Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Nghiên cứu thực trạng dị tật bẩm sinh tại đà nẵng và biên hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.31 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THANH HOA

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊ TẬT BẨM SINH
TẠI ĐÀ NẴNG VÀ BIÊN HÒA


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA
Khóa 2008 - 2014

HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THANH HOA

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊ TẬT BẨM SINH
TẠI ĐÀ NẴNG VÀ BIÊN HÒA


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA


Khóa 2008 - 2014

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Hoàng Thu Lan

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ và tạo điều kiện nhiệt tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo, thạc sỹ Hoàng
Thu Lan, người đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Tôi
xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến cô Lương thị Lan Anh, người đã và
tận tình dạy bảo, chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
khoa học.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo đã và đang công tác tại Đại học Y Hà
Nội, những người thầy cô với tất cả tâm huyết và lòng yêu nghề đã truyền đạt
những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt 6 năm học tập tại đây.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Trường đại
học Y Hà Nội đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tiếp nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô và thành viên thực hiện
đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp chẩn đoán trước
sinh, tư vấn sinh sản và dị tật bẩm sinh tại các vùng ô nhiễm nặng chất da
cam/dioxin” đã giúp tôi hoàn thiện được đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn khích lệ,
động viên và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014


Sinh viên thực hiện khóa luận

Nguyễn Thanh Hoa

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính tôi
thực hiện, không phải là sao chép của nghiên cứu khác. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực, khách quan dựa trên những số liệu thu thập
trên các đối tượng nghiên cứu một cách nghiêm túc, chuẩn mực. Nếu sai, tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện khóa luận

Nguyễn Thanh Hoa


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DTBS

: Dị tật bẩm sinh


NST

: Nhiễm sắc thể

TCYTTG

: Tổ chức y tế thế giới

CDD

: Clorodibenzo-p-dioxin

CCB

: Cựu chiến binh

CPTTT

: Chậm phát triển trí tuệ

TBS

: Tim bẩm sinh

CBCC

: Cán bộ công chức

LĐTD


: Lao động tự do

SL

: Số lượng

TL (%)

: Tỷ lệ phần trăm

CĐHH

: Chất độc hóa học

CS

: Cộng sự


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dị tật bẩm sinh (DTBS) là một trong những bất thường hay gặp ở thai

nhi và trẻ sơ sinh, là nguyên nhân chính gây nên tử vong và bệnh tật của trẻ
trong những năm đầu của cuộc sống. Các DTBS tuỳ theo mức độ nặng nhẹ sẽ
ảnh hưởng đến khả năng sống, khả năng sinh hoạt bình thường, tuổi thọ và sự
hoà nhập cộng đồng của trẻ bị dị tật [1].
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) cho thấy trong số trẻ
sinh ra sống có từ 4 - 7% bị giảm nặng nề khả năng của một hay nhiều chức
năng khác nhau, có thể phát hiện lúc sinh hoặc ở giai đoạn thiếu nhi, khoảng
0,5% trẻ sơ sinh có rối loạn nhiễm sắc thể (NST) và 0,3 - 0,5% trẻ có rối loạn
chuyển hóa do nguyên nhân di truyền. Ngoài ra còn có khoảng 3% trẻ chịu
những hậu quả do rối loạn hệ thần kinh trung ương như động kinh, dị tật não
úng thủy, chậm phát triển tâm thần (CPTTT) hoặc những tổn thương khác của
não. Theo thống kê năm 2000 - 2001, số trẻ bị các DTBS vào Viện Nhi quốc
gia chiếm 12,4% số trẻ nhập viện và chiếm 10,5% số trẻ bị tử vong [2].
Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá thực trạng, tìm hiểu các yếu tố nguy cơ
gây DTBS, từ đó xây dựng các chiến lược biện pháp phòng ngừa DTBS là rất
cần thiết.
Đà Nẵng và Biên Hòa là hai trong số các điểm nóng về ô nhiễm chất độc
hóa học sử dụng trong chiến tranh ở nước ta. Đã có rất nhiều nghiên cứu và dự
án nhằm cải thiện môi trường ở những khu vực điểm nóng này, mục đích làm
giảm thiểu tác hại do phơi nhiễm dioxin gây ra trong đó có vấn đề DTBS như


12
dự án “Xử lý ô nhiễm môi trường tại các điểm nóng ô nhiễm nặng Dioxin ở
Việt Nam” [3] hay đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình tư vấn di truyền cho
các gia đình chịu ảnh hưởng của chất độc hóa học trong chiến tranh” [4]…
Nhiều kỹ thuật sàng lọc chẩn đoán trước sinh và biện pháp phòng ngừa DTBS
đã được áp dụng tại Đà Nẵng và Biên Hòa, trong đó có thể kể đến việc bổ
sung chế phẩm chống oxy hóa acid folic được áp dụng nhiều nhất bởi tính
tiện dụng và phổ biến. Theo khuyến cáo của cơ quan kiểm soát bệnh tật Hoa

Kỳ (CDC) thì việc bổ sung acid folic là cần thiết để phòng ngừa DTBS, nhiều
nước trên thế giới đã áp dụng thường quy việc bổ sung acid folic vào trong
lương thực.
Vậy sau khi chiến tranh đã qua đi nhiều năm cùng với việc nỗ lực thực
hiện các chương trình can thiệp nhằm làm giảm tỷ lệ DTBS thì thực trạng
DTBS tại Đà Nẵng và Biên Hòa hiện nay như thế nào?
Để trả lời câu hỏi này chúng tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực
trạng dị tật bẩm sinh tại Đà Nẵng và Biên Hòa” với 2 mục tiêu như sau:
1. Xác định tỷ lệ DTBS ở thế hệ con của các hộ gia đình tại Đà Nẵng
và Biên Hòa.
2. Mô tả mối liên quan giữa yếu tố có sử dụng acid folic trong quá trình
mang thai của mẹ đến việc sinh con DTBS tại Đà Nẵng và Biên Hòa.


13


14
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Định nghĩa DTBS
Trước đây có rất nhiều những khái niệm hay định nghĩa về DTBS, sự
thay đổi này là do bởi nhận thức của con người và sự tiến bộ của khoa học.
Năm 1996, TCYTTG đã đưa ra khái niệm về DTBS là bao gồm tất cả
những bất thường về cấu trúc, chức năng hoặc sinh hóa có mặt lúc mới sinh
cho dù chúng có được phát hiện ở thời điểm đó hay không [5].
DTBS còn được dùng với các thuật ngữ khác nhau như bất thường bẩm
sinh, dị dạng bẩm sinh, khuyết tật bẩm sinh, trong đó thuật ngữ DTBS hay

được các tác giả nghiên cứu sử dụng hơn cả.
Khái niệm DTBS tùy theo mục đích đề cập mà tác giả có sự nhấn mạnh
các yếu tố khác nhau nhưng đều thống nhất các đặc điểm sau:
- Đây là những bất thường có nguyên nhân từ trước sinh.
- Những bất thường này có thể thể hiện mức độ cơ thể, tế bào hay mức
độ phân tử.
- Những bất thường này có thể thể hiện ngay khi mới sinh hay ở những
giai đoạn muộn hơn.
Tỷ lệ DTBS ở trẻ sơ sinh vào khoảng 2% và trong số các trường hợp
chết sơ sinh có 20% là trẻ DTBS. Tỷ lệ phân bố DTBS khác nhau ở các cơ


15
quan, bộ phận cơ thể: ở chân tay 26%, ở hệ thần kinh trung ương 17%, ở hệ
sinh dục 14%, hệ tiêu hóa 8%, hệ tim mạch 4%...[6].
1.2. Phân loại DTBS
Việc phân loại DTBS rất đa dạng và phức tạp, tùy theo quan điểm và
mục đích của người nghiên cứu mà DTBS được xếp thành các nhóm theo các
cách khác nhau [6].
Sau đây là một số cách xếp loại DTBS.
1.2.1. Phân loại theo mức độ trầm trọng của DTBS
1.2.1.1. Loại nặng (major)
Là những bất thường ảnh hưởng đến khả năng lao động, học tập, cư xử
và tuổi thọ cá thể. Nhóm này cần có sự can thiệp chăm sóc sức khỏe của y tế.
1.2.1.2. Loại nhẹ (minor)
Là những bất thường không ảnh hưởng đến khả năng lao động, học tập,
cư xử và tuổi thọ cá thể. Nhóm này không cần đến sự can thiệp chăm sóc sức
khỏe của y tế.
1.2.2. Phân loại theo sự biểu hiện ở các cơ quan
1.2.2.1. Đơn khuyết tật

Là loại khuyết tật chỉ có ở một cơ quan hay một bộ phận trong cơ thể.
1.2.2.2. Đa khuyết tật


16
Là những trường hợp trên một cơ thể có từ hai cơ quan, bộ phận trở lên
có khuyết tật. Khi có nhiều bất thường cùng xuất hiện với nhau, chúng có thể
tạo thành các hội chứng. Ví dụ như tứ chứng Fallot bao gồm bốn bất thường
chính là: dày thất phải, hẹp động mạch phổi, động mạch chủ mở cả vào hai
tâm thất và thông liên thất).
1.2.3. Phân loại theo tính chất gia đình
1.2.3.1. Có tính chất gia đình
Tùy theo cơ chế sinh bệnh và quy luật di truyền mà DTBS biểu hiện
nhiều hay ít, liên tục hay không liên tục qua các thế hệ. Với các dị tật này có
thể ước tính theo xác suất hay theo kinh nghiệm nguy cơ tái mắc ở thế hệ sau.
1.2.3.2. Không có tính chất gia đình
Một số bất thường xuất hiện có tính chất đơn phát, ngẫu nhiên.


17
1.2.4. Phân loại theo quan điểm sinh bệnh học
1.2.4.1. DTBS do các nhân tố di truyền
- Di truyền từ bố mẹ: nguy cơ truyền bệnh cho con cái khác nhau bị phụ
thuộc vào kiểu gen và kiểu di truyền của gen bệnh ở bố mẹ: di truyền theo
kiểu trội lặn, NST thường hoặc NST giới tính [7].
- Do đột biến mới: Là sự biến đổi đột nhiên của gen, NST trong quá trình
tạo giao tử ở bố mẹ. Các giao tử bất thường này nếu được thụ tinh cũng có thể
tạo ra các tật bệnh do đột biến gen.
1.2.4.2. DTBS do các sai sót trong quá trình phát triển phôi thai
Trường hợp này các hợp tử được hình thành từ các giao tử bình thường và

sai sót xảy ra trong quá trình phát triển phôi thai. Những bất thường này chia
thành bốn loại tùy thuộc vào nguyên nhân sinh bệnh và hậu quả của dị tật.
- Các dị dạng bẩm sinh: là những bất thường hình thái của một cơ quan,
một phần cơ quan hay một phần cơ thể do sự tác động nội tại các quá trình
phát triển.
- Sự biến dạng: khi một cơ quan, bộ phận ban đầu phát triển bình thường
nhưng sau đó bị bất thường về hình thái, kích thước hoặc vị trí, do tác động
của các tác nhân cơ học trong phát triển phôi thai.
- Sự phát triển ngắt quãng: khi một cơ quan, một phần cơ thể ban đầu
phát triển bình thường nhưng sau đó bị rối loạn phát triển do sự tác động của
tác nhân bên ngoài.


18
- Sự rối loạn phát triển: rối loạn trong quá trình tạo mô dẫn đến rối loạn
hình thái của một bộ phận hoặc cơ quan nào đó. Quá trình này có xu hướng
tạo ra các mô bất thường.
1.2.5. Phân loại theo phân loại bệnh tật quốc tế
Để có sự thống nhất TCYTTG đã đưa ra một hệ thống phân loại DTBS
theo từng cơ quan và hệ cơ quan. Theo ký hiệu quốc tế về phân loại bệnh tật
như sau (International Statistical Classification of Diseases ICD X- 2011) [8]:
- Dị tật của hệ thần kinh (Q00 - Q07).
- Dị tật của mắt, tai, mặt và cổ (Q10 - Q18).
- Dị tật của hệ tuần hoàn (Q20 - Q28).
- Dị tật của hệ hô hấp (Q30 - Q34).
- Khe hở môi, khe hở vòm miệng (Q35 - Q37).
- Các dị tật khác của hệ tiêu hóa (Q38 - Q45).
- Dị tật của cơ quan sinh dục (Q50 - Q59).
- Dị tật của hệ thống tiết niệu (Q60 - Q64).
- DTBS và biến dạng của hệ thống cơ xương (Q65 - Q79).

- Những DTBS khác (Q80 - Q89).
- Rối loạn NST không xếp loại ở chỗ khác (Q90 - Q99).
- Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh (E70 - E90).


19
1.3. Nguyên nhân gây DTBS
Có rất nhiều nhóm nguyên nhân gây DTBS khác nhau được đưa vào nghiên
cứu, tuy nhiên đều thống nhất có các nguyên nhân chính như sau [5], [6]:
- Do di truyền: DTBS là hậu quả của đột biến gen hoặc đột biến NST.
Đột biến NST chiếm 6 - 10%. Đột biến gen theo di truyền Menden (di truyền
đơn gen) chiếm 7,5 - 8%.
- Do sự tác động của môi trường: chiếm khoảng 7%, trong đó có bệnh tật
của mẹ, tác động các nhân tố vật lý hóa học, sinh học…
- Do sự kết hợp cả môi trường và di truyền: chiếm khoảng 20 - 25%.
Kiểu di truyền ở đây là di truyền đa nhân tố.
- Chưa rõ nguyên nhân: chiếm khoảng 50%.
1.3.1. DTBS do di truyền
1.3.1.1. Do đột biến NST
Bất thường NST là nguyên nhân gây nên ít nhất 1% các trường hợp
DTBS ở trẻ sơ sinh.
Bất thường NST có thể là sự biến đổi về mặt số lượng hay cấu trúc, một
số ít bao gồm biến đổi cả hai. Bất thường NST xảy ra trên NST thường hoặc
NST giới tính hoặc trên cả hai. Bất thường về số lượng NST bao gồm lệch bội
thể và đa bội thể. Bất thường về cấu trúc NST bao gồm: chuyển đoạn, mất
đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn [9].
1.3.1.2. DTBS do rối loạn di truyền kiểu Menden


20

Những rối loạn di truyền đơn gen có thể di truyền theo cơ chế trội lặn,
trên NST thường hoặc liên kết với NST giới tính. Những rối loạn di truyền
này có thể dự đoán về khả năng xảy ra DTBS trong con cái và những người
có liên quan họ hàng với người bị dị tật.
1.3.1.3. Di truyền theo kiểu đa nhân tố
Đây là những trường hợp DTBS do sự kết hợp của cả hai nhân tố di
truyền và môi trường. Cơ chế phát sinh rất phức tạp, tùy theo từng loại dị tật
mà có sự tương tác riêng biệt.
Các DTBS thuộc các loại đột biến NST, loại di truyền đơn gen, di truyền
theo kiểu đa nhân tố có thể do đột biến có sẵn ở bộ NST của bố mẹ hoặc do
đột biến mới phát sinh trong quá trình tạo giao tử hoặc trong quá trình phát
triển phôi.
Đột biến mới có thể xảy ra trong quá trình tạo giao tử của bố hoặc mẹ sẽ
hình thành cơ thể con có bộ NST thuần, nếu đột biến xảy ra trong những lần
phân cắt đầu tiên của hợp tử sẽ hình thành cơ thể khảm gồm các dòng tế bào
khác nhau.
1.3.2. DTBS do môi trường
1.3.2.1. Tác nhân vật lý
-Chất phóng xạ:
Sự tiếp xúc với các chất phóng xạ gây tổn thương tế bào thai nhi (gây
chết , tổn thương NST, CPTTT và thể chất), mức độ hủy hoại thai liên quan


21
đến liều hấp thụ, giai đoạn phát triển của phôi hoặc thai (Moore K. 1975,
Brent D. 1976, Brent D. 1986) [10].
-Tia Rơnghen sử dụng trong chụp X - quang:
Các nhà khoa học khuyến cáo rằng nên hạn chế các bà mẹ có thai tiếp
xúc toàn cơ thể với phóng xạ từ 500 millirads trong suốt quá trình mang thai
(Moore K. 1988) để tránh gây DTBS [5], [10].

1.3.2.2. Các yếu tố hóa học
- Các hóa chất sử dụng trong chiến tranh, trong sản xuất:
Chất diệt cỏ rụng lá nhưdioxingây đóng mở một số gen giải độc quan
trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B... Đồng thời, một số thí nghiệm trên
chuột cho thấy dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào, phá
huỷ các cấu trúc tế bào, các protein quan trọng, gây đột biến trên phân tử
DNA [10], [11], [12].
- Các dược phẩm:
+ Thuốc an thần: Trimethadionl và Paramethadionl, loại thuốc sử dụng
rộng rãi ở châu Âu như một loại an thần, gây ngủ và phụ nữ mang thai thường
hay sử dụng để chống nôn, được chứng minh là gây quái thai (Gold man
1986). Dị tật thường thấy là CPTTT, lông mày hình chữ U, tai thấp, khe hở
môi khe hở vòm miệng, tượng hình hải cẩu, hội chứng chim cánh cụt [13].
+ Chất kháng acid folic amino protein, kháng chuyển hóa dùng trong liệu
pháp điều trị ung thư có thể gây DTBS, nặng nhất là khuyết tật vùng sọ mặt
(Leck I.).


22
+Cỏc hormone progesterone v androgen m dựng khi cú thai s gõy bt
thng c quan sinh dc vớ d nh phỡ i õm vt 20% v nam húa rừ 9%
tr em gỏi sau khi m dựng Norethisterone trong 3 thỏng u thai kỡ [10], [13].
- Acid folic [14]:
Axit folic (hay cũn gi l folate hoc folacin) l mt trong nhng
vitamin B. Folat tham gia cu to coenzyme, vai trũ chớnh úng gúp vo quỏ
trỡnh tng hp gen.
ó cú nhiu nghiờn cu phũng chng DTBS, trong ú nhiu nghiờn
cu tp trung vo vic gim d tt ng thn kinh (NTDs) vỡ õy l nhúm
DTBS thng gp v gõy hu qu khỏ nng n. Cú bng chng mnh m
rng, vic s dng acid folic gim nguy c mc NTDs. Nghiờn cu ch ra

rng ớt nht mt na cỏc NTDs cú th c phũng nga nu ph n c
cung cp acid folic trc khi th thai v trong giai on u ca thai k.
Vai trò của acid folic có khả năng ảnh hởng lớn đến tỷ lệ sinh con
NTDs có thể là do con đờng chuyển hóa acid folic ảnh hởng rất nhiều quá
trình sinh lý trong cơ thể nh sinh tổng hợp nucleotid, sự tăng trởng tế bào, sự
hình thành các cofactor trong các phản ứng sinh hóa, cần thiết cho quá trình
methyl hóa của gen và histon, điều hòa biểu hiện gen, methyl hóa protein và
lipid. Sự hiểu biết cặn kẽ về căn nguyên gây NTDs vẫn còn có nhiều tranh
luận, ngời ta cho rằng sự hình thành khuyết tật này đợc xem là kết quả của sự
tơng tác giữa tác động của nhiều gen và yếu tố môi trờng, mà chi tiết của quá
trình đó còn cha sáng tỏ.
Nhng phỏt hin ny v cỏc khuyn ngh nm 1992 ca Cc Y t cụng
cng Hoa K v ngh nm 1998 ca Vin Y hc ca Vin Hn lõm Quc
gia Hoa K rng ch acid folic khụng bao gi nu ch da vo ch n,
tt c ph n tui sinh nờn c cung cp 0,4 mg (400 àg) acid folic


23
tổng hợp hàng ngày để giảm nguy cơ sinh con NTDs. Người phụ nữ dự kiến
có thai nên được cung cấp acid folic hàng ngày để đảm bảo rằng cơ thể đầy
đủ acid folic trước và sau khi thụ thai. Nếu một người phụ nữ đã có một con
bị NTDs, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu được cung cấp acid folic hàng
ngày 4mg, bắt đầu ít nhất một tháng trước khi mang thai và suốt ba tháng đầu
có thai làm giảm 50 - 70% nguy cơ con bị NTDs lần kế tiếp [15]. Phụ nữ với
chứng động kinh, bệnh tiểu đường và béo phì, cũng tăng nguy cơ có con bị
NTDs và cần phải cân nhắc sử dụng acid folic liều cao. Ngày càng nhiều các
bằng chứng cho thấy acid folic có thể giúp ngăn ngừa các DTBS, bao gồm:
hội chứng Down, tim bẩm sinh cũng như bệnh mạch vành, thoát vị thành
bụng [15].
1.3.2.3. Yếu tố sinh học và xã hội

-Tuổi cha mẹ: Người phụ nữ kết hôn dưới 17 tuổi dễ sinh con DTBS vì
sự không cân bằng hormon không tạo điều kiện tối thuận để thai phát triển
bình thường. Ngược lại, bố mẹ lớn tuổi cũng đóng vai trò quan trọng trọng
việc gây sai sót quá trình phân bào giảm nhiễm, trong đó biểu hiện rõ nhất
sinh con mắc các hội chứng lệch bội như trisomi 21, 13, 18. Theo Nyhan
W.L. và cộng sự tỷ lệ để con Down ở mẹ <20 tuổi là 1/2500, ở mẹ ≥45 tuổi
thì tỷ lệ này là 1/55 [10], [16].
-Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai:
Có khoảng 4% DTBS là do chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian
mang thai (Barbara A.). Sự thiếu các yếu tố vi lượng như Magie, vitamin D
cũng làm biến dạng bộ xương và xuất hiện bệnh còi xương bẩm sinh. Thiếu
iode gây ra bướu cổ, CPTTT [17] .


24
-Nhiễm khuẩn:
Suốt giai đoạn trước sinh, thai nhi rất nhạy cảm với nhiều loại vi sinh
vật, kết quả là trong một số trường hợp sẽ gây sảy thai và đẻ non, một số
trường hợp khác trẻ sinh ra với DTBS hay bệnh. Ví dụ như nhiễm xoắn khuẩn
giang mai gây DTBS khe hở môi, khe hở vòm, CPTTT, điếc bẩm sinh, nhiễm
virus Rubella gây các dị tật bẩm sinh ở mắt và tim…[18], [19].
-Các bệnh lý và thói quen sinh hoạt của bố mẹ:
Mẹ bị nghiện rượu, nghiện ma túy, hút thuốc lá chủ động hay thụ động
đều có nguy cơ tăng tỷ lệ con bị DTBS. Tác hại của rượu gây quái thai đã
được biết rõ, hội chứng thai do rượu chiếm 1/1000 trẻ sơ sinh tại Mỹ được
Nyhan W.L. mô tả với những DTBS chủ yếu là dị tật sọ mặt, tim, dị dạng chi,
suy dinh dưỡng, CPTTT [5], [20].
Mẹ bị đái tháo đường thể phụ thuộc insulin có 8% con bị DTBS.
Mẹ bị động kinh cũng làm tăng nguy cơ sinh con DTBS, các loại dị tật
chủ yếu là khe hở môi, khuyết tật hệ tim mạch.

1.4. Bệnh sinh của DTBS
Tất cả các giai đoạn của quá trình hình thành và phát triển phôi thai đều
có thể phát sinh DTBS, nhưng phụ thuộc theo từng cơ quan của cơ thể và tùy
thời điểm phát triển mà sự mẫn cảm với các tác nhân gây quái thai ở mức độ
khác nhau. Bình thường quá trình hình thành và phát triển của phôi thai trải
qua các giai đoạn sau [21], [22], [23] :
Giai đoạn tạo giao tử


25
Giai đoạn tiền phôi
Giai đoạn phôi
Giai đoạn thai
- Giai đoạn tạo giao tử: là giai đoạn các tế bào dễ mẫn cảm với các tác
nhân gây đột biến tạo ra các giao tử bất thường hoặc đã có sự rối loạn xảy ra
từ bố hoặc mẹ khi thụ tinh sẽ cho các hợp tử bất thường, tạo ra các DTBS.
Tuy nhiên các giao tử bất thường ít có khả năng tham gia thụ tinh nên tỷ lệ
DTBS không cao.
- Giai đoạn tiền phôi: ở giai đoạn này phôi còn ít, chưa biệt hóa, nên các
tác nhân gây DTBS có thể gây tổn thương toàn bộ, phần lớn hay phần nhỏ
phôi bào. Cơ chế phát sinh DTBS ở giai đoạn này là cơ chế phân tử thông qua
tác động rối loạn vật chất di truyền, rối loạn các quá trình phân bào và gây
chết tế bào có định hướng.
- Giai đoạn phôi: bắt đầu từ tuần thứ 3 đến hết tuần thứ 8 của thời kì
mang thai. Giai đoạn này phôi biệt hóa tích cực, các tác nhân gây DTBS làm
xuất hiện dị tật tùy theo tính dễ tổn thương, thời gian biệt hóa của mô và cơ
quan. Cơ chế phát sinh DTBS chủ yếu là cảm ứng phôi.
- Giai đoạn thai: từ tuần thứ 8 trở đi, giai đoạn này được đặc trưng bởi sự
phát triển của cơ quan. Tính cảm thụ của thai đối với tác động của yếu tố gây
DTBS giảm nhanh trong giai đoạn này. Tuy nhiên còn một số cơ quan như:

hệ tiết niệu, não, vỏ não, cơ quan sinh dục…vẫn còn đang được biệt hóa nên
khi gặp tác nhân gây DTBS sẽ phát sinh các dị tật. Cơ chế gây DTBS là cơ
chế cảm ứng phôi ở những cơ quan bộ phận còn đang biệt hóa.


×