Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Tăng cường công tác quản lý tổn thất điện năng ở Công ty Điện lực Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
ĐỖ THỊ XUÂN LAN

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TỔN
THẤT ĐIỆN NĂNG Ở CÔNG TY ĐIỆN LỰC
HƯNG YÊN
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Lê Văn Long

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các tài liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng, chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác trước đây.
Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2015
Tác giả

Đỗ Thị Xuân Lan


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được rất


nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình và sự động viên sâu sắc của nhiều cá nhân và
tập thể.
Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Văn Long, người
thầy trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tác giả xin được chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Mỏ - Địa
chất, phòng Đào tạo sau Đại học cùng các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế - Quản
trị kinh doanh đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả về mọi mặt trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban Công ty Điện lực Hưng Yên và các
bạn đồng nghiệp, các bạn học cùng lớp đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin được chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè đã chia sẻ, động viện
tác giả những khó khăn, giúp đỡ tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................1
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................2
MỤC LỤC.........................................................................................................3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................7
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................8
TT Tên bảng Trang...........................................................................................8
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1.......................................................................................................5
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................................5

VỀ QUẢN LÝ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG CỦA NGÀNH ĐIỆN...................5
1.1 Tổng quan lý luận về quản lý tổn thất điện năng.................................5
1.1.1. Khái niệm về “Điện năng” và “Tổn thất điện năng”.................5
1.1.2. Phân loại tổn thất điện năng........................................................5
1.1.3. Khái niệm “Quản lý tổn thất điện năng”....................................8
1.1.4. Đặc điểm, yêu cầu công tác quản lý tổn thất điện năng.............8
1.1.5. Quy trình quản lý tổn thất điện năng........................................10
1.1.6. Nội dung công tác quản lý tổn thất điện năng..........................10
1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tổn thất điện năng
.................................................................................................................20
1.2. Tổng quan thực tiễn về quản lý tổn thất điện năng...........................24
1.2.1. Tổng quan thực tiễn về quản lý tổn thất điện năng ở Việt Nam
.................................................................................................................24
1.2.2. Tổng quan quy định hiện hành về quản lý tổn thất điện năng
hiện nay của ngành điện Việt Nam......................................................26


1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu..............................................26
Kết luận chương 1......................................................................................27
CHƯƠNG 2.....................................................................................................29
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG Ở............................29
CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2010-2015.....................29
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Điện lực Hưng Yên và công tác
quản lý tổn thất điện năng tại Công ty......................................................29
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và lĩnh vực kinh doanh của
Công ty...................................................................................................29
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và phân định trách nhiệm quản lý tổn thất điện
năng tại Công ty....................................................................................32
2.1.3. Năng lực quản lý tổn thất điện năng của Công ty....................41
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn

2010 - 2014.............................................................................................47
2.2. Thực trạng công tác quản lý tổn thất điện năng tại Công ty giai đoạn
2010-2014...................................................................................................52
2.2.1. Thực trạng tổn thất điện năng ở Công ty Điện lực Hưng Yên
giai đoạn 2010-2014...............................................................................52
2.2.2. Công tác quản lý tổn thất điện năng ở Công ty Điện lực Hưng
Yên giai đoạn 2010-2014.......................................................................55
Kết luận chương 2......................................................................................70
CHƯƠNG 3.....................................................................................................72
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TỔN THẤT ĐIỆN
NĂNG Ở CÔNG TY ĐỆN LỰC HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2015-2020......72
3.1. Định hướng phát triển và mục tiêu phấn đấu của Công ty Điện lực
Hưng Yên đến năm 2020...........................................................................72


3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty Điện lực Hưng Yên đến
năm 2020................................................................................................72
3.1.2. Mục tiêu phấn đấu của Công ty Điện lực Hưng Yên đến năm
2020.........................................................................................................73
3.1.3. Định hướng tăng cường công tác quản lý tổn thất điện năng ở
Công ty Điện lực Hưng Yên tới năm 2020..........................................74
3.2. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý tổn thất điện năng ở
Công ty Điện lực Hưng Yên tới năm 2020................................................75
3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực nhân sự quản lý tổn thất điện
năng........................................................................................................75
3.2.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý kỹ thuật – vận hành:
.................................................................................................................78
3.2.3. Giải pháp về đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo lưới điện:....81
3.2.4. Giải pháp tăng cường công tác quản lý kinh doanh................83
3.3. Kiến nghị.............................................................................................93

Kết luận chương 3......................................................................................94
KẾT LUẬN.....................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................96
PHỤ LỤC........................................................................................................97



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BLĐN

Bán lẻ điện năng

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CMIS

Hệ thống quản lý thông tin khách hàng

CNTT

Công nghệ thông tin

CNXD


Công nghiệp xây dựng

CSPK

Công suất phản kháng

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

EVN NPC

Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

GCS

Ghi chỉ số

HĐK

Hoạt động khác

KDĐN

Kinh doanh điện năng


MBA

Máy biến áp

NLNN

Nông lâm ngư nghiệp

PCHY

Công ty Điện lực Hưng Yên

QLKT

Quản lý kỹ thuật

QLTD

Quản lý tiêu dùng

SCTB&XLĐ

Sửa chữa thiết bị & Xây lắp điện

SDĐ

Sử dụng điện

SXKD


Sản xuất kinh doanh

TBA

Trạm biến áp

TI, TU

Máy biến dòng điện đo lường, máy biến áp đo lường

TNDV

Thương nghiệp dịch vụ

TTĐN

Tổn thất điện năng

TTKT

Tổn thất kỹ thuật

TTTM

Tổn thất thương mại


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT


Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Cơ cấu lao động hiện nay của Công ty Điện lực Hưng Yên...........42
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực tham gia quản lý tổn thất điện năng..........46
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh doanh giai đoạn
2010 -2014.......................................................................................................48
Bảng 2.4: Cơ cấu tiêu thụ điện của các thành phần phụ tải............................52
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện tổn thất điện năng ở Công ty Điện lực Hưng
Yên giai đoạn 2010-2014 so với kế hoạch được giao.....................................53
Bảng 2.6: Tình hình thực hiện tổn thất điện năng ở Công ty Điện lực Hưng
Yên giai đoạn 2010-2014 so với tổn thất kỹ thuật..........................................54
Bảng 2.7: Tổng hợp số liệu kiểm tra sử dụng điện giai đoạn 2010-2014.......64
Bảng 2.8: Tổng hợp số liệu công tơ do PCHY quản lý:..................................65
Bảng 2.9: Tổng hợp số liệu thay thế phương tiện đo đếm giai đoạn 20102014.................................................................................................................67


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TT

Tên hình

Trang

Hình 1.1. Phân loại tổn thất điện năng..............................................................6
Hình 1.2. Quy trình quản lý tổn thất điện năng...............................................10
Hình 2.1: Mô hình tổ chức của Công ty Điện lực Hưng Yên.........................32
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện lao động của Công ty theo trình độ đào tạo.........43
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện lao động tham gia vào công tác quản lý tổn thất

điện năng theo trình độ đào tạo.......................................................................47
Hình 2.4: Đồ thị sản lượng điện thương phẩm giai đoạn 2010-2014 (triệu
kWh)................................................................................................................49
Hình 2.5. Đồ thị tỷ lệ tổn thất điện năng (%) giai đoạn 2010-2014................50
Hình 2.6: Đồ thị giá bán điện bình quân giai đoạn 2010-2014.......................50
Hình 2.7: Đồ thị doanh thu tiền điện giai đoạn 2010-2014.............................51
Hình 2.8: Đồ thị số lượng khách hàng giai đoạn 2010-2014..........................52
Hình 2.9: Đồ thị tỷ lệ tổn thất điện năng kế hoạch (%) & thực hiện (%) giai
đoạn 2010-2014...............................................................................................53
Hình 2.10: Đồ thị tỷ lệ tổn thất kỹ thuật (%) & tổn thất thực hiện (%) giai
đoạn 2010-2014...............................................................................................55


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, điện năng đóng vai trò rất quan
trọng. Điện năng được sản xuất từ các nguồn năng lượng khác nhau như: cơ năng
của dòng nước, nhiệt năng của than đá, dầu mỏ, điện khí và tương lai là phong
điện,… Các nhà máy điện thường được xây dựng tại nơi có các nguồn năng
lượng để đảm bảo tính kinh tế và trong sạch về môi trường. Các phụ tải sử dụng
điện được bố trí ở khắp nơi từ nông thôn, miền núi đến thành thị và tập trung
nhiều nhất ở các khu đô thị lớn, khu công nghiệp, chế xuất,... Như vậy, xuất hiện
vấn đề phải truyền tải điện đi xa từ nơi phát điện đến nơi tiêu thụ. Trong quá
trình truyền tải và phân phối điện năng đã phát sinh sự tổn thất khá lớn. Đây là
một bộ phận cấu thành ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh và rất quan
trọng của ngành điện.
Trong các biện pháp nhằm giảm giá thành điện thì việc tăng cường quản
lý tổn thất điện năng là một biện pháp quan trọng và mang lại hiệu quả kinh tế
cao không chỉ đối với ngành điện mà còn đối với cả xã hội.

Công ty Điện lực Hưng Yên là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty
Điện lực miền Bắc, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/1997
với nhiệm vụ cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên. Trong những năm qua, Công ty Điện lực Hưng Yên thường xuyên hoàn thành
xuất sắc các chỉ tiêu kinh doanh điện năng, trong đó có chỉ tiêu về tổn thất điện
năng góp phần làm giảm giá thành điện và đóng góp cho sự phát triển của ngành
điện... Ví dụ, năm 2014, điện thương phẩm của Công ty Điện lực Hưng Yên là
2305,67 triệu kWh; tỷ lệ tổn thất điện năng là 7,14% ,…(Nguồn Báo cáo tổng kết
công tác kinh doah điện năng năm 2014 của Công ty Điện lực Hưng Yên).
Tuy nhiên, qua thực tiễn công tác tại Công ty Điện lực Hưng Yên, tôi nhận
thấy chỉ tiêu tổn thất điện năng của Công ty tuy luôn đạt kế hoạch do Tổng Công ty
Điện lực miền Bắc giao nhưng vẫn cao hơn so với các đơn vị khác trong Tổng Công
ty Điện lực miền Bắc như Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương (5,11%);


2
Công ty Điện lực Bắc Ninh (4,96%); Công ty Điện lực Bắc Ninh Phú Thọ (7,16%);
Công ty Điện lực Bắc Ninh Vĩnh Phúc (5,35%), Công ty TNHH MTV Điện lực Hải
Phòng (4,71%),.... (Nguồn Báo cáo giảm tổn thất điện năng năm 2014 và chương
trình giảm tổn thất điện năng năm 2015 của EVN NPC) và vẫn còn khu vực, đường
dây có tổn thất cao hơn tổn thất kỹ thuật rất nhiều (đặc biệt là khu vực mới tiếp
nhận lưới điện hạ áp nông thôn, các đường dây vận hành lâu năm, bán kính cấp điện
xa,..)… Điều đó thể hiện công tác quản lý tổn thất điện năng ở Công ty Điện lực
Hưng Yên vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục như: Chất lượng hoạt động của các
tiểu ban giảm tổn thất điện năng tại các đơn vị chưa cao; Việc phúc tra chỉ số công
tơ nhiều nhưng hiệu quả không cao (không phát hiện công tơ kẹt, chết, cháy quá
chu kỳ hoặc trộm cắp điện); Công tác quản lý khách hàng vẫn để xảy ra tình trạng
trộm cắp điện ngày càng nhiều và tinh vi; các vật tư, thiết bị đưa vào vận hành
nhiều chủng loại, chất lượng kém; Kết cấu lưới điện còn nhiều bất cập; Công tác
quản lý vận hành chưa tối ưu; nhiều khách hàng vận hành non tải máy biến áp... Và

chỉ tiêu tổn thất điện năng trong Công ty Điện lực Hưng Yên vẫn còn khả năng
giảm được nữa trong các giai đoạn tiếp theo nếu có giải pháp quản lý hợp lý.
Vì vậy, đề tài “Tăng cường công tác quản lý tổn thất điện năng ở Công ty
Điện lực Hưng Yên” là cần thiết đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển của Công ty
trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chung của đề tài là trên cơ sở tổng quan lý luận và phân tích thực
trạng công tác quản lý tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Hưng Yên đưa ra các
giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm tăng cường công tác quản lý tổn
thất điện năng trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý tổn thất điện năng tại Công ty Điện
lực Hưng Yên trong giai đoạn 2010-2014.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:


3
- Phạm vi về không gian: Vấn đề được nghiên cứu tại Công ty Điện lực
Hưng Yên.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu luận văn liên quan
đến công tác quản lý tổn thất điện năng trong Công ty Điện lực Hưng Yên được tác
giả thu thập giai đoạn 2010 - 2014.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý tổn thất điện
năng trong kinh doanh bán điện.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý tổn thất điện năng trong
Công ty Điện lực Hưng Yên giai đoạn 2010-2014.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý tổn thất
điện năng trong Công ty Điện lực Hưng Yên tới năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu công tác quản lý tổn thất điện năng ở
Công ty Điện lực Hưng Yên tác giả sử dụng các phương pháp sau:
- Phân tích, tổng hợp cơ sở lý luận.
- Thu thập, thống kê và phân tích so sánh định lượng để đánh giá thực trạng,
tổng hợp và suy luận biện chứng đề xuất giải pháp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa khoa học:
Đề tài đã bổ sung hoàn thiện cơ sở lý luận liên quan đến việc quản lý tổn thất
điện năng trong điều kiện hiện nay tại Công ty Điện lực cấp tỉnh hoạt động kinh
doanh bán điện với những đặc thù hiện nay ở nước ta.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng tại Công ty Điện lực Hưng
yên và là cơ sở để các Công ty Điện lực khác có điều kiện tương tự tham khảo và
vận dụng.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham


4
khảo và 3 chương, được kết cấu trong 94 trang, 9 bảng và 12 hình.
Chương 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn về quản lý tổn thất điện năng của
ngành điện
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tổn thất điện năng ở Công ty Điện
lực Hưng Yên giai đoạn 2010-2014
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý tổn thất điện năng
ở Công ty Điện lực Hưng Yên giai đoạn 2015-2020


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG CỦA NGÀNH ĐIỆN
1.1 Tổng quan lý luận về quản lý tổn thất điện năng
1.1.1. Khái niệm về “Điện năng” và “Tổn thất điện năng”
- Khái niệm điện năng: Theo từ điển tiếng Việt, điện năng là năng lượng do
dòng điện tải trên các mạch điện (dùng vào nhiều mục đích khác nhau trong sản
xuất và sinh hoạt). Điện năng có đặc điểm là quá trình sản xuất, truyền tải, phân
phối và tiêu thụ xảy ra đồng thời.
- Khái niệm tổn thất điện năng: Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tổn thất điện
năng là điện năng chênh lệch giữa tổng điện nhận (mua) vào và tổng điện giao đi (bán)
của hệ thống điện hoặc lưới điện của một đơn vị trong quá trình truyền tải và phân
phối, được xác định thông qua hệ thống đo đếm điện năng lắp đặt tại các vị trí ranh giới
giao, nhận (mua, bán) điện giữa các đơn vị và khách hàng sử dụng điện”.
Trong hệ thống điện, tổn thất điện năng phụ thuộc vào đặc tính mạch điện,
lượng điện truyền tải, khả năng phân phối và vai trò của công tác quản lý.
1.1.2. Phân loại tổn thất điện năng
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong quá trình sản xuất, truyền tải, phân
phối và tiêu thụ điện năng xảy ra sự tổn thất điện năng. Có thể phân chia tổn thất
điện năng theo các giai đoạn phát sinh và theo tính chất như sơ đồ hình 1.1 sau đây:
a. Theo các giai đoạn phát sinh tổn thất điện năng được phân loại ở từng
khâu như sau:
- Tổn thất trong quá trình sản xuất là phần điện năng bị tiêu hao ngay tại nhà
máy điện, do năng lượng điện sử dụng cho sự hoạt động của máy móc, thiết bị, do
không phát hết công suất công suất máy phát,…
- Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối điện gồm tổn thất khi
truyền tải và tổn thất khi phân phối.
+ Tổn thất truyền tải là phần điện năng bị tiêu hao do tính chất vật lý của dây
dẫn trong quá trình truyền điện gồm: tổn thất đồng, tổn thất do cách điện kém, tổn



6
thất do vầng quang.
+ Tổn thất phân phối là tổn thất trong mạng phân phối gồm: biến thế phân
phối, công tơ, mất cắp,…
Ở giai đoạn này, ngoài tổn thất do tính tất yếu kỹ thuật gây ra, còn do các
yếu tố khác như việc quản lý vận hành, các nghiệp vụ kinh doanh kém hiệu quả.
- Tổn thất trong quá trình tiêu thụ điện là lượng điện năng bị tiêu hao do mức
độ không phù hợp khi sử dụng điện, mức độ vận hành công suất thiết bị, chất lượng
kỹ thuật của các phụ tải …
Ví dụ: Trong các hộ sử dụng điện, nếu sử dụng dây dẫn không đủ lớn so với
phụ tải dẫn đến quá tải dây dẫn sẽ gây tổn thất điện năng,...
Tổn thất ở giai đoạn này không những chi gây ra thiệt hại cho người sử dụng
mà còn làm cho tổn thất điện năng của ngành điện tăng lên.

Tổn thất
điện năng

Theo các
giai đoạn
phát sinh

Tổn thất
trong quá
trình sản
xuất

Tổn thất
trong quá
trình truyền

tải và phân
phối

Theo tính
chất tổn thất

Tổn thất ở
khâu tiêu
thụ

Tổn thất kỹ

Tổn thất

thuật

thương mại

Hình 1.1. Phân loại tổn thất điện năng


7
b. Theo tính chất tổn thất điện năng được chia làm 2 loại là tổn thất kỹ thuật
và tổn thất phi kỹ thuật (tổn thất thương mại):
- Tổn thất điện năng kỹ thuật là lượng điện năng bị mất mát, hao hụt dọc
đường dây trong quá trình truyền điện từ nguồn điện đến hộ tiêu thụ điện.
Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy điện đến
các hộ tiêu thụ điện đã diễn ra một quá trình vật lý là dòng điện khi đi qua máy biến
áp, dây dẫn và các thiết bị điện trên hệ thống lưới điện đã làm phát nóng máy biến
áp, dây dẫn và các thiết bị dẫn điện dẫn đến làm tiêu hao điện năng; đường dây dẫn

điện cao áp từ 110 KV trở lên còn có tổn thất vầng quang; dòng điện qua cáp ngầm,
tụ điện còn có tổn thất do điện môi, đường dây điện đi song song với các đường dây
khác như dây chống sét, dây thông tin, …. có tổn hao điện năng do hỗ cảm.
Tổn thất điện năng kỹ thuật bao gồm:
+ Tổn thất của máy biến áp và bộ điều chỉnh: Tổn thất khi có tải (tổn thất
đồng); tổn thất khi không có tải do từ hóa lõi thép (tổn thất sắt).
+ Tổn thất trên đường dây.
+ Tổn thất trên đường dây cao thế (tổn thất do vầng quang).
+ Tổn thất cách điện,…
Tổn thất kỹ thuật cao hay thấp phụ thuộc vào công nghệ sản xuất truyền tải
điện. Thực tế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nếu có trình độ quản lý tốt thì có
thể tránh được tình trạng hao phí thất thoát. Nhưng đối với lĩnh vực sản xuất kinh
doanh điện năng thì đây là một tổn thất tất yếu phải có, không thể tránh khỏi vì phải
có một lượng điện năng phục vụ cho công nghệ truyền tải điện. Chúng ta có thể
giảm lượng tổn thất này bằng cách đầu tư công nghệ, kỹ thuật nhưng không thể
giảm tới 0. Ở mỗi trình độ kỹ thuật nhất định, lượng tổn thất này có thể giảm tới
một lượng tối thiểu để đảm bảo công nghệ truyền tải. Tổn thất kỹ thuật xảy ra trên
các đường dây và máy biến áp phụ thuộc vào thông số kỹ thuật của đường dây và
máy biến áp.
- Tổn thất điện năng thương mại là tổn thất do tình trạng vi phạm trong sử
dụng điện như: lấy cắp điện dưới nhiều hình thức (câu móc điện trực tiếp, làm sai


8
lệch mạch đo đếm điện năng, gây hư hỏng, chết cháy công tơ, các thiết bị đo lường,
…). Do chủ quan của người quản lý khi TU mất pha, TI, công tơ chết, cháy không
xử lý, thay thế kịp thời, bỏ sót hoặc ghi sai chỉ số, do không thực hiện đúng chu kỳ
kiểm định và thay thế công tơ định kỳ theo pháp lệnh của Pháp lệnh đo lường. Đấu
nhầm, đấu sai sơ đồ đấu dây,… dẫn đến điện năng bán cho khách hàng đo được qua
hệ thống đo đếm thấp hơn điện năng khách hàng sử dụng.

1.1.3. Khái niệm “Quản lý tổn thất điện năng”
Theo từ điển tiếng Việt: Quản lý là tập hợp các hoạt động của con người và
tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để hoạt động và đạt được các mục
tiêu đặt ra. Nội dung của công tác quản lý gồm có xác định mục tiêu, lập kế hoạch;
tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu; đánh giá kết quả và đề ra các biện pháp
nhằm hoàn thiện công tác quản lý cho giai đoạn tiếp theo.
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện, giảm tổn thất điện
năng là nhiệm vụ trọng tâm để đánh giá hiệu quả hoạt động và là cơ sở để hoạch
định chính sách phát triển của các doanh nghiệp trong ngành.
Theo tìm hiểu của tác giả, khái niệm “Quản lý tổn thất điện năng” chưa được
đề cập đến trong bất kỳ một giáo trình hay tài liệu khoa học nào. Tuy nhiên, xuất
phát từ thực tế mục tiêu cuối cùng của công tác quản lý tổn thất điện năng là giảm
tổn thất điện năng. Vì vậy, theo quan điểm của tác giả: “Quản lý tổn thất điện năng
là tập hợp những hoạt động quản lý của doanh nghiệp nhằm giảm tổn thất điện năng
trong quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện”. Công tác quản lý
tổn thất điện năng bao gồm xác định mục tiêu, lập kế hoạch quản lý tổn thất; tổ
chức thực hiện (nhận dạng tổn thất điện năng, xác định nguyên nhân tổn thất, triển
khai thực hiện các biện pháp nhằm giảm tổn thất điện năng); đánh giá kết quả thực
hiện và đề xuất các giải pháp hoàn thiện cho giai đoạn tiếp theo.
1.1.4. Đặc điểm, yêu cầu công tác quản lý tổn thất điện năng
1.1.4.1. Đặc điểm
Quản lý tổn thất điện năng có những đặc thù riêng biệt so với quản lý trong
những lĩnh vực khác như quản lý trên phạm vi địa bàn không gian rộng lớn, khách


9
hàng sử dụng điện đa dạng và có thể gây ra khó khăn trong công tác quản lý, quản lý
trong quá trình truyền tải phức tạp, đội ngũ quản lý phải huy động lực lượng đông
đảo, có trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm; tổ chức thực hiện phải có sự
tham gia của nhiều chủ thể như Nhà nước, doanh nghiệp, khách hàng đồng thời phải

huy động nhiều nguồn lực về con người, vốn đầu tư và các nguồn lực khác.
1.1.4.2. Yêu cầu.
Do đặc điểm phức tạp trong quản lý tổn thất điện năng nên đối với các doanh
nghiệp trong ngành điện đòi hỏi phải có một số yêu cầu cơ bản về con người và cơ
sở vật chất, trang thiết bị như sau:
a. Về con người.
Con người là chủ thể của mọi hoạt động. Đối với ngành điện cũng vậy, trình
độ, ý thức, trách nhiệm, khả năng làm việc của cán bộ công nhân viên trong ngành
có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành và lợi ích của
quốc gia.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện mang tính kỹ thuật cao và
phức tạp nên đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn, nắm vững nghiệp
vụ và thành thạo về tay nghề. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh.
Vì lượng điện tổn thất rất khó xác định nên đòi hỏi lao động ngành điện phải
am hiểu và có trình độ thì mới có thể phát hiện được.
Đồng thời yêu cầu đối với lao động ngành điện là phải có tính trung thực, vì
mục đích chung của tập thể. Đã có rất nhiều lao động ngành điện vì mục đích cá
nhân, mục đích trước mắt đã móc ngoặc với các khách hàng có hành vi ăn trộm điện
dẫn đến tổn thất điện năng.
b. Về cơ sở vật chất và trang thiết bị.
Cơ sở vật chất phải đảm bảo đầy đủ, trang thiết bị phải có tính đồng bộ, hiện
đại, hợp lý. Có như vậy mới giảm được các sự cố xảy ra như cháy máy biến áp,
cháy các thiết bị điện, ngắn mạch, …nhờ đó sẽ giảm tổn thất điện năng.


10
1.1.5. Quy trình quản lý tổn thất điện năng
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, quy trình quản lý tổn thất điện năng thực
hiện theo các bước sau:

Xác định mục tiêu, lập kế
hoạch quản lý tổn thất

Tổ chức thực hiện

Đánh giá kết quả và hoàn
thiện quản lý
Hình 1.2. Quy trình quản lý tổn thất điện năng
Nội dung công việc cơ bản trong từng bước này bao gồm:
a. Xác định mục tiêu và lập kế hoạch quản lý tổn thất bao gồm:
- Xác định mục tiêu quản lý tổn thất trong các giai đoạn như quản lý tổn thất
trong quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối, tiêu thụ.
- Xây dựng chương trình, biện pháp giảm tổn thất điện năng.
b. Tổ chức thực hiện gồm các công việc:
- Nhận dạng tổn thất điện năng;
- Xác định nguyên nhân tổn thất điện năng;
- Triển khai thực hiện các biện pháp quản lý tổn thất điện năng.
c. Đánh giá kết quả:
So sánh các kết quả đạt được với mục tiêu kế hoạch đặt ra, phân tích nguyên
nhân tồn tại, đề xuất các giải pháp hoàn thiện cho giai đoạn tới.
1.1.6. Nội dung công tác quản lý tổn thất điện năng
Đối với cấp Công ty Điện lực, nội dung quản lý tổn thất điện năng được xác


11
định theo những chỉ tiêu cụ thể phù hợp với lĩnh vực chuyên ngành nhằm giảm tổn
thất điện năng trong một giai đoạn và gồm các hoạt động như xác định các chỉ tiêu
đánh giá trong quản lý tổn thất điện năng, nhận dạng tổn thất, xác định nguyên nhân
tổn thất, đề ra các biện pháp phối hợp giữa các bộ phận để thực hiện được mục tiêu
giảm thiểu tổn thất.

1.1.6.1. Các chỉ tiêu đánh giá trong quản lý tổn thất điện năng:
Để phục vụ cho công tác quản lý tổn thất điện năng phải xác định và quản lý
đối với các chỉ tiêu sau:
a. Tổn thất điện năng kỹ thuật (ΔAKT):
Điện năng tổn thất xác định theo công thức:
AKT =

Po.T +

Pmax.T.Kđt

(1.1)

Trong đó:
+

AKT: Tổn thất điện năng trong giai đoạn đang xét (kWh)

+

Po: Tổn thất công suất không tải (kW)

+

Pmax: Tổn thất công suất tại thời điểm công suất cực đại của lưới điện (kW)

+ T là thời gian tính toán của giai đoạn xem xét TTĐN (giờ)
+ Kđt hệ số đồ thị phụ tải ảnh hưởng đến TTĐN trong giai đoạn tính toán
(1.2)
+ Si, Smax là giá trị phụ tải đầu xuất tuyến tại các thời điểm ti, tmax

- Tỷ lện tổn thất điện năng kỹ thuật (∆AKT %) :
∆AKT (%) = ∆AKT *100(%)/A

(1.3)

A (kWh) là điện năng nhận vào của lưới điện trong khoảng thời gian T.
Ý nghĩa: Tổn thất kỹ thuật phản ánh thực trạng hệ thống lưới điện. Mức độ
tổn thất điện năng kỹ thuật lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào cấu trúc lưới điện, chất lượng
thiết bị, chất lượng đường dây tải điện và phương thức vận hành hệ thống điện. Đây
là một yếu tố khách quan, chỉ có thể giảm thiểu được tổn thất kỹ thuật chứ không


12
thể loại bỏ được chúng hoàn toàn.
b. Tổn thất điện năng thực hiện (ΔATH):
Thông qua hệ thống công tơ đo đếm, tổn thất điện năng được xác định như sau:
ΔATH = AN - AG (kWh)

(1.4)

Trong đó:
AN: là tổng điện nhận vào lưới điện (kWh)
AG: là tổng điện giao đi từ lưới điện (kWh)
- Tỷ lệ TTĐN tính theo công thức:
ΔATH % = (AN - AG)*100% /(AN - AOTT)
Trong đó: AOTT là điện năng nhận giao ngay không gây TTĐN (kWh)
c. Tổn thất điện năng phi kỹ thuật (tổn thất điện năng thương mại- ΔATM) :
ΔATM = ΔATH - ΔAKT

(1.5)


Ý nghĩa: ΔATM càng cao thể hiện tổn thất thương mại lớn, ΔATM nhỏ thể hiện
tổn thất thương mại nhỏ. Tổn thất thương mại phản ánh trình độ quản lý của doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh điện, trình độ quản lý càng cao thì tổn thất thương mại
càng thấp. Mục tiêu của các doanh nghiệp này là phấn đầu đưa tổn thất thương mại
về gần bằng không.
1.1.6.2. Nhận dạng tổn thất điện năng
Nhận dạng tổn thất điện năng giúp người quản lý nhận biết rõ TTĐN ở khu
vực nào, do kỹ thuật hay do kinh doanh để có biện pháp xử lý phù hợp.
Nhận dạng TTĐN theo từng cấp điện áp, từng khu vực lưới điện, từng TBA
công cộng: Đơn vị quản lý dựa vào kết quả tính toán TTĐN thực hiện qua đo đếm
và TTĐN kỹ thuật qua tính toán để thực hiện đánh giá mức độ cao, thấp của TTĐN
từng cấp điện áp (cao áp, trung áp, hạ áp), từng khu vực lưới điện, từng xuất tuyến
trung áp, từng trạm biến áp phụ tải. So sánh giữa TTĐN kỹ thuật qua tính toán với
kết quả tính toán TTĐN qua đo đếm để đánh giá mức độ hợp lý hay bất hợp lý giữa
hai kết quả tính toán kỹ thuật và tính toán qua đo đếm, từ đó tìm ra các nguyên nhân
của sự bất hợp lý và đề ra được các biện pháp giảm TTĐN hiệu quả, đúng khu vực,
đúng cấp điện áp, đúng xuất tuyến, đúng trạm biến áp có sự bất thường về TTĐN.


13
Để thực hiện được việc nhận dạng TTĐN, đơn vị phải:
- Xác định phụ tải đúng với đường dây, khu vực.
- Lắp đặt các công tơ tổng cho từng xuất tuyến trung áp, từng TBA công
cộng.
- Lắp đủ các công tơ ranh giới để phân vùng quản lý và tính toán TTĐN qua
đó đảm bảo thống kê theo dõi TTĐN của từng TBA, từng xuất tuyến, từng khu vực.
- Thu thập đủ thông số và thực hiện tính toán TTĐN kỹ thuật cho từng cấp
điện áp, từng xuất tuyến và từng TBA công cộng.
1.1.6.3. Xác định nguyên nhân tổn thất điện năng

Để đưa ra các biện pháp nhằm giảm tổn thất điện năng, phải nắm bắt được
nguyên nhân gây ra tổn thất điện năng.
a. Các nguyên nhân làm tăng tổn thất kỹ thuật lưới điện:
- Quá tải dây dẫn: Làm tăng nhiệt độ trên dây dẫn và làm tăng thêm tổn thất
trên dây dẫn.
- Không cân bằng pha: sẽ làm tăng TTĐN trên dây trung tính, dây pha và
làm tăng TTĐn trong máy biến áp. Đồng thời sẽ gây quá tải ở pha có dòng điện lớn.
- Quá tải máy biến áp: Máy biến áp vận hành quá tải do dòng điện tăng cao
làm phát nóng cuộn dây và dầu cách điện của máy dẫn đến TTĐN trên máy biến áp
đồng thời gây sụt áp và làm tăng TTĐN trên lưới điện phía hạ áp.
- Non tải máy biến áp: Máy biến áp vận hành non tải hoặc không tải tổn hao
không tải lớn so với điện năng sử dụng, mặt khác tải thấp sẽ không phù hợp với hệ
thống đo đếm dẫn đến TTĐN cao.
- Hệ số công suất thấp: Do phụ tải có hệ số cosφ thấp, thực hiện lắp đặt và
vận hành tụ bù không hợp gây cosφ thấp trên lưới điện. cosφ thấp dẫn đến cần tăng
dòng điện truyền tải công suất phản kháng do đó làm tăng dòng điện tải của hệ
thống và tăng TTĐN.
- Do các điểm tiếp xúc và mối nối kém: làm tằng nhiệt độ các môi nối, tiếp
xúc và làm tăng TTĐN.
- Tổn thất do thiết bị cũ, lạc hậu: Các máy biến áp, thiết bị cũ thường có hiệu


14
suất thấp và TTĐN cao.
- Nối đất không tốt: Đối với lưới điện có hệ thống nối đất trực tiếp, nối đất lặ
lại TTĐN sẽ tăng lên cao nếu nối đất không đảm bảo đúng quy định.
- Tổn thất dòng rò: sứ cách điện, chống sét van và các thiết bị không được
kiểm tra bảo dưỡng hợp lý dẫn đến dòng rò phóng điện qua cách điện gây TTĐN.
- Hành lang tuyến không đảm bảo: việc phát quang hành lang tuyến không
thực hiện tốt, cây mọc chạm đường dây dẫn điện trần gây dòng rò hoặc sự cố cũng

là nguyên nhân gây TTĐN cao.
- Điện áp thấp dưới giới hạn cho phép: Do tiết diện dây dẫn quá không đảm
bảo, bán kính cấp điện lớn không hợp lý hoặc do các nấc phân áp của máy biến áp
không được điều chỉnh kịp thời. Với cùng một sông suất cấp cho tải, điện áp thấp sẽ
làm tăng dòng điện phải truyền tải và lằm tăng TTĐN.
- Điện áp xấu: Lệch pha điện áp, điện áp không đối xứng, méo sóng điện áp
do các thành phần sóng hài bậc cao, … các thành phần dòng điện thứ tự nghịch, thứ
tự không và các thành phần sóng hài bậc cao sẽ gây ra những tổn thất phụ, làm phát
nóng máy biến áp, đường dây và tăng tổn thất điện năng.
- Hiện tượng vầng quang điện: Đối với đường dây điện áp cao từ 110kV trở
lên, hiện tượng vầng quang cũng gây tổn thất điện năng.
- Hiện tượng quá bù, vị trí và dung lượng bù không hợp lý sẽ dẫn đến tăng
TTĐN.
- Phương thức vận hành: Tính toán phương thức vận hành chưa hợp lý dẫn
đến TTĐN cao. Để xảy ra sự cố dẫn đến phải vận hành với phương hức bất lợi dẫn
đến TTĐN cao.
- Chế độ sử dụng điện không hợp lý: những phụ tải có sự chênh lệch quá lớn
giữa giờ cao điểm và thấp điểm sẽ gây khó khăn cho vận hành và TTĐN cao.
b. Các nguyên nhân làm tăng tổn thất thương mại:
- Hệ thống đo đếm không phù hợp: các thiết bị đo đếm như TU, TI, công tơ
không phù hợp với phụ tải có thể quá lớn hay quá nhỏ hay không đạt cấp chính xác
yêu cầu, hệ số nhân của hệ thông đo không đúng dẫn đến đo đếm không chính xác


15
làm TTĐN cao.
- Lắp đặt hệ thống đo đếm sai: sai sơ đồ đấu dây, sai tỷ số biến,…
- Kiểm tra, kiểm định hệ thống đo đếm không kịp thời là nguyên nhân dẫn
đến đo đếm không chính xác gây TTĐN:
+ Không thực hiện kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ theo quy định.

+ Không kiểm tra phát hiện các thiết bị đo đếm điện hư hỏng để thay thế kịp
thời.
- Sai sót trong nghiệp vụ kinh doanh: đọc sai tỷ số công tơ, thống kê tổng
hợp không chính xác, bỏ sót khách hàng,…
- Hiện tượng lấy cắp điện không được phát hiện kịp thời để ngăn chặn như:
câu móc điện trực tiếp, can thiệp làm hư hỏng hoặc làm sai lệch hệ thống đo đếm.
1.1.6.4. Các biện pháp quản lý để giảm tổn thất điện năng.
Công tác quản lý để giảm TTĐN trên lưới điện phân phối chịu tác động của
rất nhiều yếu tố và đòi hỏi triển khai đồng bộ các biện pháp như biện pháp trong
công tác chỉ đạo, điều hành; biện pháp quản lý kỹ thuật - vận hành; biện pháp đầu tư
xây dựng, cải tạo sửa chữa lưới điện; biện pháp quản lý kinh doanh.
a. Biện pháp trong công tác tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành.
Tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành là biện pháp gián tiếp trong tiến trình
thực hiện các biện pháp giảm tổn thất điện năng nhưng lại đóng vai trò rất quan
trọng. Thực hiện các biện pháp giảm tổn thất điện năng đòi hỏi phải có sự phối hợp
thống nhất, nhịp nhàng giữa các bộ phận (giữa các Điện lực và các phòng chức
năng), phải có sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Công ty, những ý kiến tham mưu
của các đơn vị chức năng. Trình tự thực hiện phải tuân theo những quy định nghiêm
ngặt về thời gian và từng bước công việc. Việc tổ chức quản lý tốt sẽ góp phần làm
giảm tổn thất điện năng, Ngược lại, nếu tổ chức sản xuất không tốt, lỏng lẻo sẽ gây
ra những ảnh hưởng không tốt đối với cả quá trình sản xuất kinh doanh do đó sẽ
không thực hiện được mục tiêu giảm tổn thất điện năng.
* Cấp Công ty Điện lực:
- Thành lập BCĐ giảm tổn thất điện năng của Công ty, phân công nhiệm vụ


×