Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh thương mại hưng vượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.79 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay trước sự đổi mới của cơ chế thị trường, đất nước ta đang có những
bước tiến mới về mọi mặt đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Nhất là nước ta vừa là
thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), cơ chế thị trường mở
cửa đó là những thuận lợi để phát triển nền kinh tế của Đất nước,và đây cũng là cơ sở
vững chắc để Việt Nam mở rộng hội nhập với các nước trên thế giới. Xác định được
tầm quan trọng đó nhiều Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần đã được thành lập,
phát triển. Cùng với chính sách mở cửa của Nhà nước, các Doanh nghiệp cũng bước
vào một thời kì kinh doanh mới phải đương đầu không những với Doanh nghiệp bạn
mà các Doanh nghiệp ở nước ngoài. Nhưng cũng nhờ có chính sách đó mà các Doanh
nghiệp năng động hơn có điều kiện nắm bắt được những thông tin kinh tế mới nhất,
mở rộng thị trường học hỏi kinh nghiệm. Bản báo cáo của em nghiên cứu về tinh hình
kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh thương mại Hưng Vượng.
Cũng như mọi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, Công ty cổ phần
kinh doanh thương mại Hưng Vượng với hoạt động buôn bán, kinh doanh hàng hóa
luôn đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm từ đó cải
thiện đời sống cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước.
Trong thời gian em tham gia thực tập tại công ty, nhờ có sự hướng dẫn tận tình của
các cô chú nhân viên đã giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập.
Báo cáo thực tập của em gồm 3 phần chính:
Phần 1: Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần kinh
doanh thương mại Hưng Vượng.
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh
thương mại Hưng Vượng.
Phần 3: Nhận xét và kết luận.


PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THƯƠNG MẠI HƯNG VƯỢNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần kinh doanh thương
mại Hưng Vượng


Công ty được thành lập theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 0102002998 đăng kí
lần đầu ngày 21/07/2006 do phòng đăng kí kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư thành
phố Hà Nội cấp, cấp lại lần 3 ngày 22/12/2010.
- Tên công ty: Công ty cổ phần kinh doanh thương mại Hưng Vượng.
- Trụ sở: số 99C Linh Quang, phường Văn Chương, quận Đống Đa – Hà Nội.
- Điện thoại: 04.22114206
- Mã số thuế: 0105068573
- Số tài khoản 0010235072584 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
– Đống Đa –Hà Nội.
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Xuân Phương – Chủ tịch Hội đồng
quản trị.
- Ngành nghề kinh doanh: buôn bán các loại hóa mỹ phẩm, chế phẩm vệ sinh, thiết
bị dùng trong y tế, thực phẩm chức năng.
- Vốn điều lệ: 1.000.000.000 VNĐ
Năm đầu thành lập, vì mới bước chân vào hoạt động kinh doanh nên công ty đã gặp
không ít khó khăn khi thị trường phát triển quá nhanh cùng với sự cạnh tranh gay gắt
của các doanh nghiệp khác. Nhưng một vài năm trở lại đây, nhờ những phương châm
đúng đắn cùng đội ngũ cán bộ nhân viên tận tâm với nghề, công ty dần dần khắc phục
được những khó khăn, bắt nhịp được thị trường, từng bước khẳng định vị trí của mình
và dần mở rộng phạm vi hoạt động. Tháng 5/2010 công ty mở thêm một chi nhánh tại
thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ số 6/11, đường số 6 Cư xá Bình Thới, phường 8 quận
11.

2


1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần kinh doanh thương mại Hưng Vượng
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
Hội đồng quản trị


Ban kiểm
soát

Ban giám đốc

Phòng
tổ
chức
hành
chính

Phòng
Kế
toán

Phòng
kinh
doanh

(Nguồn: Văn phòng công ty)
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần kinh doanh thương mại Hưng Vượng
theo cơ cấu trực tuyến–chức năng để tránh cồng kềnh, quá tải. Bao gồm: Hội đồng
quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát và các phòng ban. Ban giám đốc trực tiếp chỉ
đạo mọi hoạt động của công ty, các phòng ban giúp Giám đốc điều hành, quản lý công
ty.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
1.3.1. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có quyền nhân danh Công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, của người
lao động, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông; có quyền bổ

nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng của công ty.

3


1.3.2. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh; thẩm định báo cáo tài chính hằng năm của công
ty; thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty; kiến nghị các biện pháp bổ sung, sửa đổi cơ cấu tổ chức quản lý,
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.3.3. Ban giám đốc
Quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công
ty, chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý nhà nước, các đối tác, các cổ đông và
toàn thể cán bộ công nhân viên về các hoạt động của Công ty; tổ chức thực hiện các
quyết định của Hội đồng quản trị.
1.3.4. Phòng tổ chức hành chính
-Tham mưu cho giám đốc trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý
kinh doanh của công ty.
-Chịu trách nhiệm về công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu không ngừng về khả năng quản lý của hệ thống chất lượng, góp phần
nâng cao năng lực hoạt động và hiệu quả tổ chức của công ty.
-Thiết lập các chính sách về nguồn lực dựa trên quyết định sản xuất kinh doanh của
công ty như: tổ chức tuyển dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên, soạn thảo hợp đồng
tuyển dụng; phân tích đánh giá đội ngũ lao động toàn công ty, phối hợp và ra các quy
chế về tiền lương, thưởng, phụ cấp.
1.3.5. Phòng kế toán
Là bộ phận tham mưu quan trọng giúp Giám đốc nắm rõ thực lực tài chính của
công ty trong quá khứ, hiện tại và tương lai và là nơi cung cấp đầy đủ, kịp thời cơ sở
dữ liệu về tài chính giúp Giám đốc ra các quyết định về tài chính. Tổ chức hạch toán

kế toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tiếp nhận và phân phối
các nguồn tài chính, đồng thời thanh toán, quyết toán với nhà cung cấp, khách hàng.
Thực hiện các thủ tục pháp lý, các nghĩa vụ nộp ngân sách. Chấm công và tính toán
tiền lương, tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho các nhân viên chuyên môn mới.
1.3.6. Phòng kinh doanh
Có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo trong việc xây dựng và chỉ đạo kế hoạch
kinh tế, kỹ thuật tài chính trong công ty, chịu trách nhiệm phát triển bán hàng cho công
ty. Định hướng kinh doanh, tìm nguồn hàng, kí kết hợp đồng với bạn hàng.

4


PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THƯƠNG MẠI HƯNG VƯỢNG
2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh thương
mại Hưng Vượng
Công ty tổ chức bán buôn, bán lẻ các loại sản phẩm, hàng hóa cho các cửa hàng,
đại lý và tới tận tay người tiêu dùng. Hiện tại công ty kinh doanh các mặt hàng sau:
- Mỹ phẩm, chế phẩm vệ sinh: đây là hai mặt hàng chính, chiếm tỉ lệ lớn trong quá
trình tạo doanh thu của công ty.
- Trang thiết bị y tế, hóa chất.
- Một số loại thực phẩm chức năng: đây là mặt hàng công ty mới kinh doanh 2 năm
trở lại đây.
- Hàng công nghệ phẩm, bao bì đóng gói và một số mặt hàng nhỏ lẻ khác.
2.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh
thương mại Hưng Vượng
2.2.1. Mô tả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty
Sơ đồ 2.1. Quy trình kinh doanh của công ty
Tìm kiếm
khách hàng/

nguồn cung
ứng

Kí kết
hợp đồng

Giao/ nhận
hàng hóa

Theo dõi
công nợ

(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Mô tả công việc:
Bước 1: Tìm kiếm khách hàng/ nguồn cung ứng
+ Tìm kiếm khách hàng: trong những năm gần đây, công ty đã xây dựng được hệ
thống khách hàng đông đảo, nhiều đối tượng, có nhiều khách hàng thân quen, từ
những khách hàng là cá nhân tới những đại lý, cửa hàng…
+ Nguồn cung ứng: ngoài những nguồn cung ứng thân quen và truyền thống, mở
rộng nguồn hàng cũng là yếu tố quan trọng của công ty. Công ty chú trọng đa dạng
hóa các mặt hàng, đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng. Do các nhà cung ứng
ngày càng nhiều nên nguồn cung ứng của công ty cũng rất linh động, tùy thuộc vào độ
thân quen, tín nhiệm cũng như giá cả.
Bước 2: Kí kết hợp đồng
+Với nguồn cung ứng: Công ty tìm kiếm và tham khảo giá ở các nhà cung ứng
khác nhau, so sánh chính sách chiết khấu, khuyến mại và vị trí của nguồn hàng. Hai

5



bên tiến hành thỏa thuận, tiến hành kí kết hợp đồng dựa trên các điều khoản ràng buộc
do mỗi bên đưa ra.
+Với khách hàng: Sau khi trao đổi, giới thiệu về sản phẩm, công ty tiến hành báo
giá cho khách hàng và nắm được điều mà khách hàng cần. Sau khi hai bên đã thỏa
thuận xong, tiến hành kí kết hợp đồng.
Bước 3: Giao/nhận hàng hóa
_Hàng nhập về kho của công ty: kiểm tra theo hợp đồng đã kí và theo hóa đơn
giao nhận hàng, kiểm tra kĩ lưỡng về chủng loại, số lượng, bao bì, tình trạng của hàng
hóa sau đó mới tiến hành nhập.
_Hàng xuất bán cho khách:
+Bán lẻ: nhân viên bán hàng tại quầy, thu tiền và trả hóa đơn cho khách. Với
những khách hàng ở quá xa, công ty sẽ gửi hàng qua phương tiện vận tải.
+ Bán buôn: bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ gọi điện đến cửa hàng, đại lý cần
nhập hàng, ghi lại yêu cầu đặt hàng rồi sắp xếp xe vận chuyển hàng hóa tới tận nơi.
Bước 4: Theo dõi công nợ
+Kế toán theo dõi tình hình biến động của các khoản phải thu, phải trả.
+Kiểm tra tình hình hàng hóa biến động trong kho, số lượng hàng nhập xuất theo hóa
đơn.
+Công ty tiến hành thu tiền sau khi hoàn tất thủ tục giao hàng cho khách hàng.
2.2.2. Quy trình hoạt động tại phòng kinh doanh
Sơ đồ 2.2 Quy trình bán hàng
Lập kế
hoạch
chỉ tiêu
bán hàng

Nhận và
xử lý
yêu cầu
khách hàng


Thực hiện
chỉ tiêu

Lưu
hồ sơ

Tiếp xúc
khách
hàng

Bán hàng
cho khách
(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Bước 1: Lập kế hoạch chỉ tiêu bán hàng
Trưởng phòng kinh doanh lập kế hoạch phân phối chỉ tiêu kinh doanh theo năm, tháng.
Chỉ tiêu bán hàng được lập trên cơ sở chiến lược kinh doanh chung của công ty. Các
chỉ tiêu bán hàng được bán hàng lập cho từng thời kỳ cụ thể, lên kế hoạch thực hiện.
6


Bước 2: Thực hiện chỉ tiêu
Triển khai thực hiện chỉ tiêu kinh doanh cho phòng. Việc triển khai bao gồm hướng
dẫn các mục tiêu, chỉ tiêu bán hàng, phân chỉ tiêu cho các bộ phận trực thuộc, hướng
dẫn các bước cần thực hiện, nhiệm vụ của các cá nhân liên quan.
Bước 3: Nhận và xử lý yêu cầu khách hàng:
- Liên lạc, nhận các thông tin của khách hàng. Bắt đầu quá trình thực hiện theo kế
hoạch thực hiện mục tiêu chỉ tiêu. Liên lạc, ghi nhận yêu cầu khách hàng theo kế
hoạch đã triển khai.

- Ngoài ra ghi nhận yêu cầu khách hàng từ bên ngoài trực tiếp.
- Yêu cầu khách hàng được phân loại theo khu vực, theo tính chất mua (mua lẻ hay
mua sỉ). Trường hợp khách hàng cần thêm thông tin như tên cửa hàng trưởng, nhân
viên, đại diện đại lý, mẫu báo giá, mẫu sản phẩm, phần giới thiệu tính năng sản phẩm
thì cung cấp cho khách hàng.
- Trường hợp khách hàng mua hàng tại các khu vực, người nhận được thông tin
chuyển thông tin của khách cho người phụ trách của khu vực đó.
- Đối với khách hàng mua lẻ, giới thiệu khách đến công ty
- Đối với khách hàng muốn mua sỉ hoặc các cửa hàng, đại lý mua với số lượng lớn thì
thực hiện theo quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng.
Bước 4: Tiếp xúc khách hàng:
- Giới thiệu khách hàng về catolog của công ty, giới thiệu lịch sử, các lĩnh vực kinh
doanh, quy mô của công ty cho khách hàng.
- Gởi khách hàng bản báo giá của sản phẩm.
- Giới thiệu các tính năng của sản phẩm cho khách hàng, cách thức sử dụng cho khách.
- Giới thiệu cho khách các chính sách bảo hành, chăm sóc – dịch vụ khách hàng của
công ty.
- Giải đáp các thắc mắc của khách hàng, trường hợp khách hàng có những câu hỏi
không thể giải đáp được thì phải liên hệ bộ phận có trách nhiệm xin ý kiến giải quyết.
Bước 5: Bán hàng cho khách
- Để đảm bảo số lượng hàng hoá trong công ty luôn đầy đủ, bộ phận bán hàng phải để
ra định mức tồn kho cho công ty. Trong quá trình bán hàng phải theo dõi để số lượng
hàng tại quầy phù hợp với định mức tồn kho tối thiểu.
- Cho hàng vào túi theo mẫu của công ty, kèm theo các hướng dẫn sản phẩm,
catologue
- Hướng dẫn khách hàng cách thức sử dụng, cách thức sử dụng dịch vụ bảo hành, dịch
vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng.
- Chuyển phiếu bảo hành cho khách, ghi đầy đủ thông tin.

7



- Xuất hoá đơn cho khách theo mẫu của công ty, hoá đơn phải có dấu vuông của công
ty. Đối với khách hàng yêu cầu hoá đơn VAT, phải chuyển hoá đơn thường cho phòng
kế toán xuất hoá đơn VAT, sau đó chuyển hoá đơn VAT cho khách.
- Ghi đầy đủ các thông tin về loại sản phẩm bán, thông tin liên lạc của khách hàng theo
biểu mẫu nhật ký bán hàng.
- Cảm ơn khách hàng đã mua hàng, mong khách sẽ quay trở lại, trường hợp phát sinh
trong quá trình sử dụng, hãy động viên khách mang hàng tới trung tâm bảo hành công
ty sửa chữa.
Bước 6: Lưu hồ sơ:
-Toàn bộ thông tin bán hàng gồm tên khách, thông tin liên loại, loại sản phẩm phải
được ghi nhận đầy đủ trong phần theo dõi doanh thu.
2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh
thương mại Hưng Vượng năm 2009 và 2010
2.3.1 Tình hình doanh thu- chi phí - lợi nhuận năm 2009 và 2010 của công ty
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, phản ánh tình hình tài chính của một công ty trong một thời kỳ nhất định. Nó
cho phép dự đoán khả năng hoạt động của công ty trong tương lai, cung cấp những
thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ
thuật và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Sau đây là báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty cổ phần kinh doanh thương mại Hưng Vượng năm 2009 và 2010

8


Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh công ty cổ phần KDTM Hưng Vượng
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu


Năm 2010

Năm 2009

(A)
1.Doanh thu bán hàng
và CCDV
2.Các khoản giảm trừ
doanh thu
3.Doanh thu thuần về
bán hàng và CCDV

(1)

(2)

4.Giá vốn hàng bán
5.Lợi nhuận gộp về
bán hàng và CCDV
6.Doanh thu hoạt động
tài chính
7.Chi phí tài chính
-Trong đó: chi phí lãi
vay
8.Chi phí QLKD
9. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
10.Thu nhập khác
11.Chi phí khác
12.Lợi nhuận khác

13. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
14.Chi phí thuế TNDN
15.Lợi nhuận sau thuế
TNDN

Chênh lệch
Tương đối
Tuyệt đối
(%)
(3)=(1)-(2)
(4)=(3)/(2)

9.980.594.056

2.833.020.276

7.147.573.780

252,29

34.786.115

-

34.786.115

100

9.945.807.941


2.833.020.276

7.112.787.665

251,06

8.393.938.386

2.474.367.714

5.919.580.672

239,24

1.551.869.555

358.652.562

1.193.216.993

332,70

-

1.608.948

(1.608.948)

(100)


93.966.166

-

93.966.166

100

93.966.166

-

93.966.166

100

1.349.631.079

332.724.604

1.016.906.475

306,04

108.272.310

27.536.906

80.735.404


293,19

635.451
635.451

464.759
(464.759)

635.451
(464.759)
1.100.210

100
(100)
(236,73)

108.907.761

27.072.147

81.835.614

302,29

27.226.940

4.737.625

22.489.315


474,70

81.680.821

22.334.522

59.346.299

265,71

(Nguồn: Phòng kế toán)

9


Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong hai năm
2009 và năm 2010, ta thấy nhìn chung tình hình kinh doanh năm 2010 đã có những
tiến triển tốt hơn so với năm 2009 do có sự chỉ đạo thường xuyên trực tiếp của lãnh
đạo Công ty cùng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong kinh doanh.
Cụ thể như sau:
-Về doanh thu:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: năm 2010 tăng 7.147.573.780 đồng so với
năm 2009, tương ứng tăng 252,29%. Mức tăng doanh thu có được là do năm 2010
công ty bán một lượng lớn hàng hóa, sản phẩm, có nhiều đơn đặt hàng. Đây là dấu
hiệu cho thấy niềm tin của khách hàng và hợp đồng thương mại tăng đáng kể. Với
mức tăng như vậy chứng tỏ công ty đã mở rộng kinh doanh, thu hút được nhiều khách
hàng, uy tín công ty ngày càng cao. Đây là điều rất khả quan.
+ Các khoản giảm trừ doanh thu: năm 2009 công ty không có khoản giảm trừ doanh
thu nào. Tuy nhiên năm 2010 công ty có phát sinh khoản giảm trừ doanh thu là

34.786.115 đồng. Do năm 2010 lượng hàng hóa thực hiện cho khách hàng là rất lớn so
với năm 2009 nên việc quản lý chất lượng không được tốt bằng, cung cấp thông tin đôi
khi còn thiếu sót dẫn đến tình trạng đánh giá chưa tốt về nhu cầu của khách hàng.
Chính vì vậy công ty cần giảm giá hàng bán để có thể tiêu thụ được lô hàng.
+ Doanh thu thuần: năm 2010 doanh thu thuần là 9.945.807.941 đồng tăng so với năm
2009 là 7.112.787.665 đồng, tương ứng 251,06%
+ Doanh thu hoạt động tài chính: năm 2009 là 1.608.948 đồng, do công ty chủ động
thanh toán sớm cho nhà cung ứng nên được hưởng khoản chiết khấu thanh toán. Năm
2010 công ty không tận dụng được khoản chiết khấu thanh toán này nên không có
doanh thu tài chính.
-Về chi phí:
+ Giá vốn hàng bán: Năm 2010 là 8.393.938.386 đồng, tăng 5.919.580.872 đồng so
với năm 2009, tương ứng 239,24%. Khi lượng hàng hóa tiêu thụ tăng thì trị giá vốn
của hàng bán ra tăng cũng là lẽ đương nhiên. Kèm theo đó là do chi phí cho bảo hiểm
và vận chuyển hàng hóa khá cao dẫn đến một phần làm cho giá vốn hàng bán tăng.
Tốc độ tăng của chi phí (239,24%) nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu (251,06%)
chứng tỏ công ty đã có các chính sách tiết kiệm chi phí.
+ Chi phí tài chính chủ yếu là chi phí lãi vay. Năm 2009 công ty không phát sinh chi
phí lãi vay. Năm 2010 chi phí lãi vay là 93.966.166 đồng do sự gia tăng khoản nợ của
công ty, do lãi suất ngân hàng.
+ Chi phí QLKD: chi phí QLKD năm 2010 là 1.349.631.079 đồng, tăng 1.016.906.475
đồng, tương ứng 306,04% so với năm 2009. Mức tăng này do năm 2010 hoạt động
10


kinh doanh của công ty được mở rộng, công ty ký nhiều hợp đồng hơn nên chi phí cho
hoạt động bán hàng như giới thiệu sản phẩm, chi phí tiếp khách hàng, chi phí liên lạc,
vận chuyển,... cũng tăng lên. Thêm vào đó trong năm 2010 công ty thuê thêm một số
nhân viên, cùng với quyết định tăng lương cơ bản của Thủ tướng Chính Phủ cũng dẫn
đến chi phí quản lý của công ty gia tăng như giá điện nước, lương nhân viên quản lý...

+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010 tăng so với năm 2009 là 22.489.315
đồng, tương ứng 474,70% do doanh thu tương ứng năm 2010 tăng.
-Về lợi nhuận:
+ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: lợi nhuận gộp năm 2010 tăng
1.193.216.993 đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 332,70% do tốc độ tăng của chi
phí giá vốn hàng bán (239,24%) nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu (251,06%). Điều này
chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt việc tăng doanh thu và giảm chi phí.
+ Lợi nhuận thuần: trong năm 2010 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt
108.272.310 đồng tăng hơn so với năm 2009 là 80.735.404 đồng tương ứng với mức
tăng của tỷ lệ là 293,19%. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy Công ty đang có sự tăng
trưởng khá tốt.
+ Lợi nhuận khác: lợi nhuận khác là chênh lệch của thu nhập khác và chi phí khác.
Trong cả năm 2009 và 2010 công ty đều có nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
Tuy nhiên năm 2009 lại phát sinh chi phí khác từ nghiệp vụ thanh lý này là 464.759
đồng, năm 2010 công ty lại tạo ra khoản thu nhập khác là 635.451 đồng. Điều này làm
cho lợi nhuận khác năm 2010 tăng so với năm 2009 là 1.100.210 đồng.
+ Lợi nhuận sau thuế TNDN: lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2010 tăng
59.346.299 đồng, tương ứng tăng 265,71% so với năm 2009. Nguyên nhân chính là do
sự gia tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đây là điều đáng mừng trong
hoạt động kinh doanh của công ty.
Nhận xét: Qua phân tích trên, ta thấy năm 2010 hoạt động kinh doanh của công ty tốt
hơn năm 2009 với sự tăng thêm của lợi nhuận sau thuế. Công ty cần duy trì được sự
tăng trưởng này cho những năm tiếp theo.
2.3.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2009 và 2010 của công ty cổ phần KDTM
Hưng Vượng

11


Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần KDTM Hưng Vượng

Ngày 31 tháng 12
Đơn vị tính:
đồng
Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2009

Chênh lệch
Tuyệt đối
Tỷ lệ(%)
(3)=(1)-(2)
(4)=(3)/(2)

TÀI SẢN
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN

I. Tiền và các khoản tương
123.217.924
đương tiền
II. Đầu tư tài chính ngắn
hạn
III.Các khoản phải thu
5.212.908.976
ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
3.062.908.976
2. Trả trước cho người bán
3. Các khoản phải thu khác 2.150.000.000

IV. Hàng tồn kho
591.062.223
IV. Tài sản ngắn hạn khác
9.088.282
1. Thuế GTGT được khấu
9.088.282
trừ
2. Thuế và các khoản khác
phải thu Nhà nước
3. Tài sản ngắn hạn khác
B.TÀI SẢN DÀI HẠN
91.001
I. Tài sản cố định
91.001
- Nguyên giá
39.936.000
- Giá trị hao mòn lũy kế
(39.844.999)
TỔNG TÀI SẢN

3.754.609.782

2.181.667.62
3

58,11

76.600.424

46.617.500


60,86

-

-

-

3.595.895.832 1.617.013.144

44,97

1.445.895.832 1.617.013.144
2.150.000.000
0
61.208.195
529.854.028
20.905.331 (11.817.049)

111,83
0
865,66
(56,53)

9.088.282

100

1.889.365


(1.889.365)

(100)

19.015.966
3.978.233
3.978.233
39.936.000
(35.957.767)

(19.015.966)
(3.887.232)
(3.887.232)
0
(3.887.232)
2.177.780.39
1

(100)
(97,71)
(97,71)
0
10,81

5.936.277.405

5.936.368.406

3.758.588.015


A. NỢ PHẢI TRẢ

3.336.134.387

1.236.253.493

I. Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả người bán
3.Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước

3.336.134.387
1.200.000.000
2.114.544.762
-

57,95

NGUỒN VỐN
2.099.880.89
4
1.236.253.493 2.099.880.894
1.200.000.000
1.220.585.680
893.959.082
-


19.624.155

9.115.113
12

10.509.042

169,86
169,86
100
73,24
115,29


5. Phải trả người lao động
6. Các khoản phải trả ngắn
1.965.470
hạn khác
II. Nợ dài hạn
B.VỐN CHỦ SỞ HỮU
2.600.234.019
I. Vốn chủ sở hữu
2.600.234.019
1. Vốn đầu tư của chủ sở
2.500.000.000
hữu
2. Lợi nhuận sau thuế
100.234.019
chưa phân phối
II. Quỹ khen thưởng, phúc

lợi
TỔNG NGUỒN VỐN

5.936.368.406

-

-

-

6.552.700

(4.587.230)

(70,05)

2.522.334.522
2.522.334.522

77.899.497
77.899.497

3,09
3,09

2.500.000.000

0


0

22.334.522

77.899.497

348,79

-

-

-

3.758.588.015

2.177.780.39
57,95
1
(Nguồn: Phòng kế toán)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy được tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty. Cụ thể
như sau:
a) Tình hình tài sản
Nhìn vào số liệu trên bảng cân đối kế toán ta có thể thấy tình hình tài sản của công ty
đã có nhiều thay đổi, thay đổi theo chiều hướng tốt, quy mô tài sản của Công ty ngày
càng lớn. Năm 2009 tổng tài sản là 3.758.588.015 đồng sang đến năm 2010 tổng tài
sản của công ty đã là 5.936.368.406 đồng tăng 2.177.780.391 đồng, tương ứng với
tăng 57,95%.
-Tài sản ngắn hạn: tài sản ngắn hạn năm 2010 là 5.936.277.405 đồng, tăng

2.181.667.623 đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 58,11%. Trong đó:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: năm 2010, tiền trong công ty tăng cao hơn
so với năm 2009 là 60,86% tương ứng 46.617.500 đồng. Tiền tăng làm tăng khả năng
thanh toán của công ty. Tuy nhiên đây chủ yếu là tiền mặt tại quỹ của công ty, làm cho
công ty có thể mất chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt tại quỹ.
+ Phải thu khách hàng: Khoản phải thu khách hàng năm 2010 là 3.062.908.976
đồng, tăng 1.617.013.144 đồng so với năm 2009, tương đương 111,83%. Khoản phải
thu khách hàng tăng đáng kể là do công ty áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng cho
khách hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng doanh thu. Tuy nhiên chính sách
này có thể là con dao hai lưỡi, công ty sẽ phải cân nhắc chi phí quản lý các khoản và
khả năng thanh toán của khách hàng. Công ty cần có biện pháp để làm giảm tỉ lệ vốn
bị khách hàng chiếm dụng.
+ Hàng tồn kho: năm 2010 hàng tồn kho là 591.062.223 đồng, tăng 529.854.028
đồng tương ứng tăng 865,66% so với năm 2009. Hàng tồn kho tăng mạnh cho thấy
13


công ty bị ứ đọng vốn rất nhiều, cần phải giải phóng lượng vốn nhanh chóng, xoay
vòng vốn nhanh để tạo điều kiện thuận lợi về vấn đề vốn, mở rộng kinh doanh góp
phần tăng lợi nhuận. Hàng tồn kho lớn nên công ty mất khoản chi phí lớn để bảo quản
kho.
-Tài sản dài hạn:
Tài sản cố định: năm 2010 tài sản cố định giảm 3.887.232 đồng so với năm 2009,
tương ứng giảm 97,71%. Tỷ lệ giảm này là do năm 2010 một số tài sản khấu hao hết
đã được thanh lý. Công ty cần đầu tư thêm tài sản cố định.
b)Tình hình nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn năm 2010 tăng 57,95% tương ứng 2.177.780.391 đồng so với năm
2009. Điều này cho thấy chỉ trong một năm quy mô nguồn vốn của công ty đã được
mở rộng và tăng lên đáng kể.
-Nợ phải trả: Tổng nợ ngắn hạn của công ty tăng 169,86% tương đương với số tiền

2.099.880.894 đồng. Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu do vay ngắn hạn và phải trả người bán.
Cụ thể:
+ Vay ngắn hạn: năm 2010 công ty vay ngắn hạn Ngân hàng số tiền là
1.200.000.000 đồng để chi trả một số chi phí. Do năm 2010 doanh thu tăng, hàng tồn
kho tăng mạnh dẫn đến phát sinh nhiều chi phí, đặc biệt là chi phí liên quan đến lưu
kho. Năm 2009 công ty không có khoản vay ngắn hạn cho thấy khả năng tự chủ về tài
chính của công ty năm 2009 khá tốt.
+ Phải trả người bán: năm 2010 khoản phải trả người bán tăng 893.959.082 đồng
so với năm 2009, tương ứng tăng 73,24%. Khoản tăng này là do hàng hóa nhập về còn
nợ người bán, khoản tín dụng được người bán cấp cho tăng mạnh, điều này cho thấy
mối quan hệ của công ty với nhà cung cấp đang phát triển rất tốt. Được hưởng nhiều
khoản tín dụng từ người bán sẽ rất thuận lợi cho công ty để có thể mở rộng quy mô
hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên khoản phải trả này cũng có chi phí cơ hội, đó là gây
mất lòng tin cho nhà cung cấp nếu không trả đúng thời hạn, bị xếp hạng tín dụng thấp.
+Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: năm 2010 doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ tăng lên, các khoản chi cho hoạt động của cán bộ công nhân viên cũng
tăng lên. Điều này dẫn tới thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng lên 115,29% so
với năm 2009, tương ứng tăng 10.509.042 đồng.
+Các khoản phải trả ngắn hạn khác: năm 2010 công ty trả nợ các khoản bảo hiểm
cho Nhà nước nên các khoản phải trả ngắn hạn khác giảm 4.587.230 đồng, tương ứng
giảm 70,05%.
-Vốn chủ sở hữu:

14


+Vốn chủ sở hữu tăng khá ít, chỉ vào khoảng 3,09% so với năm 2009 tương ứng

77.899.497 đồng. Vốn chủ sở hữu tăng do lợi nhuận sau thuế tăng. Nguồn vốn chủ sở
hữu tăng cho thấy công ty đang có xu hướng mở rộng thị trường, cũng như quy mô

hoạt động kinh doanh.
2.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty cổ phần kinh doanh
thương mại Hưng Vượng
2.4.1. Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Bảng 2.3: Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu

Công thức tính

1. Tỷ trọng tài sản
ngắn hạn

Tổng TS ngắn hạn

2. Tỷ trọng tài sản
dài hạn

Tổng TS dài hạn

3. Tỷ trọng nợ
4. Tỷ trọng vốn chủ
sở hữu

Tổng tài sản

Tổng tài sản
Tổng nợ
Tổng nguồn vốn
Tổng vốn CSH

Tổng nguồn vốn

Năm
2010

Năm
2009

Chênh lệch

99,99

99,90

0,09

0,01

0,10

(0,09)

56,20

32,99

23,31

43,80


67,11

(23,31)

+ Chỉ tiêu TS ngắn hạn/Tổng TS và TS dài hạn/Tổng TS thể hiện cơ cấu tài sản của
công ty. Ta thấy trong năm 2010 không có sự tăng lên của tài sản dài hạn, hơn nữa các
tài sản khấu hao hết đã được thanh lý nên tài sản trong công ty gần như chỉ có tài sản
ngắn hạn. Năm 2010 tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 99,99% trong tổng tài sản, tăng
0,09% so với năm 2009. Mức tăng này do sự tăng lên của hàng tồn kho và phải thu
khách hàng. Bên cạnh đó tỷ trọng tài sản dài hạn là 0,01%, giảm 0,09% so với năm
2009. Công ty cần đầu tư thêm tài sản cố định để mở rộng hoạt động kinh doanh.
+ Hệ số nợ cho biết để đầu tư 1 đồng cho tài sản cần huy động bao nhiêu đồng từ
nguồn nợ. Tỷ trọng nợ năm 2010 là 56,20%, tăng 23,3% so với năm 2009. Tỷ trọng nợ
tăng là do vay ngắn hạn và phải trả người bán tăng lên. Tỷ trọng nợ lớn tuy cho thấy
công ty chiếm dụng được lượng vốn lớn đầu tư cho ngắn hạn nhưng thay vào đó công
ty sẽ phải chịu áp lực từ việc chi trả vốn và lãi vay.
15


+ Tỷ trọng vốn chủ sở hữu cho biết 1 đồng nguồn vốn của công ty được hình thành từ
bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2010 tỷ trọng này là 43,8%, giảm 23,31% so với
năm 2009. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm là do tổng nguồn vốn năm 2010 tăng, mà
chủ yếu là sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế cho thấy công ty không có dấu hiệu trong
việc gia tăng vốn chủ sở hữu. Đồng thời thể hiện khả năng tự chủ tài chính của công ty
là chưa cao.
Nhận xét: Qua bảng trên, ta thấy tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2010 có sự
thay đổi đáng kể so với năm 2009
+Về tài sản: tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, điều này phù hợp với đặc điểm của
công ty là kinh doanh thương mại. Tuy nhiên tài sản dài hạn cần được đầu tư thêm để
mở rộng hoạt động kinh doanh.

+ Về nguồn vốn: Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn
2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Bảng 2.4: Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu

Công thức tính

1.Khả năng thanh toán
ngắn hạn

Tổng TS ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn

2. Khả năng thanh Tổng TS ngắn hạn – Kho
toán nhanh
Tổng nợ ngắn hạn
3. Khả năng thanh
toán tức thời

Tiền+Các khoản tương
đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn

16

Năm
2010

Năm

2009

Chênh
lệch

1,78

3,04

(1,26)

1,60

2,99

(1,39)

0,04

0,06

(0,02)


+ Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn mà công ty huy động
được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2010 khả năng thanh toán
ngắn hạn của công ty đạt 1,78 nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,78
đồng tài sản ngắn hạn. So với năm 2009 thì chỉ số này giảm 1,26 lần. Sự giảm này là
do tỉ lệ tăng của TS ngắn hạn (58,11%) nhỏ hơn tỉ lệ tăng của nợ ngắn hạn (169,86%).
Song trong cả 2 năm 2009 và 2010 chỉ số này đều lớn hơn 1, điều này chứng tỏ TS

ngắn hạn của công ty vẫn đủ để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
+ Khả năng thanh toán nhanh: Do năm 2010 công ty đầu tư hơn vào dự trữ hàng tồn
kho, lượng hàng tồn kho tăng lên đáng kể (865,66%) nên khả năng thanh toán nhanh là
1,6 lần, giảm 1,39 lần so với năm 2009. Cả 2 năm chỉ số này đều lớn hơn 1 cho thấy
hoạt động của công ty khá tốt. Tuy nhiên công ty cũng nên quan tâm tới chính sách
hàng lưu kho, không nên để lượng hàng tồn khó quá nhiều để tránh tổn thất về chi phí
bảo quản, lưu kho.
+ Khả năng thanh toán tức thời: năm 2010 là 0,06 lần, giảm 0,02 lần so với năm
2009. Tuy lượng tiền tăng nhưng nợ ngắn hạn của năm 2010 gia tăng đáng kể
(169,86%) so với tốc độ gia tăng của tiền và các khoản tương đương tiền (60,86%) nên
khả năng thanh toán tức thời của công ty giảm đi so với năm 2009. Điều này cho thấy
lượng tiền mặt không thể đảm bảo thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn của công
ty.
2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Bảng 2.5: Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu

Công thức tính

Hiệu suất sử dụng tổng
tài sản

Doanh thu thuần
Tổng tài sản

Năm
2010
1,68


Năm
2009
0,75

Chênh lệch

0,92

Hiệu suất sử dụng tài sản cho biết bình quân 1 đồng đầu tư vào tài sản của công ty tạo
ra bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2010 hệ số này là 1,68 lần, tăng 0,92 lần so với
năm 2009 do tốc độ tăng của doanh thu (251,06% ) lớn hơn tốc độ tăng của tài sản
(57,95%). Hệ số này tăng và lớn hơn 1 cho thấy năm 2010 việc quản lý tài sản của
công ty đạt hiệu quả tốt.

17


2.4.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 2.6: Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu

Công thức tính

1. Tỷ suất sinh lời trên
doanh thu (ROS)

Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần


2. Tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản (ROA)

Lợi nhuận ròng

3. Tỷ suất sinh lời trên
vốn CSH (ROE)

Lợi nhuận ròng

Tổng tài sản

Vốn CSH bình quân

Năm
2010

Năm
2009

Chênh
lệch

0,82

0,79

0,03

1,38


0,60

0,78

3,14

0,89

2,25

Nhận xét:
+ Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu % trong
doanh thu của công ty. Năm 2010 tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty là 0,82%,
tăng so 0,03% so với năm 2009. Chi phí bỏ ra của công ty năm 2010 lớn hơn năm
2009 nhưng doanh thu năm 2010 cũng tăng lên nhiều dẫn đến lợi nhuận ròng tăng và
là lí do giúp cho chỉ tiêu này tăng nhẹ. Song cả 2 năm chỉ tiêu này đều thấp do đó
trong những năm tới công ty cần có các biện pháp kiểm soát chi phí tốt hơn để giảm
bớt chi phí nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận.
+ Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): năm 2010 chỉ tiêu này đạt 1,38% tức là
một đồng tài sản sinh ra 0,0138 đồng lợi nhuận. Năm 2010, chỉ tiêu này cao hơn so với
năm 2009 là 0,78%. Điều này cho thấy công ty đã đạt được hiệu quả trong việc biến
đầu tư thành lợi nhuận. Tuy nhiên chỉ tiêu này còn thấp cho thấy hiệu quả đầu tư là
chưa cao.
+ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết 1 đồng vốn CSH công ty bỏ ra
đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2010 ROE của công ty là 3,14%,
tăng 2,25% so với năm 2009. Sự tăng lên này là do trong năm 2010, lợi nhuận sau thuế
tăng 265,71% so với năm 2009, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng 3,09%. Điều này
thể hiện công ty đã sử dụng hiệu quả đồng vốn CSH để đầu tư sinh lời.
Nhận xét:

Qua phân tích một số chỉ tiêu tài chính trên ta thấy khả năng tài chính của công ty từ
năm 2009 đến năm 2010 có những bước ổn định đáng kể. Các chỉ tiêu về khả năng
sinh lời tăng thể hiện tốc độ gia tăng của doanh thu. Công ty cần có những chính sách
18


quản lý để tăng khả năng thanh toán trong tương lai, duy trì mức tăng khả năng sinh
lời và hiệu suất sử dụng tài sản.
2.5. Tình hình lao động tại công ty cổ phần kinh doanh thương mại Hưng Vượng:
2.5.1. Cơ cấu lao động:
- Xét về độ tuổi: công ty có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ có tuổi đời trung bình từ 20
đến 40.
- Xét về giới tính: hiện tại số lượng lao động công ty có là 36 người bao gồm 20 nam
và 16 nữ.
- Xét về trình độ: Cán bộ nhân viên trong công ty có trình độ từ phổ thông đến Đại
học.
Bảng 2.7: Trình độ lao động.
Trình độ

Số lượng (người)

Phổ thong
3
Trung cấp
8
Cao đẳng
20
Đại học
5
Tổng cộng

36
2.5.2. Chính sách đãi ngộ, lương thưởng và phúc lợi:

Tỷ trọng (%)
8,3
22,2
55,6
13,9
100

Cùng với việc xây dựng công ty ngày càng vững mạnh, hội nhập thị trường, lãnh
đạo công ty luôn chú trọng đến việc chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân viên như
tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ, có chế độ trợ cấp thôi việc. Với số
lượng nhân viên là 36 người, mức thu nhập bình quân 610.000 đồng/người/tháng
(2009), đến năm 2010 mức thu nhập bình quân của nhân viên đã tăng lên 950.000
đồng/người/tháng, tuy không phải là lớn nhưng vẫn tạo được triển vọng và niềm tin
của nhân viên vào sự phát triển của công ty. Ngoài ra tùy theo tình hình hoạt động
kinh doanh hàng năm công ty có những mức thưởng phù hợp cho người lao động,
thêm nữa dựa vào bảng chấm công nếu nhân viên đi làm đầy đủ và tăng ca trong tháng
cũng được xét thưởng. Bên cạnh đó công ty tổ chức khám sức khỏe định kì cho toàn
thể cán bộ nhân viên vào tháng 10 hằng năm.
2.5.3. Định hướng phát triển nguồn lao động:
- Để phát triển công ty cần không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ
nhân viên hiện có trong công ty bằng cách cử nhân viên đi học mở rộng nghiệp vụ
không chỉ đáp ứng được yêu cầu hiện tại mà còn là nguồn nhân lực bền vững, tiềm
năng trong tương lai, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng và để nâng
cao khả năng trên thị trường. Công ty luôn tạo điều kiện để nhân viên phát huy năng
lực giúp công ty có những bước tiến mới vào thị trường.
- Không ngừng thu hút thêm lao động mới có kiến thức, nhiệt huyết với công việc.
19



- Đưa ra những chỉ tiêu để nhân viên phấn đấu, từ đó đánh giá năng lực làm việc
của từng người, phân bổ lại nguồn nhân lực hợp lý và đưa ra mức lương thưởng xứng
đáng.
- Đội ngũ nhân viên của công ty phấn đấu đến hết năm 2012 số người có bằng Đại
học đạt 50%. Để đạt được mục tiêu này, công ty có những chính sách giúp nhân viên
hoàn thành chương trình đang theo học như: bố trí người làm việc thay khi nhân viên
đi học, sắp xếp không để nhiều nhân viên đi học cùng lúc để tránh ảnh hưởng tới công
việc.

20


PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
3.1. Môi trường kinh doanh
3.1.1. Thuận lợi:
- Năm 2011 là năm nền kinh tế thế giới nói chung, nền kinh tế Việt Nam đang dần
phục hồi. Điều này tạo ra một môi trường khá ổn định, giúp cho các doanh nghiệp dễ
dàng xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó gia nhập WTO mở ra cơ hội cho các doanh
nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh đang được cải thiện dần, tạo ra nhiều thuận lợi
hơn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh.
- Công ty cổ phần kinh doanh thương mại Hưng Vượng nằm tại phố Linh Quang -Đống
Đa, gần trung tâm thủ đô Hà Nội. Đây là vị trí thuận lợi, ngõ phố rộng thuận tiện cho giao
thông, ô tô ra vào dễ dàng, nhất là những khi cần vận chuyển lượng hàng lớn tới các đại lý
cũng như nhập hàng từ nhà cung cấp. Ngoài ra nơi đây còn gần khu dân cư nên rất thuận lợi
trong việc mở rộng hệ thống khách hàng.
- Công ty duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, là những bạn hàng thân quen,
đáng tin cậy, cung cấp nguồn hàng ổn định, lâu dài. Bên cạnh đó hệ thống khách hàng rộng
khắp, hầu hết là các đại lý, cửa hàng, khách lẻ có quan hệ gắn bó mật thiết với công ty.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty tuy không nhiều nhưng lại rất tận tụy, hăng say,
nhiệt huyết với công việc.
3.1.2. Khó khăn:
Các doanh nghiệp thương mại hiện nay đã và đang phải đối mặt với những khó khăn
do biến đổi dồn dập về giá cả, tỷ giá USD và lãi suất vay vốn. Một trong những yếu tố gây
ảnh hưởng tới ngành kinh doanh là giá cả xăng dầu và nguyên vật liệu không ổn định. Thời
gian vừa qua, giá xăng dầu tăng gây tăng chi phí chung, biến động thất thường của giá hàng
hóa nhập khiến nhiều ngành nghề ngưng trệ. Điều này cũng tác động lớn đến doanh
nghiệp thương mại, khiến chi phí đầu vào tăng cao, làm giảm lợi nhuận thuần.
Việt Nam trong lộ trình gia nhập WTO, môi trường kinh doanh rộng mở hơn,
cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh khốc liệt hơn. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ
thâm nhập thị trường Việt Nam nhiều hơn. Công ty cổ phần kinh doanh thương mại
Hưng Vượng là công ty thương mại, đây có thể là một lợi thế song cạnh tranh với
doanh nghiệp là một thế yếu. Trong khi thị trường mở ra cho mọi doanh nghiệp, mọi
người cùng được tự do trong đó thì quyền lợi về đại lý, độc quyền là mong manh. Các
đối thủ cạnh tranh lớn trên địa bàn Hà Nội chính là thách thức lớn trong thời gian tới.

21


3.2. Những ưu điểm, tồn tại của công ty cổ phần kinh doanh thương mại Hưng
Vượng và biện pháp khắc phục
3.2.1 Ưu điểm:
- Nhờ chiến lược kinh doanh tốt mà trong hai năm 2009, 2010 công ty đều làm ăn
có lãi, lợi nhuận sau thuế tăng lên đáng kể. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngày càng
được cải tiến và nâng cao nên tạo được uy tín và niềm tin cho khách hàng vì thế mà
lượng khách hàng tìm đến công ty ngày càng nhiều, doanh thu hàng năm tăng lên.
- Bộ máy quản lý gọn nhẹ hợp lý, các phòng ban hoạt động hiệu quả, nhịp nhàng,
cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho ban lãnh đạo để đưa ra các quyết định, chỉ
đạo đúng đắn.

- Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức đơn giản gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo
chính xác và kịp thời trong việc xử lý và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Ban lãnh đạo đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp như áp dụng các hình
thức thưởng phạt kịp thời, nâng cao ý thức trách nhiệm cho người lao động cũng như
công nhân viên, có những chính sách phúc lợi và đãi ngộ hợp lý cho nhân viên, tạo
điều kiện cho họ phát huy được năng lực. Cả tập thể đoàn kết và tin tưởng vào ban
lãnh đạo.
Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, sáng tạo
- Sản phẩm đa dạng ,chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng. Đời
sống cán bộ công nhân viên được nâng cao. Doanh thu đạt được cao, lợi nhuận ngày
càng tăng nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.
3.2.2. Tồn tại:
Bên cạnh những thuận lợi có được, công ty còn đang tồn tại những khó khăn, đòi hỏi
phải sớm tìm ra biện pháp khắc phục.
- Thị trường luôn nảy sinh những cạnh tranh gay gắt hơn chính vì vậy nếu công ty
không nỗ lực phát triển, không ngừng vươn lên thì sẽ không thể gữ được chỗ đứng trên
thị trường.
- Hệ thống tiêu thụ sản phẩm còn ít, nhỏ, lẻ, chưa linh hoạt tuy công ty đã có chiến
lược tạo dựng thương hiệu nhưng vẫn chưa thực sự có hiệu quả trong đó hình thức
quảng cáo sản phẩm và hình ảnh của công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng
chưa được thực hiện.
- Công ty cổ phần kinh doanh thương mại Hưng Vượng mới chỉ chú trọng khuyến
khích tiêu thụ sản phẩm mà chưa chú trọng đến các chính sách để khuyến khích thanh
toán chính vì vậy vẫn bị ứ đọng vốn (khoản phải thu khách hàng lớn).

22


3.3. Biện pháp khắc phục:
- Công ty nên tuyển dụng nhân viên có trình độ cao hơn nữa, hoạt động chuyên

nghiệp và quảng bá hơn nữa hình ảnh, dịch vụ của công ty như: tham gia hoạt động xã
hội, làm từ thiện.
- Quản lý hàng tồn kho tốt hơn, giảm các khoản nợ bằng cách tăng cường chiết
khấu, chính sách khuyến mại đối với những đơn hàng thanh toán nhanh hoặc trong
ngắn hạn.
- Tăng cường quản lý các mặt hoạt động trong công ty.
- Triển khai mạng lưới tiếp thị bán hàng trên địa bàn cả nước, tạo ra chính sách
phù hợp, linh hoạt để thúc đẩy bán hàng, thu hồi vốn nhanh cho công ty.
- Thực hiện nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, thúc đẩy khả
năng sáng tạo của nhân viên để tìm ra những bước đi mới, tạo sự ổn định trong kinh
doanh, luôn chủ động trước sự biến động của thị trường.
3.4. Định hướng phát triển của công ty cổ phần kinh doanh thương mại Hưng
Vượng:
- Để tồn tại và phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, công ty
không những phải giải quyết những vấn đề tồn tại trước mắt mà còn phải đặt ra được
những định hướng và mục tiêu phát triển mới trong tương lai, từng bước thực hiện để
có được vị thế lớn mạnh, chắc chắn trên thị trường.
- Phát huy truyền thống sáng tạo, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu không ngừng vươn
lên từ chính đôi tay, trí óc của mình. Truyền thống tốt đẹp đó đã, đang và sẽ được công
ty phát huy hơn nữa.
- Tích cực đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh để mở rộng quy mô cho công ty.
- Mở rộng địa bàn hoạt động trước hết là trong cả nước và xa hơn nữa có thể là
buôn bán, kinh doanh trong khu vực Đông Nam Á.
- Phát triển độ ngũ lao động, không ngừng nâng cao trình độ cho công nhân viên.
Tạo điều kiện cho công nhân viên có điều kiện học hỏi tại những doanh nghiệp có quy
mô lớn.
- Thiết lập và khẳng định thương hiệu trên thị trường.
- Bảo đảm cân đối thu, chi, sử dụng và đầu tư có hiệu quả. Từ đây tạo lập niềm tin
cho khách hàng, cho đối tác và tạo lợi thế trong việc huy động vốn phục vụ theo yêu
cầu sản xuất.


23


LỜI KẾT
Trong điều kiện hội nhập kinh tế và vấn đề khủng hoảng kinh tế hiện nay, việc đứng
vững và phát triển được thương hiệu của công ty là vấn đề không hề đơn giản. Với quá
trình phát triển và kinh nghiệm của mình, công ty cổ phần kinh doanh thương mại
Hưng Vượng chắc chắn sẽ tiếp tục duy trì, khẳng định được vị thế của mình trên
thương trường và là doanh nghiệp hình mẫu trong tương lai. Đó là nhờ vào có cơ cấu
tổ chức gọn nhẹ, cơ cấu tổ chức kế toán, hình thức kế toán hoàn thiện hơn.Công ty tạo
mọi điều kiện để kế toán phát huy tốt chức năng vai trò của mình. Công ty luôn giữ
vững chất lượng sản phẩm với khách hàng, đạt được thành tựu đó là sự phấn đấu
không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
Thời gian thực tập vừa qua giúp em rất nhiều trong việc củng cố kiến thức đã học,
làm quen với thực tế từ đó có thể nhìn rõ được những ưu điểm cần phát huy và những
tồn tại cần khắc phục. Để đạt được điều đó em được sự giúp đỡ tận tình của cô chú,
anh chị phòng kế toán và sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương để bài báo
cáo của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THƯƠNG MẠI HƯNG VƯỢNG...............................2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần kinh doanh thương mại Hưng
Vượng......................................................................................................................................2
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần kinh doanh thương mại Hưng Vượng....................3
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận...........................................................................3
1.3.1. Hội đồng quản trị......................................................................................................3

1.3.2. Ban kiểm soát............................................................................................................4
1.3.3. Ban giám đốc............................................................................................................4
1.3.4. Phòng tổ chức hành chính.........................................................................................4
1.3.5. Phòng kế toán............................................................................................................4
1.3.6. Phòng kinh doanh......................................................................................................4
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN KINH DOANH THƯƠNG MẠI HƯNG VƯỢNG.......................................................5
2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh thương mại Hưng
Vượng......................................................................................................................................5
2.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh thương mại
Hưng Vượng...........................................................................................................................5
2.2.1. Mô tả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty.........................................5
2.2.2. Quy trình hoạt động tại phòng kinh doanh...............................................................6
2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh thương mại
Hưng Vượng năm 2009 và 2010.............................................................................................8
2.3.1 Tình hình doanh thu- chi phí - lợi nhuận năm 2009 và 2010 của công ty.................8
2.3.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2009 và 2010 của công ty cổ phần KDTM
Hưng Vượng.....................................................................................................................11
2.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty cổ phần kinh doanh thương mại
Hưng Vượng.........................................................................................................................15
2.4.1. Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn........................................................15
2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán....................................................................16
2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản.............................................................17
2.4.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời ........................................................................18
2.5. Tình hình lao động tại công ty cổ phần kinh doanh thương mại Hưng Vượng:............19
2.5.1. Cơ cấu lao động:.....................................................................................................19
2.5.2. Chính sách đãi ngộ, lương thưởng và phúc lợi:......................................................19
2.5.3. Định hướng phát triển nguồn lao động:..................................................................19
PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN...................................................................................21
3.1. Môi trường kinh doanh..................................................................................................21

3.1.1. Thuận lợi:................................................................................................................21
3.1.2. Khó khăn:................................................................................................................21
3.2. Những ưu điểm, tồn tại của công ty cổ phần kinh doanh thương mại Hưng Vượng và
biện pháp khắc phục..............................................................................................................22
3.2.1 Ưu điểm:..................................................................................................................22
3.2.2. Tồn tại:....................................................................................................................22
3.3. Biện pháp khắc phục:.....................................................................................................23
3.4. Định hướng phát triển của công ty cổ phần kinh doanh thương mại Hưng Vượng:......23


×