Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài 15. Tiêu hoá ở động vật.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.18 KB, 3 trang )

Tuần: 8, Tiết: 16.
Ngày soạn: 01/10/2010.

Bài 15: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT.
I. MỤC ĐÍCH BÀI DẠY:
1. Kiến thức:
- Mô tả được quá trình tiêu hoá trong không bào tiêu hoá, túi tiêu hoá và ống tiêu hoá.
- Phân biệt được tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào.
- Nêu được chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá.
- Thấy được sự khác nhau trong hấp thụ các chất từ môi trường vào cơ thể ở động vật và thực vật.
2. Kỹ năng:
- Quan sát hình và phân tích hình.
- Kỹ năng tư duy
3. Thái độ:
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1). Phương pháp:
+ Hỏi đáp
+ Khám phá
+ Diễn giảng.
2). Các đồ dung dạy học:
- Hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.6 SGK.
III. TRỌNG TÂM:
Phần IV. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa.
IV. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1). Chuẩn bị:
1.1 Kiểm tra kiến thức cũ: (5 phút)
Vì sao những cây xanh tồn tại và phát triển như một thể thống nhất?
1.2 Vào bài: Cây xanh tồn tại được là nhờ thường xuyên trao đổi chất với môi trường, thông qua
quá trình hút nước, muối khoáng ở rễ và quá trình quang hợp diễn ra ở lá. Người, động vật, thực
hiện trao đổi chất với môi trờng như thế nào? Đó là nội dung của bào học hôm nay.
2). Tên bài mới:



Bài 15: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT.

NỘI DUNG BÀI
(LƯU BẢNG)
I. Tiêu hóa là gì?
Tiêu hóa là quá trình biến
đổi các chất dinh dưỡng
có trong thức ăn thành
những chất đơn giản mà
cơ thể hấp thụ được.

II. Tiêu hóa ở động vật
chưa có cơ quan tiêu
hóa :
Là tiêu hóa nội bào xảy
ra ở các động vật đơn bào.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

- Cho học sinh quan sát các hình
từ 15.1 đến 15.6 SGK, xem câu
hỏi và đánh dấu X vào câu trả lời
đúng về tiêu hoá?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Vậy tiêu hoá là gì?

- 1 HS trả lời(đáp án D), các HS

khác bổ sung(nếu có).

- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Các động vật nào chưa có cơ
quan tiêu hóa và chúng tiêu hóa
theo hình thức nào?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Cho HS quan sát hình 15.1 SGK

- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời(Tiêu hoá là quá
trình biến đổi và hấp thụ thức
ăn), các HS khác bổ sung(nếu
có).
- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời(tiêu hóa nội bào
xảy ra ở các động vật đơn bào),
các HS khác bổ sung(nếu có).
- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời(đáp án B; Thức ăn


- Màng tế bào lõm dần
vào, hình thành không bào
tiêu hóa chứa thức ăn bên
trong.
- Lizôxôm gắn vào không
bào tiêu hóa. Các enzim
của lizôxôm vào không
bào tiêu hóa và thủy phân

các chất dinh dưỡng phức
tạp thành các chất dinh
dưỡng đơn giản.
- Các chất dinh dưỡng đơn
giản được hấp thụ từ
không bào tiêu hóa và tế
bào chất. Riêng phần thức
ăn không được tiêu hóa
trong không bào được thải
ra khỏi tế bào theo kiểu
xuất bào.
III. Tiêu hóa ở động vật
có túi tiêu hóa :
Xảy ra ở các loài ruộng
khoang và giun dẹp.
Túi tiêu hóa có hình túi
và được tạo thành từ nhiều
tế bào. Túi tiêu hóa có 1 lỗ
thông duy nhất ra bên
ngoài. Lỗ thông vừa làm
chức năng miệng vừa làm
chức năng của hậu môn,
nghĩa là thức ăn đi qua lỗ
thông để vào túi tiêu hóa,
đồng thời các chất thải
cũng đi qua lỗ thông đó ra
ngoài.
Trên thành túi có nhiều tế
bào tuyến. Các tế bào này
tiết enzim tiêu hóa vào

lồng túi tiêu hóa.
Ở túi tiêu hóa thức ăn
được tiêu hóa ngoại bào
(tiêu hóa trong lòng túi
tiêu hóa, bên ngoài tế bào)
và tiêu hóa nội bào (tiêu
hóa bên trong các tế bào
trên thành túi tiêu hóa).
IV. Tiêu hoá ở động vật
có ống tiêu hoá
- Ống tiêu hoá được cấu
tạo từ nhiều bộ phận với
chức năng khác nhau.
- Thức ăn đi theo một

và mô tả quá trình tiêu hoá và hấp
thụ thức ăn ở trùng giày?

- Nhận xét, kết luận vấn đề.

- Động vật nào có túi tiêu hóa?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Cho HS quan sát H 15.2 SGK và
mô tả quá trình tiêu hoá và hấp thụ
thức ăn ở thuỷ tức?

- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Tại sao phải có quá trình tiêu hoá
nội bào?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.


- Tiêu hoá trong ống tiêu hoá có ưu điểm gì so với tiêu hoá nội bào?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Ống tiêu hoá là gì? Khác với túi
tiêu hoá ở điểm nào?

từ môi trờng vào cơ thể hình
thành không bào tiêu hoá .→ Tại
đây nhờ enzim của lizôxôm được
biến đổi thành chất đơn giản đi
vào tế bào chất.→ Chất cặn bả
thải ra ngoài), các HS khác bổ
sung(nếu có).
- Lắng nghe.

- 1 HS trả lời (ruộng khoang và
giun dẹp), các HS khác bổ
sung(nếu có).
- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời(Thức ăn từ môi
trường qua miệng vào túi tiêu
hoá→ Thức ăn được tiêu hoá
ngoại bào sau đó tiếp tục được
tiêu hoá nội bào.), các HS khác
bổ sung(nếu có).
- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời(do thức ăn mới
được biến đổi dở dang, cơ thể
chưa hấp thụ được).
- Lắng nghe.


- 1 HS trả lời(Thức ăn đa dạng
hơn vì kích thước lớn.).
- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời(Ống tiêu hoá là 1
ống dài, gồm nhiều bộ phận với
chức năng khác nhau;Thức ăn


chiều trong ống tiêu hoá.
- Khi đi qua ống tiêu hoá,
thức ăn được biến đổi cơ
học và hoá học để trở
thành những chất dinh
dưỡng đơn giản và được
hấp thụ vào máu.
- Các chất không được
tiêu hoá sẽ tạo thành phân
và được thải ra ngoài qua
hậu môn
- Mỗi bộ phận có một
chức năng riêng, nên hiệu
quả tiêu hoá cao.

- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Yêu cầu HS đọc và suy nghĩ trả
lời câu hỏi lệnh SGK trang 64.
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Yêu cầu HS đọc và suy nghĩ trả
lời câu hỏi lệnh SGK trang 65.

- Nhận xét, kết luận vấn đề. Đó là
diều ở giun đốt và côn trùng; diều
và dạ dày cơ(mề) ở chim ăn hạt.
Diều là một phần của thực quản
biến đổi thành. Diều là nơi chứa
thức ăn và làm mềm thức ăn. Dạ
dày cơ của chim rất khỏe, có chức
năng nghiền nát thức ăn dạng hạt.
Trong dạ dày cơ còn có những
viên sỏi (do động vật nuốt vào) để
làm tăng hiệu quả nghiền hạt.
- Thức ăn được tiêu hoá trong ống
tiêu hoá như thế nào?

- Nhận xét, kết luận vấn đề.

chỉ đi theo một chiều), các em
khác lắng nghe và bổ sung (nếu
có).
- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời(miệng, thực quản,
dạ dày… ), các HS khác bổ
sung(nếu có).
- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời(diều; chứa và làm
mềm thức ăn), các HS khác bổ
sung(nếu có).
- Lắng nghe.

- 1 HS trả lời(thức ăn được biến

đổi cơ học và hoá học …; Các
chất không được tiêu hoá sẽ tạo
thành phân và được thải ra ngoài
qua hậu môn ), các HS khác bổ
sung(nếu có).
- Lắng nghe.

3). Củng cố: (5 phút)
- Yêu cầu học sinh đọc và ghi nhớ phần tóm tắt in nghiên ở cuối bài.
- Sử dụng các câu hỏi SGK.
4). Bài tập về nhà: Dặn HS về nhà học bài và soạn bài 16. Tiêu hóa ở động vật(tt)
5). Rút kinh nghiệm:

Tổ trưởng ký duyệt

Giáo viên soạn

Thái Thành Tài



×