Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giảng bài thơ "Tiếng gà trưa" như thế nào ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.49 KB, 2 trang )

Ngữ văn 7: Giảng dạy bài thơ “Tiếng gà trưa”
như thế nào?
(Giaoduc.com.vn) Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh lần đầu tiên
được đưa vào chương trình giảng dạy ở trường phổ thông (Chương trình
thay sách lớp 7). Đây là bài thơ mang tính giáo dục, tính nhân văn cao,
hoàn toàn phù hợp với lứa tuổi.

Tuy nhiên, qua dự một số giờ dạy thử nghiệm cũng như qua ý kiến trao đổi của một số giáo
viên, các tiết dạy bài “ Tiếng gà trưa” thường diễn ra đơn điệu, ít khơi gợi được cảm xúc của
học sinh. Chúng tôi muốn cùng các thầy cô giáo dạy ngữ văn lớp 7 đi tìm nguyên nhân và giải
pháp cho thực tế nói trên.
Thứ nhất: Bài thơ được viết vào năm 1968, thời kì kháng chiến chống Đế quốc Mỹ. Đây là thời
điểm có ý nghĩa lớn lao, tác động trực tiếp đến mạch nguồn cảm xúc của bài thơ. Lớp lớp
thanh niên đã phải từ biệt những gì thân thuộc nhất của tuổi thơ, của mái ấm gia đình, của
quê hương để lên đường ra trận. Chỉ những ai trải qua hoàn cảnh ấy, mới hiểu vì sao nhà thơ
Xuân Quỳnh lại chọn xuất phát điểm của cảm xúc là trên đường hành quân xa, người lính bất
chợt nghe thấy tiếng gà nhảy ổ “ Cục…cục tác cục ta”.
Như vậy, nếu giáo viên không tái hiện lại một cách sống động về những chặng đường hành
quân dằng dặc của người lính trong những năm tháng đầy thử thách ấy thì khó có thể làm cho
học sinh hiện nay đồng cảm được với nỗi nhớ nhung của nhà thơ.
Thứ hai: Bài thơ mang đậm sắc thái dân gian, bản sắc của một vùng nông thôn ở thời kì mà
nền kinh tế còn bó hẹp trong lĩnh vực nuôi trồng. “ổ rơm hồng những trứng” nở ra những con
gà mái mơ, mái vàng là thành quả của sự tần tảo, sự chắt chiu từng ngày, từng tháng của
người bà lo cho con cháu.
Song song với những lo âu, tính toán sao cho trứng đủ, gà đầy “ Để cuối năm bán gà, cháu
được quần áo mới” là niềm vui, là kỉ niệm gắn bó giữa bà và cháu, khi từng ngày, từng giờ
được chứng kiến gà nhảy ổ, gà đẻ ra trứng hồng, đàn gà con lông mượt lóng lánh như màu
nắng, sự tò mò xem trộm gà đẻ của cháu, lời mắng yêu của bà làm cháu lo lắng một cách hồn
nhiên…
Học sinh của ta hiện nay đang sống ở thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá với một đời sống
khá đủ đầy, khó có thể hình dung ra tâm trạng “ lo đàn gà toi” của mỗi mùa đông tháng giá,


khi trời đầy sương muối.
Trong xu thế chăn nuôi của nhiều gia đình, gà công nghiệp đang lấn dần gà ta, những sắc màu
riêng biệt, ấm cúng của đàn gà ta được nhà thơ tái hiện một cách sinh động không còn in đậm
trong tâm trí trẻ em hôm nay.
Vì vậy, giáo viên nên linh hoạt bằng nhiều cách như sưu tầm thêm một số tranh dân gian về
gà , đọc những câu thơ thuở nhỏ của nhà thơ Trần Đăng Khoa viết về tiếng gà gắn liền với
những gì mộc mạc, thân thương nhất của làng quê Việt Nam.
Nếu chỉ căn cứ vào sách giáo khoa, Sách giáo viên để giảng dạy thì sẽ không tránh khỏi sự
đơn điệu, hiệu quả thẩm mĩ, giáo dục sẽ không cao. Và một khi học sinh không có sự rung
động thì cũng không thể cảm nhận được tư tưởng chủ đề chung của toàn bài: Những kỉ niệm
thân thuộc của tuổi thơ, tình cảm bà cháu đã đi vào cuộc chiến đấu cùng với các chiến sĩ, khắc


sâu thêm tình cảm với quê hương, đất nước, góp vào tình cảm chung của thời đại, thể hiện rõ
nhất ở đoạn kết: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ Quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi,
cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ
Theo Giáo dục và Thời đại



×