Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

VĂN HÓA NGƯỜI MÔNG MỘT GIÁ TRỊ VH TRONG CỘNG ĐÒNG CÁC DT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.85 KB, 3 trang )

Nhạc cụ dân tộc Mông – Một giá trị văn hóa dân gian truyền thống và độc đáo
Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Mông là một dân tộc giàu bản
sắc độc đáo. Trong điều kiện phát triển tự nhiên, kho tàng tri thức dân gian, các
giá trị văn hoá nghệ thuật dân tộc luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống của
đồng bào Mông...
Tiếng khèn trong buổi giao duyên
Một trong số những giá trị văn hoá dân gian truyền thống đó là nhạc cụ dân tộc
Mông.
Dân tộc Mông có một kho tàng văn hoá dân gian phong phú và rất độc đáo, trong đó
nhạc cụ truyền thống nổi lên như những viên ngọc lung linh toả sáng. Người Mông
say đắm dân ca dân tộc mình đó là Tiếng hát tình yêu (gầu plềnh), Tiếng hát cưới xin
(gầu xuống), Tiếng hát làm dâu (gầu na nhéng), Tiếng hát mồ côi (gầu tú gua), Tiếng
hát cúng ma (gầu tuờ)…
Đặc điểm chung của những bài hát dân ca này không chỉ hát bằng lời mà còn có thể
giãi bày thông qua những nhạc cụ dân tộc (sáo, khèn, kèn lá, kèn môi…) trong những
dịp lễ hội, đặc biệt là hội Gầu tào (đón năm mới) với những sinh hoạt trò chơi dân
gian, dân nhạc, dân ca, dân vũ thì vai trò của nhạc cụ dân tộc được coi là linh hồn của
người Mông gửi gắm và thể hiện tiếng lòng của mình với bạn tình, với cộng đồng và
với thiên nhiên núi rừng hùng vĩ. Từ những sinh hoạt văn hoá dân gian sống động
như vậy mà hầu hết nam nữ thanh niên biết dùng kèn môi, thổi kèn lá, thanh niên biết
thổi khèn, múa khèn, thổi sáo, hát ống.
Nhạc cụ dân tộc Mông thể hiện sâu nặng chất trữ tình đằm thắm, mượt mà, khoẻ
khoắn. Những âm thanh mà nó bộc lộ là vẻ đẹp tự nhiên của vùng cao bao la, hùng
vĩ, nét tươi sáng và giản dị của tâm hồn người Mông. Chính vì thế, âm nhạc người
Mông nói chung và nhạc cụ dân tộc Mông nói riêng chiếm được cảm tình không
những của tuyệt đại đồng bào Mông mà còn làm say lòng công chúng trong cộng
đồng các dân tộc anh em, đặc biệt là những người làm nghệ thuật âm nhạc.
Trong khuôn khổ một bài viết nhỏ, xin nêu tóm lược một số nhạc cụ chủ yếu trong
đời sống văn hoá đồng bào Mông:
Khèn: Thân Khèn Mông được chế tác bằng gỗ pơmu cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài,
ngắn khác nhau. Sáu ống trúc tượng trưng cho tình anh em tụ hợp. Chúng được xếp


khéo léo, song song trên thân Khèn. Nhìn và tưởng tượng thêm một chút thấy chúng
như dòng nước đang trôi. Dòng nước đó chở thứ âm thanh huyền diệu, chảy mãi từ
nguồn lịch sử cho đến tận bến bờ hiện tại.
Tiếng Khèn ngấm sâu vào máu thịt người Mông, thân quen như miếng "mèn mén"
(bột ngô đồ) mẹ mớm từ lúc mới biết ăn dặm. Con trai 13 tuổi đã có cây Khèn trên
vai mỗi khi lên nương, xuống chợ. Âm thanh của Khèn mạnh mẽ như chính cuộc


sống người Mông, bởi nếu không kiên cường mạnh mẽ, người Mông xưa kia chắc
khó lòng đương đầu nổi với sự khắc nghiệt nơi núi cao, đá dựng.
Khi buồn, khi vui họ đều mang khèn ra thổi, gửi cả tâm tư, tình cảm của mình vào
tiếng khèn. Trong những dịp lễ, tết, tiếng khèn Mông vang vọng khắp núi rừng.
Người già vẫn bảo: Tiếng khèn là phần hồn của người Mông, giữ tiếng khèn là giữ
lấy bản sắc dân tộc mình. Những chàng trai Mông thổi khèn hay, múa khèn dẻo luôn
nhận được sự quý mến, nể phục của nhiều người.
Người Mông thích nghe tiếng khèn, thích thổi khèn và múa khèn là thể hiện lịch sử
của một dân tộc, về tình mẫu tử, huynh đệ và về lẽ sống làm người chứ không phải là
lời tỏ tình như một số người vẫn lầm tưởng.
Khèn Mông thường được sử dụng trong hai trường hợp: đám tang để tỏ lòng xót
thương, luyến tiếc người quá cố; trong vui chơi để thi thố tài nghệ, bộc lộ bản chất ý
chí, nghị lực của con người trong sinh hoạt cộng đồng.
Đàn môi: Là loại nhạc cụ dùng để tỏ tình, giao duyên và là thứ nhạc cụ không thể
thiếu được trong tiếng hát tình yêu (gầu plềnh) của chàng trai, cô gái dân tộc Mông.
Đàn môi của người Mông có hai loại: loại uốn hình lòng máng và loại hai mặt
phẳng. Đàn là một mảnh lá đồng vừa dòn lại vừa dai có hình dáng giống lá lúa, có
cuống để cầm trên tay, phần trên đầu vát nhọn để gảy. Ở chính giữa, người ta tạo ra
một cái lưỡi gà, khi gảy đàn, lưỡi gà có độ rung. Khoang miệng của người thổi chính
là cái bầu rỗng cộng hưởng phát ra tiếng to nhỏ, thanh trầm, luyến láy theo ý của
người thổi.
Âm sắc của đàn môi mô phỏng theo làn điệu dân ca Mông, tạo ra một thứ ngôn ngữ

âm nhạc rất riêng biệt và độc đáo, là lời tâm tình thủ thỉ, yêu thương, trìu mến mà chỉ
người nghe ở gần (bạn tình) mới hiểu được nội dung của bài đàn.
Kèn lá: Là một loại nhạc cụ tự tạo đơn giản, ở đâu cũng có thể hái ra được kèn lá.
Kèn lá tuy giản dị, dễ kiếm như vậy nhưng không phải loại lá nào thổi cũng phát ra
thành tiếng được. Người thổi kèn lá thường chọn loại lá hơi mềm, tương đối dai, mép
lá trơn. Những loại lá kim, lá dòn, mép răng cưa không thể phát ra âm thanh chuẩn và
hay được.

Kèn lá được dùng để bày tỏ nỗi lòng trước thiên nhiên, trước con người. Khi thổi kèn
lá chỉ việc áp vào giữa đôi môi, dùng hơi ở khoang miệng điều chỉnh âm thanh trầm
bổng theo âm điệu bài hát, làn điệu dân ca quen thuộc.
Sáo Mông: Là dạng sáo đơn, có gắn lưỡi gà. Âm thanh của Sáo Mông rất độc đáo, có
những tiếng thô đục và rè bên cạnh những tiếng trong trẻo êm ái như tiếng người thủ


thỉ, thấm sâu vào lòng người. Sau đây là một số loại sáo tiêu biểu của người Mông:
Sáo dọc: là loại sáo có sáu lỗ ứng với sáu nốt nhạc, mặt sau gần trên miệng sáo có
một lỗ gió. Trên miệng sáo có đút mẩu gỗ để kẽ thông hơi xuống lỗ gió.
Sáo tiêu: Cây sáo tiêu của dân tộc Mông thường nhỏ hơn so với cây sáo tiêu của dân
tộc khác. Tiêu cũng có cấu tạo tương tự cây sáo dọc, nhưng trên miệng sáo có đút
mẩu gỗ được vát chéo.
Sáo ngang: Mặt trên cũng dùi sáu lỗ, nhưng dùi thêm một lỗ phụ, mặt dưới dùi thêm
một lỗ nhạc để bấm bằng ngón tay cái khi thổi. Phần tạo ra âm thanh là một chiếc
lưỡi gà bằng đồng.
Sáo gọi chim: Tương tự như sáo dọc, sáo ngang, sáo tiêu nhưng không có các lỗ bấm
theo nốt nhạc, chỉ dài gần một gang tay. Khi thổi điều khiển âm thanh cao thấp, trầm
bổng, dài ngắn nhờ bàn tay mở gió ở miệng sáo. Sáo dùng để gọi bạn, gọi chim, bắt
trước tiếng cuốc kêu.
Trong dân gian, sáo Mông là nhạc cụ của các chàng trai. Họ thường mang theo như
một người bạn đường, bạn trong lao động và là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc

chinh phục trái tim các cô gái. Tiếng sáo say đắm gọi người yêu và thổ lộ tâm tình
cùng nàng trong những đêm trăng sáng trên các triền núi cao...
Ống hát: Hát ống là một hình thức sinh hoạt văn hoá - âm nhạc khá phổ biến của
người Mông. Cấu tạo của ống hát rất đơn giản chỉ bao gồm hai ống mai hoặc ống vầu
cắt ngắn khoảng 20cm đường kính 10cm. Một đầu để hở còn một đầu được bịt bằng
bóng bò, có một sợi chỉ lanh chạy xuyên qua hai ống hát để nối với nhau và có tác
dụng truyền âm. Khi hát ống thì một đầu hát còn một đầu nghe, đối tượng hát ống
thường là những người đã yên bề gia thất hoặc những đám trai gái hát đối nhau...
khoảng cách giữa hai ống hát thường từ 10-20m. Âm thanh sẽ truyền qua sợi lanh nối
giữa hai ống tới bên người nghe. Hát ống là một hình thức sinh hoạt tập thể thường
chỉ diễn ra ở các lễ hội hay các phiên chợ đông người ngoài bãi chơi.
Nhạc cụ dân tộc Mông tuy giản đơn nhưng lại phong phú về cách diễn đạt âm thanh,
cảm xúc và có vị trí không thể thiếu được trong đời sống văn hoá của đồng bào.
Nhiều loại nhạc cụ đã trở thành một thứ hàng hoá mang đặc tính riêng của vùng cao
được nhiều người biết đến.



×