PHẦN I:
GIỚI THIỆU VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ
ĐẦU TƯ TỈNH HÀ TĨNH
1. GIỚI THIỆU SƠ BỘ VỀ TỈNH HÀ TĨNH
Hà Tĩnh là tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, mảnh đất địa linh nhân kiệt,
giàu truyền thống cách mạng và văn hóa, với diện tích 6.019 Km2, dân số gần
1,3 triệu người. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An; phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình;
phía Đông giáp biển Đông với 137 km bờ biển, 18.000 km2 mặt biển và nhiều
bãi biển đẹp như Thiên Cầm, Xuân Thành. Phía Tây giáp nước CHDCND
Lào với 145km đường biên giới.
Hà Tĩnh có đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đường sắt Bắc
Nam chạy qua; Có đường Quốc lộ 8A, đường 12A theo trục hành lang Đông
Tây kết nối cảng Vũng Áng với nước Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan,
MiAnMa qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và Cha Lo. Hà Tĩnh có đồng bằng,
có rừng, biển với nhiều nông, lâm, hải sản và động vật quý hiếm. Đặc biệt có
nhiều khoáng sản quý, nhất là quặng Sắt (544 triệu tấn), Titan.... Hà Tĩnh là
vùng đất học, đất thơ; là quê hương của Đ/c Trần Phú, Đ/c Hà Huy Tập -
Tổng bí thư của Đảng, quê hương của cụ Nguyễn Du danh nhân văn hóa thế
giới... Con người Hà Tĩnh giàu nhân ái, sống thủy chung, nghĩa tình.
Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đang tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế
của đất và người Hà Tĩnh để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, phấn
đấu đến năm 2015 trở thành tỉnh có công nghiệp, dịch vụ phát triển, là trung
tâm công nghiệp lớn của vùng bắc Trung bộ và của cả nước.
Hà Tĩnh có 3 vùng kinh tế trọng điểm gồm:
- Vùng kinh tế phía Nam với trọng tâm là Khu kinh tế Vũng Áng thuộc
huyện Kỳ Anh - Khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, tập trung là
Công nghiệp luyện kim, khai thác cảng biển, nhiệt điện...
- Vùng kinh tế phía Tây - Bắc có Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu
Treo thuộc huyện Hương Sơn là khu kinh tế mở với trọng tâm là thương mại,
dịch vụ; gắn với vùng kinh tế đường Hồ Chí Minh, đường 8A và KCN Gia
Lách (Nghi Xuân).
- Vùng trung tâm Tỉnh là Khu công nghiệp mỏ sắt Thạch Khê gắn với
thành phố Hà Tĩnh.
1
Hiện nay Tỉnh đang tập trung triển khai những dự án lớn như: xây dựng
Trung tâm nhiệt điện Vũng Áng với công suất 4.800MW, Khai thác mỏ sắt
Thạch Khê gắn với xây dựng Khu liên hiệp luyện kim Vũng Áng 15 triệu
tấn/năm, Dự án xây dựng cảng nươc sâu chuyên dụng Sơn Dương; công trình
thủy lợi đa mục tiêu Ngàn Trươi - Cẩm Trang với hồ chứa hơn 800 triệu m3
nước; Xây dựng đô thị thành phố Hà Tĩnh, Đại học Hà Tĩnh và các trường cao
đẳng dạy nghề... Hà Tĩnh đang chuyển mình với khí thế và niềm tin mới, mở
ra nhiều cơ hội thuận lợi để thu hút các nguồn lực đầu tư.
Trong tiến trình phát triển đi lên của Tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã nổ
lực, chủ động nắm bắt các thông tin, cơ hội và thách thức để tham mưu cho
Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh đề ra các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp, cơ
chế chính sách kịp thời và đúng đắn trong quản lý điều hành kinh tế - xã hội.
Sở đã cải tiến lề lối làm việc, áp dụng cơ chế công khai minh bạch, thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình với thủ tục hành chính gọn nhẹ, hiệu quả.
Tháng 11/2007 Sở đã phối hợp với Cục thuế, Công an Tỉnh xây dựng Đề án
“một cửa liên thông” và được UBND Tỉnh quyết định triển khai. Từ khi Đề
án đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả, tạo thuận lợi cho nhân dân trong
việc cấp Giấy CNĐKKD, cấp mã số thuế và con dấu.
2. CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
2.1. Chức năng:
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
tỉnh, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế
hoạch và đầu tư bao gồm các lĩnh vực: Tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, nước ngoài ở địa
phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đấu thầu, đăng ký
kinh doanh trong phạm vi địa phương về các dịch vụ công thuộc phạm vi
quản lý của Sở theo quy định của pháp luật. Thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền han theo uỷ quyền của UBND tỉnh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp
của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
2.2.1- Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý
các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở
2
theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịu
trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình.
2.2.2- Trình UBND tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp quản lý
về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho UBND cấp huyện và các Sở, Ban,
Ngành của tỉnh theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm hướng dẫn,
kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của phân cấp đó.
2.2.3- Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư ở địa
phương; trong đó có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã
hội của cả nước trên địa bàn tỉnh và những vấn đề có liên quan đến việc xây
dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng các nguồn lực để phát triển
kinh tế- xã hội của tỉnh.
2.2.4- Về quy hoạch và kế hoạch:
2.2.4.1. Chủ trì tổng hợp và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể, kế
hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc
ngân sách địa phương; các cân đối chủ yếu về kinh tế- xã hội của tỉnh trong
đó có cân đối tích luỹ và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài
chính.
Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế- xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt.
2.2.4.2. Trình UBND tỉnh chương trình hoạt động thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế- xã hội theo Nghị quyết HĐND tỉnh và chịu trách nhiệm
theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, tháng, quý, năm để báo cáo
UBND tỉnh điều hoà, phối hợp thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế- xã
hội của tỉnh.
2.2.4.3. Chịu trách nhiệm quản lý điều một số lĩnh vực về thực hiện kế
hoạch được UBND tỉnh giao.
2.2.4.4. Hướng dẫn các Sở, Ban, Nghành, UBND các huyện, thị xã xây
dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh đã được
phê duyệt.
2.2.4.5. Thẩm định các quy hoạch, kế hoạch của các Sở, Ban, Ngành và
UBND huyện, thị đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-
xã hội của tỉnh để trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
2.2.4.6. Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ
ngân sách cho các đơn vị trong tỉnh để trình UBND tỉnh quyết định.
2.3. - Về đầu tư trong nước và nước ngoài:
3
2.3.1. Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước
UBND tỉnh về danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn
đầu tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần
thiết.
2.3.2. Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước
UBND tỉnh về tổng mức vốn đầu tư của tỉnh; về bố trí cơ cấu vốn đầu tư cho
từng dự án thuộc ngân sách nhà nước do địa phương quản lý; tổng mức hỗ trợ
tín dụng nhà nước hàng năm, vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước.
2.3.3. Thường trực Ban chỉ đạo các chương trình dự án quốc gia và các
chương trình mục tiêu khác. Tổng hợp phương án phân bổ vốn đầu tư và vốn
sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục
tiêu khác.
2.3.4. Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, Ban, Ngành có liên
quan giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xây dựng cơ
bản, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án khác do tỉnh
quan lý.
2.3.5. Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của
UBND tỉnh, cấp giấy phép ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư vào địa bàn
tỉnh theo phân cấp.
2.3.6. Làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động đầu tư trong
nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của
pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư và cấp phép đầu tư thuộc thẩm
quyền.
2.4. - Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ:
2.4.1. Là cơ quan đầu mối vận động thu hút, điều phối quản lý vốn ODA
và các nguồn viện trợ phi chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các Sở, Ban, Ngành
xây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng vốn ODA và các
nguồn viện trợ phi chính phủ. Tổng hợp các danh mục, các chương trình dự
án sử dụng vốn ODA và các nguồn việ trợ phi chính phủ trình UBND tỉnh
phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.4.2. Chủ trì, theo dõi và đánh giá thực hiện các chương trình dự án
ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ; làm đầu mối xử lý theo thẩm
quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc
giữa Sở Tài chính với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc bố trí vốn đối ứng;
giải ngân thực hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ có
liên quan đến nhiều Sở, Ban, Ngành, cấp huyện và thị xã; định kỳ tổng hợp
4
báo cáo về tình hình và hiệu quả sử dụng vốn ODA và các nguồn viện trợ phi
chính phủ.
2.5.- Về quản lý đấu thầu:
2.5.1. Chủ trì, thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản
trình UBND tỉnh về kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu các dự án hoặc gói
thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh. Thành viên xét
duyệt các định mức kinh tế, kỹ thuật, quyết toán vốn đầu tư xây dựng.
2.5.2. Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
các quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp tình hình thực hiện các dự
án đã được phê duyệt và tình hình thực hiện đấu thầu.
2.6. - Về quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế:
2.6.1. Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan thẩm định
và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu kinh tế trên
địa bàn để UBND tỉnh trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2.6.2. Trình UBND tỉnh quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp, cụm
kinh tế và các cơ chế quản lý đối với các cụm công nghiệp, cụm kinh tế phù
hợp với tình hình phát triển thực tế của địa phương.
2.7. - Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã
2.7.1. Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan về xây dựng, triển khai
chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước do
địa phương quản lý.
Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan trình UBND tỉnh
chương trình kế hoạch phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các
thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh.
2.7.2. Tham gia thẩm định các đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại
doanh nghiệp nhà nước; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh
nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác.
2.7.3. Tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh cho các đối tượng trên địa
bàn tỉnh; hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho các cơ quan chuyên
môn quản lý về kế hoạch đầu tư cấp huyện; phối hợp với các ngành kiểm tra,
theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau khi
đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương; thu thập, lưu trữ và
quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2.7.4. Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành tổng hợp các mô hình và cơ chế,
chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình; hướng dẫn theo
5
dõi, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình
phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.
2.8. - Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, công chức
làm công tác kế hoạch và đầu tư trong tỉnh. Chỉ đạo, hướng đẫn về chuyên
môn, nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn của UBND các huyện, các Sở, Ban,
Ngành cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư
trên địa bàn, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
2.9. - Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa
học, công nghệ; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các
tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công thuộc Sở quản lý.
2.10. - Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong
việc thực hiện chính sách, pháp luât về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc
phạm vi quản lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
2.11. - Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao theo quy định đối với UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và
Đầu tư.
2.12. - Trình UBND tỉnh chương trình, biện pháp cải cách hành chính
của đơn vị theo yêu cầu nhiệm vụ được giao.
2.13. - Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên
chức theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; tổ chức đào
tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên
chức, nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý và phát triển nguồn nhân lực ngành
kế hoạch và đầu tư ở địa phương.
2.14. - Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được
phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
2.15. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao.
3. LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG PHÁT TRIỂN SỞ KẾ HOẠCH VÀ
ĐẦU TƯ HÀ TĨNH
Công tác kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội được Đảng và Chính
phủ quan tâm từ những ngày đầu Cách mạng thành công. Trong không khí
hào hùng sôi sục khí thế Cách mạng, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh
độc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
nhà nước Công - Nông đầu tiên ở Đông Nam á. Ngày 31/12/1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ký sắc lệnh số 78/ SL thành lập Uỷ ban
6
nghiên cứu kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội
và văn hoá. Uỷ ban gồm các uỷ viên và tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng và
các Tiểu ban chuyên môn đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ.
Ngày 14/5/1950 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ký sắc lệnh
số 68/SL thành lập Ban kinh tế Chính phủ (thay cho Uỷ ban nghiên cứu kế
hoạch kiến thiết). Ban kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu soạn thảo
và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế
và những vấn đề quan trọng khác.
Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp thắng lợi bằng chiến thắng lịch
sử Điện Biên phủ năm 1954 Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Miền Nam
tạm thời bị chia cắt nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ Nguỵ. Cuộc kháng chiến
của nhân dân ta bước vào một thời kỳ mới là xây dựng cơ sở vật chất của Chủ
nghĩa xã hội ở Miền Bắc và tiếp tục đấu tranh giải phóng Miền Nam thống
nhất Tổ quốc.
Để đáp ứng nhiệm vụ chiến lược kinh tế lâu dài, ngày 8/10/1955 Hội
đồng chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà họp quyết định thành lập
Uỷ ban Kế hoạch quốc gia thay cho Ban Kinh tế Chính phủ). Ngày
14/10/1955 Thủ tướng Chính phủ ra Thông tư số 603/TTg quyết định thành
lập Uỷ ban kế hoạch quốc gia.
Thông tư nêu rõ “Trong chế độ kinh tế dân chủ nhân dân của chúng ta ở
Miền Bắc việc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá phải được dần dần kế
hoạch hoá. Uỷ ban kế hoạch Quốc gia sẽ thực hiện từng bước công việc kế
hoạch hoá đó”.
Từ đó hệ thống kế hoạch từ Trung ương đến địa phương được thành lập
bao gồm Uỷ ban kế hoạch Quốc gia, các bộ phận kế hoạch của các bộ và cơ
quan ngang bộ ở Trung ương và Ban kế hoạch khu, tỉnh, huyện và tương
đương nằm trong Uỷ ban hành chính địa phương các cấp là xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế văn hoá, đồng thời tiến hành công tác thống kê, kiểm
tra việc thực hiện kế hoạch hàng năm.
Ban kế hoạch tỉnh Hà Tĩnh lúc này, bộ máy được biên chế 07 cán bộ
nhân viên lập thành một bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ nằm trong Uỷ ban
hành chính tỉnh do đồng chí Chủ tịch tỉnh trực tiếp phụ trách. Nhiệm vụ của
Ban kinh tế kế hoạch tỉnh lúc bấy giờ chủ yếu cùng với các ban, ngành và các
huyện, thị xã tổng hợp kế hoạch hàng năm, chuẩn bị tài liệu, số liệu kinh tế,
xã hội cho các kỳ họp Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính tỉnh và HĐND tỉnh. Đồng
7
thời giúp Uỷ ban hành chính tỉnh giải quyết những công việc hàng này như
chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội.
Ngày 09/10/1961, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 159/CP quy định
nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy Uỷ ban kế hoạch Nhà nước. Đây là Nghị
định mang tính pháp quy của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà quy định
rõ nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan Kế hoạch Trung ương cho đến địa
phương.
Nghị định nêu rõ “Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng
Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm và kế hoạch
dài hạn về phát triển kinh tế, văn hoá quốc dân theo đường lối chính sách của
Đảng và Chính phủ. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước có trách nhiệm quản lý công
tác xây dựng cơ bản đúng theo đường lối chính sách của Đảng. Nhằm rút
ngắn thời gian xây dựng đảm bảo chất lượng công trình và giá thành hợp lý”.
Cùng với thời gian qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định, bổ sung chức năng, nhiệm
vụ cho Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước như số 47/CP; số 209/CP...
Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước từ Trung ương
đến địa phương lúc đó là:
1. Xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn về phát triển nền kinh tế
quốc dân.
2. Kiểm tra việc chấp hành thực hiện kế hoạch của các cơ quan Nhà
nước, rút ra những nhận xét, kiến nghị lên cấp trên.
3. Ban hành phương pháp xây dựng kế hoạch, trình tự lập kế hoạch, hệ
thống biểu mẫu và chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, phê chuẩn ban hành những thể
lệ quy tắc có liên quan đến công tác kế hoạch và công tác xây dựng cơ bản.
4. Các vấn đề hợp tác kinh tế với các nước XHCN anh em, hợp tác kinh
tế với các nước khác.
5. Lập kế hoạch động viên trong trường hợp cần thiết của thời chiến.
6. Quản lý công tác XDCB của Nhà nước.
7. Chỉ đạo nghiệp vụ đối với các tổ chức làm công tác kế hoạch, công tác
xây dựng cơ bản.
8. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý và hàng
năm lên cấp trên.
9. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch và
quản lý XDCB; quản lý tổ chức cán bộ, biên chế lao động tiền lương, tài sản
vật tư, tài vụ của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước theo chế độ đã được quy định và
8
trong quá trình thực hiện Chính phủ đã có những quyết định bổ sung, sửa đổi
bộ máy Kế hoạch Nhà nước để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.Lúc này đội ngũ cán bộ Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Hà Tĩnh củng
được tăng cường nhiều hơn và tách ra khỏi Uỷ ban hành chính tỉnh, có trụ sở
làm việc riêng. Bộ máy thành lập gồm các phòng chuyên môn nghiệp vụ do
đồng chí Chủ tịch tỉnh phụ trách và cơ cấu một đồng chí Tỉnh uỷ, uỷ viên Uỷ
ban hành chính tỉnh làm Phó chủ nhiệm thường trực.
Bước sang những năm của thập kỷ 70, cơ cấu tổ chức bộ máy có sửa đổi
do sự phát triển và trưởng thành của công tác kế hoạch nói chung và kế hoạch
tỉnh nói riêng. Tầm quan trọng đó như Bác Hồ thường nói: “ Công tác kế
hoạch là cương lĩnh thứ 02 của Đảng”. Trong bộ máy lãnh đạo của Tỉnh cơ
cấu 01 đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh phụ trách kinh tế trực
tiếp làm chủ nghiệm Uỷ ban kế hoạch.
Tuy số lượng cán bộ còn ít, trình độ chuyên môn đào tạo còn hạn chế.
Năm 1965 chỉ có 05 đồng chí cán bộ có trình độ Đại học mới ra trường đến
năm 1971 tăng 03 đồng chí. Trong điều kiện khó khăn, vất vả của hoàn cảnh
thời chiến song các đồng chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong
những năm chiến tranh ác liệt Uỷ ban kế hoạch tỉnh đã thực sự tham mưu cho
Tỉnh uỷ và Uỷ ban hành chính tỉnh xây dựng kế hoạch kinh tế thời chiến phục
vụ tốt các kỳ Đại hội Đảng gắn việc phát triển kinh tế - xã hội với công tác an
ninh quốc phòng góp phần tích cực vào việc thực hiện 02 nhiệm vụ chiến
lược.
Ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất,
non sông thu về một mối. Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có vị trí xứng
đáng trên trường quốc tế, lúc này nhiệm vụ cấp bách là tổ chức lại nền sản
xuất, phân bố lại lao động trong cả nước. Trong điều kiện thực trạng nền kinh
tế sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá. Để đạt được mục
tiêu trên, Chính phủ chủ trương sáp nhập một số tỉnh có truyền thống về mọi
phương diện. Từ đó, tỉnh Nghệ Tĩnh được thành lập trên cơ sở 02 tỉnh Nghệ
An và Hà Tĩnh hợp nhất lại.
Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Nghệ Tĩnh ra đời trong điều kiện của một tỉnh đất
rộng, người đông, tiềm năng dồi dào nhưng chưa có điều kiện khai thác, xuất
phát điểm rất thấp. Với thực trạng trên tập thể cán bộ công nhân viên đã cùng
nhau khắc phục những khó khăn, thiếu thốn để hoàn thành nhiệm vụ chính trị
được giao, đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh. Đã
từng bước điều chỉnh và sửa đổi cơ chế hành chính bao cấp sang hạch toán
9
kinh doanh. Phát huy dân chủ trong công tác kế hoạch, lấy yêu cầu của cơ sở
để xây dựng kế hoạch. Sửa đổi một số khâu trong quản lý kế hoạch, sản xuất
công nghiệp, khoán quản mới trong nông nghiệp và kế hoạch hợp đồng hai
chiều trong lưu thông, phân phối...Quản lý vật tư, từng bước cải tiến cơ chế tổ
chức như thành lập Công ty cấp 3 ở các huyện, thị xã để phát huy quyền tự
chủ của cơ sở.
Nhiệm vụ kế hoạch của những năm 80 là tập trung chỉ đạo vào những
mũi then chốt như lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Từ
kế hoạch sản xuất lưu thông đến kế hoạch của các yếu tố đảm bảo...
Sau Đại hội 05 của BCH Trung ương Đảng, vận dụng Nghị quyết Đại hội
vào xây dựng các phương án phát triển kinh tế 1981-1985, trong đó có những
phương án sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, phương án quy hoạch tổng
thể cấp huyện và tỉnh...
Đến năm 1987 là thời kỳ chuyển tiếp từng bước thay thế hệ thống cơ chế
quản lý cũ bằng cơ chế quản lý mới. Dần dần xoá bỏ thể chế kế hoạch hoá tập
trung hình thành nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng
Pháp luật, bằng kế hoạch và bằng các chính sách khác. Tuy rằng mô hình kế
hoạch hoá mới “ Kế hoạch hoá hướng dẫn gắn với vận dụng nguyên tắc thị
trường” còn chưa được hoàn thiện nhưng đã bắt đầu phát huy được tính đúng
đắn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.
Tháng 9 năm 1991, tỉnh Hà Tĩnh được tái thiết lập Uỷ ban Kế hoạch Hà
Tĩnh thực hiện nhiệm vụ chính trị trong điều kiện của một tỉnh mới chia tách.
Nền kinh tế mất cân đối lớn lại phải đương đầu với nhiều khó khăn, thiếu
thốn. Đời sống cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó khăn về nơi ăn, chốn ở
và làm việc. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự
chỉ đạo của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Cơ quan Uỷ ban Kế hoạch tỉnh đã
sớm khắc phục khó khăn thiếu thốn, ổn định công tác để tham mưu cho Tỉnh
uỷ, HĐND, UBND rà soát lại kế hoạch quý IV của năm 1991, chuẩn bị khẩn
trương kế hoạch năm 1992 và nội dung cho Đại hội Tỉnh Đảng bộ khoá 13.
Công tác kế hoạch lúc này chủ yếu là dự báo, định hướng và hoạch định các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội để làm cơ sở xây dựng hệ thống dự án
chuẩn bị đầu tư và tham gia xây dựng các chính sách kinh tế - xã hội. Uỷ ban
Kế hoạch tỉnh phối hợp với các ngành, các huyện, thị xã tranh thủ sự giúp đỡ
của Trung ương xây dựng tốt kế hoạch hàng năm và làm tròn trách nhiệm vai
trò Thường trực của Ban chỉ đạo thực hiện Nghị định 388/CP. Ban đổi mới
doanh nghiệp, Ban thực hiện chương trình 327, 773 của Chính phủ, thành
10
viên Hội đồng thẩm định dự án chuẩn bị đầu tư, cung cấp số liệu, tài liệư và
báo cáo kịp thời các kỳ họp Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh. Phối hợp với
Viện chiến lược của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các ngành, huyện, thị xã
trong tỉnh khảo sát, đánh giá, hoàn thành báo cáo quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội từ năm 2000 đến 2010. Tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ
đạo một số công việc như: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tham gia nghiên
cứu, rà soát sắp xếp lại hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước trong tỉnh.
Phương hướng chủ yếu của Kế hoạch 5 năm 1991-1995 là đổi mới toàn diện
hệ thống quản lý, kế hoạch 5 năm 1995- 2000, trọng tâm giải phóng sức dân,
mở rộng khoán quản hộ gia đình trong nông nghiệp, sắp xếp nâng cao hiệu
quả kinh tế quốc doanh. Khuyến khích phát triển kinh tế Hợp tác xã, kinh tế
hộ gia đình, kinh tế tư nhân, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn,
đô thị, phúc lợi công cộng. Thực tế đã chứng minh đúng đắn công tác kế
hoạch hoá trong công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế nước nhà.
Tháng 11 năm 1994, được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao thêm nhiệm vụ
Đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thuộc Trọng
tài kinh tế chuyển sang. Tháng 6 năm 1996 được UBND tỉnh giao thêm nhiệm
vụ Kinh tế đối ngoại từ Ban kinh tế đối ngoại tỉnh chuyển về và đổi tên Uỷ
ban Kế hoạch tỉnh thành Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.
Tháng 3 năm 1998, được UBND tỉnh giao thêm nhiệm vụ xây dựng và
phát triển thực hiện dự án Phát triển nông thôn tỉnh (IFAD).
Tháng 8 năm 2001, được UBND tỉnh giao thêm nhiệm vụ xây dựng và triển
khai dự án “ Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng Hà Tĩnh” (CBRIP),
“ Dự án quy hoạch phát triển vùng Hà Tĩnh” (GTZ).
Tháng 8 năm 2003, được UBND tỉnh giao thêm nhiệm vụ xây dựng và
triển khai thực hiện dự án “ Xoá đói, giảm nghèo đa mục tiêu huyện Vũ
Quang và vùng phụ cận” (MPRP).
Tháng 6 năm 2007, được UBND tỉnh chuyển giao Trung tâm xúc tiến
đầu tư tỉnh về trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Tháng 11 năm 2007, được UBND tỉnh chuyển giao Ban đổi mới doanh
nghiệp trực thuộc Sở Nội vụ về trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Tóm lại: Quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị từ ngày thành lập cho đến
nay, ngành Kế hoạch từ Trung ương đến địa phương được thể hiện qua các
thời kỳ như sau:
11
1. Thời kỳ 1955-1960: Là thời kỳ xây dựng kế hoạch khôi phục kinh tế
sau chiến tranh (1955-1957) và kế hoạch cải tạo và phát triển kinh tế Miền
Bắc (1958 - 1960).
2. Thời kỳ 1961-1965: Là thời kỳ thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ
nhất, nội dung cơ bản là thực hiện công nghiệp hoá ở Miền Bắc, ưu tiên phát
triển công nghiệp nặng, xây dựng một số khu công nghiệp nhà máy quy mô
lớn, lấy cơ chế quản lý tập trung, bằng những chỉ tiêu pháp lệnh làm công cụ
điều hành nền kinh tế.
3. Thời kỳ 1966-1975: Là thời kỳ Kế hoạch thời chiến tuyển quân, hậu
cần cung ứng nhân tài, vật lực cho tiền tuyến Miền Nam. Khẩu hiệu “ Miền
Nam gọi Miền Bắc sẳn sàng”, lập kế hoạch phục vụ chiến đấu như cầu đường,
hầm hố, kho tàng, kế hoạch sơ tán, phân tán các cơ sở kinh tế, trường học,
bệnh viện, thiết bị máy móc, khoa học kỷ thuật về nơi an toàn. Trong kế
hoạch chú trọng phát triển công nghiệp, địa phương sản xuất hàng tiêu
dùng.v.v...Hình thức chủ yếu là kế hoạch ngắn hạn năm, quý và vào những
lúc cao điểm của chiến tranh lại phải thực hiện kế hoạch tháng để điều hành
sự hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải tuyển quân,
hậu cần lương thực, súng đạn,v.v. và kế hoạch tranh thủ viện trợ giúp đỡ của
các nước bạn trong phe XHCN lúc bấy giờ, nhằm nghiên cứu, chuẩn bị những
dự án khả thi để chiến tranh kết thúc có thể triển khai đầu tư xây dựng.
4. Thời kỳ 1976-1980: Là thời kỳ thực hiện kế hoạch 05 năm lần thứ hai,
đó là kế hoạch tái thiết kinh tế sau chiến tranh. Dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của
Đảng và Chính phủ, các cơ quan kế hoạch từ Trung ương đến địa phương
khẩn trương đánh giá, khảo sát tình hình kinh tế - xã hội đất nước để chuẩn bị
những dự án đầu tư phát triển với hai mục tiêu cơ bản là: “Xây dựng đất nước
về cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, bước đầu hình thành”, “Cơ
cấu kinh tế mới trong cả nước”, “ Cơ cấu công - nông nghiệp” và cải thiện
một bước về đời sống vật chất, văn hoá nhân dân.
5. Thời kỳ 1981-1985: Là thời kỳ thực hiện kế hoạch 05 năm lần thứ ba,
đó là kế hoạch đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất nhằm ổn định đời sống cho
nhân dân. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, nhằm thúc
đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu hoàn thành công cuộc
cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Miền Nam, tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất ở
Miền Bắc; đáp ứng các nhu cầu của công cuộc phòng thủ đất nước, củng cố
quốc phòng, giữ vững an ninh, trật tự xã hội.
12
6. Thời kỳ 1986-1990: Là thời kỳ thực hiện kế hoạch 05 năm lần thứ tư,
nhằm ổn định và cải thiện một bước đời sống của nhân dân, đồng bộ hoá sản
xuất và tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng, củng cố quan
hệ sản xuất mới XHCN; Sử dụng tốt các thành phần kinh tế, hình thành cơ
chế quản lý mới đảm bảo yêu cầu củng cố quốc phòng an ninh chính trị trong
tình hình mới, chuyển đổi từ nền kinh tế đơn sang nền kinh tế nhiều thành
phần. Chuyển từ nền kinh tế nặng tự cung tự cấp sang nền kinh tế mở cửa với
các nước bên ngoài.
7. Thời kỳ 1991-1995: Là thời kỳ là thời kỳ thực hiện kế hoạch 05 năm
lần thứ năm, với mục tiêu đề ra là ổn định tình hình kinh tế xã hội, chính trị,
sớm thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng và lạm phát. Nhiệm vụ cụ thể là làm
ổn định nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhất định. Tiếp tục xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật, đầu tư chiều sâu hiện đại hoá các cơ sở kinh tế, nhất là sản
xuất hàng xuất khẩu. Tiếp tục đổi mới đồng bộ cơ chế quản lý Nhà nước và
cơ chế sản xuất kinh doanh, chuyển hoàn toàn sang nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước.
8. Thời kỳ 1996-2000: Là thời kỳ thực hiện kế hoạch 05 năm lần thứ sáu,
mục tiêu tổng quát của kế hoạch 05 năm lần thứ 6 là khai thác, sử dụng tốt các
nguồn lực để đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn; kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế
với giải quyết những vấn đề bức xúc về mặt xã hội, chuẩn bị giai đoạn phát
triển cao hơn vào đầu thế kỷ 21.
9. Thời kỳ 2001- 2005: Là thời kỳ thực hiện kế hoạch 05 năm lần thứ
bảy, mục tiêu là đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước,
làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.v.v..
Cùng với sự trưởng thành của ngành Kế hoạch trong toàn quốc, dưới sự
lãnh đạo của Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh và sự chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư nghành Kế hoạch Hà Tĩnh đã và đang vươn lên để tham mưu cho tỉnh
nhà trên tất cả các lĩnh vực, tạo ra những độ phá mới trong huy động các
nguồn lực... nhằm không ngừng phục vụ xuất sắc nhiệm vụ chính trị do Tỉnh
uỷ đề ra, phấn đấu đưa tỉnh nhà nỗi bật lên như Bác Hồ đã hằng căn dặn.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân
chương lao động hạng nhì cho tập thể và Huân chương lao động hạng ba cho
01 đồng chí. Năm 2006 - 2007: Hai đồng chí của Sở được Thủ Tướng Chính
phủ tặng bằng khen; Hai đồng chí được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao
động hạng ba.
13
Đảng bộ năm nào cũng đạt Đảng bộ trong sạch vững mạnh, tổ chức
Công đoàn, Đoàn thanh niên đạt vững mạnh. Phòng kế hoạch các ngành và
các huyện, thị xã, thành phố đều đạt cá nhân lao động tiên tiến và tập thể lao
động giỏi.
Giờ đây chúng ta có quyền tự hào rằng qua các thời kỳ đội ngũ làm kế
hoạch đã phát triển, đã trưởng thành về chất lượng và số lượng, đảm đương
tốt nhiệm vụ được giao, hàng trăm cán bộ từ các phòng kế hoạch ở cấp huyện,
thị xã, thành phố, của các ngành đã trở thành những cán bộ lãnh đạo chủ trì ở
các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, Ngành. Có hàng chục cán bộ ở cơ
quan kế hoạch cấp tỉnh qua các thời kỳ đã trở thành những đồng chí cán bộ
cao cấp giữ những cương vị trọng trách của bộ máy Đảng và chính quyền tỉnh
như các đồng chí: Nguyễn Tiến Chương, Trần Quang Đạt, Nguyễn Kỳ Cẩm,
Trần Quốc Thại, Lê Thể...Chúng ta xin trân trọng cảm ơn các lớp cán bộ kế
hoạch lão thành đã nêu những tấm gương sáng cho các lớp cán bộ kế tiếp học
tập nhằm phát huy hơn nữa truyền thống của ngành và làm tròn chức trách
nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó.
Nhìn lại chặng đường đã qua và nghĩ đến chặng đường sắp tới chúng ta
càng thấy trách nhiệm thật nặng nề trong việc tham mưu cho Đảng, chính
quyền cấp tỉnh hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Ngành Kế hoạch
của chúng ta đang đứng trước những thử thách lớn lao mà chúng ta cần phải
phấn đấu để vượt qua, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
4. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh tham
mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực Kế
hoạch và Đầu tư bao gồm: Tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển Kinh
tế - xã hội, xúc tiến kêu gọi Đầu tư trong và ngoài nước, quản lý nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức ODA, tổ chức thẩm định dự án, thẩm định đấu thầu,
Đăng ký kinh doanh trên phạm vi toàn tỉnh.
Theo dõi tổng hợp nguồn vốn thuộc các chương trình mục tiêu Quốc gia,
đồng thời tổ chức triển khai các dự án được phân công có hiệu quả, tổ chức
thanh tra, kiểm tra và các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo
quy định của Pháp luật. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của UBND
tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp
vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
14
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản tại kho bạc Nhà nước tỉnh.
4.1. Cơ cấu tổ chức:
Bộ máy của Sở Kế hoạch và Đầu tư gồm Giám đốc và các phó Giám
đốc, cơ cấu 8 phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
- Văn phòng
- Thanh tra
- Phòng Tổng hợp - Quy hoạch
- Phòng Kế hoạch phát triển Kinh tế ngành
- Phòng Kế hoạch Lao động - Văn xã
- Phòng Quản lý dự án và Đầu tư Xây dựng cơ bản
- Phòng Kinh tế - Đối ngoại
- Phòng Đăng ký Kinh doanh.
Các tổ chức đoàn thể quần chúng: Công đoàn, Đoàn thanh niên, phụ nữ,
Hội cựu chiến binh có mối liên hệ chặt chẽ đặt dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo trực
tiếp của BCH Đảng uỷ. Sự phối hợp giữa BCH Đảng uỷ, Ban Giám đốc là sự
phối hợp chặt chẽ về lãnh đạo, chỉ đạo trong mọi hoạt động của Cơ quan.
4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
4.2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư, là cơ quan hành chính, làm việc theo chế
độ thủ trưởng; Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tỉnh uỷ, HĐND và
UBND tỉnh về nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong mọi hoạt động của cơ quan,
trước Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nhiệm vụ chuyên môn trên địa bàn tỉnh.
4.2.2. Giám đốc là người đứng đầu cơ quan về mặt quản lý Nhà nước,
lãnh đạo nhiệm vụ chung và trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực chuyên môn,
nghiệp vụ cụ thể: Công tác tổ chức Cán bộ, công tác tổng hợp Kế hoạch - Quy
hoạch, công tác thẩm định dự án và đầu tư XDCB, công tác thanh tra, làm chủ
tài khoản cơ quan và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện quy chế dân chủ
trong hoạt động của cơ quan.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.
4.2.3. Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc chỉ đạo điều hành
một số nhiệm vụ do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc, trước pháp luật về những lĩnh vực công việc đã được phân công phụ
trách:
Kế hoạch phát triển kinh tế ngành, Đăng ký kinh doanh, hợp tác đầu tư
với nước ngoài, nguồn vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế (ODA, FDI,
15
NGO) kế hoạch phát triển văn hoá - xã hội, giải quyết, việc làm, đào tạo dạy
nghề. Tham gia thành viên các uỷ ban không chuyên trách của tỉnh và công
tác văn phòng Cơ quan.
Trưởng phòng là người giúp việc cho lãnh đạo sở, quản lý về mặt hành
chính Nhà nước đối với phòng chuyên môn, nghiệp vụ đã được phân công
phụ trách; chịu trách nhiệm trước lãnh đạo sở về lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ
công chức, viên chức trong phòng hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
Lập kế hoạch công tác tháng, quý, năm của phòng và tổ chức thực hiện. Báo
cáo kết quả theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Sở.
Phó phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, được Trưởng phòng
phân công phụ trách một số nhiệm vụ của phòng sau khi đã được thống nhất
với lãnh đạo sở và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, về những việc đã
được phân công phụ trách.
16
PHẦN II:
QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
I: CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Tăng cường và thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện
công tác quy hoạch, kế hoạch với các ngành, huyện, thị xã, với các đoàn thể
trong tỉnh. Nhờ đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã bảo đảm tốt hơn chức năng
tổng hợp tham mưu về phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý điều hành công việc chuyên
môn trong cơ quan. Trách nhiệm phân công chức năng nhiệm vụ của các
phòng, các đồng chí cán bộ, chuyên viên rõ ràng nên đã từng bước khắc phục
được những chồng chéo, giải quyết tốt mối quan hệ trong công tác giữa các
phòng. Cơ quan giữ nề nếp giao ban tuần để triển khai Nghị quyết của Tỉnh
uỷ và UBND tỉnh.Công tác học tập nghiên cứu đã đi vào nề nếp, các vấn đề
vướng mắc về chuyên môn đã được trao đổi bàn bạc đi đến thống nhất, thi
đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Công tác quản lý công chức viên chức thực hiện theo nguyên tắc quản lý
của Nhà nước, triển khai thực hiện chế độ chính sách kịp thời, đáp ứng đầy đủ
thông tin, vận dụng tốt chính sách của Đảng và Nhà nước vào công tác kế
hoạch. Thực hiện tốt đề án giảm biên chế đã được UBND tỉnh duyệt và thực
hiện đúng chỉ tiêu biên chế giao năm 2005. Đảm bảo quyền lợi về chế độ, về
chính sách cho công chức viên chức trong các ngày lễ tết, ngày nghỉ. Thực
hiện tốt quy chế làm việc và quy chế dân chủ của cơ quan.
Thực hiện tốt công tác đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ về mọi
mặt cho công chức viên chức : 02 đ/c theo học cử nhân chính trị, 01 đ/c học
cử nhân hành chính, 01 đ/c học cao học, 02 đ/c học trung cấp chính trị, nhiều
người được tham dự các khoá tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm.
Về công tác quản lý chi tiêu tài chính: Thực hiện chi tiêu tiết kiệm đúng
chế độ, đúng định mức đáp ứng điều kiện làm việc cho cơ quan. Chứng từ, sổ
sách kế toán ghi chép đầy đủ, kịp thời, báo cáo đúng thời gian quy định, thực
hiện quá trình hạch toán trên máy vi tính. Thực hiện công khai tài chính trong
cơ quan.
17
1. Những tiến bộ và tồn tại của hợat động đầu tư XDCB
1.1. Những tiến bộ:
- Nhiều thủ tục trong đầu tư XDCB đã được cải tiến nhằm tăng cường sự
quản lý của nhà nước trong đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả đầu tư,
chống thất thoát lãng phí trong XDCB.
- Nhà nước đã kịp thời ban hành các văn bản qui phạm pháp luật phù
hợp với từng thời kỳ giúp cho việc thực hiện các chính sách trong XDCB
được đúng hơn, đầy đủ và triệt để hơn. Cụ thể: trong vòng 04 năm, điều lệ
quản lý đầu tư và xây dựng được thay đổi từ điều lệ ban hành kèm theo Nghị
định đến 42/NĐ - Chính phủ ( ban hành ngày 11/7/1996) đến 92/ NĐ-CP (23 /
8/ 1997) và sau đó được chuyển thành Qui chế quản lý đầu tư và xây dựng
ban hành kèm theo nghị định 52/1999/NĐ-CP (18/7/1999) và sửa đổi, bổ
sung theo 12/2000/NĐ-CP (19/5/2000).Qui chế đấu thầu được thay đổi từ Qui
chế ban hành kèm theo Nghị định 43/NĐ-CP sang 88/1999/NĐ-CP và sửa đổi
bổ xung theo 14/2000/NĐ-CP (19/5/2000), hiện đang có dự kiến ban hành
Pháp lệnh về đấu thầu. Các bộ ngành ở trung ương cũng đã ban hành các
thông tư hướng dẫn, các quyết định nhằm cụ thể hoá các quy định của Chính
phủ về thủ tục đầu tư XDCB như: Bộ kế hoạch và đầu tưcó các thông tư
06/1999/TT-BKH ngày 24/11/ 1999 và Thông tư số 11/2000/TT-BKH ngày
11/9/2000 hướng dẫn về nội dung Tổng mức đầu tư; Thông tư 01/2000/TT-
BKH ngày 10/1/2000 hướng dẫn về nội dung tổng mức đầu tư; Thông tư
04/2000/TT-BKH ngày 01/9/2000 về hướng dẫn thực hiện Qui chế đấu thầu.
Bộ xây dựng, Bộ tài chính, bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ giao t hông vận t ải
và các bộ ngành khác cũng ban hành rất nhiều các văn bản hướng dẫn, quy
định một số nội dung về thủ tục trong đầu tư XDCB.
- Cải tiến một số thủ tục rườm rà phức tạp, qua nhiều cầu, nhiều cấp gây
phiền hà chậm trễ nhưng không mất đi sự kiểm soát chặt chẽ đối với việc thực
hiện các quy định đã ban hành, bằng cách quy định rõ trách nhiệm và quyền
hạn của các đơn vị, cá nhân tham gia quản lý đầu tư và xây dựng 9 ( như : Qui
định thời gian bắt buộc cho một số các công việc, bỏ hội đồng thẩm định dự
án ở địa phương, qui định rõ Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh là cơ quan đầu
mối chịu trách nhiệm thẩm định các dự án do tỉnh quản lý, bỏ một số nội dung
cần thẩm định như: Tổng mức đầu tư, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phương
thức huy động vốn đầu tư... đối với các dự án do tư nhân đầu tư,cho phép
UBND tỉnh được uỷ quyền quyết định đầu tư cho UBND cấp huyện, thị, Sở
18
kế hoạch và đầu tư đối với các dự án có mức vốn thấp, không quan trọng ) Bổ
xụng nội dung giám định đầu tư nhằm tăng cường sự kiểm tra, giám sát của
nhà nước đối với từng dự án trong quá trình thực hiện đầu tư, kịp thời điều
chỉnh các phát sinh trong quá trình thực hiện, tạm ngưng hoặc đình chỉ các dự
án đầu tư có hiệu quả thấp, các dự án có những sai phạm t rong quản lý.
- Các ngành đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý
đầu tư và xây dựng cho các cán bộ quản lý cấp tỉnh.
- Thủ tục đầu tư XDCB ở tỉnh đã có nhiều tiến bộ. Tỉnh đã tuân thủ đúng
các qui định của chính phủ và ngành ở trung ương, vân dụng một cách đúng
đắn vào hoàn cảnh thực tế của địa phương.
- Đã tổ chức triển khai ngay các văn bản pháp qui mà chính phủ và các
bộ, ngành ở trung ương đã ban hành. Chỉ đạo các ngành có liên quan tổ chức
các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ tham gia quản lý đầu tư và xây
dựng, như: đã chỉ đạo sở kế hoạch và đầu tư phối hợp với sở xây dựng tổ
chức lớp tập huấn về đầu tư và xây dựng, Sở xây dựng tổ chức lớp tập huấn
về giám sát thi công...
- Cụ thể hoá các qui định của chính phủ và các bộ, ngành ở trung ương.
Xây dựng các cơ chế, chính sách riêng phù hợp với các quy định của chính
phủ và các bộ, ngành ở trung ương và phù hợp với điều kiện của tỉnh như: Đã
ban hành đơn giá XDCB ( theo quyết định 952/QĐ - Uỷ ban nhân dân ), chỉ
thị số : 10/CT-UB ngày 10/5/2005 nhằm tăng cường quản lý đầu tư và xây
dựng, chỉ thị về ưu tiên sử dụng vật liệu địa phương,...
- Kiểm tra thực tế các địa phương có nhu cầu đầu tư, chỉ đạo các ngành
có liên quan hoàn tất các thủ tục để UBND tỉnh ban hành các văn bản về chủ
trương đầu tư.
- Quan tâm chỉ đạo các ngành, các huyện thị tập trung giải quyết các
vướng mắc, tôn tại về thủ tục của các dự án nhất là các dự án trọng điểm. Đi
sát thực tế, trực tiếp giải quyết hoặc chỉ đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị,
giải quyết kịp thời các đòi hỏi của thực tế.
- Kiểm tra thực tế, giải quyết ngay các phát sinh trong quá trình thi công
như: Cho phép các chủ đầu tư lập điều chỉnh, bổ sung hoặc duyệt lại các dự
án, chấp thuận các khối lượng phát sinh, thay đổi một số các thiết kế để phù
hợp với thực tế...
- Đôn đốc việc hoàn tất các thủ tục thanh quyết toán đối với các dự án đã
hoàn thành. Đề ra biện pháp xử lý đối với các dự án chây ì không chịu làm
quyết toán.
19
- Một số ngành cải cách các thủ tục hành chính, công khai các thủ tục,
qui đih thời gian bắt buộc đối với các công việc phải hoàn thành, như sở kế
hoạch và đâu tư đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian
thực hiện so với qui định của nhà nước ở một số công tác: thẩm định dự án,
thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu, cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, thủ tục để cấp giấy phép đầu tư nước ngoài.
1.2. Tồn tại:
-Các văn bản qui phạm pháp luật thay đổi nhiều, thời gian áp dụng ngắn
đã cho công tác quản lý đầu tư va xây dựng không ít khó khăn. Có văn bản,
qui định mới ban hành chưa kịp tập huấn ở địa phương đã bị thay đổi. Sự thay
đổi trên kéo theo sự thay đổi hàng loạt các văn bản của các ngành có liên
quan ở trung ương ( Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ xây dựng, Bộ tài chính, Bộ
giao thông vận tải, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn...) Đây là nguyên
nhân cơ bản dẫn đến việc phê duyệt lại các dự án đầu tư. Do các qui thay đổi
nên nhiều nội dung ( trong đó đặc biệt phải kể đến nội dung tổng mức đầu tư )
của nhiều dự án đã bị thay đổi so với duyệt lần đầu. Có những dự án chưa có
vốn thực hiện hoặc thực hiện kéo dài phải phê duyệt lại nhiều lần. Việc thay
đổi nhanh như vậy cũng gây tâm lý kém tin tưởng vào sự phù hợp của các quy
định đối với công tác quản lý XDCB.
- Có các quy định chưa thực sự phù hợp với thực tế, ví dụ như: Qui chế
quản lý đầu tư vã xây dựng qui định Kế hoạch đấu thầu của dự án được thể
hiện trong BCNCKT và nội dung quyết định đầu tư, để có kế hoạch đấu thầu
thì phải có kế hoạch vốn, nhưng trong phần điều kiện để ghi vốn kế hoạch thì
dự án muốn ghi vốn phải có quyết định đầu tư, như vậy vấn để này rơi vào
vòng luẩn quẩn.
- Có các qui định của các ngành chưa thông nhất, chưa phù hợp với qui
định của chính phủ hoặc của ngành được chính phủ giao, ví dụ; Trong đấu
thầu một số gói thầu thuộc dự án trên địa bàn tỉnh ta do Bộ nông nghiệp và
PTNT phê duyệt vẫn có giá trần và chào giá trực tiếp, như vậy khác với qui
định của qui chế đấu thầu hiện hành.
- các qui định được áp dụng chung cho mọi ngành nhưng nếu ngành nào
được giao soạn thảo thì chỉ thiên về ngành đó, áp dụng với các ngành khác
chưa phù hợp, gây nhiều khó khăn cho việc lập và kiểm tra các tính toán kình
phí. Ví dụ : Định mức dự toán ban hành theo quyết định 1242/1998/QĐ-BXD
của bộ xây dựng còn thiếu nhiều định mức công việc thi công áp dụng công
20