Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Rèn luyện cho học sinh dùng từ ngữ để viết văn lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.53 KB, 13 trang )

Một số kinh nghiệm
Rèn luyện cho học sinh dùng từ ngữ để viết văn lớp 4
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Ở tiểu học môn Tiếng Việt có vai trò là nền tảng cho học sinh rèn luyện trao
dồi phát huy vốn ngôn ngữ mẹ đẻ và là môn học góp phần quan trọng để học tập
tốt các môn khác. Tiếng Việt còn là một trong số các ngôn ngữ hết sức phong phú,
đa dạng và có sức biểu cảm, có tính thẩm mỹ cao, có những đặc sắc của một thứ
tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Từ ngữ tiếng Việt tinh tế và giàu hình ảnh nên người
ta thường nói:
“Phong ba bão táp
Không bằng ngữ pháp Việt Nam”
Tập làm văn là một trong những phân môn của Tiếng Việt thông qua phân
môn Tập làm văn học sinh được rèn khả năng dùng từ ngữ chính xác, độc đáo để
từ đó các em có thể viết được bài văn hay, giàu tính nghệ thuật, sử dụng từ để diễn
đạt tình cảm của người viết phù hợp với đặc điểm thuộc tính của sự vật, hiện
tượng. Ở bậc tiểu học khi các em đã đọc thông viết thạo ở giai đoạn lớp 2 - 3 thì
việc rèn sử dụng từ ngữ để viết câu và đoạn văn hay bài văn ở giai đoạn lớp 4 - 5 là
hết sức quan trọng. Trong khi đó biết cách sử dụng từ ngữ viết văn sẽ giúp ta
truyền đạt đến người đọc những nội dung thông tin một cách có hiệu quả. Đó là
một công cụ để tạo nên những bức tranh sinh động với những gam màu ấn tượng
bằng ngôn ngữ. Nếu học sinh được rèn luyện kỹ năng dùng từ ngữ để viết văn thì
các em dễ nhận ra được cái hay cái đẹp chứa đựng trong những yếu tố ngôn ngữ
đối với từng cách dùng từ, đặt câu sao cho đúng, hay để miêu tả hình ảnh sự vật
một cách sinh động gợi cảm như chúng đang hoạt động, đang nảy nở, đang sinh sôi
và phát triển….
Qua thực tế giảng dạy học sinh của lớp tôi trong những năm vừa qua cho
thấy vốn ngôn ngữ, từ ngữ của học sinh còn nhiều hạn chế. Trong nói năng giao
tiếp với các bạn bè hoặc thầy cô cũng có một số em sử dụng từ ngữ, diễn đạt lời
văn tương đối tốt. Nhưng khi viết thành một đoạn văn, bài văn cụ thể thì các em
còn lúng túng, đôi khi sử dụng sai từ ngữ, dùng dấu câu tuỳ tiện .… cho nên khi
đọc sẽ khó hiểu hoặc hiểu một cách khác đi làm cho câu văn trở nên tối nghĩa. Khi


chấm bài thực tế giáo viên thường bắt gặp những bài văn của học sinh chưa rõ
ràng, dùng từ chưa chính xác, chưa hay, trùng lặp, dùng từ sai nghĩa, không phù
hợp, không có giá trị gợi cảm.
Nguyên nhân: Do giáo viên chưa chú trọng việc giảng dạy cho học sinh nắm
vững cách dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa khi viết
văn. Việc tổ chức cho học sinh thực hành còn ít, việc sửa chữa rèn luyện cho học
sinh chưa thường xuyên và chưa có hình thức thu hút nên hiệu quả chưa cao.
Do học sinh chưa nắm kiến thức từ các lớp dưới, dẫn đến hổng kiến thức
nên càng ngại học, lười học khi học môn tập làm văn.
1


Từ những vấn đề trên tôi đã tìm tòi nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp
rèn luyện cho học sinh thực hiện tốt việc sử dụng từ ngữ để viết văn đạt hiệu quả.
Tôi xin trình bày cụ thể như sau:
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Khi làm văn thì một bài văn thường có 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Để làm
một bài văn hay, đúng trình tự, đầy đủ nội dung hay về ý tứ lời văn, hình ảnh sinh
động thì đòi hỏi học sinh phải có kiến thức về vốn ngôn ngữ, kiến thức về câu, về
cách xây dựng một văn bản. Không những thế, với bài tập làm văn, từ và câu có vị
trí quan trọng vì đó là vật liệu ngôn ngữ tạo nên đoạn và bài. Do đó, việc hướng
dẫn học sinh khắc phục được những lỗi cơ bản trong sử dụng từ để viết văn và viết
được những đoạn văn hay hấp dẫn được người đọc, người nghe là một việc làm hết
sức quan trọng và có ý nghĩa với giáo viên. Như vậy muốn làm tốt giáo viên cần
giúp học sinh:
−2007

Thứ nhất : Nắm vững cấu tạo của từng thể loại văn.

Học sinh phải nắm vững cấu tạo của một bài văn gồm những phần nào, mỗi

phần có những nội dung gì? Trong mỗi thể loại, mỗi dạng bài cần thể hiện điều gì ?
khi làm văn ta cần xác định đối tượng tả cái gì, cần sử dụng từ ra sao các ý văn liên
kết với nhau như thế nào, cần dùng lời lẽ sao cho phù hợp lôi cuốn người nghe.
Trong mỗi bài văn mỗi học sinh cần phải tìm được cái mới, cái hay, cái riêng, cái
cảm xúc của riêng mình…Qua đó xây dựng lại một khối hoàn chỉnh thì bài văn
mới có cái hồn, lúc đó đọc sẽ có những nét riêng sáng tạo.
Để học sinh nắm vững cấu tạo của từng thể loại văn giáo viên cần rèn học
sinh thói quen phân tích các bài văn mẫu. Yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo của
mỗi thể loại trước khi làm bài văn. Hướng dẫn học sinh quan sát miêu tả theo các
trình tự không gian, thời gian. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết cho từng bài.
Ví dụ : Ở thể loại văn miêu tả đồ vật. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm
chắc cấu tạo thể loại văn qua bài văn mẫu “Cái cối tân”. Khi thực hành làm một bài
văn miêu tả đồ vật thì giáo viên cho học sinh nhắc lại cấu tạo của thể loại này và
hướng dẫn học sinh quan sát, lập dàn ý theo trình tự từ trên xuống dưới hoặc từ
ngoài vào trong như: “Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cả
cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành.”
−2007
Thứ hai muốn cho học sinh viết văn hay thì cần làm giàu vốn ngôn
ngữ, rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ qua từng bài học.
Tạo cho học sinh thói quen quan sát, đánh giá nhìn nhận một sự việc, một
vấn đề nào đó thể hiện bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình, tránh và hạn chế tối
đa việc sử dụng từ không đúng. Việc dùng đúng từ có hai mặt đó là phải dùng
đúng âm, đúng nghĩa. Giáo viên giúp học sinh phát âm đúng cho chuẩn cần rèn cho
học sinh phát âm đúng và viết chính tả đúng.
Ví dụ : Từ “phiêu bạt, cần mẫn” học sinh thường viết “phiêu bạc, cần mẩn ”.
Còn dùng từ đúng nghĩa cần rèn học sinh trong khi viết văn phải dùng từ đúng
nghĩa, nhất là từ đa nghĩa, nghĩa đen, nghĩa bóng. Việc sử dụng từ ngữ tuỳ tiện do
2



không hiểu rõ từ cần miêu tả khi viết lên đọc người nghe sẽ khó hiểu, nguyên nhân
là do học sinh chưa hiểu rõ nghĩa của từ mình dùng và nhầm lẫn giữa từ gần nghĩa
với từ cần tả không nắm được ý nghĩa biểu thái của từ.
Ví dụ : “Dưới luỹ tre xanh, làng tôi yên lặng trong tiếng ngân nga của những
tiếng chuông nhà thờ “.
“ Con mèo hung có đôi mắt hiền hậu những ban đêm đôi mắt sáng lên giúp
chú mèo nhìn rõ” .
Ở đây cũng do không nắm được nghĩa của từ mà học sinh đã tuỳ tiện sử dụng.
Khi viết gây khó hiểu cho người đọc, đôi khi tạo ra yếu tố cười. Trong câu trên học
sinh đã nhầm từ “yên lặng” có nghĩa giống với từ “yên ả”. Từ “hiền hậu” giống
như từ “hiền lành”.
Khi gặp những trường hợp như vậy cần cho học sinh hiểu cách dùng từ như
vậy là sai và đồng thời giải thích cho học sinh hiểu nghĩa của câu văn hướng dẫn
học sinh thay các từ đúng và cho học sinh so sánh để học sinh nhận ra và tự sửa
chữa lại câu văn của mình đúng cách.
Rèn cho học sinh dùng đúng từ khi kết hợp. Do không hiểu ý nghĩa các cặp
từ chỉ quan hệ, phụ từ nên khi viết học sinh sử dụng sai làm câu văn trở nên sai
nghĩa hoặc vô nghĩa.
Ví dụ : Bây giờ là mùa gặt , trên cánh đồng làng bà con xã viên đã gặt lúa .
Tôi bị lạc vào một vườn đầy hoa thơm, trái ngọt .
Ví dụ trên cho ta thấy do học sinh kết hợp sai các phụ từ “đã, bị ”do không
hiểu nghĩa của câu. Khi gặp những trường hợp như thế giáo viên cần rèn cho học
sinh nhớ lại cách phối hợp từ hoặc các quan hệ từ. Như ví dụ trên giáo viên cần
cho học nêu nghĩa của mỗi câu và yêu cầu học sinh nêu cách dùng từ của mỗi từ
“đã và bị” để học sinh nắm được. Từ “ đã ” dùng để nói về những sự việc đã qua
nên không thể viết đã gặt lúa trong khi đang mùa gặt . Còn “ bị ” chỉ được dùng
như bắt buộc phải làm việc gì đó nên cũng không viết như ở câu trên đây bởi vì “
Vườn cây với đầy hoa thơm trái ngọt ” chắc ai cũng muốn đến chứ không phải bị
bắt đến .
Để rèn cho học sinh dùng tốt các từ đồng nghĩa để thay thế. Do vốn ngôn ngữ

của học sinh còn nghèo nàn nên các em chưa biết sử dụng các từ để thay thế cho
các từ đã biết vì vậy trong bài viết của mình các em thường viết các từ lặp lại làm
cho câu văn lủng củng không mạch lạc .
Ví dụ : Con mèo của em có bộ lông màu vàng. Con mèo của em có đôi mắt
long lanh như hai hòn bi .
Trong ví dụ học sinh đã dùng các từ lặp đi lặp lại nhiều lần đó là “con mèo của
em” gây nhàm chán đối với người nghe. Có thể thay bằng từ: “Nó”, “ chú ta”…
Để rèn cho học sinh không dùng từ sai phong cách. Do học sinh không nắm
được bản chất của văn bản nghệ thuật để sử dụng các từ gợi tả, gợi cảm từ đó dẫn
3


đến việc dùng từ sai văn cảnh không phù hợp với văn cảnh làm câu văn bị mất đi
tính nghệ thuật .
Ví dụ : Chị gà mái mơ xù lông, vươn cổ, mắt gườm gườm nhìn bác diều hâu
hung ác.
Trong ví dụ trên học sinh đã sử dụng từ sai về phong cách mắt con gà mái
không “gườm gườm” mà cũng không thể gọi diều hâu hung ác là “bác” được.
Đối với các lỗi này giáo viên nên rèn luyện cho học sinh nhắc lại nghĩa của từ
hay cụm từ được sử dụng trong các câu và cho học sinh nắm được phải viết đúng
câu về phong cách. Do đó cần rèn học sinh thay các từ sai trên bằng những từ khác
như: mắt không rời gã diều hâu hoặc mắt xoáy vào gã diều hâu.
−2007 Thứ ba : Sử dụng từ láy, tính từ, biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn
dụ.
Để có bài văn một câu hay, một đoạn hay có gợi tả, gợi cảm. Hấp dẫn người
nghe tạo nên một bức tranh sôi động thì không thể quên rèn cho học sinh sử dụng
những từ như từ láy, tính từ, sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn dụ.
Sử dụng từ láy trong văn tạo ra sự gợi tả, biểu cảm rất lớn. Chính vì vậy cần
rèn cho học sinh khi viết văn cần phối hợp sử dụng từ láy trong khi viết sẽ làm cho
người đọc, nghe cảm thụ và hình dung được một cách cụ thể, tinh tế sống động

hơn về sự vật hiện tượng được miêu tả .
Ví dụ : Hương thơm ngào ngạt toả ra từ những bông lúa còn non.
Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông
vào cách mũi.
Sử dụng tính từ tuyệt đối là những từ chỉ tiếng thứ nhất có nghĩa còn tiếng
thứ hai được tạo ra cho các hình tượng có tác dụng chỉ sắc thái khác nhau của tính
chất do tiếng thứ nhất biểu thị như đỏ mọng , đặc sệt , trong suốt … Trong văn
miêu tả hay tả cảnh thì tính từ tuyệt đối là yếu tố ngôn ngữ không thể thiếu bởi vì
các sự vật hiện tượng hoạt động trở nên sinh động cụ thể và có hồn khi chúng gắn
liền với các đặt điểm thuộc tính riêng vốn có của chúng và tính từ tuyệt đối lại có
khả năng biểu thị những sắc thái riêng biệt của sự vật hiện tượng .
Ví dụ: Trường đua voi là một đồng rộng phẳng lì dài hơn năm cây số.
Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá chính xác gợi những hình ảnh mới mẻ,
đẹp, sinh động thể hiện sâu sắc thái độ tính chất trước sự vật miêu tả và làm đẹp
ngôn ngữ của người sử dụng. Nhờ có biện pháp so sánh và nhân hoá mà bài văn
sôi động, gợi hình, gợi cảm tạo ra cái mới mẻ, làm cho cách diễn đạt trở nên phong
phú uyển chuyển, gần gũi, cụ thể, rõ ràng, tăng sức mạnh biểu cảm cho lời nói
nghệ thuật. Vì vậy khi viết văn cần rèn cho học sinh sử dụng biện pháp so sánh và
nhân hoá thì bài văn mới hay.
Ví dụ :

4


- Cà chua ra quả, xum xê, chi chí, quả lớn, quả bé vui mắt như đàn gà mẹ
đông con. Quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn làm oẻ cả những nhánh to
nhất.
- Hai mắt chú long lonh như thủy tinh.
Sử dụng biện pháp ẩn dụ khi viết văn là ta tạo hình ảnh nghệ thuật gợi lên
những cảm giác lạ lùng cho người đọc người nghe bằng cảm giác một sự vật nào

đó giống như cảm giác trước sự vật định miêu tả.
Ví dụ : Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau mưa dầm.
Ngoài ra giáo viên còn rèn cho học sinh lựa chọn từ và thay thế từ sao cho
bài văn miêu tả hấp dẫn phù hợp phong cách ngôn ngữ văn bản.
Ví dụ : Nếu viết “ Đường làng em vào ngày mùa lúc nào cũng đông vui nhộn
nhịp. ” Ta sẽ cảm thấy câu văn chưa có sực thuyết phục người đọc, người nghe . Vì
vậy cần hướng dẫn rèn cho học sinh chọn các từ ngữ thay thế sao cho câu văn trở
nên sinh động hấp dẫn hơn, thì lúc đó mới tạo ra một bài văn hay. Chẳng hạn :
“ Ngày mùa đến, từ sáng sớm đến tối khuya, trên con đường làng quen thuộc
ấy lúc nào cũng đầy ắp những tiếng cười nói vui vẻ của các cô, các bác xã viên
vừa làm vừa trò chuyện rôm rả.”
Như vậy với việc thay từ ngữ thích hợp ta đã đưa người đọc đắm chìm trong
cảnh ngày mùa vui, nhộn nhịp.

- Thứ tư: Một số bài tập giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ trong
viết văn
Để giúp học sinh làm giàu vốn từ ngữ của mình, rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ
trong viết văn, tôi còn xây dựng những dạng bài tập để các em được rèn luyện
nhằm hình thành kĩ năng sử dụng từ ngữ cho các em một cách chắc chắn.
* Dạng 1: Các bài tập làm giàu vốn từ.
Do vốn từ của các em còn quá nghèo nàn, vì vậy các em thường viết những
đoạn văn khô khan, thiếu tính gợi tả, gợi cảm không hấp dẫn được người nghe,
người đọc. Để rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ hay trong viết văn cần đưa ra cho các em
một số bài tập khắc phục thực trạng đó. Trong phân môn Tập làm văn, ta có thể
giúp học sinh làm giàu vốn từ theo các đề tài nhỏ. Ví dụ:
- Tìm những từ gợi tả tiếng sóng vỗ, tiếng gió thổi. (ầm ầm, rì rào, ì ầm, ...)
- Tìm những hình ảnh so sánh để so sánh với con sông. ( Dòng sông như dải
lụa; dòng sông như con trăn không lồ; dòng sông như người mẹ ôm ấp đồng lúa,...)
* Dạng 2: Các bài tập sử dụng từ láy, tính từ, so sánh, nhân hóa để điền vào
chỗ trống.

Thông qua các sử dụng các từ ngữ này học sinh diễn đạt các sự vật, hiện
tượng được miêu tả bằng nhiều cách khác nhau. Các từ ngữ cần điền có thể cho sẵn
hoặc yêu cầu học sinh tự tìm.
5


Ví dụ 1: Hãy chọn các từ thích hợp trong các từ sau: ríu rít, líu lo, liếp
chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ từ, tíu tít, hối hả, để điền vào chỗ chấm trong
đoạn văn sau: “Tiếng chim ........,.......báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt
trời ..........nhô lên từ lũy tre xanh. Khói bếp nhà ai ...... bay trong gió. Đàn gà
con ......... gọi nhau, .........theo chân mẹ. Đường làng đã .........., .......... người qua
lại”.
Ví dụ 2: Hãy chọn những từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ
chấm để được các câu văn có hình ảnh so sánh phù hợp nhất. (Tiếng chuông, chùm
sao, thủy tinh, dải lụa, giọng bà tiên).
a) Hoa xoan nở từng chùm trông giống như....................
b) Nắng cứ như .................... xối xuống mặt đất.
c) Giọng bà trầm ấm, ngân nga như ........................
* Dạng 3: Các bài tập sử dụng từ láy, tính từ, so sánh, nhân hòa để thay thế.
Khác với dạng 2, ở đây học sinh cần phải nắm được nghĩa cảu các từ đã cho
từ đó mới có thể tìm được từ thay thế để được các câu văn hay có hình ảnh và sinh
động.
Ví dụ 1: Cho các từ sau: nhấp nhô, xanh biêng biếc, tấp nập, tung tăng, em
hãy lựa chọn các từ đó thay thế cho các từ in nghiêng trong các câu sau để được
các câu văn cụ thể, sinh động.
a) Mùa thu, con sông quê tôi nước rất xanh.
b) Những cánh cò trắng muốt bay trên cánh đồng lúa chín.
c) Xa xa, những ngọn núi cao, thấp, vài ngôi nhà loáng thoáng.
* Dạng 4: Các bài tập sử dụng từ láy, tính từ, các biện pháp so sánh, nhân
hòa để viết câu.

- Các bài tập sử dụng từ láy, tính từ để viết câu:
Ví dụ 1: Em hãy đặt câu với các từ sau: trắng muốt, trắng phau, trắng ngần,
trắng trẻo, trắng hồng.
Ví dụ 2: Tìm các từ gợi tả âm thanh trên sân trường. Hãy đặt câu với các từ
tìm được.
- Các bài tập sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa:
Ví dụ 1: Hãy đặt câu có các hình ảnh được so sánh sau:
a) Bầy chim sổ lồng tung cánh.
b) Bầy chim non đang vẫy gió gọi nắng.
Ví dụ 2: Cho các từ ngữ sau: lặng im, buồn bã, thẫn thờ. Em hãy đặt các câu
văn nói về ngôi trường sau buổi tan học.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
6


Rèn luyện cho học sinh dùng từ ngữ để viết văn là việc làm rất quan trọng và
cần thiết trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và phân môn tập làm
văn lớp 4 nói riêng. Học sinh được rèn luyện một cách công phu về khả năng dùng
từ chính xác, độc đáo sẽ giúp các em không chỉ viết đúng mà còn hướng tới rèn
cho học sinh cách viết hay độc đáo, sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng cho
phân môn tập làm văn và việc rèn kĩ năng viết văn, thực hiện được mục tiêu của
chương trình. Góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Trong thời gian giảng dạy vừa qua tôi đã áp dụng các kinh nghiệm nêu trên
và đạt được những kết quả rất tốt. Cụ thể là:
- Học sinh nắm vững được cấu tạo các thể loại văn.
- Đa số học sinh nắm, hiểu nghĩa các từ ngữ, văn bản trong chương trình,
vận dụng thực hành chọn lựa từ ngữ phù hợp trong việc đặt câu, viết đoạn văn, bài
văn theo yêu cầu trong chương trình.
Qua khảo sát chất lượng phân môn Tập làm văn cụ thể như sau:


Năm học

Giỏi

TSHS

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2007-2008


29

5

17,2

10

34,5

8

27,6

6

20,7

2008-2009

28

8

28,6

11

39,3


6

21,4

3

10,7

2009-2010

37

14

37,8

15

40,6

7

18,9

1

2,7

Trên đây là kinh nghiệm của tôi rút ra từ thực tiễn giảng dạy phân môn tập
làm văn ở lớp 4 . Rất mong đựơc sự góp ý của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp để

giúp kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn.
Khánh Bình Đông, ngày 25 tháng 10 năm 2010
NGƯỜI VIẾT

ĐẶNG THỊ VANG

7


PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-Tên đề tài:Một số kinh nghiệm rèn luyện cho học sinh dùng từ ngữ để viết văn lớp 4.
- Tác giả :

Đặng Thị Vang

Tổ chuyên môn
Nội dung
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo

Trường
Xếp loại
Nội dung
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng

- Tính khoa học
- Tính sáng tạo

Xếp loại

Xếp loại chung : ………………………
Xếp loại chung : …………………
Ngày ….. tháng…… năm 2011
Ngày ….. tháng…… năm 2011
Tổ trưởng
Hiệu trưởng

Phòng GD & ĐT huyện Trần Văn THời
Nội dung

Xếp loại

- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
Xếp loại chung : ………………………………………………………………………
Ngày …… tháng …… năm 2011
Trưởng phòng

8


PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-Tên đề tài:Một số kinh nghiệm rèn luyện cho học sinh dùng từ ngữ để viết văn lớp 4.
- Tác giả :

Đặng Thị Vang
Trường
Nội dung

Phòng GD&ĐT
Nội dung

Xếp
loại

Xếp
loại

- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo

- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo

Xếp loại chung : ………………………

Ngày ….. tháng… năm 2011
Hiệu trưởng

Xếp loại chung : …………………
Ngày ….. tháng… năm 20111
Trưởng phòng

Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học Ngành GD&ĐT cấp tỉnh,
Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhấn SKKN và xếp loại:…………...
Ngày

9

tháng
năm
GIÁM ĐỐC


PHÒNG GD & ĐT HUYỆN TRẦN VĂN THỜI
TRƯỜNG TH KHÁNH BÌNH ĐÔNG I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI

Một số kinh nghiệm
Rèn luyện cho học sinh dùng từ ngữ để viết văn lớp 4

Đề tài thuộc lĩnh vực : Chuyên môn
Họ và tên người thực hiện : ĐẶNG THỊ VANG
Chức vụ : Giáo viên

Sinh hoạt tổ chuyên môn : Tổ 4

10


Khánh Bình Đông , ngày 25 tháng 10 năm 2010

TÓM TẮT BẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I.HỌ VÀ TÊN : Đặng thị Vang

Đơn vị : Trường Tiểu học Khánh Bình Đông 1
Dạy lớp : 4C
Tên sáng kiến kinh nghiệm : Một số kinh nghiệm Rèn luyện cho học sinh dùng từ

ngữ để viết văn lớp 4.
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong phân môn tập làm văn khi muốn viết được 1 bài văn hay giàu tính nghệ thuật , sinh
động ,gợi cảm. Thì cần biết lựa chọn ngôn ngữ ,từ ngữ chính xác ,độc đáo. Đó cũng là một vấn
đề hết sức quan trọng trong quá trình viết văn.Thực tế học sinh viết bài văn chưa được rõ ràng,
lủng củng, chưa hay, không phù hợp, không có giá trị gợi cảm ,… Vậy việc rèn cho học sinh
dùng từ ngữ để viết văn là điều cần thiết.Từ những vấn đề trên tôi đã tìm tòi nghiên cứu và áp
dụng một số biện pháp rèn luyện cho học sinh thực hiện tốt việc sử dụng từ ngữ đê viết văn đạt
hiệu quả.
II/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
* Thứ nhất : nắm vững cấu tạo của từng thể loại văn :
- Khi viết văn trước hết cần cho học sinh nhắc lại câu tạo của từng thể loại văn cần làm.
* Thứ hai: muốn cho học sinh viết văn hay thì cần làm giàu vốn ngôn ngữ, rèn kĩ
năng sử dụng từ ngữ qua từng bài học.
- Rèn cho học sinh dùng đúng từ ,đúng nghĩa : Giúp học sinh phát âm đúng ,chuẩn , viết
chính tả đúng ,hiểu nghĩa của câu văn .Hướng dẫn học sinh nhận ra câu văn sai và tự sửa lại cho

đúng cách.
- Rèn sử dụng đúng từ khi kết hợp : Cho học sinh nắm chắc nguyên tắt phối hợp từ và
mối quan hệ giữa câu ghép.
- Rèn cho học sinh lựa chọn các từ đồng nghĩa thay thế để khỏi sử dụng trùng lặp làm
nhàm chán bài văn.
- Rèn cho học sinh không dùng từ sai phong cách : Cho nhắc lại nghĩa của cụm từ được
sử dụng trong câu và cho học sinh nắm được phải lựa chọn thay thế các từ sai bằng những từ gợi
tả, gợi cảm thích hợp, đúng phong cách.
* Thứ ba : Sử dụng từ láy, tính từ, biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn dụ:
- Để có bài văn một câu hay,hấp dẫn người nghe ,..thì không thể quên rèn cho học sinh
sử dụng phối hợp những từ láy, tính từ, sử dụng biện pháp so sánh , nhân hoá , ẩn dụ.
*Thứ tư: Một số bài tập giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ trong viết văn
- Dạng 1: Các bài tập làm giàu vốn từ.
- Dạng 2:Các bài tập sử dụng từ láy, tính từ, so sánh, nhân hòa để điền vào chỗ trống.
- Dạng 3: Các bài tập sử dụng từ láy, tính từ, so sánh, nhân hòa để thay thế.
- Dạng 4: Các bài tập sử dụng từ láy, tính từ, các biện pháp so sánh, nhân hòa để viết câu.
III. HIỆU QỦACỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Rèn luyện cho học sinh dùng từ ngữ để viết văn là cần thiết trong phân môn tập làm
văn lớp 4 Học sinh được rèn luyện về khả năng dùng từ chính xác, độc đáo sẽ giúp các em không
chỉ viết đúng viết hay độc đáo, sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng cho phân môn tập làm
văn
Trong thời gian giảng dạy vừa qua tôi đã áp dụng các kinh nghiệm nêu trên và đạt được
những kết quả rất tốt. (Có bảng thống kê số liệu 3 năm gần nhất )
- Học sinh nắm vững được cấu tạo các thể loại văn.

11


- Đa số học sinh nắm, hiểu nghĩa các từ ngữ, văn bản trong chương trình, vận dụng thực
hành chọn lựa từ ngữ phù hợp trong việc đặt câu, viết đoạn văn, bài văn theo yêu cầu trong

chương trình.
Người viết
Đặng Thị Vang

12


13



×