Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Một số biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng tại trường cao đẳng Y tế Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.87 KB, 125 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC VINH

NGUYN VIT THNG

MộT Số BIệN PHáP QUảN Lý HOạT ĐộNG
RèN LUYệN Kỹ NĂNG NGHề CủA SINH VIÊN ĐIềU DƯỡNG
TạI TRƯờNG CAO ĐẳNG Y Tế Hà TĩNH

LUN VN THC S KHOA HC GIO DC

NGH AN - 2013


B GIO DC V O TO
TRNG I HC VINH

NGUYN VIT THNG

MộT Số BIệN PHáP QUảN Lý HOạT ĐộNG
RèN LUYệN Kỹ NĂNG NGHề CủA SINH VIÊN ĐIềU DƯỡNG
TạI TRƯờNG CAO ĐẳNG Y Tế Hà TĩNH
Chuyờn ngnh: Qun lý giỏo dc
Mó s: 60.14.05

LUN VN THC S KHOA HC GIO DC

Ngi hng dn khoa hc:

PGS. TS. NGUYN TH M TRINH


NGH AN - 2013


LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học,
Khoa Giáo dục Trường Đại học Vinh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn
cho tôi những tri thức, kinh nghiệm, bài học quý báu.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ quản lý, các giảng viên và sinh viên
Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh đã cung cấp tư liệu, tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành luận văn này.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thị Mỹ
Trinh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Nghệ An, tháng 10 năm 2013
Nguyễn Việt Thắng


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...............................................................................................................9
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................9
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................10
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................10
4. Giả thuyết khoa học.......................................................................................10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................10
6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................11
7. Đóng góp mới của luận văn...........................................................................11
8. Cấu trúc luận văn...........................................................................................12

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN
LUYỆN KỸ NĂNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG Y TẾ..............................................................................................13
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..........................................................................13
1.1.1. Ởnước ngoà.........................................................................................13
i
1.1.2. ỞViệt Nam...........................................................................................14
1.2. Một số khái niệm cơ bản............................................................................16
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục...............................................................16
1.2.2. Nghề; Nghề điều dưỡng......................................................................21
1.2.3. Kỹ năng; Kỹ năng nghề và kỹ năng nghề điều dưỡng......................24
1.2.4. Hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng..........27
1.2.5. Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng
.........................................................................................................................28
1.3. Một số vấn đề về hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên Điều
dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế.........................................................................29
1.3.1. Mục tiêu rèn luyện kỹ năng nghề.......................................................29
1.3.2. Nội dung rèn luyện kỹ năng nghề......................................................29
1.3.3. Phương pháp tổ chức rèn luyện kỹ năng nghề...................................30
1.3.4. Hình thức tổ chức hoạt động RLKNN...............................................31
1.3.5. Đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng nghề.........................................32
1.4. Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên Điều dưỡng tại
trường Cao đẳng Y tế..........................................................................................33
1.4.1. Mục tiêu quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề........................33
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề.......................33
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên
Đề
i u dưỡng ở trường Cao đẳng Y tế...................................................................36
1.5.1. Phát triển chương trình rèn luyện kỹ năng nghề...............................36
1.5.2. Đội ngũ giảng viên hướng dẫn kỹ năng nghề.....................................36

1.5.3. Ý thức, thái độ của sinh viên tham gia rèn luyện................................36
1.5.4. Cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện rèn luyện..........................37
1.5.5. Phối hợp và quản lý sự phối hợp trong tổ chức hoạt động rèn luyện kỹ
năng nghề của sinh viên điều dưỡng............................................................37
Kết luận chương 1..............................................................................................38
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
NGHỀ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
HÀ TĨNH.............................................................................................................40


5
2.1. Khái quát về quá trình hình thành, tổ chức và hoạt động của trường Cao
đẳng Y tế Hà Tĩnh..............................................................................................40
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển....................................................40
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, viên chức.....................................41
2.1.3. Những kết quả đạt được......................................................................41
2.2. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng..........................................42
2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng........................................................42
2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng.........................................................42
2.2.3. Mẫu khảo sát........................................................................................42
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu thực trạng...................................................43
2.2.5. Thang đánh giá kết quả khảo sát........................................................43
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng...................................................................44
2.3.1. Thực trạng hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề điều dưỡng tại Trường
Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh...................................................................................44
2.3.2. Thực trạng hoạt động tự rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên.......57
2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề.....................60
2.3.4. Thực trạng quản lý các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện kỹ
năng nghề của sinh viên điều dưỡng............................................................66
2.4. Đánh giá chung về thực trạng....................................................................73

2.4.1. Thành công...........................................................................................73
2.4.2. Hạn chế................................................................................................73
2.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế............................................................74
Kết luận chương 2..............................................................................................76
Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
Y TẾ HÀ TĨNH...................................................................................................78
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp.............................................................78
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu.......................................................................78
3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống.......................................................................78
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn........................................................................79
3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả và khả thi.....................................................80
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh
viên điều dưỡng..................................................................................................81
3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề và quản lý
hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề................................................................81
3.2.2. Đổi mới công tác lập kế hoạch hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề.. 83
3.2.3. Làm tốt công tác tổ chức thực hiện kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề
.........................................................................................................................84
3.2.4. Chỉ đạo sát sao việc thực hiện kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề....86
3.2.5. Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch rèn
luyện kỹ năng nghề........................................................................................87
3.2.6. Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng, tạo động lực cho giảng viên
và sinh viên tham gia hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề...........................88
3.2.7. Tăng cường phối hợp và quản lý tốt sự phối hợp giữa trường và bệnh
viện trong hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng...89
3.3. Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất........90
Kết luận chương 3..............................................................................................94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................95
1. Kết luận..........................................................................................................95

2. Kiến nghị........................................................................................................97


6
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................99
PHỤ LỤC..........................................................................................................103


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện

CĐYT

Cao đẳng y tế

CBGV

Cán bộ, giảng viên

CBQL

Cán bộ quản lý

CT

Cần thiết


ĐD

Điều dưỡng

GV

Giảng viên

HSSV

Học sinh sinh viên

KNN

Kỹ năng nghề

KCT

Không cần thiết

KT

Khả thi

KKT

Không khả thi

RLKNN


Rèn luyện kỹ năng nghề

RCT

Rất cần thiết

RKT

Rất khả thi

SV

Sinh viên

SVĐD

Sinh viên điều dưỡng

n

Tần số

X

Giá trị trung bình


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề45

Bảng 2.2. Nhận thức về vai trò của hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề..............46
Bảng 2.3. Ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên về mục tiêu, chương trình rèn
luyện kỹ năng nghề..............................................................................................47
Bảng 2.4. Ý kiến giảng viên và sinh viên về hình thức và phương pháp hướng
dẫn kỹ năng nghề trên lớp...................................................................................48
Bảng 2.5. Ý kiến giảng viên và sinh viên về hình thức và phương pháp hướng
dẫn kỹ năng tại bệnh viện....................................................................................49
Bảng 2.6. Số lượng sinh viên trong mỗi tổ thực hành trên lớp...........................51
Bảng 2.7. Số lượng sinh viên trong mỗi buổi rèn luyện tại khoa........................52
Bảng 2.8. Ý kiến của GV và SV về thực hiện nhiệm vụ của giảng viên............52
Bảng 2.9. Ý kiến GV và SV về các điều kiện phục vụ RLKNN.........................54
Bảng 2.10. Ý kiến của giảng viên và sinh viên về hình thức và phương pháp
đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng nghề............................................................56
Bảng 2.11. Ý kiến của sinh viên về mục đích, động cơ RLKNN.......................58
Bảng 2.12. Tự đánh giá của SV về các biện pháp tự RLKNN............................59
Bảng 2.13. Ý kiến của GV và SV về hoạt động RLKNN của sinh viên.............60
Bảng 2.14. Ý kiến của sinh viên về những khó khăn trong hoạt động RLKNN.61
Bảng 2.15. Các biện pháp tăng cường bồi dưỡng ý thức nghề nghiệp, động cơ
rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên.................................................................62
Bảng 2.16. Thực trạng các biện pháp lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề......63
Bảng 2.17. Các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch rèn luyện kỹ năng nghề. 64
Bảng 2.18. Các biện pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch RLKNN.........................65
Bảng 2.19. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kế hoạch RLKNN.............................67
Bảng 2.20. Thực trạng năng lực, đạo đức nghề nghiệp của giảng viên..............70
Bảng 2.21. Kết quả quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị...................................70
Bảng 2.22. Ý kiến của CBQL và GV về sự phối hợp Viện -Trường..................71
Bảng 2.23. Nguyên nhân hạn chế và mức độ ảnh hưởng đến công tác quản lý
hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề.......................................................................76
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý rèn luyện kỹ năng nghề 92
Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý rèn luyện kỹ năng nghề...92



9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã khẳng định “Nghề y là một nghề đặc
biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt” [1].
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Đảng ta đã đề ra
phương hướng phát triển ngành y tế với nội dung trọng tâm là “Tăng cường đào
tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức, tinh thần trách nhiệm của đội
ngũ cán bộ y tế” [18].
Yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở
đào tạo nguồn nhân lực trong đó có nguồn nhân lực y tế. Việc tổ chức, quản lý
hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề là yếu tố quyết định năng lực nghề nghiệp của
học sinh, sinh viên. Đây là vấn đề đòi hỏi phải có sự tổng kết, nghiên cứu và có
các biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả rèn luyện kỹ
năng nghề. Tuy nhiên trong hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng, đại học y ở
nước ta nói chung và Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh nói riêng, nghiên cứu về
hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề và quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề
của sinh viên còn ít, vì thế chưa có biện pháp hữu hiệu trong quản lý hoạt động
rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên.
Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh được thành lập năm 2006 trên cơ sở nâng
cấp Trường Trung cấp Y tế Hà Tĩnh, đã triển khai đào tạo cao đẳng điều dưỡng
từ năm học 2007 -2008. Việc tăng cường công tác quản lý hoạt động rèn luyện
kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là đòi hỏi
có thể khả thi để nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo năng lực nghề nghiệp
cho sinh viên khi ra trường đáp ứng được yêu cầu về sử dụng nhân lực của
ngành Y tế.



10
Xuất phát từ những lý do và yêu cầu nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Một
số biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều
dưỡng tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
chuyên ngành Quản lý Giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Hà
Tĩnh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng tại
Trường Cao đẳng Y tế.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều
dưỡng tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỹ
năng nghề của sinh viên hệ cao đẳng chính qui ngành Điều dưỡng tại Trường
Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh trong năm học 2012-2013.
Thời gian áp dụng các biện pháp được đề xuất: Năm học 2013-2015.
4. Giả thuyết khoa học
Có thể nâng cao chất lượng hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh
viên điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh nếu đề xuất và thực hiện được
một số biện pháp quản lý có tính khoa học, khả thi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động rèn luyện kỹ
năng nghề của sinh viên điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y tế.



11
5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của
sinh viên điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh.
5.3. Đề xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi của một số biện pháp quản
lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên Điều dưỡng tại Trường Cao
đẳng Y tế Hà Tĩnh.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích - tổng hợp, phân loại - hệ thống hóa các tài liệu lý luận có liên
quan làm cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến nhằm thu thập thông
tin từ cán bộ quản lý, sinh viên, giảng viên;
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Thu thập các ý kiến của các chuyên
gia trong lĩnh vực quản lý, nghiên cứu khoa học giáo dục, y học và điều dưỡng;
+ Nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Chương trình rèn luyện kỹ năng nghề
của sinh viên cao đẳng điều dưỡng; các tài liệu hướng dẫn thực tập của nhà
trường, của bộ môn; các báo cáo thực tập của sinh viên, sổ tay lâm sàng; phiếu
nhận xét, đánh giá của đơn vị sinh viên thực tập...
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Dùng để xử lý số liệu thu thập.
7. Đóng góp mới của luận văn
7.1. Về lý luận
Luận văn hệ thống hoá các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động rèn luyện
kỹ năng nghề làm cơ sở để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỹ
năng nghề của sinh viên điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh.
7.2. Về thực tiễn
Khảo sát thực trạng, làm rõ nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt
động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều dưỡng, đề xuất các biện pháp



12
nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên điều
dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
đáp ứng yêu cầu của các cơ sở y tế hiện nay.
7.3. Là một trong những tài liệu tham khảo cho các trường đào tạo nghề
điều dưỡng.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn được bố trí trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng
nghề của sinh viên điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của
sinh viên điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề
của sinh viên điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh.


13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
Hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề đã được các nhà giáo dục nghiên cứu
dưới nhiều góc độ và bình diện khác nhau. Có hai vấn đề của hoạt động rèn
luyện kỹ năng nghề luôn được nghiên cứu song hành với nhau, đó là: (1) Nghiên
cứu về kỹ năng nghề; (2) Nghiên cứu cách thức tổ chức quản lý hoạt động rèn

luyện kỹ năng nghề. Hai vấn đề này đã được nghiên cứu trong một thể thống
nhất, có vấn đề thứ nhất là có vấn đề thứ hai và ngược lại.
Các công trình "Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo sư phạm cho sinh viên
trong điều kiện giáo dục đại học” của X.I.Kixegof và “Những vấn đề đào tạo
giáo dục đại học” của A.I.Piscounôv đã xem xét cách thức tổ chức và nội dung
của công tác thực hành - thực tập sư phạm nói chung và công tác tập luyện các
kỹ năng giảng dạy nói riêng cho sinh viên trong các trường Đại học sư phạm ở
Liên Xô trước đây.
- Tài liệu“Hướng dẫn thực hành giảng dạy nhân viên chăm sóc sức khỏe”
của Fred Abbatt và Rosemary McMahon (1985) là tài liệu công phu về công tác
giảng dạy nhân viên y tế. Các tác giả đã hướng dẫn kỹ thuật phân tích nhiệm vụ
để xác định các điều cần học khác nhau về kiến thức, thái độ hay kỹ năng nghề,
trên cơ sở đó xây dựng chương trình, nội dung khóa học, phương pháp giảng
dạy, đánh giá, cũng như kế hoạch quản lý [19].
- Với quan điểm thực tập là trọng tâm của giáo dục y học, trong “Sổ tay
giáo dục dành cho cán bộ y tế” (1997), tác giả J. J. Guilbert đã nêu và giải quyết


14
những vấn đề cơ bản về xây dựng kế hoạch thực tập, theo dõi kiểm tra đánh giá
quá trình thực hiện kế hoạch thực tập, quản lý việc lượng giá các kỹ năng thực
hành của sinh viên, quản lý đánh giá phương pháp hướng dẫn thực tập của giảng
viên, phương pháp đánh giá cuối đợt thực tập của sinh viên [21].
- Trong tiểu luận “Tầm quan trọng của thực tập lâm sàng trong đào tạo
điều dưỡng” tác giả Katie Tonarely (2010) đã nhấn mạnh mục đích và lợi ích
của việc thực tập lâm sàng là chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cho sinh viên để làm
công việc chăm sóc bệnh nhân một cách độc lập, giúp sinh viên có được thái độ
phù hợp trong việc chăm sóc bệnh nhân một cách chuyên nghiệp [48].
- “Giải pháp cho tình trạng sinh viên chưa đạt yêu cầu trong thực tập lâm
sàng” là công trình nghiên cứu của các tác giả Scanlan Judith, Care và Gessler

Sandra (2001) đã phân tích tình trạng sinh viên chưa đạt yêu cầu trong thực tập
lâm sàng, đề xuất những biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng đào tạo
tay nghề cho nhân viên y tế [49].
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đây đã cung cấp một cách
có hệ thống về lý luận và thực tiễn của quá trình rèn luyện kỹ năng nghề. Muốn
tổ chức tốt hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề cho người học thì nhất thiết phải
thực thi tốt khâu quản lý việc rèn luyện kỹ năng nghề. Từ việc xác định các kỹ
năng, mục tiêu rèn luyện, phương thức rèn luyện cho đến công tác tổ chức, chỉ
đạo, kiểm tra...sẽ làm cho chất lượng của hoạt động RLKNN được nâng cao.
Với cách nhìn biện chứng như vậy, các quan điểm trên luôn có giá trị khoa
học, phù hợp với yêu cầu đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề điều dưỡng
nói riêng.
1.1.2. Ở Việt Nam
“Hình thành kỹ năng sư phạm” (1995) của Nguyễn Hữu Dũng là một
chuyên luận về đặc điểm của kỹ năng sư phạm, những nguyên tắc có thể áp
dụng để định hướng cho việc hình thành các kỹ năng sư phạm. Đặc biệt, tác giả


15
đã nhấn mạnh đến việc hình thành kỹ năng sư phạm cho sinh viên trong giai
đoạn thực tập sư phạm, ý nghĩa của thực tập sư phạm đối với việc củng cố một
cách có hệ thống những kỹ năng đã được hình thành, các buớc tiến hành để thực
hiện những nhiệm vụ sư phạm [13].
Luận án “Xây dựng qui trình luyện tập các kỹ năng giảng dạy cơ bản trong
các hình thức thực hành, thực tập sư phạm” (1996) của Trần Anh Tuấn đã kết
luận "luyện tập các kỹ năng giáo dục là một trong những giải pháp hữu hiệu để
nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho sinh viên sư phạm". Công trình đã đưa ra
các quy trình tập luyện nhằm hình thành cho sinh viên hệ thống các kỹ năng giảng
dạy cơ bản, trên cơ sở đó có thể đạt hiệu quả cao trong các bài lên lớp [37].
Công trình “Vấn đề rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên” của

Nguyễn Quang Uẩn (1987) nhằm hướng dẫn về lý luận trong việc rèn luyện kỹ
năng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên [39].
Trong những năm gần đây đã có một số đề tài nghiên cứu về công tác quản
lý thực hành, thực tập và quản lý rèn luyện tay nghề của người học như sau:
Đề tài “Một số giải pháp tăng cường rèn luyện kỹ năng tay nghề của học
sinh Trường Trung học Kỹ thuật - Nghiệp vụ Phú Lâm”, Luận văn Thạc sỹ của
Võ Thị Hường Vi (2001) nghiên cứu thực trạng đào tạo nghề ở giai đoạn học
thực hành, thực tập tốt nghiệp và đề xuất giải pháp tăng cường rèn luyện kỹ
năng tay nghề cho học sinh [44].
Đề tài “Thực trạng công tác quản lý việc RLKNN của học sinh trường
Trung học Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Long An”, Luận văn Thạc sỹ của Ngô Văn
Phước (2007) đánh giá thực trạng công tác quản lý việc RLKNN của học sinh,
đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc rèn luyện kỹ
năng nghề của học sinh trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Long An [28].


16
Đề tài “Nhận xét khả năng thực hành nghề của sinh viên cao đẳng điều
dưỡng chính quy khóa VIII, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định” của Lê
Thanh Tùng (2008), Đại học Điều dưỡng Nam Định nhằm xác định khả năng
thực hành nghề của sinh viên cao đẳng điều dưỡng được đào tạo tại trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định năm học 2007 -2008 [36].
Đề tài “Thực trạng quản lý thực tập tại trường Đại học Y khoa Phạm
Ngọc Thạch, Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Kim Thoa (2009) nhằm phân
tích thực trạng của việc quản lý thực tập tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch, những nguyên nhân của thực trạng, đưa ra những giải pháp giải quyết
vấn đề, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo [34].
Đề tài “Thực trạng quản lý thực tập ở Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học,
Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh” Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Doãn
Cường (2011) tập trung khảo sát thực trạng công tác quản lý thực tập của sinh

viên chính qui các chuyên ngành: Kỹ thuật hình ảnh, Xét nghiệm, Gây mê hồi
sức, Vật lý trị liệu, Hộ sinh, Điều dưỡng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý thực tập của khoa Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học, Đại
học Y dược thành phố Hồ Chí Minh [11].
Như vậy, có thể thấy rằng, trong hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng,
đại học y trong nước ta, đến nay chỉ có một số ít đề tài nghiên cứu về quản lý
thực hành, thực tập của sinh viên y khoa và điều dưỡng. Các đề tài nêu trên cũng
chưa đề cập sâu đến công tác quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của học
sinh, sinh viên. Riêng vấn đề quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề của sinh
viên điều dưỡng thì gần như chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục
1.2.1.1. Quản lý


17
Hoạt động quản lý phát sinh khi con người kết hợp với nhau trong một tổ
chức nhằm thực hiện một mục tiêu chung. Ngày nay công tác quản lý được coi
là một trong năm nhân tố phát triển kinh tế xã hội, đó là: Nguồn tài chính, nhân
lực, tài nguyên, khoa học kỹ thuật công nghệ và quản lý. Trong đó quản lý có
vai trò quyết định sự thành bại của công việc.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý:
- Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể
quản lý lên khách thể quản lý về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế,…
bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, nguyên tắc, phương pháp và các
biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối
tượng [13].
- Quản lý một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ
thống đó mà chủ yếu là vào những con người nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo mục
tiêu đề ra” [17].

- “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý
tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra” [22, tr.11].
- Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của
từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội [26].
- Theo Các Mác thì quản lý có một tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự
phát triển của xã hội đều thông qua hoạt động của con người và thông qua
quản lý. Các Mác ví hoạt động quản lý như công việc của người nhạc trưởng,
“Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc
trưởng” [9, tr.23].
Từ những điểm chung của các định nghĩa trên và xét quản lý với tư cách
là một hành động, có thể hiểu Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể
quản lý lên khách thể quản lý trong một tổ chức thông qua việc thực hiện một
cách sáng tạo các chức năng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm


18
năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến
động của môi trường, làm cho tổ chức hoạt động có hiệu quả.
Các chức năng cơ bản của quản lý: Có nhiều cách khác nhau trong việc
phân loại và đặt tên cho các chức năng quản lý. Tuy nhiên, nếu xem xét hoạt
động quản lý theo quan điểm hệ thống, thì hoạt động quản lý gồm bốn chức
năng cơ bản, với nội dung cụ thể như sau:
* Lập kế hoạch: Là quá trình xác lập mục tiêu, nội dung công việc, thời
gian, biện pháp, dự kiến nguồn lực, phác thảo tiến trình thực hiện các công việc
và quyết định phương thức để thực hiện mục tiêu đó.
Để thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi nhà quản lý phải có cái nhìn
tổng thể về nội dung công việc, đồng thời xác định nguồn lực, đảm bảo nguồn
lực và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Có ba loại kế hoạch: Kế hoạch chiến lược (giải quyết mục tiêu chiến lược); kế
hoạch chiến thuật (giải quyết mục tiêu chiến thuật) và kế hoạch tác nghiệp (giải

quyết mục tiêu tác nghiệp).
* Tổ chức: Là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực theo những cách
thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Đó là quá trình
hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm
thực hiện thành công kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Từ đó,
chủ thể quản lý tác động đến từng đối tượng quản lý một cách có hiệu quả thông
qua sự điều phối các nguồn lực của tổ chức như nhân lực, vật lực và tài lực. Nội
dung chủ yếu của tổ chức là xây dựng cơ cấu tổ chức, xác định các bộ phận cần
có, thiết lập các mối quan hệ hàng ngang và hàng dọc của các bộ phận, xác định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên, từng bộ phận (xây dựng
qui chế hoạt động); quản lý nhân sự bao gồm tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sắp
xếp, đề bạt, sa thải, tổ chức các hoạt động...


19
* Chỉ đạo: Là phương thức tác động của chủ thể quản lý nhằm điều hành
tổ chức, nhân lực đã có của đơn vị vận hành theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Là
quá trình liên kết, liên hệ các thành viên trong tổ chức; tập hợp được các lực
lượng tổ chức và phối hợp tối ưu với nhau. Bên cạnh đó, người chỉ huy theo dõi,
giám sát hoạt động của bộ máy để chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận đồng thời
điều khiển, hướng dẫn, điều chỉnh công việc hợp lý, nhịp nhàng và động viên
khuyến khích người lao động để các hoạt động của tổ chức diễn ra đúng hướng,
đúng kế hoạch; các thành viên hoàn thành những nhiệm vụ nhất định nhằm đạt
được mục tiêu của tổ chức.
* Kiểm tra: Là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các
hoạt động đạt tới các mục tiêu của tổ chức. Theo lý thuyết hệ thống, kiểm tra là
quá trình thiết lập mối liên hệ ngược trong quản lý. Hoạt động kiểm tra trong
quản lý là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện bốn chức năng: Kiểm soát
phát hiện, động viên phê phán, đánh giá và thu thập thông tin. Nhờ có kiểm tra
mà người quản lý đánh giá được thành tựu công việc và uốn nắn điều chỉnh hoạt

động một cách đúng hướng.
Kiểm tra phải theo chuẩn, chuẩn phải xuất phát từ mục tiêu, là đòi hỏi
bắt buộc đối với mọi thành viên của tổ chức.
Trong chu trình quản lý, cả bốn chức năng trên phải được thực hiện liên
tiếp, đan xen vào nhau; phối hợp bổ sung cho nhau tạo sự kết nối từ chu kỳ này
sang chu kỳ sau theo hướng phát triển. Trong đó yếu tố thông tin luôn giữ vai trò
xuyên suốt, không thể thiếu trong việc thực hiện các chức năng quản lý và là cơ
sở cho việc ra quyết định quản lý.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Về khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều định nghĩa. Do giáo dục là
một lĩnh vực hoạt động xã hội nên quản lý giáo dục được xem là quản lý xã hội.
Quản lý giáo dục luôn bám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội, phát


20
triển kinh tế trong từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử của mỗi quốc gia. Quản lý giáo
dục được xem như một khoa học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng
đào tạo.
“Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,
hợp với qui luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo
đuờng lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà
trường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học,
giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng
thái mới về chất” [29].
“Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến
khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định, trên cơ sở
nhận thức vận dụng đúng những qui luật khách quan của hệ thống giáo dục
quốc dân” [32].
Tác giả Trần Kiểm (2006) quan niệm Quản lý giáo dục được phân chia
thành 2 cấp vĩ mô và vi mô.

Đối với cấp vĩ mô: “Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác
của chủ thể quản lý đến tất cả mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ
sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu
phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục”
[33].
Đối với cấp vi mô: “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác
động tự giác của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể
học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường
nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục” [33].
Quản lý giáo dục có thể hiểu theo nghĩa hẹp là quản lý các hoạt động giáo
dục trong ngành giáo dục, quản lý một số cơ sở giáo dục đào tạo ở một địa
phương hành chính nào đó. Quản lý giáo dục có thể hiểu theo nghĩa rộng là quản


21
lý các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trường hay ngoài xã hội.
Quản lý giáo dục có hệ thống nguyên tắc, chức năng và các giai đoạn của
chu trình quản lý cụ thể. Song cần hiểu khái niệm quản lý giáo dục một cách
toàn diện bao gồm cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp bởi vì suy đến cùng dù được hiểu
theo nghĩa nào thì đích cuối cùng của quản lý giáo dục vẫn là vận dụng các quy
luật khách quan để nâng cao chất lượng giáo dục. Quản lý giáo dục gồm có:
- Chủ thể quản lý: Bộ máy quản lý các cấp, trong đó vai trò quan trọng là
các cán bộ quản lý, những người điều hành toàn bộ hoạt động giáo dục.
- Khách thể quản lý: Hệ thống giáo dục quốc dân, các trường học, người
dạy, người học.
- Quan hệ quản lý: Đó là những mối quan hệ giữa người học và người
dạy; quan hệ giữa người quản lý với người dạy, người học; quan hệ người dạyngười học; quan hệ giữa giáo giới - cộng đồng… Các mối quan hệ đó có ảnh
hưởng đến chất lượng đào tạo, chất lượng hoạt động của nhà trường, của toàn bộ
hệ thống giáo dục.
1.2.2. Nghề; Nghề điều dưỡng

1.2.2.1. Nghề: Nghề là thuật ngữ để chỉ một hình thức lao động sản xuất
nào đó trong xã hội.
Theo giáo trình Kinh tế Lao động của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
thì nghề “là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động
của xã hội, là toàn bộ kiến thức (hiểu biết) và kỹ năng mà một người lao động
cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động
nhất định” [43, tr.152].
Từ điển Tiếng Việt, (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa “Nghề là công việc
chuyên làm, theo sự phân công lao động của xã hội” [27].
Ở Nga, nghề được định nghĩa là một loại hoạt động lao động đòi hỏi có
đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sống. Ở Pháp, nghề là một loại


22
lao động có thói quen và kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được
phương tiện sống. Ở Đức, nghề là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực
lao động nhất định, đòi hỏi phải được đào tạo ở một trình độ nào đó [28].
Từ các khái niệm trên chúng ta có thể hiểu nghề nghiệp như một dạng lao
động vừa mang tính xã hội (sự phân công xã hội) vừa mang tính cá nhân (nhu
cầu bản thân) trong đó con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để
thoả mãn những yêu cầu nhất định của xã hội và cá nhân. Nghề nghiệp nào cũng
hàm chứa trong nó một hệ thống giá trị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề, truyền
thống nghề, hiệu quả do nghề mang lại.
1.2.2.2. Nghề điều dưỡng
Điều dưỡng là một ngành học và khoa học về chăm sóc. Bản chất của
nghề điều dưỡng là chăm sóc, nuôi dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ bản cho người
bệnh. Do đặc thù của nghề điều dưỡng là làm các công việc từ đơn giản như
thay ga trải giường đến các công việc nghiên cứu, quản lý, đào tạo và chuyên
gia lâm sàng do đó ngành điều dưỡng được đào tạo nhiều cấp trình độ để đáp
ứng yêu cầu công việc. Ngày nay, do sự phát triển của y học đòi hỏi tính

chuyên khoa hóa ngày càng cao đã làm cho điều dưỡng trở thành một ngành có
nhiều chuyên khoa như điều dưỡng nhi, phòng mổ, hồi sức, tâm thần, lão
khoa...[8, tr.344 ], [47].
Trên thế giới, cách đây hơn một trăm năm, điều dưỡng đã có hệ thống tổ
chức quản lý độc lập, có hệ thống đào tạo từ trung cấp, cao đẳng đến sau đại
học, người hành nghề điều dưỡng gọi là điều dưỡng viên.
Do đặc điểm xã hội, trình độ phát triển ở các nước trên thế giới khác nhau
nên khái niệm về nghề điều dưỡng cũng chưa có sự thống nhất.
- Theo Florence Nightingale (1860): “Điều dưỡng là nghệ thuật sử dụng
môi trường của người bệnh để hỗ trợ cho sự phục hồi của họ” [8, tr.345].
- Theo Virginia Handerson (1960): “Điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động


23
phòng ngừa bệnh tật, phục hồi, nâng cao sức khỏe cho người bệnh, hoặc giúp
cho cái chết được thanh thản nếu không cứu chữa được, giúp đỡ các cá thể sao
cho họ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt” [8, tr.345].
- Theo Hội Điều dưỡng Mỹ: “Điều dưỡng là phát hiện và điều trị các phản
ứng của con người đối với bệnh đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra”[8, tr.346].
Ở Việt Nam do đặc điểm lịch sử, nghề điều dưỡng du nhập vào Việt Nam
cùng với sự đô hộ của thực dân Pháp và được gọi là y tá (nuser). Về tên gọi
cũng có nhiều thay đổi, trước năm 1975 ở miền Bắc gọi là y tá, miền Nam gọi là
điều dưỡng (nursing), sau 1975 gọi chung là y tá- điều dưỡng, đến năm 2005 Bộ
Nội vụ đổi tên ngạch viên chức y tá thành điều dưỡng, vì vậy hiện nay vẫn chưa
có định nghĩa thống nhất về điều dưỡng.
- Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê:
+ “Điều dưỡng là điều trị và bồi dưỡng cho khoẻ hơn” [27].
+ “Y tá là những người có trình độ từ trung cấp trở xuống chuyên chăm
sóc bệnh nhân theo y lệnh của y, bác sỹ” [27].
- Trên cơ sở tham khảo các nguyên lý về điều dưỡng và thực tế công việc

của người điều dưỡng tại Việt Nam, chúng tôi cho rằng Điều dưỡng là sự phối
hợp điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và tư vấn, giáo dục sức
khoẻ nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của người bệnh. Người điều dưỡng phải có
năng lực nghề nghiệp để giúp đỡ người bệnh và cộng đồng trong việc nâng cao
sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật, giảm đau đớn về thể chất và tinh thần, đồng thời
biết cách tự chăm sóc sức khỏe.
Tổ chức y tế thế giới đánh giá: “Điều dưỡng là một trong những trụ cột
của hệ thống dịch vụ y tế. Dịch vụ điều dưỡng vừa mang tính phổ biến, vừa
mang tính thiết yếu, có tác động lớn đến sự hài lòng của người bệnh”. Vì thế,
phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng có trình độ được coi là một chiến lược


24
quan trọng nhất để tăng cường sự tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ y
tế cũng như đảm bảo sự công bằng trong y tế [51].
Hiện nay nghề điều dưỡng ở Việt Nam đã có hệ thống đào tạo từ trung
cấp đến sau đại học, có hệ thống quản lý từ Bộ Y tế đến các bệnh tuyến huyện.
Nhưng nhìn chung nghề điều dưỡng vẫn chưa được coi trọng do quan niệm "y tá
chỉ là người giúp việc cho bác sỹ", là nghề vất vả, độc hại và có thu nhập thấp.
1.2.3. Kỹ năng; Kỹ năng nghề và kỹ năng nghề điều dưỡng
1.2.3.1. Kỹ năng
Về khái niệm kỹ năng, trong Tâm lý học có hai quan niệm:
Quan niệm thứ nhất, coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động
hay hoạt động nào đó. Đại diện quan điểm này là: V.A. Cruchetxki, A.G.
Côvaliov, V.S. Kudin…Theo V.A. Cruchetxki và V.S. Kudin thì chỉ cần nắm
vững phương thức hành động là con người đã có kỹ năng [16].
Quan niệm thứ hai, coi kỹ năng là một biểu hiện năng lực con người.
- Từ điển tiếng Việt (2002) định nghĩa: “Kỹ năng là khả năng vận dụng
những kiến thức thu nhận được trong lĩnh vực nào đó vào thực tế” [27].
- Từ điển Tâm lý học do tác giả Vũ Dũng chủ biên (2008) định nghĩa: “Kỹ

năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động
đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [14, tr.131].
- Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành
thì kỹ năng là năng lực của con người thực hiện một công việc nào đó có kết
quả [39].
Tác giả Huỳnh Văn Sơn quan niệm “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết
quả một hành động nào đó bằng cách bằng cách vận dụng những tri thức, kinh
nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng
không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu hiện của
năng lực con người ” [31, tr.6].


25
Từ đó chúng tôi cho rằng Kỹ năng là khả năng vận dụng thành thạo tri
thức, kinh nghiệm và sử dụng đúng những kỹ thuật thao tác để thực hiện có kết
quả một hành động, hoạt động nào đó.
Để có kỹ năng, phải có cả hai yếu tố:
- Thứ nhất, là những tri thức, hiểu biết của con người về hành động, hoạt
động. Để con người có thể hành động, trước hết họ phải hiểu về mục đích,
phương thức và điều kiện diễn ra hành động đó để có những phương án thực
hiện một cách hiệu quả, phù hợp. Đây là mô hình tâm lý trước khi hành động.
- Thứ hai, là kỹ thuật về thao tác. Mỗi hành động, hoạt động trong những
điều kiện, hoàn cảnh khác nhau đòi hỏi những thao tác khác nhau. Do vậy, để
thực hiện những hành động một cách hiệu quả thì con người phải nắm chắc mặt
kỹ thuật thao tác trong từng bối cảnh cụ thể.
1.2.3.2. Kỹ năng nghề
Kỹ năng nghề là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được vào
thực tế nghề nghiệp. Khi nói đến kỹ năng nghề người ta hiểu rằng đây là biểu
hiện của sự tổng hợp kiến thức và kỹ năng để thực hiện nghiệp vụ của nghề
nghiệp đó.

Theo David M. Kaplan thì “kỹ năng nghề là khả năng nắm vững những
kỹ thuật để tiến hành một chuỗi các yêu cầu hành động, hoạt động, trong một
nghề, một công việc nào đó” [47, tr.33].
Theo James, C. Hansen thì “kỹ năng nghề là những khả năng mà con
người có thể sử dụng những hiểu biết để đạt được những mục đích, những yêu
cầu trong nghề nghiệp đề ra. Sự hiểu biết này phải là sự hiểu biết rất chuyên
nghiệp” [50, tr.49].
Theo Klimov, Lomov, Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Ngô Công
Hoàn... thì kỹ năng nghề là những khả năng phù hợp với đòi hỏi riêng của nghề
đó. Ngoài trình độ học vấn nói chung, nhất thiết phải có những kiến thức cơ sở,


×