Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
hà văn hoàng
MT S BIN PHP
QUN Lí GIO DC O C CHO HC
VIấN TI TRUNG TM GIO DC THNG
XUYấN
HUYN VNH CU, TNH NG NAI
Luận văn thạc sĩ khoa học GIáo dục
nghệ an - 2013
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng ®¹i häc vinh
hµ v¨n hoµng
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG
XUYÊN
HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGÔ SỸ TÙNG
nghÖ an - 2013
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối
với PGS. TS Ngô Sỹ Tùng, người trực tiếp hướng dẫn Khoa học đã tận tình
chỉ dẫn về phương pháp, các điều cần lưu ý và một số kinh nghiệm khi viết
luận văn.
Hội đồng đào tạo Cao học chuyên ngành “Quản lý Giáo dục” thuộc
Trường Đại học Vinh.
Các Thầy giáo, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và tư vấn cho tôi suốt
quá trình học tập và viết luận văn.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Vĩnh Cửu.
Gia đình, bè bạn và những đồng nghiệp của tôi đã động viên, khích lệ
để tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn luận văn khó có thể
tránh khỏi những sai sót. Tác giả kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý,
giúp đỡ thêm từ quý Thầy cô và bạn đồng nghiệp.
Nghệ An, tháng 07 năm 2013
Tác giả luận văn
Hà Văn Hoàng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................10
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..............................................................................10
4. Giả thuyết khoa học......................................................................................................10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................................10
6. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................11
7. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................11
8. Những đóng góp của luận văn......................................................................................11
9. Cấu trúc luận văn..........................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................13
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
PHỤ LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
TTGDTX
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên
GDĐĐ
Giáo dục đạo đức
ĐĐXH
Đạo đức xã hội
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
QLGD
Quản lý giáo dục
CBGV
Cán bộ, giáo viên
PHHV
Phụ huynh học viên
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
TNCS.HCM
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
CSVC
Cơ sở vật chất
GDCD
Giáo dục công dân
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
GDCD
Giáo dục công dân
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng:
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo
dục “Tiên học lễ, hậu học văn“, Lễ ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và
phát triển tốt các tri thức và kỹ năng. Ngày nay, phương châm “Dạy người,
dạy chữ, dạy nghề“ cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục
đạo đức (GDĐĐ), như Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả
tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu
đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã
hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...”. Bác đã từng
nói:“Có tài không có đức chỉ là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì
làm việc gì cũng khó“.
Đảng ta đã chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư
tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin, đưa việc giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lưá tuổi và bậc học...”
Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa
có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ
hàng đầu của thanh niên, học sinh.
Sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nước ta đã mở rộng
thương mại quốc tế, hội nhập với thế giới, mở ra cho nước ta những thời cơ,
vận hội mới. Nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân
dân được nâng lên. Công tác giáo dục đã được Đảng và Nhà nước quan tâm
chăm lo. Trong nhà trường, các tổ chức Đoàn thể đã có nhận thức đúng về
tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục
ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những thành tựu của ngành giáo dục và
đào tạo như: Số học sinh học giỏi, chăm ngoan tăng rõ rệt… đã góp phần tạo
8
nên những thành quả quan trọng trong thực hiện mục tiêu của Ngành: ”Nâng
cao dân trí- Đào tạo nhân lực- Bồi dưỡng nhân tài“ cho đất nước. Tuy nhiên,
chính sự chính sự biến đổi sâu sắc toàn diện nói trên làm cho xã hội biến đổi
sâu sắc và hết sức phức tạp, đặc biệt là đối tượng học viên trong các Trung
tâm Giáo dục thường xuyên. Một bộ phận học viên phai lạt, mơ hồ về lý
tưởng, có những biểu hiện đáng ngại về nhận thức chính trị, đạo đức, lối sống,
ngại học tập, thi cứ còn đối phó, đua đòi chạy theo lối sống thực dụng, buông
thả, coi trọng đồng tiền, lợi ích cá nhân, đua xe, uống rượu bia… đang có xu
hướng gia tăng.
Tình trạng có những học sinh xé bài trước mặt thầy cô vì bị điểm thấp,
quay cóp, nói tục, nói dối, tẩy xoá sửa điểm, thậm chí đang là thực tế diễn ra
hiện nay.Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao đạo đức học sinh lại xuống cấp như thế,
trong khi giáo dục đạo đức vẫn được giáo dục liên tục?
Rõ ràng, trong thời kỳ bao cấp, khi cuộc sống vật chất còn khó khăn,
gian khổ, học sinh ngoan hơn bây giờ. Hồi đó, nói dối là một lỗi rất nặng, hầu
như bất kỳ em nhỏ nào cũng được dặn điều đó ngay từ bé, chứ chưa nói đến
những việc như sửa điểm, tẩy điểm,....
Đây là mối lo của toàn xã hội, những người làm công tác trong ngành
giáo dục, đòi hỏi phải có những biện pháp tích cực trong công tác giáo dục
đạo đức học sinh.
Khi đánh giá về thực trạng giáo dục và đào tạo Nghị quyết TW2,
khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận sinh viên, học
sinh có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống
thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và
đất nước” [23. 26].
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (04/2001) tiếp tục nhấn mạnh bốn
nguy cơ, trong đó có nguy cơ: “Tình trạng tham nhũng và suy thoái về tư
9
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
gây bất bình và giảm niềm tin trong nhân dân” [25,15].
Nghị quyết liên tịch số 12/2008/NQLT-BGDĐT-TWĐTN ngày 28
tháng 3 năm 2008 của Bộ Giáo dục- Đào tạo và Trung ương Đoàn thanh niên:
“Đẩy mạnh và đổi mới công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối
sống, giáo dục ý thức pháp luật, ý thức công dân…”; và đây là điều mà các
cấp chính quyền, cha mẹ học sinh, thầy cô giáo và các tầng lớp khác trong xã
hội quan tâm.
Công tác GDĐĐ học sinh trong giai đoạn hiện nay càng đặt ra yêu cầu,
nhiệm vụ cao hơn, cần thiết hơn khi toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực
tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tuởng, tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh“. Sau 6 năm triển khai cuộc vận động chúng ta đã đạt được
nhiều kết quả quan trọng, tạo cho chúng ta niềm tin và quyết tâm khắc phục
những hạn chế, khuyết điểm chủ quan để nâng cao hiệu quả việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong những năm tới, nhất là trong nhận
thức, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển nhanh, lành mạnh và bền vững. Đây
là một dịp tốt để những người làm công tác giáo dục nhìn lại bản thân mình
và tìm những biện pháp để giáo dục đức cho học sinh.
Trong những năm qua, đạo đức của học viên ở Trung tâm Giáo dục
Thường xuyên (TTGDTX) huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai có sự tiến bộ, tuy
nhiên những biểu hiện đạo đức của học viên đang đặt ra hàng loạt các vấn đề
bức xúc cần được nghiên cứu và giải quyết.
Là một cán bộ quản lý của TTGDTX huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Đồng, hiện đang theo học khoá đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản lý
giáo dục, đứng trước những vấn đề bức xúc về lý luận và thực tiễn nêu trên. Với
mong muốn tìm ra một giải pháp quản lý GDĐĐ cho học viên tại trung tâm giáo
10
dục thường xuyên nhằm góp phần lưu giữ, phát huy những giá trị đạo đức tốt
đạp của dân tộc, đồng thời tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế giới, tôi chọn
đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học viên tại
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện vĩnh cửu, tỉnh Đồng Nai”.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác GDĐĐ học
viên tại TTGDTX huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, đề xuất những biện pháp
quản lý GDĐĐ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học
viên tại TTGDTX huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác giáo dục đạo đức học viên học bổ túc văn hoá tại TTGDTX
huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý công tác GDĐĐ học viên tại TTGDTX huyện Vĩnh Cửu, tỉnh
Đồng Nai Đồng.
4. Giả thuyết khoa học
Việc quản lý công tác GDĐĐ học viên tại TTGDTX huyện Vĩnh Cửu,
tỉnh Đồng Nai Đồng còn có những hạn chế. Nếu đề xuất và thực hiện được
những biện pháp quản lý hợp lý sẽ nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho
học viên của TTGDTX huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở khoa học của quản lý GDĐĐ học viên tại TTGD
TX huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
5.2. Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng việc quản lý GDĐĐ học
viên tại TTGDTX huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
5.3. Đề xuất và lý giải biện pháp quản lý GDĐĐ học viên tại TTGD
TX huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay.
11
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức
cho học viên bổ túc văn hoá tại trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Vĩnh
cửu, tỉnh Đồng Nai.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản liên
quan đến đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. Phương pháp quan sát các hoạt
động GDĐĐ của nhà trường. Phương pháp phỏng vấn. Phương pháp thống
kê, xử lý số liệu.
8. Những đóng góp của luận văn
Đóng góp về mặt lý luận: bổ sung cơ sở lý luận về GDĐĐ, công tác
quản lý GDĐĐ cho học viên TTGDTX huyện Vĩnh Cửu.
Đóng góp về mặt thực tiễn: Chỉ ra thực trạng công tác quản lý GDĐĐ
cho học viên TTGDTX huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Đồng thời đề xuất
được một số giải pháp quản lý công tác GDĐĐ cho học viên TTGD TX
huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, phần nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của công tác quản lý Giáo dục đạo đức cho
học viên Trung tâm Giáo dục Thường xuyên.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Giáo dục đạo đức cho học viên
tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Chương 3. Một số giải pháp quản lý công tác Giáo dục đạo đức cho học
viên tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
12
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Bộ Giáo dục- Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 20112020.
2.
Bộ Giáo dục- Đào tạo, Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm
giáo dục thường xuyên, ban hành kèm theo quyết định số 01/2007/QĐBGD ĐT ngày 2 tháng 1 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
3.
Bộ Giáo dục - Đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
4.
Bộ Giáo dục- Đào tạo, Tài liệu nhiệm vụ năm học 2012- 2013, NXB
Giáo Dục, 2012.
5.
Bộ Giáo dục- Đào tạo, Chỉ thị số 2516/CT-BGG ĐT, ngày 18/5/2007
về việc thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” trong ngành giáo dục.
6.
Luật Giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi,
NXB Giáo dục, 2005.
7.
Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, 1997.
8.
Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá thông tin, 2002.
9.
UBND Thành phố Cao Lãnh, Báo cáo số: 07/BC- ngày 18 tháng 01
năm 2011.
10.
Đặng Quốc Bảo, Một số khái niệm quản lí giáo dục, Trường cán bộ
quản lí giáo dục và đào tạo Hà Nội, 1998.
11.
Mai Văn Bình, Một số vấn đề về thời đại và đạo đức, Nxb đại học Sư
phạm Hà Nội, 1999.
12.
Trần Hữu Cát- Đoàn Minh Duệ, Đại cương khoa học quản lý, NXB
Nghệ An, 2007.
14
13.
Các Mác, Ăngghen, Lê Nin, Về giáo dục, NXB Sự thật, Hà Nội, 1987.
14.
Phạm Khắc Chương, Đạo đức học, NXB Giáo dục Hà Nội, 2001.
15.
Phạm Khắc Chương, Rèn luyện ý thức công dân, NXB đại học Sư
phạm Hà Nội, 2002.
16.
Phạm Khắc Chương, Chỉ nam nhân cách học trò, NXB Thanh Niên,
Hà Nội, 2002.
17.
Phạm Khắc Chương, Một số vấn đề về đạo đức và giáo dục đạo đức
ở trường THPT, Vụ giáo viên, 2004.
18.
Phạm Khắc Chương, Bài giảng quản lý giáo dục đại cương, NXB đại
học Sư phạm Hà Nội, 2004.
19.
Nguyễn Minh Đạo, Cơ sở khoa học quản lí, NXB Giáo dục Hà Nội,
1996.
20. Phạm Viết Vượng, Giáo dục học đại cương, NXB Đại học Quốc gia, 1996
20.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần VII,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1991.
21.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần VIII,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
22.
Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ II - BCH TW
Đảng khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội, 1997.
23.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần IX,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
24.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần X,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
25.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần XI,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
26.
Học viện Chính trị Quốc gia, Giáo trình đạo đức học, NXB Chính trị
quốc gia, 2000.
15
27.
Học viện Chính trị Quốc gia, Giáo trình đạo đức học, NXB Thanh
niên, 2008.
28.
Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, NXB Giáo dục, 1997.
29.
Hồ Chí Minh toàn tập - tập 9, NXB Chính trị quốc gia, 2005.
30.
Hồ Chí Minh, Di chúc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.
31.
Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù, NXB Văn học, 2000.
32.
Phạm Minh Hạc, Phát triển con người toàn diện thời kì CNH, HĐH
đất nước, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2001.
33.
Phạm Minh Hạc, Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị
quốc gia Hà Nội, 2002.
34.
Đặng Vũ Hoạt, Những vấn đề giáo dục học, NXB Giáo dục Hà Nội,
1984.
35.
Trần Hậu Kiểm, Đạo đức học, NXB Giáo dục Hà Nội, 1997.
36.
Thái Văn Thành, Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB Đại
học Huế, 2007.
37.
Hà Thế Ngũ, Giáo dục đạo đức, hệ thống giá trị tư tưởng nhân văn,
NXB Giáo dục, 1998.
38.
Hà Nhật Thăng, Công tác GVCN lớp ở trường phổ thông, NXB Giáo
dục - Hà Nội, 2001.
39.
Thái Duy Tuyên, Giáo dục học hiện đại (Những vấn đề cơ bản), NXB
ĐHQG Hà Nội, 2001.
40.
Thái Duy Tuyên, Triết học giáo dục Việt Nam, NXB Đại học sư phạm,
2007.
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
BÀI BÁO
Hà Văn Hoàng, Tính tất yếu khách quan của việc giáo dục đạo đức truyền
thống cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí
Giáo dục. Số đặc biệt tháng 11.2012.
PHỤ LỤC