1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong trường Tiểu học mục tiêu giáo dục của Âm nhạc nhằm tổ chức các
hoạt động âm nhạc như ca hát, nghe nhạc giúp học sinh tham gia vào các hoạt
động văn nghệ trong trường trong lớp, với cộng đồng để có thể phát triển
nhân cách toàn diện cho các em.
Để thực hiện tốt những mục tiêu trên thì người giáo viên Tiểu học trong
giảng dạy môn âm nhạc phải có kiến thức vững vàng về âm nhạc, biết vận
dụng và tổ chức các hoạt động âm nhạc sao cho phù hợp. Điều đó cho thấy,
việc đào tạo một đội ngũ giáo viên tiểu học có khả năng dạy học môn âm
nhạc là hết sức quan trọng.
Nhiều năm qua trường CĐSP Nam Định là nơi đào tạo giáo viên tiểu học
trình độ cao đẳng để cung cấp cho gần 30 trường tiểu học trong phạm vi toàn
tỉnh. Sinh viên CĐSP Tiểu học học môn âm nhạc với 3 phân môn Nhạc lý
phổ thông, Đọc - ghi nhạc, Hát.Trong đó, Nhạc lý phổ thông là phân môn có
vị trí rất quan trọng, chiếm 30 tiết trong tổng số 90 tiết của môn âm nhạc. Đó
là lý thuyết cơ bản đầu tiên, cung cấp những kiến thức sơ giản về âm nhạc, là
cơ sở để sinh viên sư phạm Tiểu học tiếp thu các nội dung âm nhạc khác như
Đọc - ghi nhạc, Hát.
Phân môn Nhạc lý phổ thông đòi hỏi người học phải tư duy lôgic và trừu
tượng cao. Nếu chỉ được tiếp cận phân môn Nhạc lý phổ thông bằng lý thuyết
đơn thuần thì người học sẽ gặp khó khăn trong việc ứng dụng những nội dung
đó vào thực hành các hoạt động âm nhạc khác.
Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học khiến cho những khái
niệm trừu tượng trở nên rõ ràng, cụ thể, người học dễ tiếp nhận nhiều hơn nếu
giáo viên chỉ dùng lời nói để giảng dạy. Những hình ảnh, âm thanh sinh động
sẽ làm cho giờ học trở nên hấp dẫn và giúp người học lĩnh hội tri thức một
cách tốt nhất.
Thực tế những năm gần đây, nhiều giáo viên một số bộ môn đã nhận ra
vai trò tích cực của phương pháp trực quan trong dạy học. Một số giáo viên
2
đã biết vận dụng khá hệu quả các phương tiện dạy học như máy chiếu, bảng
biểu, tranh ảnh… vào quá trình dạy học.
Tuy nhiên, trong thực tiễn dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông ở hệ
CĐSP Tiểu học tại Nam Định vẫn còn nhiều điều đáng suy nghĩ, băn khoăn.
Dự giờ một số tiết học phân môn Nhạc lý phổ thông cho thấy giáo viên
chuẩn bị bài khá kỹ, trình bày các nội dung lý thuyết khá mạch lạc nhưng
không khí lớp học tương đối trầm lắng, sinh viên ít được thực hành, chủ yếu
là nghe ghi và chép, giáo viên chủ yếu là nói, diễn giải, rất ít sử dụng các đồ
dùng dạy học để minh họa...
Tổng hợp phiếu điều tra của 2 khóa sinh viên cao đẳng Tiểu học năm thứ
2 và năm thứ 3, khóa 33 và khóa 34 với khoảng 80 sinh viên, cho thấy trong
giờ dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông, giáo viên chỉ dùng bảng, phấn là
chính và sinh viên không thích học tiết học Nhạc lý phổ thông.
Phỏng vấn một số giáo viên dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông, được
biết rằng, họ nhận thức được lợi ích của việc sử dụng phương tiện trực quan
dạy học. Tuy nhiên, họ ngại sử dụng vì mất nhiều thời gian chuẩn bị và mang
PTTQ lên lớp, xuống lớp… Có lẽ, đây là một trong những nguyên nhân chính
dẫn đến kết quả học tập phân môn Nhạc lý phổ thông của sinh viên CĐSP Tiểu
học còn chưa cao.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu
"Sử dụng một số phương tiện trực quan trong dạy học môn nhạc lý phổ thông
tại trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định" cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ
chuyên ngành phương pháp và lý luận dạy học âm nhạc.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến những vấn đề nghiên cứu về lý thuyết âm nhạc, đã có
những công trình của các nhà nhà nghiên cứu âm nhạc, sư phạm âm nhạc.
Phạm Tú Hương, Đỗ Xuân Tùng, Nguyễn Trọng Ánh là những tác giả
của giáo trình “Lý thuyết âm nhạc cơ bản” dành cho hệ Trung học Âm nhạc
chuyên nghiệp, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, năm 2005.
3
Phạm Tú Hương, tác giả cuốn“Lý thuyết âm nhạc cơ bản”, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, dự án đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP Âm nhạc, Nxb ĐHSP,
năm 2010.
Trịnh Hoài Thu chủ biên của giáo trình “Lý thuyết âm nhạc cơ bản”,
Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, năm 2014.
Ngoài ra còn có các luận văn cũng nghiên cứu về vấn đề này như:
Hoàng Quốc Khánh, Luận văn tốt nghiệp Cao học Sư phạm Âm nhạc,
2013, Học viện Âm nhạc Huế, “Nâng cao chất lượng giảng dạy môn lý
thuyết âm nhạc cơ bản cho CĐSP Âm nhạc trường CĐVHNT Đăk lăk”,
Nguyễn Thế Phương, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ LL&PPDHAN Khóa
1 trường ĐHSP Nhạc họa TW, năm 2014. “Giải pháp nâng cao chất lượng
học môn nhạc lý cho CĐSP Giáo dục Tiểu học, Trường CĐSP Hà Nam”.
Qua các công trình nghiên cứu, luận văn nêu trên, chúng tôi thấy phần
lớn các đề tài đều đi vào vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy môn Nhạc lý
cơ bản. Tuy nhiên chưa có một đề tài nào nghiên cứu việc sử dụng phương
tiện trực quan trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông cho sinh viên
CĐSP tiểu học tại Nam Định.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương tiện trực quan nhằm nâng cao chất lượng
dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông góp phần hiệu quả vào đào tạo bộ môn
âm nhạc cho sinh viên CĐSP tiểu học Nam Định, hướng tới nâng cao hiệu
quả giáo dục âm nhạc cho học sinh Tiểu học Nam Định.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu chương trình phân môn Nhạc lý phổ thông trong đào tạo
môn âm nhạc cho sinh viên ở hệ CĐSP tiểu học.
Làm rõ thực trạng sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học phân
môn Nhạc lý phổ thông ở trường CĐSP Nam Định.
Lựa chọn, phân loại một số nhóm phương tiện trực quan cho dạy học
phân môn Nhạc lý phổ thông.
4
Nghiên cứu đưa ra biện pháp hướng dẫn sử dụng phương tiện trực quan
trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học phân môn Nhạc
lý phổ thông cho sinh viên hệ CĐSP Tiểu học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Biện pháp sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học phân môn Nhạc
lý phổ thông cho hệ CĐSP tiểu học tại Nam Định
5. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích - tổng hợp, khái quát
hóa - hệ thống hóa để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, quan sát, đàm thoại,
thực nghiệm sư phạm, thống kê.
6. Những đóng góp của luận văn
Đề tài luận văn đã nghiên cứu, đưa ra biện pháp sử dụng phương tiện
trực quan trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông cho sinh viên hệ CĐSP
Tiểu học tại Nam Định.
Góp phần nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc cho sinh viên, hướng
tới hiệu quả giáo dục âm nhạc cho học sinh tiểu học Nam Định.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm 2 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng phương tiện trực quan
trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông
Chương 2: Biện pháp sử dụng một số phương tiện trực quan trong dạy
học phân môn Nhạc lý phổ thông ở hệ CĐSP Tiểu học tại Nam Định.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC
QUAN TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN NHẠC LÝ PHỔ THÔNG
1.1. Nhạc lý phổ thông
1.1.1. Nhạc lý
Lý thuyết âm nhạc là môn học cơ bản trong chương trình đào tạo người
hoạt động âm nhạc, giúp cho người học có kiến thức cơ sở để học, tìm hểu về
hòa âm, phân tích tác phẩm, lịch sử âm nhạc…
Sự hình thành lý thuyết âm nhạc có từ rất sớm trong lịch sử phát triển
nghệ thuật âm nhạc. Người ta gọi nó theo ngôn ngữ của mỗi quốc gia.
Tiếng Việt Nam, tên môn học Lý thuyết âm nhạc, xuất phát từ việc dịch
nghĩa từ tiếng nước ngoài. Nó có khá nhiều tên gọi như: Lý thuyết âm nhạc cơ
bản, Nhạc lý cơ bản, Nhạc lý, Lý thuyết âm nhạc, Nhạc lý sơ giản, Nhạc lý
phổ thông… Tên gọi và nội dung của nó tùy mức độ sử dụng ở các chương
trình đào tạo khác nhau.
1.1.2. Nhạc lý phổ thông trong đào tạo giáo viên hệ CĐSP Tiểu học
Trong chương trình đào tạo giáo viên Mầm non và giáo viên Tiểu học hệ
cao đẳng, hệ đại học của nhiều trường, sinh viên các ngành SP Tiểu học và SP
Mầm non được học nhiều môn, trong đó có môn âm nhạc. Một phần của môn
học Âm nhạc, là phân môn Nhạc lý sơ giản hoặc Nhạc lý phổ thông.
Ở hệ CĐSP Tiểu học tại Nam định thì đây là phân môn Nhạc lý phổ
thông, một phần của bộ môn Âm nhạc, trong toàn bộ chương trình đào tạo
giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng.
Phân môn Nhạc lý phổ thông trong đào tạo giáo viên CĐSP Tiểu học
gồm những kiến thức âm nhạc khá đơn giản, cần thiết như về âm thanh, độ
cao, độ dài, tiết tấu, nhip, quãng, hợp âm, gam, điệu thức, dịch giọng,… Đó là
những kiến thức cơ bản, là cơ sở để sinh viên có thể tiếp thu các phân môn
6
khác như: hát, tập đọc nhạc, sử dụng nhạc cụ, phương pháp dạy học âm
nhạc….
1.2. Quá trình dạy học nhạc lý phổ thông
1.2.1. Quá trình dạy học
Quá trình dạy học là hệ thống những hành động liên tiếp và thâm nhập
vào nhau của thầy và trò dưới sự hướng dẫn của thầy, nhằm đạt được mục đích
dạy học và qua đó phát triển nhân cách của trò.
Quá trình dạy học bao gồm các thành tố cơ bản: Giáo viên với hoạt động
dạy, học sinh với hoạt động học, nội dung dạy học, hình thức dạy học,
phương pháp dạy học, phương tiện dạy học.
Khi quá trình dạy học diễn ra, là các thành tố cơ bản này có sự vận động
và tác động lẫn nhau trong một cấu trúc nhất định để thúc đẩy quá trình dạy
học phát triển. Nếu thiếu đi một trong những thành tố đó thì QTDH sẽ không
thể đạt được kết quả cao.
1.2.2. Dạy học nhạc lý phổ thông ở hệ CĐSP Tiểu học
Quá trình dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông diễn ra với các thành tố
cơ bản: người dạy là giảng viên chuyên ngành sư pham âm nhạc; người học là
sinh viên CĐSP Tiểu học; nội dung gồm những tri thức về: Âm thanh, cao độ,
trường độ, quãng, gam, điệu thức, giọng, hợp âm…; hình thức dạy học là lớp
học lớn, khoảng 40 sinh viên một lớp; phương pháp dạy học được sử dụng là
các phương pháp dùng lời, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan,
phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trình bày tác phẩm …;
phương tiện trực quan là nhạc cụ, bảng biểu, sơ đồ máy vi tính, máy chiếu …,
những đồ dùng giúp cho sinh viên nhận thức nội dung phân môn Nhạc lý phổ
thông một cách cụ thể và dễ dàng hơn.
7
1.3. Phương tiện trực quan
1.3.1. Phương tiện
Trong dạy học, cái mà giáo viên sử dụng để đạt mục đích giúp cho sinh
viên nắm được nội dung kiến thức, kỹ năng cụ thể của bài học, được gọi là
phương tiện.
1.3.2. Trực quan
Trực quan là những gì được nhận biết dưới các hình thức cảm giác, tri
giác, biểu tượng. Nó cho ta một hình ảnh cảm tính về sự vật, hiện tượng.
Trên cơ sở đó, nhận thức con người đi vào các giai đoạn cao hơn của tư duy
trừu tượng.
1.3.3. Phương tiện trực quan
Phương tiện trực quan là một tập hợp tất cả các đồ dùng và thiết bị dạy
học mà người giáo viên và sinh viên sử dụng trong quá trình dạy học nhằm
đạt được mục đích dạy học. Đó là những công cụ giúp người giáo viên tổ
chức, điều khiển quá trình dạy học và giúp người học lĩnh hội tri thức cũng
như tổ chức hoạt động nhận thức của mình có hiệu quả.
1.3.4. Vai trò của phương tiện trực quan trong dạy học phân môn nhạc lý
phổ thông
Đối với những nội dung có tính lý thuyết, đòi hỏi người học phải tư duy
trừu tượng và tư duy logic như ở phân môn Nhạc lý phổ thông thì phương tiện
trực quan là thành tố đóng vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ gắn bó chặt
chẽ với các thành tố cơ bản trong quá trình dạy học Nhạc lý phổ thông, mà nó
còn có ý nghĩa to lớn mang lại hiệu quả tích cực trong nhận thức của sinh viên
đối với những kiến thức, kỹ năng âm nhạc của phân môn này.
1.4. Thực trạng dạy học nhạc lý phổ thông ở trường CĐSP Nam Định
1.4.1. Vài nét trường CĐSP Nam Định
Trường CĐSP Nam Đinh là nơi đào tạo, bồi dưỡng hàng ngàn lượt giáo
viên, cán bộ quản lý cho ngành giáo dục của tỉnh Nam Định nói riêng và cả
8
nước nói chung. Trường có các phòng chức năng và bốn khoa: Khoa xã hội,
khoa Tiểu học mầm non, khoa Tự nhiên, khoa Ngoại ngữ.
Khoa SP Tiểu học - Mầm non có các chức năng và nhiệm vụ sau: Đào
tạo giáo viên Mầm non trình độ Trung cấp, Cao đẳng; đào tạo giáo viên Tiểu
học trình độ Trung cấp, Cao đẳng; đào tạo Trung cấp, Cao đẳng ngoài sư
phạm theo nhu cầu của địa phương.
1.4.2. Chương trình học phần nhạc lý phổ thông hệ CĐSP Tiểu học
1.4.2.1. Khung chương trình phân môn Nhạc lý phổ thông
Chương trình đào tạo hệ CĐSP Tiểu học được triển khai trong 3 năm đào
tạo theo tín chỉ, đúng với quy định của Bộ giáo dục - Đào tạo.
Trong chương trình phân môn nhạc lý phổ thông của hệ CĐSP Tiểu học,
nội dung kiến thức được chia thành 8 chương:
Chương I: Âm thanh - Cao độ
Chương II:Trường độ của âm thanh
Chương III: Nhịp - phách - Tiết tấu
Chương IV: Các loại dấu hóa - Hóa biểu
Chương V: Quãng
Chương VI: Hợp âm
Chương VII: Điệu thức - Gam - Giọng
Chương VIII: Dịch giọng
1.4.3. Tình hình dạy học phân môn nhạc lý phổ thông
1.4.3.1. Đặc điểm khả năng âm nhạc của sinh viên CĐSP Tiểu học Trường
CĐSP Nam Định
Sinh viên cao đẳng sư phạm Tiểu học có những hạn chế về năng khiếu
âm nhạc và chênh lệch nhiều về khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng âm
nhạc. Tuy vậy, hầu hết sinh viên CĐSP Tiểu học đều có khả năng tiếp thu các
kiến thức văn hóa khác. Họ xác định rất rõ mục tiêu ngành nghề mà sau này
ra trường họ sẽ sử dụng là dạy học cho học sinh tiểu học.Họ rất chăm chỉ và
9
tích cực, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện tất cả các môn học trong chương
trình đào tạo.
1.4.3.2. Tình hình dạy học phân môn nhạc lý phổ thông
Qua tìm hiểu thực tế, dự giờ dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông tại
trường cho thấy trong mỗi tiết học giảng viên thường thuyết trình, giải thích
các khái niệm là chính. Hầu hết các tiết học phân môn này không thấy sử
dụng tới bảng biểu hay máy móc hỗ trợ. Chỉ có một đôi tiết học là thấy có
dùng đàn Organ.
Trao đổi trực tiếp với giảng viên dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông
tại trường, được biết, họ rất ngại sử dụng các phương tiện trực quan trong quá
trình dạy học.
Quan sát, dự giờ dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông, cho thấy, sinh
viên phải tiếp thu kiến thức âm nhạc một cách khó khăn. Tiết học phân môn
Nhạc lý phổ thông diễn ra khá nặng nề và trầm lặng. Sinh viên chủ yếu là
nghe và ghi. rất ít được thực hành. Các khái niệm âm nhạc được sinh viên
nhận biết chủ yếu bằng ngôn ngữ, mô tả bằng lời của giảng viên.Vì cố hình
dung khái niệm âm nhạc như quãng, hợp âm, gam, giọng, điệu thức …, qua
phần mô tả của giảng viên nên nhiều sinh viên tỏ ra mệt mỏi, uể oải và chậm
phản ứng theo yêu cầu của giảng viên dẫ đến chất lượng dạy học phân môn
Nhạc lý phổ thông còn chưa cao.
Tiểu kết chương 1
Dạy học và giáo dục âm nhạc ở trường tiểu học đòi hỏi phải có một đội
ngũ giáo viên tiểu học có khả năng tổ chức cho học sinh ca hát, phát triển khả
năng nghe nhạc, làm quen với tập đọc nhạc, thông qua đó tiếp cận với các
kiến thức sơ giản về âm nhạc.
Trường CĐSP Nam Định là nơi đào tạo các hệ giáo viên tiểu học trình
độ CĐSP. Trong chương trình đào tạo toàn khóa, sinh viên được học âm nhạc
với những kiến thức đầu tiên ở phân môn Nhạc lý phổ thông.
10
Nội dung phân môn Nhạc lý phổ thông mang tính lý thuyết, trừu tượng,
đòi hỏi người giảng viên âm nhạc phải biết cụ thể hóa, làm rõ các khái niệm
để sinh viên dễ dàng tiếp thu và thực hành những kiến thức âm nhạc, đáp ứng
được yêu cầu mục tiêu dạy học phân môn này.
Trong chương 1, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân
tích, tổng hợp, khái quát hóa để làm rõ những khái niệm cần thiết về quá trình
dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông, về vai trò của phương tiện trực quan
đối với việc dạy học của giáo viên và sinh viên CĐSP Tiểu học.
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra, quan sát, dự giờ, phỏng vấn,
trao đổi để tìm hiểu thực trạng dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông một số
khóa sinh viên trước đây, để thấy được chất lượng dạy học phân môn này còn
thấp, mà nguyên nhân khách quan dẫn đến thực trạng này là vấn đề dùng
phương tiện trực quan còn chưa được quan tâm sử dụng.
Để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Âm nhạc nói chung và phân
môn Nhạc lý phổ thông nói riêng trong đào tạo ở hệ CĐSP Tiểu học tại Nam
Định, chúng tôi cho rằng cần mạnh dạn nghiên cứu đưa ra các biện pháp sử
dụng phương tiện trực quan để giúp cho giảng viên và sinh viên thực hiện quá
trình dạy học phân môn này một cách thuân lợi và dễ dàng hơn.
11
Chương 2
BIỆN PHÁP SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN
TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN NHẠC LÝ PHỔ THÔNG HỆ
CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC TẠI NAM ĐỊNH
2.1. Những nội dung nhạc lý phổ thông cần sử dụng phương tiện trực
quan
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn sử dụng phương tiện trực
quan trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông cho sinh viên Cao đẳng sư
phạm Tiểu học tại Nam Định, chúng tôi đã khái quát nội dung phân môn
Nhạc lý phổ thông theo đề cương chi tiết học phần của nhà trường và dự kiến
những phương tiện trực quan có thể được sử dụng vào từng chương như sau:
Chương I - Âm thanh, cao độ, phương tiện trực quan có thể sử dụng là
đàn Organ, đàn Guitar, máy chiếu…
Chương II - Trường độ của âm thanh, phương tiện trực quan có thể sử
dụng là sơ đồ, đàn Organ, máy chiếu…
Chương III - Nhịp, phách, tiết tấu, phương tiện trực quan có thể sử dụng
như là máy chiểu, Thanh phách, Song loan, Trống…
Chương IV - Các loại dấu hóa, hóa biểu, phương tiện trực quan có thể
sử dụng là sơ đồ, máy chiếu, một số phần mềm tin học.
Chương V - Quãng, phương tiện trực quan có thể sử dụng là bảng biểu,
máy chiếu, đàn Guitar, đàn Organ…
Chương VI - Hợp âm, phương tiện trực quan có thể sử dụng là đàn
Organ, đàn Guitar, máy chiếu, máy tính.
Chương VII - Điệu thức, gam, giọng, phương tiện trực quan có thể sử
dụng là bảng biểu, đàn Organ, máy tính, máy chiếu…
Chương VIII - Dịch giọng, phương tiện trực quan có thể sử dụng là đàn
Organ, máy tính, máy chiếu, loa, đài…
12
Trong quá trình thực tiễn, tùy theo nội dung bài học mà giáo viên linh
hoạt lựa chọn và thay đổi PTTQ để mang lại hiểu quả cao trong việc truyền đạt
nội dung bài học Nhạc lý phổ thông cho sinh viên.
2.2. Một số nhóm phương tiện trực quan trong dạy học phân môn nhạc lý
phổ thông
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, đúc kết kinh nghiệm sử dụng
phương tiện trực quan lâu năm của các giáo viên đi trước, chúng tôi đã chia
các phương tiện trực quan trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông thành 4
nhóm.
2.2.1. Nhóm nhạc cụ phổ thông
Nhạc cụ phổ thông là những nhạc cụ mà giảng viên có thể dễ dàng sử
dụng và được sử dụng một cách rộng rãi. Sử dụng phương tiện dạy học là
nhạc cụ, giáo viên sẽ có thể thể hiện trình độ học vấn âm nhạc, kiến thức và
đặc biệt là năng lực hoạt động âm nhạc của bản thân.
Đặc biệt khi sử dụng nhạc cụ phổ thông trong dạy học Nhạc lý phổ
thông, giảng viên sẽ trực tiếp truyền đạt các nội dung bài học đến sinh viên
bằng con đường tác động vào thính giác, giúp sinh viên cảm nhận được rõ
hơn các cao đô, tiết tấu, giai điệu, tính chất của các quãng, các hợp âm...
Một số loại nhạc cụ phổ thông có thể kể đến như: Đàn Organ, đàn
Guitar, Trống, Thanh phách, Song loan...
Một điểm lưu ý khi sử dụng các nhạc cụ phổ thông làm phương tiện trực
quan là giảng viên cần nhắc nhở sinh viên không được sử dụng các loại nhạc cụ
này một cách tự do gây ồn ào, làm ảnh hưởng đến quá trình dạy học phân môn
Nhạc lý phổ thông.
2.2.2. Nhóm giáo cụ trực quan
Giáo cụ trực quan là đồ dùng dạy học tác động trực tiếp vào thị giác của
người học, làm cho người học thấy một cách cụ thể điều muốn giảng.
Giáo cụ trực quan trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông bao gồm:
Bảng biểu, sơ đồ, các tấm ghép… Khi sử dụng giáo cụ trực quan, giảng viên
13
thường kết hợp với các phương pháp dạy học âm nhạc để giúp sinh viên nắm
vững nội dung bài học.
2.2.3. Trang thiết bị điện tử
Các thiết bị điện tử là phương tiện trực quan được sử dụng nhiều hơn
trong các giờ dạy nhạc lý phổ thông. Các trang thiết bị điện tử phổ biến hiện
nay được dùng làm phương tiện trực quan như: Máy tính, máy chiếu, loa
đài…
Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, giảng viên cần tiếp cận đối với
công nghệ cao như máy vi tính, máy chiếu…, để dùng vào các giờ dạy học
nói chung và dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông nói riêng. Nếu giảng viên
ứng dụng các trang thiết bị này phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học, đặc
điểm khả năng âm nhạc của sinh viên thì chắc chắn sẽ gây hiệu quả âm nhạc
tốt cho sinh viên.
2.3. Nguyên tắc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học phân môn
Nhạc lý phổ thông.
Việc sử dụng phương tiện trực quan trong day học phân môn Nhạc lý
phổ thông đòi hỏi phải xây dựng một số nguyên tắc để thực hiện đạt hiệu quả.
Trong phạm vi đề tài này chúng tôi đã xây dựng một số nguyên tắc sử dụng
phương tiện trực quan như sau:
2.3.1. Nguyên tắc dùng phương tiện trực quan phù hợp với nội dung bài
học.
Với mỗi một nội dung bài học trong phân môn Nhạc lý phổ thông cần đến sự
hỗ trợ của PTTQ, giảng viên cần phải chuẩn bị và lựa chọn PTTQ sao cho phù
hợp với nội dung bài học để khi sử dụng sẽ mang lại hiệu quả cao.
Mỗi phương tiện trực quan đều có những điểm mạnh, điểm hạn chế nhất
định. Chẳng hạn như: Thanh phách hay trống có thể sử dụng để minh họa
nhịp, phách hay tiết tấu tốt hơn so với sử dụng bảng biểu, sơ đồ. Nhưng khi
thể hiện mối tương quan trường độ giữa các nốt nhạc thì sử dụng bảng biểu,
14
sơ đồ sẽ mang lại hiệu quả minh họa cao hơn so với sử dụng thanh phách,
trống.
Để phát huy tính hiệu quả của phương tiện trực quan và lựa chọn phương
tiện trực quan phù hợp với nội dung bài học trong phân môn Nhạc lý phổ
thông, giảng viên thiết kế bài giảng trước khi lên lớp cần trả lời một số câu
hỏi: Nội dung bài học có cần sử dụng PTTQ không?; Nội dung bài học cần
PTTQ nào?; Sử dụng PTTQ như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?; Sử dụng
PTTQ trong bao lâu?.
Trả lời những câu hỏi trong khâu chuẩn bị sẽ giúp cho giảng viên lựa chọn
dùng phương tiện trực quan nào phù hợp với nội dung nào trong tiết học phân
môn Nhạc lý phổ thông.
2.3.2. Nguyên tắc kết hợp phương tiện trực quan với phương pháp dạy học
âm nhạc
Tùy vào nội dung từng tiết học giảng viên lựa chọn phương pháp dạy
học âm nhạc phù hợp với PTTQ sử dụng trong tiết học.
Trong dạy phân môn Nhạc lý phổ thông, chuẩn bị một tiết dạy trước khi
lên lớp giảng viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học âm nhạc nào? kết
hợp với phương tiện trực quan nào? cho phù hợp. Từ đó giảng viên sẽ có dự
kiến sử dụng phương tiện trực quan kết hợp với phương pháp dạy học phù
hợp. Có như vậy tiết dạy học mới hiệu quả.
Trong mỗi giờ học, nếu giảng viên biết kết hợp vận dụng linh hoạt các
phương pháp dạy học với việc sử dụng các phương tiện trực quan để sinh viên
được thực hành ứng dụng thì tiết học đó chắc chắn sẽ có hiệu quả tốt. Phương
tiện trực quan phù hợp sẽ hỗ trợ cho phương pháp dạy học đạt được hiệu quả
cao trong việc truyền tải nội dung kiến thức đến sinh viên đặc biệt là những
môn học đòi hỏi tính tư duy và trừu tượng cao như phân môn Nhạc lý phổ
thông.
15
2.3.3. Nguyên tắc sử dụng phương tiện trực quan thành thạo
Việc sử dụng PTTQ trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông chỉ có
hiệu quả và tác động tích cực khi giảng viên có kiến thức chuyên môn vững
vàng và được trang bị những kỹ năng cần thiết về khả năng hiểu biết và sử
dụng thành thạo các PTTQ.
Sử dụng PTTQ thành thạo sẽ giúp giảng viên hạn chế được số lượng
thời gian “chết” trong tiết học, tiết học sẽ liền mạch không bị ngắt quãng
khiến sự chú ý và tư duy của sinh viên trong tiết học Nhạc lý phổ thông liền
mạch và không bị sao lãng.
2.3.4. Nguyên tắc sử dụng vừa đủ phương tiện trực quan
Trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông nếu lạm dụng PTTQ sẽ dẫn
tới phản tác dụng.
Để đạt hiệu quả cao trong ứng dụng phương tiện trực quan vào trong dạy
học phân môn nhạc lý phổ thông, giảng viên vận dụng PTTQ vào nội dung
bài học một cách vừa đủ và phù hợp.
Sử dụng phương tiện trực quan trên cơ sở nắm vững các nguyên tắc sử
dụng nói trên nhằm hỗ trợ giảng viên chuyển tải tới sinh viên những lượng
thông tin mà phấn trắng, bảng đen không làm được. Nhưng không thể và
không nên lạm dụng phương tiện trực quan, phải biết tính toán để sử dụng
vừa đủ PTTQ làm rõ nội dung bài học Nhạc lý phổ thông.
2.4. Hướng dẫn sử dụng phương tiện trực quan vào một số bài học môn
nhạc lý phổ thông.
2.4.1. Cách sử dụng từng PTTQ trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ
thông.
2.4.1.1. Cách sử dụng nhạc cụ phổ thông
- Sử dụng đàn Organ: sử dụng các phím đàn, chức năng Voice, chức
năng Style, chức năng Transpose, chức năng Metronome, chức năng Tempo,
chức năng Volume.
- Sử dụng đàn Guitar
16
- Sử dụng Trống, Thanh phách
- Sử dụng Song loan
2.4.1.2. Cách sử dụng giáo cụ trực quan
Sử dụng sơ đồ, bảng biểu, tấm ghép.
2.4.1.3. Sử dụng trang thiết bị điện tử
Sử dụng máy chiếu (Projector), loa đài.
2.4.1.4. Sử dụng phần mềm tin học hỗ trợ dạy học phân môn Nhạc lý phổ
thông
Sử dụng phần mềm Power Point 2003:
Phần mềm Power point 2003 sẽ được giảng viên sử dụng trong hầu hết các
tiết học Nhạc lý phổ thông. Khi thiết kế một tiết học Nhạc lý phổ thông bằng
phần mềm Power point, giảng viên phải soạn sẵn những nội dung sẽ sử dụng
trong tiết học để đưa vào từng slide sao cho hợp lý, khoa học và ngắn gọn giúp
sinh viên dễ nhìn và dễ hiểu.
Sử dụng phần mềm Encore:
Phần mềm Encore sẽ giúp giảng viên soạn các ví dụ bằng nốt nhạc, hay
các gam, giọng, các bài hát trong bài kiểm tra hoặc bài thi một cách khoa học
và đẹp mắt.
Sử dụng phần mềm Adobe Audition:
Giúp sinh viên phân biệt được âm thanh trong âm nhạc và âm thanh
trong tự nhiên ta có thể sử dụng phần mềm Adobe Audition.
2.4.2. Cách sử dụng kết hợp một số PTTQ trong dạy học phân môn Nhạc lý
phổ thông.
Sử dụng đàn Organ kết hợp với các miếng ghép, bảng biểu,với các phần
mềm tin hoc và các trang thiết bị điện tử
Trong nội dung: Âm thanh - Cao độ: Giới thiệu đặc điểm của âm thanh
âm nhạc, phân biệt sự khác nhau giữa âm thanh và tiếng động. Các kiến thức
về khuông nhạc, khóa nhạc và vị trí 7 nốt nhạc cơ bản.
17
Loại phương tiện trực quan: đàn Organ, các slide nội dung bài học về
Âm thanh - Cao độ, bảng biểu về một số loại khóa nhạc, nốt nhạc,các tấm
ghép có hình nốt nhạc, các phần mềm tin học.
Sử dụng đàn Guitar kết hợp với các trang thiết bị điện tử, các phần
mềm tin học.
Trong nội dung: Đảo phách, nghịch phách: Giảng viên giới thiệu các
kiến thức đảo phách, nghịch phách.
Loại phương tiện trực quan: Máy chiếu, máy tính, loa phần mềm Encore,
Adobe Audition, Power Point, đàn Guitar.
Sử dụng thanh phách kết hợp với đàn Organ, bảng biểu, máy tính, máy
chiếu, phần mềm encore, phần mềm Power point
Trong nội dung: Nhịp, số chỉ nhịp, một số nhịp thông dụng và cách đánh
nhịp.
Loại phương tiện trực quan: bảng biểu, máy chiếu, máy tính, phần mềm
Encore, Power Point, thanh phách.
2.4.3. Ứng dụng sử dụng PTTQ vào một số tiết học cụ thể của phân môn
Nhạc lý phổ thông.
2.5. Thực nghiệm kiểm tra
2.5.1. Mục đích thực nghiệm
Trên cơ sở trình bày ở trên, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm kiểm tra,
sử dụng một số phương tiện trực quan đã trình bày trong chương 2 với mục
đích: Xem xét tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện trực
quan trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông cho hệ CĐSP Tiểu học ở
Trường CĐSP Nam Định.
2.5.2. Nội dung và yêu cầu thực nghiệm
Thực nghiệm kiểm tra: Áp dụng các biện pháp đã trình bày ở trên, tôi đã
thực hiện việc sử dụng các phương tiện trực quan vào dạy học phân môn nhạc
lý phổ thông cho lớp CĐSP Tiểu học 35A Trường CĐSP Nam Định, đánh giá
18
và so sánh kết quả với khóa CĐSP Tiểu học 34 là khóa không sử dụng
phương tiện trực quan vào dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông.
Điều kiện thực nghiệm: Trang bị phòng học có đầy đủ âm thanh, máy
chiếu, đàn Organ và các trang thiết bị cần thiết.
2.5.3. Tiến hành thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm: Sinh viên CĐSP Tiểu học K35A (40 SV).
Giảng viên tiến hành thực nghiệm: Đinh Thị Chung Thủy.
Thời gian thực nghiệm: Thực nghiệm trong học kỳ I năm học 2014 – 2015.
Trong 30 tiết dạy Nhạc lý phổ thông học kỳ I, chúng tôi áp dụng các
phương tiện trực quan như đã nêu ở chương 2 vào dạy học phân môn Nhạc lý
phổ thông đảm bảo các nguyên tắc dùng phương tiện trực quan phù hợp với
nội dung bài học, nguyên tắc kết hợp phương tiện trực quan với phương pháp
dạy học âm nhạc, nguyên tắc sử dụng phương tiện trực quan thành thạo,
nguyên tắc sử dụng vừa đủ phương tiện trực quan.
2.5.4. Kết quả thực nghiệm
Sau khi thu được kết quả thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng kết quả học tập
của sinh viên CĐSP Tiểu học khóa 35A cao hơn nhiều so với khóa 34. Cùng với
sự thay đổi tích cực của kết quả học tập, tinh thần thái độ của sinh viên cũng ngày
càng cao hơn.
Nhờ có PTTQ mà phân môn Nhạc lý phổ thông không còn là môn học khó
bởi vì các nội dung kiến thức được sơ đồ hóa một cách gọn nhẹ, sinh viên được
nghe và cảm thụ các kiến thức khô khan bằng những giai điệu trầm bổng. Đặc
biệt, sinh viên còn được tai nghe, mắt thấy qua việc sử dụng các phần mềm ứng
dụng âm nhạc vào từng tiết học.
Được tiếp cận với cách minh họa các kiến thức bằng nhiều nhóm PTTQ
khác nhau sẽ giúp cho sinh viên ghi nhớ kiến thức lâu hơn, dễ dàng áp dụng kiến
thức phân môn Nhạc lý phổ thông vào thực các hoạt động âm nhạc khác.
Tiểu kết chương 2
19
Với thực trạng sử dụng PTTQ trong giảng dạy phân môn Nhạc lý phổ
thông đã nêu trong chương I chúng tôi thấy rằng việc sử dụng PTTQ vào
giảng dạy các nội dung trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông là hết sức
cần thiết.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn sử dụng PTTQ của những
giáo viên giầu kinh nghiệm đi trước, chúng tôi đã tạm chia các phương tiện
trực quan dùng trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông thành 4 nhóm:
Nhạc cụ phổ thông, giáo cụ trực quan, trang thiết bị điện tử, phần mềm tin
học. Chúng tôi đã tiến hành mô tả chức năng của các loại phương tiện trực
quan, trên cơ sở đó đã tiến hành khai thác phần lớn các chức năng của PTTQ
vào trong dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông để giúp cho sinh viên dễ dàng
tiếp thu kiến thức môn học này.
Để dùng các PTTQ vào nội dung giảng dạy của phân môn Nhạc lý phổ
thông một cách hiệu quả chúng tôi đã đưa ra một sô nguyên tắc sử dụng
PTTQ trong dạy học phân môn này: Nguyên tắc dùng PTTQ phù hợp với nội
dung bài học, Nguyên tắc kết hợp linh hoạt phương tiện trực quan với các
phương pháp dạy học âm nhạc, nguyên tắc sử dụng PTTQ thành thạo,
Nguyên tắc sử dụng vừa đủ phương tiện trực quan.
Trên cơ sở khai thác các chức năng và thực hiện theo các nguyên tắc sử
dụng PTTQ, chúng tôi đã hướng dẫn sử dụng PTTQ vào trong dạy học các
nội dung trong phân môn Nhạc lý phổ thông nhằm mục đích thu hút hơn nữa
sinh viên tham gia học tập, tìm tòi nghiên cứu âm nhạc và nâng cao chất
lượng giảng dạy bộ môn này.
Việc xây dựng nội dung và thực nghiệm kiểm tra sử dụng PTTQ cho
phân môn nhạc lý phổ thông hệ CĐSP Tiểu học Trường CĐSP Nam Định đã
dựa trên việc tìm hiểu thực trạng sử dụng PTTQ và khả năng âm nhạc của
sinh viên CĐSP Tiểu học Trường CĐSP Nam Định. Hoạt động thực nghiệm
kiểm tra triển khai đúng theo các kế hoạch, mục tiêu, yêu cầu đã đề ra, đảm bảo
tính khách quan, khoa học.
Qua kết quả thu được từ việc tiến hành thực nghiệm trong dạy học lý
phổ thông cho khóa 35A, chúng tôi thấy việc vận dụng các PTTQ vào trong
20
giảng dạy phân môn nhạc lý phổ thông rất phù hợp.
Bước đầu thực nghiệm chương trình áp dụng PTTQ cho phân môn nhạc
lý phổ thông tại lớp CĐSP Tiểu học K35 tại Trường CĐSP Nam Định, với
PTTQ lý thú và hấp dẫn, do đó đã có tác dụng thiết thực tới việc giáo dục,
nâng cao chất lượng phân môn Nhạc lý phổ thông nói riêng và âm nhạc nói
chung. Bên cạnh đó cũng góp phần làm phong phú thêm chương trình giảng
dạy âm nhạc, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của môn âm nhạc và
mục tiêu giáo dục của hệ CĐSP Tiểu học hiện nay.
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Về lý luận và thực tiễn đã khẳng định phân môn nhạc lý phổ thông là
phân môn quan trọng không thể thiếu trong âm nhạc và trong mục tiêu đào
tạo giáo viên tiểu học.
Phân môn Nhạc lý phổ thông có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo cho
sinh viên có đầy đủ kỹ năng cần thiết để hiểu các khái niệm, các kí hiệu âm
nhạc…giúp sinh viên vận dụng và thực hành tốt các nội dung dạy học âm
nhạc trong trường Tiểu học.
Như vậy, việc quan tâm, đầu tư cho công tác giáo dục âm nhạc, trong đó
có phân môn Nhạc lý phổ thông cho sinh viên hệ CĐSP Tiểu học là việc làm
hết sức cần thiết trong Nhà trường CĐSP Nam Định.
Thông qua việc tìm hiểu thực trạng sử dụng phương tiện trực quan vào
dạy học phân môn Nhạc lý phổ thông cho sinh viên cao đẳng sư phạm Tiểu
học. Đề tài đã xây dựng và thử nghiệm nội dung chương trình trong phạm vi
đã xác định.
Qua các kết quả số liệu kết hợp với sự quan sát, đánh giá của chúng tôi,
bước đầu đã cho thấy:
21
Việc vận dụng phương tiện trực quan vào dạy học phân môn nhạc lý phổ
thông đã thu hút được sự hứng thú, yêu thích và tham gia tích cực của các
sinh viên tham gia thử nghiệm. Mặc dù các hình thức tổ chức không phải là
mới nhưng việc biên soạn, khai thác các nội dung, yêu cầu đặt ra trong khi tổ
chức cũng đã tạo ra những môi trường hoạt động âm nhạc phong phú, phù
hợp, đa dạng và hấp dẫn với sinh viên. Việc tổ chức áp dụng PTTQ đã tạo ra
tâm thế hào hứng , thu hút sự chú ý của phần lớn các sinh viên. Việc khai thác
các nội dung, hình ảnh, chất liệu từ chính các nôi dung nhạc lý phổ thông nằm
trong chương trình đã như "làm mới " các nội dung, yêu cầu phân môn nhạc
ly phổ thông với sinh viên.
Tuy nhiên, nội dung chương trình cũng cần được tiếp tục thửc nghiệm
trên phạm vi rộng rãi hơn trong các trường thuộc bậc CĐSP để tiếp tục điều
chỉnh, bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao hiệu quả,vai trò
của môn học nhạc lý phổ thông hệ CĐSP Tiểu học thuộc địa bàn Nam Định.