Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Về độ chênh giữa nội dung lịch sử trong truyền thuyết và lịch sử trong chính sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.08 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

NIÊN LUẬN VĂN HỌC DÂN GIAN

VỀ ĐỘ CHÊNH GIỮA NỘI DUNG LỊCH SỬ TRONG
TRUYỀN THUYẾT VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC GHI CHÉP
TRONG SỬ SÁCH ( CHÍNH SỬ)

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Hữu Nghĩa
Sinh viên thực hiện: Võ Kim Chuyền
MSSV: K39.601.014


2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành niên luận, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ từ thầy cô, gia đình và bạn bè.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Hữu Nghĩa, người đã
giúp đỡ và hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn động
viên, hỗ trợ tôi.
Với việc thực hiện nghiên cứu một đề tài trong thời gian khá ngắn và khả
năng còn nhiều hạn chế, niên luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2014

Võ Kim Chuyền




3

MỤC LỤC

Trang

PHẦN :MỞ ĐẦU........................................................................................4
1.Lý do chọn đề tài...........................................................................................4
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................5
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................6
4.Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................7
5.Phương pháp nghiên cứu...............................................................................7
PHẦN: NỘI DUNG....................................................................................9
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT :...............................................................................9
1. KHÁI QUÁT CƠ SỞ LỊCH SỦ, VĂN HÓA.............................................10
1.1 Khái quát cơ sở lịch sử....................................................................10
1.2 Khái quát cơ sở văn hóa..................................................................11


4

2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM:.................................................................................12
2.1 Khái niệm về truyền thuyết.............................................................12
2.2 Khái niệm về lịch sử........................................................................13
2.3 Nội dung lịch sử trong truyền thuyết...............................................14
2.4 Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lịch sử......................................14
2.5 Về độ chênh giữa nội dung lịch sử trong truyền thuyết và lịch sử
được ghi chép trong sách sử............................................................................14

CHƯƠNG II. ĐỘ CHÊNH GIỮA NỘI DUNG LỊCH SỬ TRONG
TRUYỀN THUYẾT VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC GHI CHÉP TRONG SỬ SÁCH
( CHÍNH SỬ):..................................................................................................19
3.1 Về thời gian.....................................................................................19
3.2 Về không gian.................................................................................25
3.3 Sự kiện, tình tiết..............................................................................28
3.4 Nhân vật..........................................................................................33
3.5 Kết cấu ............................................................................................39
KẾT LUẬN...............................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................42


5

PHỤ LỤC...................................................................................................44

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Từ bao đời nay, nhân dân ta đã có truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc.
Ngay từ khi chưa có chữ viết, con người đã biết lưu giữ và truyền lại những câu
chuyện kể về lịch sử, về những chiến công của những người anh hùng trong
suốt quá trình dựng nước và giữ nước bằng văn học dân gian. Những tác phẩm
văn học dân gian mang màu sắc thần kỳ, có nhiều yếu tố kỳ ảo và hoang đường
nhưng đằng sau bề nổi đó là niềm tin, sự ngưỡng vọng của nhân dân. Trong
nhiều thể loại của văn học dân gian, xét về khía cạnh thể hiện niềm tin, sự
ngưỡng mộ của nhân dân thì truyền thuyết được đánh giá cao hơn những thể
loại khác. Nếu truyện cổ tích chủ yếu dựa trên nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo,
hoang đường; thần thoại được xây dựng bằng những hình ảnh, chi tiết không có
thực mà chỉ là hư ảo do con người tưởng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa
loài người thì truyền thuyết dù có thêm thắt chi tiết, dù có nhiều yếu tố kỳ ảo,



6

hư cấu nhưng cốt lõi của tác phẩm đều xây dựng trên một câu chuyện về nhân
vật, sự kiện lịch sử...Có nhiều người đến nay vẫn lầm tưởng những câu truyện
trong truyền thuyết chính là lịch sử. Vậy lịch sử và truyền thuyết có phải là một
hay không? Ở đây chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng truyền thuyết là một thể
loại của văn học dân gian, còn lịch sử là một ngành của khoa học. Do đó, lịch
sử không phải là truyền thuyết. Phải chăng lịch sử trong truyền thuyết và lịch sử
trong sử sách có những nét khác so với chính sử? Từ những trăn trở đó, chúng
tôi đi tìm độ chênh giữa nội dung lịch sử trong truyền thuyết và lịch sử được
ghi chép trong sử sách để làm rõ vấn đề trên.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Tư liệu liên quan đến truyền thuyết dân gian Việt Nam và tư liệu lịch sử
phong phú và đa dạng. Từ đó, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học cũng
như các quá trình sưu tầm tư liệu liên quan đến truyền thuyết cũng như mối
quan hệ giữa truyền thuyết lịch sử. Đó là nguồn tư liệu quý giá để chúng tôi
tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Có thể chia tư liệu thành ba
nhóm: -Nhóm tư liệu sưu tầm
-Nhóm tư liệu nghiên cứu, sưu khảo lịch sử
-Nhóm tư liệu nghiên cứu khoa học
2.1Nhóm tư liệu sưu tầm:
Trong quá trình tìm tư liệu, chúng tôi thấy đã có một vài tuyển tập biên soạn


7

và giới thiệu riêng thể loại truyền thuyết Việt Nam. Cụ thể là Truyền thuyết Việt

Nam, Truyền thuyết dân gian người Việt, Truyền thuyết về những người mở cõi,
Văn học dân gian - những tác phẩm chọn lọc,... Tuy nhiên, những truyền thuyết
này đa số là truyền thuyết xa xưa, ít có cơ sở đối chiếu với lịch sử được ghi
chép trong sử sách. Bên cạnh đó cũng có những tác phẩm truyền thuyết về anh
hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng số lượng không nhiều.
2.2 Nhóm tư liệu nghiên cứu, sưu khảo lịch sử:
Nguồn tư liệu này gồm hai loại: loại viết về giai đoạn lịch sử và thứ hai là
viết về từng nhân vật lịch sử. Tư liệu về giai đoạn lịch sử giúp tái hiện lại tiến
trình dựng nước và giữ nước của các anh hùng dân tộc Việt Nam. Trong truyền
thuyết, những người anh hùng được ghi nhận, đánh giá theo nhiều quan điểm
khác nhau. Còn trong lịch sử, chủ yếu tập trung khắc họa thân thế, sự nghiệp,
vai trò lịch sử, chiến công...Đây là điểm thuận lợi để chúng tôi khảo sát và đi
tìm độ chênh giữa nội dung lịch sử trong truyền thuyết và lịch sử trong chính
sử.
2.3 Nhóm tư liệu nghiên cứu văn học:
Các công trình nghiên cứu, bài viết về thể loại truyền thuyết cũng như mối
quan hệ giữa truyền thuyết và lịch sử còn mang tính chất rời rạc, chưa thành
một hệ thống. Mỗi bài nghiên cứu đều đi theo một hướng khác nhau, và đến
nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề độ chênh giữa lịch sử
trong truyền thuyết và lịch sử trong chính sử. Luận văn thạc sĩ văn học Linh
thần trong truyền thuyết Việt Nam của Võ Thạch Anh, hay Luận văn thạc sĩ Mối
quan hệ giữa tâm thức mẫu với nhân vật người mẹ trong truyền thuyết Việt


8

Nam của Nguyễn Minh Thu Thủy,...khai thác truyền thuyết ở những khía cạnh
khác nhau. Có chăng là những bài viết phân biệt truyền thuyết và lịch sử, hay
những bài đối sánh ngay trong chính tác phẩm: An Dương Vương trong thư tịch
và truyền thuyết.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Với đề tài " Về độ chênh giữa nội dung lịch sử trong truyền thuyết và lịch sử
được ghi chép trong sử sách", đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là truyền
thuyết và lịch sử Việt Nam.
Đối với truyền thuyết, đây là thể loại còn khá nhiều vấn đề phức tạp. Bởi
truyền thuyết là thể loại của văn học dân gian mà ở nó có sự giao thoa với thần
thoại hay cổ tích. Đôi khi, nó bị nhầm lẫn với giai thoại. Bên cạnh đó có nhiều
người vẫn tin những câu chuyện trong truyền thuyết chính là lịch sử. Có lẽ vì
nó mang âm hưởng của tín ngưỡng, không khí của lễ hội, sức mạnh của niềm
tin. Ở đây, chúng tôi đặc biệt chú ý đến mảng truyền thuyết lịch sử. Bởi nó tiêu
biểu, dễ dàng cho việc đối sánh để tìm ra độ chênh.
Với lịch sử, đây cũng là một mảng lớn, chúng tôi chỉ tìm hiểu cơ sở lịch sử
để khảo sát và đối sánh với nội dung lịch sử trong truyền thuyết. Với đề tài này,
chúng tôi chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu lịch sử của các giai đoạn cũng như là lịch
sử về những anh hùng dân tộc trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước cho
đến kháng chiến chống Pháp.
4. Mục tiêu nghiên cứu:
Niên luận này do giới hạn về thời gian và trình độ nghiên cứu nên chỉ là


9

những bước khởi đầu đi tìm độ chênh giữa nội dung lịch sử trong truyền thuyết
và chính sử. Qua đó, trong chừng mực có thể, chúng tôi mong rằng sẽ làm rõ
hai vấn đề:
Thứ nhất, là độ chênh giữa nội dung lịch sử trong truyền thuyết và lịch sử
trong chính sử. Đây là điểm mấu chốt của đề tài, có thể làm tư liệu tham khảo
trong quá trình học tập về mảng truyền thuyết dân gian.
Thứ hai, là làm rõ mối quan hệ giữa truyền thuyết và lịch sử cũng như sự
khác biệt giữa hai thể loại này. Qua đó, giúp ta hiểu hơn về truyền thuyết,

không nhầm lẫn giữa truyền thuyết và lịch sử.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Truyền thuyết là thể loại lớn của văn học dân gian. Nghiên cứu truyền thuyết
dân gian Việt Nam song song với lịch sử, chúng tôi chủ yếu dùng phương pháp
phân tích, đối chiếu; đồng thời kết hợp với nhiều phương pháp khác. Cụ thể
như sau:
5.1 Phương pháp loại hình lịch sử:
Tìm hiểu thể loại truyền thuyết qua sự vận động của nó trong từng giai đoạn
lịch sử.
Khảo sát tác phẩm, đặt tác phẩm vào bối cảnh lịch sử, nhằm phát hiện
những "tia khúc xạ" của lịch sử vào trong tác phẩm.
5.2 Phương pháp phân tích đối chiếu:


10

Phân tích kết cấu tác phẩm, tìm ra nội dung lịch sử trong truyền thuyết. Bên
cạnh đó, phân tích những khía cạnh nội dung tạo nên độ chênh lệch.
Đối chiếu tác phẩm truyền thuyết với lịch sử, tìm ra những điểm sai khác
của cùng một nội dung lịch sử nhưng trong hai mảng truyền thuyết và lịch sử.
5.3 Phương pháp sưu tầm và thẩm định tư liệu:
Sưu tầm tác phẩm, các bài báo, tạp chí và những công trình nghiên cứu khoa
học có liên quan đến truyền thuyết hay truyền thuyết liên quan đến lịch sử.Bên
cạnh những tác phẩm tiêu biểu, chúng tôi còn chọn ra những tác phẩm có liên
quan đến yếu tố lịch sử mà ít người biết đến.
Thẩm định từng tác phẩm trong hệ thống, thông qua việc chọn lọc và sắp
xếp tác phẩm. Dựa vào đặc trưng thể loại để chọn đúng tác phẩm thuộc truyền
thuyết, có nội dung lịch sử cụ thể.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT:

1.Khái quát cơ sở lịch sử, văn hóa:
1.1.Khái quát cơ sở lịch sử:
Truyền thuyết Việt Nam ra đời và phát triển trong thời đại anh hùng Việt
Nam, thời đại mà những yếu tố xã hội – lịch sử của nó mang đặc trưng chung
của thời đại anh hùng trong lịch sử nhân loại: Đó là thời kỳ con người bứt ra
khỏi đời sống dã man, bước vào chế độ văn minh đầu tiên. Thời kỳ được đánh


11

dấu bằng những chiến công lao động và những biến đổi xã hội sâu sắc, nên còn
được gọi là thời kỳ của “thanh kiếm sắt, cái cày và cái rìu bằng sắt”. Ở Việt
Nam, nó được đánh dấu bằng sự kết thúc của thời kỳ tiền sử, sự khởi đầu của
thời kỳ sơ sử, với sự hình thành của nhà nước Văn Lang đầu tiên, thuộc thời kỳ
văn hoá kim khí mà đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn. Dân tộc ta đã trải qua nhiều
nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước., làm ăn, đánh giặc, sản xuất và chiến
đấu. Chiều dài của lịch sử cũng chính là khoảng thời gian nhân lên lượng khổng
lồ truyện kể dân gian khác nhau, trong đó có truyền thuyết. Đây là một trong
những thể loại tự sự dân gian chứa đựng nghệ thuật độc đáo trên nền lịch sử
dân tộc. Trong tiến trình lịch sử đó, hầu như các nhân vật và sự kiện trọng đại
được ghi chép trong sử sách đều có một câu chuyện tương ứng bên mảng truyền
thuyết. Từ thời Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang, truyền thuyết phản ánh
không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá văn minh
của người Văn Lang. Truyền thuyết thời kỳ này kể về những anh hùng có công
dựng nước, mở mang bờ cõi như Lạc Long Quân-Âu Cơ, Sơn Tinh-Thủy Tinh,
Thánh Gióng, Thánh Hùng Linh Công, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ
mười tám...
Đến thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc: Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn
tại khoảng 50 năm (257 Trước Công Nguyên-208 Trước Công Nguyên). Thời
kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ (207 Trước Công Nguyên -938) là thời kỳ bị xâm

lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết phản ánh
các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc là Hai Bà
Trưng, Bà Triệu, Lý Bí... Những anh hùng dân tộc có công chống giặc ngoại
xâm, được vinh danh trong sử sách đều được đưa vào truyền thuyết. Đặc biệt,
thời kỳ này đất nước xảy ra chiến tranh liên miên, giành được độc lập không


12

bao lâu thì nước ta lại bị xâm lược nên xuất hiện rất nhiều vị anh hùng xông pha
giết giặc.
Sau thời kỳ phong kiến tự chủ từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 15, thì từ thế kỷ 16
đến thế kỷ 19 là sự suy sụp của các triều đại phong kiến. Các truyền thuyết của
thời kỳ nầy gồm các nhóm sau đây:
- Anh hùng chống ngoại xâm: Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi...
- Danh nhân văn hóa: Chu Văn An, Trạng Trình...
- Lịch sử địa danh: Sự tích Hồ Gươm, Sự tích núi Ngũ Hành..
- Anh hùng nông dân: Chàng Lía, Quận He, Ba Vành...
- Anh hùng nông dân không có yếu tố thần kỳ: Hầu Tạo, Chàng Lía, Lê Văn
Khôi...
1.2 Khái quát cơ sở văn hóa:
Dân tộc nào, đất nước nào, làng quê nào cũng có một quá trình hình thành,
biến đổi và phát triển (hoặc tàn lụi). Trong những thời điểm quan trọng, những
cái mốc son, những biến cố mang ý nghĩa sống còn của một cộng đồng thường
xuyên xuất hiện những nhân vật kiệt xuất. Việc làm của họ, hành động của họ
có tác động lớn đến cuộc sống của cả cộng đồng, và của cả một giai đoạn lịch
sử. Nhiều nhân vật lịch sử khi còn sống và đặc biệt khi họ đã mất trở thành một
biểu tượng đẹp của quê hương, đất nước. Người Việt Nam, xưa cũng như nay,
với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” thường
lập đền miếu để thờ phụng họ. Nhân vật lịch sử được nhân dân các làng quê,

phường phố thiêng liêng hóa và suy tôn thành thần thánh, bốn mùa hương khói.


13

Bậc đạo cao, đức trọng, tài năng kiệt xuất như Vua Hùng, Bà Trưng, Bà Triệu,
Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung thuở xưa và Chủ tịch Hồ
Chí Minh hiện nay mãi mãi sẽ sống trong lòng dân tộc qua sự tôn vinh bằng
đền miếu, bằng các ngày kỷ niệm, các lễ hội lớn được tổ chức hàng năm. Chung
quanh các sự kiện lịch sử lớn, các nhân vật lịch sử đầy hào quang thế nào cũng
có những câu chuyện kể về sự kiện đó hoặc kể về tài năng, về đức độ, về sự
cống hiến của các anh hùng, các danh nhân cho dân, cho nước.
Truyền thuyết là một thể loại lớn của văn học dân gian, bản thân nó mang
"sứ mệnh thiêng liêng" là phản ánh niềm tin, sự ngưỡng vọng của nhân dân đối
với các nhân vật anh hùng, danh nhân, hay vùng đất nào đó. Truyền thuyết
thường đi đôi với tín ngưỡng và lễ hội. Ngay từ xa xưa, trong văn hóa người
Việt đã xuất hiện tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và sùng bái con người. Từ đó có
tập tục thờ cúng ông bà, tổ tiên, thờ cúng vị anh hùng hay lập đền thờ ở một địa
danh nào đó. Tín ngưỡng thờ thần của Việt Nam không chỉ đóng khung trong
phạm vi gia đình. Ngoài các vị thần tại gia, còn có các thần linh chung của thôn
xã hoặc toàn dân tộc.Trong nhà thờ gia tiên thì trong nước, người Việt Nam thờ
vua tổ - vua Hùng. Mảnh đất Phong Châu (Vĩnh Phúc), nơi đóng đô của các vua
Hùng khi xưa, trở thành đất tổ. Ngày nay, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở
Phú Thọ đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của
nhân loại. Ngoài ra người Việt Nam còn có một tín ngưỡng đặc biệt là tục thờ
tứ bất tử : Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh.
2.Một số khái niệm:
2.1 Khái niệm về truyền thuyết:



14

Truyền thuyết là một thể loại lớn trong văn học dân gian, đã hình thành từ
lâu đời. Nó là thể loại có sự giao thoa với thần thoại và cổ tích. Chính vì vậy, có
nhiều ý kiến khác nhau trong việc đưa ra khái niệm truyền thuyết.
Theo Bùi Mạnh Nhị:
" Truyền thuyết là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử, thể
hiện cách đánh giá của nhân dân về những nhân vật và sự kiện đó. Truyền
thuyết thường có yếu tố kì ảo". [1; tr.5]
Kiều Thu Hoạch cho rằng:
" Truyền thuyết là một thể loại truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình
tự sự dân gian; nội dung cốt yếu của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch
sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của
nhân dân; biên pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại,
đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần
thoại..." [2; tr.141]. Qua đó, chúng tôi rút ra được những đặc điểm cơ bản làm
nên khái niệm của truyền thuyết: Truyền thuyết những sáng tác tự sự dân gian,
kể về nhân vật hay sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ; thường có yếu
tố kỳ ảo,hoang đường; thể hiện thái độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện
lịch sử.
Tìm hiêu về truyền thuyết, chúng tôi nhận thấy truyền thuyết được phân chia
thành: Truyền thuyết địa danh và truyền thuyết lịch sử. Trong truyền thuyết lịch
sử có truyền thuyết anh hùng và truyền thuyết danh nhân.
2.2 Khái niệm về lịch sử:


15

Khi nói đến lịch sử, theo giải thích đơn giản, lịch sử là những gì thuộc về
quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Với ý này, lịch sử bao trùm tất cả mọi

lĩnh vực trong xã hội, đa diện do đó khó định nghĩa chính xác và đầy đủ. Vì thế,
định nghĩa về lịch sử được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa Lịch sử là: “Khoa học nghiên cứu về quá
trình phát triển của xã hội loài người nói chung, hay của một quốc gia, một
dân tộc nói riêng” [3; tr.546]
Giáo sư Hà Văn Tấn có viết: "Lịch sử là khách quan. Sự kiện lịch sử là
những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức chúng ta. Nhưng sự nhận thức
lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau". [4;
tr30].
Nhấn mạnh phương thức tồn tại, Trần Quốc Vượng cho lịch sử là câu
chuyện “kể lại những bước đi của con người, sự việc thực được ghi lại bằng
chữ viết”[5; tr.44 ]. Chú trọng mục đích, chức năng của sử, các nhà soạn sách
giáo khoa giải thích lịch sử là tác phẩm viết về các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Mục đích của sử là ghi chép sự thật, không hư cấu như văn nghệ thuật, nhằm
cung cấp những sự kiện lịch sử của dân tộc và bày tỏ thái độ khen chê của sử
gia đối với các nhân vật lịch sử để đời sau lấy đấy làm gương.
"Lịch sử được ghi chép trong sử sách lại mang một màu sắc khác hơn,
Nguyễn Công Trứ trong bài Đại Việt sử ký tục biên có viết:
Vì sao phải viết quốc sử? Vì sử chủ yếu ghi chép công việc. Có chính trị của
một đời tất phải có sử của một đời. Mà sự ghi chép của sử giữ nghị luận rất


16

nghiêm, tô điểm việc chính trị phải sáng tỏ ngang với mặt trời mặt trăng, răn đe
kẻ loạn tặc thì ráo riết như sương thu lạnh buốt (...) quan hệ với chính trị không
phải là ít." [6; tr.31].
Từ mục đích thực dụng đó, ít nhiều ngăn cản người chấp bút không thể nói
ra hết toàn bộ sự thật lịch sử. Thường thì chỉ ghi chép những sự kiện có lợi cho
đường lối chính trị của nhà cầm quyền.

Như vậy, chỉ xét khái niệm, truyền thuyết lịch sử và chuyện kể lịch sử đã có
chỗ trùng hợp nhau: cùng là chuyện kể (thể tự sự), cùng kể về các sự kiện và
nhân vật lịch sử (nội dung tác phẩm).
Nhưng nhìn chung, lịch sử là bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, viết
về các sự kiện và nhân vật lịch sử. Mục đích ghi chép sự thật không hư cấu.
Tuy nhiên nó không có khả năng ghi ghép toàn bộ mà nó chịu sự chi phối của
bối cảnh thời đại và lực lượng người chấp bút.
2.3 Lịch sử trong truyền thuyết:
Từ khái niệm về truyền thuyết và lịch sử, chúng tôi đi đến khái niệm lịch sử
trong truyền thuyết nhằm dễ dàng xác định nội dung lịch sử được gửi gắm trong
thể loại này. Lịch sử trong truyền thuyết là lịch sử được tái hiện qua cái nhìn,
thái độ của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện lịch sử nào đó. Có nghĩa là nó
không đảm bảo giống với lịch sử hoàn toàn mà có sự thêm thắt, nhào nặn một
cách hợp lý theo quan điểm của nhân dân. Từ đó, vô hình chung đã hình thành
nên độ chênh về nội dung lịch sử trong truyền thuyết so với lịch sử trong chính
sử.


17

2.4 Về độ chênh giữa nội dung lịch sử trong truyền thuyết và lịch sử được
ghi chép trong sử sách.
Giữa truyền thuyết là lịch sử có mối quan hệ không hề đơn giản, nó chồng
chéo lên nhau. Vì thế, với đề tài này, chúng tôi đi tìm "độ chênh" tức là làm
sáng rõ mối quan hệ này, đặc biệt đi sâu vào điểm khác nhau trong cùng một
nội dung lịch sử được phản ánh.
3.Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lịch sử:
3.1 Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử.
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử thời
quá khứ. Tức là trong truyền thuyết, ít nhiều cũng có yếu tố lịch sử, có thể nó

không trùng khớp hoàn toàn nhưng nó và lịch sử cùng phản ánh một đối tượng.
Truyền thuyết hướng vào những sự kiện, những biến cố lịch sử có ý nghĩa trọng
đại và những nhân vật lịch sử nổi lên trong những sự kiện, biến cố ấy.[7; tr.53] .
Trong tiến trình lịch sử dân tộc, hầu như các nhân vật và sự kiện trọng đại được
ghi chép trong sử sách đều có một câu chuyện tương ứng bên mảng truyền
thuyết. Trước khi thực sự trở thành khoa học, do trùng hợp về chức năng nên
lịch sử gần như hòa trộn lẫn vào truyền thuyết: “Chính mối liên hệ của truyền
thuyết với lịch sử được biểu hiện rất rõ trên chức năng của nó. Các hình thái
khác nhau thuộc các chức năng lịch sử, triết học và xã hội đã hợp nhất vào
trong truyền thuyết, làm cho truyền thuyết vận động theo lịch sử, đẻ ra nhiều dị
bản”[8; tr.321]. Đâu chỉ vận động theo lịch sử, không ít truyền thuyết còn được
chuyển thành chính sử. Ví dụ lịch sử thời Hồng Bàng: “Kinh Dương Vương,
Lạc Long Quân, Âu Cơ đã từ truyền thuyết dân gian đi vào chính sử”[9; tr.37].


18

Mặt khác, truyền thuyết và lịch sử còn gắn chặt nhau lâu dài, nên sau khi được
phân tách rồi, trong lòng thể loại này vẫn còn lưu giữ một vài đặc điểm, tố chất
của thể loại kia.Truyền thuyết xây dựng cốt truyện dựa trên lịch sử, chính vì thể
giữa hai dạng thức phẩm này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
3.2 Truyền thuyết là nguồn tư liệu quý giá cho lịch sử.
Soi vào từng truyền thuyết, sẽ thấy lịch sử hiện lên một cách độc đáo. Lấy
lịch sử làm cội nguồn của sự sáng tạo, truyền thuyết đã kịp thời "chụp" được bộ
mặt thật của lịch sử. Nếu gạt bỏ đi yếu tố lịch sử trong truyền thuyết, thì những
ghi nhận của con người về thời xa xưa sẽ trở nên bất lực. Nhất là với đặc thù
của dân tộc ta, chữ viết ra đời rất muộn do nước ta bị phong kiến phương Bắc
đô hộ một nghìn năm, thứ còn giữ lại được đó là tiếng nói. Bên cạnh đó, truyền
thuyết dân gian lại ra đời sớm hơn, còn sử sách sau này mới có. Do đó, lịch sử
trong truyền thuyết lại càng có ý nghĩa hơn trong việc giúp chúng ta hiểu về quá

khứ. Có thể nói truyền thuyết là bằng chứng duy nhất về sự tồn tại trước kia
trong dân tộc mà một số những khái niệm và thiết chế xã hội. Ở một chừng mực
nào đó, có thể xem truyền thuyết lịch sử là tư liệu quý giá cho phép xác định
giai đoạn lịch sử của một sự kiện nào đó. Trong quá trình khảo cổ, những nhà
khảo cổ học tìm được những hiện vật, và những câu chuyện kể về vùng đất hay
con người ở đó là nguồn thông tin quý giá để xác định niên đại cũng như tái
hiện lại những gì đã xảy ra trong thời quá khứ. Từ Truyền thuyết Thánh Gióng,
có khá nhiều chi tiết trong truyện được các nhà khảo cổ học, văn hóa học cho
rằng có liên quan chặt chẽ với lịch sử. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều di
chỉ khảo cổ là những hợp chất có chứa quặng sắt và đồ sắt trong tầng văn hóa.
Tại gò Chiền, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều công cụ bằng sắt có niên đại


19

C14 là 2.530 (cộng trừ 100 năm, tính từ 1950), tức là khoảng 400 năm trước
Công Nguyên. Tại làng Phù Đổng còn có vết tích của lò luyện kim/sắt thời xa
xưa.
3.3 Lịch sử là đề tài phản ánh của truyền thuyết.
Các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử chính là cảm hứng, là đề tài, là chất
liệu để làm nên các truyền thuyết. Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trong
một bài viết về các Vua Hùng đã nêu một ý kiến khá xác đáng: “Truyền thuyết
dân gian thường có một cái lõi là sự thực lịch sử, mà nhân dân qua nhiều thế
hệ đã lý tưởng hóa gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và
mộng ...” (Báo Nhân dân ngày 29/4/1969). Do đặc thù của thể loại là phản ánh
niềm tin, sự ngưỡng vọng của nhân dân nên truyền thuyết chọn những nhân vật
hay sự kiện đi vào lịch sử làm đề tài phản ánh. Trong quá trình dựng nước và
giữ nước, dân tộc ta luôn bị các nước bên ngoài dòm ngó, nhất là các nước
phương Bắc. Cho nên chiến đấu chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước đã
trở thành truyền thống tốt đẹp của cả dân tộc. Trong hoàn cảnh đất nước như

thế, để củng cố niềm tin cũng như thể hiện lòng biết ơn với những anh hùng
dựng nước và giữ nước, truyền thuyết tập trung vào đề tài này. Trong kho tàng
truyền thuyết Việt Nam, truyền thuyết về nhân vật anh hùng là nhiều hơn cả,
đặc biệt là ở thời kỳ dựng nước và giữ nước. Nhiều nhất là truyền thuyết về Họ
Hồng Bàng và nhà nước Văn Lang, hay trong thời Bắc Thuộc, vì thời kỳ này
xuất hiện rất nhiều anh hùng dựng nước, mỡ cõi, cứu nước. Xung quanh một
nhân vật hoặc một câu chuyện nào đó, người ta thường xây dựng thêm những
câu chuyện xung quanh nhân vật này để tạo thành một nhóm truyền thuyết. Ví
dụ như nhóm truyền thuyết về người mỡ cõi, nhóm truyền thuyết về Sơn Tinh,


20

nhóm truyền thuyết về Hai bà Trưng,....

TIỂU KẾT
Nhìn chung, giữa truyền thuyết và lịch sử có mối quan hệ khá chặt chẽ là
cùng phản ánh nhân vật, sự kiện đã xảy ra trong thời quá khứ nhưng lại là hai
lĩnh vực khác nhau. Đặng Văn Lung cũng nhấn mạnh: “Nói chung, những
người nghiên cứu đều biết rằng, truyền thuyết là truyền thuyết, lịch sử là lịch
sử, không thể đồng nhất được".[10; tr.349] Truyền thuyết là một thể loại của
văn học dân gian, thuộc về văn học; còn lịch sử là một mảng thuộc một ngành
khoa học. Do đó, đi tìm những điểm chung và nét khác biệt để khảo sát độ
chênh lệch giữa nội dung lịch sử trong truyền thuyết và lịch sử được ghi chép
trong sử sách phải vận dụng kiến thức liên ngành, tìm hiểu truyền thuyết và đối
sánh với lịch sử trong thế tương quan. Các nội dung ở phần trước sẽ làm cơ sở
cho nội dung ở phần sau.

CHƯƠNG II. VỀ ĐỘ CHÊNH GIỮA NỘI DUNG LỊCH SỬ TRONG



21

TRUYỀN THUYẾT VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC GHI TRONG SỬ SÁCH.
Tuy có mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, nhưng bên trong mối quan hệ đó,
cùng một nội dung lịch sử nhưng truyền thuyết và lịch sử có cách thể hiện khác
nhau, từ đó hình thành độ chênh nhất định. Độ chênh ấy chính là điểm sai khác
mà chúng tôi khảo sát tác phẩm truyền thuyết dựa trên nền tảng lịch sử. Trong
quá trình khảo sát, chúng tôi dựa trên những tiêu chí về thời gian, không gian,
nhân vật, sự kiện-tình tiết và kết cấu của tác phẩm.
1. Về thời gian:
Thời gian trong truyền thuyết là thời gian thuộc về quá khứ, được xác định,
nhưng chưa được rõ ràng và cụ thể. Truyền thuyết nào cũng kể về chuyện đã
xảy ra vào một thời kì lịch sử nhất định nào đó. Tuy nhiên, khoảng cách thời
gian sự kiện và thời gian sáng tạo tác phẩm là một khoảng cách có thể rất gần
cũng có thể rất xa, rất khó xác định. Vì vậy, việc xảy ra sự chênh lệch hay sai
khác với lịch sử là điều không thể tránh khỏi.
Thời gian trong truyền thuyết chịu ảnh hưởng của đặc thù thể loại, thời
gian trong truyền thuyết còn mơ hồ , không được rõ ràng như lịch sử được
ghi chép trong sử sách. Đó là thời gian mang màu sắc lịch sử nhưng truyền
thuyết không phải là lịch sử, không phải là sự sao chép hiện thực. Khác truyền
thuyết, chuyện kể lịch sử tuân thủ theo lối viết sử: chính xác, cụ thể, theo trình
tự thời gian. Câu chuyện luôn mở đầu bằng việc giới thiệu mốc thời gian ghi
chép. Ví dụ: “Giáp Tí, năm thứ 7, mùa xuân, tháng giêng”, “Tháng 6, ngày 24,
sao sa”,…Thời gian trong truyền thuyết không rõ ràng như trong chính sử. Nó
không thể hiện cụ thể vào ngày, tháng, năm nào mà cách xác định thời gian còn


22


chung chung. Thời gian trong truyền thuyết không được đo bằng thời gian vật
lý chính xác , chỉ là cơ sở để bám đậu niềm tin .Chẳng hạn, đọc truyền thuyết ta
hay bắt gặp ở đầu tác phẩm cụm từ trạng ngữ chỉ thời gian " Vào đời Hùng
Vương thứ...", hay là cách xác định thời gian bằng tên các loại giặc như: giặc
Ân, quân nhà Hán, giặc Minh, quân Tống,...v..v, việc sử dụng niên đại lịch sử.
Do truyền thuyết xuất hiện sớm hơn lịch sử nên trong truyền thuyết, nhất là
truyền thuyết về Họ Hồng Bàng và thời kì Văn Lang thời gian hầu hư không
xác định rõ ràng, cũng như không có căn cứ đối chiếu với lịch sử: Trần Quốc
Vượng từng diễn giải: “Khi chưa có khoa học và chữ viết thì lịch sử của dân
tộc nào cũng mở đầu bằng truyền thuyết. Một khi đã có chữ viết, đã có khoa
học, người ta không phải viện đến trí tưởng tượng nữa, khi cần kể lại những
bước đi của con người, sự việc thực được ghi lại bằng chữ viết. Lịch sử tiếp tục
truyền thuyết, không phải bằng tưởng tượng, mà bằng khoa học". [11; tr.44]
Truyền thuyết, ngoài một số truyện đơn lẻ (Truyện Thánh Gióng, truyện Yết
Kiêu ...), còn phần lớn được tổ chức thành một hệ thống truyện xoay quanh một
sự kiện, một giai đoạn lịch sử lớn và một vài nhân vật lịch sử mang tầm vóc
quốc gia. Chẳng hạn truyền thuyết về các Vua Hùng, truyền thuyết về Hai Bà
Trưng và các nữ tướng của bà, truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn,
truyền thuyết về anh hùng Nguyễn Huệ v.v.. Khác với truyện cổ tích, không
gian và thời gian nghệ thuật trong truyền thuyết không mang tính phiếm chỉ, mà
mang rõ tính xác thực. Người đọc gặp trong truyền thuyết nhiều tên núi, tên
sông, tên các xóm làng, phường phố v.v.. cụ thể và có thể xác định rõ chuyện
này, chuyện nọ xảy ra vào năm tháng nào, thời kỳ nào?... Vì thế các sự kiện, các
nhân vật lịch sử trong truyền thuyết được các nhà sử học sử dụng như những tài
liệu tin cậy để bổ sung cho các trang chính sử của nước nhà, nhất là các phần


23

nói về thời kỳ huyền sử, những trang ngoại kỷ.

Thời gian trong lịch sử được ghi chép rõ ràng, có cột mốc ngày, tháng, năm.
Nhưng trong truyền thuyết, thời gian không cụ thể như vậy, chỉ là cơ sở để đảm
bảo niềm tin.Thời gian truyền thuyết là thời gian lịch sử , thời gian thời đại,
triều đại nó được xác định cụ thể hơn so với thời gian thần thoại. Câu chuyện
xảy ra có khi kéo dài nhiều triều đại như truyền thuyết “Họ Hồng Bàng”, một
triều đại như truyện An Dương Vương kể từ khi ông vua này mở mang bờ cõi,
xây thành cho đến khi thất bại. Truyện “Sự tích Hồ Gươm” kể từ khi Lê Lợi
mới dấy binh khởi nghĩa cho đến khi đất nước thanh bình. Truyện “Thánh
Gióng” kể từ khi đất nước có giặc ngoại xâm đến khi giặc tan. Tuy nhiên thời
gian của truyền thuyết không ghi rõ thời điểm, ngày tháng, câu chuyện xảy ra
bao lâu. Nhân vật trong truyền thuyết xác định được thời gian sinh thành và kết
thúc. Nhân vật truyền thuyết là bất tử, nhưng có lý lịch rõ ràng, trải qua các
bước đường của cuộc đời như Thánh Gióng, bước đường sự nghiệp như An
Dương Vương, Lê Lợi, Hai bà Trưng, Bà Triệu…Nhân vật thần thoại không có
tuổi thì nhân vật truyền thuyết có tuổi mặc dù truyện không nêu rõ bao nhiêu
năm, chỉ trừ Lạc Long Quân, Âu Cơ, Sơn Tinh, Thủy Tinh là các nhân vật theo
phong cách thần thoại nên không có tuổi, sống bao lâu thì mất...
Thời gian trong truyền thuyết không hoàn toàn đúng như trong sử sách.
Truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương chống giặc Ân, ghi nhận sự kiện xảy ra
vào cuối thời Hùng Vương thứ VI. Sử cũ vẫn cho rằng giặc Ân trong truyền
thuyết chính là nhà Ân Thương thuộc cổ sử Trung Hoa (1766 - 1122 trước Công
Nguyên). Nhưng theo quan niệm mới cho rằng: Thời Hùng Vương chỉ tồn tại
hơn 300 năm. Vào thời điểm đó, nhà Ân Thương đã kết thúc từ lâu. Vì vậy, để
giải thích hiện tượng giặc Ân sang cướp nước ta trong truyền thuyết “Phù Đổng


24

Thiên Vương” - với quan niệm mới chỉ có hai giải pháp là: hoặc là phủ nhận
tính thực tế của truyền thuyết; hoặc là coi giặc Ân là bộ tộc Ân nào đó ở miền

Bắc Văn Lang. Do đó việc đầu tiên phải lý giải là: Giặc Ân là bộ tộc Ân hay là
nhà Ân Thương thuộc cổ sử Trung Hoa, ta sẽ có con số khoảng 2000 năm trước
Công Nguyên cho niên đại kết thúc của thời Hùng Vương thứ VI - chênh lệch
300 năm so với con số tuyệt đối nếu có của niên đại bắt đầu nhà Ân Thương.
Như vậy, giữa thời Hùng Vương thứ VI và đời Ân Thương thuộc cổ sử Trung
Hoa có sự tương đương về niên đại. Do chỉ lấy sự trung bình toán học thuần
túy, có thể 6 thời Hùng Vương - kể từ Hùng Vương thứ I - có niên đại trung
bình lâu hơn và nhà Ân có niên đại bắt đầu sớm hơn. Thực tế về niên đại trong
cổ sử Trung Hoa được coi là tương đối chính xác chỉ từ thời Chu Lệ Vương
(khoảng 850 trước Công Nguyên ), còn trước đó chỉ là những con số giả định
theo truyền thuyết. Sự tương đương về niên đại này không thể coi là ngẫu
nhiên, hoặc do các nhà chép sử thời Đinh - Lê - Lý - Trần... về sau gán ghép
một cách chủ quan. Bởi vì ông cha ta ngày xưa viết sử biên niên chỉ dựa vào
niên hiệu của các vị vua. Do đó nếu tính toán một cách chủ quan để thời Hùng
Vương thứ VI tương đương với niên đại nhà Ân Thương là một việc rất khó
thực hiện, khi chính nhà Ân Thương cũng chưa khẳng định được niên đại chính
xác của nó, ít nhất trước khi có khoa lịch sử hiện đại. Vì vậy chỉ có thể khẳng
định rằng: truyền thuyết đã ghi nhận sự việc xảy ra đúng vào niên đại của thời
Ân Thương. Truyền thuyết “Phù Đổng Thiên Vương” cũng ghi nhận: sau cuộc
chiến Ân Thương - Văn Lang thì Ân Thương hơn 600 năm không dám ra quân
(có sách nói 400 năm). Cổ sử Trung Hoa cho rằng nhà Ân Thương chỉ tồn tại
600 năm (1766 - 1122 trước Công Nguyên). Nhưng nếu tính từ vua Bàn Canh
nhà Thương dời đô sang Ân Khư , vì vậy gọi là nhà Ân thì khoảng xấp xỉ 400
năm. Do đó, cuộc chiến này có thể khẳng định diễn ra vào đầu thời Ân và cuối


25

thời Hùng Vương thứ VI. Nếu thời Hùng Vương chỉ tồn tại 300 năm, thì không
có cơ sở nào giải thích được sự trùng hợp về thời gian mà truyền thuyết nhắc

tới với những vấn đề lịch sử liên quan.
Truyền thuyết giới hạn thời đại Hùng Vương gồm 18 đời nhưng theo lịch sử
thì đời Hùng Vương tồn tại 2000 năm . Việc dồn nén thời gian trong truyền
thuyết là do dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian. Nhà sử học Ngô Thì Sĩ viết:
“Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế ? Điều ấy càng
không thể hiểu được” [12; tr.6]. Còn trong cuốn Việt Nam sử lược, nhà sử học
Trần Trọng Kim cũng viết: “…Cứ tính hơn bù kém, mỗi ông vua trị vì được non
150 năm. Dẫu là người đời thượng cổ nữa thì cũng khó lòng mà có nhiều người
sống lâu được như vậy. Xem thế thì đủ biết chuyện thời Hồng Bàng không chắc
là chuyện xác thực". [13; tr.21,22] Khác với ghi chép của sử sách và truyền
thuyết dã sử, các nhà nghiên cứu cho rằng nước Văn Lang của các vua Hùng
chỉ tồn tại trong khoảng 300 – 400 năm và niên đại kết thúc là khoảng năm 208
trước Công Nguyên chứ không phải là năm 258 trước Công Nguyên. Cuốn Đại
Việt sử lược, bộ sử xưa nhất của nước ta còn giữ được đến nay chép rằng: “Đến
đời Trang Vương nhà Chu (696 – 681 TCN) ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo
thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, phong tục thuần hậu,
chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng
Vương” [14; tr.26]. Không rõ tác giả Đại Việt sử lược căn cứ vào đâu để viết
lên như vậy, nhưng đưa ra thời điểm mà nhà nước Văn Lang hình thành vào
khoảng thế kỷ VII trước Công Nguyên, tương ứng với giai đoạn Đông Sơn là
phù hợp với những kết quả nghiên cứu hiện nay, và con số 18 vua Hùng cai trị
trong khoảng 300 – 400 năm được nhiều người chấp nhận hơn, cho dù không
thể khẳng định được rằng nước Văn Lang thực sự có đúng 18 đời vua Hùng.


×