Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật đứt hoàn toàn gân achilles do chấn thương tại bệnh viện việt đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

NGUYỄN HỮU VIỆT

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
ĐỨT HOÀN TOÀN GÂN ACHILLES DO CHẤN THƯƠNG
TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2008 - 2014

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Ths.BS Đỗ Văn Minh


HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị
phẫu thuật đứt hoàn toàn gân achilles do chấn thương tại Bệnh viện Việt
Đức”, em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô, anh chị,
bạn bè và gia đình.
Em xin trân trọng cảm ơn:
- Bộ môn Ngoại, trường Đại học Y Hà Nội.
- Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Lưu trữ hồ sơ bệnh
án, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức.
- Các thầy cô trường Đại học Y Hà Nội.
- Ban chủ nhiệm và cán bộ nhân viên khoa chấn thương chỉnh hình 2,
Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức.


Đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn chân thành tới: Ths.BS. Đỗ
Văn Minh, giảng viên bộ môn Ngoại trường Đại học Y Hà Nội, bác sỹ khoa
Chấn thương chỉnh hình 2, Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Hữu
Nghị Việt Đức, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, động viên cho
em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Con xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, cháu gái và những người
thân trong gia đình đã luôn chia sẻ, động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
con trong quá trình học tập 6 năm đại học và hoàn thành khóa luận.
Em xin cảm ơn các anh chị khóa trên, bạn bè và tập thể tổ 17 lớp Y6E
khóa 2008-2014 đã luôn động viên tinh thần, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ em
trong quá trình học tập ở bệnh viện và nhà trường.
Em xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Hữu Việt

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là của tôi, do chính tôi thực hiện. Các
số liệu kết quả trong nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Sinh viên thực hiên

Nguyễn Hữu Việt


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................3
1.1. Giải phẫu: [1], [2], [3], [4], [5]...............................................................3
1.2. Dịch tễ học: .............................................................................................5
1.3. Sinh bệnh học:..........................................................................................5
1.4. Nguyên nhân:............................................................................................6
1.4.1. Do chấn thương:...............................................................................6
1.4.3. Do các nguyên nhân nội khoa: ........................................................6
1.4.4. Do dùng thuốc kéo dài:....................................................................6
1.5. Phân loại đứt gân Achilles do chấn thương:........................................7
1.5.1. Theo thời gian:...................................................................................7
1.5.2. Theo tổn thương:..............................................................................7
1.5.3. Theo nguyên nhân chấn thương:.....................................................7
1.6. Chẩn đoán đứt hoàn toàn gân Achilles do chấn thương:...................7
1.6.1. Chẩn đoán lâm sàng:.......................................................................7
1.6.2. Chẩn đoán hình ảnh:.....................................................................10
1.7. Sơ lược điều trị đứt hoàn toàn gân Achilles do chấn thương:........13
1.7.1. Điều trị bảo tồn:.............................................................................13
1.8. Đánh giá kết quả điều trị đứt hoàn toàn gân Achilles:....................13
1.8.1. Thang điểm AOFAS:......................................................................13
1.8.2. Thang điểm ATRS:.........................................................................14
1.9. Tình hình nghiên cứu đứt gân Achilles tại Việt Nam:.....................14
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................15
2.1. Đối tượng nghiên cứu:..........................................................................15
2.2. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................15
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................15
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu:......................................................................15
2.3. Phương tiện nghiên cứu:.......................................................................16
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu:...............................................................................16
2.5. Điều trị phẫu thuật đứt hoàn toàn gân Achilles do chấn thương:...18



2.5.1. Chuẩn bị dụng cụ:..........................................................................18
2.5.2. Chuẩn bị bệnh nhân:......................................................................18
2.5.3. Các bước tiến hành phẫu thuật:...................................................19
2.5.4. Tập phục hồi chức năng sau mổ:.................................................21
2.6. Đánh giá sau mổ:...................................................................................21
2.7. Xử lý số liệu:.........................................................................................21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................22
3.1. Đặc điểm lâm sàng và tổn thương giải phẫu của BN đứt hoàn toàn
gân Achilles do chấn thương:................................................................22
3.1.1. Đặc điểm phân bố theo tuổi:........................................................22
3.1.2. Đặc điểm phân bố theo giới:........................................................22
3.1.3. Nguyên nhân chấn thương:...........................................................22
3.1.4. Phân bố theo vị trí tổn thương gân Achilles:...............................22
3.1.5. Thời gian từ khi chấn thương đến khi phẫu thuật: ..................22
3.1.6. Phân bố theo phương pháp phẫu thuật:........................................22
3.1.7. Phân bố tổn thương theo khoảng cách từ vị trí đứt đến điểm
bám tận gân sau xương gót:..........................................................22
3.1.8. Phân bố theo các dấu hiệu lâm sàng:...........................................22
3.1.9. Phân bố theo các dấu hiệu hình ảnh:...........................................22
3.1.10. Thời gian theo dõi sau mổ:...........................................................22
3.2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật đứt hoàn toàn gân Achilles: 22
3.2.1. Đánh giá chức năng gân Achilles sau mổ:...................................22
BÀN LUẬN.........................................................................................................24
KẾT LUẬN.........................................................................................................25
KIẾN NGHỊ........................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................1



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BN

: Bệnh nhân

CS

: Cộng sự
CHT : Cộng hưởng từ


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gân Achilles (còn gọi là gân gót) là gân lớn nhất và mạnh nhất trong cơ
thể được tạo thành bởi cân cơ sinh đôi và cơ dép ở phần ba giữa cẳng chân, ở
trên tỏa rộng và càng xuống dưới thì tròn lại và dính vào mặt sau xương gót,
có tác dụng duỗi mạnh bàn chân, giúp đẩy cơ thể về phía trước khi di chuyển,
đóng vai trò quan trọng trong chức năng đi đứng chạy nhảy.
Đứt gân Achilles hoàn toàn thường do vết thương, chấn thương trực tiếp
hoặc gián tiếp. Ngoài ra còn có thể bị đứt ngầm do bị thoái hóa từ trước trong
các bệnh lý mạn tính.
Đứt gân Achilles hoàn toàn do chấn thương thường gặp trong tại nạn thể
thao, tai nạn sinh hoạt, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh
hưởng nghiêm trọng chức năng di chuyển của bệnh nhân, muộn gây biến
dạng xương, khớp, dây chằng biến dạng lệch vẹo cột sống, khung chậu, …

gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động, hoạt động thể thao và chất lượng sống
của bệnh nhân.
Đứt gân Achilles đã được biết đến từ thời Hypocrates, cho đến nay đã có
nhiều phương pháp điều trị đứt gân Achilles được giới thiệu và đưa vào áp
dụng lâm sàng như phương pháp nối gân tận tận, Bunnel, Kessler, chữ U, kỹ
thuật Krackow, kỹ thuật V-Y, tăng cường gân, …
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị đứt gân
Achilles do chấn thương bằng các phương pháp khác nhau, trong đó có nhiều
nghiên cứu đánh giá thời gian theo dõi lâu dài đều cho kết quả tốt.
Tại Việt Nam có một số tác giả nghiên cứu về điều trị phẫu thuật đứt gân
Achilles, tuy nhiên số lượng chưa nhiều. Tại bệnh viện Việt Đức, trung tâm
điều trị chấn thương chỉnh hình lớn ở miền bắc Việt Nam, nơi áp dụng nhiều


2

phương pháp điều trị bệnh lý này cũng chưa có nghiên cứu nào tổng kết, đánh
giá kết quả điều trị đứt gân Achilles do chấn thương.
Bởi thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều
trị phẫu thuật đứt hoàn toàn gân achilles do chấn thương tại bệnh viện
Việt Đức” nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và tổn thương giải phẫu ở bệnh
nhân đứt hoàn toàn gân Achilles do chấn thương.
2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đứt hoàn toàn gân Achilles
do chấn thương bằng nhiều phương pháp phẫu thuật.


3

CHƯƠNG 1


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu: [1], [2], [3], [4], [5]
Thuật ngữ gân Achilles được bắt nguồn từ thần thần thoại Hy Lạp, kể về
một chiến binh dũng cảm anh hùng Achilles cơ thể mình đồng da sắt nhưng
đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ thành Troy vì bị bắt một mũi tên vào gót
chân, thành ngữ gót chân Achilles nổi tiếng về điểm yếu của mỗi người cũng
từ đó mà có. Gân gót hay còn gọi là gân Achilles.
Cơ bụng chân, cơ dép và một phần nhỏ cơ gan chân ở một phần ba giữa
cẳng chân cùng hợp lại tạo thành gân Achilles, ở trên tỏa rộng và càng xuống
dưới tròn lại, bám vào mặt sau trên xương gót. Tại vùng cổ chân: liên quan
với gân Achilles phía ngoài từ sau ra trước lần lượt gồm có động mạch mác,
gân cơ mác ngắn và gân cơ mác dài; liên quan với gân Achilles phía trong từ
sau ra trước lần lượt gồm có gân cơ gấp ngón cái dài, thần kinh chày, động và
tĩnh mạch chày sau, gân cơ gấp các ngón chân dài và gân cơ chày sau.


4

Gân Achilles dài khoảng 15 cm, độ dày từ 0.4-1.4 cm, không có bao hoạt
dịch, được bao bọc trong màng bao gân (paratenon); thành phần cấu tạo nên
gân achilles bao gồm 95% sợi collagen typ I và lượng nhỏ sợi đàn hồi
(esplatic) đan xen vào nhau tạo thành một hệ thống đàn hồi giúp gân achilles
có thể trượt dễ dàng trong màng bao gân, giúp kéo dài gân từ 1.5-2 cm trong
các hoạt động của cẳng bàn chân.
Hệ thống mạch máu đến nuôi dưỡng gân Achilles bắt nguồn từ các mạch
máu nuôi xương gót, màng bao quanh gân Achilles và các mạch máu ở đầu
gần các nhánh trong cơ bụng chân, cơ dép. Năm 1958, Lagergren và
Lindholm đã phát hiện ra vùng kém tưới máu nhất ở gân Achilles nằm từ 2-6
cm tính từ điểm bám tận vào xương gót. [6]



5

1.2. Dịch tễ học:
Đứt gân achilles không thường gặp, năm 1996 Leppilahti và cs báo cáo
tỷ lệ gặp đứt gân achilles ở Phần Lan từ 2-18/100.000 dân. Một nghiên cứu
khác của Waterston và cs, thực hiện trên 4201 bệnh nhân tại Scotland trong
15 năm (1980-1995) cho thấy tỷ lệ này tăng dần theo thời gian từ 4,7/100.000
dân năm 1981 đến 6/100.000 dân năm 1995. Năm 2005, Amar và cs báo cáo
tỷ lệ tương tự từ 5,5-9,9/100.000 dân, tỷ lệ trung bình trong khoảng
8.3/100.000 dân tại Canada. [7], [8], [9], [10].
Tỷ lệ đứt gân achilles giữa nam và nữ giao động trong khoảng từ 2:1
đến 12:1. [9], [11], [12]. Đứt gân achilles chân trái nhiều hơn chân phải [13],
[14], [15]. Độ tuổi hay gặp từ 30-39 tuổi ở cả nam và nữ [9].
1.3. Sinh bệnh học:
Gân achilles chịu 2-3 lần trọng lượng cơ thể khi đi bộ và trên 10 lần
trọng lượng cơ thể trong các hoạt động thể thao như chạy nhảy [], []. Đứt gân
achilles thường xảy ra ở vùng giảm tưới máu nhất của gân được thấy trên
chụp mạch đồ là khoảng từ 2-6 cm trên điểm bám tận của xương gót. Vùng
gân này chủ yếu được nuôi dưỡng bởi các mạch máu của màng bao gân. Tuổi
càng tăng, máu nuôi cung cấp qua màng này suy giảm,đồng thời có sự thoái
hóa các sợi collagen làm cho gân xơ cứng, kém đàn hồi góp phần thuận lợi
cho việc đứt gân xảy ra. Mặt khác, các vi chấn thương lặp đi lặp lại nhiều lần
khiến gân không kịp phục hồi tổn thương và trở nên dễ bị đứt trước các chấn
thương tiếp theo. Cơ chế đứt gân achilles này thường gặp ở những người
nhiều tuổi thường xuyên có các hoạt động thể lực dùng đến sức mạnh của cơ
cẳng bàn chân []. Đối với những người trẻ tuổi cơ chế gây đứt gân xảy ra khi
có lực tác động mạnh làm đột ngột duỗi hoặc gập bàn chân.



6

1.4. Nguyên nhân:
1.4.1. Do chấn thương:
Arner và Lindholm mô tả 3 cơ chế chính: 53% đứt gân xảy ra khi gân
đang chịu trọng lực, bàn chân trước đạp mạnh để rời khỏi mặt đất, thường gặp
trong các môn điền kinh, nhảy xa, nhảy cao; 17% đứt gân Achilles xảy ra khi
bàn chân đột ngột bị duỗi như sụt chân xuống hố, sụt chân bậc cầu thang; và
10% đứt gân Achilles xảy ra khi bàn chân đang gập, sau đó có một lực mạnh
tác động đột ngột làm duỗi bàn chân như trong trường hợp ngã từ trên cao
xuống.
Đứt gân Achilles do chấn thương thường gặp trong các hoạt động thể
thao. Trong các nghiên cứu của Postacchini và Puddu (1976); Jozsa và cs
(1989); Cetti và cs (1993); Fahlstrom và cs (1998) nhóm nguyên nhân do thể
thao lần lượt chiếm tỷ lệ 44%; 59%; 83% và 52%. Năm 2013, ở Mỹ, Steven
và cs cũng báo cáo kết quả tương tự gặp ở 275 bệnh nhân chiếm 68% trong
tổng số 406 bệnh nhân được nghiên cứu.
1.4.2. Do vết thương: Là nguyên nhân thường gặp do vật sắc nhọn cắt vào,
kính rơi hoặc gánh nước thùng nước rơi vào, …
1.4.3. Do các nguyên nhân nội khoa:
Đứt gân sau chấn thương nhẹ trên nền bệnh lý viêm và thoái hóa gân dài
ngày không được điều trị. []
1.4.4. Do dùng thuốc kéo dài:
Các loại thuốc steroid và fluoroquinolones đều liên quan đến sự đứt gân
achilles do gây loạn sản các sợi collagen trong gân làm suy yếu gân.
Unverferth và Olix (1973) báo cáo 4/5 bệnh nhân là vận động viên chuyên
nghiệp bị đứt gân achilles sau khi điều trị viêm gân achilles bằng corticoid [].
Ở Pháp, Royer và cs đã nghiên cứu 100 bệnh nhân dùng fluoroquinolones (4



7

– quinolone) liên tục trong 7 năm (1985-1992) để điều trị các bệnh lý của gân
và phát hiện thấy có 31 bệnh nhân chiếm 31% bị đứt gân [].
1.5. Phân loại đứt gân Achilles do chấn thương:
1.5.1. Theo thời gian:
- Đứt gân Achilles cấp tính.
- Đứt gân Achilles mạn tính.
1.5.2. Theo tổn thương:
- Đứt bán phần gân Achilles.
- Đứt hoàn toàn gân Achilles.
1.5.3. Theo nguyên nhân chấn thương:
- Tai nạn giao thông.
- Tai nạn lao đông.
- Tai nạn sinh hoạt.
- Tai nạn thể thao.
- Tai nạn học đường.
1.6. Chẩn đoán đứt hoàn toàn gân Achilles do chấn thương:
1.6.1. Chẩn đoán lâm sàng:
1.6.1.1. Bệnh sử:
Giúp xác định hoàn cảnh, thời điểm phát sinh vấn đề và mối liên quan
với các triệu chứng hiện tại.
Cơ chế chấn thương:
- Thường gặp bệnh nhân có một lực tác động mạnh gây quá duỗi hoặc
quá gấp bàn chân đột ngột
- Bệnh nhân bị chấn thương nhẹ nhưng trường diễn và lặp đi lặp lại
nhiều lần hoặc trên bệnh nhân là vận động viên hoặc là người thường xuyên
có các hoạt động thể thao như chạy nhảy cũng phải được xác định để tránh bỏ
sót nguyên nhân gây chấn thương.



8

Tư thế bàn chân:
- Quá duỗi hoặc gấp bàn chân.
- Nghiêng trong hoặc nghiêng ngoài bàn chân.
Diễn biến bệnh sau chấn thương: giúp tiên lượng và lựa chọn kỹ thuật
nối, tạo hình gân achilles.
1.6.1.2. Triệu chứng cơ năng:
- Đau vùng gân achilles hoặc cổ bàn chân sau chấn thương.
- Đi lại khó khăn, hạn chế vận động bàn chân.
- Bàn chân duỗi tự nhiên.
1.6.1.3. Triệu chứng thực thể:
Thăm khám lâm sàng phải toàn diện, khám cả hai chân, trong đo chân
lành đóng vai trò thông tin so sánh.
Nhìn:
- Khuyết gân, mất liên tục đường gân.
- Bàn chân quá duỗi tự nhiên.
- Bên tổn thương không nhón được gót chân khi cho bệnh nhân đứng
nhón gót bằng hai chân.


9

Sờ:
- mất liên tục đường gân.
- Điểm đau sau cổ bàn chân.
Đo biên độ vận động:
biên độ góc gấp mu chân giảm so với chân lành.

Nghiệm pháp:
- Nghiệm pháp Thompson: dương tính
Bệnh nhân nằm sấp, khi bóp mạnh vào bắp chân, cổ bàn chân phải đổ
gập xuống, nếu không được thì nghiệm pháp dương tính, có giá trị cao chẩn
đoán đứt gân achilles.

- Nghiệm pháp Matles: dương tính
Bệnh nhân nằm sấp, gối gấp 90 độ, so sánh 2 bên, bàn chân bên nào gấp
mu bàn chân thì nghiệm pháp dương tính.
- Một số nghiệm pháp khác ít sử dụng: Simmonds, O’Brien, Copelad.


10

1.6.2. Chẩn đoán hình ảnh:
1.6.2.1. Chụp X quang cổ bàn chân nghiêng:
- Ưu điểm: có thể phát hiện tổn thương xương phối hơp, thực hiện
nhanh, giá thành rẻ.
- Nhược: có thể bỏ sót chẩn đoán trong đứt bán phần.
- Hình ảnh:
+ Mất liên tục cạnh tam giác Kager (Kager’s triangle).
+ Dấu hiệu góc Toygar: dương tính (Toygar’s sign) khi < 150 độ.
+ Dấu hiệu Arner: dương tính


11

1.6.2.2. Siêu âm:
- Ưu điểm:
+ có giá trị cao trong chẩn đoán phân biệt giữa đứt hoàn toàn và không

hoàn toàn gân achilles với các bệnh lý khác của gân khi triệu chứng lâm sàng
không điển hình. Độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 83%.
+ dễ thực hiện, thời gian thực hiện nhanh, giá thành rẻ.
- Hình ảnh điển hình: gián đoạn, mất liên tục, trống âm giữa 2 đầu gân bị
đứt.


12

1.6.2.3. Cộng hưởng từ: (CHT)
- Ưu điểm:
+ có giá trị cao trong chẩn đoán phân biệt giữa đứt hoàn toàn và không
hoàn toàn gân achilles, các bệnh lý khác của gân.
+ đo được khoảng cách từ vị trí đứt đến điểm bám gân sau xương gót,
giúp lựa chọn tốt hơn kỹ thuật nối hoặc tạo hình gân achilles.
+ phát hiện các tổn thương viêm, xơ chai kèm theo.
- Nhược điểm:
+ giá thành đắt, cần có thời gian thực hiện, cần có trang thiết bị.
+ có kinh nghiệm.
+ có các chống chỉ định của CHT.
- Hình ảnh trên phim CHT:
+ Bình thường: hình ảnh gân achilles giảm tín hiệu trên cả T1, T2 (màu đen).
+ Đứt hoàn toàn gân achilles: mất tín hiệu trên T1 và tăng tín hiệu trên T2.


13

1.7. Sơ lược điều trị đứt hoàn toàn gân Achilles do chấn thương:
1.7.1. Điều trị bảo tồn:
1.7.1.1. Điều trị phẫu thuật:

1.7.1.2. Phẫu thuật mổ mở:
1.8. Đánh giá kết quả điều trị đứt hoàn toàn gân Achilles:
Có nhiều hệ thống thang điểm đánh giá chức năng vận động của khớp cổ
bàn chân được đưa vào sử dụng như thang điểm AOFAS (The American
Orthopaedic Foot and Ankle Score), thang điểm AAOS (The American
academy orthopaedic surgeons foot anh ankle scale) của Hội Chấn thương
chỉnh hình Hoa Kỳ, thang điểm ATRS ( The Achilles Tendon Total Rupture
Score), …
1.8.1. Thang điểm AOFAS:
Năm 2001, Toolan công bố một bài báo nghiên cứu đánh giá kết quả sau
mổ điều trị các thương tổn ở vùng cẳng bàn chân. Hệ thống chấm điểm của
Toolan đựa trên 9 yếu tố: mức độ đau, mức độ giới hạn hoạt đông, độ dài
quãng đường đi được tối đa, mức độ đi trên bề mặt khác nhau, dáng đi bất


14

thường, mức độ ổn định cổ bàn chân, mức độ đi thẳng hang, góc tạo bởi mũi
chân và gót chân so với trực chi.
Thang điểm tối đa 100 điểm. Đánh giá kết quả dựa vào tổng điểm, nếu
tổng điểm từ 91-100 là rất tốt, từ 76-90 là tốt, từ 50-75 là trung bình và dưới
50 là xấu.
1.8.2. Thang điểm ATRS:
Năm 2006, Katanna và cs đã đề suất sử dụng một thang điểm đánh giá
chức năng sau phẫu thuật, dành riêng cho các tổn thương đứt gân achilles,
thang điểm gồm 10 nội dung, mỗi nội dung tối đa 10 điểm, đánh giá dựa trên
tổng điểm, từ 91-100 là rất tốt, từ 76-90 là tốt, từ 50-75 là trung bình và dưới
50 là xấu.
1.9. Tình hình nghiên cứu đứt gân Achilles tại Việt Nam:
Năm 2005, Nguyễn Trọng Hiếu đã công bố kết quả nghiên cứu “Đánh

giá kết quả phẫu thuật khâu nối gân achilles theo phương pháp Tcherneiski tại
Bệnh viện 87 Tổng cục hậu cần” trên 13 bệnh nhân trên tạp chí y học thức
hành 512 số 5.


15

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 43 bệnh nhân (BN) (43 gân achilles) được chẩn đoán xác định đứt
hoàn toàn gân Achilles do chấn thương, được điều trị bằng phẫu thuật tại
bệnh viện Việt Đức trong thời gian 3 năm, từ tháng 1/2010 đến hết tháng 12/
2013.
- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
•Không phân biệt giới, tuổi, nơi sinh sống.
•Được chẩn đoán xác định đứt hoàn toàn gân Achilles do chấn thương
dựa vào bệnh sử, triệu chứng lâm sàng, tổn thương trên phim chụp cộng
hưởng từ và tổn thương trong mổ.
•Bệnh nhân được chỉ định và điều trị đứt hoàn toàn gân Achilles bằng
phẫu thuật.
•Bệnh nhân được khám lại và đánh giá sau phẫu thuật ít nhất 6 tháng.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
•Có tiền sử can thiệp phẫu thuật
•Có bệnh mạn tính: viêm gân Achilles, tiêm corticoid vào gân Achilles...
•Bệnh nhân có hồ sơ bệnh án không đầy đủ thông tin theo yêu cầu của
mẫu bệnh án nghiên cứu hoặc bệnh nhân không được khám lại sau phẫu thuật.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả, không nhóm
chứng.
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành vừa hồi cứu, vừa tiến cứu.


16

Sử dụng cỡ mẫu thuật tiện: gồm 43 BN (43 gân Achilles)
− Nhóm nghiên cứu hồi cứu: gồm 35 BN (35 gân Achilles)
Chúng tôi thu thập những bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và
tiêu chuẩn loại trừ, gọi bệnh nhân đến khám lại để đánh giá kết quả điều trị
bằng lâm sàng, chụp x quang, MRI (nếu cần) để kiểm tra, thu thập số liệu
theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.
− Nhóm nghiên cứu tiến cứu: gồm 8 BN (8 gân Achilles)
Chúng tôi thu thập tất cả nhưng bệnh nhân được chẩn đoán đứt hoàn
toàn gân Achilles do chấn thương đến khám tại Bệnh viện Việt Đức, được
phẫu thuật để điều trị từ thời gian tháng 9 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013
(được tính từ sau khi thông qua đề cương nghiên cứu hết tháng 12 năm 2013)
Nhóm BN tiến cứu được chúng tôi tiến hành hỏi kỹ về tiền sử, khám lâm
sàng, chụp x quang cổ bàn chân thẳng nghiêng thường quy, MRI trước mổ,
được tiến hành phẫu thuật để điều trị. BN được tái khám sau mổ, chúng tôi
đánh giá chức năng gân Achilles sau phẫu thuật theo thang điểm ATRS (the
Achilles tendon total rupture score), khám lâm sàng và hỏi bệnh, chụp lại x
quang và MRI (nếu cần).
2.3. Phương tiện nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trên hồ sơ bệnh án của BN, phim chụp X
quang cổ bàn chân thẳng nghiêng, phim cộng hưởng từ MRI trước mổ và sau
mổ qua lần khám định kỳ, dụng cụ đo chuyên dụng để đo tầm vận động khớp,
đánh giá chức năng gân Achilles dựa vào thang điểm ATRS, trường hợp bệnh

nhân không đến tái khám được sẽ phỏng vấn qua điện thoại được lưu theo hồ
sơ bệnh án.
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu:
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:


17

- Giới: gồm giới nam và nữ của nhóm BN đứt hoàn toàn gân Achilles do
chấn thương.
- Tuổi: tuổi BN được phân loại theo nhóm < 20 tuổi, 21-30, 31-40, và >
40 tuổi.
- Nguyên nhân chấn thương: gồm các nhóm nguyên nhân tai nạn giao
thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, chấn thương thể thao và các nhóm
nguyên nhân khác.
- Vị trí đứt gân: chân trái, chân phải.
- Thời gian bệnh sử: khoảng thời gian từ khi tổn thương đến khi BN
được phẫu thuật điều trị.
- Thời gian mổ.
- Thời gian nằm viện sau mổ.
- Phương pháp phẫu thuật.
Các dấu hiệu lâm sàng:
- Đau vùng cổ bàn chân sau xương gót.
- Khuyết gân, mất liên tục gân.
- Mất, giảm, hạn chế động tác gập mu chân.
- Duỗi, quá duỗi bàn chân tự nhiên.
- Test Thompson: dương tính, âm tính.
Các dấu hiệu hình ảnh:
- Phim X quang cổ bàn chân thẳng nghiêng:
- Phim cộng hưởng từ MRI: mất liên tục gân, giảm tín hiệu trên T2

- Siêu âm: mất liên tục gân.
Các tổn thương giải phẫu gân Achilles trong mổ:
- Khoảng cách từ vị trí đứt đến điểm bám gân sau xương gót: đơn vị cm
- Tổn thương kèm theo: thoái hóa


18

Các chỉ tiêu đánh giá sau mổ:
- Đánh giá chức năng theo thang điểm ATRS: tối đa 100 điểm.
- Dáng đi bất thường.
- Đi được bằng cả hai chân.
- Đo biên độ vận động khớp cổ bàn chân.
- Chu vi bắp chân.
- Kiễng gót chân.
- Ngồi xổm.
- Mức độ hài long của BN sau phẫu thuật.
- Mức độ hồi phục chức năng chân tổn thương (BN tự đánh giá)
- Thời gian trở lại làm việc.
- Thời gian trở lại chơi thể thao (nếu có)
+ Cường độ: thường xuyên/khi rảnh rỗi.
+ Môn thể thao cũ/khác.
+ Mức độ chơi.
- Đánh giá biến chứng sau mổ: nhiễm trùng, đứt lại, dính gân, tổn thương
thần kinh, khác.
2.5. Điều trị phẫu thuật đứt hoàn toàn gân Achilles do chấn thương:
2.5.1. Chuẩn bị dụng cụ:
- Bàn mổ chỉnh hình.
- Bộ dụng cụ cơ bản phẫu thuật.
2.5.2. Chuẩn bị bệnh nhân:

- Bệnh nhân được vô cảm tê tủy sống.
- Khám, đánh giá bệnh nhân sau khi vô cảm.
- Tư thế bệnh nhân nằm sấp kê đệm mặt trước cổ chân vừa đủ để bàn
chân có thể buông thõng tự nhiên.
- Xác định các mốc xương giải phẫu vùng cổ bàn chân.


×