ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HOÀNG XUÂN CƯỜNG
QUẢN LÝ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HOÀNG XUÂN CƯỜNG
QUẢN LÝ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN MINH YẾN
Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Trần Minh Yến
Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn
Hoàng Xuân Cường
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp tại Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã được các thầy cô giáo và cán bộ
nhân viên nhà trường giúp đỡ nhiệt tình
Với những kiến thức đã được học tại trường và theo nguyện vọng
nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế:
“Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên”.
Do có giới hạn về kiến thức và thời gian nghiên cứu, chắc chắn luận
văn còn có những thiếu sót và hạn chế. Tác giả mong nhận được sự chỉ dẫn,
góp ý, nhận xét của thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp
Tác giả xin trân trọng cảm ơn
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2014
Tác giả
Hoàng Xuân Cường
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1 8
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ 8
QUẢN LÝ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 8
1.1 Các khái niệm 8
1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp 8
1.1.2. Khái niệm quản lý kinh tế trong nông nghiệp 8
1.2. Đặc điểm của kinh tế nông nghiệp 9
1.2.1. Sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên 9
1.2.2. Sản xuất mang tính thời vụ 9
1.2.3. Sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp 10
1.3. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 11
1.3.1. Đảm bảo an ninh lương thực 11
1.3.2. Cung cấp đầu vào (nguyên liệu) cho ngành công nghiệp 12
1.3.3. Là nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu nông sản 13
1.3.4. Làm phát triển thị trường nội địa 13
1.4. Nội dung quản lý nhà nước trong nông nghiệp 14
1.4.1. Đề ra phương hướng, định hướng cho sự phát triển nông
nghiệp 14
1.4.2. Xây dựng và lập quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp
14
1.4.3. Đảm bảo cho nông nghiệp phát triển trong điều kiện tốt nhất
15
1.4.4. Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người nông dân thông qua
các cơ chế, chính sách 15
1.4.5. Chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam 16
1.4.6. Chính sách thuế GTGT mới gắn với nông nghiệp, nông thôn,
nông dân 18
1.5. Kinh nghiệm quản lý kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương. .19
1.5.1. Kinh nghiệm của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương 19
1.5.2. Kinh nghiệm của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình 23
1.5.3. Bài học Kinh nghiệm đối với huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
27
Chương 2 29
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN 29
GIAI ĐOẠN 2007 ĐẾN NAY 29
2.1. Tình hình hoạt động nông nghiệp của huyện Khoái Châu 29
2.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 29
2.1.2. Sản phẩm nông nghiệp 30
2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp 31
2.1.4. Tình trạng nông dân bỏ ruộng 32
2.1.5. Thu nhập và đời sống của người nông dân 34
2.2. Các chính sách về phát triển nông nghiệp 35
2.2.1. Chính sách đất đai 35
2.2.2. Chính sách huy động và sử dụng vốn 36
2.2.3. Chính sách bảo hộ nông nghiệp 37
2.2.4. Chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp 38
2.2.5. Chính sách phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông
nghiệp 38
2.2.6. Chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 39
2.3. Thực trạng quản lý kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Khoái
Châu 40
2.3.1. Quản lý các ngành sản xuất 40
2.3.2. Quản lý và sử dụng các nguồn lực 45
2.3.3. Thực hiện phát triển kinh tế theo tiêu chí xây dựng nông thôn
mới 48
2.3.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp . 57
2.3.5. Phát triển hình thức tổ chức sản xuất 57
2.4. Đánh giá chung 62
2.4.1. Những thành tựu 62
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 63
2.4.3. Những vấn đề đặt ra từ công tác quản lý kinh tế nông nghiệp
của huyện Khoái Châu 65
Chương 3 69
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA
HUYỆN KHOÁI CHÂU, 69
TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020 69
3.1. Thuận lợi và khó khăn đối với quản lý kinh tế nông nghiệp 69
3.1.1. Thuận lợi 69
3.1.2. Khó khăn 70
3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp của
huyện Khoái Châu đến năm 2020 và những năm tiếp theo 71
3.2.1. Quan điểm chủ đạo về phát triển sản xuất bền vững nông
nghiệp huyện 71
3.2.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp Khoái Châu đến năm 2020.73
3.2.3. Định hướng phát triển nông nghiệp Khoái Châu đến năm 2020
và những năm tiếp theo 74
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý kinh tế nông
nghiệp huyện Khoái Châu đến năm 2020 76
3.3.1. Xác định rõ quy hoạch về phát triển các ngành sản xuất (nông
,lâm, thủy sản) 76
3.3.2. Khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, đảm bảo phát triển
bền vững 78
3.3.3. Chính sách bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người nông dân
và doanh nghiệp 80
3.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp 82
3.3.5. Chính sách hỗ trợ vốn cho người nông dân 82
3.3.6. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong phát triển nông
nghiệp 83
3.3.7. Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp 84
3.3.8. Cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật 85
3.3.9. Phát triển thị trường tiêu thụ 86
3.3.10. Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông
thôn mới 86
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1
CCN Cụm công nghiệp
2
CN Công nghiệp
3
CNN Công nghiệp nhẹ
4
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
5
CPI Chỉ số giá hàng tiêu dùng
6
FAO Tổ chức nông lương của Liên hợp quốc
7
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
8
GDP Gross domestic product – Tổng sản phẩm quốc nội
9
GDTX Giáo dục thường xuyên
10
GTGT Giá trị gia tăng
11
HDI Chỉ số phát triển con người
12
HĐND Hội đồng nhân dân
13
HTX Hợp tác xã
14
KCN Khu công nghiệp
15
KHKT Khoa học kỹ thuật
16 KT-XH Kinh tế - Xã hội
i
17
NGO Non-governmental organization – Tổ chức phi chính phủ
18
NN Nông nghiệp
19
NTM Nông thôn mới
20
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
21
UBND Ủy ban nhân dân
22
WB Ngân hàng Thế giới
23
WFP Chương trình lương thực của Liên hợp quốc
24
WHO World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới
25
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
26
XHCN Xã hội chủ nghĩa
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 2.1
Giá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thủy sản
trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp và đất
canh tác theo giá hiện hành giai đoạn 2005-2011
30
2 Bảng 2.2
Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng
trọt giai đoạn 2008-2011
41
3 Bảng 2.3
Số gia súc, gia cầm, kết quả sản xuất kinh doanh
của trang trại trong toàn huyện
43
4 Bảng 2.4
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản theo giá
thực tế giai đoạn 2000 – 2011
44
5 Bảng 2.5
Số đơn vị và lao động nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản qua 2 kỳ tổng điều tra năm 2006 và
năm 2011
46
6 Bảng 2.6
Cơ cấu giá trị các ngành sản xuất trồng trọt, chăn
nuôi, dịch vụ và thủy sản theo giá thực tế
49
7 Bảng 2.7
Kết quả sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp
năm 2010 phân theo địa phương của huyện
59
iii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, hầu hết các nước đang phát triển đều dựa vào nông nghiệp
trong nước để cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên sự ổn
định, đảm bảo an toàn cho phát triển.
Nguyên liệu từ nông nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của
các ngành công nghiệp chế biến nông sản trong giai đoạn đầu quá trình công
nghiệp hóa của các nước đang phát triển trong đó có Việt nam chúng ta.
Các nước đang phát triển đều có nhu cầu rất lớn về ngoại tệ để nhập
khẩu máy móc, vật tư, thiết bị, nguyên liệu mà chưa tự sản xuất được trong
nước. Một phần nhu cầu ngoại tệ đó có thể đáp ứng được thông qua xuất khẩu
nông sản.
Nông sản còn được coi là nguồn hàng hóa để phát triển ngành ngoại
thương ở giai đoạn đầu. Trong lịch sử, quá trình phát triển ở một số nước cho
thấy vốn được tích lũy từ những ngành nông nghiệp tạo ra hàng hóa xuất
khẩu. Đó là trường hợp của các nước: Úc, Canada, Đan Mạch, Thụy Điển,
Mỹ và cả Việt Nam
Nông nghiệp cung cấp vốn cho các ngành kinh tế khác như: nguồn thu
từ thuế đất nông nghiệp, thuế xuất khẩu nông sản, nhập khẩu tư liệu sản xuất
nông nghiệp. Nguồn thu này được tập trung vào ngân sách Nhà nước và được
dùng để đầu tư cho phát triển kinh tế
Nông nghiệp và nông thôn là thị trường rộng lớn và chủ yếu của sản
phẩm trong nước, việc tiêu dùng của người nông dân và mạng dân cư nông
thôn đối với hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng (vải, đồ gỗ, dụng cụ
gia đình, vật liệu xây dựng), hàng hóa tư liệu sản xuất (phân bón, thuốc trừ
sâu, nông cụ, trang thiết bị, máy móc) là tiêu biểu cho sự đóng góp về mặt thị
1
trường của ngành nông nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế. Sự đóng
góp này cũng bao gồm cả việc bán lương thực, thực phẩm và nông sản
nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác
Khoái Châu là huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, là một huyện
thuần nông với sản xuất nông nghiệp là chính. Những năm gần đây, hòa nhịp
với công cuộc đổi mới của đất nước, ngành nông nghiệp huyện đã đóng góp
đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện Khoái Châu nói riêng và của
tỉnh Hưng Yên nói chung, mức tăng trưởng của nông nghiệp năm sau cao hơn
năm trước, tham gia mạnh mẽ trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
huyện. Tuy nhiên, nông nghiệp Khoái Châu vẫn chưa phát triển mạnh, năng
suất lao động thấp, đời sống nông dân còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó là
việc đô thị hóa nhanh chóng làm suy giảm diện tích đất đai, dẫn đến việc
nông dân bỏ ruộng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của huyện. Thực
trạng này đã phản ánh sự hạn chế, bất cập trong quản lý kinh tế nông nghiệp
của huyện Khoái Châu và đặt ra những vấn đề cần phải tháo gỡ.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn vấn đề “Quản lý kinh tế nông
nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu:
Ở nước ta, vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân hiện nay đang
ngày càng được quan tâm. Có nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu về các
vấn đề này trên nhiều giác độ khác nhau. Cuốn sách “Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam- Con đường và bước đi”, do
GS.TS Nguyễn Kế Tuấn làm chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
2006, đã đưa ra những lý giải có tính tổng quát về con đường, bước đi và các
giải pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
nước ta, đồng thời phân tích và làm rõ thực trạng và những kết quả đạt được
2
trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta những năm vừa qua. Trên cơ
sở đó xác định những bước đi cơ bản về phát triển nông nghiệp, nông thôn
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020.
Cuốn sách “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi
mới- Quá khứ và hiện tại” của PGS.TS. Nguyễn Văn Bích, Nhà xuất Bản
Chính trị Quốc gia, 2007, đã khái quát một chặng đường phát triển nông
nghiệp, nông thôn nước ta từ những năm đầu tiên của thế kỷ XX đến nay,
trong đó những vấn đề nông nghiệp, nông thôn sau hai mươi năm đổi mới (từ
1986 đến 2006), với những thành tựu to lớn cũng như những hạn chế và
nguyên nhân của nó đã được tác giả đánh giá và phân tích sâu sắc.
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam- Hôm nay và mai sau”
của tác giả Đặng Kim Sơn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2008, đã nêu bật
thực trạng các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, những
thành tựu cũng như những khó khăn vướng mắc trong quá trình xây dựng và
phát triển, trong đó các vấn đề về kinh tế - xã hội nông thôn như thu nhập và
khả năng tích lũy, điều kiện sống của các hộ nông dân; các tổ chức xã hội,
quan hệ cộng đồng, môi trường làng xã; quan hệ giữa nông thôn với đô thị và
công nghiệp đã được tác giả nghiên cứu và làm rõ.
Gần đây có cuốn sách “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam
trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại, do PGS.TS. Nguyễn
Danh Sơn chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2010. Cuốn sách đề
cập tới một số vấn đề mới về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông
thôn, trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước khi đã thoát khỏi danh sách
các nước nghèo, bước sang một giai đoạn mới cao hơn về chất của việc
chuyển mạnh từ một xã hội nông nghiệp, nông dân sang xã hội công nghiệp
hiện đại, gắn chặt với phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong những năm qua, đã có một số đề tài khoa học, có giá trị lý luận và
thực tiễn, góp phần thiết thực vào việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của
3
ngành nông nghiệp cả nước nói chung và nông nghiệp huyện Khoái Châu nói
riêng. Những đề tài này chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu quá trình phát
triển nông nghiệp hoặc quản lý nông nghiệp nói chung, như một số công bố sau:
- Ấn phẩm (2011), Kết quả cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và
thủy sản trên địa bàn huyện Khoái Châu, Chi cục Thống kê huyện Khoái Châu.
- Phạm Thị Khanh và các đồng tác giả (2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
- Bùi Thị Thu Hằng (2012), Phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh
Phúc, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế - ĐHQGHN.
- Nguyễn Vĩnh Thanh, Lê Sỹ Thọ và các đồng tác giả (2010), Nông
nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO – Thời cơ và thách thức, Nxb Lao
động xã hội Hà Nội.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến quản lý kinh tế
nông nghiệp của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Do vậy, cùng với việc kế
thừa những kết quả nghiên cứu khoa học trước đây, luận văn sẽ tập trung làm
rõ thực trạng phát triển nông nghiệp và công tác quản lý nông nghiệp của
huyện Khoái Châu, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công
tác quản lý nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp của huyện Khoái
Châu, tỉnh Hưng Yên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :
3.1. Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích và đánh giá thực trạng về quản lý kinh tế nông nghiệp
huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, giai đoạn từ 2007 đến nay, đồng thời đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao công tác quản lý kinh tế nông
nghiệp của huyện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý kinh tế nông nghiệp.
4
- Phân tích thực trạng quản lý kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện
Khoái Châu giai đoạn từ 2007 đến nay. Đánh giá những thành công và hạn
chế, làm rõ nguyên nhân của những thành công và hạn chế đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản
lý kinh tế nông nghiệp huyện Khoái Châu trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, câu hỏi đặt ra cần
được trả lời là:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý kinh tế nông nghiệp là gì?
- Thực trạng công tác quản lý kinh tế nông nghiệp của huyện Khoái
Châu trong những năm qua thể hiện như thế nào? Những vấn đề đặt ra cần
phải giải quyết là những vấn đề gì?
- Để quản lý kinh tế nông nghiệp của huyện Khoái Châu cần có những
giải pháp nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng:
Trong khuôn khổ luận văn này, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là công
tác quản lý kinh tế nông nghiệp của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản
lý kinh tế nông nghiệp của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi về thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2007 đến
nay và định hướng đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Nghiên cứu, thu thập thông tin
thông qua báo chí, tài liệu, đề án, nghị quyết, quyết định, báo cáo của huyện
5
làm cơ sở lý luận cho đề tài, hình thành giả thuyết khoa học và đưa ra các
phương hướng, dự định cho việc giải quyết vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích, đánh giá một cách có hệ
thống về công tác quản lý kinh tế nông nghiệp, qua đó làm rõ thực trạng phát
triển nông nghiệp của huyện Khoái Châu
- Phương pháp thu thập số liệu: Dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ
cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở
luận cứ để chứng minh giả thuyết
- Phương pháp phân tích thống kê: phương pháp này sẽ được sử dụng
để phân tích các số liệu thống kê thu thập được nhằm làm rõ thực trạng phát
triển nông nghiệp, hoạt động quản lý kinh tế nông nghiệp của địa bàn nghiên
cứu. Nguồn số liệu được sử dụng cho các phương pháp trên được cung cấp từ
tài liệu chuyên ngành, sách chuyên khảo,…; các số liệu, tài liệu đã công bố
như các ấn phẩm, Niên giám thống kê của Chi cục thống kê huyện Khoái
Châu; tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản luật, chính sách,… thu thập từ
các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức kinh tế - xã hội.
6. Những đóng góp của luận văn:
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như thực tiễn công tác quản lý
kinh tế nông nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra quan điểm, phương hướng và giải
pháp mang tính khoa học và thực tiễn, với mong muốn đóng góp vào việc đổi
mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Việc thực hiện các giải pháp, nắm bắt được cơ hội và thách thức mà luận văn
đề xuất nhằm góp phần phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững đối với phát
triển kinh tế nông nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
7. Kết cấu nội dung luận văn:
Ngoài các phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương:
6
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý kinh tế
nông nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý kinh tế nông nghiệp trên địa
bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007 đến nay.
Chương 3: Giải pháp nâng cao công tác quản lý kinh tế nông nghiệp
của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
1.1 Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp
Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, nông nghiệp là ngành sản xuất vật
chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác
cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra
lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp
là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn
nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế nhiều
nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển
và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
1.1.2. Khái niệm quản lý kinh tế trong nông nghiệp
Thuật ngữ quản lý có nội dung rất rộng và phong phú. Trên thực tiễn
khi sử dụng thuật ngữ này người ta thường gắn với đối tượng hay khách thể
quản lý tạo nên cụm thuật ngữ kép như: quản lý kinh tế, quản lý văn hóa – an
ninh – quốc phòng, quản lý tài chính, quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý
thiết bị v.v… Như vậy thuật ngữ quản lý phản ánh mối quan hệ biện chứng
giữa chủ thể và khách thể quản lý trong quá trình phát triển. Có thể hiểu quản
lý kinh tế là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản
lý (kinh tế) trong quá trình hoạt động kinh tế nhằm đạt đến mục tiêu kinh tế
-xã hội nhất định. Quản lý về kinh tế nói chung hoặc quản lý nhà nước về
kinh tế trong nông nghiệp là dạng quản lý bằng quyền nhà nước, mang tính
chất thực hiện quyền lực nhà nước trong quản lý. Việc quản lý Nhà nước về
8
kinh tế nói chung cũng như về kinh tế trong nông nghiệp nói riêng là do
Chính phủ điều hành, thông qua các điều chỉnh bằng pháp luật, chính sách,
các công cụ, các lực lượng vật chất, tài chính của Nhà nước…
Quản lý Nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp là sự quản lý vĩ mô của
Nhà nước đối với nông nghiệp thông qua các công cụ kế hoạch, pháp luật và
các chính sách để tạo điều kiện và tiền đề, môi trường thuận lợi cho các hoạt
động sản xuất – kinh doanh nông nghiệp hướng tới mục tiêu chung của toàn
nền nông nghiệp; xử lý những việc ngoài khả năng tự giải quyết của đơn vị
kinh tế trong quá trình hoạt động kinh tế trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, lưu
thông, phân phối, tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp; điều tiết các lợi ích
giữa các vùng, các ngành, sản phẩm nông nghiệp, giữa nông nghiệp với toàn
bộ nền kinh tế; thực hiện sự kiểm soát đối với tất cả các hoạt động trong nền
nông nghiệp và kinh tế nông thôn làm ổn định và lành mạnh hóa mọi quan hệ
kinh tế và xã hội…
1.2. Đặc điểm của kinh tế nông nghiệp
1.2.1. Sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
Nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên.
Những điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ
mặt trời… trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi.
Năm nào mưa thuận, gió hòa thì cho thu hoạch cao, chất lượng tốt, còn nếu có
thiên tai, lũ lụt, hạn hán thì năng suất suy giảm và thậm chí thất thu, đời sống
của người nông dân do vậy hết sức bấp bênh. Như vậy, có thể thấy, nông
nghiệp là ngành kinh tế chịu sự tác động và chi phối rất mạnh của quy luật tự
nhiên và các điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng, từng miền.
1.2.2. Sản xuất mang tính thời vụ
Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp. Tính thời vụ
trong nông nghiệp là rất cao và không thể xoá bỏ được, trong quá trình sản xuất
9
chỉ có thể tìm cách hạn chế nó. Mặt khác do sự biến thiên về điều kiện thời tiết –
khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến
những mùa vụ khác nhau. Tính thời vụ có tác động rất quan trọng đối với nông
dân. Tạo hoá đã cung cấp nhiều yếu tố đầu vào thiết yếu cho nông nghiệp, như:
ánh sáng, ôn độ, độ ẩm, lượng mưa, không khí. Việc thực hiện kịp thời vụ cũng
dẫn đến tình trạng căng thẳng về lao động đòi hỏi phải có giải pháp tổ chức lao
động hợp lý, cung ứng vật tư – kỹ thuật kịp thời, trang bị công cụ, máy móc thích
hợp, đồng thời phải coi trọng việc bố trí cây trồng hợp lý, phát triển ngành nghề
dịch vụ, tạo thêm việc làm ở những thời kỳ nông nhàn.
1.2.3. Sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất có từ lâu đời. Tuy nhiên,
đây vốn là ngành sản xuất tốn nhiều công sức, với lao động chân tay là chính,
và quá trình sản xuất dựa nhiều vào kinh nghiệm, kỹ thuật lạc hậu, thấp kém.
Chính vì vậy năng suất lao động thấp, sản phẩm thặng dư ít.
Đến nay nhờ có khoa học kỹ thuật phát triển nên nông nghiệp đã có nhiều
ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, đã đạt trình độ sản xuất hàng hoá cao,
nhiều khâu công việc được thực hiện bằng máy móc, một số loại cây con chủ yếu
được thực hiện cơ giới hoá tổng hợp hoặc tự động hoá. Năng suất ruộng đất và
năng suất lao động đạt trình độ cao, tạo ra sự phân công lao động sâu sắc trong
nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tỷ lệ dân số và lao động nông
nghiệp giảm xuống cả tương đối và tuyệt đối. Đời sống người dân nông nghiệp và
nông thôn được nâng cao ngày càng xích gần với thành thị.
Đối với ngành nông nghiệp nước ta, ngoài những đặc điểm chung như
trên còn có những đặc điểm cần quan tâm, đó là:
- Việt Nam là nước đất chật, người đông, nhất là loại đất dùng cho sản
xuất nông nghiệp ít, bình quân sản xuất tính theo đầu người vào loại thấp so
với thế giới (điển hình là vùng đồng bằng sông Hồng).
10
- Nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, có thảm thực vật và quần
thể động vật phong phú, đa dạng, có khả năng tăng vụ và quay vòng đất
nhanh, có thể phát triển mạnh cả chăn nuôi và trồng trọt.
- Sản xuất lương thực cơ bản là cây lúa nước, trong khi việc cơ giới hóa
và hiện đại hóa quá trình sản xuất chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Nông nghiệp nước ta với điểm xuất phát còn rất thấp, cơ sở vật chất
còn nghèo nàn, kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém, lao động thuần nông
còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội, năng suất ruộng đất và
năng suất lao động còn thấp v.v… Do vậy, để đưa nền nông nghiệp nước ta
phát triển thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa cần phải có sự tính toán
và lựa chọn bước đi thích hợp với từng giai đoạn và trên từng vùng cụ thể.
Đó là những đặc điểm quan trọng đối với việc hoạch định chính sách
phát triển sản xuất cũng như quản lý kinh tế nông nghiệp trong quá trình đổi
mới ở nước ta.
1.3. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Xét về mặt lịch sử phát triển, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất hình
thành đầu tiên của xã hội loài người. Cùng với sự phát triển của công nghiệp,
nông nghiệp luôn là một ngành kinh tế lớn, có vai trò và vị trí quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong tác phẩm của
mình, C.Mác đã viết: Việc sản xuất thực phẩm là điều kiện sống đầu tiên của
những người sản xuất trực tiếp và của tất cả các dạng sản xuất nói chung
Sở dĩ nông nghiệp có vai trò và vị trí quan trọng như vậy là vì:
1.3.1. Đảm bảo an ninh lương thực
Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự
tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế xã hội của đất nước mà
hiện nay, mặc dù trình độ khoa học – công nghệ ngày càng phát triển nhưng
vẫn chưa ngành nào có thể thay thế được
11
Xã hội càng phát triển, đời sống con người ngày càng cao thì nhu cầu
của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng về số lượng,
chất lượng và chủng loại. Các nhà kinh tế học đều thống nhất cho rằng, điều
kiện tiên quyết cho sự phát triển là tăng cung lương thực cho nền kinh tế quốc
dân bằng sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực. Có thể chọn con đường nhập
khẩu lương thực để giành nguồn lực làm việc khác có lợi hơn, nhưng điều đó
chỉ phù hợp với các quốc gia phát triển và có dân số ít như Singapore, Brunei,
Ả rập Saudi,… mà không dễ gì với các quốc gia như: Việt Nam, Ấn Độ,
Trung Quốc, Indonesia,…là những nước đông dân. Các nước đông dân muốn
nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân ổn định thì phần lớn lương thực
tiêu dùng phải sản xuất trong nước. Thực tiễn lịch sử của các nước trên thế
giới đã chứng minh, chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng,
chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh
lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý,
kinh tế cho sự phát triển thì khó thu hút được đầu tư để phát triển bền vững,
lâu dài.
1.3.2. Cung cấp đầu vào (nguyên liệu) cho ngành công nghiệp
Đặc biệt ở các nước đang phát triển. Trong giai đoạn đầu của công
nghiệp hóa, phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp và tập trung ở khu vực
nông thôn. Vì thế khu vực nông nghiệp nông thôn thực sự là nguồn dự trữ
nhân lực dồi dào cho phát triển công nghiệp và đô thị. Quá trình công nghiệp
hóa và đô thị hóa, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác nhờ đó
mà năng suất lao động tăng lên, lực lượng lao động được giải phóng ngày
càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp
và đô thị. Đó là xu hướng có tính quy luật của mọi quốc gia trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khu vực nông nghiệp còn cung cấp
nguồn nguyên liệu to lớn và quý cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế
12
biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp tăng
lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản, hàng hóa, mở rộng
thị trường. Khu vự nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn cho sự phát triển
kinh tế, trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu công nghiệp hóa, bởi
vì nông nghiệp là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân.
Nguồn vốn của nông nghiệp có thể được tạo ra từ thuế nông nghiệp, tiết kiệm
của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, ngoại tệ thu được do
xuất khẩu nông sản,… những điển hình thành công về sự phát triển ở nhiều
nước đều đã sử dụng tích lũy từ nông nghiệp để đầu tư cho công nghiệp
1.3.3. Là nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu nông sản
Các loại nông lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so
với các sản phẩm công nghiệp. Vì thế ở các nước đang phát triển, nguồn xuất
khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông lâm thủy sản. Xu hướng
chung của các nước trong quá trình công nghiệp hóa, ở giai đoạn đầu, giá trị
xuất khẩu nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất
khẩu và tỷ trọng đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển của nền kinh tế.
Ở nước ta, các sản phẩm xuất khẩu nhiều nhất là gạo, cà phê, cao su, và
nhiều loại thủy hải sản… Đây là nguồn thu rất lớn trong tổng giá trị kim
ngạch xuất khẩu của nước ta.
1.3.4. Làm phát triển thị trường nội địa
Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp bao gồm tư
liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường
trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp nông thôn. Sự thay đổi về
cầu trong khu vực nông nghiệp nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản
lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Như vậy, có thể thấy nông nghiệp, nông
thôn là địa bàn rộng lớn tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, từ tư liệu sản
xuất, vật tư đến các sản phẩm hàng tiêu dùng, góp phần tích cực vào việc kích
13
thích các ngành công nghiệp phát triển. Thị trường nội địa nhờ vậy cũng phát
triển theo.
1.4. Nội dung quản lý nhà nước trong nông nghiệp
1.4.1. Đề ra phương hướng, định hướng cho sự phát triển nông nghiệp.
Nông nghiệp là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống
nhất, có vai trò nhiều mặt về kinh tế và xã hội của đất nước. Việc đảm bảo sự phát
triển hài hòa cân đối của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân đòi hỏi phải
phát triển chiến lược của ngành phù hợp với chiến lược phát triển của toàn bộ nền
kinh tế. Trên cơ sở xác định chiến lược phát triển, Nhà nước cụ thể hóa thành các
chương trình, các kế hoạch định hướng phát triển trung hạn và ngắn hạn hàng năm
để hướng dẫn sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn. Các chiến lược và kế
hoạch phát triển nói trên được xây dựng cụ thể cho toàn bộ nền nông, lâm, ngư,
nghiệp ở từng cấp trong bộ máy quản lý Nhà nước.
1.4.2. Xây dựng và lập quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp
Trước kia nông nghiệp được sản xuất và kinh doanh một cách thụ
động, hoạt động rời rạc và không có tính liên tục. Do vậy, để nông nghiệp
phát triển một cách ổn định và bền vững cần phải có sự đầu tư trong việc xây
dựng, lập quy hoạch, kế hoạch. Chẳng hạn, trên một địa bàn cụ thể, sự bố trí
sắp xếp và lập kế hoạch có thể được thực hiện như sau:
- Trồng trọt: Bố trí cơ cấu diện tích sản xuất các loại cây trồng chủ yếu trên
địa bàn xã: quy mô, vị trí từng loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày; dự báo
khả năng sản xuất, sản lượng thu hoạch các loại cây trồng, vật nuôi trên địa
bàn xã theo từng giai đoạn. Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm; xây
dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung để đầu tư sản xuất (thâm canh, bán
thâm canh và quảng canh).
- Chăn nuôi: Xác định những vật nuôi chủ yếu và có lợi thế trên địa bàn xã, quy
hoạch phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp quy mô phù hợp, xa khu dân
14
cư để kiểm soát được dịch bệnh, hạ giá thành sản phẩm, cải thiện môi trường
sinh thái; dự báo khả năng sản xuất, sản lượng thu hoạch các loại vật nuôi trên
địa bàn xã theo từng giai đoạn. Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm.
- Bố trí sử dụng đất: Thiết kế phân chia khoảnh, lô, thửa sản xuất: kích thước
phải thuận lợi, phù hợp cho phát triển cây trồng, vật nuôi; cho quản lý sản
xuất và phải phù hợp với địa hình của khu sản xuất; hệ thống đai rừng phòng
hộ: Đáp ứng được yêu cầu phòng hộ, an toàn cho các công trình liên quan, kết
hợp với mương, bờ, đường lô để tiết kiệm đất, kết hợp lợi ích phòng hộ với
tác dụng kinh tế khác.
1.4.3. Đảm bảo cho nông nghiệp phát triển trong điều kiện tốt nhất
Các giải pháp thực hiện cho nông nghiệp có điều kiện tốt nhất để phát
triển: Giải pháp về dồn điền, đổi thửa đất sản xuất; giải pháp về khuyến nông,
về khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: cách thức tuyên truyền
nhân rộng mô hình khuyến nông; kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc - giống, thức
ăn, canh tác, bảo vệ thực vật, thú y; hình thức tổ chức - câu lạc bộ khuyến
nông; giải pháp về phát triển nguồn giống, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc
thú y; giải pháp về tổ chức hợp tác để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: nhóm
nông dân cùng sở thích, liên kết…; giải pháp về xây dựng các dịch vụ cộng
đồng về tiếp thị nông sản và vật tư nông nghiệp; giải pháp về vốn: tạo nguồn
vốn qua huy động sự tham gia của người dân, các tổ chức và cộng đồng, vốn vay
và nguồn hỗ trợ khác để phát triển sản xuất; giải pháp xây dựng các công trình
cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất quy mô vừa và nhỏ: huy động sự
tham gia của cộng đồng…
1.4.4. Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người nông dân thông qua các cơ
chế, chính sách
Theo TS Đặng Kim Sơn đã báo động từ lâu về khoảng cách giàu nghèo
giữa thành thị và nông thôn. Ông nói “Phải nói là cái mà nông dân được
15