Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũ môn Toán THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.86 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................1
PHẦN I: MỞ ĐẦU...................................................................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG................................................................................................................................4
2.1. Mục đích và ý nghĩa của việc kiểm tra bài cũ...........................................................................5
3. Một số phương pháp mới trong kiểm tra bài cũ môn Toán............................................................8
3.1. Yêu cầu của kiểm tra bài cũ.....................................................................................................9
3.2. Kiểm tra đầu giờ học..............................................................................................................10
3.3. Kiểm tra bài cũ ngay trong giờ học........................................................................................12
3.4. Kiểm tra vào cuối giờ học......................................................................................................13
PHẦN III: KẾT LUẬN...............................................................................................................................15
3. Phạm vi, đối tượng áp dụng:....................................................................................................17
4. Kiến nghị, đề xuất:........................................................................................................................17

Trang 1


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môn Toán là một trong những môn học chiếm một vị trí quan trọng và
then chốt trong nội dung các chương trình môn học phổ thông. Các kiến thức kĩ
năng của môn Toán ở THCS có nhiều ứng dụng trong đời sống. Trong việc nâng
cao chất lượng giáo dục nói chung và môn Toán nói riêng thì việc cải tiến
phương pháp dạy học là nhân tố quan trọng. Bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn, việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp
giảng dạy thì đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá
trình giảng dạy và học tập. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra
đánh giá là hai hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau.
Những quan sát chỉ ra rằng một số giáo viên trong khi chuẩn bị bài
thường ít chú ý đầy đủ đến công việc kiểm tra bài cũ học sinh. Vấn đề chủ yếu
của họ trong mỗi giờ học là giảng bài mới, còn kiểm tra bài cũ chỉ là công việc


phụ. Vì lẽ đó mà nhiều giáo viên kiểm tra bài cũ học sinh bằng cách vào đầu giờ
gọi học sinh lên bảng, hỏi học sinh một vài ý chỉ cần học sinh học thuộc là đạt
yêu cầu làm cho việc kiểm tra bài cũ trở nên tẻ nhạt và đơn điệu. Nếu giáo viên
lơ là không thực hiện tốt việc kiểm tra bài cũ thì quá trình tiếp thu kiến thức sẽ
bị gián đoạn, sẽ dẫn đến hiện tượng hổng kiến thức cần có trong mỗi tiết học.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả của các bài kiểm tra định kỳ (45 phút, học
kỳ,...). Sở dĩ có quan niệm đó là do giáo viên chưa hiểu hết ý nghĩa của công
việc kiểm tra bài cũ trong hệ thống bài học, mà còn vì việc kiểm tra bài cũ một
cách đúng đắn và sâu sắc thường phức tạp, khó khăn hơn việc giảng tài liệu mới.

Trang 2


Đổi mới kiểm tra bài cũ để tạo động cơ thái độ cho học sinh học tập.
Đồng thời giúp giáo viên nhìn nhận lại quá trình dạy học của mình để điều
chỉnh, rút kinh nghiệm, chỉnh sửa kịp thời và giúp học sinh nhận ra những
khuyết thiếu kiến thức của mình để có kế hoạch bổ sung. Đổi mới kiểm tra bài
cũ cũng chính là một nội dung để chống tiêu cực trong thi cử, góp phần thực
hiện tốt cuộc vận động hai không: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục” mà ngành đã phát động ngay từ đầu năm học. Đổi
mới kiểm tra bài cũ giúp người dạy và người học hoàn thiện quá trình dạy và
học trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học.
Vậy quá trình kiểm tra bài cũ của một số giáo viên hiện nay đã đúng với
yêu cầu của việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá cũng như đổi mới
phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực và phát huy năng lực học sinh
hay chưa? Với thực trạng như trên tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm
của cá nhân trong việc kiểm tra bài cũ mà tôi đã áp dụng có hiệu quả trong quá
trình giảng dạy.
2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Đổi mới kiểm tra bài cũ đóng góp một phần trong đổi mới phương pháp

dạy học tích cực hóa hoạt động của học sinh. Điểm mới của sáng kiến kinh
nghiệm là giáo viên chỉ giữ vai trò hướng dẫn, tổng kết lại kiến thức còn toàn bộ
quá trình kiểm tra bài cũ là hoạt động của học sinh. Câu hỏi kiểm tra bài cũ và
nhận xét câu trả lời kiểm tra bài cũ đều là do học sinh thực hiện.

Trang 3


PHẦN II: NỘI DUNG
1. Thực trạng của việc kiểm tra bài cũ hiện nay
Thông thường giáo viên kiểm tra bài cũ đầu giờ học bằng hình thức gọi
học sinh lên bảng giải bài tập cho về nhà. Đối với môn Toán giáo viên thường
gọi học sinh xung phong hoặc học sinh khá, giỏi. Học sinh ở dưới lớp theo dõi
bạn giải bài trên bảng hoặc trả lời một số câu hỏi kiểm tra kiến thức trọng tâm
của bài trước hoặc kiến thức đã học giúp cho việc học bài mới. Như vậy vẫn có
học sinh tranh thủ mở vở xem lại kiến thức cũ hoặc chờ sự trợ giúp nhắc bài của
bạn bên cạnh mình. Đa số học sinh ngồi dưới không được kiểm tra thì ngồi chơi
thậm chí nói chuyện riêng …Như vậy số lượng kiểm tra bài cũ của một tiết học
rất ít chỉ từ 1 đến 2 em.
Một số giáo viên thậm chí còn bỏ qua bước kiểm tra bài cũ, vào tiết là
tiến hành dạy bài mới mà không cho học sinh ôn lại kiến thức cũ. Trong suốt
quá trình dạy bài mới, nhiều giáo viên thường chỉ đưa ra những câu hỏi phát vấn
trao đổi với học sinh mà ít khi xem đó là một hình thức kiểm tra miệng rất tích
cực, do vậy thường không cho điểm để khuyến khích học trò. Nhiều học sinh
học đối phó bằng cách học bài cũ xung phong lên bảng một lần để lấy điểm cao
sau đó không bao giờ xung phong lên bảng nữa.
Tất cả những yếu tố trên làm cho học sinh cảm thấy sợ hãi, căng thẳng
mỗi khi kiểm tra bài cũ. Tại sao chúng ta không để học sinh tự tương tác với
nhau, giáo viên hãy ngồi lắng nghe xem học sinh thể hiện như thế nào qua bài
học trước. Đó cũng chính là cái mà tôi muốn trình bày trong sáng kiến kinh

nghiệm này. Như vậy để đáp ứng được mục tiêu giáo dục là đào tạo những con
người chủ động, sáng tạo, thích ứng với yêu cầu công nghiệp hoá hiên đại hoá

Trang 4


đất nước cũng như hoà nhập được với khu vực và thế giới cần phải được đổi
mới một cách toàn diện và đồng bộ.
2. Cơ sở lý luận của việc đổi mới kiểm tra bài cũ
2.1. Mục đích và ý nghĩa của việc kiểm tra bài cũ
2.1.1. Mục đích:
a) Tích cực hóa hoạt động và phát huy năng lực của học sinh:
+ Qua việc kiểm tra bài cũ, giáo viên có thể biết được trình độ tiếp thu kiến
thức và những kĩ năng môn học của học sinh so với yêu cầu của chương trình
cũng như sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập nhằm thúc đẩy tính tích
cực, hứng thú học tập nơi học sinh.
+ Kiểm tra bài cũ giúp học sinh phát hiện những sai sót cần bổ sung, điều
chỉnh trong quá trình học tập đồng thời cũng hệ thống được kiến thức trọng tâm
của bài học trước.
+ Việc phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì xét
cho cùng công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự
hành động. Giáo dục phải được thực hiện thông qua hành động và bằng hành
động của bản thân (tư duy và thực tiễn).
b) Phân loại, xếp loại học sinh:
+ Công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học
sinh và mỗi tập thể lớp, tạo cơ hội để các em phát triển kĩ năng tự đánh giá để
nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích, động viên các em học tập. Đồng
thời, qua đó giáo dục học sinh nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, rèn
luyện việc tu dưỡng đạo đức, có thêm niềm tin ở sức lực, khả năng của mình.


Trang 5


Như vậy kiểm tra bài cũ học sinh là động lực thúc đẩy và điều chỉnh hoạt
động dạy - học, đây cũng là nhân tố kích thích học sinh học tập vươn lên. Qua
đó giúp giáo viên hoàn thiện, cải tiến phương pháp và hình thức dạy học sao cho
đem lại hiệu quả cao nhất. Ngược lại nếu giáo viên xem nhẹ việc kiểm tra bài cũ
sẽ dẫn tới hậu quả buông lỏng quá trình dạy học, không động viên thúc đẩy học
sinh tự vươn lên trong quá trình học tập.
2.1.2. Ý nghĩa của việc kiểm tra bài cũ
a) Đối với học sinh:
+ Về kiến thức: Đánh giá trình độ, khả năng tiếp nhận kiến thức của học
sinh, về cơ bản chúng ta đánh giá khả năng Nhận biết (ghi nhớ, thuộc ), Thông
hiểu (bản chất vấn đề) và Vận dụng kiến thức trong quá trình học tập, thực
hành. Trong một câu hỏi có thể bao gồm cả 3 cấp độ: nhận biết, thông hiểu và
vận dụng.
Ví dụ: Khi kiểm tra bài cũ bài tam giác cân:Yêu cầu học sinh với các mức độ
câu hỏi như sau:
-

Nêu các tính chất của tam giác cân? (Đánh giá khả năng nhận biết của

-

học sinh)
Hãy tính góc còn lại của tam giác cân, biết góc ở đáy là 40 0. (Đánh giá
khả năng vận dụng của học sinh)

+ Về kĩ năng: Thông qua việc kiểm tra bài cũ và các hình thức kiểm tra bài
cũ học sinh có điều kiện rèn luyện các kĩ năng tư duy trí tuệ từ đơn giản đến

phức tạp: biết tái hiện kiến thức để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống...
Ví dụ: Sau khi kết thúc bài học: Tính chất ba đường trung trực trong tam giác
(Hình học 7). Giáo viên nêu câu hỏi tình huống liên hệ thực tiễn như sau:

Trang 6


“Cả ba gia đình cùng nhau đào một cái giếng để sử dụng chung nhưng cả ba
gia đình không biết đào như thế nào để khoảng cách từ mỗi nhà đến giếng đều
bằng nhau. Em hãy giúp ba gia đình này?”
b) Đối với giáo viên:
Giúp giáo viên theo dõi được quá trình học tập của học sinh có cơ sở nhận
ra những điểm mạnh yếu của mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy học
không ngừng nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
2.2. Nội dung kiểm tra bài cũ
Cần khắc phục quan niệm sai lầm cho rằng học Toán thì kiểm tra bài cũ chủ
yếu là xem học sinh nắm được các kiến thức đã học không. Mà phải nhận thức
được rằng việc kiểm tra bài cũ là xem xét một cách tổng hợp nhận thức, phát
triển và kết quả của việc dạy học theo đúng yêu cầu và chức năng bộ môn. Kiểm
tra bài cũ càng không phải đánh đố về trình độ học sinh. Bởi vì chất lượng của
việc dạy học không phải ở việc học sinh nắm được một khối lượng tri thức, mà
chính là việc các em biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các
nhiệm vụ cần thiết. Quan trọng hơn cả là việc các em đã sử dụng những kiến
thức đã học để tiếp thu kiến thức mới như thế nào? Nó có tác động như thế nào
trong việc rèn luyện đạo đức, tư tưởng chính trị cho các em.
Xuất phát từ quan niệm như thế, nội dung việc kiểm tra bài cũ học sinh cần
tập trung vào các nội dung:
a) Các kiến thức cơ bản cần nắm: (định nghĩa, định lí, tính chất, hệ quả…)
Cần giúp học sinh nắm và hiểu rõ bản chất của các kiến thức trên, tránh tình
trạng học sinh học thuộc lòng, học vẹt, khi hỏi thì nhớ, sau một vài ngày lại

quên.
Trang 7


b) Kiểm tra năng lực thực hành của các em:
Cách thức sử dụng các loại đồ dùng dạy học trực quan để cho các em thể
hiện được những kiến thức mà các em đã được học trong tiết trước để vận
dụng giải quyết những bài toán mà giáo viên đưa ra.
Ví dụ: Sử dụng mô hình hình lăng trụ đứng (Hình học 8) để có thể nêu cấu tạo
của hình lăng trụ đứng,....Sử dụng các kiến thức về phương pháp giải bài toán
bằng cách lập phương trình để áp dụng giải một bài toán chuyển động, diện
tích,...
c) Kiểm tra năng lực thực hành vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực
tiễn:
Ví dụ: Sử dụng kiến thức của tam giác đồng dạng (Hình học 8) để tính chiều cao
của cây cột điện, một ngôi nhà,...chỉ với một vài thao tác đơn giản. Sử dụng định
lí Pytago (Hình học 7) để kiểm tra xem móng nhà, cột trụ có vuông góc với
nhau không?
Các nội dung kiểm tra ở trên là một thể hoàn chỉnh, có quan hệ mật thiết,
không thể tách rời riêng một mặt nào, tuy nhiên thùy theo hình thức và phương
pháp kiểm tra mà có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.
3. Một số phương pháp mới trong kiểm tra bài cũ môn Toán
Cấu trúc của giờ học phải mềm dẻo, gây được hứng thú, bất ngờ, hấp dẫn
cho học sinh; không nhất thiết vào đầu giờ học là cứ phải kiểm tra bài cũ. Việc
kiểm tra kiến thức cũ của học sinh có thể tiến hành ngay khi cung cấp kiến thức
mới. Nhưng dù tiến hành bằng hình thức nào giáo viên cũng cần phải xác định
rõ ưu, nhược của từng hình thức để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp và mang
lại hiệu quả cao nhất.

Trang 8



3.1. Yêu cầu của kiểm tra bài cũ
Muốn thực hiện được việc kiểm tra bài cũ đạt kết quả, công tác chuẩn bị của
giáo viên rất quan trọng, đặc biệt là chuẩn bị bài soạn. Bài soạn cần truyền đạt
sự sáng tạo mà để khơi dậy sự sáng tạo của học sinh. Giáo viên phải tiến hành
lần lượt các bước tham khảo tài liệu, SGK đến việc lựa chọn nội dung, tình
huống có vấn đề.
3.1.1. Phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng: để xác định các yêu cầu
cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức kĩ năng của học sinh sau mỗi giai đoạn,
mỗi lớp, mỗi cấp học.
3.1.2. Tăng cường đổi mới việc kiểm tra: nhằm đảm bảo chất lượng, đánh
giá học sinh một cách khách quan, công bằng; không hình thức, đối phó nhưng
cũng không áp lực nặng nề.
3.1.3. Đánh giá chính xác, đúng thực trạng: đánh giá cao hơn thực trạng sẽ
triệt tiêu động lực phấn đấu vươn lên; ngược lại, đánh giá khắt khe quá, mức
hoặc độ thiếu thân thiện, không thấy được sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm, giảm
vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
3.1.4. Khi đánh giá kết quả kiểm tra bài cũ không chỉ đánh giá thành tích
học tập mà bao gồm đánh giá cả quá trình học tập của học sinh để tạo hứng thú
học tập và ý thức vươn lên nơi học sinh, từ đó cải tiến hoạt động dạy học sao
cho có hiệu quả.
3.1.5. Kiểm tra phải phù hợp với từng đối tượng học sinh: câu hỏi kiểm tra
phải rõ ràng, phải thể hiện được sự phân hóa trình độ học tập của học sinh. Mỗi
một câu hỏi đều nhằm phân loại năng lực học tập của học sinh theo mức độ giỏi
- khá - trung bình - yếu - kém.
- Câu hỏi dễ dành cho học sinh có năng lực học tập yếu.
Trang 9



- Câu hỏi trung bình dành cho học sinh có năng lực học trung bình.
- Câu hỏi khó dành cho học sinh có năng lực học khá, giỏi.
3.2. Kiểm tra đầu giờ học
Theo tôi hình thức kiểm tra miệng đầu giờ đối với môn Toán mà tất cả các
học sinh trong lớp đều có thể tham gia cần tuân theo một số nguyên tắc như sau:
Giáo viên giữ vai trò chỉ đạo, để học sinh ở dưới lớp cùng nhau tham gia đặt câu
hỏi để kiểm tra bài cũ của bạn học sinh được gọi lên bảng.
3.2.1 Các bước tiến hành
Bước 1: Giáo viên gọi một học sinh A lên bảng. Đồng thời, dưới lớp chuẩn
bị các câu hỏi liên quan đến bài học hôm trước để chuẩn bị hỏi bạn học sinh
A (yêu cầu sự chú ý tất cả học sinh ở dưới lớp)
Bước 2: Giáo viên sẽ gọi bất kỳ một học sinh B ở dưới lớp đặt câu hỏi cho
học sinh A, nếu cảm thấy học sinh B đặt câu hỏi phù hợp với nội dung bài cũ và
sức học của học sinh A thì giáo viên tiến hành cho học sinh A trả lời (nếu câu
hỏi chưa phù hợp thì yêu cầu học sinh B đặt câu hỏi khác hoặc giáo viên gọi học
sinh khác đặt câu hỏi). Sau khi học sinh A trả lời giáo viên yêu cầu học sinh B
tiến hành nhận xét câu trả lời của học sinh A, nếu học sinh A không trả lời được
thì yêu cầu học sinh A về chỗ và học sinh B lên bảng trả lời đáp án câu hỏi của
chính mình.
Bước 3: Giáo viên sẽ tiếp tục gọi một học sinh C khác đặt câu hỏi khác cho
học sinh B và tiếp tục lặp lại bước trên đối với học sinh B.
Bước 4: Tùy thuộc vào câu hỏi, câu trả lời, cũng như sự nhận xét câu trả lời
của học sinh để giáo viên tiến hành phân tích cho học sinh cả lớp thấy ưu, nhược

Trang 10


điểm của từng bạn. Giáo viên chốt kiến thức và cho điểm phù hợp với mỗi bạn
kể cả học sinh lên bảng và học sinh đặt câu hỏi.
3.2.2.


Tình huống minh họa

Kiểm tra bài cũ bài: “Hình bình hành” hình học 8
Giáo viên gọi học sinh A lên bảng, học sinh B ở dưới đặt câu hỏi: “Thế
nào là hình bình hành?, Hình bình hành có phải là một hình thang cân
không? Tại sao?”
- Nếu học sinh A trả lời thì học sinh B nhận xét
- Nếu học sinh A không trả lời được thì học sinh B lên bảng trả lời,
giáo viên yêu cầu học sinh C đặt câu hỏi khác cho học sinh B
- Giáo viên dựa vào câu hỏi, câu trả lời của ba học sinh A, B, C để
tiến hành nhận xét, chốt lại kiến thức và cho điểm cả ba học sinh A,
B, C.
3.2.3. Ưu điểm:
- Tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát huy được năng lực của
bản thân học sinh. Quá trình kiểm tra bài cũ là sự tương tác của các
học sinh với nhau, giáo viên chỉ giữ vai trò hướng dẫn, chỉ đạo và
tổng kết
- Học sinh có cảm giác thoải mái thể hiện những gì mình được học,
không bị áp lực khi kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra được kiến thức của học sinh một cách toàn diện, tránh sự
học tủ, học vẹt của học sinh
- Kiểm tra được nhiều học sinh, tránh trường hợp thiếu điểm miệng
3.2.4.

vào cuối kì, cuối năm.
Hạn chế : Yêu cầu giáo viên và học sinh phải tiến hành một cách linh
hoạt nếu không sẽ mất nhiều thời gian.

Trang 11



3.3. Kiểm tra bài cũ ngay trong giờ học
Hình thức này thường được sử dụng khi giáo viên truyền thụ xong kiến thức
mới và chuyển qua bước luyện tập. Sau đó giáo viên gọi học sinh lên phát vấn,
phân tích bài làm sử dụng những kiến thức nào? Qua đó thể hiện được những
kiến thức đã học học sinh biết xâu chuỗi các kiến thức lại với nhau.
3.3.1. Các bước tiến hành
Bước 1: Giáo viên tiến hành dạy bài mới, cung cấp các tri thức cần thiết để
chuyển qua phần luyện tập
Bước 2: Giáo viên tiến hành ra các bài tập luyện tập. Sau đó gọi học sinh A lên
bảng thực hiện. Dưới lớp cùng trình bày để từ đó so sánh, đối chiếu.
Bước 3: Sau khi học sinh A làm xong, học sinh A sẽ phân tích lại bài làm của
mình đã thực hiện các bước như thế nào? Sử dụng những kiến thức nào?. Học
sinh dưới lớp lắng nghe
Bước 4: Học sinh B dưới lớp có ý kiến phản biện, nhận xét hoặc phát vấn học
sinh A. Sau đó giáo viên có thể cho học sinh B bổ sung cho học sinh A
Bước 5: Giáo viên tổng kết, chốt kiến thức, nhận xét từng học sinh để cả lớp
cùng nghe. Sau đó giáo viên cho điểm cả học sinh A và B.
3.3.2. Tình huống minh họa
Sau khi giảng bài: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 (Đại số 8). Giáo
viên đưa ra bài tập luyện tập, giải phương trình: 2(x – 1) + 3x = 13 (1)
Giáo viên gọi học sinh A lên giải:
(1)

 2x – 2 + 3x =13
 5x = 13 +2
Trang 12



 5x = 15
x=3

Tập nghiệm của phương trình đã cho là: S = { 3}

Giáo viên yêu cầu học sinh A phân tích, giải thích cách làm một cách chi tiết.
Học sinh dưới lớp lắng nghe. Giáo viên gọi học sinh B đứng dậy nhận xét, bổ
sung, và đặt câu hỏi thêm về bài tập trên cho học sinh A (nếu có)
Giáo viên tổng kết, nhận xét, cho điểm cả hai học sinh.
3.3.3. Ưu điểm
- Tiết kiệm được thời gian kiểm tra.
- Khắc sâu được kiến thức bài cũ, giúp học sinh so sánh, liên hệ được kiến
thức cũ và kiến thức mới.
- Đối với những câu hỏi tư duy: phát huy được tính tích cực, khả năng tư duy
sáng tạo, khả năng ứng phó, giải quyết tình huống linh hoạt nơi học sinh.
3.2.4. Hạn chế
- Học sinh sẽ lúng túng khi nhớ lại kiến thức cũ.
- Không kiểm tra được hết nội dung của bài học trước.
- Vì đang truyền đạt kiến thức mới có thể giáo viên sẽ quên đánh giá điểm
cho học sinh.
3.4. Kiểm tra vào cuối giờ học
Đây là hình thức mà chúng ta kết hợp với việc củng cố bài học vừa truyền
đạt. Các bước có thể tiến hành như sau: Giáo viên có thể gọi học sinh thể hiện
được những kiến thức đã được học thông qua bài tập, sau đó yêu cầu học sinh

Trang 13


phân tích đáp án của học sinh khác từ đó giáo viên có thể thấy kết quả giảng dạy
của mình.

3.4.1. Ưu điểm:
- Hệ thống được kiến thức, nhấn mạnh được trọng tâm của nội dung bài vừa
học, nội dung kiến thức giáo viên vừa truyền đạt.
- Tiết kiệm được thời gian kiểm tra.
- Đánh giá được trình độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh; thái độ, nhận
thức của học sinh trong quá trình học tập từ đó giáo viên có sự điều chỉnh nội
dung bài giảng, phương pháp truyền thụ sao cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao
nhất.
3.4.2. Hạn chế:
- Tạo cho học sinh tâm thế chủ quan, lười học tập, không có ý thức vươn lên.
- Đôi khi giáo viên mải mê truyền đạt hoặc do nội dung bài giảng quá dài nên
không có thời gian củng cố và kiểm tra.
Tóm lại, dù thực hiện kiểm tra bài cũ đầu giờ, giữa giờ hay cuối giờ học thì giáo
viên phải đầu tư trong việc soạn bài theo phương pháp mới ở tất cả các bước lên
lớp. Đối với kiểm tra bài cũ nếu giáo viên thực hiện đúng theo quy trình trên sẽ
giúp cho học sinh nắm vững bài mới chủ động hơn, say mê học tập, hiểu bài sâu
hơn và hiệu quả của việc dạy và học cao hơn

Trang 14


PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài
Việc kiểm tra bài cũ với nhiều hình thức và phương pháp đổi mới đã đem lại
những kết quả:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt, cách sử dụng từ ngữ, sao cho phù
hợp với nội dung cần trả lời; khả năng suy luận lôgic của học sinh để trả lời đủ
các câu hỏi “Tại sao?”, “Vì sao?”, “như thế nào?”…
- Rèn luyện học sinh phong thái trả lời nghiêm túc, đúng mực chống lại sự
gian lận. Giúp học sinh tự đánh giá được kết quả học tập của mình để điều chỉnh

phương pháp học và cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn. Kích thích được khả
năng tư duy, sáng tạo, tích cực, chủ động của học sinh.
- Rèn luyện cho học sinh khả năng ứng phó, linh hoạt khi giải quyết những
tình huống khó khăn, những vấn đề hóc búa. Góp phần phát triển năng lực tư
duy và khả năng thực hành cho học sinh; giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu kiến
thức của bài học trước, hoặc bài học giáo viên vừa truyền tải.
- Giúp giáo viên theo dõi được quá trình học tập của học sinh, có cơ sở nhận
ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động
dạy học không ngừng nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Như vậy việc kiểm tra bài cũ nếu được tiến hành thường xuyên và đúng cách
không hề là một việc làm đơn giản, giáo viên không có tâm huyết với nghề yêu
học trò thì khó mà nâng cao được chất lượng dạy học.

Trang 15


“Lao động trí óc chẳng phải là thứ lao động nặng nhọc nhất hay sao? Mơ
mộng thì thật là dễ dàng thú vị, còn suy nghĩ mới thật là khó” (K.DUsinxki)

2. Bài học kinh nghiệm
Để có thể tiến hành kiểm tra bài cũ học sinh theo đúng nội dung đã nêu ở
trên thì người giáo viên cần phải:
- Chuyên tâm vào nghề nghiệp, soạn bài chu đáo kỹ lưỡng có đầu tư thời gian
vào soạn bài và chú ý khâu hướng dẫn về nhà để HS hoàn thành phần kiểm tra
bài cũ. Mỗi một hình thức kiểm tra đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Khi kiểm
tra giáo viên không nên tuyệt đối hóa một hình thức nào mà cần kết hợp sử dụng
các hình thức phù hợp với từng đối tượng học sinh, với nội dung bài giảng, với
thời gian cho phép.
- Khi kiểm tra bài cũ cần chú ý:
+ Xác định mục đích của việc kiểm tra: nhằm kiểm tra năng lực học tập của

học sinh, kĩ năng thực hành lịch sử của học sinh chứ không phải kiểm tra để
đánh đố học sinh.
+ Câu hỏi kiểm tra phải rõ ràng, chính xác, phải thể hiện sự phân hóa trình
độ học tập của học sinh.
+ Kiểm tra phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, đối với học sinh yếu
kém nên khuyến khích, động viên: cho các em xung phong; không đưa ra câu
hỏi, bài tập quá khó. Nếu như các em không thuộc bài có thể cho kiểm tra lại lần
sau, và giáo viên nên dặn trước nội dung kiểm tra để học sinh chuẩn bị.

Trang 16


+ Khi kiểm tra: không tạo áp lực tâm lí cho học sinh, không nạt nộ, hối thúc
mà cần nhắc nhở, hướng dẫn để học sinh có thể trả lời trọn vẹn câu hỏi, làm trọn
vẹn bài tập giáo viên yêu cầu.
- Việc kiểm tra bài cũ là một việc làm quan trọng không chỉ đánh giá thói quen,
năng lực học tập của học sinh mà còn thể hiện kết quả việc giảng dạy học sinh.
3. Phạm vi, đối tượng áp dụng:
Phương pháp kiểm tra bài cũ này đã được thực hiện tại các lớp mà tôi đang
trực tiếp giảng dạy là Toán 7, 8 và đã mang lại hiệu quả.
4. Kiến nghị, đề xuất:
a) Đối với tổ chuyên môn: Thường xuyên đưa nội dung đổi mới kiểm tra đánh
giá học sinh vào trao đổi, bàn bạc, thảo luận để thống nhất hình thức kiểm tra
bài cũ này trong tất cả các môn học ở trương THCS.
b) Đối với các cấp quản lý giáo dục: Thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác, đặc biệt là vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực học sinh.
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân rút ra trong quá trình giảng dạy, công
tác. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để sáng kiến được
hoàn thiện hơn./.


Trang 17



×