Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng phép so sánh khi làm bài văn nghị luận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.17 KB, 13 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HOÀI ĐỨC
-----š›&š›----Mã SKKN
( Dùng cho hội đồng chấm của sở)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :

“ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng phép so sánh khi
làm bài văn nghị luận văn học ”

MÔN

: NGỮ VĂN

TÀI LIỆU KÈM THEO

: ĐĨA CD MINH HỌA

Năm học 2014 - 2015
1


II- NÔI DUNG ĐỂ TÀI
Tên đề tài: “ Rèn luyện kỹ năng vận dụng phép so sánh khi làm bài văn
nghị luận”
1. Lý do , muc đích, yêu cầu của đề tài:
Chúng ta đều biết ngôn ngữ là sự sáng tạo kỳ diệu của loài người, là
phương tiện phổ biến và thuận tiện nhất trong giao tiếp giúp chúng ta bày tỏ ý
kiến, thái độ đánh giá riêng của mình.
Nhưng không phải cứ có ngôn ngữ là chúng ta bày tỏ được ý kiến, thái độ,
nhận xét cho người khác hiểu được một cách chính xác, sâu sắc và khoa học.



Vì vậy chúng ta phải biết sử dụng ngôn ngữ như thế nào để đạt được
mục đích giao tiếp bày tỏ thái độ, ý kiến của inình sao cho người .khác
hiểu được.
Mặt khác ngôn ngữ cũng là công cụ giúp tư duy phát triển nếu người giao
tiếp sử dụng thành công nó.
Hiểu được vai trò vô cùng quan trọng đó của ngôn ngữ, ngành giáo dục
đào tạo nước ta đã đổi mới về chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương
pháp dạy học giúp học sinh tiếp nhận sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất,
qua đó nhằm sáng tạo tư duy của các em theo trình độ phù hợp mọi cấp học.
Cùng với các phân môn khác, phân môn ngữ văn trong trường THCS
cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc hình thành tư duy cho học sinh,
trang bị cho học sinh công cụ giao tiếp để tiếp nhận, diễn đạt những kiến thức
khoa học nắm bắt được từ nhà trường, ngoài xã hội và cuộc sống. Do vậy khi
dạy học môn ngữ vãn trong nhà trường cần coi trọng việc dạy học văn bản và
tạo lập văn bản, bởi văn bản là sản phẩm tổng hợp nhất, là tấm gương phản' ánh
năng lực của học sinh và để phát triển tư duy, hình thành kỹ năng cơ bản để viết
đoạn văn. Văn bản cần phải đi từ dễ đến khó: bắt đầu là loại văn sáng tác ( tự sự,
miêu tả ), tiếp đến là biểu cảm, thuyết minh và cao hơn nữa là văn nghị luận.
Có thể nói trong chương trình ngữ văn THCS kiểu bài giải thích, chứng
minh( lóp 7, lớp 8) đều thuộc văn nghị luận, nhưng lên lớp 9 các em được học

2


dạng văn nằy ở mức sâu hơn, phong phú hơn và đòi hỏi kỹ năng, tư duy của các
em ở mứccao hơn. Văn nghị luận trong Ngữ văn 9 có 3 dạng : Nghị luận về một
sự việc, hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý, nghị luận
về văn học ( nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, nghị luận về một
đoạn thơ, bài thơ ). Nghị luận dù ở dạng nào cũng là phản ánh, đánh giá, nhận

xét, bàn luận của người viết về một vấn đề, hiện tượng nào đó trong đời sống xã
hội, đời sống văn học.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ngữ văn 9, tôi nhận thấy khi các em
tiếp xúc với văn nghị luận còn nhiều bỡ ngỡ vì đối vói các em, các em mới được
làm quen với loại văn này. Mặt khác'những vấn đề yêu cầu cần có để-viết tốt bài
văn nghị luận với học sinh THCS còn hạn chế vì vốn sống thực tế còn nghèo
nàn, vốn hiểu biết văn hoá, phong tục, tập quán trong xã hội, vốn lập luận còn
non nớt , các em ít quan tâm đến tính chặt chẽ, lôgic trong văn nghị luận. Nhưng
nói như thế cũng không có nghĩa là các em không thể tiếp xúc tạo lập được loại
văn bản này nếu có sự hướng dẫn cụ thể, khoa học. Yai trò của người giáo viên
là cần thiết phải dưa ra những định hướng để giúp các em hình thành kỹ năng và
biết vận dụng những phương pháp vốn dĩ đã rất quen thuộc với các em trong văn
nghị luận. Một trong những phương pháp đó là phép so sánh.
Trong văn nghị luận so sánh là một thao tác không thể thiếu. Nghị luận dù
ở dạng nào cũng phải có thao tác này. Từ kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản
thân, không ngừng nghiên cứu tài liệu và học hỏi đồng nghiệp, toi đã rút ra một
số kinh mghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng vận dụng phép so sánh cho học
sinh khi làm bài văn nghị luận, ỏ' đây tôi chỉ xin đưa ra dạng làm bài

nghị luận văn học.
2. Pham vi và thời gian thưc hiên để tài:
* Phạm vi: Người viết chỉ đề cập vào một vấn đề nhỏ nhưng thiết

thực trong quá trình giảng dạy tập làm văn phần “Nghị luận văn học”
* Thời gian thực hiện: Ra đời và thực hiện trong năm học 2014-

2015 quá trình tôi giảng dạy ngữ văn lớp 9.
3



III - QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỂ TÀI
1. Thưc trang khi chưa thưc hiên:
Học sinh viết bài sơ sài, không biết vận dụng so sánh khi làm bài văn
nghị luận, không nắm được chính xác nội dung từng giai đoạn văn học nên
không biết liên hệ giữa văn bản này với văn bản khác. Bài viết thiếu sinh động,
hấp dẫn, dẫn chứng hẹp trong phạm vi một tác phẩm. Cá biệt có một số học
sinh vận dụng so sánh khi viết văn nhưng rất khập khiễng, thiếu logic.
2. Số liệu điều tra
Sĩ số

HS không

HS có vận

HS vận

HS vận

vận dụng so

dụng so

dụng so

dụng so

sánh
32

25


sánh nhưng sánh và diễn sánh và diễn
chưa logic
4

đạt đúng
3

đạt hay
0

3, Biên pháp thưc hiên đề tài:
Trong nghị luận văn học, biện pháp so sánh có tác dụng làm nổi bật, khắc
đậm cái hay, cái riêng, tính mói lạ chưa từng thấy của vấn đề, của đối tượng
đang phân tích. Mặt khác nhờ mở rộng so sánh câu văn sẽ bót đơn điệu, nặng nề,
trở nên thoáng, sinh động hơn.
Khi rèn cho các em kỹ năng vận dụng phương pháp so sánh khi làm bài
nghị luận văn học, tôi đã chia ra một số kiểu so sánh sau:
a, So sánh bằng cách đặt đối tượng phân tích, bàn luận ( từ ngữ,

hình ảnh, chi tiết... ) trong tiến trình thòi gian, liên hệ so sánh cách thê
hiện nó trong văn chương thời kỳ trước hoặc sau đó.
Ví dụ:khi phân tích hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường

Trường Sơn qua văn bản :”Bài thơ về tiểu đội xe không kính”của
Phạm Tiến Duật ta có thể so sánh với hình ảnh anh vệ quốc trong thơ
ca kháng chiến chống Pháp qua văn bản Đồng chí ” của Chính Hữu:
“... Cái bắt tay của người lính lái xe Trường Sơn như truyền cho nhău sức
mạnh, họ truyền cho nhău cả niềm tin và niềm hy vọng về chiến thắng ngày
4



mai” Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”. Đó chính là sự đoàn kết, sẻ chia tình
đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn của ngừơi lính trong hoàn cảnh ác liệt của
chiến tranh. Cái bắt tay ấy khiến người đọc nhớ đến hình ảnh những anh vệ quốc
quân trong bài thơ “ Đồng Chí” của Chính Hữu: ‘ Thương nhau tay nắm lấv bàn
tay”. Từ thời kháng chiến chống Pháp, Chính Hữu đã cho ta hiểu phẩm chất đẹp
đẽ của người lính như thế. Yà tình cảm cao đẹp ấy một lần nữa được Phạm Tiến
Duật khẳng định, nó như một yếu tố giúp các anh làm lên chiến thắng vẻ vang.
Với kiểu so sánh như trên, học sinh có cái nhìn xuyên suốt về hình ảnh
người lính trong thơ ca kháng chiến với những phẩm chất cao đẹp .
Hoặc với đề bài: Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong bài thơ”
ánh trăng ” của Nguyễn Duy.
Chúng ta đều biết hình ảnh thơ tiêu biểu đặc sắc nhất của bài thơ là hình
ảnh vầng trăng. Để làm nổi bật mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa người và
trăng trong hoàn cảnh chiến tranh, có thể so sánh ánh trăng và người lính trong
thơ Chính Hữu qua văn bản “ Đồng Chí”:
“ Anh trăng” của Nguyễn Duy gợi cho chúng ta nhớ về hình ảnh
Vầng trăng trong thơ Chính Hữu:
“ Đêm nay rừng hoang sương muối.
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.
Đầu súng trăng treo.”
Như vậy từ thời kháng chiến chống Pháp, vầng trăng thiên nhiên nhiên
tròn đầy viên mãn ấy đã trở thành người bạn tâm tình của người lính, xua tan đi
bầu không khí giá lạnh của” Rừng hoang sương muối.” Trăng và người là bạn
của nhau từ rất lâu và trở thành tri kỷ của nhau. Âý vậy mà người đến bây giờ
trải qua chiến tranh sông ở chốn phồn hoa đô thị lại lỡ quên trănu? Lỡ quên
những năm tháng cùng trăng nơi chiến trường đầy gian khổ?
Hay khi so sánh lòng yêu nước trong thơ ca giữa các thời đại


khác nhau. Nhân đây tôi xin trích lược một đoạn bĩnh giảng của Lê
Chí Viễn khi bình giảng câu thơ trong bài”Ngóng gió đông” của

5


Nguyễn Đình Chiểu có vận dụng phép so sánh trên để các đồng
nghiệp tham khảo:
“ Bờ cõi xưa đà chia đất khác.
Nắng sương nay há đội tròi chung”
Cảm làm sao cho hết được cái xót đau trên đất nước và trong lòng người
có câu thơ “ Bờ cõi xưa đà chia đất khác”,ở sự đối lập giữa “xưa” và “khấc”!Có
phải trong ba chữ “bờ cõi xưa ”ấy đã hàm ngụ cả một pho truyền thống dựng
nước và giữ nước đạm mồ hôi xương máu của cha ông , từ sự khẩng định dõng
dạc chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của đất nước ở Lý Thường Kiệt
đến niềm tự hào về nền văn hiến rõ ràng của dân tộc ỏ' Nguyễn Trãi, cũng như ý
chí sắt đá bảo vệ từng tấc đất ở Lê Thánh Tông, giữ gìn từ màu răng đến mái tóc
ở Quang Trung. Ây vậy mà nay bờ cõi muôn xưa ấy đã bị chia cắt cho kẻ khác,
thành đất khác...”
b, So sánh bằng cách liên hệ đối tượng đang phân tích ,vấn đề

đang bàn luận trong tác phẩm ấy với những tác phẩm khác ra đòi
cùng một thời kỳ .Biện pháp so sánh này có tác dụng khẳng định vẻ
đẹp độc đáo ,tính riêng của đối tưọng ,của vấn đề .
Với đề bài ; Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim
Lân , có thể so sánh với tình yêu qưê hương đất nước của con người trong thòi
kỳ kháng chiến chống Pháp :
Trong trái tim mỗi con người luôn có một khoảng dành riêng cho quê
hương ,tình cảm dạt dào cháy bỏng với quê hương có sức sôhg mãnh liệt bền
bỉ .Đặc biệt trong hoàn cảnh gian khó nguy hiểm,tình cảm ấy càng toả sáng rạng

ngời .Với ngòi bút sắc sảo chân thực ,tâm hồn đồng cảm sâu sắc nhiều nhà văn
thời chống Pháp đã khắc hoạ thành công hình ảnh những con người có tinh cảm
yêu làng quê da diết .Chính Hữu đã khăc hoạ hình ảnh người nông dân dứt bỏ
quê hương ra đi kháng chiến ,nhưng trong chiến trường họ vẫn luôn nhớ về
“giếng nước, gốc đa”.Họ là những người trực tiếp cầm súng bảo vệ tổ quốc. Bên
cạnh đó còn có những người nông dân tuy không trực tiếp tham gia kháng chiến

6


nhưng ở họ tình yêu quê hương đất nước được thế hiện ở khía cạnh khác cũng
vô cùng mãnh liệt và sâu sắc. Một trong những con người như thế phải kể đến
ông Hai Thu-nhân vật trong truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân - Một lão nông
nghèo luôn nặng lòng mới quê hương đất nước.
Hoặc với đề bài: suy nghĩ của anh ( chị) về hình ảnh người chiến sĩ lái xe
Trường Sơn trong bài “ tiểu đội xe không k ính” của Phạm Tiến Duật có thể

so sánh với “ văn bản những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh khuê.
Cũng bộc lộ tình yêu đất nước hết mình về tổ quốc cửa thế hệ trẻ Việt
Nam thời chống Mỹ cùng với vẻ đẹp tâm hồn như lãng mạn, lạc quan ,
hồn nhiên .... Mỗi nhà văn nhà thơ lại thiên về một sắc thái, cảm hứng
và bút pháp thể hiện khác nhau.
Hay trong chương trình ngữ văn 8 với đề bài : phân tích nhân vật Lão Hạc
của nhà văn Nam Cao, có thể so sánh như sau:
Cùng viết về xã hội nông thôn, người nông dân trong chế độ thực dân nửa
phong kiến, mỗi cây bút hiện thực lại có hướng khám phá miêu tả không hoàn
toàn giống nhau. Nếu như ở Nguyễn Công Hoan là phơi bày ra mặt trái của xã
hội-đầy bất công thối nát, kẻ giàu sống phè phỡn vô nhân đạo còn ngưòi nghèo
bị ức hiếp và đói khổ Ngô Tất Tố chú ý nhiều đến những hủ tục, sự nhũng
nhiễu, mâu thuẫn giai cấp căng thẳng, nỗi thống khổ của người dân nghèo trong

kỳ sưu thuế thì Nam Cao lại góp một tiếng nói riêng của mình khi ông luôn day
dứt trước câu chuyện nhân phẩm bị chà đạp, trước chuyện vật vã chống trọi với
sự xô đẩy của hoàn cảnh đầy bi kịch của “Lão Hạc”.
c, So sánh bằng cách tìm cái trái ngược, đối lập với đối tượng

đang phân tích ,bàn lưận ,chỉ ra sự tương phản giữa hai phía để khẳng
định cái hay, cái đẹp của đối tượng .
Ví dụ : Khi phân tích hình ảnh những nữ thanh niên xung phong trên
tuyến đường Trường Sơn trong văn bản : “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh
Khuê có thể so sánh sư đối lập giữa hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba nhân vật :
Nho ,Thao , Phương Định vói tâm hồn ,tinh thần của họ :
7


Hoàn cảnh sống chiến đấu nguy hiểm gian khổ .ở đó dường như không có
dấu hiệu của sự sống :đường lở loét ,cây cối xác xơ ...vậy mà vẫn vang lên tiếng
hát ,tiếng cười của những nữ thanh niên xung phong .
Phân tích có sư đối chiếu như thế ,ta hiểu thêm về vẻ đẹp trong tâm hồn
của những nữ chiến sỹ .
Khi tìm hiểu về vẻ đẹp của người chiến sỹ lái xe Trường Son trong thời
kv kháng chiến chống Mỹ qua văn bản : “Bài thơ tiểu đội xe không kính.”của
Phạm Tiến Duật ở khổ thơ cuối phải so sánh sự đối lập giữa cái không và cái
có : “Trong hoàn cảnh chiến tranh ,giữa bao nhiêu thiếu thốn .Trang thiết bị
phục vụ cho chiến trường cũng không đầy đủ ,phương tiện của người lính là
:những
chiếc xe không có kính ,không có đèn ,không có mui và có thể
còn nhiều cái không có nữa ,nhưng xe vẫn băng băng chạy nối tiếp hết
đoàn này đến đoàn khác để chi viện cho Miền nam thân yêu ,bởi trong những
chiếc xe không có nhiều thứ ấy là người chiến sỹ có một “trái tim”-trái tim ấy là
sức mạnh chiến đấu ,là ý chí kiên cường -Tác giả xây dựng hình ảnh thơ trong

thế.,

doi lập mói cái không có để khẳng định một cái có -khẳng định

phẩm chất anh hùng của người lính lái xe.
Hay để ca ngợi chủ nghĩa anh hùng ,tinh thần tự nguyện cống hiến cuộc
đời mình cho kháng chiến ,TỔ quốc của anh bộ đội cụ Hồ trong bài “Đồng chí”
của Chính Hữu ,có thể so sánh với người lính thời phong kiến trong ca dao viết
về lính thú thòi xưa :
“Thùng thùng trống đánh ngũ liên .
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa”,
d, So sánh bằng cách đối chiếu đối tượng phân tích ,bàn luận trong một
tác phẩm với các tác phẩm khác viết về cùng một đề tài đê thấy nét riêng ,độc
đáo của nó .
Ví dụ :Khi phân tích bài thơ”Sang thu”của Hữu. Thỉnh ,ta có thể so

sánh :
8


Khônơ biết tự bao giờ ,mùa thu đã có mặt và chiếm một vị trí lớn trong số
lượng tác phẩm văn học không nhỏ của văn học Việt Nam .Mùa thu huyền
diệu ,mùa thu chan chứa tình yêu đã được thể hiện bằng tất cả các góc cạnh qua
ngòi bút của thi nhân .Với Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyên ,mùa thu là
một cô thôn nữ dân dã mà làm đắm say lòng người qua chùm thơ thu nổi
tiéng :Thu vịnh ,Thu ẩm ,Thu điếu .Trong “Tiéng thu” của Lưu Trọng Lư, mùa
thu lại như một sinh linh sống động ,nhu mì và rất đáng yêu :
“ Em nghe không mùa thu .
Lá thu rơi xào xạc .
Con nai vàng ngơ ngác ,

Đạp trên lá vàng khô .”
Còn “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu ,rộn rã ,vui sướng ,vồ vập vối hình
ảnh về mùa thư “Với áo mơ phai dệt lá vàng”cũng góp một bức tranh mùa thu
vào trời thu đất Việt,không ồn ào náo nhiệt .Hữu Thỉnh -bằng tất cả những cảm
nhận vô cùng mới mẻ ,tinh tế ,Ông đã cho ra mắt bạn đọc một “Sang thu”nhẹ
nhàng nhưng đầy quyến rũ và ẩn chứa một ý vị sâu sa .
Khi tìm hiểu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”có thể so sánh như sau:
“Mùa xuân chính là sự chuyển giao của đất trời mỗi khi năm mới đến
,nhưng trong thơ Thanh Hải nó trở thành “mùa xuân nho nhỏ”như có hình có
khối .Mùa xuân đã gợi cảm hứng cho không biết bao thi nhân,ta bắt gặp một đôi
bướm trắng “phấp phới sấn hoa bay”trong thơ Lê Thánh Tông ,một màu xanh
“rợn chân trời”của cỏ non trong thơ Nguyễn Du hay một “Mùa xuân chín”với
những cô thôn nu trẻ trung ,xinh đẹp của Hàn Mặc Tử ....nhưng bằng hình tượng
“Mùa xuân nho nhỏ”rất độc đáo /Thanh Hải đã tạo nên một dáu ấn cho riêng
mình trước cảm hứng mùa xuân -Phải chăng đó là hình ảnh ẩn dụ của sự cống
hiến cuộc đời mình cho đất nước ,để cùng với mọi người làm nên “mùa xuân
lớn”của dân tộc”.
Hay khi tìm hiểu về đề tài tinh cảm gia đình :tình phụ tử ,tình mẫu tử có
thể so sánh giữa các văn bản :Con cò ,Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng
mẹ ,Nói với con.. .để thấy được những nét đặc sắc riêng về nghệ thuật cũng như
9


về nội dung của từng tác phẩm .Qua đó ,học sinh biết đánh giá từ tổng quát đến
cụ thể vẻ đẹp chung và riêng của từng văn bẳn .
e, So sánh bằng cách đối chiếu đối tượng bình luận ,phân tích ,không chỉ
trong phạm vi văn học Việt Nam mà còn mở rộng ra văn học nước ngoài .Cách
so sánh này giúp học sinh có cách đánh giá về vai trò nói chung của văn học là
đều hướng đến


vẻ đẹp tam hồn cọn người;đồng thời cũng giúp các em

hiểu được giá trị chung của văn học .
Ví dụ :Khi tìm hiểu bài thơ “Mây và sóng”của Ta go có thể đối chiếu với
văn bản “Con cò”của Chế Lan Viên , “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng
mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm .
Hay khi phân tích văn bản “Bố của Xi mông”của Mô-pa-xăng có thể đối
chiếu với văn bản “Nói với con”của Y Phương ,giúp học sinh hiểu được vai trò
ý nghĩa của tình phụ tử trong cuộc sống con người. Với văn bản “ Con chó

Bấc” của Giắc Lân – đơn có thể so sánh với văn bản “ Dế mèn phiêu
lưu ký ” của Tô Hoài,
IV. KẾT QUẢ ÁP DỤNG ĐỀ TÀI :
Trong quá trình dạy học, đối với mỗi tiết dạy học làm văn nghị luận về tác
phẩm văn học, tôi luôn cố găng nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra cho học sinh
những kiểu so sánh, đối chiếu giữa nét giống và khác nhau ở mỗi văn bản ( trong
chương trình hoặc ngoài chương trình ) sao cho phù hợp với trình độ của các
em. Qua đó, các em không chỉ hiểu nội dung một văn bản đang học mà còn có
cái nhìn tổng quát, biết đặt văn bản trong một giai đoạn, mỗi thời kì khi tìm
hiểu. Biết liên hệ giữa văn bản này với văn bản khác này, với tác giả

khác, tìm ra nét độc đáo riêng và biết vận dụng kỹ năng so sánh đó khi
làm bài văn nghị luận văn học. Đồng thời, tạo cho các em hứng thú
say mê với môn ngữ văn, hình thành cho các em cách lập luận sâu,
rộng, bồi đắp cho các em vốn tri thức văn học.
Cụ thể :

10



- Học sinh đã biết vận dụng các kiểu so sánh khi làm bài văn nghị luận văn
học, giúp bài văn sinh động, mạch văn sâu hơn.
- Các em có cách đánh giá chính xác về nội dung của từng giai đoạn văn
học, năm được đặc điểm của từng giai đoạn văn học, nắm được đặc điểm phong
cách từng tác giả. Qua đó biết liên hệ giữa văn bản này với văn bản khác để tìm
ra nét đặc sắc riêng biệt của mỗi văn bản.

- Khi phân tích một văn bản ,các em đã biết lấy dẫn chứng ở văn
bản khác có cùng đề tài với văn bản đang phân tích để bài viết hấp dẫn
hơn .
- Thông qua cách so sánh ,các em tự rút ra bài học giáo dục có ý

nghĩa nhân văn để các em tự hình thành nhân cách ,sống tốt hơn
Sĩ số

HS không

HS có vận

HS vận

HS vận

vận dụng so

dụng so

dụng so

dụng so


sánh
32

4

sánh nhưng sánh và diễn sánh và diễn
chưa logic
4

đạt đúng
18

đạt hay
6

* Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại :

- Có những em có sự so sánh không hợp lý và trở thành khập
khiễng kiểu như : So sánh hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn
trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật với
hình ảnh người lính trong bài thơ “ Tây tiến” của Quang Dũng (mà với
“Tây tiến” của Quang Dũng chỉ có thể so sánh với “Đồng chí” của
Chính Hữu mà thôi).
- Có em khi so sánh lại luôn ca ngợi đối tượng mình đang phân
tích,bàn luận là hay nhất hẹp nhất .Ví dụ :Phân tích bài thơ “Sang
thu”cảu Hữu Thỉnh ,có em viết :có nhiều nhà thơ viết về mùa thu như
Nguyễn Khuyến ,Xuân Diệu ...nhưng chỉ có bài thơ “Sang thu”của

11



Hữu Thỉnh viết về mùa thu là hay nhât ,đặc sắc nhất ...

12


Y - KẾT LUẬN :
Như vậy khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học ,chúng ta có
nhiều kiểu so sánh để mỏ' rộng ,đào sâu vấn đề ,soi sáng thêm giá trị của đối
tượng .N ế u biết vận dụng kết hợp nhiều dạng so sánh khác nhau thì bài viết
thêm phong phú ,sinh động ,hấp dẫn .Nhưng dù vận dụng kiểu so sánh nào cũng
cần tránh sự so sánh khập khiễng ,máy móc .Cần phải cân nhắc ,so sánh bằng cái
nhìn của chiều sâu tri thức khoa học .Mặt khác ,cần xác định mục đích của so
sánh là để làm gì ? so sánh như thế nào để làm sáng rõ đối tượng mình đang
phân tích ,bàn luận ,giúp học sinh có vốn hiểu biêt văn học sâu và biết vận dụng
hiểu biêt ấy khi làm bài nghị luận văn học
Tóm lại ,phương pháp so sánh khi làm bài văn nghị luận có rất

nhiều kiểu dạng khác nhau.Trên đây chỉ là một số nhưng kiểu so sánh
tôi đã vận dụng khi giảng dạy ,có thể chưa được đầy đủ và hoàn
thiện .Tôi rất mong được đón nhận các ý kiến đóng góp của hội đồng
khoa học ,các bậc tiền bối và đồng nghiệp .
VI -NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỂ NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN ĐỂ TÀI:
- Sở Giáo dục -Đào tạo ,phòng giáo dục huyện Hoài Đức nên tổ chức
những lớp học bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên vào dịp hè để giáo viên có
điều kiện nâng cao phương pháp giảng dạy
- Phòng giáo dục tôn trọng, phát huy những sáng kiến kinh nghiệm
nghiệm hay và phổ biến đến giáo viên để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm.

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác

13



×