Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề thi tuyển vào lớp 10 Có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.06 KB, 10 trang )

ĐỀ THI TUYỂN VÀO LỚP 10 CÓ GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Đề 1 đến đề 5)
ĐỀ 1:
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠOKỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT THÀNH PHỐ HUẾ

Khóa ngày 20.6. 2008

THỪA THIÊN HUẾ
ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1: (1,5điểm)
1.1 Trình bày nội dung các phương châm hội thoại
1.2 Xác định Phương châm hội thoại liên quan đến mỗi thành ngữ sau:
a. Nói có sách, mách có chứng
b. Ông nói gà, bà nói vịt
c.Dây cà ra dây muống
d. Nói như đấm vào tai
Câu 2: (1,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
Giờ cháu đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm tàu, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa
( Bếp lửa – Bằng Việt)
2.1 Câu cuối trong đoạn thơ là lời độc thoại hay độc thoại nội tâm? Giải thích ngắn
gọn.
2.2 Xét câu cuối trong đoạn thơ:
-Về cấu tạo, thuộc kiểu câu gì? Vì sao?


- Về mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
Câu 3: (3 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng khởi ngữ, thành phần biệt lập và phép liên kết
nối( gạch chân xác định) để trình bày cách hiểu của em về ý kiến sau:
“Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm
hồn con người.”
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói văn nghệ)
Câu 4: (4 điểm)
3.1 Hãy ghi theo trí nhớ bốn câu thơ đầu của đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện
Kiều- Nguyễn Du) và khổ đầu của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
3.2 Em hãy phân tích hai đoạn thơ trên, từ đó tìm ra điểm gặp gỡ giữa hai nhà thơ.


ĐÁP ÁN :
Câu 1: (1,5điểm)
1.1 Trình bày nội dung các phương châm hội thoại
1.2 Xác định Phương châm hội thoại liên quan đến mỗi thành ngữ sau:
a. Nói có sách, mách có chứngPhương châm về chất
b. Ông nói gà, bà nói vịtPhương châm quan hệ
c.Dây cà ra dây muốngPhương châm cách thức
d. Nói như đấm vào taiPhương châm lịch sử
Câu 2: (1,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
2.1 Câu cuối trong đoạn thơ là lời độc thoại
Giải thích: độc thoại thành lời phía trước có dấu gạch đầu dòng
2.2 Xét câu cuối trong đoạn thơ:
-Về cấu tạo, thuộc kiểu câu nghi vấn. Vì có chứa từ nghi vấn “chưa”
- Về mục đích nói thuộc kiểu câu cảm thán. Vì mục đích bộc lộ cảm xúc
Câu 3: (3 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn:

Chất liệu, tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng lấy chất liệu từ thực tại đời sống khách
quan, nghĩa là bắt rễ từ đời sốnghàng ngày của con người”.Thế nhưng nhà văn
không phải sao chép nguyên xi thực tế ấy. Nội dung tác phẩm nghệ thuật đâu chỉ là
câu chuyện con người như ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của
người nghệ sĩ gởi gắm trong đó. Văn nghệ không cất lên những lời thuyết giáo mang
tính giáo điều mà còn chứa những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của người
nghệ sĩ. Nó mang đến cho ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều dường
như rất quen thuộc. Cùng với thực tại, nội dung tác phẩm còn là nhận thức mới mẻ, là
tất cả tư tưởng , tình cảm của người nghệ sĩ là cách sống của tâm hồn. Từ đó văn nghệ
mở rộng, phát huy vô tận qua từng người đọc, người xem. Nhà như vây nó tạo được
sự sống cho tâm hồn con người.
Câu 4: (4 điểm)

a.Điểm gặp gỡ của hai nhà thơ:
+Nghệ thuật pha màu dựng cảnh
+Cảm nhận tinh tế
+Tình yêu quê hương đất nước
b. Phân tích nghệ thuật ,nội dung từng đoạn thơ


Đề2:
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
THỪA THIÊN HUẾ

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT THÀNH PHỐ HUẾ

ĐỀ CHÍNH THỨC

Năm học 2001-2002
Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1: (2điểm)

Chỉ rõ các phép liên kết, nêu tác dụng của các của từng phép liên kết trong đoạn
văn dưới đây:
Tuổi trẻ của Nguyễn Thị Minh Khai rất đáng tự hào. Chị đã sống thời thanh
xuân của mình đầy nhiệt huyết và vô cùng đầy ý nghĩa. Bởi vậy, cuộc đời chị là
tấm gương sáng cho thế hệ chúng ta noi theo.
Câu 2: (1 điểm)
Câu ca dao sau dùng biện pháp tu từ ẩn dụ hay nhân hóa ? Giải thích và nêu giá trị
nghệ thuật của biện pháp ấy:
Thuyền ơi, có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Câu 3: (2 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn theo cách trình bày diễn dịch với câu chủ đề:
“Văn chương rất cần thiết cho đời sống tâm hồn chúng ta”
(Khoảng 10 dòng)
Câu 4: (5điểm)
Phân tích nội dung nhân đạo và những nét đặc sắc nghệ thuật của Chuyện người
con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Câu 1: (2điểm)

Các phép liên kết:
a. Phép thế: “Thanh xuân”  “Tuổi trẻ”: liên kết câu, lời văn sinh động, gợi
cảm ; “Chị” thế cho “Nguyễn Thị Minh Khai liên kết câu, tình cảm yêu
mến , trân trọng
b. Phép nối: “Bởi vậy” liên kết câu, quan hệ nhân quả

c. Phép lặp: ChịNhấn mạnh, thu hút chú ý
Câu 2: (1 điểm)
Câu ca dao đã dùng biện pháp ẩn dụ vì “thuyền” và “bến” là những hình ảnh được
ví ngầm với các đối tượng khác (kẻ ở, người đi...) được ẩn đi


Giá trị nghệ thuật: hình ảnh ẩn dụ “thuyền” và “bến” thể hiện tình cảm kín đáo
giữa hai đối tượng, tăng gợi cảm cho câu ca dao
Câu 3: (2 điểm)
Hãy viết một đoạn văn đúng chủ đề, ngữ pháp (1,5 đ iểm)
Yêu cầu về 10 dòng ( 0,5 điểm)
Câu 4: (5điểm)
Phân tích nội dung đảm bảo 2 ý chính:
a. Những biểu hiện nội dung nhân đạo trong truyện:
+Hiểu rõ và nói lên nỗi khổ của người dân do chiến tranh phi nghĩa gây ra
+Cảm thông với nỗi oan khuất của người phụ nữ trong xã hội cũ
+Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ
Nương
+Nói lên khát vọng của con người mong được sống hạnh phúc
b. Những nét đặc sắc về nghệ thuật:
+Tập trung miêu tả nỗi oan khuất của Vũ Nương , gây xúc động cho người đọc và
làm nỗi rõ chủ đề
+Cách kết cấu, xây dựng tình tiết sinh động với những chỗ thắt nút, gỡ nút đầy kịch
tính, bất ngờ
+Ngôn ngữ nhân vật (lời Vũ Nương) tha thiết, thống thiết làm cho câu chuyện cảm
động
ĐỀ 03 :

ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HUẾ
TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN NĂM HỌC 2006-2007

Câu 1: ( 2 điểm)
Em hiểu hàm ý của những câu sau như thế nào?
An(hỏi): - Mình mượn cuốn sách hồi nãy được chứ?
Bình( đáp): a. Bình vẫn chưa đọc xong.
b. Cuốn sách ấy của Lan
c. Nga mượn mất rồi
d. Trong hộc bàn kìa
Câu 2: (2 điểm)
Viết một đoạn văn tự sự kể lại sự việc Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong đó có :
đối thoại, lời dẫn gián tiếp, trực tiếp.
Câu 3: ( 6 điểm)
Kết thúc bài thơ tiểu đội xe không kính có viết:
Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Có người cho rằng đây là linh hồn toàn bài thơ. Em có đồng ý không. Hãy viết một
bài văn trình bày ý kiến cả mình.


GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu 1: ( 2 điểm)
Hàm ý câu trả lời của Bình
a. Từ chối không cho mượn
b. Từ chối không thể cho mượn ( vì của người khác)
c. Từ chối thể không cho mượn bây giờ ( vì người khác vừa mượn)
d. Đồng ý cho mượn (chỉ chỗ để sách)
Câu 2: (2 điểm)
a.Hình thức: Văn bản tự sự có cốt truyện, nhân vật, trình tự có các yếu tố đối thoại, lời
dẫn trực tiếp, gián tiếp
b. Nội dung: dựa vào đoạn trích kể lại:
+Lục Vân Tiên đánh tan cướp Phong Lai cứ dân lành , trong đó có chủ tớ Kiều Nguyệt

Nga, Kim Liên.
+Nguyệt Nga kể rõ sự tình, bày tỏ lòng biêt ơn
+Lục Vân Tiên tỏ rõ phong thái đường hoàng, trọng nghĩa khinh tài
Câu 3: ( 6 điểm)
a. Phân tích:
Câu 1:”Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước”
+Từ “vẫn” gắn với yếu tố không ngừng nghĩ, không sợ hãi, vượt lên trên hoàn cảnh
khó khăn, nguy hiểm+
+Từ “vì”; chỉ nguyên nhân động cơ của hành động “vẫn chạy”
+Cụm từ “ miền nam phía trước” vừa định hướng đi của chiếc xe không kính, vừa
khẳng định nguyên nhân, yếu tố quyết định đến phẩm chất đặc điểm của chiếc xe
không kính
Câu 2: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”
+Cụm từ “Chỉ cần” yếu tố tối thiểu chỉ cần và đủ
+Cụm từ “trong xe có một trái tim”: hình ảnh hoán dụ và ẩn dụ vừa chỉ người lính lái xe,
vừa nêu phẩm chất thuộc tính yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần lạc quan cách
mạng, sẵn sàng vượt qua mọi hy sinh gian khổ
b.Bình luận, đánh giá:
+Hai câu thơ khẳng định và nêu cao đặc điểm, phẩm chất của những chiếc xe, những
người lính lái xe không kính
+Hai câu thơ nêu cao mục đích, ý nghĩa hành động của cuộc chiến tranh này là vì miền
Nam, để giải phóng đất nước
+Hai câu thơ thể hiện ý nghĩa nhân văn vô cùng lãng mạn của con người Việt Nam trong
cuộc chiến tranh này
Đề 4: Đề thi thử
Câu 1:
a. Thành phần tình thái là gì?
b. Tìm thành phần tình thái trong câu sau :
“Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có
tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và

nhìn tôi một hồi lâu.”
c. Câu văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả ? Em hãy kể tóm tắt cốt truyện
(Đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập 1)!
Câu 2 :


Văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm nghị luận về vấn đề gì? Hãy
tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy?
Câu 3 :
Làm sáng tỏ nhận định : “Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thể hiện tình yêu
và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải”.
Gợi ý đáp án:
Câu1:
a/ Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối
với sự việc được nói đến trong câu.
b/ Thành phần tình thái : Hình như
c/ Câu văn trên được trich trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Tóm tắt đoạn trích:
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp
về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cha em không
giống với cha trong bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến
lúc Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông
Sáu phải ra đi. Tại khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con
vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn,
ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gởi cho
con.
Câu 2 :
-Văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm nghị luận về vấn đề: sự cần thiết của
việc đọc sách và phương pháp đọc sách (bàn về việc đọc sách) .
-Các luận điểm:

+Sự cần thiết và ý nghiã của việc đọc sách.
+Những khó khăn, nguy hại hay gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
+Phương pháp chọn sách và cách đọc sách.
+Mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn chuyên môn với việc đọc sách.
(Tóm tắt hệ thống luận điểm: tầm quan trọng và ý nghĩa; hai cái hại : đọc qua loa,lạc
hướng, cách chọn tinh; cách đọc kĩ, kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu)
Câu 3: (Tham khảo bài viết trong sách ngữ văn 9 tập II , trang 77)
Mùa xuân là mùa của thiên nhiên thắm tươi, của vạn vật sinh sôi nảy nở. Văn học
Việt Nam từng có không ít vần thơ thể hiện cảm xúc rạo rực, trẻ trung trước mùa xuân.
Ngay từ khi ra đời, Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã chiếm được cảm tình của đông
đảo bạn đọc. Bài thơ toát lên một không khí rạo rực vừa trong sáng, êm dịu đến dễ
thương, thể hiện tình yêu ta thiết với thiên nhiên, đất nước và nguyện ước cống hiến thật
đáng trân trọng.
Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. Từ
hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất nước trong lao động và chiến đấu, nhà th đi đến
nguyện ước làm Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời, cất lên khúc hát xao
xuyến, tươi vui hòa trong bản tình ca,anh hùng ca của cách mạng. Trong đó, mùa xuân
nào cũng thật gợi cảm, cũng thật đáng yêu.
Bức tranh xuân của thiên nhiên, đất nước được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu,
được vẽ bằng cả màu sắc lẫn âm thanh. Đó là dòng sông xanh, bông hoa tím biếc,là lộc
giắt đầy quanh lưng người ra trận và trải dài trên những cánh đồng (tượng trưng cho sự
nảy nở, sinh sôi, cho sự dồi dào, thành đạt). Đó là tiếng chim chiền chiện lảnh lót vang


trời . Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha trìu mến của nhà thơ , trong
tiếng kêu giọng hỏi: ơi...,hót chi mà...Đặc biệt, tình cảm nâng niu vẻ đẹp của mùa xuân,
khát vọng thu nhận và giữ gìn vẻ đẹp ấy được thể hiện qua tư thế độc đáo :Tôi đưa tay tôi
hứng từng giọt âm thanh từ trời xanh rơi xuống. Tiếng chim chiền chiện thả vào không
gian trong suốt của mùa xuân được cảm nhận thành từng giọt mang màu sắc long lanh.
Cảm giác ấy, động tác ấy chỉ có ở một tâm hồn thi sĩ, ở một tấm lòng thiết tha yêu mến

cuộc sống này.Từ hình ảnh mùa xuân gần gũi, nhà thơ liên tưởng khái quát đến truyền
thống bốn ngàn năm, đến sức xuân cứ đi lên phía trước của đất nước. Khi đúc kết, khái
quát như thế , lời thơ dễ khô khan. Nhưng khổ thơ thứ ba cứ như tự nhiên được cuốn đi
trong dòng cảm xúc dịu dàng, đằm thắm, do đó vẫn nằm trong mạch tâm tình.
Từ rung cảm thiết tha trước mùa xuân đẹp của quê hương đất nước, Thanh Hải
bộc lộ một nguyện ước chân thành:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Đó chính là hình ảnh Một mùa xuân nho nhỏ-Lặng lẽ dâng cho đời thể hiện khát
vọng được hòa nhập, được dâng hiến. Đến đây ,ta bỗng thấm thía ý nghĩa nhan đề của bài
thơ. Trước Thanh Hải quả chưa từng có hình ảnh thơ vừa lạ, vừa hồn nhiên, thân thương
này. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ chứa đựng sự khiêm nhường mà cũng tự tin, tự hào biết
mấy của con người ý thức sâu sắc về giá trị cuộc đời, về hạnh phúc của hiến dâng và đón
nhận. Nốt trầm xao xuyến của mùa xuân nho nhỏ này cứ tự nhiên hòa vào mùa xuân lớn
của thiên nhiên đất nước nhờ sự chiếu ứng giữa hai phần của bài thơ . Khổ đầu đã xuất
hiện hình ảnh bông hoa tím, con chim chiền chiện giữa trời xanh với tiếng hót từng giọt
long lanh. Giờ đây, đến khổ thứ tư, nguyện ước của nhân vật trữ tình, của mùa xuân nho
nhỏ chính là sự láy lại các hình ảnh ấy của mùa xuân.
Như vậy, giữa các khổ, các phần của mùa xuân nho nhỏ có sự gắn kết tự nhiên,
chặt chẽ, vừa luyến láy vừa được nâng cao. Bài thơ này lay động tâm hồn chúng ta bỡi
chất họa gợi cảm , chất nhạc vấn vương, quyến luyến, bởi nguyện ước thiết tha, chân
thành. Cái nguyện ước lặng lẽ dâng cho đời một mùa xuân nho nhỏ kia đâu còn của riêng
Thanh Hải mà có lẽ đã trở thành tiếng lòng của nhiều bạn đọc.

Đề 5

ĐỀ THI THỬ MÔN VĂN VÀO LỚP 10
Thời gian làm bài: 120 phút


Câu 1: ( 1 điểm ) :
Chép chính xác hai khổ thơ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và nêu
nội dung chính của hai khổ thơ đó.
Câu 2: ( 1 điểm ) Đọc hai câu thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
( Viễn Phương –Viếng lăng Bác )


Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ nào ? Có thể coi đây
là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không ? Vì sao ?
Câu 3: ( 3 điểm )
Lấy nhan đề “ Những người không chịu thua số phận”, hãy viết một văn bản nghị
luận ngắn ( không quá một trang giấy ) về những con người đó.
Câu 4: ( 5 điểm ):
Cảm nhận và suy nghĩ của em về nỗi buồn của Thúy Kiều trong tám dòng cuối đoạn
trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ( Truyện Kiều ). Từ đó có nhận xét gì về nghệ thuật tả cảnh
ngụ tình của Nguyễn Du ?
“ Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết về nơi đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
Gợi ý ĐÁP ÁN:
Câu 1: ( 1 điểm ) :
Chép chính xác hai khổ thơ đầu, nội dung chính : cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi

Câu 2: ( 1 điểm ) Đọc hai câu thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
( Viễn Phương –Viếng lăng Bác )
Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ ẨN DỤ ? Không
thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa .Vì nghĩa có
ý nghĩa lâm thời trong ngữ cảnh câu thơ
Câu 3: ( 3 điểm )
Lấy nhan đề “ Những người không chịu thua số phận”, hãy viết một văn bản nghị
luận ngắn ( không quá một trang giấy ) về những con người đó.
a.Viết văn bản nghị luận có bố cục 3 phần
b. Chứng minh “ Những người không chịu thua số phận”
c.Nêu cảm nghĩ của bản thân, từ đó xác định lẻ sống “Sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì
đã sống hoài , sống phí”
Câu 4: ( 5 điểm ):

Tám câu cuối với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, mỗi nét cảnh là ẩn dụ cho tâm trạng
Kiều
-Điệp từ liên hoàn “Buồn trông”, hàng loạt từ láy.. như điệp khúc tâm trạng bi
thương của Kiều. ND đã cực tả nỗi buồn như tầng tầng, lớp lớp, chất ngất trong
lòng Kiều
+Nhìn ra cửa bể… gợi nhớ quê hương, buồn cho cuộc đời giữa biển đời sóng gió


+Nhìn ra ngọn nước, thấy hoa trôi man mác…buồn cho thân phận, số phận trôi
nổi, vô định
+Nhìn ra cánh đồng thấy cỏ một màu xanh héo úa…buồn cuộc sống tẻ nhạt, vô vị
+Nhìn ra mặt duềnh…nghe sớng ầm ầm…nghĩ tai họạ dữ dội sắp ập đến
=>Nguyễn Du tả cảnh theo qui luật tâm lí :
“ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu.

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Bài làm của HS:
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là 1 áng văn thiên cổ bất hủ, là viên ngọc sáng
trong nền văn học VN. Nổi bật nhất trong truyện Kiều là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
Tiêu biểu ở đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” được xem là 1 bức tranh tâm tình đầy
xúc động. Nguyễn Du từng viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Thật vậy, trong
từng nét miêu tả cảnh vật ở “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đều thấm đẫm tâm trạng của Kiều.
Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình thành công nhất trong truyện Kiều. Tất cả đều bắt đầu
bằng “buồn trông”.
Buồn trông….
Kiều nhìn ra “cửa bể chiều hôm”, thấy “cánh buồm thấp thoáng xa xa” . Thuyền đi đâu
rồi cũng về bến, Kiều nghĩ đến mình, buồn nhớ về quê hương không biết ngày nào được
đoàn tụ gia đình. Con thuyền nhỏ bé, trôi dạt trên biển mêng mông…Kiều chạnh lòng
nghĩ đến và lo sợ cuộc đời đầy sóng gió, trôi nổi của mình.
Buồn trông….
Kiều nhìn “ngọn nước mới sa” thấy cánh hoa trôi man mác không biết sẽ về đâu. Cánh
hoa hay chính là số phận lênh đênh, vô định của Kiều Ko biết đi đâu về đâu, sẽ bị sóng
gió cuộc đời vùi dập trong tai hoạ.
Buồn trông…
Kiều nhìn ra đồng cỏ thấy 1 màu xanh rầu rầu, kéo dài từ chân mây đến mặt đất, nàng
càng buồn cho cuộc sống hiện tại tẻ nhạt, vô vị của mình.
Buồn trông…
Kiều nhìn ra mặt duềnh, thấy gió cuốn, tiếng sóng ầm ầm nổi lên vây quanh ghế ngồi.
Tiếng sóng như báo trước một tai hoạ sắp xãy ra sẽ dập vùi nàng …
Mỗi nét cảnh là một ẩn dụ tâm trạng của Kiều. Bức tranh tâm cảnh với những câu hỏi
tu từ như xoáy vào lòng Kiều bao lo sợ, hãi hùng. Kiều nhìn bốn phương, tám hướng, từ
xa đến gần, Từ cao đến thấp, từ cảnh vật tới âm thanh. Càng nhìn càng thấy cô đơn, càng
nhìn càng thấy băn khoăn. Nhìn nữa, chỉ thấy rầu rầu, nhạt nhoà . Ko thấy người đi. Ko
thấy đường đi, Không một bóng người. ko 1 tia hy vọng. Cuối cùng vây bọc đời nàng là
tiếng sóng ầm ầm. Tiếng sóng ko “đập mà kêu” đó là tiếng sóng “ba đào” sẽ vùi nàng

xuống vực sâu của hiểm hoạ. Nàng Kiều đang trong “trung tâm của mắt bão”. Bão tố
cuộc đời chính là tiếng sóng âm ầm. Đó cũng là tiếng kêu đau đớn, là nỗi buồn trùng
trùng lớp lớp của nàng đồng vọng tới thiên nhiên. Quả thật đây là 1 bức tranh tâm cảnh,
thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng Kiều. ND đã tả tâm trạng người theo qui luật tâm lí:
” Cảnh nào cảnh chẳng đêo sầu
Người buồn cảnh có vui….giờ”.Nhưng “chữ tâm kia mới chỉ bằng ba chữ tài”. Cái
đáng quý ko chỉ ở tài năng NT mà quan trọng hơn là tấm lòng yêu thương.




×