Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH phát triển công nghệ hải nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.28 KB, 24 trang )

Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU
Qua hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế đã có những chuyển biến to lớn. Cùng đi lên
với đất nước, các công cụ quản lý kinh tế nói chung và hạch toán tài chính nói riêng
ngày càng hoàn thiện hơn để bắt nhịp với nền kinh tế nhiều thành phần. Có được kết
quả như vậy là do có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành có
liên quan trong công tác đào tạo cán bộ quản lý. Bên cạnh đó cũng không thể không
nhắc đến sự nhận thức đúng đắn về sự nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập của
các cá nhân, học sinh, sinh viên thuộc chuyên ngành.
Hoà chung với xu thế phát triển đó cán bộ, giảng viên và học sinh trường ĐH kinh
doanh và công nghệ hà nội đã đang và sẽ không ngừng phấn đấu. Thầy và trò cùng
nhau giảng dạy và học tập tốt, truyền đạt cho nhau những lý luận chính trị, chuyên
môn nghiệp vụ, những kiến thức cơ bản cần phải nắm vững gắn với năng lực thực sự
cùng với các doanh nghiệp có thể đứng vững cạnh tranh để phát triển xa hơn, mạnh
hơn với sự hà khắc của cơ chế thị trường, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội
tạo đà phát triển hơn nữa cho đất nước.
Báo cáo thực tập gồm 3 phần chính
PHẦN I: Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Nam Dương
PHẦN II: Đặc điểm bộ máy kế toán và một số phần hành kế toán chủ yếu của Công
Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Nam Dương
PHẦN III: Thu hoạch và nhận xét
Tuy nhiên,đây là lần đầu tiên em được tiếp xúc với thực tế công việc và em vẫn còn
nhiều hạn chế về kiến thức nên không tránh khỏi sai sót trong quá trình tìm hiểu,
đánh giá về hoạt động kế toán của công ty nên rất mong nhận được sự đóng góp của
các thầy cô giáo!
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên :Trần Thị Phương


Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

MSV: 7TD04605


Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
NAM DƯƠNG
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát
Triển Nam Dương
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Nam Dương được thành lập ngày
22/03/2007. Do sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh.
Một số thông tin cơ bản về công ty:
Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư phát triển Nam Dương
Tên giao dịch: NAM DUONG INVESTMENT DEVELOPMEN JOINT STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: NAM DƯƠNG ID., JSC
Trụ sở chính: 170/17 Sơn Tây – Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội
Văn phòng giao dịch: 273 Tây Sơn –Đống Đa – Hà Nội
Xưởng sản xuất: 273 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 84.4.39877290/22415999

Fax: 84.4.35642189

Email:
Website: www. namduong.vn

Giấy phép kinh doanh số: 0103016283-Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội
Tài khoản số: 020001834267- Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Thăng Long
Mã số thuế/Mã XNK: 0102191508 - Chi cục thuế Ba Đình - Hà Nội
1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Hiện nay, Công ty cổ phần đầu tư phát triển Nam Dương đang hoạt động
trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh vì thế để mô tả quy trình sản xuất kinh
doanh của Công ty là tương đối khó khăn và phức tạp. Xong, Công ty là đơn vị chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, gần đây có tập trung vào lĩnh vực thi
công quảng cáo mũi nhọn đem lại lợi thế cho Công ty. Vì vậy, hoạt động sản xuất

Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

1

MSV: 7TD04605


Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

kinh doanh của công ty được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng ký kết với chủ đầu tư
sau khi trúng thầu hoặc được chỉ định thầu. Công ty trực tiếp tham gia đấu thầu, nhận
thầu và tổ chức thi công trình.
Quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty được thể hiện qua sơ đồ 02
1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển
Nam Dương (sơ đồ 01)
Công ty cổ phần đầu tư phát triển Nam Dương được thành lập theo hình thức
Công ty cổ phần có đầy đủ tư cách pháp nhân bao gồm:
- Hội đồng quản trị: là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Công ty có toàn quyền nhân

danh Công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty. Chủ tịch
hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của Công ty
- Ban kiểm soát: Có 3 thành viên, thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Ban giám
đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty, kiểm tra giám sát tình hình thực hoạt
động kinh doanh của Công ty
- Ban giám đốc: Điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty theo
mục tiêu kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp chủ
tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh
của Công ty. Cụ thể
+ Phòng tài chính kế toán: Thực hiện quản lý, giám sát tình hình tài chính của
Công ty. Thu nhận xử lý và cung cấp kịp thời các thông tin, nghiệp vụ liên quan đến
hoạt động kinh tế tài chính của toàn Công ty giúp cho Tổng giám đốc và Hội đồng
quản trị có những quyết định kịp thời đúng đắn, nâng cao hiệu quả hoạt động của
Công ty
+ Phòng kinh tế kế hoạch: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong quá trình quản lý
kinh tế và xây dựng, công tác kế hoạch lập các dự toán sản xuất, đánh giá phân tích
tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ của Công ty. Soạn thảo các hợp đồng
kinh tế
+ Phòng thiết kế: Chịu trách nhiệm thiết kế các bản vẽ, mẫu thiết kế giúp thi công
xây dựng được chính xác. Từ đó tạo thuận lợi cho việc kiểm tra giám sát hoạch định
chi phí

Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

2

MSV: 7TD04605



Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

+ Phòng kỹ thuật: Tư vấn các vấn đề kỹ thuật cho các đội thi công, các xưởng sản
xuất áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào việc thiết kế xây dựng các công trình, kiểm tra
giám sát việc thi công, lập phương án kiểm tra kỹ thuật an toàn cho máy móc thiết bị
+ Phòng dự án đấu thầu: Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình về giá cả về các sản
phẩm xây dựng, lập dự án tham gia đấu thầu các công trình xây dựng, thi công, lắp
đặt… giúp Công ty thắng thầu với chi phí chính xác hợp lý và có lợi nhất
+ Phòng makerting: Chịu trách nhiệm giới thiệu hình ảnh của Công ty. Qua đó
giúp Công ty tạo mối quan hệ với khách hàng.
+ Phòng kinh doanh: Điều hành các hoạt động bán hàng, xác định nhu cầu tiêu thụ,
tiến hành các hoạt động giới thiệu sản phẩm. Hiểu nhu cầu thị hiếu khách hàng, xác định
chiến lược nghiên cứu thị trường và kế hoạch nghiên cứu thị trường hàng năm.
+ Phòng vật tư thiết bị: Căn cứ vào kế hoạch tiến độ thi công, các hợp đồng đã ký
kết, sự biến động của thị trường …Để xác lập nhu cầu về vật tư, nguyên vật liệu cho
các công trình và sản xuất. Tổng hợp tình hình Nhập – Xuất – Tồn và theo dõi tình
hình sử dụng vật tư thiết bị ở các phòng ban, các xưởng, các đội xây lắp báo cáo lên
Ban giám đốc
- Các đội xây lắp và xưởng sản xuất là nơi thực hiện việc lắp đặt thi công và sản xuất.
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển
Nam Dương ( sơ đồ 04)
Nhìn tổng quan ta thấy tình hình kinh doanh của công ty năm 2011 tốt hơn năm
2010 về DTT và LNST, cụ thể như sau:
DTT năm 2011 đạt 318.515.000.000 đ tăng 60.053 triệu đồng, tương ứng tăng
23,235% so với năm 2010
Lợi nhuận trước thuế năm 2011 tăng so với năm 2010 là 13.826.984.079 đ tương
ứng tăng 13,19 % dẫn đến LNST năm 2011 đạt 89.015.147.116 đ tăng 17,9% so với

năm 2010. LNST tăng phản ánh kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty có bước
tiến đáng kể. Tóm lại, tình hình kinh doanh của công ty đang từng bước đi lên, giúp
cho công ty có thêm nhiều cơ hội để mở rộng kinh doanh và đầu tư.

PHẦN II
ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ
TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NAM
DƯƠNG
Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

3

MSV: 7TD04605


Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

2.1. Đặc điểm bộ máy kế toán
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán
* Hình thức tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: ( Xem sơ đồ 03 )
* Chức năng, nhiệm vụ chủa các bộ phận:
Phòng kế toán bao gồm 6 người trong đó: Một kế toán trưởng, một kế toán tổng
hợp, một kế toán thanh toán, một kế toán vật tư, TSCĐ, một kế toán thuế tiền lương
và một thủ quỹ.
- Kế toán trưởng: Tổ chức điều hành mọi công việc của phòng kế toán, chịu trách
nhiệm trước giám đốc và pháp luật về những thông tin kế toán cung cấp, tham mưu
cho giám đốc, Hội đồng quản trị về hoạt động tài chính, hướng dẫn các chế độ, chính

sách kế toán cho các bộ phận chức năng trong Công ty. Khi Báo cáo tài chính được
lập xong kế toán trưởng có trách nhiệm thuyết minh giải trình kết quả sản xuất kinh
doanh, các chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính, chịu trách nhiệm lập và nộp Báo cáo tài
chính đúng hạn kịp thời.
- Kế toán tổng hợp: tiếp nhận các chứng từ gốc, tổng hợp các số liệu kế toán ở các
phần hành kế toán khác, cung cấp để tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản
phẩm, tổng hợp số liệu lập Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị.
- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi các chứng từ thanh toán, lập
các phiếu thu, phiếu chi, thực hiện kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh
toán trong nội bộ công ty cũng như giữa công ty với bên ngoài.
- Kế toán vật tư, TSCĐ: Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, vật tư, công cụ dụng
cụ tính và phân bổ khấu hao theo quy định hiện hành.
- Kế toán thuế tiền lương: Chịu trách nhiệm khai thuế quyết toán thuế theo quy
định tính phân bổ tiền lương các khoản trích theo lương theo đúng quy định của công
ty, tổng hợp báo cáo quỹ lương, các khoản trích theo lương.
- Thủ quỹ: Quản lý tất cả các loại tiền mặt hiện có của Công ty, theo dõi thu, chi, thực
hiện cấp phát thu chi quỹ, ghi sổ quỹ tiền mặt và lập Báo cáo quỹ
2.1.2. Chính sách kế toán

Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

4

MSV: 7TD04605


Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội


Chính sách kế toán của công ty luôn tuân thủ các quy định của Bộ tài chính. Từ
năm 2007, khi thành lập, là đơn vị hạch toán độc lập và áp dụng chế độ kế toán theo
quyết định 48/QĐ- BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Chế
độ kế toán được áp dụng tại công ty như sau:
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc ngày 31/12 năm dương lịch
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng (VND)
- Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức Nhật ký chung (sơ đồ 05)
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp kế toán TSCĐ:
+ Xác định nguyên giá TSCĐ theo nguyên tắc giá gốc
+ Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, áp dụng theo QĐ
203/2009/QĐ – BTC và các thông tư chế độ có liên quan.
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp tính thuế: GTGT theo phương pháp khẩu trừ
- Hệ thống báo cáo tài chính: Doanh nghiệp lập và nộp báo cáo tài chính giữa niên
độ và cuối niên độ theo đúng quy định và chế độ kế toán hiện hành, gồm:
+ Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01- DNN)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02- DNN)
+ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09- DNN)
+ Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01- DNN)
Ngoài ra, công ty còn lập các báo cáo quản trị khác như: Báo cáo về tình hình
công nợ, báo cáo về chi phí giá thành của các công trình vào cuối kỳ.
2.2. Một số phần hành kế toán tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Nam Dương
2.2.1. Kế toán vốn bằng tiền
2.2.1.1. Kế toán tiền mặt
Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ của doanh nghiệp gồm
tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc… Mọi nghiệp vụ thu chi tiền mặt cũng như việc
quản lý bảo quản đều do thủ quỹ tiến hành thực hiện. Các nghiệp vụ thu chi tiền mặt

Trần Thị Phương _7LTTD_KT03


5

MSV: 7TD04605


Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

đều phải được lập chứng từ hợp lệ chứng minh và phải có chữ ký của kế toán trưởng
và thủ trưởng đơn vị.
- Chứng từ sử dụng trong kế toán tiền mặt:
+ Phiếu thu (Mẫu 01-TT)
+ Phiếu chi (Mẫu 02-TT)
- Các chứng từ sau khi đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ được ghi chép, phản ánh
vào các sổ kế toán lên quan gồm
+ Sổ quỹ tiền mặt (Mẫu số 07-DN)
+ Các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết liên quan, từng ngoại tệ cả về số
lượng và giá trị.
- Tài khoản sử dụng: TK 111- Tiền mặt
Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Chi tiền mặt: (biểu số 01 ) ngày 23 tháng 05 năm 2011 thanh toán
tiền điện cho công ty điện lực đống đa căn cứ vào HĐ ngày 10/05/2012 số tiền
842.985 đ
Kế toán hạch toán: Nợ TK 331:
Có TK 111:

842.985 VNĐ
842.985 VNĐ


2.2.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng
Tiền gửi ngân hàng là số tiền doanh nghiệp gửi tại các ngân hàng, công ty tài chính
hoặc Kho bạc Nhà Nước bao gồm tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng bạc đá quý…
- Căn cứ để ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng:
- Chứng từ sử dụng:
+ Giấy báo nợ, báo có của ngân hàng.
+ Các bản sao kê của ngân hàng kèm theo chứng từ: ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi,
séc chuyển khoản.
+ Số tiền gủi ngân hàng (Mẫu số S08- DN).
- Tài khoản sử dụng: 112- Tiền gửi ngân hàng
Phương pháp kế toán:

Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

6

MSV: 7TD04605


Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Ví dụ: Ngày 18/07/2011 Giấy báo có ( biểu số 02 ) Công Ty Kính Mắt VN thanh
toán lập biển quảng cáo cho công ty CPĐTPT Nam Dương với số tiền 20.000.000 đ
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 112:

20.000.000 VNĐ


Có TK 131:

20.000.000 VNĐ

2.2.2. Kế toán tài sản cố định (TSCĐ)
- Đặc điểm : TSCĐ chủ yếu trong công ty là trang thiết bị : ôtô chở hàng, máy
phôtô, máy in, bàn họp, bàn ghế văn phòng…Ngoài ra, TSCĐ của công ty bao gồm
các loại máy móc thiết bị, thiết bị dụng cụ quản lý…phục vụ cho hoạt động kinh
doanh của công ty.
- Đánh giá : TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá do mua sắm
Chứng từ sử dụng.
- Biên bản giao nhận TSCĐ ( mẫu 01 – TSCĐ )
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ ( mẫu 05 – TSCĐ)
-Tài liệu kỹ thuật có liên quan khác
TK sử dụng :
TK 211 – TSCĐ hữu hình, TK 213 - TSCĐ vô hình
TK 214 – Hao mòn TSCĐ
TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
Phương pháp kế toán TSCĐ
• Kế toán tăng TSCĐ
Tăng TSCĐ do mua sắm bằng vốn chủ sở hữu
VD: Ngày 04/07/2011 công ty mua 1 máy phô tô của Siêu thị Nguyễn Kim để trang
bị cho văn phòng với giá mua là 30.800.000 đ thuế GTGT 10%. Tài sản được mua
bằng quỹ đầu tư phát triển, công ty đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
Kế toán hạch toán
Nợ TK 211:

28.000.000 VNĐ.


Nợ TK 133:

2.800.000 VNĐ

Có TK 112:

Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

30.800.000 VNĐ

7

MSV: 7TD04605


Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Đồng thời kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh:
Nợ TK 414:

28.000.000 VNĐ

Có TK 411:

28.000.000 VNĐ

• Kế toán giảm TSCĐ: Trong năm 2010-2011 công ty không phát sinh các nghiệp vụ
giảm TSCĐ do thanh lý,nhượng bán…

• Kế toán khấu hao TSCĐ
VD: Khấu hao TSCĐ tháng 08/2011 của công ty ở bộ phận quản lý doanh
nghiệp là 1.167.000 đ. Kế toán theo dõi và tiến hành định khoản:
Nợ TK 642(2):

1.167.000 VNĐ

Có TK 214(1): 1.167.000 VNĐ
2.2.3. Kế toán vật tư hàng hóa.
Đặc điểm: Hàng hóa của công ty là những mặt hàng bao gồm: Sắt hộp, băng dính,
cửa nhôm kính, ….
Đánh giá vật tư:
Giá nhập kho
Do vật tư của công ty mua ngoài với số lượng lớn thì các chi phí liên quan đến vận
chuyển thường do bên bán chịu và chi phí này cộng ngay vào giá mua vật tư. Vì vậy
giá trị thực tế của vật tư mua ngoài chính là giá mua trên hóa đơn.
Giá nhập
kho

=

NGUYÊN GIÁ

+

CHI PHÍ
MUA

CÁC


+

LOẠI
THUẾ

_

CÁC KHOẢN
GIẢM TRỪ

Giá xuất kho
Công ty tính giá vật tư xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi
lần nhập.
Trị giá vốn thực tế của vật

Đơn giá bình
quân sau mỗi lần
nhập

tư còn lại sau lần xuất trước
=

Số lượng vật tư còn lại sau
lần xuất trước

Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

8

Trị giá vốn thực tế của vật

+ tư nhập tiếp sau lần xuất
trước
+

Số lượng vật tư nhập sau
lần xuất trước
MSV: 7TD04605


Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

VD: Tồn đầu tháng 07/2011 của Bàn cầu Inax C909VN là 100 chiếc đơn giá
4.800.000 đ
Ngày 10/07/2011 nhập kho 2000 chiếc, đơn giá 5.000.000 đ
Ngày 20/07/2011 xuất kho 1500 chiếc
Ngày 25/07/2011 nhập kho 1000 chiếc, đơn giá 5.100.000 đ
Ngày 29/07/2011 xuất kho 1500 chiếc
Theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập:
Đơn giá bình quân sau lần nhập ngày 10/07/2011:
(100 x 4.800.000) + (2000 x 5.000.000)
100 + 2000
Trị giá vốn xuất ngày 20/07/2011:
1500 x 4.990.476

= 7.485.714.000 đ

Đơn giá bình quân sau lần nhập ngày 25/07/2011:
(600 x 4.990.476) + (1000 x 5.100.000)

600 + 1000
Trị giá vốn xuất ngày 29/07/2011:
1500 x 5.058.929

= 7.588.393.500 đ

Tổng trị giá xuất trong tháng 07:
7.485.714.000 + 7.588.393.500

= 15.074.107.500 đ

- Chứng từ sử dụng
• Phiếu nhập kho (mẫu 01 - VT)
• Phiếu xuất kho (mẫu 02 - VT)
• Bảng kê mua hàng (mẫu 03 - VT)
• Hóa đơn GTGT (mẫu 01 GTGT – 3LL)
• Hóa đơn bán hàng thông thường (mẫu 02 GTGT – 3LL)
- Tài khoản sử dụng
• TK 151 – Hàng mua đang đi đường
• TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

9

MSV: 7TD04605


Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội


• TK 156 – Hàng hóa
- Phương pháp kế toán
VD: Ngày 10/06/2011, công ty mua của công ty Inax VN 2000 Bàn cẩu C909VN.
Hóa đơn GTGT số 103, ký hiệu AK/2011B, ngày 10/06/2011.
Đơn giá 5.000.000 đ (chưa bao gồm VAT 10%), công ty chưa thanh toán tiến hàng.
Ngày 02/07/2011 công ty kiểm nhận nhập kho đủ và thanh toán cho công ty Inax
VN bằng chuyển khoản.
Vì cuối tháng 06 hàng chưa về, kế toán ghi:
Nợ TK 151:

10.000.000.000

VNĐ

Nợ TK 133:

1.000.000.000

VNĐ

Có TK 331: 11.000.000.000

VNĐ

Ngày 02/07/2011 hàng về nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 156:

10.000.000.000 VNĐ


Có TK 151: 10.000.000.000 VNĐ
Kế toán phản ánh số tiền đã thanh toán bằng chuyển khoản cho công ty Inax VN
Nợ TK 331:

11.000.000.000 VNĐ

Có TK 112(1): 11.000.000.000 VNĐ
2.2.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
2.2.4.1 Hình thức trả lương
Hình thức trả lương cho người lao động theo thời gian là hình thức được áp
dụng cho cán bộ công nhân viên trên công ty và bộ phận quản lý gián tiếp của các đội
và các nhân viên sản xuất. Cuối tháng dựa vào thời gian làm việc thực tế (ngày công
thực tế) và mức lương thời gian(lương bình quân ngày) để tính số tiền lương phải trả.
Lương cơ bản x hệ số lương
Lương =

x Số ngày công thực tế + phụ cấp(nếu có)

26
2.2.4.2 Kế toán các khoản trích theo lương
- TK 334: Phải trả cho công nhân viên: phản ảnh công việc tính toán và thanh
toán tiền lương, trợ cấp BHXH và các khoản khác cho người lao động

Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

10

MSV: 7TD04605



Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

- TK 338: Phải trả phải nộp khác: Phải trả phải nộp khác: phản ánh các khoản
phải trả, phải nộp khác ( BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN). (Có 4 tài khoản cấp 2)
• TK 338(2) KPCĐ: 2%
• TK 338(3) BHXH: 24%
• TK 338(4) BHYT: 4,5%
• TK 338(9) BHTN: 2%
Các khoản trích theo lương đang áp dụng tại công ty năm 2012:
Quỹ
BHXH
BHYT
BHTN
KPCĐ
Cộng

Tỷ lệ %

DN chịu

Người LĐ chịu

24%
4.5%
2%
2%
32.5%


(tính vào chi phí SXKD)
17%
3%
1%
2%
23%

( trừ vào lương)
7%
1,5%
1%
9.5%

2.2.4.3 Kế toán tổng hợp tăng giảm tiền lương và các khoản trích theo lương

Chứng từ sử dụng:
- Bảng chấm công (Mẫu 01a-LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu 02-LĐTL)
- Bảng chấm công làm thêm giờ (Mẫu 01b-LĐTL)

TK sử dụng: TK 334, TK 338 và các TK liên quan

Phương pháp kế toán
Trong tháng 07/2012, công ty tính ra số tiền lương phải trả người lao động như sau:
- Công nhân trực tiếp sản xuất:

1.150.000.000 đ

- Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất:


550.000.000 đ

- Nhân viên bán hàng:

1.350.000.000 đ

- Nhân viên quản lý doanh nghiệp:

1.450.000.000 đ

Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
(2% KPCĐ, 24% BHXH, 4,5% BHYT, 2% BHTN)
Dựa vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH từ ngày 01/07/2012 đến ngày
31/07/2012, kế toán định khoản :
Nợ TK 622

1.150.000.000 đ

Nợ TK 627(1)

550.000.000 đ

Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

11

MSV: 7TD04605


Báo cáo thực tập


Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Nợ TK 641(1)

1.350.000.000 đ

Nợ TK 642(1)

1.450.000.000 đ

Có TK 334

4.500.000.000 đ

Các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN :
Nợ TK 622

264.500.000 đ (1.150.000.000 x 23%)

Nợ TK 627(1)

126.500.000 đ

Nợ TK 641(1)

310.500.000 đ (1.350.000.000 x 23%)

Nợ TK 642(1)


333.500.000 đ (1.450.000.000 x 23%)

Nợ TK 334

427.500.000 đ (4.500.000.000 x 9,5%)

Có TK 338

(550.000.000 x 23%)

1.462.500.000 đ (4.500.000.000 x 32,5%)

CT TK 338(2)

90.000.000 đ (4.500.000.000 x 2%)

CT TK 338(3)

1.080.000.000 đ (4.500.000.000 x 24 %)

CT TK 338(4)

202.500.000 đ (4.500.000.000 x 4,5%)

CT TK 338(9)

90.000.000 đ (4.500.000.000 x 2%)

2.2.5. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
2.2.5.1 Kế toán doanh thu bán hàng.

- Phương thức bán hàng: Công ty bán hàng theo hình thức bán buôn và bán lẻ.
- Chứng từ sử dụng
• Hợp đồng mua bán hàng hóa
• Hóa đơn GTGT
• Phiếu xuất kho
• Phiếu thu, giấy báo Có của Ngân hàng
Các chứng từ khác liên quan
- TK sử dụng
Để phản ánh doanh thu bán hàng trong kỳ, kế toán sử dụng:
• TK 511: Doanh thu bán hàng hóa
• TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu
• TK 632: Gía vốn hàng bán
- Phương pháp kế toán
Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

12

MSV: 7TD04605


Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

VD: Ngày 20 tháng 07 năm 2011, bán 01 máy cắt Mimaki với giá 9.454.545 đ, thuế
GTGT 10% . Khác hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt
- Kế toán viết 2 liên phiếu thu một giao cho khách hàng, một giữ lại làm căn cứ ghi
sổ. (Biểu số 04)
- Lập hóa đơn VAT giao cho khách hàng một liên. Mẫu hóa đơn VAT và sổ cái
TK 331 (Biểu số 05)

- Căn cứ vào chứng từ kế toán hạch toán vào sổ nhật ký chung , sổ cái
TK 511 xem biểu số 07
TK 111 xem biểu số 08
Doanh thu được ghi nhận hạch toán như sau
Nợ TK 111: 10.400.000 VNĐ
Có TK 511: 9.454.545 VNĐ
Có TK 333(1): 945.454 VNĐ
2.2.5.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
Với các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,
hàng bán bị trả lại
• TK sử dụng:
TK 521: Chiết khấu thương mại
Tk 531: Hàng bán bị trả lại
• Phương pháp hạch toán:
VD: Theo HĐ mua bán, ngày 19/07/2011 Công ty bán cho Công ty Cát Tường một
lô hàng, tổng giá thanh toán là 82.500.000 đ, thuế suất thuế GTGT 10%, do mua với
số lượng lớn Công ty đồng ý chiết khấu 2%, đã thanh toán bằng tiền mặt
Kế toán hạch toán :
Nợ TK 521:
Nợ TK 333(1):

1.500.000 đ
150.000 đ

Có TK 111: 1.650.000 đ

Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

13


MSV: 7TD04605


Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Kết chuyển sang TK 511
Nợ TK 511: 1.500.000 đ
Có TK 521:

1.500.000 đ

2.2.5.3 Kế toán giá vốn hàng xuất bán.
- Chứng từ sử dụng
• Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho
- TK sử dụng
• Chủ yếu sử dụng TK 632 – giá vốn hàng bán, TK 911 xác định kết quả kinh doanh
và một số TK khác như 154,111,112…
- Phương pháp kế toán
VD: Theo HĐ, ngày 02/08/2011 Công ty xuất gửi bán cho Công ty TIC một máy
cắt Mimaki, trị giá vốn thực tế của sản phẩm gửi bán là 9.454.545 đ. Ngày
05/08/2011 Công ty TIC thông báo đã nhận được hàng nói trên và chấp nhận thanh
toán
Kế toán phản ánh trị giá vốn thực tế hàng gủi bán
Nợ TK 157: 9.454.545 đ
Có TK 155: 9.454.545 đ
Kế toán phản ánh hàng đã được chấp nhận thanh toán:
Nợ TK 632: 9.454.545 đ
Có TK 157:


9.454.545 đ

2.2.5.4. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh.
- Chứng từ sử dụng:
• Hóa đơn, phiếu chi, hóa đơn dịch vụ mua ngoài
- TK sử dụng :
• TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệpvà một số TK liên quan khác như: TK 111,
TK 112, TK 214, TK 331, TK 334, TK 338
- Phương pháp kế toán :

Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

14

MSV: 7TD04605


Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

VD1: Xuất kho công cụ dụng cụ để sử dụng cho bộ phận quản lý tháng 07/2011 số
tiền 2.800.000 đ
Kế toán hạch toán
Nợ TK 642: 2.800.000 đ
Có TK 153: 2.800.000 đ
VD2: Thanh toán tiền điện thoại tháng 7 năm 2011 số tiền 825.000 đ (gồm cả thuế
VAT 10%) bằng tiền mặt.
Kế toán hạch toán

Nợ TK 642: 750.000 đ
Nợ TK 1331:

75.000 đ

Có TK 111:

825.000 đ

VD3: Trích lương phải trả cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp tháng
07/2011 số tiền là 5.000.000 đ
Kế toán hạch toán
Nợ TK 642:

5.000.000 đ

Có TK 334:

5.000.000 đ

Kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh ở sổ nhật ký chung và sổ cái TK 642( xem
biểu số 9 )

2.2.5.5 Kế toán xác định kết quả bán hàng:
Phương pháp xác định kết quả bán hàng
Kết quả
HĐKD

=


DTT về
bán hàng

-

Giá

vốn

hàng bán

-

Chi phí
QLKD

Doanh thu thuần = DT bán hàng và cung cấp dịch vụ - CK giảm trừ doanh thu
Tài khoản sử dụng:
-

TK 911- Xác định kết quả kinh doanh

Ngoài ra còn sử dụng một số TK liên quan: TK 511, TK 632, TK 642, TK 421 để xác
định kết quả lỗ, lãi của công ty
Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

15

MSV: 7TD04605



Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

- Phương pháp kế toán
VD: Tổng doanh thu cung cấp dịch vụ tháng 7 năm 2011 là 320.450.000. Tổng giá
vốn là 176.000.00 chi phí quản lý là 80.000.000.
Kế toán hạch toán:
+ Kết chuyển giá vốn:
Nợ TK 911

176.000.000 đ

Có TK 632

176.000.000 đ

+ Kết chuyển chi phí quản lý:
Nợ TK 911

80.000.000 đ

Có TK 642

80.000.000 đ

+ Kết chuyển doanh thu
Nợ TK 511


320.450.000 đ

Có TK 911

320.450.000 đ

+ Xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911

64.450.000 đ

Có TK 421

64.450.000 đ

Cuối tháng kế toán căn cứ sổ nhật ký chung để vào sổ cái TK 911, TK 421.( Biểu số
10)

PHẦN III
THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
3.1. Thu hoạch của bản thân
Trong thời gian thực tập tại công ty, cùng với sự gúp đỡ nhiệt tình của các phòng
ban trong công ty, đặc biệt là các anh chị trong phòng kế toán, em đã có cơ hội ghiên
cứu, tìm hiểu, phân tích thông tin, đánh giá thực tế tình hình hoạt động của công ty.
Cùng với những kiến thức đã học tại nhà trường và sự chỉ bảo của các anh chị trong

Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

16


MSV: 7TD04605


Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

phòng kế toán em đã thực hành một số phần hành kế toán giúp em rèn luyện phẩm
chất chính xác, kỹ năng giao tiếp và khai thác đánh giá thông tin một cách cụ thể.
3.2. Nhận xét
3.2.1.Ưu điểm
- Bộ máy quản lý của Công ty gọn nhẹ, hợp lý có đầy đủ các phòng ban chức năng
theo yêu cầu quản lý, phân công lao động theo đúng khả năng của từng người.
- Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức chặt chẽ, làm việc tập trung tạo điều
kiện cho kế toán trưởng chỉ đạo công tác. Mỗi kế toán viên được phân công một phần
hành cụ thể giúp kế toán viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Hệ thống tài khoản kế toán, chứng từ sử dụng, sổ sách kế toán áp dụng theo
đúng quy định.
- Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung vì đây là hình thức đơn giản,
dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán.
- Công ty đã tổ chức công tác lập dự toán chi phí sản xuất linh hoạt và sáng tạo. Do đó
giúp Công ty chủ động trong việc quản lý sản xuất, phát hiện những khoản chi không hợp
lý, kém hiệu quả một cách kịp thời giúp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
3.2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì Công ty cũng có những nhược điểm cần khắc
phục là:
- Về tổ chức chứng từ: do địa bàn thi công của công ty xa và rộng nên việc tập hợp
và thu thập chứng từ khó khăn, chậm. Làm ảnh hưởng đến tính chính xác kịp thời của
các số liệu kế toán.
- Về chiết khấu thương mại: Phần trăm chiết khấu thương mại đối với những

khách hàng mua với số lượng lớn và chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng
thanh toán trước hạn công ty vẫn còn ít. Đó là mọi sự thiếu sót trong chiến lược thu
hút khách hàng và khuyến khích việc thanh toán tiền trước hạn nhằm tình trạng
chiếm dụng vốn và rủi ro nợ phải thu khó đòi.
3.2.3. Một số ý kiến đề xuất

Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

17

MSV: 7TD04605


Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

- Công ty nên có kế hoạch luân chuyển chứng từ tốt, chứng từ được phân loại, hệ
thống hóa các nghiệp vụ, theo trình tự thời gian trước khi đi vào khâu lưu trữ
- Nhằm thu hút khách hàng mua số lượng lớn, khuyến khích khách hàng thanh
toán trước hạn công ty nên áp dụng chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán
 Đối vớ chiết khấu thương mại
• Khi phát sinh chiết khấu thương mại, kế toán ghi:
Nợ TK: 521 “chiết khấu thương mại”
Nợ TK 333(1) “thuế GTGT đầu ra phải trả cho người mua ”
Có TK 111, 112, 131…
• Cuối kỳ kế toán kết chuyển:
Nợ TK 511
Có TK 521
 Đối với chiết khấu thanh toán:

• Khi phát sinh chiết khấu thanh toán, kế toán ghi:
Nợ TK 635 “chi phí hoạt động tài chính”
Có 111, 112, 131……

Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

18

MSV: 7TD04605


Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

KẾT LUẬN
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu tình hình thực tế, em nhận thấy giữa lý
thuyết và thực tế có một khoảng cách nhất định như đã nói ở trên là hoàn toàn đúng
và có cơ sở. Do đó đòi hỏi người làm công tác kế toán không những nắm vững về lý
luận mà còn hiểu sâu sắc về thực tế thì mới có thể vận dụng một cách khoa học lý
luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác hạch toán kế toán.
Em xin chân thành cảm ơn Khoa kế toán - Trường Đại Học Kinh Doanh và
Công Nghệ Hà Nội đã tạo điều kiện cho những sinh viên như chúng em có cơ hội và
thời gian đi thực tế tại cơ sở. Xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám đốc, các
cô, các chị trong Phòng kế toán, các cán bộ quản lý phòng ban chức năng của Công ty
trong suốt thời gian em thực tập. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo,
quan tâm hướng dẫn nhiệt tình chu đáo của thầy giáo Th.s Nguyễn Quang Hưng đã
giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
Lần đầu tiên được tiếp xúc với thực tế tại Công ty, do hạn chế về mặt thời gian,
về đi lại, trình độ hiểu biết nên báo cáo của em không tránh khỏi những khiếm khuyết

và sai sót. Em rất mong được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thày cô trong Khoa để báo
cáo của em được hoàn thiện hơn, qua đó em có thêm sự hiểu biết về lý luận cũng như
thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn!

Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

MSV: 7TD04605


Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Quyết định 48/2006/QĐ-BTC của bộ tài chính

2.

Giáo trình kế toán doanh nghiệp của Trường Đại Học Kinh Doanh và Công

Nghệ Hà Nội
3.

Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp của Trường Đại Học Kinh Tế Quốc

Dân

4.

Một số tài liệu, sổ sách, chứng từ của phòng kế toán công ty CPĐTPT Nam

Dương
5.

Các chuẩn mực kế toán

Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

MSV: 7TD04605


Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................................1
PHẦN I 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NAM DƯƠNG........................1
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Nam Dương . . .1
1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh .................................................................................................1
1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Nam Dương (sơ
đồ 01)......................................................................................................................................2
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Nam Dương ( sơ đồ
04)...........................................................................................................................................3
PHẦN II 3
ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NAM DƯƠNG.............................................................3
2.1. Đặc điểm bộ máy kế toán .........................................................................................................4

2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán ...........................................................................4
2.1.2. Chính sách kế toán ...................................................................................4
2.2. Một số phần hành kế toán tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Nam Dương .................5

2.2.1. Kế toán vốn bằng tiền...............................................................................5
2.2.1.1. Kế toán tiền mặt .................................................................................5
2.2.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng .................................................................6
2.2.2. Kế toán tài sản cố định (TSCĐ)...............................................................7
2.2.3. Kế toán vật tư hàng hóa.............................................................................8
2.2.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương..................................10
2.2.4.1 Hình thức trả lương............................................................................10
2.2.4.2 Kế toán các khoản trích theo lương...................................................10
2.2.4.3 Kế toán tổng hợp tăng giảm tiền lương và các khoản trích theo lương
....................................................................................................................11
2.2.5. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
. .12
2.2.5.1 Kế toán doanh thu bán hàng..............................................................12
2.2.5.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu..............................................13
Với các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán,....................................................................................................13
hàng bán bị trả lại.........................................................................................13
2.2.5.3 Kế toán giá vốn hàng xuất bán..........................................................14
2.2.5.4. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh..................................................14
2.2.5.5 Kế toán xác định kết quả bán hàng:...................................................15
PHẦN III 16
THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT .......................................................................................................16
3.1. Thu hoạch của bản thân ..........................................................................................................16

3.2. Nhận xét .................................................................................................................................17

3.2.1.Ưu điểm....................................................................................................17
3.2.2. Nhược điểm.............................................................................................17
3.2.3. Một số ý kiến đề xuất .............................................................................17
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................1

Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

MSV: 7TD04605


Báo cáo thực tập

Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

MSV: 7TD04605


Báo cáo thực tập

Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

DANH MỤC VIẾT TẮT
CNTT
CNTTSX
CPĐTPT
CPSX

DN
GTGT
HĐ GTGT
NVL
NVLTT
SXKD
TK
TNCN
TNDN
TNHH
TSCĐ

Trần Thị Phương _7LTTD_KT03

Công nhân trực tiếp
Công nhân trực tiếp sản xuất
Cổ phần đầu tư phát triển
Chi phí sản xuất
Doanh nghiệp
Gía trị gia tăng
Hóa đơn giá trị gia tăng
Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu trực tiếp
Sản xuất kinh doanh
Tài khoản
Thu nhập cá nhân
Thu nhập doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạng
Tài sản cố định


MSV: 7TD04605



×