Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Nghiên cứu hoạt động đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.94 KB, 62 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

1

Khoa: QTKD

MỤC LỤC
5.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị trong Trung tâm
QUACERT..............................................................................................................................................11

Sinh viên: Trần Thị Lê Khanh

Lớp: QTCL46


Chuyên đề tốt nghiệp

2

Khoa: QTKD

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ISO: Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế.
HTQLCL: Hệ thống quản lý chất lượng.
IAF: Diễn đàn công nhận quốc tế.
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.

Sinh viên: Trần Thị Lê Khanh

Lớp: QTCL46



Chuyên đề tốt nghiệp

3

Khoa: QTKD

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
5.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị trong Trung tâm
QUACERT..............................................................................................................................................11

Sinh viên: Trần Thị Lê Khanh

Lớp: QTCL46


Chuyên đề tốt nghiệp

1

Khoa: QTKD

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, trên thế giới việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng đã gần như là yếu tố không thể thiếu đối với một doanh nghiệp/tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh hay cung cấp dịch vụ. Nhất là các nước
đang phát triển như Việt Nam hiện nay thì đây là cơ hội để các doanh nghiệp
có thể tiếp cận được các thị trường quốc tế một cách nhanh chóng và hiệu quả
hơn. Và bất kể một doanh nghiệp/tổ chức nào muốn tạo lợi thế cạnh tranh
cũng như muốn chứng tỏ cho khách hàng và thuyết phục các đối tượng hữu

quan rằng doanh nghiệp/tổ chức của mình có một hệ thống quản lý chất lượng
hiệu quả phù hợp với những yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng đều cần tới sự
đánh giá, chứng nhận của các tổ chức chứng nhận.
Nhận thức được tầm quan trọng và tính thiết thực của hoạt động đánh
giá, chứng nhận hệ thống chất lượng trong tiến trình phát triển của nước ta,
em đã lựa chọn Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT – tổ
chức chứng nhận hàng đầu của Việt Nam là đơn vị để thực tập tốt nghiệp.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm chứng nhận phù hợp
tiêu chuẩn QUACERT, em đã được nghiên cứu và tiếp cận thực tế với công
tác đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng. Và thấy được trong
điều kiện hiện nay, hoạt động đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý chất
lượng của Trung tâm QUACERT đang đứng trước rất nhiều thử thách từ phía
yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và sự cạnh tranh của các tổ chức
chứng nhận khác. Bắt buộc Trung tâm cần phải tăng cường cải tiến và hoàn
thiện hơn nữa các hoạt động đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất
lượng.
Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt động đánh giá
chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Trung tâm chứng nhận phù
hợp tiêu chuẩn QUACERT ” để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Sinh viên: Trần Thị Lê Khanh

Lớp: QTCL46


Chuyên đề tốt nghiệp

2

Khoa: QTKD


Kết cấu chuyên đề ngoài lời nói đầu và kết luận gồm ba chương:
Chương I: Khái quát chung về Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu
chuẩn QUACERT.
Chương II: Hoạt động đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý chất
lượng của Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT.
Chương III: Những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh công tác đánh giá,
chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Trung tâm chứng nhận phù hợp
tiêu chuẩn QUACERT trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu
chuẩn QUACERT và giáo viên hướng dẫn đã tạo điều kiện và giúp đỡ em
hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Lê Khanh

Sinh viên: Trần Thị Lê Khanh

Lớp: QTCL46


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: QTKD

CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN
PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN QUACERT
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÙ
HỢP TIÊU CHUẨN QUACERT.
QUACERT là tổ chức chứng nhận của Việt Nam trực thuộc Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường

(nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) thành lập theo quyết định số 1003/QĐBKHCNMT. Các chương trình chứng nhận của trung tâm QUACERT đã
chính thức được tổ chức JAS-ANZ công nhận và thừa nhận quốc tế theo
những tiêu chuẩn phù hợp.
Tên tổ chức: Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam
Tên tiếng Anh: Vietnam Certification Services Centre
Tên viết tắt: QUACERT
Trụ sở chính:
Địa chỉ: số 8 đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: +84 (4) 756 1025 - +84 (4) 756 5483
Fax: +84 (4) 756 3188
Website: www.quacert.gov.vn
Email :
Văn phòng:
Địa chỉ: PP13, Ba Vì, Cư xá Bắc Hải, Phường 15, Quận 10, TP Hồ Chí
Minh
Điện thoại: +84 (8) 970 3558 - +84 (8) 970 8265 - +84 (8) 970 7034
Fax: +84 (8) 970 7035

Sinh viên: Trần Thị Lê Khanh

Lớp: QTCL 46


Chuyên đề tốt nghiệp

2

Khoa: QTKD

Website: www.quacert.gov.vn

Email :
Logo của Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu
chuẩn QUACERT

được thiết kế bao gồm chữ C

(Certification) - chức năng chứng nhận, VN (Việt Nam)
và QUACERT là thương hiệu của Trung tâm. Chữ C
chạy bao quanh QUACERT màu xanh và VN nằm trên
góc phải muốn khẳng định vị thế của QUACERT là đại diện cho Việt Nam
trong hoạt động chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng trên phạm vi toàn quốc.
Màu xanh chủ đạo tượng trưng cho màu của sự thông suốt, an toàn và bình
yên. Tổ hợp này nằm gọn trong hình khối tròn thể hiện mong muốn hướng tới
sự tròn vẹn, tượng trưng cho quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.
Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT thực hiện:
Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn
nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và
tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...)
•Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế:
- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
- Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
- Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001
- Hệ thống phân tích mối nguy và thiết lập điểm kiểm soát trọng yếu
HACCP
- Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP
- Hệ thống quản lý chất lượng trong các ngành công nghiệp đặc thù như
công nghiệp dầu khí ISO/TS 29001...
- Hệ thống quản lý an toàn thông tin ISMS
•Triển khai các hoạt động đào tạo phát triển năng lực của doanh nghiệp.
•Cung cấp các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động

Sinh viên: Trần Thị Lê Khanh

Lớp: QTCL 46


Chuyên đề tốt nghiệp

3

Khoa: QTKD

quản lý doanh nghiệp.
1.1. Hoạt động chứng nhận của QUACERT.
a/ Đứng hàng đầu tại Việt Nam;
a/ Hỗ trợ tích cực cho quá trình hội nhập về chất lượng của các doanh
nghiệp Việt Nam thông qua:
− Sự nhất quán và phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc gia và
quốc tế;
− Sự đánh giá và công nhận trực tiếp của JAS-ANZ - chính phủ
Australia và New Zealand, thành viên sáng lập của Diễn đàn Công nhận Quốc
tế IAF về năng lực chứng nhận hệ thống quan lý chất lượng, hệ thống quản lý
môi trường và chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn;
− Việc tham gia trong các hoạt động của ACCSQ trong ASEAN và
SCSC trong APEC về công tác đánh giá sự phù hợp; và
− Sự gắn kết giữa kết quả chứng nhận và mục tiêu nâng cao hiệu quả
kinh doanh của khách hàng.
b/ Mang lại lợi ích thực sự cho khách hàng với đội ngũ chuyên gia đánh
giá và chuyên gia kỹ thuật đông đảo, trưởng thành trong công tác Tiêu chuẩn
- Đo lường - Chất lượng, nhiệt tình và có nhiều kinh nghiệm.
c/ Có sự phối hợp, hỗ trợ và thừa nhận của các cơ quan quản lý nhà

nước, các viện nghiên cứu, các trường đại học và hệ thống các phòng thử
nghiệm;
b/ Được nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế tin cậy và
lựa chọn.
Đặc biệt QUACERT là một trong năm đơn vị được Tổng cục Tiêu
chuẩn Ðo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp giấy xác
nhận đủ điều kiện thực hiện đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn TCVN ISO 9001:2000 trong các cơ quan hành chính Nhà nước.
1.2. Sản phẩm của Trung tâm QUACERT.
Sinh viên: Trần Thị Lê Khanh

Lớp: QTCL 46


Chuyên đề tốt nghiệp

4

Khoa: QTKD

Sản phẩm của trung tâm QUACERT là những hoạt động đánh giá và
cấp giấy chứng nhận chất lượng bao gồm việc chứng nhận chất lượng sản
phẩm, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với Tiêu chuẩn Việt
Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế áp dụng tại Việt Nam.
Các sản phẩm hoạt động đánh giá, chứng nhận của Trung tâm
QUACERT có thể thấy rõ được thông qua sơ đồ giới thiệu khái quát các qui
trình đánh giá, chứng nhận chất lượng sản phẩm và chứng nhận hệ thống quản
lý chất lượng sau đây.
chất lượng sản phẩm,
nhãn môi trường...


ISO 9000, HACCP,GMP,
ISO/TS29001,SA 8000...

ISO 14000,OH&S
18000

Đánh giá sơ bộ
(nếu cần)

Đánh giá sơ bộ
(nếu cần)

Đánh giá sơ
bộ(nếu cần)

Đánh giá tài liệu tại
QUACERT

Đánh giá tài liệu tại
QUACERT

Đánh giá tài liệu
tại cơ sở

Lấy mẫu sản phẩm
thử nghiệm điển hình

Đánh giá hệ thống
quản lý


Đánh giá kết quả mẫu
thử nghiệm

Kiểm tra hành động
khắc phục
Thẩm tra hồ sơ
chứng nhận
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN, DẤU
CHỨNG NHẬN,DẤU CÔNG NHẬN

Đánh giá chứng nhận lại sau mỗi
chu kì 2 hoặc 3 năm

Sinh viên: Trần Thị Lê Khanh

Đánh giá giám sát theo chu
kì đã định

Lớp: QTCL 46


Chuyên đề tốt nghiệp

5

Khoa: QTKD

(Nguồn:QUACERT prochure)
1.3. Dấu chứng nhận và giấy chứng nhận của Trung tâm QUACERT.


Hình 1.1: Dấu chứng nhận của QUACERT.

Sinh viên: Trần Thị Lê Khanh

Lớp: QTCL 46


Hình 1.2:Mẫu giấy chứng nhận của QUACERT.

(Nguồn: website Trung tâm QUACERT :www.quacert.gov.vn)


1.4. Khách hàng.
Khách hàng của QUACERT là những cá nhân, tổ chức có yêu cầu đề
nghị QUACERT đánh giá và cấp giấy chứng nhận. Đó là tất cả các tổ chức có
tư cách pháp nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, qui mô, điều kiện tài
chính, nhân sự... đều có thể được đăng kí và được đánh giá chứng nhận.
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG
TÂM QUACERT .
QUACERT là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Tổng cục Tiêu
chuẩn- Đo lường- Chất lượng.
Tiền thân của Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT là
Ban chất lượng 1995.
Trung tâm Chứng nhận Phù hợp Tiêu chuẩn - QUACERT ra đời vào
năm 1999 với tư cách là một tổ chức chứng nhận độc lập theo quyết định số
1003/QĐ-BKHCNMT ngày 01/06/1999 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi
trường (nay là Bộ Khoa học Công nghệ).
QUACERT là tổ chức có tư cách pháp nhân, con dấu riêng để giao dịch
và tài khoản tại ngân hàng và kho bạc nhà nước. Bên cạnh đó, trung tâm

QUACERT còn là một đơn vị sự nghiệp tự trang trải 100%.
Trung tâm QUACERT đã được tổ chức JAS-ANZ công nhận ngày
25/03/2001 và tất cả các chương trình đánh giá, chứng nhận của Trung tâm
QUACERT đều được tổ chức này thừa nhận trên phạm vi quốc tế.
Trước năm 2001 Trung tâm QUACERT chỉ thực hiện đánh giá công
nhận hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001, chứng nhận sản phẩm và
chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001; sau đó
để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, QUACERT đã triển khai thêm các
chương trình chứng nhận như HACCP, ISO 22000, GMP, OHSAS 8000, ....


Mặc dù còn non trẻ chỉ với 10 năm hoạt động nhưng Trung tâm chứng
nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT đã vinh dự được thủ tướng chính phủ
tặng bằng khen vào năm 2002 và đặc biệt đã được đón nhận Huân chương lao
động hạng Ba vào năm 2007. Để có được những thành tích đáng kể đó Trung
tâm QUACERT đã không ngừng phấn đấu và phát triển.
3. CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG.
Định hướng chiến lược:
Mang lại sự thừa nhận rộng rãi về chất lượng sản phẩm và dịch vụ
nhằm hỗ trợ sự phát triển kinh tế và công nghiệp Việt Nam.
Chính sách chất lượng:
QUACERT cam kết cung cấp dịch vụ chứng nhận:
1/ Nhằm nâng cao vị thế QUACERT thành một trong những tổ chức
chứng nhận hàng đầu tại Việt Nam;
1/ Nhất quán và phù hợp với tiêu chuẩn, qui định và thông lệ đã được
thừa nhận trên phạm vi quốc gia và quốc tế;
1/ Mang lại lợi ích cho khách hàng;
1/ Thể hiện chất lượng chuyên môn và năng lực cao và;
1/ Đóng góp vào hoạt động chứng nhận tại Việt Nam thông qua việc duy
trì quan hệ hợp tác với các tổ chức chứng nhận & các bên hữu quan.

4. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRUNG TÂM
QUACERT.

Chức năng:
1/ Tham gia xây dựng phương hướng chính sách, mục tiêu kế hoạch,
biện pháp và văn bản pháp qui.
2/ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, đảm bảo chất lượng


và quản lý chất lượng toàn diện.
3/ Đánh giá và chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế và
những qui định khác.
4/ Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thông tin tuyên truyền về chất lượng và
chứng nhận chất lượng.
5/ Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương
theo thẩm quyền, thực hiện các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ có
liên quan đến nhiệm vụ.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
1/ Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, quốc
tế và khu vực.
2/ Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp tiêu chuẩn và qui
chuẩn kĩ thuật.
3/ Thực hiện đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ, vật liệu,
cấu kiện, dự án và công trình theo yêu cầu của tổ chức và cá nhân.
4/ Tham gia nghiên cứu phương hướng, mục tiêu, chính sách, nghiệp vụ
và các giải pháp về năng suất chất lượng; đề xuất, tham gia xây dựng các văn
bản qui phạm pháp luật về năng suất, chất lượng.
5/ Tổ chức thực hiện nghiên cứu triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ
thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin về năng suất, chất lượng.
6/ Tham gia công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá, đào tạo, bồi

dưỡng nghiệp vụ về tiêu chuẩn- đo lường- chất lượng và hướng dẫn công bố
phù hợp tiêu chuẩn, qui chuẩn kĩ thuật.
7/ Tham gia xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam(TCVN), tiêu chuẩn quốc tế.
8/ Hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước về các nội dung
liên quan đến hoạt động của Trung tâm theo phân công và ủy quyền của Tổng
cục trưởng.
9/ Kí kết và thực hiện các hợp đồng dịch vụ chứng nhận, các hoạt động


dịch vụ kĩ thuật khác liên quan đến chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm
theo qui định của pháp luật.
10/ Quản lý viên chức, người lao động và tài chính, tài sản và hồ sơ, tài
liệu của Trung tâm theo qui định của Tổng cục và qui định của Nhà nước.
11/ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.
5. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÙ
HỢP TIÊU CHUẨN QUACERT.

5.1. Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ 1.3 : Cơ cấu tổ chức của Trung tâm QUACERT
Ban
giám
đốc

Ban kĩ
thuật

Phòng
kĩ thuật

Phòng

nghiệp
vụ
chứng
nhận

Phòng
hành
chính
tổng
hợp

Ban xử
lý khiếu
nại

Phòng
đào tạo

Phòng
tài vụ

Phòng
tổ chức
cán bộ

(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - Trung tâm QUACERT )

Văn
phòng
đại

diện tại
miền
Nam


Cơ cấu tổ chức của Trung tâm QUACERT gồm:
Các ban:

a) Ban xử lý khiếu nại;
b) Ban kĩ thuật;
c) Đoàn chuyên gia đánh giá.

Các phòng:
a) Phòng chức năng: phòng tổ chức cán bộ, phòng hành chính tổng hợp,
phòng tài vụ.
b) Phòng nghiệp vụ: phòng kĩ thuật, phòng nghiệp vụ chứng nhận, phòng
đào tạo.
c) Văn phòng đại diện Trung tâm tại miền Trung và miền Nam.
5.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động
của các đơn vị trong Trung tâm QUACERT.
Trung tâm chứng nhận QUACEpRT được tổ chức và hoạt động theo
chế độ thủ trưởng. Lãnh đạo Trung tâm có Giám đốc, hai Phó giám đốc và thủ
trưởng các đơn vị trực thuộc. Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước
Tổng cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ tổ chức và hoạt động của
Trung tâm. Phó giám đốc giúp Giám đốc phụ trách một hay một số mặt công
tác theo phân công của Giám đốc; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước
pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc
Trung tâm chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao.
a/ Ban xử lý khiếu nại:
Ban xử lý khiếu nại có trách nhiệm xử lý các khiếu nại được gửi đến

QUACERT chính thức bằng văn bản và liên quan trực tiếp đến các quyết định
chứng nhận của QUACERT như: Từ chối đăng kí chứng nhận; Quyết định từ
chối cấp, mở rộng, thu hẹp, đình chỉ hay hủy bỏ chứng nhận; Kết luận của
đoàn chuyên gia đánh giá; Kết luận của ban kĩ thuật chứng nhận.
b/ Ban kĩ thuật:


Ban kỹ thuật được chia ra làm bốn loại sau:
- Ban kĩ thuật xem xét yêu cầu và chuẩn mực chứng nhận: xem xét sự
phù hợp và đề xuất việc thay đổi nội dung của yêu cầu, chuẩn mực và diễn
giải có liên quan đến các chương trình chứng nhận;
- Ban kĩ thuật chứng nhận: thẩm xét kết quả đánh giá của đoàn chuyên
gia đánh giá sự phù hợp, yêu cầu trưởng đoàn bổ xung, hoàn chỉnh hồ sơ
đánh giá, theo dõi và kiến nghị hoạt động khắc phục cho đoàn chuyên gia
đánh giá (nếu cần); Căn cứ vào kết quả thẩm xét hồ sơ đánh giá, kiến nghị với
Giám đốc về việc cấp, duy trì, mở rộng hoặc thu hẹp, đình chỉ hay hủy bỏ
chứng nhận.
- Ban kĩ thuật đăng kí chuyên gia: xem xét hồ sơ đăng kí chuyên gia,
phân bổ phạm vi đăng kí và kiến nghị giám đốc phê duyệt; kiến nghị Giám
đốc về việc bổ xung phạm vị đăng ký, chấp nhận hay từ chối đăng ký chuyên
gia đánh giá, chuyên gia kỹ thuật hay chuyên gia pháp lý.
- Ban kĩ thuật xem xét kết quả đào tạo (Hội đồng chấm thi) có nhiệm vụ:
xem xét cho điểm kết quả đào tạo, kiến nghị giám đốc phê duyệt đạt hay
không đạt.
c/ Đoàn chuyên gia đánh giá:
Đoàn chuyên gia đánh giá do giám đốc QUACERT thành lập để thực
thi việc đánh giá chứng nhận cho một cơ sở cụ thể.
Đoàn có thể bao gồm một hay nhiều người, trong đó có Trưởng đoàn
và các thành viên. Các thành viên trong Đoàn có thể là Giám sát viên, chuyên
gia đánh giá trưởng, chuyên gia đánh giá trưởng tập sự, chuyên gia đánh giá,

chuyên gia đánh giá tập sự, chuyên gia kĩ thuật và/hoặc quan sát viên.
Trưởng đoàn có trách nhiệm quản lý, tổ chức, điều phối các hoạt động
của Đoàn và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tất cả các hoạt động của
Đoàn. Các thành viên phải tuân theo sự chỉ đạo của Trưởng đoàn.


d/ Phòng nghiệp vụ chứng nhận:
Phòng nghiệp vụ chứng nhận thực hiện các công tác chuyên môn liên
quan đến hoạt động đánh giá chứng nhận, đào tạo và đăng kí chuyên gia đánh
giá, cụ thể là:
- Đề xuất chuẩn mực, đào tạo và phát triển năng lực của đội ngũ chuyên
gia. Tham gia quản lý, đánh giá và giám sát đội ngũ chuyên gia;
- Đề xuất và kiến nghị giúp giám đốc về vấn đề chuyên môn, thành phần
đoàn chuyên gia, ban xử lý khiếu nại, các ban kĩ thuật khi cần;
- Đề xuất các phương án cần thiết phát triển năng lực của các phòng ban,
bộ phận khác trong Trung tâm;
- Nghiên cứu và triển khai các chương trình chứng nhận, các lĩnh vực
hoạt động mới cho công tác chứng nhận tuyên truyền và đào tạo;
- Nghiên cứu, đề xuất chuẩn mực cho các chương trình chứng nhận;
Hoạch định và triển khai các cuộc thảo luận, hội thảo chuyên đề, đào tạo.
e/ Phòng kĩ thuật:
Phòng kỹ thuật thực hiện công tác quản lý các ban kĩ thuật, hồ sơ sau
chứng nhận, hồ sơ chuyên gia...cụ thể là:
- Phối hợp với phòng hành chính tổng hợp và phòng nghiệp vụ chứng
nhận tiến hành xem xét đăng kí chứng nhận;
- Tham gia, theo dõi, điều phối và đôn đốc hoạt động của các ban kĩ
thuật;
Giúp giám đốc điều phối nhân sự trong Trung tâm thực thi các hoạt động
của Ban kỹ thuật;
- Duy trì, cập nhật và theo dõi các hồ sơ sau chứng nhận;

- Lập kế hoạch, theo dõi, lên lịch các chương trình giám sát cho phòng
hành chính tổng hợp;
- Chịu trách nhiệm lên danh mục, quản lý và cập nhật các mẫu biểu sử


dụng khi thực hiện giám sát cho QUACERT và các Tổ chức chứng nhận
khác;
- Theo dõi, cập nhật và lưu giữ hồ sơ chuyên gia;
- Phối hợp với các phòng ban khác, làm đầu mối quản lý, duy trì và cập
nhật Website.
f/ Phòng hành chính tổng hợp:
- Thực hiện các công tác tổng hợp, kế hoạch và hành chính, tổng hợp của
Trung tâm;
- Triển khai các hoạt động tuyên truyền quảng bá và thực thi các hoạt
động marketing, tiếp xúc khách hàng; theo dõi và duy trì mối quan hệ với
khách hàng trong toàn bộ quá trình chứng nhận, đáp ứng kịp thời các yêu cầu
của khách hàng nếu có;
- Tổ chức, triển khai, theo dõi và lập kế hoạch toàn bộ quá trình dịch vụ
của trung tâm, làm đầu mối thu thập thông tin và chuẩn bị các báo cáo công
tác;
- Cung cấp thông tin cần thiết cho đoàn chuyên gia đánh giá; Làm đầu
mối thông tin; quản lý công văn đến, đi; theo dõi và cập nhật hồ sơ chung;
g/ Văn phòng đại diện:
- Thực hiện công tác phát triển thị trường tổng hợp, kế hoạch và hành
chính;
- Phối hợp với phòng hành chính tổng hợp tổ chức triển khai, theo dõi và
lập kế hoạch toàn bộ quá trình dịch vụ của trung tâm;Triển khai các hoạt động
tuyên truyền quảng bá và thực thi các hoạt động marketing, tiếp xúc khách
hàng.
h/ Phòng tài vụ:

- Thực hiện các công tác quản lý tài chính và tài sản; Phối hợp với các


Phòng ban, Bộ phận khác, lập dự toán thu chi hàng năm và quyết toán cuối
năm; Theo dõi và duy trì các mối quan hệ với khách hàng về vấn đề tài chính;
Giải quyết chế độ lương theo hợp đồng lao động, trợ cấp thôi việc, nghỉ chế
độ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội;
- Thực hiện các chế độ thuế, báo cáo tài chính và báo cáo thuế định kì tới
cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan; Lưu giữ tất cả hồ sơ, chứng từ, hợp
đồng kinh tế theo đúng quy định hiện hành.
i/ Bộ phận tổ chức cán bộ:
- Nghiên cứu và đề xuất việc thực hiện các chính sách liên quan đến tổ
chức và cán bộ như thành lập các Phòng, Ban, Bộ phận của Trung tâm;
- Nghiên cứu và đề xuất về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, đề bạt, nghỉ
hưu, ký kết hợp đồng lao động, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế...; Tổ chức việc đánh giá cán bộ hàng năm định kỳ hoặc đột
xuất theo qui định của trung tâm và các qui định khác nếu có;
- Tổ chức, thu thập và theo dõi nhu cầu và quá trình đào tạo cán bộ của
Trung tâm; tập hợp, kiểm tra, lưu giữ và cập nhật hồ sơ tổ chức và cán bộ.
j/ Bộ phận đào tạo:
- Tổ chức và triển khai các khóa đào tạo cơ bản trong nội bộ theo sự

phân công của giám đốc hoặc yêu cầu của các bộ phận khác trong Trung tâm;
- Phối hợp với các bộ phận trong Trung tâm để tổ chức, triển khai các

khóa đào tạo chung, hội thảo chuyên đề phục vụ công tác tuyên truyền, quảng
bá theo đúng chức năng, nhiệm vụ của trung tâm cho các tổ chức và cá nhân
trên phạm vi toàn quốc.
k/ Cán bộ dự án:
Cán bộ dự án do Giám đốc Trung tâm chỉ định. Tùy theo tình hình thực

tế, Giám đốc có thể chỉ định Trưởng nhóm để điều hành công việc;


- Phối hợp với các bộ phận trong Trung tâm để thực thi và theo dõi các
quá trình chứng nhận; xem xét và xử lý đăng kí chứng nhận; xem xét hồ sơ
đánh giá giám sát và kiến nghị duy trì chứng nhận.
6. HÀNH LANG PHÁP LÝ VÀ CHUẨN MỰC QUỐC TẾ ÁP DỤNG
CHO HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ, CHỨNG NHẬN TẠI TRUNG TÂM
QUACERT.

Thủ tục chứng nhận của QUACERT tuân thủ theo qui định pháp luật và
các yêu cầu, chuẩn mực quốc gia và thông lệ quốc tế.
Hành lang pháp lý: luôn tuân thủ theo các qui định của pháp luật Việt
Nam như: pháp lệnh chất lượng hàng hóa 1999; pháp lệnh đo lường; nghị
định 54/2003/NĐ-CP; nghị định 86/2002/NĐ-CP; nghị định 179/2004/NĐCP; quyết định 2424/2005/QĐ-BKHCNMT; quyết định 2425/2005/QĐBKHCNMT; quyết định 1003/1999/QĐ-BKHCNMT; quyết định 480/QĐTĐC; quyết định 416/QĐ-TĐC; quyết định 48/QĐ-TĐC và quyết định
49/QĐ-TĐC.
Chuẩn mực quốc tế: ISO/IEC-GUIDE 62:1996 (chứng nhận hệ thống
chất lượng); ISO/IEC-GUIDE 65/1996 (chứng nhận sản phẩm); ISO/IECGUIDE 66/1996 (chứng nhận hệ thống quản lý môi trường)…
Yêu cầu đối với chuyên gia đánh giá: tất cả các chuyên gia đánh giá của
Trung tâm QUACERT đều đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn 19011.
Sơ đồ sau đây sẽ cho thấy rõ hơn mối liên hệ và chi phối của các yêu
cầu và chuẩn mực trên đối với các hoạt động của Trung tâm QUACERT.


Sơ đồ 1.4: hành lang pháp lý và chuẩn mực quốc tế áp dụng cho hoạt
động của QUACERT
Qui định của pháp luật VN về
quản lý Nhà nước về chất lượng,
sản phẩm,hàng hóa


Yêu cầu của diễn đàn công nhận
quốc tế IAF

Các căn cứ qui định trong công
tác
công nhận

Yêu cầu của tổ chức chứng nhận
JAS-ANZ

Các chuẩn mực yêu cầu về hoạt
động chứng nhận của QUACERT

QĐ 395,396,398,399,445
Sổ tay chất lượng của QUACERT

(Nguồn: Phòng đào tạo- Trung tâm QUACERT )


CHƯƠNG II
HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ, CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA TRUNG TÂM CHỨNG
NHẬN PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN QUACERT
1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ, CHỨNG NHẬN.

1.1. Sự cần thiết đánh giá, chứng nhận.
Như chúng ta đã biết, một trong những cách tốt nhất để tạo niềm tin
cho khách hàng về chất lượng sản phẩm của mình chính là các doanh nghiệp
sản xuất, cung cấp dịch vụ cũng như các tổ chức khác có nhu cầu thỏa mãn
yêu cầu của khách hàng phải xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý chất

lượng hiệu quả tại chính tổ chức đó. Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng phù hợp và có chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn là bằng chứng rất
quan trọng để chứng minh các hoạt động đảm bảo chất lượng của chính doanh
nghiệp/tổ chức đó. Có thể nói rằng, việc chứng nhận này như một hình thức
đảm bảo rằng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp/tổ chức được tạo ra bởi
một hệ thống quản lý chất lượng có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của
khách hàng. Bởi khách hàng cũng muốn người cung cấp có một sự đảm bảo
rằng chất lượng đã được kiểm tra xác nhận sẽ phù hợp với một tiêu chuẩn
được thừa nhận rộng rãi. Nhưng làm thế nào để có thể xác định được:
•Hệ thống quản lý chất lượng của mình đã phù hợp với các yêu cầu của
tiêu chuẩn đã đề ra?
•Hệ thống này đã thực sự được vận hành và duy trì có hiệu quả hay
chưa?
•Đồng thời, tổ chức cần có những hoạt động gì để cải tiến hệ thống quản
lý hiện tại?


Những vấn đề này chỉ có thể xác định được thông qua hoạt động kiểm
tra, xem xét và đánh giá hệ thống. Các hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá
có thể được thực hiện bởi một trong ba đối tượng:
•Bởi chính tổ chức đó gọi là đánh giá nội bộ.
•Bởi khách hàng hay đại diện của khách hàng gọi là đánh giá của bên
thứ hai.
•Và bởi một tổ chức chứng nhận độc lập gọi là đánh giá của bên thứ ba.
Ở đây có thể thấy rằng, các doanh nghiệp/tổ chức có thể tự mình xây
dựng và công bố hệ thống quản lý chất lượng của mình đảm bảo những yêu
cầu của tiêu chuẩn áp dụng. Và các khách hàng có thể tự mình tiến hành đánh
giá doanh nghiệp/tổ chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Nhưng đó không phải
là việc đơn giản, tốn rất nhiều chi phí, thời gian cũng như không đảm bảo
được chất lượng của việc đánh giá. Chính vì vậy, hoạt động đánh giá, chứng

nhận của bên thứ ba là một tổ chức chứng nhận đã được thừa nhận tạo thuận
lợi hơn rất nhiều cho hoạt động đánh giá và chứng nhận; với chi phí thấp
nhất; có chuyên môn nghiệp vụ và uy tín sẽ đem lại hiệu quả đáng tin cậy và
được chấp nhận ở mức độ cao nhất.
Cụ thể, hoạt động đánh giá, chứng nhận được thực hiện bởi một tổ chức
chứng nhận đem lại lợi ích không chỉ cho nhà sản xuất mà còn cho cả khách
hàng, cơ quan quản lý nhà nước cũng như các đối tượng hữu quan khác. Đối
với nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ, đây là lời đảm bảo rằng một hệ thống
sản xuất tốt sẽ tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt. Đối với người tiêu dùng có cơ
sở để lựa chọn sản phẩm và dịch vụ thông qua bằng chứng về kết quả đánh
giá, chứng nhận. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, đánh giá chứng nhận
chính là một công cụ để đảm bảo định chế an toàn, sức khỏe, môi trường, an
ninh và là công cụ để đạt được các mục tiêu, chính sách chung. Đặc biệt,
trong cạnh tranh và thương mại quốc tế, việc được chứng nhận hệ thống quản


lý chất lượng được các nhà xuất khẩu và chính phủ quan tâm hơn nhiều so với
các biện pháp phi thuế quan khác; mở ra cơ hội phát triển thị trường ngày
càng lớn cho mọi doanh nghiệp/tổ chức đến từ mọi quốc gia trên thế giới.
Không những vậy, những tổ chức chứng nhận đã góp phần rất lớn trong hệ
thống giao thương quốc tế. Đối với bên cung cấp sản phẩm dịch vụ (xuất
khẩu): có thể chứng minh với thị trường rằng mình đang áp dụng và điều
hành một hệ thống hữu hiệu, đã qua kiểm tra và được chấp nhận bởi bên thứ
ba độc lập và có uy tín, một hệ thống quản lý chất lượng đã được thừa nhận
chứng tỏ sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu của hợp đồng. Đối với bên mua (nhập
khẩu): chứng nhận hệ thống chất lượng cho phép tin chắc rằng bên cung cấp
có một tổ chức quản lý chặt chẽ về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Việc đó
cho phép bên mua giảm bớt được sự can thiệp của mình vào quá trình sản
xuất, giảm bớt được chi phí cho việc kiểm tra, đánh giá hệ thống chất lượng
của bên cung cấp, do sự tín nhiệm của giấy chứng nhận.

Tóm lại, hoạt động đánh giá chứng nhận rất quan trọng đối với bất kì
quốc gia nào, bất kì doanh nghiệp hay tổ chức nào muốn khẳng định vị trí của
mình trong tiến trình toàn cầu hóa, và hội nhập quốc tế.

1.2. Tình hình phát triển của hoạt động đánh giá, chứng nhận
hệ thống quản lý chất lượng tại Việt Nam.
Cuối năm 2007, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã công bố kết quả
khảo sát về số chứng chỉ trên toàn cầu tính đến hết tháng 12/2006. Chứng chỉ
ISO 9000 là 897.866 chứng chỉ trên 170 quốc gia, chứng chỉ ISO 14000 là
129.199 chứng chỉ trên 140 quốc gia. Cũng theo khảo sát này Việt Nam có sự
tăng trưởng mạnh về số chứng chỉ, trong khi năm 2002 chỉ có 354 chứng chỉ
hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9000 thì
tới tháng 12/2006 đã đạt được 3.167 chứng chỉ, đứng thứ 5 trong số các nước
ASEAN sau Singapore, Malaysia, Indonexia và Thailand; 127 doanh


×