Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Xây dựng phương án quản lý tổng hợp đới ven bờ biển tỉnh bình định” (2003)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.53 KB, 18 trang )

BÁO CÁO
TỔNG HỢP THÔNG TIN VÙNG BIỂN BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo văn bản số …… /STNMT-TNNKS ngày ….. /8/2009
của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định)
I. Các đề tài, chương trình nghiên cứu về KHCN biển
1. Báo cáo Đề tài “Xây dựng phương án quản lý tổng hợp đới ven bờ biển tỉnh
Bình Định” (2003)
Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh nghiệm thu năm 2003, Viện Hải
dương học Nha Trang là cơ quan chủ trì thực hiện.
1.1. Mục tiêu của đề tài
• Xây dựng phương án quản lý tổng hợp các nguồn lợi, tài nguyên và môi
trường đới ven bờ biển tỉnh Bình Định, nhằm mục đích duy trì, phát triển
việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi, tài nguyên và bảo vệ an toàn môi
trường sinh thái.
• Phát triển và nâng cao năng lực quản lý tài nguyên và môi trường đới ven bờ
biển cho địa phương, đào tạo huấn luyện đội ngũ cán bộ quản lý tổng hợp có
năng lực, trình độ, hoạt động có hiệu quả, hướng tới phát triển bền vững.
1.2. Nội dung của đề tài
• Thu thập, kiểm kê, phân tích và tổng quan các nguồn dữ liệu đã có tại địa
phương, trong và ngoài nước về các điều kiện tự nhiên, môi trường, nguồn
lợi và kinh tế, xã hội có liên quan đến đề cương, nhằm xác định các nội dung
và nhiệm vụ cần khảo sát bổ sung và cập nhật.
• Hội thảo đánh giá khả năng khai thác, sử dụng các dữ liệu lịch sử, đề xuất
các phương pháp thực thi đề tài, phân công và phối hợp các cơ quan, ban
ngành địa phương và Trung ương để thực hiện đề tài.
• Điều tra, khảo sát bổ sung, cập nhật dữ liệu về các lĩnh vực: điều kiện tự
nhiên, chất lượng môi trường thủy sản, sức tải sinh thái và quá trình tự làm
sạch của các thủy vực thuộc đới ven bờ biển, tài nguyên, nguồn lợi sinh vật,
điều kiện kinh tế, xã hội nhằm xây dựng một cơ sở dữ liệu đủ tin cậy phục
vụ cho công tác dự báo và hoạch định các phương án quản lý tổng hợp và
phát triển kinh tế hợp lý.


• Nghiên cứu bổ sung, cập nhật và xây dựng một số sơ đồ và bản đồ với tỷ lệ
thích hợp về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, nguồn lợi và môi trường ở một
số khu vực trọng điểm thuộc đới ven bờ biển Bình Định, nhằm tạo ra cơ sở
khoa học tin cậy cho việc đề ra phương án quản lý tài nguyên và môi trường,
kế hoạch phát triển các loại hình kinh tế biển hợp lý, lâu bền và ổn định.
• Xác định các mối quan hệ, tương tác giữa các hợp phần của các hệ sinh thái
đặc thù; giữa các hệ sinh thái đặc thù với nhau; giữa các loại hình hoạt động
1


kinh tế - xã hội đối với các hệ sinh thái đặc thù và giữa các hoạt động kinh tế
- xã hội với nhau. Trên cơ sở đó, chúng ta xác định các tương tác dương (có
lợi) và tương tác âm (có hại), đánh giá tác động môi trường (EIA) của các
hoạt động kinh tế và đi đến xây dựng các giải pháp, chính sách quản lý tổng
hợp, đa mục tiêu đối với tài nguyên và môi trường đới ven bờ tỉnh Bình
Định.
• Xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý tổng hợp đới ven bờ biển Bình
Định.
• Giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về quản lý môi trường.
2. Báo cáo “Quan trắc đánh giá chất lượng môi trường nước biển ven bờ tỉnh
Bình Định và đề xuất giải pháp quản lý” (2008)
Ban quản lý chương trình SEMLA Bình Định là cơ quan chủ trì xây dựng
Báo cáo. Trung tâm Phân tích và Kiểm nghiệm Bình Định là cơ quan tư vấn chịu
trách nhiệm về việc lấy mẫu, phân tích và xác định các thông số môi trường, tư
vấn, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp quản lý.
2.1. Mục đích của báo cáo
• Cung cấp cơ sở dữ liệu hiện trạng môi trường nước biển ven bờ trên địa bàn
tỉnh Bình Định theo mùa mưa và mùa khô phục vụ cho công tác quản lý môi
trường và các mục tiêu kinh tế xã hội khác.
• Đánh giá diễn biến chất lượng nước biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Bình Định

theo theo mùa (giữa mùa khô và mùa mưa).
• Đề xuất biện pháp quản lý môi trường nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực
đến môi trường nước biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Bình Định.
2.2. Nội dung chính báo cáo
• Tổng hợp thông tin về điều kiện tự nhiên – tài nguyên – kinh tế – xã hội – du
lịch khu vực biển ven bờ tỉnh Bình Định.
• Trình bày kết quả đo đạc hiện trạng môi trường nước biển ven bờ trên địa
bàn tỉnh Bình Định theo mùa khô và mùa mưa.
• Phân tích, đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước biển
ven bờ theo Tiêu chuẩn Việt Nam.
• Định hướng, đề xuất các biện pháp quản lý môi trường nước biển ven bờ
khu vực tỉnh Bình Định.
II. Các số liệu điều tra cơ bản, quan trắc
1. Khí tượng, thủy văn
1.1. Khí tượng
Khu vực tỉnh Bình Định mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông
Nam Á, chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, có chế độ mưa ẩm phong
2


phú và có hai mùa: mùa mưa và mùa khô, sự khác biệt giữa các mùa khá rõ rệt,
mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa ít mưa (mùa khô) từ tháng 1 đến tháng 8.
Nhiệt độ không khí : Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,4 oC. Vào mùa
đông, các tháng lạnh nhất là tháng 12, 01, 02 nhiệt độ trung bình tháng là 23-24 oC.
Vào mùa hạ, các tháng nóng nhất là tháng 6, 7, 8 nhiệt độ trung bình tháng 2830oC. Biên độ dao động nhiệt độ trung bình ngày 6 – 8 oC. Nhiệt độ không khí
trung bình nhiều năm của 3 thập kỷ cuối thế kỷ 20 ở Bình Định cao hơn trị số trung
bình nhiều năm thời kỳ chuẩn (1961 - 1990) là 0,30C (trung bình tăng 0,10C/thập
kỷ) và thấp hơn nhiệt độ trung bình của những năm đầu thế kỷ 21 là 0,5 0C, phù
hợp với xu thế nóng lên toàn cầu.
Bảng 1. Thống kê nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong các năm (Đvị: 0C)

2000

2004

2005

2006

2007

CẢ NĂM

27,0

27,2

27,1

27,4

27,0

Tháng 1

21,4

23,6

22,9


23,1

23,5

Tháng 2

23,8

23,4

25,2

24,7

24,5

Tháng 3

25,4

25,8

24,7

25,4

26,4

Tháng 4


27,7

28,5

27,2

28,1

27,1

Tháng 5

29,2

29,8

29,0

29,3

28,9

Tháng 6

29,3

30,0

31,1


30,4

29,7

Tháng 7

29,5

29,7

30,1

30,3

29,7

Tháng 8

29,7

30,7

30,0

30,0

29,3

Tháng 9


28,6

28,4

28,5

28,2

28,9

Tháng 10

27,0

26,4

26,8

27,5

27,1

Tháng 11

25,1

25,8

26,1


26,8

24,5

Tháng 12

24,3

23,7

23,2

24,9

24,8

Nguồn: Niên giám Thống kê Bình Định 2007

3


Bảng 2. Thống kê nhiệt độ trung bình trong tháng
Nhiệt
độ (oC)

Tháng
1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

T. Bình

23,6

24,5

26,1

27,9


29,4

30,2

30,1

30,2

28,7

26,7

25,5

23,9

Tối đa

30,6

32,3

33,4

34,5

35,2

37,8


37,7

38,0

37,1

33,6

31,4

29,9

Tối
thiểu

18,4

19,9

20,8

22,7

24,3

24,9

25,2

24,9


23,7

22,2

21,4

18,6

Nguồn: Trạm Khí tượng Quy Nhơn
Lượng mưa : Số ngày mưa trung bình 100 –125 ngày/năm. Với lượng mưa
trung bình năm 1.500 – 1.800mm. Các tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm :
tháng 10, 11; lượng mưa trung bình 350-500mm/tháng. Vào các tháng ít mưa nhất
trong năm (tháng 3, 4), lượng mưa trung bình 15 – 35mm/tháng. Lượng mưa trung
bình nhiều năm ở Bình Định đang ở thời kỳ giảm từ năm 2000. Lượng mưa trung
bình năm trong những năm đầu của thế kỷ 21 đã giảm so với những năm cuối thế
kỷ 20 khoảng 600 mm và giảm hơn so với 24 năm cuối của thế kỷ trước (1976 2000) khoảng 300 mm.
Bảng 3. Thống kê lượng mưa các tháng trong năm

(Đvị:mm)

2000

2004

2005

2006

2007


CẢ NĂM

2019,3

1325,3

2638,9

1293,4

2241,3

Tháng 1

125,1

52,7

3,3

59,2

68,4

Tháng 2

12,5

0,1


12,2

34,8

0,9

Tháng 3

8,7

2,8

136

165,7

92,9

Tháng 4

39,1

0,5

19,9

41,7

22,8


Tháng 5

354,4

74,7

49,0

105,8

78,2

Tháng 6

50,9

325,6

27,0

29,9

28,4

Tháng 7

88,2

24,9


13,3

69,8

4,7

Tháng 8

129,7

72,4

20,4

45,6

311,4

Tháng 9

62,2

241,4

363,4

218,5

134,5


Tháng 10

541,8

235,3

914,6

191,2

672,9

4


Tháng 11

369,5

231,9

487,7

137,8

807,9

Tháng 12


237,2

63,0

592,1

193,4

18,3

Nguồn : Niên giám Thống kê Bình Định 2007
Độ ẩm : Độ ẩm tương đối trong khu vực khá cao và biến đổi theo mùa, trung
bình hàng năm 75 - 80%. Ba tháng mùa hạ (6,7,8) có độ ẩm thấp nhất trong năm,
trung bình tháng cao 80 - 85% (tháng 11, 12).
Bảng 4. Thống kê độ ẩm trung bình trong năm (%)
2000

2004

2005

2006

2007

CẢ NĂM

81

76


79

77

79

Tháng 1

85

81

79

84

80

Tháng 2

81

77

83

82

79


Tháng 3

81

81

82

83

83

Tháng 4

86

80

81

80

81

Tháng 5

81

77


80

76

78

Tháng 6

79

68

68

75

77

Tháng 7

72

73

70

64

72


Tháng 8

74

64

67

67

71

Tháng 9

76

76

78

77

77

Tháng 10

86

77


85

79

83

Tháng 11

85

81

84

79

82

Tháng 12

87

77

87

79

80


Nguồn : Niên giám Thống kê Bình Định 2007
Khả năng bốc hơi: Trung bình năm là 1000 - 1200 mm. Khả năng bốc hơi
không đồng đều cho mọi thời gian trong năm. So sánh lượng mưa thì khả năng bốc
hơi chiếm 60-70%. Vào mùa khô, lượng bay hơi cao gấp 2-3 lần so với mùa mưa.
Nắng và bức xạ mặt trời:
Bức xạ mặt trời trung bình hàng năm tại Quy Nhơn vào khoảng
143,6Kcal/cm2 với bức xạ cao nhất là 28,2Kcal/cm2 vào tháng 8/1999 và thấp nhất
là 5,3Kcal/cm2 vào tháng 12/1993 (theo số liệu của Trạm Khí tượng Bình Định).
5


Từ tháng 3 đến tháng 9 là thời kỳ nhiều nắng, trung bình hàng tháng 200300 giờ nắng/tháng, số ngày âm u không nắng trong tháng không quá 4 ngày. Từ
tháng 10 đến tháng 02 năm sau là thời kỳ nắng ít, trung bình 100-180 giờ
nắng/tháng, mỗi tháng có khoảng 5-8 ngày trời âm u hoàn toàn không có nắng.
Bảng 5. Thống kê số giờ nắng các tháng trong các năm (Giờ)
2000

2004

2005

2006

2007

CẢ NĂM

2127,4


2387,3

2247,2

2399,7

2409,0

Tháng 1

126,9

138,1

172,5

90,0

94,5

Tháng 2

125,6

205,2

197,8

160,7


223,5

Tháng 3

213,8

196,0

205,1

232,3

243,3

Tháng 4

247,2

257,3

265,3

265,1

239,5

Tháng 5

243,8


273,1

306,0

267,8

259,9

Tháng 6

254,3

221,0

260,6

269,6

275,6

Tháng 7

196,7

252,6

230,7

178,4


277,7

Tháng 8

259,6

282,4

166,6

201,3

208,5

Tháng 9

172,2

168,4

173,2

193,2

212,1

Tháng 10

136,7


156,6

120,6

193,9

139,1

Tháng 11

96,6

120,9

132,1

212,6

85,3

Tháng 12

54,0

115,7

16,7

133,9


150,0

Nguồn : Niên giám Thống kê Bình Định 2007
Bão : Trung bình nhiều năm ở Bình Định có khoảng từ 1 - 5 cơn bão và áp
thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Bình Định.
Trong những năm cuối thế kỷ 20 và những năm gần đây, số lượng bão và áp
thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Bình Định nhiều hơn rõ rệt so với các thập kỷ trước
đó. Trong năm 2006 có 10 cơn bão và 6 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển
Đông. Mặc dù, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới nhưng
Bình Định bị thiệt hại khá nặng nề do ảnh hưởng gián tiếp cơn bão số 9. Trong
năm 2007, có 07 cơn bão và 04 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong
đó khu vực Bình Định chịu ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới ngày 30/10 đổ bộ và ảnh
hưởng gián tiếp từ 02 cơn bão là số 2 và số 7.
6


Hội tụ nhiệt đới : là dạng nhiễu động đặc trưng của gió mùa mùa hạ. Nó thể
hiện sự hội tụ giữa gió tín phong Bắc bán cầu và gió mùa mùa hạ. Hội tụ nhiệt đới
gây ra những trận mưa lớn, thường thấy từ tháng 9 đến tháng 11 và đôi khi vào các
tháng 5 đến tháng 8.
Giông : là hiện tượng phóng điện trong khí quyển, thường kèm theo gió
mạnh và mưa lớn. Mùa có giông khu vực tỉnh Bình Định từ tháng 4 đến tháng 10
hàng năm.
1.2. Thuỷ văn
1.2.1. Các sông lớn
Bình Định có 04 sông lớn phân bố tương đối đều từ Bắc vào Nam, chế độ
dòng chảy tại các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Bình Định phân phối không đều
giữa các tháng trong năm, lượng nước chảy qua các triền sông mùa lũ (từ tháng 10
đến tháng 12) chiếm khoảng 70-75 % tổng lượng nước hàng năm, trong khi đó
lượng nước chảy qua các sông trong mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 8) chỉ khoảng

chiếm 25-30%. Nguyên nhân chính gây ra lũ ở Bình Định là do đặc điểm địa hình
dốc và hẹp của lòng sông kết hợp với chế độ mưa tập trung trong thời gian ngắn.
Đặc điểm lưu vực các sông chính Bình Định được mô tả như sau:
Sông Côn: Là con sông lớn nhất tỉnh Bình Định, dài 178km, diện tích lưu
vực 3.067km 2, bắt nguồn từ vùng núi Đông Trường Sơn cao 700-1000m chảy qua
các huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, An Nhơn, Phù Cát, Tuy Phước và đổ ra đầm Thị
Nại. Sông chia thành 02 nhánh:
Nhánh Đập Đá : chảy ra cửa An Lợi đổ ra đầm Thị Nại
Nhánh Tân An: đổ vào đầm Thị Nại qua cửa Tân Quảng
Sông Lại Giang: Là con sông lớn thứ 2 của tỉnh, dài 120km. Hệ thống sông
Lại Giang gồm 02 nhánh sông là sông An Lão và sông Kim Sơn, chảy qua huyện
Hoài Nhơn rồi đổ ra cửa An Dũ.
Sông La Tinh: Dài 52km, bắt nguồn từ vùng núi phía Tây huyện Phù Cát
chảy qua 02 huyện Phù Mỹ, Phù Cát và đổ ra cửa Đề Gi.
Sông Hà Thanh: Dài khoảng 58km, bắt nguồn từ vùng núi của huyện Vân
Canh chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đến Thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy
Phước chia thành 02 nhánh Hà Thanh và Trường Úc đổ vào đầm Thị Nại qua 02
cửa Hưng Thạnh và Trường Úc. Sông Hà Thanh chảy qua huyện Vân Canh, Tuy
Phước, thành phố Quy Nhơn và đổ ra đầm Thị Nại.
Như vậy, Bình Định có tài nguyên nước mặt khá dồi dào nhưng lại phân bố
không đều, các con sông đều có đặc điểm bắt nguồn từ các vùng núi cao, chảy qua
địa hình dốc. Vì vậy, vào mùa mưa lượng nước rất lớn gây ra ngập úng; mùa khô
cạn kiệt nhanh, gây hạn chế trong quá trình khai thác sử dụng nguồn nước.

7


1.2.2. Các hồ lớn
Phần lớn các hồ lớn ở Bình Định đều được cải tạo, gia cố, ngăn đắp từ hiện
trạng địa hình tự nhiên, mục đích chính là chứa nước ngọt tưới tiêu phục vụ cho

sản xuất nông nghiệp và khai thác thuỷ điện.
Hồ Núi Một: Tại Sông An Trường, xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn. Diện tích
lưu vực 110km2, diện tích mặt thoáng 950 ha. Độ cao so với mực nước biển
50,35m. Hồ được xây dựng nhằm mục đích tưới tiêu và nuôi cá nước ngọt.
Hồ Vĩnh Sơn: Nằm lưu vực sông Đaksom, là một nhánh bên bờ phải sông
Côn. Diện tích lưu vực 214km2; diện tích mặt hồ 1270 ha. Dung tích 131 triệu m 3
nước. Hồ được xây dựng chứa nước phục vụ thủy điện.
Hồ Thuận Ninh: Tại suối Bèo, xã Bình Tân, huyện Tây Sơn. Diện tích lưu
vực 78,5 km2, diện tích mặt thoáng 496 ha. Cao trình so với mực nước biển 71,2m.
Hồ Hội Sơn: Tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát thuộc Sông La Tinh. Diện tích
mặt thoáng 400 ha, cao trình so với mực nước biển 71,5m.
Hồ Định Bình: Thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh; được coi là hồ lớn
nhất tỉnh; hồ dạng sông mặt thoáng kéo dài đến 13 km, bề ngang 500 -1000m, độ
sâu có nơi đến 40m. Diện tích hồ khoảng 1.320 ha, dung tích toàn bộ
226.180.000m3.
Ngoài ra, còn một số hồ Diêm Tiêu, Thạch Khê, Tường Sơn, Long Mỹ, Mỹ
Bình,… được xây dựng phục vụ mục đích tưới tiêu và nuôi cá nước ngọt.
1.2.3. Biển
Bình Định có bờ biển dài 134km, dọc theo các huyện Tuy Phước, Phù Cát,
Phù Mỹ, Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn với diện tích mặt nước có thể nuôi
trồng thuỷ sản khoảng 2.300ha. Ngoài rất nhiều loài cá , tôm, hải sản có giá trị kinh
tế Bình Định còn có nhiều sản phẩm quý hiếm như yến sào, sò, điệp, cá ngựa, hải
sâm cũng như tôm hùm, cua huỳnh đế.
Bên cạnh đó, còn có nhiều đầm hồ với nồng độ muối thích hợp là nơi tập
trung nhiều loài thuỷ sản quí như đầm Thị Nại, đầm Đề Gi, đầm Trà Ổ.
Về thủy triều:
Khu vực ven bờ chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều không đều, hàng
tháng số ngày nhật triều chiếm từ 18 - 22 ngày. Mỗi tháng có 2 kỳ nước cường vào
đầu tháng và giữa tháng âm lịch. Vào thời kỳ này biên độ thủy triều đạt từ 1 - 2 m.
Trong thời kỳ nước kém biên độ thủy triều khá nhỏ khoảng 0,3 - 0,5 m. Thời gian

triều dâng dài hơn thời gian triều rút. Nói chung tính chất trên đã ảnh hưởng rất lớn
trong việc hình thành và phát triển hệ sinh thái vùng triều và các khu hệ sinh vật
ven bờ.
Mực nước biển:
Chế độ mực nước có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh tế - xã hội của
người dân khu vực. Sự biến đổi của mực nước sẽ làm thay đổi độ sâu dòng chảy, từ
8


đó sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động trên biển như quá trình giao thông thuỷ, khai
thác các nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, sự khuếch tán hoặc cuốn trôi các
thành phần trầm tích ...
Các đặc trưng về độ lớn thuỷ triều được quy chuẩn theo hệ cao độ “0” Hải
đồ khu vực, tại trạm mực nước Quy Nhơn.
Mực nước thuỷ triều dao động theo quy luật nhật triều không đều:
• Mực nước giờ cao nhất ứng với tần suất 1% :
• Mực nước giờ trung bình nhiều năm:

+ 2.4m

+ 1.65m

• Mực nước thấp nhất ứng với tần suất 98%: + 0.8m
Độ lớn thuỷ triều:
• Cực đại :

178 cm

• Trung bình: 105cm
• Cực tiểu:


36cm

Mực nước dâng:







Mực nước dâng cực đại do gió mùa hướng Bắc:
0,5 m.
Mực nước dâng cực đại do gió mùa hướng Đông:
0,4 m.
Mực nước dâng cực đại do gió mùa hướng Đông Đông Bắc:0,3 m.
Mực nước dâng cực đại do bão ứng với hướng gió Bắc:
3,1 m.
Mực nước dâng cực đại do bão ứng với hướng gió Đông Bắc:2,6 m.
Mực nước dâng cực đại do bão ứng với hướng gió Đông Đông Bắc:1,7 m.
Dòng chảy:

Dòng chảy khu vực ven bờ chịu sự chi phối của hệ thống dòng chảy biển
Đông hình thành trong trường gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Trong thời kỳ gió
mùa Đông Bắc, dòng chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam áp sát bờ. Do tác
dụng của gió mùa Đông Bắc dòng tuần hoàn của hải lưu gió hướng thẳng vào bờ
gây nên hiện tượng nước dâng dọc bờ. Trong thời kỳ gió mùa Tây Nam, dòng toàn
phần hải lưu gió đi từ bờ ra khơi. Kết quả trong thời kỳ này ở dải ven bờ hay xuất
hiện các vùng nước trồi đưa nước và các vật chất lơ lửng từ tầng đáy lên tầng mặt,
tạo thành các vùng giàu thức ăn, các loại sinh vật phát triển và cá thường tập trung

tại các khu vực nói trên.
2. Tài nguyên và Môi trường biển
2.1. Tài nguyên
Tài nguyên khoáng sản: vùng biển và ven biển Bình Định có tiềm năng
khoáng sản như: đá Granite, sa khoáng Titan, nước khoáng ở Hội Vân, Chánh
Thắng (Phù Cát), Long Mỹ (Quy Nhơn), cát xây dựng và cát đạt tiêu chuẩn sản
xuất thủy tinh.
9


Tài nguyên thủy hải sản: có nguồn lợi hải sản phong phú và có giá trị kinh tế
thực phẩm cao. Theo những công trình nghiên cứu gần đây về nguồn lợi thủy sản ở
đới ven bờ biển Bình Định cho thấy:
• Rong biển: ở đới ven bờ biển có đến 106 loài, 33 họ, thuộc 4 ngành rong,
như: rong Câu Chỉ Vàng, rong Bún, rong Hẹ …
• Động vật giáp xác:
 Tôm: ở đới ven bờ biển có trên 18 loài tôm (trong đó, có khoảng 7 – 8
loài có giá trị kinh tế và số lượng tương đối nhiều), như: tôm Sú, Rảo
đất, Bạc thẻ, Rằn, Rảo đầm … Về nguồn lợi tôm biển sâu, có: tôm
Hùm, Tít, Vỗ, Mũ …
 Ghẹ và cua: ở đới ven bờ biển có 4 loài ghẹ và 6 loài cua, như: cua
Xanh, ghẹ Cát, ghẹ Hoa ….
• Động vật thân mềm: ở đới ven bờ biển có trên 30 loài (gồm nhóm chân
bụng, 2 mảnh vỏ và chân đầu), như: Bào ngư, ốc Đụn, ốc Xà cừ, ốc Mặt
Trăng, ốc Hương, Hàu, sò Huyết, nghêu Dầu, ngao Dầu Sọc Đỉnh (Xìa nâu),
Phi, Mực …
• Nguồn lợi cá: xác định được 152 loài cá, trong đó, có trên 90 loài sống ở
nước mặn (biển), 40 loài ở nước mặn – lợ và 20 loài ở nước ngọt – lợ (trong
đầm Trà Ổ). Thành phần loài cá khá đa dạng cả về sinh thái và đặc tính sinh
học, nhưng chỉ có khoảng 68 loài cá mặn lợ và 10 loài cá ngọt lợ là có giá trị

kinh tế thực phẩm với số lượng tương đối nhiều và đang được khai thác
trong vài năm gần đây ở đới ven bờ biển. Trong đó, các loài và nhóm loài có
giá trị kinh tế và số lượng tương đối nhiều so với các loài khác ở đới ven bờ
biển ước tính thuộc 4 nhóm cá sau:
 Nhóm cá nổi ven bờ: Chuồn, Trích, Cơm, Khế, Nục, Sòng, Bè …
 Nhóm cá đáy và gần đáy: Mối, Hố, Phèn, Tráp, Trác, Bơn, Chim …
 Nhóm cá nước lợ ven đầm phá, cửa sông: Măng, Móm, Dìa, Chình …
 Nhóm cá nước ngọt - lợ: Chép, Trê, Chuối, Lươn, Chạch …
Kết quả khảo sát vùng khơi và sâu cho thấy: ngoài các loài cá thường gặp ở
đới ven bờ biển, xác định được khoảng 52 loài cá có giá trị kinh tế ở vùng
khơi và sâu, có thể chia thành 2 nhóm:
 Nhóm cá biển sâu (độ sâu > 50 m): thuộc họ cá Hồng, Mú, Bò,
Lượng, Sạo, Thu Hố, Thu Bạc, Tía Vây Sợi, Tía Răng Nhọn …
 Nhóm cá nổi biển khơi: Thu, Ngừ, Cờ, Mập, Nhám, Nục Heo, Vền …
Tài nguyên sinh vật khác:
• Chim biển: có thể thống kê theo 3 nhóm sinh thái:
 Chim biển thực thụ: Hải âu, Báo bão, Mòng bể đầu trắng, Nhạn xám,
Nhạn đen, Nhạn chân nâu, Nhạn đỏ, Nhạn chân đỏ, Nhạn đầu xám …
10


 Nhóm chim chỉ làm tổ trên đảo: trong đó, chim Yến Hàng là loài có ý
nghĩa kinh tế lớn và được nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống.
 Nhóm chim ven bờ: Choi choi Á châu, Choi choi lưng hung, Choắt
mỏ cong lớn, Choắt lớn, Rẽ khoang cổ, Rẽ bụng nâu, Rẽ trán trắng,
Rẽ lưng nâu, Rẽ mỏ to…
Số lượng chim biển và chim ven bờ không lớn, chim yến hàng là loài cho tổ
có giá trị xuất khẩu cao, nhiều nơi bảo vệ để thu tổ nên nhìn chung vẫn tăng
số lượng (chủ yếu vùng núi đá bán đảo Phương Mai (Quy Nhơn) và một số
đảo nhỏ ở Phù Cát).

• Nguồn lợi bò sát và thú biển: thông tin về thú biển là rất hạn chế, chỉ thống
kê được có khoảng 5 – 7 loài rắn biển đang được khai thác và sử dụng làm
dược liệu, thuốc chữa bệnh.
2.2. Môi trường
2.2.1. Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ dọc theo bờ biển tỉnh
Bình Định năm 2005 - 2007 do Chi cục bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên và
Môi trường thực hiện
Cho thấy các chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép qua bảng số liệu sau:
Bảng 6. Chất lượng nước biển ven bờ khu vực tỉnh Bình Định
Năm
Vị trí

Bãi Xép

Ghềnh Ráng (tại
khách sạn Hoàng
Anh)

Bãi tắm Phương Mai

Các chỉ tiêu phân tích
pH

BOD5

COD

S2-

mg/l


mg/l

mg/l

Coliforms
MPN/100ml

2006/I

8.15

2.0

15.8

-

4.3x10

2006/II

8.24

0.2

19.3

-


0

2007/I

8.19

0.4

10.4

-

0

2007/II

8.04

1.5

16.8

-

0

2006/I

8.23


0.5

13.3

-

4.3x10

2006/II

8.18

0.4

23.5

-

0

2007/I

8.20

0.6

10.7

-


0

2007/II

8.02

1.1

11.9

-

0

2006/I

8.23

0.6

22.0

-

2.4x104

2006/II

8.19


0.5

27.4

-

0

11


Cửa vịnh Quy Nhơn

Biển Nhơn Lý

Khu nuôi tôm Trung
Lương xã Cát Tiến,
huyện Phù Cát

Khu nuôi tôm tại xã
Cát Hải

Cửa Đề Gi

Khu nuôi tôm Mỹ
Thắng

2007/I

8.21


0.3

12.4

-

9.3x10

2007/II

8.06

1.2

11.9

-

0

2006/I

8.11

0.4

13.2

-


0

2006/II

8.15

0.5

32.7

-

0

2007/I

8.13

1.5

8.5

-

2.4x102

2007/II

7.95


0.8

13.5

-

4.3x102

2006/I

7.98

0,5

12.2

-

2.4x105

2006/II

8.15

0.4

13.5

-


2.4x103

2007/I

8.04

0.6

14.3

-

4.3x10

2007/II

7.92

0.3

12.0

-

4.3x103

2006/I

8.01


0.5

11.2

0.009

9.3x103

2006/II

8.20

0.7

12.9

0.022

0

2007/I

8.03

0.2

20.3

0.010


4.3x10

2007/II

7.90

0.6

15.0

0.011

2.4x108

2006/I

8.07

0.6

10.9

0.01

0

2006/II

8.23


0.5

11.9

0.004

4.3x10

2007/I

8.07

0.3

19,0

0.012

4.3x10

2007/II

7.94

0.4

13.0

0.010


2.4x109

2006/I

8.06

0.6

14.8

0.012

2.4x103

2006/II

8.05

0.7

12.6

0.007

2.4x102

2007/I

8.06


0.7

15.1

0.008

9.3x10

2007/II

7.84

1.2

11.0

0.007

2.4x108

2006/I

8.07

0.7

2.6

0.002


0

2007/I

8.01

0,4

16.6

0.004

9.3x102

2007/II

7.98

0.3

12.0

0.004

0

Nguồn: Chi cục bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định
12



Trong những năm gần đây tình hình biến động của khí hậu, bão lụt làm ảnh
hưởng đáng kể đến môi trường biển, gây xói lở bờ biển và bồi lấp các cửa sông.
Mặt khác, quá trình đô thị hoá dọc theo hành lang ven biển với sự tập trung dân cư
và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và các hoạt động công nghiệp, thương mại,
dịch vụ... làm suy giảm chất lượng môi trường biển ven bờ. Việc nuôi trồng thuỷ
sản, phát triển kinh tế biển đã đem lại cho người dân nhiều nguồn lợi nhưng đồng
thời cũng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường khu vực ven biển.
Kết quả quan trắc cho thấy có một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép và
có nguy cơ nhiễm mặn, tập trung tại các khu nuôi tôm trên cát xã Cát Tiến và xã
Cát Hải - huyện Phù Cát.
23 % mẫu phân tích có chỉ tiêu SS- vượt tiêu chuẩn cho phép (>0,01mg/l)
23 % mẫu phân tích có chỉ tiêu pH khá cao so với tiêu chuẩn.
7 % mẫu phân tích có chỉ tiêu S2- vượt tiêu chuẩn cho phép.
7 % mẫu phân tích có chỉ tiêu Fe vượt tiêu chuẩn cho phép.
Các chỉ tiêu ô nhiễm đã giảm dần qua các năm, nhưng vì các chỉ tiêu phân
tích hiện nay còn hạn chế nên chưa đánh giá được chất lượng nước biển như ô
nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lửng và chỉ tiêu ô nhiễm vi sinh..
Kết quả quan trắc chất lượng nước biển cho thấy hầu hết các mẫu nước biển
đều có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, vi sinh, kim loại và rắn lơ lửng do dân cư ven bờ
vứt rác ra biển và do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ...
2.2.2. Kết quả quan trắc đánh giá chất lượng môi trường nước biển ven bờ
tỉnh Bình Định theo Báo cáo “Quan trắc đánh giá chất lượng môi trường
nước biển ven bờ tỉnh Bình Định và đề xuất giải pháp quản lý” (2008) của
SEMLA
Thông qua Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ trên địa bàn tỉnh
Bình Định nhận thấy, hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ khu vực tỉnh Bình
Định có những đặc điểm chung như sau:
Chất lượng nước biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Bình Định có dấu hiệu ô
nhiễm nhưng ở mức độ thấp, không đáng kể; hầu hết các khu vực quan trắc có một

số chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn như: Pb, Cu, Fe, Zn, Cd, S2-, F-. Đây là các chỉ tiêu
có nguồn gốc tự nhiên, có trong trầm tích biển, hoặc có nguồn gốc từ vỏ trái đất do
các lưu vực sông mang ra biển.
Từ kết quả trên cho thấy chất luợng nước biển ven bờ khu vực tỉnh Bình
Định chưa có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ từ các hoạt động sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp. một số vấn đề ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ do dầu mỡ, hoá
chất bảo vệ thực vật cũng không phát hiện.
Diễn biến chất lượng nước biển ven bờ giữa hai mùa không có sự biến động
lớn, sự biến động chỉ xảy ra ở một số cửa sông (gần cửa sông An Dũ) có lưu vực
lớn, sự biến động chủ yếu ở hàm lượng SS, NH3 và Coliforms vào mùa mưa.
13


Nguyên nhân chính là do hàm lượng phù sa lớn từ sông đổ ra biển làm tăng chỉ tiêu
SS, NH3.
Chất lượng nước biển tại các vùng nuôi tôm tuy chưa có dấu hiệu ô nhiễm
nghiêm trọng nhưng một vài điểm chỉ tiêu Coliforms vượt tiêu chuẩn cho phép.
Trong thời gian tới, nếu việc nuôi tôm phát triển tràn lan, tự phát, không theo quy
hoạch; nước thải, bùn thải không được xử lý; chất thải rắn không được thu gom và
quản lý chặt chẽ thì khả năng gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh tôm ở khu
vực biển ven bờ là hoàn toàn có thể xảy ra, hậu quả đầu tiên là các chủ trại nuôi
tôm gánh chịu, tiếp đến là cư dân khu vực lân cận.
III. Các số liệu thống kê
1. Thông tin về hoạt động công nghiệp
Năm 2006
Số doanh nghiệp trên địa bàn

Năm 2007

696


775

Nguồn: Chi cục bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định
2. Thông tin lĩnh vực môi trường và thiên tai
2.1. Môi trường
Thông tin danh mục nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt:
• Nước ngầm (nước giếng khoan, nước giếng đào)
• Nước mặt (nước suối, nước sông)
• Nước mạch lộ
Thông tin xử lý rác thải:
• 100% rác thải được xử lý theo hình thức chôn lấp
• Tỷ lệ lượng rác được thu gom và xử lí
 Khu vực đô thị: 50%
 Khu vực nông thôn: 25%
Nguồn: Chi cục bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định
2.2. Thiên tai
2.2.1. Thông tin các thiên tai xảy ra ở địa phương
Bão: là loại hình thời tiết nguy hiểm thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng
11, khả năng tập trung vào tháng 9 là 20% tháng 10 khoảng 40% tổng số của bão
đổ bộ vào Bình Định trong năm.
Tuy nhiên bão diễn biến phức tạp qua các năm: Có năm tháng 6 đã có bão
như trận bão số 2 ngày 30/6/1978 với tốc độ gió là 40m/s và cũng có năm bão xuất
14


hiện vào tháng 12 như cơn bão số 9 đổ bộ vào Bình Định ngày 10/12/1972 có tốc
độ gió đạt 39 m/s.
Hàng năm khả năng xuất hiện một cơn bão lớn chiếm 39%, khả năng không
có trận bão nào chiếm 35% và có từ 3 cơn bão đến 4 cơn bão chỉ chiếm 4% đến

5%.
Lũ lụt: là hiện tượng tự nhiên thường xuyên xảy ra ở Bình Định. Hàng năm
mùa mưa bắt đầu từ tháng 9, kết thúc vào cuối tháng 12. Lũ chính vụ thường xẩy
ra trong 2 tháng 10 và 11. Mùa mưa lũ chỉ kéo dài 4 tháng nhưng năm nhiều có thể
có 5 - 6 đợt lũ, năm ít có tù 1-2 đợt lũ.
Sạt lở đất: Sạt lở đất có nguyên nhân từ cấu tạo địa chất, thổ nhưỡng, địa
hình và sự tác động của con người. Nguy cơ sạt lở càng cao khi có mưa to, lũ lớn,
thủy triều và sóng to, gió lớn.
Sạt lở thường xuất hiện tại các vùng đồi núi có độ dốc lớn, địa chất mềm
yếu, tầng phủ mỏng, mưa lớn (Vùng núi Vân Canh, An Lão, Khu vực đèo Bình Đê,
Khu vực đèo Cù Mông, Lộ Diêu, tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu..). Dọc các tuyến
sông có dòng chẩy lũ lớn, địa chất bờ sông mềm yếu, các tuyến đê, bờ ngự thủy
không được gia cố của sông Hà Thanh, Sông Côn, La Tinh, Lại Giang. Dọc theo
bờ biển dài hơn 135 km và xã đảo Nhơn Châu; Trong đó, có nhiều vùng đáng lo
ngại vì tập trung dân cư với mật độ lớn ngay sát mép biển của thành phố Quy
Nhơn và các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn.
Chỉ riêng mùa mưa lũ năm 2008 đã có 25.520 m đê sông, đê biển và nhiều
điểm dân cư dọc sông suối, bờ biển bị vỡ và sạt lở trong đó có đoạn bị vỡ và sạt lở
nhiều lần.
Xâm nhập mặn: Biển Quy Nhơn có chế độ nhật triều không đều đến nhật
triều đều. Biên độ triều thay đổi không đáng kể. Trong tháng có 18-22 ngày nhật
triều đều, 2 lần triều cuờng, 2 lần triều kém. Thời kỳ triều kém thường có 01 con
nước nhỏ. Thời gian triều dâng dài hơn rút. Biên độ triều 1,5-2,0 m, biên độ triều
kém 0,5 m.
Chế độ triều ở vùng đầm và các cửa sông giống biển, sự khác nhau chủ yếu
là biên độ triều vùng đầm nhỏ hơn vùng biển. Chân triều vùng đầm cao hơn chân
triều vùng biển 0,4-0,6 m. Biên độ triều cường vùng đầm 1,3-1,4 m.
Hạn hán và hỏa hoạn: Do địa hình quá dốc, nên hàng năm sau khi mùa mưa
kết thúc chỉ vài ba tháng, dòng chảy trong sông đã cạn kiệt, trong khi đó, mùa khô
ở Bình Định kéo dài từ tháng1 đến tháng 8, lượng mưa chỉ đạt 20 đến 25% lượng

mưa năm, nhiều năm không có mưa, hoặc mưa rất ít làm cho tầng phủ lưu vực và
dòng sông khô kiệt, nền nhiệt độ cao, gió tây khô, nóng đã làm cây cối khô héo,
hàng chục ngàn ha lúa bị hạn hán, nhiều nơi thiếu nước sinh hoạt, nguy cơ hỏa
hoạn cao.
15


Sa bồi - thủy phá: Hàng năm mưa lũ bào mòn vùng đồi núi đưa cát, sỏi bồi
lấp lòng sông, đầm, cửa biển. Cách đây vài chục năm sông Lại Giang, Hà Thanh,
Côn tràn ngập hình ảnh trên bến dưới thuyền nay bị bồi lấp, các phương tiện vận
tải thủy không thể hoạt động được. Các đầm phá cửa sông, ven biển vốn là nơi ra,
vào neo đậu của tầu thuyền nay bị bồi lấp nghiêm trọng hàng năm nếu không nạo
vét tầu thuyền không thể ra vào được. Trong mỗi mùa mưa lũ, có hàng trăm ha
ruộng đất bị cát bồi lấp từ vài chục đến hàng trăm cm không thể canh tác được.
Riêng đợt mưa lũ tháng 11 /2008, đã có 455 ha ruộng bị sa bồi, đợt lũ cuối tháng
12/2008 có 328 ha bị sa bồi lại. Ngoài ra do tác động của gió hàng năm các cồn cát
ven biển dịch chuyển về phía đông xâm lấn đất đai đồng ruộng (nhưng chưa có số
liệu quan trắc).
Nước biển dâng, sóng thần: Đây là 02 hiểm họa tiềm ẩn đã được các nhà
khoa học cảnh báo có khả năng đe dọa trực tiếp đến các vùng dân cư, cơ sở hạ
tầng, ruộng đất, các vùng sinh thái ven biển.
Nguồn: Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định
Bảng 7. Thống kê cơn bão đổ bộ vào Việt Nam theo vùng: Bình Định – Ninh
Thuận (2006 – 2008)
Thời gian
xuất hiện
Bình Định – Ninh 15/11/2008
Thuận
Bình Định – Ninh 11/11/2008
Thuận

Bình Định – Ninh 22/11/2007
Thuận
Bình Định – Ninh 29/10/2007
Thuận
Bình Định – Ninh 02/08/2007
Thuận
Bình Định – Ninh 26/10/2006
Thuận
Vùng bờ biển

Tên cơn bão

Cấp bão

Noul

Cấp 7 (50 – 61 km/h)

Áp thấp nhiệt đới

Cấp 6 (39 – 49 km/h)

Hagibis

Cấp 12 (118 – 133 km/h)

Áp thấp nhiệt đới

Cấp 6 (39 – 49 km/h)


Áp thấp nhiệt đới

Cấp 8 (62 – 74 km/h)

Cimaron

Cấp 13 (> 133 km/h)

Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Bình Định
2.2.2. Thông tin thiệt hại do thiên tai gây ra
Chỉ tính từ 1998 đến 2008, ở Bình Định, thiên tai đã làm 288 người thiệt
mạng, thiệt hại về tài sản khoảng 1.789 tỷ đồng. Riêng 2 đợt mưa lũ lớn hồi cuối
năm 2008 đã làm 20 người chết, 6 người bị thương, hệ thống công trình hạ tầng, đê
điều, cầu đường, nhà ở, công trình phúc lợi xã hội, đồng ruộng, ao hồ bị tàn phá
nghiêm trọng đến nay vẫn chưa khắc phục được hết, đặc biệt đợt mưa lũ muộn bất
thường cuối tháng 12 đã làm hàng chục ngàn ha lúa Đông Xuân 2008 – 2009 phải
16


gieo sạ lại (đây là đợt mưa lũ muộn chưa từng xảy ra trong hơn 40 năm qua). Thiệt
hại ước tính hơn 165 tỷ đồng.
Nguồn: Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định
3. Thông tin Kinh tế - Xã hội của các khu vực hành chính
Bảng 8. Một số chỉ tiêu KTXH chủ yếu (2006 – 2007)
Chỉ tiêu

Đơn vị

1. Dân số trung bình


2006

2007

1000 người 1.566,0 1.578,9
0

2. Tỷ lệ tăng tự nhiên
3. Lao động đang làm việc trong các ngành KT

/00

11,5

10,9

1000 người 808,8

822,1

4. Tổng sản phẩm trên địa bàn (giá thực tế)

Tỷ đồng

12.223,6 15.109,9

5. Tổng sản phẩm trên địa bàn (giá so sánh)

Tỷ đồng


6.287,6 7.073,5

6. Tổng thu ngân sách

Tỷ đồng

2.542,2 3.477,5

7. Tổng chi ngân sách địa phương

Tỷ đồng

2.251,6 2.859,2

8. Tổng vốn đầu tư (giá thực tế)

Tỷ đồng

9. Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá thực tế)

Tỷ đồng

4.551,2 5.540,2

10. Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá so sánh 1994) Tỷ đồng

2.614,8 2.690,6

5.192


6.365

11.Tổng sản lượng cây lương thực có hạt

1000 tấn

645

618

12. Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá thực tế)

Tỷ đồng

254,7

319,7

13. Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá so sánh 1994)

Tỷ đồng

151,8

161,1

14. Giá trị sản xuất thủy sản (giá thực tế)

Tỷ đồng


15. Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 1994)

Tỷ đồng

16. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế)

Tỷ đồng

8.517,0 10.548,4

17. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 1994) Tỷ đồng

3.705,7 4.729,5

2.221,1 2.439,1
950,2

1.035,3

18. Tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn

1.000 USD 243.800 327.300

19. Tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn

1.000 USD 108.300 141.600

20. Tổng số trường học phổ thông

Trường

17

412

423


21. Tổng số giáo viên phổ thông

Người

22. Tổng số học sinh phổ thông

13.144

13.325

1000 người 343,4

331,1

23. Tổng số trường Đại học

Trường

2

2

24. Tổng số giáo viên Đại học


Người

379

486

25. Tổng số sinh viên Đại học

Người

19.866

24.485

26. Tổng số cơ sở Y tế

Cơ sở

183

183

Giường

2.290

2.390

28. Tổng số cán bộ ngành Y


Người

2.748

3.103

29. Tổng số cán bộ ngành Dược

Người

480

518

27. Tổng số giường bệnh

Nguồn : Niên giám Thống kê Bình Định 2007
Bảng 9. Diện tích, dân số và đơn vị hành chính năm (2006 – 2007)
Diện
Dân số
Số phường,
Số xã
tích
(1000 người)
thị trấn
(km2)
Năm
2007
2007

2007
2006 2007
Toàn tỉnh
129
30
6.039 1.566,9 1.578,9
1. TP. Quy Nhơn
5
16
286
265,3 268,0
2. Huyện An Lão
9
1
692
26,1
26,5
3. Huyện Hoài Nhơn
15
2
414
224,2 225,9
4. Huyện Hoài Ân
14
1
745
96,7
97,3
5. Huyện Phù Mỹ
17

2
550
190,1 191,1
6. Huyện Vĩnh Thạnh
8
1
722
28,5
29,1
7. Huyện Tây Sơn
14
1
690
137,1 138,0
8. Huyện Phù Cát
17
1
680
196,2 197,2
9. Huyện An Nhơn
13
2
243
190,5 191,9
10. Huyện Tuy Phước 11
2
217
186,9 188,2
11. Huyện Vân Canh
6

1
800
25,3
25,7
Nguồn : Niên giám Thống kê Bình Định 2007

18

Mật độ dân
số
(nguời/km2)
2006 2007
259,5 261,5
927,6 937,1
37,7 38,3
541,5 545,7
129,8 130,6
345,6 347,5
39,5 40,3
198,7 200,0
288,5 290,0
784,0 789,7
861,3 867,3
31,6 32,1



×