PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN TRẦN VĂN THỜI
TRƯỜNG THKHÁNH BÌNH ĐÔNG 1
@&?
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT
TỰ TIN, SÁNG TẠO, TẠO BỐ CỤC HỢP LÍ
KHI VẼ TRANH
Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn
Họ và tên người thực hiện: Quách Phong Thiên
Chức vụ: Giáo viên
Sinh hoạt tổ: 3
Khánh Bình Đông, ngày 10 tháng 10 năm 2010
1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT
TỰ TIN, SÁNG TẠO, TẠO BỐ CỤC HỢP LÍ KHI VẼ TRANH
I . Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, trẻ em là một
thế hệ mà mọi người trong chúng ta phải quan tâm về mọi mặt. Vì ở trong độ
tuổi này các em đều rất ngây thơ, trong trắng. Để ngày mai các em trở thành
người có ích cho xã hội, là tài năng cho đất nước thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng
và giáo dục cho các em là vô cùng quan trọng.
Với mục tiêu đào tạo con người thời kỳ đổi mới phải giỏi toàn diện về
“Đức - Trí - Thể - Mĩ và lao động”. Chính vì mục tiêu quan trọng này mà việc
giáo dục thẩm mĩ cho học sinh cũng được ngành giáo dục nói chung, trường
Tiểu học Khánh Bình Đông 1 nói riêng nhìn nhận lại về tầm quan trọng của nó
và nhu cầu giáo dục thẩm mĩ cho học sinh đã là yêu cầu chung góp phần giúp
các em trở thành người công dân toàn diện cho đất nước.
Trong những năm đầu đi học ở cấp tiểu học, nhất là ở lớp một các em
từng bước hoà nhập vào thế giới xung quanh, biết cảm nhận cái đẹp, mong
muốn làm theo cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp. Chính vì vậy, giúp học sinh lớp
một học tốt môn Mĩ thuật nói chung, Nội dung vẽ tranh đề tài nói riêng là giúp
các em hoàn thiện tính thẩm mĩ của mình, góp phần xây dựng môi trường thẩm
mĩ cho xã hội sau này.
Vẽ tranh đề tài là nội dung quan trọng, nó chiếm phần lớn trong chương
trình Mĩ thuật lớp 1 (8/35 bài). Mặt khác, vẽ tranh đề tài có liên quan và hổ trợ
cho các nội dung khác là: Thường thức mĩ thuật, Vẽ trang trí, Vẽ theo mẫu, Tập
nặn tạo dáng. Vì vậy vẽ tranh đề tài ở lớp một có thể xem là tiền đề cho việc
học Mĩ thuật của cả năm học và ảnh hưởng trực tiếp đến cả quá trình học Mĩ
thuật của học sinh khi lên những lớp cao hơn. Nhưng trong thực, những bài vẽ
tranh của học sinh lớp một còn nhiều hạn chế cụ thể là bài vẽ của các em chưa
có bố cục hợp lí, thiếu sự sáng tạo và thiếu tự tin trong khi vẽ do một số nguyên
nhân sau:
1. Nguyên nhân khách quan:
Hiện nay tuy học sinh Mẫu giáo đã được làm quen với môn Mĩ thuật nhưng
do cách dạy và học ở bậc Mầm non không giống với cách học của bậc tiểu học
nên các em vẫn còn bỡ ngỡ chưa thích ứng được khi vào lớp 1.
2
Ở lứa tuổi này, óc tư duy trừu tượng của trẻ vẫn còn chưa phát triển, bài vẽ
của các em phần lớn bị chi phối bởi cảm tính và trực giác. Trong khi đó, vẽ
tranh đòi hỏi cao về trí nhớ, trí tưởng tượng và sự sáng tạo. Do bị chi phối bởi
cảm tính và trực giác nên phần lớn bài vẽ của các em có hình vẽ nhỏ, sắp xếp
(bố cục) lỏng lẻo không phù hợp với khung giấy quy định, bài vẽ thiếu sáng tạo.
Ví dụ: Các em nhìn thấy đàn gà đang ăn trên sân thì đàn gà rất nhỏ so với
một khoảng sân rộng. Khi vẽ tranh các em cũng vẽ giống như thực tế các em đã
nhìn thấy.
2. Nguyên nhân chủ quan:
Các em không tự tin trong khi vẽ nên hay tẩy xóa làm cho bài bẩn, thậm
chí rách vở, hình vẽ thiếu tự nhiên. Sự thiếu tự tin đó thể hiện trong nhiều
trường hợp:
Ví dụ: Khi vẽ hình con gà các em muốn là phải thật giống, nếu vẽ sai
sợ thầy giáo chê nên cứ vẽ rồi lại xóa đi để điều chỉnh. Khi vẽ người các em
vẽ người có chân tay hơi nhỏ khi bị bạn chê vội tẩy xoá ngay….
Do giáo viên chưa tìm ra những biện pháp hiệu quả nhằm giúp học sinh
khắc phục những hạn chế nói trên.
II. Những biện pháp giải quyết vấn đề:
1. Cơ sở xuất phát đề ra những biện pháp:
Xuất phát từ yêu cầu đào tạo toàn diện lớp người lao động mới để phục vụ
cho đất nước.
Yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đang được đặt lên hàng
đầu (trong đó có môn Mĩ thuật).
Do tầm quan trọng của nội dung vẽ tranh trong môn Mĩ thuật.
Từ những cơ sở trên ta thấy cần có những biện pháp để giải quyết vấn đề
đã đưa ra.
2. Những biện pháp:
Là người giáo viên dạy Mĩ thuật, tôi luôn mong muốn có thể giúp
học sinh cảm nhận và thể hiện cái đẹp thông qua các bài vẽ tranh một cách
tốt nhất. Vì vậy, bằng tất cả sự tâm huyết với nghề, qua đúc kết kinh ngiệm
giảng dạy của bản thân và học hỏi ở đồng nghiệp tôi đã rút ra “một số biện pháp
giúp học sinh lớp một tự tin, sáng tạo, tạo bố cục hợp lí khi vẽ tranh”.
3
a. Biện pháp 1: Tạo mặt bằng kiến thức về nét vẽ cho học sinh.
Hiện nay, học sinh vào học lớp 1 đã được trang bị một số kiến thức Mĩ
thuật về tạo hình do được học ở mẫu giáo: cây, nhà, ô tô, con người, chim, gà,
cá, mặt trời, ... Chỉ còn một số trẻ không qua mẫu giáo thì vẫn bỡ ngỡ trong
việc xây dựng hình bằng nét vẽ.
Để có mặt bằng kiến thức về nét vẽ tương đối đồng đều ở học sinh lớp một
tôi thực hiện bằng cách:
Cách 1:
Cho học sinh xem những bức tranh đẹp có nét vẽ rõ ràng, bố cục hợp lí
cùng với những bức tranh có nét vẽ loằng ngoằng, bố cục lỏng lẻo để các em tự
mình so sánh và tìm ra những ưu điểm và khuyết điểm của những bài vẽ đó, từ
đó rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình.
Cách 2:
Yêu cầu học sinh vẽ bằng phấn trên bảng lớp cho quen tay sau đó mới vẽ
vào vở tập vẽ.
Cách 3:
Yêu cầu những học sinh có nét vẽ tạo hình tốt hơn dạy cho bạn.
b. Biện pháp 2: Khen ngợi, biểu dương kịp thời nhằm tạo sự tự tin cho
học sinh.
Để học sinh tự tin khi vẽ tranh giáo viên phải luôn khen ngợi, biểu dương
những em có nét vẽ ngộ nghĩnh đồng thời tỏ ra chưa hài lòng khi có học sinh
chê bạn vẽ xấu, không giống thật để tạo thêm sự tự tin cho học sinh khi vẽ và
phát huy tính sáng tạo trong bài vẽ.
Khi học sinh vẽ bài chưa đẹp giáo viên cũng nên tìm khen những chi tiết
đẹp trên bài vẽ rồi mới nêu những điểm hạn chế và hướng dẫn chỉnh sửa.
Ví dụ: Một học sinh vẽ chân dung bạn mình, bạn ngồi bên cạnh thấy không
giống nên chê bai làm em đó vội xoá hình đi. Lúc này tôi phải tìm ra một đặc
điểm nào đó đặc trưng nhất trong tranh và kịp thời khen ngợi. Như vậy đã giúp
học sinh đó cảm thấy tự tin hơn, và học sinh chê bạn sẽ suy nghĩ xem việc mình
làm là tốt hay không tốt để điều chỉnh bản thân.
Khi học sinh đã tự tin thể hiện bài vẽ tôi tiếp tục giúp các em đi sâu vào
tìm hiểu về cách sắp xếp bố cục hợp lí để nêu bật được chủ đề bức tranh tôi tiếp
4
tục sử dung biện pháp 3.
c. Biện pháp 3: Khuyến khích học sinh dùng bút có nét to để vẽ tranh.
Trong nhiều tiết vẽ, một vài học sinh quên vở tôi đã cho các em vẽ bằng
phấn lên bảng con thì phát hiện thấy nét vẽ của các em chắc khoẻ, tự nhiên, bố
cục hợp lí. Sau đó, tôi thử cho học sinh dùng luôn bút có nét to như dạ màu, sáp
màu để vẽ tranh trong vở tập vẽ hoặc vào giấy khổ A4 thì thấy đạt hiệu
quả tương đương như các em vẽ trên bảng con. Theo tôi, đó chính là do chất
liệu: phấn, sáp màu, bút dạ có nét to cho nên các em phải vẽ hình to, rõ hơn để
các nét vẽ không dính vào nhau. Tôi nghĩ rằng, hình vẽ của các em trên bài
vẽ tranh tỉ lệ thuận với nét vẽ do chất liệu để vẽ tạo nên, nét vẽ càng to thì hình
vẽ càng to.
Như vậy, khi các em đã có kỹ năng về vẽ hình thì tôi khuyến khích học
sinh nên vẽ hình bằng bút có nét to như bút dạ, sáp màu để các em dể tạo nên
một bức tranh có bố cục cân đối, hợp lý hơn.
Năm học 2009-2010 tôi đã thực nghiệm việc dùng bút có nét to, rõ để vẽ
hình trong bài vẽ theo đề tài ở 1/3 lớp của khối một. Lớp được vẽ bằng bút có
nét to, rõ cho chất lượng bài vẽ tốt hơn so với hai lớp vẽ bằng bút chì. Việc
vẽ hình bằng chất liệu trên đã giúp các em thêm tự tin vào chính bản thân mình,
không còn tẩy xoá hình vẽ. Điều đó đã giúp bài vẽ của các em ngộ nghĩnh, đáng
yêu, cảm xúc của các em được bộc lộ trên bức tranh một cách thoải mái, hồn
nhiên hơn.
Sau khi học sinh lớp 1 đã quen với cách dùng bút có nét to, rõ để vẽ hình
thì việc dạy cách tạo bố cục hợp lí cho bài vẽ trở nên thuận lợi hơn. Lúc này
chúng ta có thể dùng phương pháp vẽ mẫu.
d. Phương pháp 4: Vẽ mẫu
GV vẽ mẫu trong khung đã kẻ sẵn trên bảng lớp. Xem bảng như một tờ
giấy vẽ, giáo viên vẽ hình rõ, bố cục hợp lí trên bảng để học sinh quan sát. Như
chúng ta đã biết, trẻ 6 tuổi hay bắt chước các hành động, việc làm của người
lớn. Hiểu được đặc điểm này của trẻ, để hướng cho các em sắp xếp bố cục theo
chuẩn mực của cái đẹp, vẽ hình phù hợp khổ giấy thì cách vẽ mẫu của giáo viên
góp phần không nhỏ để tạo cho học sinh lớp một có kỹ năng vẽ hình và bố cục
hợp lí. Tuy nhiên, cần phải xóa đi ngay bài vẽ mẫu khi các em thực hành để
tránh trường hợp bắt chước, sao chép làm ảnh hưởng đến sự sáng tạo của học
sinh.
III. Kết quả đạt được và việc phổ biến ứng dụng:
1. Kết quả đạt được:
5
Với những phương pháp trên đã giúp học sinh yêu thích môn Mĩ thuật, hạn
chế cảm giác lo sợ vì không biết vẽ. Các em biết bảo vệ ý tưởng của bản
thân khi vẽ tranh, không bị ảnh hưởng bởi lời chê bai của các bạn khác. Phương
pháp vẽ hình trên giúp bồi dưỡng rèn luyện kỹ năng quan sát, cách so sánh sự
vật, đối tượng vẽ ở học sinh, giúp các em tự tìm ra cách thể hiện bài vẽ để vươn
tới cái đẹp.
Qua việc sử dụng những phương pháp đó tôi thấy chất lượng các bài vẽ
tranh ngày càng được nâng cao, những bức tranh có cách tạo hình ngộ nghĩnh,
sáng tạo xuất hiện ngày càng nhiều ở đa số học sinh.
Học sinh lớp một say sưa, hứng thú vẽ và tự do sáng tạo. Nhờ đó, tiết học
vẽ trở nên thoải mái, nhẹ nhàng.
Học sinh tự tin hơn khi vẽ tranh, tạo được những bố cục đẹp, hình vẽ ngộ
nghĩnh mang hiệu quả bất ngờ, đẹp mắt.
Kỹ năng quan sát, so sánh, thực hành ở trẻ được bồi dưỡng và rèn luyện
thường xuyên.
2. Kết quả ứng dụng và phổ biến kinh nghiệm:
Qua quá trình nghiên cứu, thực nghiệm phương pháp trên, tôi đã áp dụng
phổ biến vào cả 3 lớp một. Sau hai tháng đầu của năm học 2010-2011 đã đạt
được kết quả khá tốt. Gần 80% số học sinh tự tin khi vẽ, hình vẽ rõ nét, bài vẽ
sáng tạo, bố cục hợp lý. Tuy nhiên còn hơn 20% học sinh do ít năng khiếu nên
các em vẫn còn lúng túng khi vẽ tranh. Không ép các em phải theo kịp các bạn
khác ngay mà tôi luôn kiên trì chỉ bảo để các em có tốc độ vẽ hình nhanh hơn,
bố cục hợp lý hơn và sáng tạo hơn trước.
Tôi hi vọng với kết quả đạt được ở lớp một như vậy, khi học lên các lớp
trên học sinh vẫn giữ được và ngày càng tự tin hơn khi tạo hình, sáng tạo hơn
trong cách vẽ, bố cục hợp lý hơn khi vẽ tranh và cả trong các nội dung khác của
môn Mĩ thuật.
Rất mong được sự góp ý của lãnh đạo cùng các đồng nghiệp giúp tôi có thể
rút ra được những kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế giảng dạy hiệu quả hơn.
Khánh Bình Đông, ngày 10 tháng 10 năm 2010
NGƯỜI THỰC HIỆN
Quách Phong Thiên
6
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: ………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
Tác giả:………………………………………………………………………………….
Tổ chuyên môn
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề
………..
- Biện pháp
………..
- Kết quả phổ biến, ứng dụng ………..
- Tính khoa học
………..
- Tính sáng tạo
………..
Xếp loại chung : …………………………
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
Ngày .... tháng …. năm ….
Tổ trưởng
Trường
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề
………..
- Biện pháp
………..
- Kết quả phổ biến, ứng ………..
dụng
………..
- Tính khoa học
………..
- Tính sáng tạo
Xếp loại chung :………………………..
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Ngày .... tháng …. năm ….
Hiệu trưởng
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TRẦN VĂN THỜI
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề
……………….,………………
- Biện pháp
………………………………..
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
………………………………..
- Tính khoa học
………………………………..
- Tính sáng tạo
………………………………..
Xếp loại chung : ……………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Ngày … tháng ….. năm …..
Trưởng phòng
7