Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài 39. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. (tiếp theo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.16 KB, 4 trang )

Tuần: 26, Tiết: 41.
Ngày soạn: 10/02/2011.

BÀI 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT(tt)
I. MỤC ĐÍCH BÀI DẠY:
1. Kiến thức:
- Kể tên được một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Phân tích được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Trình bày được khả năng điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người (cải tạo vật nuôi,
cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình).
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng tư duy
3. Thái độ:
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1). Phương pháp:
+ Hỏi đáp
+ Diễn giảng.
2). Các đồ dung dạy học:
- SGK sinh học 11 cơ bản.
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1). Chuẩn bị:
1.1 Kiểm tra kiến thức cũ: (5 phút)
Câu hỏi: Kể tên các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống.
Đáp án:
Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống
- Hoocmon sinh trưởng
+ Do tuyến yên tiết ra
+ Tác dụng: kích thích phân chia tế bào, tăng kích thước tế bào tăng tổng hợp prôtêin. Kích thích
phát triển xương
- Hoocmon tirôxin


+ Do tuyến giáp tiết ra
+ Tác dụng: kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình
thường của cơ thể
- Hoocmon ơstrôgen
+ Do buồng trứng tiết ra
+ Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đọan dậy thì: tăng phát triển xương, kích thích
phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp
- Hoocmon Testosteron
+ Do tinh hòan tiết ra
+ Kích thích sinh trưởng phát triển mạnh ở giai đọan dậy thì : tăng mạnh tổng hợp prôtêin, phát
triển mạnh cơ bắp
Đối với lưỡng cư tiroxin gây biến thái từ nòng nọc thành ếch. Thiếu tiroxin nòng nọc không biến
thành ếch được. Iôt là thành phần cấu tạo nên tiroxin, do đó thiếu iôt trong thức ăn và nước dẫn đến
thiếu tiroxin.
1.2 Vào bài: Cho vài ví dụ về các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
động vật. HS trả lời: nhiệt độ, ánh sáng, nguồn thức ăn,… Từ đó GV dẫn dắt vào bài mới.


2). Tên bài mới:

BÀI 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT(tt)

NỘI DUNG BÀI
(LƯU BẢNG)
II. Các nhân tố bên
ngoài:
1. Thức ăn:
Thức ăn là nhân tố ảnh
hưởng mạnh nhất đến quá

trình sinh trưởng và phát
triển của cả động vật và
người.
VD: thiếu prôtêin, động
vật chậm lớn và gầy yếu,
dễ mắc bệnh. Thiếu
vitamin D gây bệnh còi
xương, chậm lớn ở động
vật và người.
2. Nhiệt độ:
Mỗi loài động vật sinh
trưởng và phát triển tốt
trong điều kiện thích hợp.
Nhiệt độ quá cao hoặc quá
thấp có thể làm chậm quá
trình sinh trưởng và phát
triển của động vật, đặc
biệt là đối với động vật
biến nhiệt.
VD: Vào mùa đông, khi
nhiệt độ hạ xuống 16 –
180C, cá rô phi ngừng lớn
và ngừng đẻ.

HOẠT ĐỘNG CỦA
THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

? Tại sao thức ăn có thể

ảnh hưởng mạnh lên sinh
trưởng và phát triển của
động vật? Cho ví dụ?

- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn
là nguyên liệu được cơ thể sử dụng để
tăng số lượng và tăng kích thước tế bào,
hình thành các cơ quan và hệ cơ quan.
Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung
cấp năng lượng cho các hoạt động sống
của động vật.
VD: thiếu prôtêin, động vật chậm lớn và
gầy yếu, dễ mắc bệnh. Thiếu vitamin D
gây bệnh còi xương, chậm lớn ở động
vật và người.

? Tại sao nhiệt độ xuống
thấp lại có thể ảnh hưởng
mạnh lên sinh trưởng và
phát triển của động vật
biến nhiệt và đẳng nhiệt?
? Hầu hết các loài chim
đều ấp trứng, ấp trứng có
tác dụng gì?

- Đối với động vật biến nhiệt : nhiệt độ
xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của
động vật giảm theo. Khi đó, các quá trình
chuyển hóa trong cơ thể giảm, thậm chí
bị rối loạn : Các hoạt động của động vật

như sinh sản, kiếm ăn... cũng bị giảm. Vì
thế, quá trình sinh trưởng và phát triển
chậm lại.
+ Đối với động vật hằng nhiệt : Khi nhiệt
độ môi trường xuống thấp (trời rét), do
thân nhiệt cao hơn so với nhiệt độ môi
trường nên động vật mất nhiều nhiệt vào
môi trường xum quanh. Để bù lại số
nhiệt lượng đã mất, cơ chế chống lạnh
được tăng cường, quá trình chuyển hóa ở
tế bào tăng lên, các chất hữu cơ trong cơ
thể bị ôxi hóa nhiều hơn. Nếu không
được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị
ôxi hóa (tăng khẩu phần ăn so với các
ngày bình thường) thì động vật sẽ bị sụt
cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể
chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét,
nếu được ăn uống đầy đủ, động vật sẽ
tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển
hóa và tích lũy các chất dự trữ để chống
rét.

3. Ánh sáng:
- Vì sao động vật thường
Ánh sáng ảnh hưởng đến phơi nắng khi trời rét?
quá trình sinh trưởng và

- Những ngày trời rét, động vật mất
nhiều nhiệt. Vì vậy, chúng phơi nắng để
thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt.



phát triển của động vật
qua các cách sau:
- Những ngày trời rét,
động vật mất nhiều nhiệt.
Vì vậy, chúng phơi nắng
để thu thêm nhiệt và giảm
mất nhiệt.
- Tia tử ngoại tác động lên
da biến tiền vitamin D
thành vitamin D. Vitamin
D có vai trò trong chuyển
hóa canxi để hình thành
xương, qua đó ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát
triển.
Riêng đối với con người,
có rất nhiều nhân tố môi
trường ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng và phát
triển, đặc biệt là giai đoạn
phôi thai. Ví dụ: mẹ
nghiện rượu, nghiện ma
túy, con sinh ra có tỉ lệ dị
tật cao hơn bình thường.
III. Một số biện pháp
điều khiển sinh trưởng
và phát triển ở động vật
và người.

1. Cải tạo giống:
Để tạo ra các giống vật
nuôi có tốc độ sinh trưởng
và phát triển nhanh, năng
suất cao, thích nghi với
các điều kiện địa phương,
người ta áp dụng các
phương pháp chọn lọc
nhân tạo, lai giống, công
nghệ phôi,…
2. Cải thiện môi trường
sống của động vật:
Cho đến nay con người
tiếp tục sử dụng rất nhiều
nhân tố môi trường như
thức ăn, chuồng trại,… để
làm thay đổi tốc độ sinh
trưởng và phát triển của
vật nuôi, tăng năng suất
vật nuôi.

? Tại sao cho trẻ nhỏ tắm
nắng vào sang sớm hoặc
chiều tối sẽ có lợi cho sinh
trưởng và phát triển của
chúng

 Riêng đối với con
người, có rất nhiều nhân tố
môi trường ảnh hưởng đến

quá trình sinh trưởng và
phát triển, đặc biệt là giai
đoạn phôi thai. Ví dụ: mẹ
nghiện rượu, nghiện ma
túy, con sinh ra có tỉ lệ dị
tật cao hơn bình thường.
? Muốn động vật sinh
trưởng và phát triển tốt cần
chú ý những điểm gì?

- Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu
giúp đẩy mạnh quá trình hình thành
xương của trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền
vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin
D có vai trò trong chuyển hóa canxi để
hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến
sinh trưởng và phát triển.
-

Lắng nghe.

- Cải tạo giống (tính di truyền)
+ Cải thiện môi trường sống
+ Chất lượng dân số ở người

- Con người đã cải tạo
giống vật nuôi như thế
nào?

- Để tạo ra các giống vật nuôi có tốc độ

sinh trưởng và phát triển nhanh, năng
suất cao, thích nghi với các điều kiện địa
phương, người ta áp dụng các phương
pháp chọn lọc nhân tạo, lai giống, công
nghệ phôi,…

- Con người đã làm gì để
cải thiện môi trường sống
của động vật?

- Cho đến nay con người tiếp tục sử dụng
rất nhiều nhân tố môi trường như thức
ăn, chuồng trại,… để làm thay đổi tốc độ
sinh trưởng và phát triển của vật nuôi,
tăng năng suất vật nuôi.

Lồng nghép, tích hợp:
- Bảo vệ môi trường sống
của vật nuôi, tạo điều kiện
tốt nhất co vật nuôi sống và
phát triển.
- Có ý thức bảo vệ môi
trường sống của con người,


3. Cải thiện chất lượng
dân số:
Hiện nay, chúng ta đang
tiến hành nhiều biện pháp
cải thiện chất lượng dân số

(tăng chiều cao, cân nặng,
không mắc dị tật,…) của
người Việt Nam như nâng
cao đời sống, cải thiện chế
độ dinh dưỡng, luyện tập
thể dục thể thao, tư vấn di
truyền, phát hiện sớm các
đột biến trong phôi thai (ví
dụ, đột biến nhiễm sắc thể
gây ra bệnh Đao,…), giảm
thiểu ô nhiễm môi trường,
chống sử dụng ma túy,
chống nghiện thuốc lá,
chống lạm dụng rượu, bia,


bảo vệ tầng ôzôn.
- Con người đã làm gì để
cải thiện chất lượng dân
số?

- Hiện nay, chúng ta đang tiến hành
nhiều biện pháp cải thiện chất lượng dân
số (tăng chiều cao, cân nặng, không mắc
dị tật,…) của người Việt Nam như nâng
cao đời sống, cải thiện chế độ dinh
dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, tư vấn
di truyền, phát hiện sớm các đột biến
trong phôi thai (ví dụ, đột biến nhiễm sắc
thể gây ra bệnh Đao,…), giảm thiểu ô

nhiễm môi trường, chống sử dụng ma
túy, chống nghiện thuốc lá, chống lạm
dụng rượu, bia,…

Lồng nghép, tích hợp:
- Hạn chế hút thuốc lá,
giảm ô nhiễm môi trường
từ khói thuốc.

3). Củng cố: (5 phút)
- Yêu cầu học sinh đọc và ghi nhớ phần tóm tắt in nghiên ở cuối bài.
- Sử dụng các câu hỏi SGK.
4). Bài tập về nhà: Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài 40. Thực hành: xem phim về sinh
trưởng và phát triển ở động vật.
5). Rút kinh nghiệm:

Tổ trưởng ký duyệt

Giáo viên soạn

Thái Thành Tài



×