Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

nghiên cứu nguyên nhân thành công thất bại của nghề nuôi tôm sú tại huyện hoằng hoá tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.17 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

LÊ ðỨC GIANG

NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN
THÀNH CÔNG - THẤT BẠI CỦA NGHỀ NUÔI TÔM SÚ
TẠI HUYỆN HOẰNG HOÁ TỈNH THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
Mã số

:

60 62 70

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN HUY ðIỀN

HÀ NỘI - 2008


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ
rõ ràng và kết quả nghiên cứu này chưa ñược công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu khoa học nào khác.

Thanh Hoá, ngày 15 tháng 10 năm 2008


TÁC GIẢ

Lê ðức Giang

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn này, tôi ñã ñược sự giúp ñỡ tận
tình của nhiều cơ quan, của thầy hướng dẫn, gia ñình và bạn bè. Tôi xin chân
thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến:
• Phòng ðào tạo và hợp tác Quốc tế Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ
sản I Bắc Ninh và các thầy, cô ñã tham gia quản lý, giảng dạy, ñộng viên giúp
ñỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập.
• Khoa sau ñại học trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội.
• TS Lê Thanh Lựu là người ñịnh hướng ñặt nền móng cho luận văn.
• TS Nguyễn Huy ðiền – Người thầy – Người hướng dẫn khoa học ñã tận
tình chỉ bảo, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu ñể hoàn thành luận
văn này.
• Lãnh ñạo Sở Thuỷ Sản Thanh Hoá (nay là sở Nông nghiệp và PTNT
Thanh Hoá), Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá, Chi cục Thống kê
Thanh Hoá, ðài khí tượng thuỷ văn Bắc Trung bộ, UBND huyện Hoằng Hoá,
UBND các xã Hoằng Phụ, Hoằng Phong, Hoằng Yến và các hộ nuôi trồng
thuỷ sản ñã tạo ñiều kiện thuận lợi trong việc cung cấp số liệu trong quá trình
nghiên cứu.
• Gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp ñã ñộng viên giúp ñỡ, khích lệ trong
quá trình học tập, nghiên cứu.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng luận văn tốt nghiệp không thể tránh
khỏi thiếu sót. Kính xin ñược sự góp ý, chỉ dẫn thêm của Hội ñồng khoa học,
thầy, cô và các bạn

Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


Nội dung

Trang

Lời cam ñoan .................................................................................................. i
Lời cảm ơn .....................................................................................................ii
Mục lục .........................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................vii
Danh mục các bảng .....................................................................................viii
Danh mục các hình........................................................................................ ix
PHẦN I:

MỞ ðẦU

1.1. Mở ñầu .................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu luận văn .................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung.................................................................................... 2
1.2.2.Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 2
PHẦN II:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới.............................................. 3
2.1.1. Nuôi cá biển ......................................................................................... 5

2.1.2. Nuôi nhuyễn thể: .................................................................................. 5
2.1.3. Rong biển ............................................................................................. 6
2.2. Tình hình nuôi tôm sú trên thế giới.......................................................... 6
2.3 Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản ven biển Việt Nam................................... 7
2.4. Hiện trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam............................ 8
2.5 Hiện trạng nuôi tôm tại Việt Nam............................................................ 9
2.6. Những thách thức trong nuôi tôm sú...................................................... 11
2.6.1. Bùng phát dịch bệnh

.................................................................... 11

2.6.2. Ô nhiễm và suy thoái môi trường........................................................ 11
2.6.3. Chất lượng con giống ......................................................................... 12
2.6.4. Quy hoạch .......................................................................................... 14
PHẦN III:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 16
3.1.1. ðánh giá hiện trạng và tiềm năng nghề nuôi tôm sú tại huyện
Hoằng Hoá tỉnh Thanh Hoá. ............................................................... 16
3.1.2. ðề xuất các giải pháp phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản ở
Hoằng Hoá - Thanh Hoá..................................................................... 16
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 16
3.2.1. Chọn ñịa ñiểm nghiên cứu ................................................................. 16
3.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu......................................................................... 17
3.2.3. Thời gian nghiên cứu.......................................................................... 17

3.2.4. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 17
3.2.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp.................................................................. 18
3.2.4.2. Số liệu ñiều tra................................................................................. 18
3.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................. 20
3.2.5.1. Xử lí số liệu ..................................................................................... 20
3.2.5.2. Phân tích số liệu .............................................................................. 20
PHẦN IV:

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ ở Thanh Hoá ............ 21
4.1.1. Tình hình phát triển thuỷ sản mặn, lợ ở Thanh Hoá. ........................... 21
4.1.2. Tình hình chuyển ñổi ñất .................................................................... 22
4.1.3. Chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản của Thanh Hoá .................. 22
4.2. Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển hoằng hoá thanh hoá. ..... 24
4.2.1. ðặc ñiểm chung của vùng nghiên cứu ............................................... 24
4.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng ñến nghề nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển
huyện Hoằng Hoá......................................................................................... 27
4.2.2.1. Các yếu tố tự nhiên......................................................................... 27
4.2.2.2. ðặc ñiểm vùng ven biển .................................................................. 31

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


4.2.2.3. ðặc ñiểm vùng nội ñịa..................................................................... 31
4.2.2.4. ðặc ñiểm môi trường và nguồn lợi sinh vật huyện Hoằng Hoá........ 31
4.2.2.5. Mặt nước bãi triều ........................................................................... 32
4.2.2.6. Chế ñộ thuỷ triều ............................................................................. 32
4.2.2.7. Mặt nước mặn lợ vùng ven biển ...................................................... 33
4.2.3. Các nhân tố xã hội. ............................................................................. 33

4.2.3.1. Một vài ñặc trưng của kinh tế xã hội vùng ven biển
huyện Hoằng Hoá........................................................................... 33
4.2.3.2. Nguồn lực lao ñộng ......................................................................... 34
4.3.Thực trạng nghề nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển huyện hoằng Hoá... 36
4.3.1. Sơ lược về sự phát triển nghề nuôi trông thuỷ sản
vùng ven biển Hoằng Hoá. ............................................................... 36
4.3.1.1. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản........................................................... 36
4.3.1.2 Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản huyện Hoằng Hoá. ............................ 37
4.3.2. Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản. ..................................................... 38
4.3.2.1 Hệ thống nuôi sinh thái..................................................................... 38
4.3.2.2. Hệ thống nuôi bán thâm canh .......................................................... 40
4.3.2.3. Các ñối tượng nuôi theo các hình thức nuôi trồng thuỷ sản............. 41
4.3.3. ðặc ñiểm kinh tế xã hội của nông hộ nuôi trồng thuỷ sản................... 44
4.3.3.1. Tuổi của chủ ñầm ............................................................................ 44
4.3.3.2. Nghề nghiệp các nông hộ................................................................. 45
3.3. Kinh nghiệm nghề nghiệp và mức ñộ chuyên hoá ................................. 46
4.3.3.4. Trình ñộ văn hoá.............................................................................. 47
4.3.3.5. Một số vấn ñề có liên quan ñến nuôi trồng thuỷ sản ven biển. ......... 47
4.3.4. Các yếu tố kỹ thuật trong nghề nuôi trồng thuỷ sản ven biển. ............. 50
4.3.4.1. ðặc ñiểm ao, ñầm nuôi .................................................................... 50
4.3.4.2. Hệ thống cấp thoát nước .................................................................. 51

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


4.3.4.3. Nguồn nước, hình thức và tần suất thay nước. ................................. 51
4.3.4.4. Việc thả giống và một số vấn ñề có liên quan .................................. 52
4.3.4.5. Cho ăn ............................................................................................. 57
4.3.4.6. Thời gian nuôi và thu hoạch ............................................................ 57
4.3.4.7. Tình hình dịch bệnh......................................................................... 58

4.3.4.8. Năng suất nuôi tôm.......................................................................... 58
4.3.4.9. Phân tích kinh tế .............................................................................. 59
4.4. Nguyên nhân thất bại của nghề nuôi tôm sú và các giải pháp triển
bền vững nghề NTTS tại Hoằng Hoá - Thanh Hoá. ........................... 64
4.4.1. Nguyên nhân thất bại.......................................................................... 64
4.4.1.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................ 64
4.4.1.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................... 65
4.4.2. Các giải pháp phát triển bền vững nghề NTTS
tại Hoằng Hoá - Thanh Hoá. ............................................................. 67
4.4.2.1. Những ñặc ñiểm của vùng nuôi tôm hiệu quả - bền vững .............. 67
4.4.2.2.Các giải pháp thực hiện ................................................................... 68
PHẦN V:

KẾT LUẬN...................................................................... 75

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt

Chữ viết tắt

Giải thích nghĩa

1.

BTC

Bán thâm canh


2.

BC/ STS

Báo cáo của Sở Thuỷ sản

3.

BC/ UBND

Báo cáo của Uỷ ban nhân dân

4.

FAO

Tổ chức nông lương thế giới

5.

HðND

Hội ñồng nhân dân

6.

KHKT

Khoa học kỹ thuật


7.

NTCN

Nuôi tôm công nghiệp

8.

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

9.

NQ - CP

Nghị quyết của chính phủ

10. NQ/TU

Nghị quyết của Tỉnh uỷ

11. NQ/HU

Nghị quyết của Huyện uỷ

12. Qð - UBND

Quyết ñịnh của Uỷ ban nhân dân


13. QCCT

Quảng canh cải tiến

14. THCT

Tôm he chân trắng

15. UBND

Uỷ ban nhân dân

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: Các trại sản xuất tôm sú giống ñược hỗ trợ ñầu tư
theo Quyết ñịnh 4100 của UBND tỉnh Thanh Hoá ....................... 23
Bảng 2: Tỷ lệ dân số trong ñộ tuổi lao ñộng (% so với dân số)
các xã ven biển Hoằng Hoá 2003 - 2007. ...................................... 27
Bảng 3: Biên ñộ thuỷ triều ở các cửa lạch huyện Hoằng Hoá. .................... 31
Bảng 4: Diện tích mặt nước lợ vùng ven biển Hoằng Hoá. ......................... 32
Bảng 5: Lao ñộng thuỷ sản ven biển huyện Hoằng Hoá ............................. 34
Bảng 6 : Tình hình sử dụng diện tích mặt nước lợ ở huyện Hoằng Hoá...... 36
Bảng 7: ðịnh hướng phát triển kinh tế nuôi trồng thuỷ sản 2005 – 2010
huyện Hoằng Hoá........................................................................ 37
Bảng 8: Các số liệu về tình hình sản xuất tôm huyện Hoằng Hoá............... 42
Bảng 9: Tình hình trồng rong câu ven biển huyện Hoằng Hoá ................... 44

Bảng 10: Phân bố tuổi của các chủ ñầm. .................................................... 45
Bảng 11: Nghề chính của các nông hộ........................................................ 46
Bảng 12: Tuổi nghề nuôi của các chủ ñầm. ................................................ 46
Bảng 13: Số vốn ñầu tư cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thuỷ sản ven biển
từ năm 2002 ñến nay (triệu ñồng)............................................... 50
Bảng 14 : Diện tích nuôi trung bình của ñầm nuôi ở ñịa bàn nghiên cứu. .. 50
Bảng 15: ðộ sâu trung bình của các ñầm nuôi ở ñịa bàn nghiên cứu. ......... 51
Bảng 16 : Tình hình chuẩn bị ao, ñầm nuôi ................................................ 53
Bảng 17: Thời vụ thả giống những ñầm nuôi tôm....................................... 56
Bảng 18: Tần suất các loại bệnh trong ao nuôi tôm (n = 86)....................... 58
Bảng 19: Năng suất nuôi tôm của các nông hộ trong vùng nghiên cứu....... 59
Bảng 20 : Tỷ lệ ñầu tư các chi phí cho một ha nuôi QCCT (n=72) ............ 61
Bảng 21: Tỷ lệ hộ nuôi có lãi và bị lỗ . ....................................................... 64

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Diễn biến sản lượng nuôi trồng thuỷ sản thế giới
giai ñoạn 1984 – 2004 ..................................................................... 4
Hình 2: Tỷ lệ sản lượng nuôi trồng thuỷ sản thế giới.................................... 5
Hình 3 : Tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam từ năm 1997 – 2003 ........ 10
Hình 4: Vị trí của Hoằng Phong, Hoằng Phụ, Hoằng Yến trên bản ñồ
huyện Hoằng Hoá. ........................................................................ 26
Hình 5: ðồ thị biểu diễn nhiệt ñộ trung bình các tháng
trong năm vùng ven biển Hoằng Hoá. ........................................... 28
Hình 6: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm
vùng ven biển huyện Hoằng Hoá................................................... 29
Hình 7: Sản lượng nuôi trồng nước lợ năm 2002 – 2007 ............................ 38

Hình 8: Trình ñộ văn hoá của các thành viên tham gia nuôi trồng thuỷ sản 47
Hình9 : ðánh giá chất lượng tôm giống theo quan ñiểm của người dân...... 55
Hình 10: Mùa vụ thu hoạch các ñầm nuôi tôm ........................................... 57

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ix


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………x


PHẦN I: MỞ ðẦU
1.1. Mở ñầu
Thanh Hoá là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách Hà Nội 150 km về
phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km. Vùng ven biển Thanh
Hoá có diện tích 110.665 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh, ñịa hình
tương ñối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông và vùng ñất
cát ven biển có ñộ cao trung bình 3-6 m, có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng …
có những vùng ñất ñai rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển các khu công
nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.
Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt ñới gió mùa, có 4 mùa rõ
rệt, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300 mm, mỗi năm có
khoảng 90-130 ngày mưa, ñộ ẩm khoảng 85%. Nhiệt ñộ trung bình hàng
năm là 240C, chế ñộ nhật triều, biên ñộ thuỷ triều dao ñộng từ 1-3 m. Toàn
tỉnh có 102 km bờ biển,7 cửa lạch trong ñó có 5 cửa lạch chính và 2 cửa
lạch nhỏ tạo cho Thanh Hoá trên chục ngàn ha bãi bồi, mặt nước có khả
năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Hoằng Hoá là một huyện nằm phía ñông của Thanh Hoá với 12 km bờ
biển và 2 cửa Lạch ăn sâu vào ñất liền (Lạch Hới và Lạch Trường), nối
liền Lạch Hới và Lạch Trường là dòng sông Cung ñã tạo cho Hoằng Hóa
gần 3000 ha mặt nước lợ, trong ñó hơn 2000 ha có thể sử dụng ñể nuôi

tôm sú, ñây là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ lớn nhất tỉnh
Thanh Hoá.
Nghề nuôi tôm sú ở ñây ñã hình thành từ vài thập kỷ nhưng năng suất,
sản lượng chưa cao và không ổn ñịnh. Trong khi ñó, nuôi tôm sú là nghề
chủ lực trong nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ của huyện Hoằng Hoá tỉnh
Thanh Hoá. Những năm trước ñây, nuôi tôm sú ñã có những bước phát
triển nhanh và ñạt ñược nhiều thành quả kinh tế - xã hội quan trọng góp

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


phần xoá ñói giảm nghèo thay ñổi diện mạo nông thôn. Một vài năm gần
ñây nghề nuôi tôm sú ñã và ñang gặp không ít khó khăn dẫn ñến năng
suất, sản lượng nuôi giảm, nhiều hộ nuôi thua lỗ gây tâm lý hoang mang
ñến một bộ phận nhân dân làm nghề nuôi tôm. Việc nghiên cứu những
nguyên nhân thành công cũng như thất bại từ ñó ñưa ra các giải pháp nhằm
ñưa nghề nuôi trồng thuỷ sản của huyện Hoằng Hoá phát triển theo hướng
bền vững tương xứng với tiềm năng của nó là việc làm cần thiết. Xuất phát
từ vấn ñề ñó chúng tôi thực hiện ñề tài: “Nghiên cưú nguyên nhân thành
công – thất bại của nghề nuôi tôm sú tại huyện Hoằng Hoá tỉnh Thanh
Hoá”.
1.2. Mục tiêu luận văn
1.2.1. Mục tiêu chung: Góp phần phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản bền
vững tại Hoằng Hoá - Thanh Hoá.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- ðánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú tại Hoằng Hoá -Thanh Hoá.
- Xác ñịnh các ñiểm mạnh, ñiểm yếu, các yếu tố tác ñộng ñến nghề nuôi
tôm sú tại Hoằng Hoá - Thanh Hoá.
- Xây dựng các giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm phát triển nghề nuôi
trồng thuỷ sản bền vững tại Hoằng Hoá - Thanh Hoá.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới
Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) hiện nay cung cấp khoảng 36% tổng sản
lượng thuỷ sản thế giới, nhưng chiếm tới 40% sản lượng thuỷ sản dùng làm
thực phẩm. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản thế giới tăng từ 33,9 triệu tấn năm
1996 lên 51,4 triệu tấn năm 2002 ñạt tốc ñộ tăng trưởng bình quân
7,17%/năm (trong khi tốc ñộ tăng trưởng của khai thác có dấu hiệu âm).[38]
Nước có ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh nhất trên thế giới là
Trung Quốc. Chỉ tính riêng năm 1996 sản lượng nuôi trồng của nước này
chiếm tới 67,8% sản phẩm nuôi trồng thế giới. Nhật Bản mặc dù chỉ chiếm
4% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản thế giới nhưng chiếm tới 8% về giá trị bởi
nước này tập trung nuôi các ñối tượng hải sản có giá trị cao như cá ngừ, sò,
ñiệp…[50], [38].
Do giá trị xuất khẩu rất cao, tôm sú ñược xếp vào các loài giáp xác
hàng ñầu ñược nuôi trồng trong những năm gần ñây. Gần như toàn bộ sản
phẩm tôm sú nuôi trồng nằm trong các vùng khí hậu nhiệt ñới và cận nhiệt
ñới.
Trong tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản thế giới thì sản phẩm nuôi
ngọt chiếm 60%, còn sản lượng nuôi biển và nuôi lợ chiếm 40%. Tuy nhiên,
xét về giá trị thì nuôi biển và nuôi nước lợ mang lại 55% tổng giá trị thu ñược.
Mặc dù nuôi cá và nuôi các loài ñặc sản có những ñóng góp to lớn cho
sản lượng thuỷ sản nhiều quốc gia, tuy nhiên phải nói rằng số lượng giống
loài nuôi từng nước chưa nhiều. Chẳng hạn các nước Trung Quốc, Ấn ðộ chủ
yếu nuôi các loài cá thuộc họ cá chép, Nhật Bản, Triều Tiên, Pháp chủ yếu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3



nuụi hu v trai, cỏ mng ủc nuụi ch yu Philippin v Indonexia (chim
42% sn lng thu sn nuụi trng ca Philippin v 27% Inủụnờxia).
Theo thng kờ ca t chc Nụng lng Th gii (FAO) sn lng nuụi
trng thu sn th gii cú xu hng tng sut 50 nm qua, t 2402 nghỡn tn
nm 1964 lờn ủn 59.408 nghỡn tn nm 2004 chim 38,1% tng sn lng
thu sn ton th gii [38].

80
60
40
20
0

Sản lợng

19
64
19
74
19
84
19
94
20
00
20
01
20

02
20
03
20
04

Triệu tấn

Sản lợng nuôi trồng thuỷ sản thế giới
giai đoạn 1964-2004

Năm

Ngun: Thng kờ ca FAO (2005)
Hỡnh 1: Din bin sn lng nuụi trng thu sn th gii giai ủon
1964 - 2004
Trong tng s 59.408 nghỡn tn thu sn nuụi nm 2004, nuụi thu sn
mn, l (ven bin) ca th gii ủt 33.600 nghỡn tn chim 56,6% tng sn
lng nuụi ca th gii. Nuụi nc ngt ch ủúng gúp 25.800 nghỡn tn ch
chim 43,4%.
Sn lng nuụi trng thu sn bin ch yu t trng rong bin, tụm,
nhuyn th, cỏ ....
Mi nc ủng ủu th gii vi sn lng mi nc hn 700 nghỡn tn
nm 2004 bao gm: Trung Quc, n ủ, Philippin, Inủụnờsia, Nht Bn, Vit

Trng i hc Nụng nghip H Ni Lun vn thc s khoa hc Nụng nghip 4


Nam, Hàn Quốc, Bănglañét, Chi Lê và trong 10 nước ñứng ñầu thế giới có tới
9 nước thuộc khu vực Châu Á thái Bình Dương [38].


56,6%

43,4%

Nước mặn lợ

Nước ngọt
Nguồn: FAO 2005

Hình 2: Tỷ lệ sản lượng nuôi trồng thuỷ sản thế giới.
2.1.1. Nuôi cá biển.
ðối tượng này ñược nuôi chủ yếu ở các nước phát triển, còn những nước
ñang phát triển ñối tượng này chưa ñược phát huy hết tiềm năng.
Trong các loài cá biển nuôi, nhóm cá nước ñôi (diadromous) có sản
lượng cao hơn cả, ñạt xấp xỉ 2 triệu tấn, trong khi sản lượng tất cả các loài cá
biển khác ñạt trên một triệu tấn và chưa có loại nào ñạt trên 100 triệu tấn.
Tổng cộng các loài cá vược Châu Âu có sản lượng khoảng 180 ngàn tấn, tiếp
ñó nhóm cá cam khoảng 140 ngàn tấn [21].
2.1.2. Nuôi nhuyễn thể:
Sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ nuôi của thế giới tăng trung bình hàng
năm 10.9% trong 10 năm qua từ mức sản lượng 5,3 triệu tấn năm 1993 lên
11,2 triệu tấn năm 2003. Sự ñóng góp của các loài nuôi trong tổng sản lượng
nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của thế giới ñã tăng từ 72,8% năm 1993 lên 84,0% và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


ñóng góp 79% tổng sản lượng nuôi của thế giới năm 2003. Nhật Bản là nước
cung cấp ñứng thứ hai với 951.400 tấn (7,2%), theo sau là Mĩ (6,3%) và Hàn
Quốc (2,9%), Tây Ban Nha (1,7%) và Pháp [38].

Trong nhóm nhuyễn thể nuôi, Hàu Thái Bình Dương vẫn là ñối tượng có
sản lượng cao nhất, ñạt 4,6 triệu tấn, tăng hơn gấp 4 lần về sản lượng so với
1984, tiếp là Ngao, Sò ñạt 4,1 tấn tăng 12,5 lần về sản lượng. Cá ñối tượng
khác cũng có sản lượng cao là vẹm xanh 1,9 triệu tấn, ðiệp 1,2 triệu
tấn[21],[36].
2.1.3. Rong biển:
Rong biển nuôi tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á và Thái Bình
Dương. Sản lượng rong biển nuôi ñã ñóng góp 88% tổng sản lượng thu hoạch
của toàn thế giới. Rong biển nuôi làm thực phẩm ñược cung cấp chính từ
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc[38].
Một số loài rong biển chính là rong câu chỉ vàng, rong sụn, rong mứt,
rong mơ....
2.2. Tình hình nuôi tôm sú trên thế giới
Nuôi trồng thủy sản ñang ngày càng phát triển với tốc ñộ rất nhanh trên
thế giới, trong ñó nuôi tôm có tốc ñộ phát triển nhanh nhất và rộng khắp nhất
trên toàn thế giới, gần như các nước có biển ñều có nghề nuôi tôm. Tổng sản
lượng tôm nuôi năm 1998 khoảng 1,1 triệu tấn, tăng hơn 5 lần so với năm
1985. Trong ñó tôm sú (P.monodon) chiếm hơn 50% tổng sản lượng tôm nuôi
thế giới (Yop, 2001). Nghề nuôi tôm sú ñã ñóng góp ñáng kể trong sự phát
triển kinh tế của nhiều quốc gia như Thái Lan, ðài Loan, Indonesia, Malaysia,
Việt Nam[37].
Tuy nhiên, trong những năm gần ñây tình hình dịch bệnh ñã làm giảm
hiệu quả của nghề nuôi tôm: ðài Loan tình hình dịch bệnh ñã làm giảm sản
lượng tôm nước này từ 90.000 tấn năm 1987 xuống còn 30.000 tấn năm 1998,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


Trung Quốc từ 220.000 tấn (1992) xuống 78.000 tấn (1993), Ecuado năm
1992, Việt Nam, Thái Lan và nhiều quốc gia nuôi tôm khác cũng nằm trong
tình trạng chung. Các ñợt dịch bệnh không kiểm soát ñược phần nào liên quan

ñến chất lượng con giống mà con ñường lây truyền từ tôm bố mẹ (phần lớn
ñánh bắt từ ngoài tự nhiên) sang con giống là một trong những con ñường lây
lan chính. Trong ñó, các bệnh do vius gây ra như MBV, ñốm trắng, ñầu
vàng...[25].
Theo nhận ñịnh của Sudari Pawirro/INFISH trong báo cáo tổng quan về
nuôi biển ở Hội thảo phát triển nuôi biển trong khu vực Châu Á và Thái Bình
Dương tại Trung Quốc vào tháng 3/2006, tôm he chân trắng P.vannamei
(THCT) và tôm sú P.monodon là 2 loài tôm chính ñóng góp 77% tổng sản
lượng tôm nuôi của thế giới năm 2003[21].
Mười năm qua, sản lượng tôm he chân trắng nuôi ñã tăng 56% hằng năm
từ 109.397 tấn năm 1993 lên 723.858 tấn năm 2003. Trong khí ñó sản lượng
nuôi tôm sú bấp bênh vì dịch bệnh nên tốc ñộ tăng trưởng trung bình hằng
năm thấp hơn nhiều so với tôm chân trắng, chỉ ñạt khoảng 3,4% trong giai
ñoạn 1993 - 2003 . [38].
2.3 Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản ven biển Việt Nam:
Việt Nam là một Quốc gia có 3.260 km bờ biển, một vùng ñặc quyền
kinh tế với tổng diện tích khoảng 1 triệu km2, trong ñó có khoảng 710.000 ha
diện tích tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng triều. Bên cạnh ñó có
trên 3.000 hòn ñảo lớn nhỏ, 12 hệ thống ñầm phá và 112 cửa sông chính ñổ
trực tiếp ra biển. ðây là tiềm năng rất lớn cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ
sản và ở vùng ven biển Việt Nam[19].
Trên cơ sở ñó, có thể nói Việt Nam là quốc gia có tiềm năng phát triển
nuôi biển rất lớn, tập trung ở các vùng cửa sông, vùng biển kín (vũng, vịnh,
ñầm phá), các vùng biển hở và các vịnh nước ven ñảo. Theo số liệu thống kê

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


của Bộ thuỷ sản tháng 9 năm 2004 ñã xác ñịnh ñược tổng diện tích có khả
năng NTTS biển 556.816 ha chiếm 34%, bao gồm nuôi ở cửa sông, các tuyến

ñảo vũng vịnh, ñầm phá và vùng biển hở.

2.4. Hiện trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam
Trong những năm gần ñây, nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam có những
bước phát triển vượt bậc cả về diện tích, sản lượng và giá trị. Thể hiện rõ tốc
ñộ phát triển là kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản liên tục tăng, năm 2004 ñạt trên
một tỉ USD, ñến năm 2006 ñạt 2,6 tỉ USD và trong năm 2007, sản lượng thủy
sản cả nước ước ñạt 3,9 triệu tấn trong ñó khai thác ñạt 1,95 triệu tấn, nuôi
trồng 1,95 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ USD [4]. Dự kiến, năm
2008, tổng sản lượng thủy sản sẽ ñạt 4,1 triệu tấn, trong ñó nuôi trồng là 2,15
triệu tấn, khai thác 1,95 triệu tấn. Mục tiêu ñề ra, năm 2008 xuất khẩu thủy
sản ñạt kim ngạch khoảng 4,25 tỷ USD, tăng 13,3% so với năm 2007 [4].
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản ñã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người dân,
tạo ra công ăn việc làm cho một bộ phận nông dân nghèo, cải thiện ñời sống
vật chất tinh thần của các miền quê Việt Nam, chuyển ñổi ruộng lúa kém hiệu
quả sang nuôi trồng thuỷ sản, giảm áp lực lên khai thác tự nhiên… Tuy nhiên,
bên cạnh sự phát triển nhanh và mạnh, nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam còn tiềm
ẩn nhều yếu tố rủi ro như: Ô nhiễm và suy thoái môi trường, dịch bệnh bùng
phát tràn lan, nuôi trồng thuỷ sản một cách tự phát thiếu quy hoạch và không
theo quy hoạch, vệ sinh an toàn thực phẩm không ñảm bảo… dẫn ñến những
thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi, xâm hại ñến môi trường sinh thái.
ðứng trước tình hình ñó, Chính phủ, Bộ thuỷ sản (nay là bộ Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn) cùng với các cơ quan ban ngành ñã phối hợp triển khai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


nhiều chương trình nhằm ñưa nghề nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, mang tính bền vững, ổn ñịnh lâu dài.


2.5 Hiện trạng nuôi tôm tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước ñứng ñầu trên thế giới về nuôi và
xuất khẩu tôm sú. Nghề nuôi tôm sú ñã ñóng góp ñáng kể trong sự phát triển
kinh tế quốc gia, hàng năm tôm sú mang về giá trị xuất khẩu trên 1 tỉ USD,
ñây là một trong 2 ñối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam[25].
Trong những năm gần ñây, nghề nuôi tôm biển ñặc biệt là tôm sú thật sự là
ngành sản xuất hàng hóa có hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế ñất nước. Diện tích nuôi tôm ñã tăng từ 250.000 ha
năm 2000 lên ñến 478.000 ha năm 2001 và 540.000 ha năm 2003. Chỉ trong
vòng 1 năm sau khi ban hành Nghị quyết 09, ñã có 235.000 ha gồm 232.000
ha ruộng lúa, 1.900 ha ruộng muối và 1.200 ha diện tích ñất hoang hoá ngập
mặn ñược chuyển ñổi thành ao nuôi tôm[13]. Cho ñến nay, diện tích nuôi tôm
ở Việt Nam vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên tốc ñộ ñã có phần chững lại. Theo số
liệu hiện có, Việt Nam là nước có diện tích nuôi tôm vào loại lớn trên thế
giới, vượt xa Inñônêxia, nước có diện tích nuôi tôm lớn nhất vào năm 1996,
khoảng 360.000 ha (Hanafi và T., Ahmad, 1999). Số trại sản xuất tôm giống
trên cả nước tăng lên ñến 2086 trại vào năm 1998 và sản xuất ñược 6,6 tỷ tôm
PL15. ðến năm 2003, cả nước có hơn 5000 trại tôm giống, nhưng vẫn tập
trung chủ yếu ở miền Trung và miền Nam với sản lượng ñạt 25 tỷ tôm PL15.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam niên vụ 2007 ñã ñạt ñược chỉ
tiêu 3,6 tỷ USD, trong ñó, mặt hàng tôm xuất khẩu ñã chiếm ñến 1,5 tỷ USD,
tăng trên 12% so với cùng kỳ năm 2006. Theo số liệu của FAO, sản lượng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


tôm nuôi trong 5 năm 1998-2003 tăng 4 lần và ñạt trên 220.000 tấn năm 2003.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng tôm nuôi năm 2005 ñạt
350.000 tấn. Có ñược sự tăng trưởng về sản lượng này chủ yếu là nhờ vào sự
phát triển về số lượng của các trang trại nuôi hơn là sự tăng năng suất[52].


Hình 3 : Tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam từ năm 1997 - 2003
(Nguồn )
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả to lớn thì nghề nuôi tôm Việt
Nam hiện nay còn tồn tại nhiều yếu tố rủi ro và người nuôi tôm trên khắp cả
nước ñang gặp rất nhiều khó khăn do bùng phát dịch bệnh, ô nhiễm và suy
thoái môi trường, sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi, các rào cản thương
mại…Báo chí và dư luận ñã bàn nhiều về nguyên nhân và các khó khăn của
những hộ nuôi tôm thất bại như gia sản khánh kiệt, nợ nần chồng chất, ñất ñai
bỏ hoang... ðiều chúng ta quan tâm là cách nào có thể giúp cho họ vượt qua
tình huống khó khăn và khôi phục lại môi trường. Ngành nuôi tôm ở Việt
Nam phát triển muộn hơn các nước trong khu vực ðông Nam Á và Nam Á.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


Những ñiều ñó ñặt ra cho nghề nuôi tôm Việt Nam cần phải có những
biện pháp mạnh và kịp thời ñể bảo vệ và phát triển nghề nuôi tôm xứng ñáng
với tiềm năng và lợi thế. ðể làm ñược ñiều này cần có sự hỗ trợ từ các cấp
chính quyền, các tổ chức nghề cá và sự ủng hộ của chính những người nuôi
tôm.
2.6. Những thách thức trong nuôi tôm sú
2.6.1. Bùng phát dịch bệnh
Trong những năm qua do tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh
xảy ra tràn lan nhiều diện tích nuôi tôm trên cả nước ñã bị thiệt hại nghiêm
trọng. Chỉ tính riêng năm 2007 tại Thanh Hóa và Nghệ An diện tích nuôi tôm
sú nhiễm ñốm trắng lên tới 30%. Theo Trung tâm Khuyến ngư của tỉnhThanh
Hoá, tính ñến 16/5/2007 ñã có khoảng 1300 ha (chiếm khoảng 30% diện tích
nuôi tôm) bị nhiễm bệnh với khoảng 1670 ao nuôi và lượng con giống ước
tính là 173,5 triệu con.
Vụ nuôi năm 2008 tình hình dịch bệnh lại xảy ra trầm trọng trên phạm

vi cả nước. Mùa tôm mới của ðBSCL ñã bước vào mấy tháng, tình trạng tôm
sú chết hàng loạt ñã diễn ra gay gắt, trên khoảng 100.000ha, trong ñó hơn
85% là diện tích luân canh lúa - tôm sú kết hợp. Tại các tỉnh Cà Mau, Trà
Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang... mức ñộ thiệt hại từ 20%-90%, cá
biệt có nhiều vùng tôm ở Kiên Giang mức thiệt hại ñến 100% diện tích. Tại
Bình ðịnh, ñã có hàng trăm hecta trong tổng số 2.000ha mặt nước nuôi tôm bị
dịch bệnh phải thu hoạch sớm [50] . Việc tăng trưởng quá nóng về diện tích
nuôi tôm ñã nảy sinh nhiều bất cập về ô nhiễm, kiểm soát dịch bệnh, chất
lượng sản phẩm dẫn ñến thiệt hại không nhỏ về kinh tế cũng như môi trường
[51].
2.6.2. Ô nhiễm và suy thoái môi trường.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


Ước tính mỗi năm, hoạt ñộng nuôi trồng thuỷ sản ñã thải ra môi trường
nước xấp xỉ 4 triệu tấn bùn ở dạng chất thải hữu cơ gần như chưa ñược xử lý.
Mầm bệnh từ các ao nuôi cũng ñã ñi theo nguồn chất thải này ra hệ thống
sông rạch làm chất lượng nhiều vùng nước suy giảm nặng nề [55] . Một trong
những ñối tượng nuôi trồng gây nhiều tác ñộng ñến môi trường là con tôm.
Nguồn nước ô nhiễm và kỹ thuật nuôi chưa mang tính chuyên nghiệp, ñặc
biệt là ý thức cộng ñồng không cao là những nguyên nhân khiến những hộ
nuôi tôm trên cả nước bị thất thu. Chính ñiều này cũng làm cho phong trào
nuôi tôm sú ở Việt Nam trong vài năm trở lại ñây ñang ñứng trước nguy cơ
sụp ñổ. Theo nhận ñịnh của các nhà khoa học, thủ phạm gây ô nhiễm không
phải con tôm mà do con người thiếu hiểu biết và ñối xử quá thô bạo với thiên
nhiên; chất thải hữu cơ, các loại hoá chất và vi sinh vật gây hại tồn tại dưới
dạng trầm tích ngày càng dày. Viện Nghiên cứu thuỷ sản III ñã thống kê trung
bình 1ha tôm sú bán thâm canh, mỗi năm thải ra môi trường 1 – 2, 5 tấn chất
thải gồm phân, sinh vật chết, dư lượng thuốc và hoá chất là nguyên nhân tích

tụ mầm bệnh và thường xuyên gây ra bệnh dịch cục bộ trên tôm nuôi. Ngoài
ra, còn có khoảng 2 – 2, 5 tạ vôi cùng với Domolite tồn dư khiến ñất bị vôi
hoá và gần 2 tạ saponin, chlorin, thuốc tím… là những chất lắng ñọng dạng
vôi, dạng mangan hydroxide, làm thay ñổi ñộ pH, biến ñổi hệ sinh thái ñất,
ảnh hưởng ñến hệ sinh vật của vùng nước [50].
2.6.3. Chất lượng con giống
Tình hình sản xuất giống tôm sú trong mấy năm ñầu triển khai chương
trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, tốc ñộ phát triển nuôi tôm nhanh hơn cả
dự kiến, thị trường tôm giống “cầu” lớn hơn “cung” ñã dẫn ñến việc hình
thành hàng loạt trại tôm sú giống ở các tỉnh Trung bộ mà vẫn không ñáp ứng
kịp nhu cầu. Vào thời vụ do thả giống ñồng loạt tập trung nên cần rất nhiều
giống, nguồn tôm sú bố mẹ vào thời ñiểm ñó cũng rất khan hiếm. Thời gian
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


này tình trạng sản xuất giống chạy theo số lượng không ñảm bảo chất lượng
rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất giống không ñảm bảo ñiều kiện vệ sinh thú
y, tôm giống chưa ñủ tuổi ñã xuất bán, hoặc khai thác quá mức tôm bố mẹ cho
ñẻ nhiều lần trong một kỳ, tôm giống các lứa sau kích cỡ rất nhỏ, không ñều
khi thả nuôi ñã bị hao hụt rất lớn. Việc bán tôm giống có sự cạnh tranh không
lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất, trốn tránh kiểm dịch. Chất lượng giống
không ñảm bảo yêu cầu ñã ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của toàn ngành,
gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi, ñiều ñó ñặt ra trách nhiệm nặng nề
cho công tác quản lý, tổ chức ñiều hoà giống và kiểm soát chất lượng. Hiện
nay công tác kiểm soát chất lượng tôm giống ñã ñược chú trọng, chất lượng
tôm giống ñược nâng lên. Các trại giống ñã thực hiện dán nhãn mác và kiểm
dịch trước khi xuất bán. Các vùng nuôi tăng cường công tác quản lý sản xuất
nên hầu hết diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh ở phía Nam mua tôm
giống miền Trung ñều ñược kiểm dịch, chỉ có một phần diện tích nuôi quảng
canh, thả rải rác, trái vụ, mua số lượng ít là chưa làm tốt kiểm dịch[49].

Tôm sú giống từ miền Trung ñược vận chuyển cung cấp cho hầu hết
các vùng nuôi tôm trong cả nước. Các tỉnh có phong trào sản xuất tôm sú
giống phát triển mạnh là Ninh Thuận, Khánh Hoà, Bình Thuận, Phú Yên,
Quảng Nam. Năm 2005 toàn khu vực Trung bộ có 2.582 trại tôm giống sản
xuất ñược 13,9 tỷ con giống. Trong ñó, tỉnh Ninh thuận có 1.190 trại sản xuất
ñược 4,4 tỷ tôm giống. Tại Khánh Hoà sản xuất tôm giống ñang có xu hướng
giảm dần, năm 2004 có 1.249 trại sản xuất ñược 2,9 tỷ tôm giống, năm 2005
có 1200 trại sản xuất ñược 2,5 tỷ tôm giống. ðể có thể giải quyết ñược một
phần khó khăn về giống, các ñịa phương Bắc Trung bộ cũng ñã sản xuất tôm
giống thành công, hiện nay có 127 trại tôm giống, năm 2005 sản xuất ñược
639 triệu tôm giống. Song sản xuất giống ở phía Bắc khó khăn hơn, thường bị

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


muộn thời vụ, chi phí sản xuất lớn hơn, kết quả và hiệu quả kinh tế chưa cao.
[49]
Qua thống kê và so sánh giữa tổng sản lượng tôm nuôi với số lượng
tôm giống sản xuất ñược hàng năm thấy có mối tương quan theo tỷ lệ thuận
1/100, nghĩa là cứ sản xuất ñược 100 con tôm giống thì nuôi ñược 1 kg tôm
thịt. Năm 2004 và 2005 tỷ lệ này giảm còn 1/90, ñiều này một phần cho thấy
chất lượng tôm giống có xu hướng tốt hơn.
Nhu cầu tôm giống mỗi năm cả nước cần khoảng gần 30 tỷ con, về cơ
bản chúng ta ñã chủ ñộng sản xuất giống ñáp ứng ñủ cho nhu cầu. Ở miền
Trung có ñiều kiện rất thích hợp cho sản xuất giống nên chất lượng tôm giống
sản xuất ở miền Trung tốt hơn ở các vùng khác. Một trong những khó khăn
ñối với sản xuất giống là chúng ta chưa có quy trình công nghệ hoàn chỉnh
nuôi tôm bố mẹ thành thục trong ñiều kiện nhân tạo mà vẫn phải dựa vào
nguồn tự nhiên hoặc nhập của các nước trong khu vực. ðây là vấn ñề ñang
ñặt ra cho công tác nghiên cứu phải nhanh chóng giải quyết trong thời gian tới

ñể phục vụ kịp thời cho sản xuất. Trước mắt trong những năm vừa qua Bộ
Thuỷ sản ñã thực hiện ñề tài thả tôm giống ra biển và chỉ ñạo các ñịa phương
thực hiện hàng năm thả một lượng tôm giống ra biển ñể phát triển và tái tạo
nguồn lợi tôm bố mẹ tự nhiên [6].
2.6.4. Quy hoạch
Lồng ghép, cải tiến quy hoạch, tăng cường sự phối hợp của các bên có
liên quan và tăng cường sự tham gia của cộng ñồng vào quản lý nuôi tôm. Có
thể nói, trong ñịnh hướng phát triển nuôi tôm bền vững, các vấn ñề khoa học
công nghệ thường ñược ưu tiên giải quyết trước. Trong khi các nước ñi sau
xem phát triển khoa học công nghệ là ưu tiên thì những nước ñi trước như
Thái Lan, ñã giải quyết phần lớn các vấn ñề kỹ thuật, ñã tập trung vào vấn ñề
lồng ghép nuôi tôm vào quản lý tổng hợp vùng bờ và tăng cường sự tham gia
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


×