Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

điện châm kết hợp thuốc bổ thận tráng dương trong hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy trên bệnh nhân nhiễm HIV AIDS thể tỳ thận dương hư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.75 KB, 62 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tệ nạn ma tuý là một thảm hoạ đang lan tràn ở khắp các nước trên thế giới
và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Nó không những huỷ hoại sức khoẻ của con
người và là nguy cơ dẫn đến các bệnh lây truyền qua đường máu mà còn làm băng
hoại đạo đức, suy thoái nhân cách, làm mất đi khả năng lao động của con người,
kinh tế gia đình kiệt quệ, các tệ nạn xã hội phát sinh: Trộm cắp, cướp giật, đâm
chém…
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) [theo 41], năm 1985, thế
giới có khoảng 48 triệu người nghiện ma tuý, nhưng đến năm 2000, ước tính có hơn
230 triệu người nghiện ma tuý, chiếm 4% dân số thế giới.
Do đó việc ngăn chặn hiểm họa ma túy là việc rất cần thiết, đã có nhiều công
trình nghiên cứu và phương pháp cai nghiện ma tuý. Nhưng để tìm ra được một
phương pháp cai NMT hiệu quả, thuận tiện, đơn giản, ít tốn kém và tỷ lệ tái nghiện
thấp nhất vẫn là một vấn đề khó. Ngoài ra những người nghiện ma túy thường kèm
theo thể trạng kém và mắc các bệnh kèm theo như HIV/AIDS, viêm gan B, viêm
gan C… nên trong quá trình cai nghiện ma túy việc nâng cao thể trạng và điều trị
các bệnh kèm theo là điều rất cần thiết.
Phương pháp điều trị hỗ trợ cai NMT bằng điện châm là phương pháp điều
trị không dùng thuốc do Nguyễn Tài Thu đề xuất và nghiên cứu từ năm 1991. Các
kết quả bước đầu cho thấy châm cứu cắt cơn nghiện nhanh, phục hồi chức năng sinh
lý cho người bệnh trong một thời gian ngắn, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế nước ta,
ít tốn kém, đơn giản, dễ áp dụng trong cộng đồng.
Theo Nguyễn Tài Thu có thể phân loại NMT làm 5 thể lâm sàng [48] CanĐởm,Tỳ-Vị ,Tâm-Tiểu trường,Phế-Đại trường và Thận-Bàng quang. Đã có rất
nhiều đề tài nghiên cứu về từng thể bệnh riêng lẻ nhưng chưa có một đề tài nào
nghiên cứu về điều trị hỗ trợ cai NMT thể Tỳ-Thận.
Những nghiên cứu gần đây về thuốc y học cổ truyền trong điều trị nâng cao thể
trạng cho bệnh nhân nhiễm HIV cho thấy hiệu quả rất khả quan. Trong đó thuốc



2

viên nang bổ thận tráng dương cho thấy tác dụng nâng cao thể trạng trên bệnh nhân
HIV/AIDS rất tốt và đã được áp dụng trên lâm sàng [41].
Để đóng góp vào việc đánh giá kết quả của một phác đồ điều trị chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “điện châm kết hợp thuốc bổ thận tráng dương trong hỗ trợ
cắt cơn nghiện ma túy trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS thể tỳ thận dương hư”.
Nhằm các mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu các đặc điểm, lâm sàng, cận lâm sàng hội chứng cai nghiện
ma tuý và hội chứng suy nhược cơ thể của bệnh nhân nghiện ma tuý
nhiễm HIV/ AIDS thể Tỳ Thận dương hư.
2. Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm kết hợp thuốc “bổ thận
tráng dương” trong hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy trên bệnh nhân nhiễm
HIV/ AIDS thể Tỳ-Thận dương hư.


3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. Khái niệm về chất ma tuý :
1.2.1.Định nghĩa chất ma tuý.
Chất ma tuý(CMT) là những chất gây nghiện - tự nhiên (Nhựa thuốc phiện, lá
cô ca…) bán tổng hợp (Heroin) hay chất tổng hợp (Amphetamin). Những chất này
tác động đặc hiệu vào hệ thần kinh trung ương và nếu sử dụng lặp lại nhiều lần sẽ
dẫn đến trạng thái phụ thuộc vào chất đã sử dụng gọi là NMT [48], [54].
1.2.2. Phân loại các chất ma tuý.
Ở nước ta, theo vụ Điều trị Bộ Y Tế các CMT có nhiều loại, dựa vào tác
dụng dược lý chính của chúng trên hệ thống thần kinh trung ương, gây ra các biến

đổi chức năng tâm thần đặc trưng có thể phân ra các loại sau [48]:
1.2.2.1. Các chất gây êm dịu.
- Các thuốc bình thản, giải lo âu, gây ngủ (Benzodiazepin, barbituric…).
-Rượu (Ethanol).
-Thuốc phiện và các chế phẩm của nó (Morphin, heroin, codein).
1.2.2.2. Các chất kích thần.
- Các Amphetamin và chế phẩm của nó (Pervitin rilatin). Amphetamin được đóng
viên hoặc ở dạng bột trắng, dễ hoà tan trong nước nên bị lạm dụng bằng đường tiêm
chích.
- Cocain là sản phẩm từ hoa và lá khô của cây coca. Các chế phẩm của Cocain
(Crack) có tác dụng nhanh hơn cocain. Gây phụ thuộc tâm thần và gây độc tâm
thần.
1.2.2.3. Các chất kích thần gây ảo giác:
- Estasy (XTC).
1.2.2.4. Các dung môi hữu cơ gây êm dịu và ảo giác.
Colles (chất tẩy) Dissolvants (chất hoà tan).
1.2.2.5. Các chất gây ảo giác.
- Các sản phẩm của Canabis (cần sa), marijuana (lá khô), Haschich (rễ).


4

- LSD 25 và các chất tương tự.
1.2.2.6. Các chất không xếp trong các nhóm nêu trên.
- Thuốc lá, thuốc lào (Nicotin) là loại ma tuý nhẹ được sử dụng hợp pháp gây
dung nạp và phụ thuộc về cơ thể và tâm thần.
* Trong tiếng việt từ “Ma tuý” mới xuất hiện vài chục năm nay “Ma” có nghĩa
là kỳ lạ, huyền ảo; “Tuý” là say. Ma tuý là chất làm cho con người bị say đắm, mê
hoặc, quyến rũ. Ngày nay những chất gây nghiện ngày càng nhiều, đa dạng nên
“Ma tuý” được dùng để chỉ các chất gây nghiện nói chung. Trong phạm vi đề tài

này chúng tôi chỉ đề cập đến NMT chất dạng thuốc phiện (Nhóm Opiat). Vậy nguồn
gốc của thuốc phiện và các chế phẩm (Thuốc phiện, Codein, Morphin, Heroin) có
thể được trình bày tóm tắt như sau:
- Thuốc phiện: Là nhựa của quả cây thuốc phiện được cô lại. Nhựa thuốc phiện là
một hỗn hợp các chất hữu cơ như: Đường, đạm, chất béo và một số chất cao phân tử
khác. Có hơn 25 Alcaloid đã được phát hiện trong thành phần của nhựa cây thuốc
phiện song chỉ có 4 đến 5 loại được coi là thành phần cơ bản nhất bao gồm:
Morphin, codein, thebain, papaverin và nacotin (noscapin)…Trong đó chỉ có các
loại nhân thơm Piperidin-phenanthren là tác dụng mạnh lên hệ thần kinh trung ương
(Morphin, cocain). Thuốc phiện có 3 dạng:
+Thuốc phiện sống (Rawopium) là nhựa thuốc phiện mới thu hoạch từ quả và lá
của cây thuốc phiện, phơi khô, đóng gói. Thuốc phiện sống đặc dẻo có màu nâu
đen, đen sẫm, có mùi thơm đặc biệt, ít tan trong nước.
+Thuốc phiện chín (Preparedopium) Thường gặp ở các nước Nam á được bào chế
từ thuốc phiện sống bằng cách dùng nước nóng hoà tan nhiều lần, rồi lọc qua vải
nhiều lần, sấy khô dịch lọc và đóng thành bánh, có hình dạng kích thước khác nhau.
Thuốc phiện chín màu nâu, thơm hơn thuốc phiện sống.
+Xái thuốc phiện (Drossopium) là thành phần còn lại trong tẩu sau khi thuốc phiện
được hút xong. Thường trong xái thuốc phiện vẫn còn lại một lượng thuốc phiện
nhất định nên ở các nước Đông Nam á người ta thường trộn xái thuốc phiện với
thuốc phiện sống để hút lại [7].


5

- Codein: là Alcaloid của cây thuốc phiện dược bào chế dưới dạng viên uống.
- Heroin: là chế phẩm của Morphin tồn tại dưới dạng bột màu trắng. Nó là loại ma
tuý mạnh nhất trong nhóm các chất dạng thuốc phiện và cũng là loại bị lạm dụng
nhiều nhất do đạt được hiệu quả nhanh và đơn giản trong cách sử dụng.
1.3. Quan niệm về nghiện ma tuý theo y học hiện đại.

1.3.1. Định nghĩa nghiện ma tuý theo y học hiện đại.
Nghiện ma tuý theo ICD-10 được định nghĩa như sau [9], [56]:
NMT là một trạng thái nhiễm độc mạn tính chất ma tuý gây lệ thuộc về mặt cơ thể
và tâm lý vào CMT và gây một trạng thái dung nạp (Liều dùng ngày càng tăng) sau
khi đã sử dụng CMT nhiều lần.
1.3.2. Cơ chế nghiện ma tuý theo y học hiện đại.
Người ta đã phân lập được các chất Morphin nội sinh trong cơ thể, đó là
Endorphin và Enkephalin, các chất này tạo phức hợp với các thụ thể (Receptor)
trong não,do đó có tác dụng giảm đau và đều có tính chất chung là làm giảm sản
xuất AMP vòng, nhưng Endorphin và Enkephalin bị phá huỷ quá nhanh,nên không
gây nghiện [30],[48].
Các CMT tác động vào hệ thần kinh trung ương tuỳ theo cấu trúc của từng
chất, nhưng điểm chung của cơ chế gây nghiện chủ yếu là do tác động qua lại giữa
CMT và thụ thể đặc hiệu của nó nằm ở các vùng khác nhau của não [17]. Ở đây chỉ
đề cập đến cơ chế gây nghiện của các chất dạng thuốc phiện (Thuốc phiện,
Morphin, Heroin) là các CMT được sử dụng chủ yếu ở nước ta hiện nay.
Các chất dạng thuốc phiện (CDTP) khi vào cơ thể đều chuyển hoá thành
Morphin rồi vào máu, thời gian bán huỷ của Morphin ở máu khoảng 2 giờ 30 phút.
Sau 24 giờ, 90% Morphin bài tiết ra ngoài, chỉ một lượng nhỏ vào hệ thần kinh
trung ương và đến các thụ thể tiếp nhận Morphin (Các receptor) ở hệ viền, vùng
dưới đồi, đồi thị, nhân đuôi và đám rối thần kinh chi phối ruột (Đám rối Auerbach)
[22],[48]. Có một số thụ thể tiếp nhận Morphin và chủ yếu là thụ thể µ nằm ở não, tập
trung nhiều nhất là vùng dưới đồi, một ít ở hệ thần kinh thực vật [30].
Tại các thụ cảm thể µ có sẵn những peptid nội sinh ( β endorphin , Enkephalin).
Các Neuropeptid này tác động qua lại với Morphin và dẫn truyền Morphin qua hệ
thần kinh đến các vùng khác nhau của cơ thể gây ra những tác dụng đặc hiệu.


6


Morphin có nhiều tác dụng có lợi, đặc biệt có tác dụng chữa bệnh như:
- Gây giảm đau (đây là tác dụng quan trọng nhất)
- Gây khoái cảm: giảm các phiền muộn do các stress gây ra.
- Gây thản nhiên, bàng quang: giảm lo âu và đau khổ
- Ức chế hô hấp: chống ho.
- Tăng cường lực cơ trơn dạ dày, ruột, chống tiêu chảy và nhiều tác
dụng khác.
Nhưng Morphin gây nhiều tác hại hơn, tác hại lớn nhất là gây nghiện với
ba trạng thái dung nạp, lệ thuộc về cơ thể và lệ thuộc về tâm lý.
- Giải thích sự nghiện ma tuý [20], [48].
Từ khi tìm ra Morphin nội sinh (Endorphin) thì cắt nghĩa hiện tượng quen các
CDTP càng rõ: Chất chủ vận nội sinh “Receptor” của CDTP là Enkephalin bị giáng
hoá quá nhanh nên không gây quen thuốc. Enkephalin hoặc mọi Opioid sẽ kích
thích thụ thể, làm ức chế sự giải phóng một số men, chủ yếu là ức chế
Aldenylcyclase(AC) từ đó giảm sản xuất ra cAMP (AMP vòng).
Khi dùng CDTP nhiều lần, CDTP tác động liên tục vào thụ thể làm ức chế liên tục
AC và giảm cAMP trong cơ thể. Do cAMP là chất truyền tin thứ hai đóng vai trò rất quan
trọng, nên tế bào đáp ứng lại bằng cách tăng tổng hợp AC hoặc ức chế phân huỷ enzym để
giữ cân bằng nồng độ AC. Người ta gọi đó là trạng thái quen thuốc hay trạng thái nghiện.
Khi ngừng Morphin đột ngột (cai thuốc), CDTP biến khỏi cơ thể nhưng thụ thể vẫn giữ
thói quen đáp ứng với nồng độ cao của thuốc. Lúc này Enkephalin nội sinh sẽ thay thế
CDTP, nhưng không thoả mãn được nhu cầu của thụ thể, hậu quả là các AC không bị ức
chế nữa, nồng độ của cAMP sẽ cao vọt lên khác thường, xuất hiện tình trạng kích thích đó
chính là những triệu chứng bắt gặp ở người đói thuốc phiện biểu hiện hội chứng cai.
1.3.3. Hội chứng cai (hcc):
Khi người nghiện bị cắt đột ngột CMT thì các AC được giải phóng và gây
tăng tổng hợp cAMP gây ra tình trạng kích thích gọi là HCC (Dựa vào tiêu chuẩn
chẩn đoán của DSM IV-R (Diagnostic and Statistical Manual Revision) của hội tâm
thần học Mỹ chỉnh lý năm 1994 gồm 13 triệu chứng sau:
+ Ngáp.



7

+ Chảy nước mắt, nước mũi
+ Nổi da gà, toát mồ hôi.
+ Thèm ma tuý.
+ Đau cơ, đau khớp.
+ Mất ngủ.
+ Buồn nôn, nôn.
+ Đau bụng, ỉa chảy.
+ Mạch nhanh.
+ Dị cảm.
+ Giãn đồng tử.
+ Tăng thân nhiệt.
+ Sút cân.
1.3.4. Cơ sở sinh học của trạng thái lệ thuộc về mặt cơ thể [22], [48].
Khi người nghiện dừng sử dụng CDTP các thụ thể µ vẫn duy trì phương
thức đáp ứng với một lượng CDTP đưa vào cơ thể hàng ngày, tức là vẫn liên tục
tổng hợp một lượng lớn men AC, do lượng Endorphin quá nhỏ không thể ức chế
được việc tổng hợp này và lượng cAMP trong cơ thể cao vọt, kích thích mạnh hệ
thần kinh trung ương, báo động gay gắt trạng thái thiếu hụt Morphin dẫn tới nhu
cầu cấp thiết phải đưa Morphin vào cơ thể, nếu không đưa vào thì cơ thể xuất hiện
các triệu chứng sau:
+ Từ giảm đau chuyển sang đau cơ bắp và nội tạng.
+ Từ thản nhiên, bàng quang chuyển sang bồn chồn.
+ Từ khoái cảm chuyển sang buồn bực.
+ Từ hẹp đồng tử chuyển sang giãn đồng tử.
+ Từ khô da chuyển sang vã mồ hôi.
Và nhiều triệu chứng trái ngược khác như: dị cảm, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mất

ngủ…
1.3.5. Cơ sở sinh học của trạng thái lệ thuộc về mặt tâm thần [6], [48].


8

Theo nhận định của hội đồng các chuyên viên về lạm dụng ma tuý của WHO
thì sự lệ thuộc vào chất ma tuý trước hết và chủ yếu là sự lệ thuộc về mặt tâm thần.
Do bản năng sinh tồn, cơ thể phải tự điều chỉnh để sớm chấm dứt sự lệ thuộc về mặt
cơ thể (HCC) trong vòng từ 1-2 tuần. Tuy nhiên mất hội chứng cai rồi, đối tượng
NMT vẫn tiếp tục nhớ và thèm chất ma tuý trong một thời gian dài. Đó là nguyên
nhân làm cho gần 100% các đối tượng NMT lại tái nghiện một thời gian ngắn sau
khi cắt cơn trong 10 ngày nếu không điều trị duy trì. Đây là một hiện tượng tâm sinh
học phức tạp, chưa được sáng tỏ hoàn toàn và có nhiều cách giải thích khác nhau.
Có tác giả cho rằng tập tính nghiện ma tuý hình thành trên cơ sở thần kinh
sinh học nhưng được điều tiết bởi các nhân tố tâm lý (kinh nghiệm đã trải qua, tác
động của môi trường xã hội, tác động của stress…). Các trạng thái khoái cảm, thản
nhiên do chất ma tuý gây ra là cơ sở sinh học của cái thèm và nhớ. Một số nhà điều
trị tập tính cho rằng trong một thời gian dài tất cả những phản ứng hàng ngày của bộ
não đối với chất ma tuý, những chất thụ thể đặc hiệu được lưu dấu vết bền vững vào
bộ nhớ của não và hình thành một phản xạ có điều kiện. Do đó sự thèm và nhớ các
cảm giác dễ chịu, sảng khoái do chất ma tuý đem lại có cơ sở bền vững tại các tế
bào thần kinh, tồn tại tiềm tàng và thường trực trong não. Bởi vậy khi gặp một số
kích thích gợi nhớ CMT, các dấu vết của phản xạ có điều kiện lại được hoạt hoá,
xung động gây thèm CMT xuất hiện trở lại và thúc đẩy người nghiện quay trở về
với CMT. Chính vì thế một số người sau khi đã cắt được HCC hoặc cai NMT được
nhiều năm vẫn tái nghiện. Đây chính là trở ngại lớn nhất trong điều trị NMT hiện nay.
1.4. Tình hình nghiện ma tuý trên thế giới và việt nam
1.4.1. Tình hình nghiện ma tuý trên thế giới.
Theo thống kê của WHO năm 1985 trên thế giới có 48 triệu người nghiện các

thuốc gây nghiện nhưng đến năm 2000 ước tính trên thế giới có khoảng 230 triệu
người NMT, chiếm 4% dân số thế giới [27]. Tại Hoa Kỳ có tới 80% trong số học
sinh ở miền nam California và 40% học sinh ở bang Masachuset sử dụng ma tuý và
cũng tại Hoa Kỳ có tới 24 triệu người nghiện cần sa [40]


9

Bên cạnh việc sử dụng các chất ma tuý cổ điển chiết xuất từ thảo mộc, người
NMT ngày nay còn sử dụng nhiều CMT tổng hợp như các chất cường thần, các chất
ảo giác, các chất gây ngủ, các chất giải lo âu…ở một số nước như Trung Quốc,
Nhật Bản, Thái Lan, việc sử dụng Amphetamin ngày càng chiếm ưu thế, đặc biệt là
trong các vũ trường [15], [31].
Theo thống kê của UBQG phòng chống AIDS 95% người nhiễm HIV/AIDS
là người NMT. Do đó NMT là nguy cơ chủ yếu và là một điều kiện tốt để căn bệnh
HIV/AIDS phát triển vì họ thường dùng chung một bơm tiêm để tận dụng lượng ma
tuý [34], [48].
1.4.2. Tình hình nghiện ma tuý ở Việt Nam.
Nghiện ma tuý ở Việt Nam đã có từ rất lâu, người dân ở các tỉnh miền núi
phía Bắc đã biết trồng cây thuốc phiện vào các mục đích chữa bệnh, cúng tế, hiếu
hỉ…và hút thuốc phiện dần dần trở thành một thói quen xấu ở nhiều vùng trong cả
nước. Các triều đại phong kiến cũng đã nhận thấy tác hại của việc hút thuốc phiện
và đã ra lệnh cấm hút thuốc phiện, cấm buôn bán và tàng trữ thuốc phiện [10], [54].
Thời kỳ Pháp đô hộ nước ta, chính quyền thực dân lại độc quyền, công khai bán
rượu và thuốc phiện trong cả nước vừa đầu độc dân ta vừa thu lợi nhuận kếch sù [10].
Sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công cho đến ngày Miền Nam hoàn
toàn giải phóng, công tác phòng chống NMT chỉ diễn ra và có kết quả khả quan ở
vùng tự do.Còn ở các vùng tạm chiến, NMT vẫn tiếp tục phát triển và ngày càng
trầm trọng[10]. Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, NMT đã có đặc điểm của NMT
hiện đại, đặc biệt nghiện Heroin đã trở thành một hiểm hoạ cho đất nước.

Theo thống kê của WHO [45] Việt Nam năm 1975 có 100.000 người nghiện,
chiếm 0,23% dân số. Tới năm 2009 theo thống kê của Cục phòng chống tệ nạn xã
hội thì tổng số nghiện trên toàn quốc khoảng 146.700 người và nghiện chủ yếu các
loại Morphin, Dolargan, Heroin [40]. Hiện nay theo thống kê từ Bộ lao động
thương binh xã hội thì cả 64 tỉnh thành phố, 90 quận huyện, 58 xã phường thị trấn
đã gửi báo cáo có người NMT trong đó có 730 xã phường trong diện trọng điểm ma
tuý. Tính đến tháng 2011 cả nước có khoảng 149.900 người NMT (Trong đó có


10

30.000 người tại cơ sở do Bộ công an quản lý). Tuy nhiên theo một số chuyên gia
thì con số người nghiện thực tế còn vượt xa con số thống kê. Điều đáng lo ngại là
NMT độ tuổi ngày càng trẻ: Dưới 18 tuổi là 4,5%,dưới 30 tuổi là 68,3% và 80%
trong độ tuổi lao động. [44].
Theo UNAIDS, ở Việt Nam tính đến ngày 30/04/2005 toàn quốc đã phát hiện
được 94.426 trường hợp nhiễm HIV, trong đó tập trung chủ yếu ở nhóm thanh thiếu
niên NMT chiếm 60%. Điều này thể hiện xu hướng trẻ hoá dịch HIV/ AIDS ở Việt
Nam [6], [38].
Thực trạng hiện nay số người NMT trong cả nước được điều trị còn chiếm tỷ
lệ thấp so với tổng số người nghiện, tỷ lệ tái nghiện còn cao, số người nghiện mới ra
tăng, tập trung ở giới trẻ. Số người nghiện mới và tái nghiện gia tăng, các chất gây
nghiện ngày càng đa dạng và phức tạp đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn xã hội
cùng quan tâm giúp đỡ người nghiện cắt cơn và tái hoà nhập cộng đồng bởi nếu chỉ
người nghiện quyết tâm thôi thì chưa đủ.
1.5. HIV và AIDS.
1.5.1. Đặc điểm, cấu trúc HIV
1.5.1.1. Hình dạng và cấu trúc [19]
HIV là một loại virus gây nhiễm trùng mạn tính tiến triển chậm thuộc họ
Retrovirus, nhóm lentivirus, có dạng hình cầu, kích thước khoảng 80-120nm, cấu

tạo gồm 3 lớp :
Vỏ ngoài (Pepton) : Là một màng Lipid kép.
Vỏ capsid gồm 2 lớp protein :
+ Lớp ngoài : gp18 với HIV-1 và gp17 với HIV-2.
+ Lớp trong : gp24, là kháng nguyên rất quan trọng để chẩn đoán nhiễm HIV sớm
và muộn.
Lõi : Chứa hai phân tử ARN đơn chứa 3 gen cấu trúc:
Gag (Group specific antigen).
Pol (polymerase.
Env(Envelop).


11

Ngoài 3 gen cấu trúc trên ở mọi Retrovirus, HIV còn có các gen điều hòa quá
trình nhân lên của HIV.Taf (Transaetivation gene) làm tăng. Nef (negative factor gene)
làm chậm, còn Rev (Regulative gene) điều chỉnh qua Taf và Nef. [19], [21]
1.5.1.2. Phân loại [19].
HIV1: Gây bệnh dịch phổ biến trên thế giới
HIV2: Khu trú ở một số địa phương, chủ yếu ở Tây Phi [19].
1.5.2. Nuôi cấy :
HIV nuôi cấy tốt trên tế bào lympho người và tế bào thường trực Hela có
TCD4.
1.5.3. Đặc điểm dịch tễ học của HIV [19], [21], [22], [35]
1.5.3.1. Sự xâm nhập của HIV [19], [21].
Sau khi phơi nhiễm 5 -7 ngày, những tế bào HIV di chuyển đến cơ quan
lympho ngoại vi, tại đây virus nhân lên nhanh chóng qua các giai đoạn :
- Virus gắn vào thụ thể CD4 và đồng thụ thể chemokine trên màng tế bào
lympho TCD4.
- Xâm nhập : ARN và RT của virus di chuyển vào trong nguyên sinh chất của

tế bào TCD4.
- Sao chép ngược : Dưới dạng tác dụng của enzym sao chép ngược RT, ARN
chuyển thành AND sợi kép.
- AND của virus chuyển vào nhân và tích hợp vào ADN của vật chủ, sử dụng
bộ máy di truyền của tế bào vật chủ để sản xuất ra ARN của virus và các thành phần
cấu tạo khác của virus.
- Tổ hợp các protein của virus và virion này chồi thoát ra khỏi tế bào.
- Ly giải tế bào nhiễm : chính do quá trình này mà đời sống của tế bào vật chủ
bị ngắn lại.
1.5.3.2. Nguồn lây : (21)
Bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy nhất của
HIV, không có ổ chứa tự nhiên ở động vật. Mọi người đều có khả năng nhiễm HIV.


12

HIV phân lập được từ máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước mắt, sữa mẹ,
nước tiểu và các dịch khác cơ thể. Nhưng nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy chỉ có
máu, dịch tiết âm đạo, tinh dịch đóng vai trò quan trọng trong việc lây truyền HIV.
1.5.4. Thay đổi miễn dịch khi nhiễm HIV/AIDS. [1], [2], [19], [20], [21], [35].
Khi cơ thể nhiễm HIV kéo dài, các kháng thể đặc hiệu với các glycoprotein,
protein của vỏ nhân do gen cấu trúc, gen điều hòa và các enzym sao mã ngược được
tạo thành, nhưng đều không ngăn chặn được HIV phát triển, cơ thể lâm vào tình
trạng suy giảm miễn dịch :
•Biểu hiện ở các tế bào miễn dịch :
Giảm số lượng tuyêt đối các tế bào miễn dịch như tế bào lympho TCD4, TCD8, tế
bào lympho B do tác dụng trực tiếp của HIV hoặc giảm IL-2 từ tế bào lympho
TCD4 hoạt hóa. Các tế bào của hệ thống miễn dịch không được bổ sung vì không
có tế bào nguồn.
Giảm chức năng nhiều loại tế bào miễn dịch.

Thay đổi các Cytokine.
•Sự thay đổi miễn dịch tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiễm trùng cơ hội và
ung thư.
•HIV chủ yếu tấn công và gây tổn thương tế bào lympho TCD4 rồi đến đại thực
bào. Số lượng tế bào TCD4 giảm là nét đặc trưng nhất của suy giảm miễn dịch vì
TCD4 là tế bào lympho T hỗ trợ - một loại tế bào miễn dịch đặc hiệu (thường gọi là
tế bào T hỗ trợ có phân tử CD4 trên bề mặt của nó) với chức năng điều hòa sự
phòng vệ của cơ thể đối với nhiễm trùng và ung thư thông qua quá trình đáp ứng
miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
Cơ chế giảm tế bào lympho TCD4 ở bệnh nhân AIDS : Bệnh nhân bị suy giảm
miễn dịch nặng nề do tế bào lympho TCD4 nhiễm HIV và chưa nhiễm HIV bị tiêu
diệt trực tiếp hoặc gián tiếp.
Vì vậy sự giảm số lượng tế bào lympho TCD4 là một dấu hiệu đại diên
đáng tin cậy để đánh giá tình trạng bệnh. Theo các nghiên cứu trên thế giới số


13

lượng TCD4 ở người bình thường từ 500 – 1400 tế bào/mm 3 máu (người Việt
Nam : 700 – 1200 tế bào/mm3 máu). Số lượng TCD8 từ 180 – 860 tế bào/mm 3 máu.
Tỷ lệ TCD4/ TCD8: 1,1 – 3,5 [19]. Số lượng TCD4.giảm nhiều hay ít liên quan đến
nồng độ virus trong máu. Khi nồng độ virus là 30000 – 50000/ml thì số lượng
TCD4 < 50 tế bào/mm3 máu. Ngoài ra số lượng tế bào lympho cũng giảm dần theo
sự suy giảm của hệ thống miễn dịch. Vì vậy cũng có thể dựa vào sự thay đổi số
lượng tế bào lympho để đánh giá tiến trình nhiễm HIV/AIDS [19].
1.5.5. Lâm sàng HIV/AIDS [19], [20], [21], [23].
HIV gây suy giảm miễn dịch tiến triển và hậu quả cuối cùng gây tử vong cho
bệnh nhân do nhiễm trùng cơ hội và ung thư. Thời gian nhanh nhất từ khi lây nhiễm
HIV tới khi tử vong do AIDS là 28 tuần [19]. Thời gian trung bình từ khi nhiễm
HIV tới khi phát triển thành AIDS là khoảng 10 năm liên quan đến số lượng tế bào

lympho TCD4 và phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân, số lượng virus, biện pháp dự
phòng, điều trị, quá trình phát triển thành AIDS được chia thành 4 giai đoạn:
1.5.5.1. Giai đoạn sơ nhiễm (Nhiễm virus cấp):
Chỉ có 20 – 50% có biểu hiện lâm sàng cới các triệu chứng rất thô sơ như
bệnh cảnh nhiễm các virus khác, với các biểu hiện:
Hội chứng giả bệnh tăng bạch cầu đơn thuần nhiễm trùng hoặc giả cúm:
+ Sốt 39 – 40o C, hoặc sốt nhẹ thất thường
+ Đau đầu, mệt mỏi, đau nhức mình mẩy toàn thân.
+ Sưng hạch ở vài nơi: Cổ, nách
+ Phát ban dạng sởi hoặc sẩn ngứa trên da
Xét nghiệm:
+ Bạch cầu đơn nhân tăng.
+AST, ALT tăng vừa


14

Các biểu hiện này hết sau 7 – 10 ngày. Sau 6 – 12 tuần mới xuất hiện kháng
thể trong máu.
1.5.5.2 Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng :
Bệnh nhân không có biểu hiện gì trên lâm sàng nhưng trong máu có HIV và
trở thành nguồn lây cho mọi người qua hành vi nguy cơ của họ giai đoạn này kéo
dài từ 5 -20 năm hoặc lâu hơn, thông thường phát triển theo 3 xu hướng:
-

Hoặc trở thành người mang HIV kéo dài trong nhiều năm nhưng vẫn khỏe

mạnh nếu người nhiễm quyết tâm thay đổi hành vi, luyện tập thể chất, chế độ sinh
hoạt hợp lý và theo dõi sức khỏe thường xuyên.
-


Hoặc HIV diễn biến tự nhiên trong cơ thể, tiêu hủy dần các tế bào miễn dịch,
diễn biến dai dẳng rồi trở thành AIDS trong vòng 5 – 7 năm.

-

Hoặc nhiễm HIV diễn biến nhanh thành AIDS trong vòng 1 – 2 năm nếu
người bệnh vẫn tiếp tục hành vi của họ.

1.5.5.3. Giai đoạn bệnh hạch dai dẳng toàn thân ( giai đoạn cận AIDS)
Sưng hạch toàn thân dai dẳng: thường sưng hạch cổ, nách. Hạch to 1 – 2 cm,
không đau, di động dễ. sinh thiết hạch thấy hiện tượng tăng sinh. Nếu hạch teo nhỏ
thì người bệnh diễn biến thành AIDS nhanh hơn.
Sụt cân: là dấu hiệu thường gặp, thường sụt 10% trọng lương cơ thể mà
không rõ lí do.
Sốt kéo dài trên 38o C không rõ nguyên nhân.
Ngứa dai dẳng, gãi đến bật máu dùng thuốc chống ngứa không khỏi.
Có thể ho hoặc tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân.
1.5.5.4 Giai đoạn biểu hiện AIDS:
Với biểu hiện lâm sàng là nhiễm trùng cơ hội và các khối u.
1.5.6. Suy nhược cơ thể trên bệnh nhân HIV/AIDS [51].
1.5.6.1. Chứng suy nhược:
Điều quan trọng là phải phân biệt được mệt mỏi và suy nhược.
Mệt mỏi là hiện tượng sinh lý xảy ra liên quan đến sự hoạt động quá mức về
thể xác và tâm thần, sẽ phục hồi khi nghỉ ngơi.


15

Chứng suy nhược hay hội chứng suy nhược mạn tính: Là tình trạng rối loạn

phức tạp đặc trưng bởi sự mệt mỏi sâu rộng, kéo dài, không cải thiện khi nghỉ ngơi
và có thể ảnh hưởng xấu đối với thể chất lẫn tinh thần của người bệnh.
Suy nhược cơ thể được chia làm 2 loại:
+ Suy nhược thực thể: do tình trạng bệnh lý gây ra chiếm 47 %
+ Suy nhược cơ năng: Do sang chấn tâm lý gây ra chiếm 53%.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể trên bệnh nhân HIV/AIDS
là do tình trạng miễn dịch, nhiễm trùng cơ hội và đặc biệt là do sang chấn tâm lí bởi
tác động ở môi trường xã hội bên ngoài, bởi sự kì thị định kiến của những người
xung quanh đối với người nhiễm HIV/AIDS còn rất nặng nề. Vì lẽ đó suy nhược cơ
thể trên bệnh nhân HIV/AIDS là tình trạng suy nhược kết hợp cả suy nhược thực
thể và suy nhược cơ năng.
1.5.6.2. Thang điểm đánh giá lâm sàng mức độ suy nhược Bugrad – Crocq.
Gồm 15 triệu chứng:
1. Rối loạn tiếp xúc.

9. Cảm giác lo âu về tinh thần.

2. Rối loạn về nhạy cảm.

10. Rối loạn giấc ngủ.

3. Rối loạn về ngôn ngữ.

11. Trầm cảm

4. Rối loạn về giác quan

12. Rối loạn tình dục

5. Triệu chứng thần kinh.


13. Rối loạn tính tình.

6. Suy giảm sức khỏe.

14. Mau mệt cơ bắp.

7. Triệu chứng của lo âu biểu hiện.

15. Bệnh tưởng.

8. Rối loạn ăn uống.
Cách cho điểm đối với từng triệu chứng như sau:
Không có
0

Rất nhẹ
1

Nhẹ
2

Trung bình Nặng
3
4

Rất nặng
5

Tổng điểm của các triệu chứng là điểm Bugard- Crocq.

Thang điểm Bugrad – Crocq> 26 điểm được chẩn đoán là suy nhược.
1.6. Quan niệm về nghiện ma tuý theo y học cổ truyền


16

Dựa trên lý luận YHCT cổ xưa, Nguyễn Tài Thu đã nêu ra kết luận rằng
NMT ảnh hưởng chức năng sinh lý tạng phủ, nó không chỉ ảnh hưởng đơn độc đến
một tạng hay một phủ mà có thể ảnh hưởng đến 12 tạng phủ, 12 kinh mạch. Ở mỗi
bệnh nhân khác nhau thì bệnh lý do ma tuý gây ra ở các tạng phủ cũng không giống
nhau [44], [48].
1.6.1. Nguyên nhân:
Theo Nguyễn Tài Thu [46], [48] thì nguyên nhân gây nghiện ma tuý gồm:
Ý muốn, tư tưởng muốn dùng ma tuý liên quan đến Can, Đởm, Tâm Tâm
bào. Can-Đởm không chỉ có nghĩa hẹp về chức năng sinh lý, giải phẫu của lá Gan,
túi Mật mà còn có chức năng điều khiển trực tiếp về ý trí, ý thức của con người
“Can tướng quân chi quan chủ mưu lự, Đởm chủ quyết đoán”. Tâm không chỉ có
chức năng “Chủ huyết mạch”đưa máu đi nuôi cơ thể mà còn quản lý về tinh thần,
tình cảm, tư duy của con người: “Tâm chủ thần minh”
Cảm khoái và sự thèm muốn là do Can, Tâm có chức năng liên quan mật
thiết với chức năng của Tỳ, Vị “Tỳ-Vị khai khiếu tại khẩu-vị giác”.
Hơi thơm của thuốc phiện, cảm giác khoan khoái, nhẹ nhõm khi dùng thuốc
phiện có liên quan đến Phế - Đại trường “Phế chủ khí, Phế chiều bách mạch, Phế
khai khiếu tại tỵ”.
1.6.2. Hội chứng tạng phủ của NMT theo lý luận YHCT
Vận dụng lý luận YHCT [11], [12], [44], [47] trong nghiên cứu để biện
chứng luận trị trong điều trị. Theo Nguyễn Tài Thu không phải hội chứng nào do
ma tuý gây ra ở mọi người nghiện đều giống nhau, mà tuỳ theo trạng thái sinh lý
khác nhau của từng ngươì, thời gian sử dụng, mức độ sử dụng mà sinh ra năm nhóm
chứng trạng khác nhau: Can-Đởm, Tỳ -Vị, Tâm - Tâm bào, Tiểu trường - Tam tiêu,

Thận - Bàng quang, Phế - Đại trường. Sau đó phải dựa trên thể trạng: Hàn - Nhiệt,
Hư - Thực của từng bênh nhân mà chia ra hai hội chứng khác nhau là: [41], [46].
Hội chứng thịnh (Chứng Thực):


17

+ Triệu chứng: Thần kinh hưng phấn, nằm ngồi không yên, mất ngủ, vật vã, đập
phá, nhức đầu, co giật chân tay, thở mạnh, nói lung tung, đau bụng đi ngoài, tim đập
nhanh, hồi hộp, nhức trong xương và tứ chi, nam giới thì di mộng tinh, nữ giới thì
kinh nguyệt không đều, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày.
Mạch: Dương mạch (Phù, huyền, hồng, hoạt, sác)
Hội chứng thực thường bao gồm các chứng trạng: Tâm nhiệt, tâm bào nhiệt,
Can hoả vượng, Vị Trường nhiệt, Đởm nhiệt, Bàng quang nhiệt.
Hội chứng suy (chứng hư):
Triệu chứng: Người gầy yếu, mệt mỏi, đi lại yếu, sắc sạm, môi thâm, sợ
nước, sợ lạnh, tim đập nhanh, hồi hộp, sợ hãi, nhiều mồ hôi, ỉa chảy, có thể phù hai
chi dưới, tinh thần chậm chạp không ăn được, nam giới thì di mộng tinh, liệt dương,
nữ giới thì khí hư nhiều, đi tiểu nhiều lần, nhức trong xương tuỷ, chất lưỡi hồng
nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng ướt. Mạch: Âm mạch (trầm, huyền, tế, vi, nhược)
Hội chứng hư thường gồm các chứng trạng: Thận dương hư, Tỳ hư, Can hư.
Với lý luận phân tích ở trên thì cơ chế cắt cơn nghiện ma tuý bằng điện châm
của YHCT là do tác dụng điều khí và điều hoà âm dương của chức năng sinh lý các
tạng phủ là nhằm đưa cơ thể trở lại trạng thái bình thường. Đối với mỗi nhóm
chứng trạng phải chọn dùng các kinh huyệt thích hợp đồng thời phải tuỳ theo hội
chứng thịnh, suy mà Tả (hội chứng thực) và Bổ (hội chứng hư).
Trong nhiều công trình nghiên cứu của Nguyễn Tài Thu và cs [38], [45], [46],
[48], ma tuý gây tổn hại đến các tạng phủ gây ra các nhóm chứng trạng và công
thức điều trị của từng thể bệnh như sau:
Gây rối loạn chức năng Can-Đởm [34]:

Triệu chứng: Thèm thuốc, mất ngủ, bứt dứt, khó chịu, hay cáu gắt không có
nghị lực, đau đầu, mắt đỏ, háo khát, tiểu tiện vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy,
mạch: phù, huyền, sác.
Pháp điều trị: Thanh nhiệt, bình can, giáng hoả, bổ Tỳ hoạt lạc.
Châm tả các huỵêt: Hành gian, Bách hội, Suất cốc, Phong trì, Thượng tinh,
Đồng tử liêu, Khúc trì, Hợp cốc.


18

Châm bổ các huyệt: Túc tam lý, Tam âm giao.
Gây rối loạn chức năng Tỳ-Vị [40]:
Triệu chứng: Thèm thuốc, tăng tiết nước bọt, đau bụng, buồn nôn và nôn,
tiêu chảy (Có khi ra máu), ngáp, chảy nước mắt nhiều, đau cơ khớp. Lưỡi nhạt, rêu
trắng mỏng. Mạch: phù hoặc trầm, sáp, nhược.
Pháp điều trị: Kiện Tỳ, bình vị, thanh nhiệt.
Châm tả các huyệt: Hợp cốc, Thiên đột, thuỷ đột xuyên Khí xá, Thiên Khu,
Trung quản, Chương môn, Lương môn.
Châm bổ các huyệt: Túc tam lý, Tam âm giao, Huyết hải.
Gây rối loạn chức năng Tâm -Tiểu trường và tâm bào -Tam tiêu:
Triệu chứng: Thèm ma tuý, đau bụng, vã mồ hôi nhiều, tức ngực, hòi hộp,
tim đập nhanh, bồn chồn, bứt rứt, khó ngủ, gai rét, lúcnóng, lúc lạnh. Chất lưỡi đỏ,
rêu lưỡi dày. Mạch: Phù, hồng, sác.
Pháp điều trị: BìnhTâm, an thần, thanh nhiệt, bổ Thận.
Châm tả các huyệt: Nội quan, Thần môn, Hợp cốc, Khúc trì.
Châm bổ các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Thái khê.
Gây rối loạn chức năng Thận - bàng quang [18], [41]:
Triệu chứng: Thèm ma tuý, ngáp nhiều, mất ngủ, đau khớp, đau lưng, đau
xương nhức mỏi trong xương (dị cảm, dòi bò). Nam giới có thể di mộng tinh, liệt
dương, nữ giới có thể rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, khí hư.Chất lưỡi nhạt, rêu trắng

mỏng. Mạch: Trầm, sác, nhược.
Pháp điều trị: Bổ Thận, thông kinh hoạt lạc.
Châm tả các huyệt: Đại trường du, Ân môn, Uỷ trung, Thừa sơn, Côn lôn,
Giáp tích L2 - L3.
Châm bổ các huyệt: Thận du, Thái khê
Gây rối loạn chức năng Phế - Đại trường:
Triệu chứng: Thèm ma tuý, đau bụng, bứt rứt, khó thở, ho, tức ngực, cảm
giác nghẹt ở cổ, vã mồ hôi, háo khát, đại tiện táo. Lưỡi đỏ, nứt nẻ, rêu vàng dày.
Mạch: Phù, thực, khẩn, sác.


19

Pháp điều trị: Thanh nhiệt, tuyên phế khí, thông kinh hoạt lạc.
Châm tả các huyệt: Khúc trì, Phù đột, Trung phủ, Hợp cốc, Đản trung, Thiên
đột, Quyền liêu xuyên Nghinh hương.
Châm bổ các huyệt: Liệt khuyết, Túc tam lý.
Ngoài ra còn có nhiều bệnh nhân biểu hiện bệnh không chỉ ở một cặp tạng phủ mà
ảnh hưởng đến hai hay nhiều cặp tạng phủ như thể Can - Tỳ, Tỳ - Thận, Tâm - thận…
Đặc biệt là thể Tỳ - Thận đây là một thể bệnh hay gặp trên lâm sàng.
Thể Tỳ - Thận dương hư là thể kết hợp giữa thể Tỳ và thể Thận, theo lý luận
của Đông y: “Tiên thiên là gốc của sinh mệnh người ta, hậu thiên là nguồn sinh hóa
của con người.” Hai bộ phận đó có quan hệ rất khăng khít với nhau, nếu thiếu đi một
bộ phận người ta không thể sống được. Trong đó bộ phận quan trọng của hậu thiên là
Tỳ Vị. Đó là cơ quan sinh hóa của hậu thiên, đứng đầu các cơ quan của con người và
cũng là nguồn gốc của bát mạch, là bể của thủy cốc.
Năm tạng sáu phủ đều được sự chuyển vận và tưới nhuần của nó, để sinh tinh,
sinh huyết, thấm nhuần ra kinh mạch, điều dưỡng vinh vệ, đều nhờ vào Tỳ Vị. Vị bại
thì làm cho dương suy.Vị mạnh thì thận đầy đủ mà tinh khí vượng. Không có thủy cốc
thì không thể khỏe mạnh được. Thận không những bài tiết, thanh lọc đào thải trong

chuyển hóa mà cũng có chức năng chủ cốt tủy và tàng tinh. Khi dùng ma túy lâu ngày
gây ảnh hưởng đến chức năng của tỳ - thận gây ra các triệu chứng:
+ Thèm chất ma tuý.
+ Buồn nôn, nôn.
+ Đau bụng.
+ Ỉa chảy.
+ Ngáp.
+ Mất ngủ.
+ Đau lưng.
+ Nhức trong xương.
+ Ù tai.


20

+ Di tinh (nam), kinh nguyệt không đều (nữ).
+ Dị cảm như dòi bò trong các ống xương (chân, tay, cột sống).
+ Lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng dày.
+ Mạch trầm, sáp, nhược.
1.7. Điều trị hỗ trợ cai nghiện ma tuý.
1.7.1. Điều trị hỗ trợ cai nghiện ma tuý bằng YHHĐ.
Điều trị cai ngiện ma tuý nhằm hai mục tiêu cơ bản đó là điều trị giải độc
(Cắt HCC - trạng thái phụ thuộc về cơ thể) và điều trị duy trì (Chống tái nghiệntrạng thái phụ thuộc về tâm thần) [39].
1.7.1.1. Nguyên tắc điều trị HCC:
+ Cắt ngay và cắt hoàn toàn CMT đang sử dụng.
+ Theo dõi, điều trị các triệu chứng cơ thể và tâm thần xuất hiện trong quá
trình cắt cơn (Nhất là thời điểm sau 48 giờ ngừng sử dụng CMT)
1.7.1.2. Các phương pháp cai nghiện ma tuý:
* Liệu pháp tâm lý [6], [11]:
Phương pháp này cần có bác sỹ chuyên khoa tâm thần nắm vững các kỹ

năng, hiểu được tâm lý bệnh nhân.
- Liệu pháp tâm lý gián tiếp: Tạo môi trường chăm sóc tận tình ấm áp. Thầy
thuốc và gia đình hết lòng nâng đỡ bệnh.
- Liệu pháp tâm lý trực tiếp: Thuyết phục, thư giãn, liệu pháp hành vi.
* Phương pháp cai bo (cai khô):
Phương pháp này được áp dụng ở Hoa Kỳ từ năm 1938, hiện nay ở Malaixia
vẫn áp dụng. Việt Nam cũng có một số gia đình dùng phương pháp này để điều trị.
Phương pháp cai bo làm người bệnh phải trải qua một thời kỳ hết sức vất vả,
khó khăn, tuy không tốn kém về thuốc men, nhưng rất nguy hiểm vì bệnh nhân vật
vã, kích thích, đập phá…đôi khi gây ra các triệu chứng nặng nề như suy hô hấp, suy
tuần hoàn đe doạ tính mạng của bệnh nhân [15], [54].
*Phương pháp đối kháng:


21

Sau khi đã được điều trị HCC dùng phương pháp này để điều trị duy trì
trống tái nghiện. Một số tác giả trên thế giới sử dụng các chất như: Naloxon,
Natrexon để tranh chấp receptor với Morphin. Các thuốc này là các thuốc đối kháng
thực thụ với các CDTP, chúng có ái lực mạnh với thụ thể của Morphin, nhưng lại có
hiệu lực yếu. Phương pháp này có ưu điểm là giảm các triệu chứng của HCC, cắt
cơn êm dịu. Bệnh nhân dễ chấp nhận nhưng giá thành lại cao [18], [64].
*Phương pháp thay thế bằng Methadone [57], [65]:
Methadon hydroclorid là một chất dạng thuốc phiện (CDTP) được tổng hợp
đầu tiên ở Đức năm 1941 và được sử dụng như một thuốc giảm đau mạnh [59].
Năm 1964 Dole và Nyswenderr ở Hoa Kỳ đã bắt dầu sử dụng Methadone để điều trị
chứng nghiện các chất dạng thuốc phiện (Morphin, Heroin, Dolargan…) và nhận
thấy Methadone là chất thay thế có tác dụng làm giảm nhẹ cơn đói ma tuý, phong
toả tác dụng gây khoái cảm của các CDTP, làm mất tập tính luôn tìm CMT và đối
tượng NMT có thể tập trung vào các liệu pháp tái thích ứng xã hội [42]. Nhược

điểm của phương pháp này là thời gian điều trị rất dài, giá thành của thuốc đắt.
*Điều trị cắt cơn bằng Catapressan [54]:
Khi Morphin hoặc dẫn chất của nó vào cơ thể, tới não sẽ tìm đến các thụ thể
Morphin (chủ yếu là các thụ thể µ ), ngoài ra còn tác động lên các thụ thể khác như
thụ thể α 2 . Morphin có tác dụng kích thích thụ thể α 2 gây ức chế hoạt động Neuron
thuộc hệ này (Gây ức chế giải phóng Adrenalin). Khi ngừng Morphin đột ngột, các
Neuron thoát ức chế và sẽ hoạt động quá mức gây tăng tiết Adrenalin phát sinh các
rối loạn thần kinh thực vật - nội tạng và cường giao cảm (Vã mồ hôi, nổi da gà, tăng
thân nhiệt…) xuất hiện trong HCC.
Catapressan (Clonidin) là thuốc giảm huyết áp có tác dụng đồng vận với thụ
thể α 2 nói trên vì vậy thuốc có tác dụng làm mất các triệu chứng của HCC.
* Điều trị cắt cơn bằng thuốc hướng thần:
Nguyễn Việt đã đưa ra phác đồ điều trị cắt cơn NMT bằng các thuốc hướng
thần và đến năm 1995 được Bộ y tế cho là phác đồ có hiệu quả và ra quyết định ban
hành áp dụng trong toàn quốc [56].


22

Đây là phương pháp điều trị cắt cơn nghiện đã và đang được áp dụng rộng rãi [37].
1.7.2. Điều trị hỗ trợ cai nghiện ma tuý bằng YHCT.
Với phương châm thừa kế và phát triển những tinh hoa của YHCT phương
đông có nhiều phương pháp điều trị đã được sử dụng như sau:
* Châm cứu đơn thuần [13].
* Thuốc đông y đơn thuần: sử dụng một số bài thuốc nam như Cedemex,
Camat [33], [38], [53]…
* Châm cứu kết hợp với bài thuốc YHCT và xoa bóp dưỡng sinh [28], [43].
* Điều trị kết hợp YHCT và YHHĐ.
* Điện châm cai nghiện ma túy [41], [46], [63].
1.8. Tình hình nghiên cứu châm cứu điều trị hỗ trợ cai NMT.

1.8.1. Châm cứu hỗ trợ cai nghiện ma tuý trên thế giới:
Từ năm 1972, H.L. Wen, nhà giải phẫu thần kinh của Hồng Công đã tình cờ
phát hiện điện châm có thể làm dịu các triệu chứng của HCC khi tiến hành châm tê
cho một bệnh nhân nghiện ma tuý trước khi mổ [54].

Năm 1995 Cui M. [45] kết luận về châm cứu đối với cai nghiện ma tuý
là có hiệu quả, đơn giản, dễ thực hiện và ít có tác dụng phụ. Cùng thời gian đó
có nhiều kết luận cùng quan điểm với kết luận của Cui.M. nghiên cứu cai
nghiện ma tuý bằng hai phương pháp: Nhóm 1 dùng Methadon, Nhóm 2 dùng
châm cứu. Các tác giả đã nhận xét rằng không có sự khác biệt về kết quả ở hai
nhóm điều trị [49].
Năm 2000 tác giả Zhang và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu điều trị cai
nghiện Heroin bằng điện châm và châm cứu không kích thích một số huyệt như:
Hợp cốc, Lao cung, Nội quan, Ngoại quan, Túc tam lý, Tam âm giao và đưa ra nhận
xét là điện châm có tác dụng cai nghiện ma tuý tốt hơn nhóm không sử dụng điện
châm [73].
Zeng X và cs [72] so sánh tác dụng cai NMT của châm cứu với điều trị bằng
Methadone. Các tác giả nhận thấy triệu chứng HCC giảm sau 10 ngày sau điều trị.
Các triệu chứng của HCC như lo lắng, đau nhức cơ xương ở nhóm châm cứu giảm


23

nhiều hơn so với nhóm sử dụng Methadone từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 9 trong quá
trình điều trị.
1.8.2. Châm cứu hỗ trợ cai nghiện ma tuý ở Việt Nam:
Điều trị cai NMT bằng châm cứu là phương pháp điều trị vận dụng theo lý
luận YHCT. Hiện nay trong y học có xu hướng đi vào nghiên cứu tác dụng của
phương pháp này vì nó có nhiều ưu việt. Châm cứu kích thích cơ thể con người,
điều chỉnh sự mất cân bằng tạng phủ, phục hồi các chức năng sinh lý [14], [24],

[26], [29], [47] mà không cần phải có sự can thiệp của các dược chất từ bên ngoài
vào.
Ở Việt Nam, từ những năm 1968 đến năm 1975 Nguyễn Tài Thu [45], [46],
[48] đã điện châm cho nhiều thương binh mắc nghiện do dùng thuốc giảm đau trong
điều trị vết thương và nhận thấy sau 4 đến 7 ngày điều trị những thương binh này
đều đã bình phục.
Năm 1978, Trương Thìn cũng sử dụng châm cứu điều trị hỗ trợ cai nghiện
ma tuý và đưa ra nhận xét rằng châm cứu có thể cắt cơn nghiện từ 5-7 phút, cơn
quay trở lại sau 12 giờ và sau 4-6 ngày thì giảm dần [43].
Năm 1994 Hoàng Bảo Châu cũng đánh giá châm cứu có tác dụng tốt trong
việc điều trị HCC và cho rằng nên dùng các huyệt ở mạch nhâm, ở các kinh âm và
thêm một số huyệt để điều trị triệu chứng [12].
Năm 1991-2002 Nguyễn Tài Thu và Viện châm cứu đã nghiên cứu đã nghiên
cứu lâm sàng điện châm điều trị hỗ trợ cai NMT [47], [61] đặc biệt đã tiến hành
nghiên cứu sự thay đổi điện não và hàm lượng β endorphin ở người NMT trước và
sau khi châm và đưa ra kết luận rằng lượng β endorphin trong máu sau điều trị tăng
hơn so với trước điều trị [41]. Điều này phần nào làm sáng tỏ cơ sở khoa học của
châm cứu trong điều trị cai NMT.
Nguyễn Tài Thu cho rằng nguyên lý của cai nghiện ma tuý bằng châm cứu là
động viên nội lực của cơ thể, duy trì sự thăng bằng công năng tạng phủ, khi thiếu
chất Morphin bên ngoài đưa vào cơ thể trong khi cai nghiện ma tuý [48].


24

Bình thường não bộ sản sinh ra Morphin nội sinh với lượng nhất định đủ để cân
bằng chức năng của các tạng phủ. NMT tức là đã đưa một lượng Morphin từ bên
ngoài vào cơ thể (Mà thường dùng một lượng cao hơn Morphin nội sinh do cơ thể
tự sản xuất ra). Lượng Morphin bên ngoài vào cơ thể làm tê liệt chức năng tự sản xuất
Morphin nội sinh của cơ thể dẫn đến mất tác dụng điều tiết công năng tạng phủ.

Khi cai nghiện ma tuý tức là không cho Morphin từ bên ngoài vào cơ thể,
nhưng ngay lúc đó Morphin nội sinh chưa được sản xuất ra, không điều hoà được
hoạt động bình thường của tạng phủ, nên tạo ra các phản ứng bệnh lý mà ta gọi là
HCC.
Với tác dụng điều khí châm cứu có thể điều hoà lại và chấm dứt các biểu
hiện bệnh lý (Biểu hiện của HCC), sự sản xuất Morphin nội sinh được châm cứu
kích thích, khởi động và dần hồi phục - cơ thể trở lại trạng thái hoạt động bình
thường. Trong khoảng 3 - 4 ngày lượng Morphin nội sinh sản xuất ra dáp ứng được
hoạt động bình thường của cơ thể [30], [48].
Năm 1998 Nguyễn Tài Thu, Nguyễn Quốc Khoa, Trần Văn Thanh và cộng
sự đã tiến hành nghiên cứu điện não của bệnh nhân NMT và sự phục hồi của nó
dưới tác dụng của điện châm và đưa ra kết luận các CMT có ảnh hưởng sâu sắc lên
sự biến đổi não, theo dõi sự phục hồi của các sóng điện não cơ bản có thể đánh giá
và tiên lượng được quá trình điều trị
Năm 2002 Nguyễn Diên Hồng tiến hành nghiên cứu dùng điện châm cắt cơn
đói ma túy bằng phương pháp điện châm trên 81 bệnh nhân đã đưa ra kết luận điện
châm trong điều trị cắt cơn đói ma túy đạt kết quả loại tốt chiếm 92,59%, loại khá
chiếm 7,41% và hàm lượng opiat trong nước tiểu giảm đáng kể. ], [48].
1.9. Phương pháp điện châm:
Mục đích của châm cứu là nhằm điều khí, đưa sự mất cân bằng âm dương
của cơ thể về trạng thái cân bằng. Người xưa đã dùng tay vê kim nhằm bổ tả.
Nhưng thực tế cho thấy rằng vê kim bằng tay thì sự điều khí không mạnh, không
nhanh, không sớm đưa được sự vận hành của khí huyết về trạng thái cân bằng và
thường làm cho bệnh nhân đau đớn. Nhưng ngược lại thì các xung điện của máy


25

điện châm rất đều đặn, nhịp nhàng không làm cho bệnh nhân đau lại có tác dụng
điều khí nhanh chóng có thể chữa được nhiều bệnh [26].

Điện châm tức là dùng một máy tạo xung điện ở tần số thấp, kích thích và
điều khiển sự vận hành của khí huyết, sự hoạt động của các cơ, các dây thần kinh,
các tổ chức, làm tăng cường sự dinh dưỡng của các tổ chức, đưa trạng thái của cơ
thể về trạng thái cân bằng ổn định qua các kim đã châm trên huyệt.
*Kỹ thuật kích thích bằng máy điện châm:
Kỹ thuật kích thích bằng máy điện châm cần được tiến hành thật chính xác.
Sau khi đã châm đắc khí rồi, nối dây của các cực tả và bổ của máy điện châm với
các kim trên huyệt, máy điện châm giúp cho thầy thuốc bổ và tả thích hợp với từng
huyệt, từng loại chứng bệnh, từng thể trạng của bệnh nhân.
Nối dây : Nối các dây ở các nút của kênh bổ với các kim được châm bổ, các
dây ở các nút của kênh tả với các kim được châm tả. Đối với mỗi cặp dây phải nối
các kim châm trên huyệt cùng kinh dương với nhau hoặc cùng kinh âm với nhau.
Kích thích điện:
+Cường độ: Tăng dần từ cường độ thấp nhất (2 µ A) tới mức kích thích tối đa mà
bệnh nhân chịu được cường độ kích thích đó (cường độ kích thích tối đa của máy
điện châm là (100 µ A).
+Tần số: Điều chỉnh tần số từ 2 Hz đến 10 Hz trong trường hợp bổ và 10 Hz đến
40 Hz trong trường hợp tả.
+Thời gian kích thích: Thời kích thích kéo dài từ 20 đến 30 phút tuỳ theo mỗi
chứng bệnh
1.10. Tổng quan về thuốc “ bổ thận tráng dương” [4], [5].
1.10.1 Xuất xứ của thuốc “Bổ thận tráng dương”
Trên cơ sở lý luận của YHCT, tham khảo các nghiên cứu về dược thảo có
tác dụng nâng cao thể trạng của bệnh nhân, qua đó nâng cao sức đề kháng của cơ
thể, chống lại sự phát triển của HIV và kết hợp kinh nghiệm lâm sàng, nhóm nghiên
cứu đã dùng viên nang “Bổ thận tráng dương” có nguồn gốc từ bài:“ Hữu quy ẩm”
được giới thiệu trong Cảnh nhạc toàn thư.



×