. 21
1.4. Giai thí nghiệm ................................................................................ 21
1.5. Hệ thống ấp trứng và cá con. .......................................................... 21
2. Bố trí thí nghiệm..................................................................................... 22
2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................... 22
2.2. Chăm sóc và quản lý........................................................................ 23
3. Thu thập và xử lý số liệu ........................................................................ 24
3.1. Phương pháp xác định hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn ....... 24
3.2. Phương pháp xác định các giai đoạn phát triển của trứng cá........ 26
3.3. Phương pháp thu thập số liệu về khả năng sinh sản của cá rô phi 29
3.4. Phương pháp thu thập số liệu về các chỉ số môi trường ................. 30
3.5. Xử lý số liệu ..................................................................................... 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................... 31
1. Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến khả năng sinh
sản của cá rô phi ......................................................................................... 31
1.1. Thời điểm tham gia sinh sản của cá................................................ 31
1.2. Hệ số thành thục.............................................................................. 33

1.3. Tỷ lệ đẻ............................................................................................. 35
1.4. Số lượng trứng và cá bột ................................................................. 36
1.5. Năng suất trứng............................................................................... 39
3.6. Sức sinh sản thực tế......................................................................... 40
1.7. Tỷ lệ nở ............................................................................................ 42
1.8. Số lượng cá bột ................................................................................ 44
1.9. Năng suất cá bột .............................................................................. 46
2. Theo dõi yếu tố môi trường nước ao.................................................... 48
2.1. Biến động nhiệt độ nước ao sinh sản .............................................. 48
2.2. Biến động hàm lượng ôxy hoà tan trong nước ao thí nghiệm ........ 50
2.3. Biến động độ pH môi trường nước ao............................................. 51
2.4. Theo dõi biến động hàm lượng ammonia (NH3)............................. 53
2.5. Theo dõi hàm lượng Nitrite ............................................................. 54
2.6. Theo dõi biến động nhiệt độ trong bể ấp trứng ............................... 54

iv


3. Hạch toán chi phí giá thành trên một đơn vị sản phẩm đầu ra. .......... 56
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................. 58
1. Kết luận................................................................................................... 58
2. Đề xuất ................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 60
I. Tài liệu trong nước................................................................................. 60
II. Tài liệu nước ngoài ................................................................................ 62
PHỤ LỤC.................................................................................................... 66

v



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các giai đoạn phát triển của trứng cá rô phi....................................7
Bảng 2.1: Khối lượng trung bình bố mẹ (TB±SE) trước khi đưa vào giai sinh
sản................................................................................................................ 19
Bảng 2.2: Tỷ lệ phối trộn nguyên liệu trong các công thức thức ăn .............. 20
Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng của các công thức thức ăn sau khi sản xuất
..................................................................................................................... 20
Bảng 3.1 Hệ số thành thục (HSTT %) của cá cái qua các lần kiểm tra.......... 34
Bảng 3.2: Tỷ lệ đẻ (%) của cá cái qua các lần thu trứng ............................... 35
Bảng 3.3: Số lượng trứng (hạt) và cá bột (con) thu được qua các lần thu...... 37
Bảng 3.4: Năng suất trứng qua các lần thu (hạt/kg cá cái cho đẻ) ................. 39
Bảng 3.5: Sức sinh sản thực tế (Số trứng/kg cá cái)...................................... 41
Bảng 3.6: Tỷ lệ nở (%) của trứng ở 3 công thức và các lần thu..................... 42
Bảng 3.7: Số lượng cá bột thu được (con) qua các lần thu trứng................... 44
Bảng 3.8: Năng suất cá bột qua các lần thu (con/kg cá cái đưa vào nuôi vỗ) 46
Bảng 3.9: Hạch toán chi phí của ba công thức thí nghiệm ............................ 56

vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 3.1: Tỷ lệ đẻ của cá qua các đợt thu trứng.......................................... 36
Đồ thị 3.2. Số trứng thu được qua các lần..................................................... 38
Đồ thị 3.3. Năng suất trứng trung bình qua các đợt thu................................. 40
Đồ thị 3.4: Sức sinh sản thực tế của cá ......................................................... 41
Đồ thị 3.5. Tỷ lệ nở của trứng ở các lần thu.................................................. 43
Đồ thị 3.6: Số lượng cá bột thu được qua các đợt ........................................ 45
Đồ thị 3.7: Năng suất cá bột qua các lần thu ................................................. 47
Đồ thị 3.8: Biến động nhiệt độ nước ao qua các tháng thí nghiệm ................ 49

Đồ thị 3.9: Biến động hàm lượng ôxy trong ao qua các tháng thí nghiệm..... 50
Đồ thị 3.10. Biến động độ pH trong môi trường nước ao.............................. 52
Đồ thị 3.11: Biến động hàm lượng NH3 trong môi trường nước ao............... 53
Đồ thị 3.12: Biến động hàm lượng NO2 trung bình các tháng ...................... 54
Đồ thị 3.13: Biến động nhiệt độ nước bể ấp trứng cá.................................... 55

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Đặc điểm cơ quan sinh dục phụ của cá rô phi ................................. 8
Hình 1.2: Cá rô phi cái đẻ trứng và ấp trong miệng ........................................ 9
Hình 2.1 : Ao và giai bố trí thí nghiệm nuôi vỗ và sinh sản cá rô phi............ 21
Hình 2.2: Hệ thống ấp trứng cá rô phi........................................................... 22
Hình 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi vỗ và sinh sản cá rô phi.................... 22
Hình 2.4: Chuẩn độ mẫu sau chưng cất xác định hàm lượng protein thô....... 25
Hình 2.5 : Kiểm tra buồng trứng của cá cái .................................................. 26
Hình 2.6: Sơ đồ quá trình làm tiêu bản mô tuyến sinh dục............................ 27
Hình 3.1a: Tế bào trứng cắt lát kiểm tra tháng 3 ........................................... 31
Hình 3.1b: Ảnh hiển vi cắt lát tế bào trứng kiểm tra 15/4/2008..................... 32
Hình 3.2: kiểm tra cá thí nghiệm vào buổi sáng sớm .................................... 51

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GIFT:

Genetic Improvement of Farm Tilapia


NORAD: Dự án nâng cao năng lực nghiên cứu, khuyến ngư, đào tạo cho Viện
nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 do chính phủ Na uy tài trợ.
NS:

Năng suất

Methy:

Methionin

Sys:

Systine

Lys:

Lysine

CT1:

Công thức 1

CT2:

Công thức 2

CT3:

Công thức 3


TB:

Trung bình

SE:

Standard error

Min:

Giá trị nhỏ nhất

Max:

Giá trị lớn nhất

ix


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Xác định độ ẩm của thức ăn sau khi sản xuất............................... 66
Phụ lục 2: Xác định hàm lượng chất béo của thức ăn sau khi sản xuất.......... 66
Phụ lục 3: Xác định hàm lượng protein của thức ăn sau khi sản xuất............ 66
Phụ lục 6: Tỷ lệ nở của trứng (%)qua các lần thu ......................................... 68
Phụ lục 7: Sức sinh sản thực tế của cá cái qua các lần thu ........................... 69
Phụ lục 8: Số lượng cá bột qua các lần thu ................................................... 70
Phụ lục 9: Năng suất cá bột qua các lần thu .................................................. 70
Phụ lục 10: Biến động nhiệt độ nước ao qua các tháng (oC).......................... 71
Phụ lục 1: Biến động hàm lượng ôxy nước ao qua các tháng (mg/l) ............. 71

Phụ lục 12: Số liệu theo dõi biến đổi độ pH nước ao qua các tháng.............. 71
Phụ lục 13: Biến động hàm lượng ammonia nước ao qua các tháng (mg/l)... 72
Phụ lục 14: Biến động hàm lượng nitrite nước ao qua các tháng (mg/l)....... 72
Phụ lục 15: Nhiệt độ nước trong bể ấp trứng ................................................ 73
Phụ lục 16: Phân tích phương sai về hệ số thành thục của cá cái .................. 74
Phụ lục 17: Phân tích phương sai về tỷ lệ đẻ của cá cái ................................ 74
Phụ lục 18: Phân tích phương sai về số lượng trứng của cá .......................... 74
Phụ lục 19: Phân tích phương sai về sức sinh sản thực tế của cá cái ............. 75
Phụ lục 20: Phân tích phương sai về Tỷ lệ nở của trứng ............................... 75
Phụ lục 21: Phân tích phương sai về năng suất trứng của cá ......................... 75
Phụ lục 22: Phân tích phương sai về số lượng cá bột .................................... 76
Phụ lục 23: Phân tích phương sai về năng suất cá bột................................... 76

x


MỞ ĐẦU
Cá rô phi là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao được nuôi ở rất nhiều nước
trên thế giới. Hiện nay cá rô phi là mặt hàng có giá trị thương mại trên toàn
cầu. Cá rô phi được nuôi chủ yếu ở các nước đang phát triển và là một nguồn
thu nhập quan trọng góp phần nâng cao sinh kế cho người dân ở những nước
thuộc châu Á và một số nước thuộc các châu lục khác (Phạm Anh Tuấn,
2007). Trong định hướng chiến lược quốc gia (2006 - 2015), Chính phủ Việt
Nam đã xác định nuôi cá rô phi là một đối tượng nuôi chính góp phần phát
triển nuôi trồng thuỷ sản.
Trong những năm gần đây, nhà nước đã đặc biệt quan tâm và đầu tư cho các
nghiên cứu, chương trình, dự án phát triển công nghệ giống và các công nghệ
nuôi cá rô phi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Một trong những nghiên
cứu nhằm thúc đẩy nghề nuôi cá rô phi nước ta đó là đó là chương trình chọn
giống cá rô phi dòng NOVIT04 của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.

Chương trình chọn giống cá rô phi của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1
đã và đang cung cấp một lượng lớn cá bố mẹ chất lượng tốt cho tất cả các tỉnh
thành trong cả nước. Trong đó chú trọng vào các Trung tâm sản xuất giống,
các trạm trại, công ty đủ năng lực và điều kiện sản xuất con giống có chất
lượng cao đáp ứng cho nhu cầu của người nuôi.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cá rô phi trên thế giới, công nghệ nuôi ngày một
tiên tiến và hiện đại đòi hỏi nhu cầu về con giống ngày càng cao. Ở nước ta,
sản xuất giống cá rô phi đang đứng trước thách thức lớn đó là nhu cầu tiêu thụ
giống ngày càng lớn mà số lượng sản xuất ra chỉ có hạn, gần như chỉ đáp ứng
được 50% nhu cầu. Do đó cần quan tâm và chú trọng đến kỹ thuật sản xuất

1


giống hợp lý đáp ứng nhu cầu giống trong từng điều kiện khác nhau (vùng địa
lý, sinh thái) (Nguyễn Trọng Hiền và ctv, 2006).
Trong những năm gần đây sản lượng giống rô phi ở nước ta giảm sút rõ rệt và
hầu như chỉ tập trung ở vụ xuân hè và từ 1-1,5 tháng cho mỗi vụ, số lượng cá
bột thu được ở mỗi lần sinh sản thấp. Năng suất và sản lượng cá bột rô phi ở
hầu hết các trung tâm giống, trạm trại bị giảm do nhiều nguyên nhân như: có
thể chương trình chọn giống chú trọng tạo ra những thế hệ con có tốc độ sinh
trưởng cao do đó hạn chế khả năng sinh sản của cá rô phi; theo Lwama và ctv
(1997. Trích Nguyễn trọng Hiền, 2006) thì nguyên nhân làm giảm chất lượng
và sản lượng cá bột là do cá bố mẹ bị stress. Yếu tố môi trường không đảm
bảo, chế độ dinh dưỡng thấp đã gây nên hiện tượng stress ở cá bố mẹ (Bhujel,
1999.). Do vậy nghiên cứu chế độ dinh dưỡng đặc biệt là hàm lượng protein
trong thức ăn cho cá bố mẹ trên một thế hệ chọn giống của cá rô phi là rất cần
thiết.
Một số nghiên cứu cho thấy nuôi vỗ cá rô phi bố mẹ với hàm lượng protein là
40% đã cho sản lượng cá bột nhiều hơn so với các khẩu phần protein thấp hơn

(Santiago và ctv); đối với nuôi vỗ cá rô phi O.niloticus trong bể xi măng khẩu
phần protein 35% cho số lượng cá bột nhiều hơn các khẩu phần protein khác
(Wee & Tuan, 1988). Tuy nhiên ở một số trung tâm, trại sản xuất giống rô phi
ở khu vực miền Bắc nước ta hàm lượng protein trong khẩu phần nuôi vỗ cá bố
mẹ từ 18 - 20% được áp dụng nhiều nhất. Đây cũng có thể là nguyên nhân
dẫn đến sức sinh sản của cá rô phi chọn giống bị giảm sút rõ rệt, việc sản xuất
gặp nhiều khó khăn. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề này trong điều kiện sản
xuất giống rô phi ở miền Bắc Việt Nam chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề
tài:

2


“Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến sinh
sản của cá rô phi vằn Oreochromis niloticus chọn giống dòng NOVIT 04”.
Mục tiêu của đề tài
Xác định hàm lượng protein trong khẩu phần thức ăn hợp lý cho giai đoạn
nuôi vỗ và sinh sản cá rô phi chọn giống dòng NOVIT04.
Nội dung nghiên cứu
• Đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến khả năng sinh
sản của cá rô phi: hệ số thành thục của cá bố mẹ, thời điểm bắt đầu tham gia
sinh sản của cá, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nở của trứng, sức sinh sản thực tế, số lượng
trứng, năng suất trứng, số lượng cá bột, năng suất cá bột.
• Theo dõi biến động một số yếu tố môi trường ao nuôi ảnh hưởng đến chất
lượng nước, làm cơ sở quản lý chất lượng nước ao nuôi vỗ, sinh sản: nhiệt độ,
pH, ôxy, NH3, NO2

3



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Giới thiệu về cá rô phi vằn chọn giống dòng NOVIT04
Cá rô phi vằn dòng GIFT (Genetic Improvement of Farm Tilapia) là kết quả
lai tạo của tám dòng cá rô phi khác nhau, trong đó bốn dòng cá được lấy
ngoài tự nhiên châu Phi và bốn dòng đã được nuôi ở các nước khác nhau
thuộc châu Á. Quá trình lai tạo này được thực hiện tại Trung tâm cá thế giới
trụ sở đặt tại Phillipine.
Sau khi lai tạo thành công, cá rô phi dòng GIFT đã dược chọn giống nhằm
nâng cao tốc độ sinh trưởng. Qua các thế hệ chọn giống tại Phillipine đã
khẳng định dòng cá rô phi chọn giống cho kết quả tăng trưởng cao. Do vậy
chúng đã được phát tán đi nuôi thử nghiệm ở một số nước như: Bangladesh,
Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam,…Kết quả nuôi thử nghiệm cho thấy dòng
cá rô phi chọn giống cho kết quả tăng trưởng cao hơn hẳn so với các dòng cá
rô phi khác đang được nuôi tại những nước này.
Ưu điểm của cá rô phi chọn giống dòng GIFT có tốc độ tăng trưởng nhanh,
thời điểm tham gia sinh sản muộn hơn, số lần đẻ trong năm thưa hơn so với
các dòng cá rô phi khác. Cá rô phi dòng GIFT được nhập vào nước ta tại Viện
nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 để tiếp tục nghiên cứu:
• Lần 1: nhập về năm 1994 từ thế hệ chọn giống thứ 2 của ICLARM tại
Phillippin. Sau khi được nhập về Việt Nam dòng cá này được nuôi thử
nghiệm so sánh tốc độ tăng trưởng với các dòng cá khác như: dòng Việt,
dòng Thái lan. Kết quả cho thấy cá rô phi chọn giống dòng GIFT có tốc
độ tăng trưởng cao hơn hẳn cá dòng Việt và dòng Thái lan.

4


• Lần 2: nhập về năm 1997 từ cá chọn giống thế hệ thứ 5 của ICLARM tại
Phillipine.
Đàn cá nhập về năm 1997, sau khi được thuần hóa được sử dụng làm vật liệu

cho sinh sản tạo ra thế hệ ban đầu phục vụ chương trình chọn giống cá rô phi
theo hai tính trạng tăng trưởng và khả năng chịu lạnh. Từ năm 1999 đến năm
2004, kết quả chọn giống cá rô phi dòng GIFT đã tạo ra 5 thế hệ có tốc độ
tăng trưởng cao hơn 30% so với các dòng cá gốc nhập về ban đầu, khả năng
chịu lạnh tốt hơn trong điều kiện mùa đông ở miền Bắc. Kết quả nuôi thử
nghiệm cá rô phi chọn giống dòng GIFT qua các năm tại một số địa phương ở
nước ta như: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình,
Nghệ An,…đều cho kết quả tốt. Năm 2004 cá rô phi chọn giống dòng GIFT
đã được đăng ký với Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam và gọi tên là cá rô phi
chọn giống dòng NOVIT04 . Năm 2005 cá rô phi chọn giống của Viện
Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã được trao tặng giải thưởng Khoa học
sáng tạo (VIFOTEX). Hiện nay cá rô phi chọn giống NOVIT04 không những
được đánh giá chất lượng cao ở thị trường trong nước mà xuất khẩu sang một
số nước trên thế giới với ứng dụng nghiên cứu và sản xuất giống (Trần Đình
Luân và ctv, 2006). Chương trình chọn giống cá rô phi thực hiện trong thời
gian dài từ năm 1999 đến năm 2007, qua 8 thế hệ chọn giống tốc độ tăng
trưởng và khả năng chịu lạnh của cá vẫn được tăng lên. Do vậy chương trình
chọn giống vẫn được tiếp tục, trong những năm tới cá rô phi chọn giống sẽ có
tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa phục vụ nhu cầu sản xuất giống và nuôi cá rô
phi thương phẩm trong cả nước.

5


2. Một số đặc điểm sinh học sinh sản chính của cá rô phi
2.1. Đặc điểm sinh sản của cá rô phi O.niloticus
Trong tự nhiên cá rô phi O.niloticus sinh sản muộn hơn cá O. mossambicus
(Macintosh và Little, 1995). Khi điều kiện môi trường thuận lợi, giàu dinh
dưỡng, cá rô phi lớn nhanh và phát dục ở kích cỡ lớn, ngược lại trong điều
kiện môi trường không đầy đủ chế độ dinh dưỡng, cá thành thục ở kích thước

nhỏ (Low - McConell,1982). Sự phát dục và thành thục lần đầu của cá rô phi
phụ thuộc vào loài cá, môi trường sống và chế độ dinh dưỡng (Nguyễn Thị
An, 1999). Trong tự nhiên cá rô phi thành thục lần đầu sau 4-6 tháng tuổi khi
cá đạt trọng lượng từ 100 - 150g (Heppher và Pruginin, 1982; Phạm Văn Nhỏ,
1996; Nguyễn Công Dân, 1998 a,b). Chu kỳ sinh sản của cá rô phi thường
kéo dài 3 - 4 tuần (Little và Macintosh, 1995). Ở Việt Nam trong điều kiện
nuôi vỗ trong ao, cá rô phi dòng GIFT phát dục muộn hơn các dòng cá khác,
chúng thường phát dục sau năm tháng nuôi. Chu kỳ sinh sản là 30 - 35 ngày
trên một lứa đẻ. Ở các tỉnh phía Nam ấm quanh năm chúng có thể đẻ 11-12
lần/năm, còn ở miền Bắc cá chỉ đẻ 5-6 lần/năm. Khi nhiệt độ nước xuống
dưới 20oC kéo dài trong nhiều ngày, cá rô phi ngừng sinh sản (Nguyễn Công
Dân và Trần Văn Vỹ, 1996). Cá rô phi thuôc nhóm cá đẻ nhiều lần trong năm,
mỗi lần đẻ từ vài trăm trứng đến vài nghìn trứng (Macintosh and Little, 1995).
Sau khi đẻ, giải phẫu buồng trứng có thể quan sát thấy tất cả các pha phát
triển của noãn bào từ thể noãn bào non nhất cho tới trạng thái trứng chín sẵn
sàng rụng (Nguyễn Thị An, 1999).
Trong những nghiên cứu về sự phát triển buồng trứng của cá rô phi cho thấy,
sự phát triển của trứng được chia làm 6 giai đoạn như những loài cá khác.
Tiêu chuẩn phân chia các giai đoạn của trứng dựa vào kích thước của noãn

6


bào có trong màng buồng trứng. Theo Tacon và ctv (1996) mô tả các giai
đoạn phát triển của tế bào trứng cá rô phi được thể hiện ở bảng 1.1
Bảng 1.1: Các giai đoạn phát triển của trứng cá rô phi
Giai đoạn

Kích thước noãn bào (µm)


1

500 – 700

2

800 – 1000

3

1100 – 1300

4

1400 – 1600

5

> 1700

6

500 - 700 - > 1700
Nguồn: Tacon và ctv (1996)

Cá rô phi đẻ nhiều lần trong năm nên việc nghiên cứu về khả năng sinh sản
của chúng rất khó khăn. Khả năng sinh sản của cá rô phi được xác định bởi số
lượng trứng trong một lần đẻ. Theo Ranna (1988), Macintosh and Little
(1995) đã chỉ ra rằng khả năng sinh sản của cá tăng lên theo sự gia tăng của
chiều dài thân cá. Cá cái có kích thước nhỏ thường thành thục sớm và dễ đẻ

hơn so với cá cái có kích thước lớn (Nguyễn Thị An, 1999). Cá cái kích thước
lớn và già hơn thường đẻ nhiều trứng hơn cá cái nhỏ (Bongco, 1991).
2.2. Tập tính sinh sản của cá rô phi
Đối với cá rô phi, sự phát triển và hình thành các đặc điểm, dấu hiệu sinh dục
phụ được thể hiện rất rõ ở cả con đực và con cái trước và khi tham gia sinh
sản (Ambali, 1990). Cá đực đến tuổi phát dục, mép vây đuôi, vây lưng, vây
bụng có màu rực rỡ (từ hồng tím đến xanh đen) giống như “khoác bộ áo cưới”
(Trần Đình Luân, 2006). Cá cái có màu hơi vàng ở cổ, không có gì thay đổi

7


về màu sắc bên ngoài. Quan sát lỗ huyệt sinh dục có thể phân biệt được cá
đực cá cái (Hình 1.1) như sau:
+ Cá đực: có hai lỗ, phía trước là lỗ hậu môn, phía sau là rãnh huyệt (huyệt
niệu sinh dục).
+ Cá cái: có ba lỗ, phía trước là lỗ hậu môn, phía sau là lỗ niệu sinh dục và ở
giữa là lỗ sinh dục.

Đầu cá đực
Cơ quan sinh dục cá đực

Đầu cá cái
Cơ quan sinh dục cá cái

Hình 1.1: Đặc điểm cơ quan sinh dục phụ của cá rô phi
(Nguồn: Kỹ thuật nuôi và sản xuất giống rô phi dòng NOVIT04 của dự án
NORAD)
Khi cá đã thành thục sẵn sàng tham gia sinh sản, chúng đào tổ sẵn trên nền
đáy ao (đường kính tổ từ 20-30cm). Cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực tiết sẹ thụ

tinh cho trứng.
Sau khi trứng đã được thụ tinh, cá cái hút trứng và ấp trứng trong miệng. Thời
gian ấp trứng được tính từ khi cá được thụ tinh đến khi cá bột tiêu hết noãn
hoàng và có thể bơi lội tự do. Thời gian này kéo dài khoảng 10 ngày tuỳ theo
nhiệt độ môi trường. Cá bố mẹ còn tiếp tục bảo vệ và chăm sóc cá con đến khi
chúng có thể tự kiếm ăn được, thường thời gian chăm sóc kéo dài khoảng 1-4
ngày. Trong suốt thời gian ấp trứng cá mẹ không bắt mồi cho đến khi cá bột
nở ra và bơi thành đàn khoẻ mạnh (Masintosh and Little, 1995). Thời gian

8


phát triển của tứng phụ thuôc vào nhiệt độ, theo Macintosh và Little (1995), ở
nhiệt độ 200C thời gian ấp của cá rô phi kéo dài khoảng 10-15 ngày, ở nhiệt
độ 280C là 4-6 ngày và khi nhiệt độ tăng lên đến 340C thì thời gian ấp trứng
chỉ còn từ 3-5 ngày.

Hình 1.2: Cá rô phi cái đẻ trứng và ấp trong miệng
(Kỹ thuật nuôi và sản xuất giống rô phi dòng NOVIT04 của dự án NORAD)
Khi cá bắt đầu bơi lội tự do, chúng thường tập hợp thành đàn bơi nơi nước ấm
và nông xung quanh ao (Haller & Parker, 1981). Giai đoạn đầu cá rô phi ăn
động vật phù du, sau chuyển sang ăn động vật và các loại ấu trùng, động vật
trong nước và ở đáy ao. Trong điều kiện ấp nhân tạo cá con mới nở gặp phải
điều kiện không đảm bảo như trong miệng của mẹ chúng nên ảnh hưởng đến
tỷ lệ sống của chúng. Thời gian này kéo dài từ 10-12 ngày (Macintosh, 1985).
Cá cái bắt đầu bắt mồi tích cực sau khi kết thúc đợt ấp trứng để chuẩn bị cho
đợt đẻ kế tiếp (Macintosh, 1985). Chúng kiếm ăn mạnh nhất khi thời kỳ ấp
trứng đã kết thúc hoàn toàn, chuyển sang giai đoạn tái phát dục và tham gia
sinh sản. Giai đoạn kiếm ăn tích cực kéo dài khoảng 2-4 tuần đến khi cá đã
sẵn sàng tham gia sinh sản lần kế tiếp. Chu kỳ sinh sản của cá rô phi kéo dài


9


khoảng 30-45 ngày. Tuy nhiên khoảng cách giữa hai lần sinh sản còn phụ
thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, hàm lượng ôxy hoà tan và nhiệt độ.
3. Chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản của cá rô phi
Khi mô tả khả năng sinh sản của cá rô phi, kích thước buồng trứng và số
lượng trứng là những chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng sinh sản. Tương
quan giữa khối lượng buồng trứng và khối lượng cơ thể cá rô phi được biểu
thị rõ là: nếu trứng có kích thước lớn thì buồng trứng chứa ít trứng hoặc số
lượng trứng nhiều thì kích thước trứng nhỏ (Marm & Mills, 1979. Trích theo
Bongco, 1991). Số lượng trứng của các lần đẻ là tổng số trứng được sản xuất,
đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự khác nhau về khả năng sinh sản của
cá rô phi.
Hai chỉ tiêu xác định khả năng sinh sản được coi là quan trọng đối với sản
xuất là: khả năng sinh sản tuyệt đối (số trứng được sản xuất của cá cái tại thời
điểm đẻ) và khả năng sinh sản tương đối (số trứng được sản xuất trên một kg
cá cái). Khả năng sinh sản của cá liên quan đến loài, tuổi cá, kích thước của
cá bố mẹ (Bromage & ctv, 1989). Thông thường cá cái kích thước lớn sẽ đẻ
trứng lớn hơn, ngược lại cá cái nhỏ sẽ đẻ trứng nhỏ hơn.
Khối lượng trứng có khác nhau là do lượng noãn hoàng chứa trong trứng. Sau
khi thụ tinh thì lượng nước có trong trứng lên tới 50-60% khối lượng của
trứng (Wee & Tuấn, 1998. Trích Nguyễn Thị An, 1999). Theo tác giả thì sức
sinh sản tuyệt đối có khuynh hướng tăng lên theo khối lượng cơ thể. Ở cá rô
phi, trong suốt thời kỳ sinh sản kích thước trứng có sự khác nhau giữa các lần
đẻ. Cá lớn và nhiều tuổi sản xuất ra những trứng lớn hơn và nhiều hơn trong
một lần đẻ so với cá nhỏ và non (Rana & Macintosh, 1988)

10



4. Nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi
Nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi thay đổi thuỳ thuộc từng giai đoạn phát
triển. Để đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu tăng trưởng, sinh sản và các chức năng
sinh lý của cá thì cần đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng như: protein, lipid,
năng lượng, vitamin và khoáng.

4.1. Nhu cầu protein
Protein là thành phần quan trọng nhất trong xây dựng tổ chức cá và sản xuất
enzyme cho cơ thể. Cá không có nhu cầu protein cố định song đòi hỏi sự phối
hợp của 20 axit amin chính thiết yếu và không thể thiếu để tạo nên các protein
(Vũ Duy Giảng, 2007). Nhu cầu protein của cá rô phi bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố sau: tuổi cá, kích cỡ cá, thành phần thức ăn, tỷ lệ cho ăn, thức ăn tự
nhiên, nhiệt độ nước, mật độ thả. Cá rô phi sinh trưởng tốt ở khẩu phần 25%
protein trong môi trường giàu thức ăn tự nhiên, nhưng yêu cầu protein của cá
rô phi cao hơn khi nuôi trong môi trường nghèo thức ăn tự nhiên (Lowell,
1989; trích từ Li và ctv, 2000).
Hàm lượng protein tối ưu cho sinh trưởng của cá hương giống khoảng 2735%, đồng thời hàm lượng này cũng tối ưu cho sinh sản của cá rô phi trong
các bể thí nghiệm (Wee và Tuấn, 1988; Luquyet, 1991). Nghiên cứu của
Macintosh (1985) cho thấy cá rô phi O. niloticus sinh sản tốt khi cho ăn thức
ăn viên của cá hồi có hàm lượng protein là 43-46%.

4.2.Lipid
Nhu cầu lipid của động vật thủy sản được xác định dựa vào nhu cầu về năng
lượng, yêu cầu về acid béo cần thiết, nhu cầu về phospholipid và cholesterol,
đặc điểm sống và dự trữ lipid của loài. Đối với cá, hàm lượng lipid thay đổi

11



tùy theo loài, tuy nhiên mức đề nghị từ 6-10%. Theo Jauncey (1998) cho biết
cá rô phi không sử dụng mức cao của khẩu phần lipid như cá hồi và cá chép.
Cá rô phi trên 25g nên sử dụng lipid là 10% và giảm xuống 6% khi cá đã lớn.
Khi nghiên cứu nhu cầu lipid cho cá rô phi O. niloticus cái với các khẩu phần
ăn chứa lipid là: 5%, 9% và 12%, Hanley (1991) cho rằng việc tăng hàm
lượng lipid trong khẩu phần ăn không làm tăng tốc độ tăng trưởng nhưng lại
làm tăng tích luỹ lipid trong cơ thể cá rô phi. Ngoài ra nhu cầu này phụ thuộc
rất lớn vào hàm lượng và chất lượng protein, hàm lượng và chất lượng của
nguồn cung cấp năng lượng khác, và ngay cả chất lượng của dầu.

4.3. Carbohydrat
Carbohydrat được xem là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng rẻ tiền nhất
cho động vật thủy sinh. Sự tiêu hóa carbohydrat biến động rất lớn giữa các
loài và phụ thuộc vào thành phần của carbohydrat trong nguyên liệu. Năng
lượng trao đổi (ME) carbohydrat của động vật thủy sinh dao động lớn từ
0kcal/g (cellulose) đến 3,8kcal/g (đường đơn). Carbohydrat chiếm tỷ lệ trên
75% ở thực vật, trong khi ở động vật hiện diện với số lượng nhỏ và tồn tại
chủ yếu dưới dạng glycogen. Carbohydrat là nguồn năng lượng chủ yếu cho
toàn bộ hoạt động sống cơ thể.
Cá rô phi sử dụng carbohydrat khá tốt, khả năng tiêu hoá từ 75-79%. Khẩu
phần 40% của carbohydrat thường sử dụng cho sinh trưởng của cá rô phi.
Anderson và ctv (1984) cho thấy cá rô phi O. niloticus tăng trưởng nhanh hơn
khi tăng khẩu phần carbohydrat tới 40% từ các nguồn glucose, sucrose,
dextrin, nhưng không cho a- cellulose.

12


4.4. Vitamin

Vitamin đóng vai trò quan trọng trong thành phần dinh dưỡng của động vật
thủy sản. Nhiều kết quả nguyên cứu cho thấy, động vật thủy sản không có khả
năng hay khả năng tổng hợp rất ít không đủ cho nhu cầu nên việc cung cấp
vitamin vào thức ăn cho động vật thủy sản là rất cần thiết. Động vật thủy sản
ăn thức ăn không được cung cấp đầy đủ vitamin sẽ sinh trưởng chậm, tỷ lệ
sống thấp, khả năng chịu đựng với biến động môi trường kém và dễ bị bệnh.
Một số dấu hiệu bệnh lý khi thiếu vitamin ở động vật thủy sản đã được ghi
nhận như: xuất huyết, dị hình, nứt sọ ở cá, đen thân ở tôm…
Theo Jauncey & Ross (1982) những thông tin về nhu cầu vitamin của cá rô
phi là rất ít. Theo đánh giá có thể do cá rô phi sử dụng nhiều thức ăn tự nhiên,
đó là nguồn vitamin cần thiết. Mặt khác cá rô phi có thể hấp thụ vitamin trực
tiếp từ các nguồn khác nhau do khả năng sử dụng thức ăn đa dạng (Patel,
1993; Hepher, 1998).

4.5. Khoáng
Nhu cầu về khoáng cho động vật thủy sản phụ thuộc vào: thành phần và hàm
lượng khoáng hiệu quả trong thức ăn, nồng độ khoáng trong môi trường nước,
tình trạng dinh dưỡng trước đó của động vật thủy sản. Sự thiếu hụt về khoáng
làm giảm tăng trưởng của cá, thiếu máu, kém ăn, khung xương biến dạng, cá
lờ đờ. Nếu bệnh nặng thì da, vây bị mòn, đục thuỷ tinh thể, cơ thoái hoá, tỷ lệ
chết cao.
Canxi và phốt pho là hai chất khoáng cần nhất đối với cá nước ngọt có thể tự
hấp thụ đủ canxi từ nước nên không cần bổ sung canxi trong premix khoáng
cho cá. Tuy nhiên phốt pho cần bổ sung trong thức ăn vì nồng độ phốt pho

13


hoà tan trong nước ngọt quá thấp đối với cá. Theo Schmittou và ctv (1998)
cho biết nhu cầu phốt pho tiêu hoá đối với cá rô phi là 0,60%, cá chép là

0,45%.
5. Vai trò của protein trong thức ăn đối với đời sống của cá
Protein là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo cơ thể, thay tổ chức cũ xây
dựng tổ chức mới. Các acid amin (AA) sẽ tham gia vào các sản phẩm protein
đặc biệt có hoạt tính sinh học cao (hormon, enzyme). Ngoài ra AA sẽ tham
gia quá trình tạo thành năng lượng ở dạng trực tiếp hay tích lũy ở dạng
glucogen hay lipid.
Protein là hợp chất hữu cơ quan trọng đặc biệt đối với cơ thể sống. Các loại
protein đơn giản chỉ gồm các axit amin. Các loại protein phức tạp hơn có liên
kết thêm với các nhóm bổ sung. Protein chiếm tới trên 50% khối lượng khô
của tế bào và là vật liệu cấu trúc của tế bào. Protein là thành phần không thể
thiếu được của mọi cơ thể sống. Chúng đóng vai trò cốt lõi của cấu trúc nhân,
của mọi bào quan, đặc biệt là hệ màng sinh học có tính chọn lọc cao. Các
enzim (có bản chất là protein) đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng sinh học.
Một số protein có vai trò như những “xe tải” vận chuyển các chất trong cơ thể
(ví dụ hêmôglôbin). Các kháng thể (có bản chất là protein) có chức năng bảo
vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Các hoocmôn - phần lớn là protein
có chức năng điều hoà quá trình trao đổi chất trong tế bào và trong cơ thể (ví
dụ insulin điều hoà lượng đường trong máu). Nhiều loại protein tham gia vào
chức năng vận động của tế bào và cơ thể (ví dụ miozin trong cơ, các protein
cấu tạo nên đuôi tinh trùng). Lúc thiếu hụt cacbohiđrat và lipit, tế bào có thể
phân giải protein dự trữ cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể hoạt động
(ví dụ albumin, cazêin, protein dự trữ trong các hạt của cây). Ngoài ra, một số

14


×