Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN: Tang cuong ung dung CNTT trong day hoc Sinh hoc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.53 KB, 15 trang )

SKKN: "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học sinh học ở trường THCS"
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời nói đầu
Hiện nay lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) đang trong giai đoạn phát
triển mạnh mẽ như vũ bão, nó đã và đang dần dần trở thành một phần vô cùng quan
trọng và không thể thiếu trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, Trong lĩnh vực
giáo dục, CNTT lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, nó hỗ trợ vô cùng đắc
lực và hiệu quả cao cho công việc giảng dạy, quản lí trường học, thi cử, tài chính…
Bộ môn Sinh học nói chung và Sinh học THCS là một bộ môn khoa học thực
nghiệm, nghiên cứu về thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú về phân loại
hình thái giải phẫu, cấu tạo và môi trường sống. Nên bên cạnh những loài động
thực vật có thể tìm thấy ở địa phương có thể làm thí nghiệm được còn có rất nhiều
đối tượng nghiên cứu mà địa phương không có, hoc sinh phải thông qua tranh ảnh
và các đoạn phim để tìm hiểu rõ ràng hơn. Tuy nhiên cũng rất nhiều trường hợp,
nhiều đơn vị kiến thức không thể làm thí nghiệm trược tiếp được mà phải thông
qua các thí nghiệm mô phỏng bằng hình ảnh tĩnh hoặc động. Điều này CNTT có
thể giúp chúng ta giải quyết khó khăn trên.
- Chương trình Sinh học 9 - THCS nghiên cứu về những quá trình phức tạp
diễn ra ở cấp độ phân tử hay cấp độ tế bào mà bằng mắt thường ta không thể quan
sát được. Nên khi học về những kiến thức này học sinh thường mơ hồ và không thể
hiểu bài một cách rõ ràng, chắc chắn được. Rất dễ dẫn đến sự nhàm chán và gây
cảm giác ngại học ở học sinh.
- Qua một số năm công tác, học hỏi và rút kinh nghiệm tôi đã cố gắng khắc
phục tình trạng trên để tìm lại hứng thú học tập cho học sinh và đem lại hiệu quả
cao hơn trong quá trình dạy học Sinh học 9. Những kinh nghiệm đó của tôi được
thể hiện qua đề tài "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Sinh hoc - THCS".
Trong phạm vi SKKN này, tôi xin nêu lên việc ứng dụng phần mềm Violet
vào dạy học Sinh học ở trường THCS
Rất mong được hội đồng khoa học và các đồng chí, đồng nghiệp góp ý và
giúp đỡ tôi để tôi hoàn thiện hơn trong sự nghiệp dạy học, đem lại hiệu quả dạy


học tốt hơn!
II. Thực trạng của việc sử dụng CNTT vào dạy học nói chung và dạy học môn
Sinh học nói riêng tại trường THCS Nga Thắng
1. Thực trạng
- Trong thời gian vài năm học gần đây hầu hết các trường THCS trong cả
nước đã có máy chiếu đa năng và có mạng internet nên việc khai thác mạng và ứng
dụng CNTT vào giảng dạy môn Sinh học nói riêng và các môn học nói chung đã
Giáo viên: Vũ Đức Tiền - Trường THCS Nga Thắng - Nga Sơn

3


SKKN: "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học sinh học ở trường THCS"
được áp dụng ngày càng nhiều, đã và đang mang lại những hiệu quả cao trong dạy
học. Với sự hỗ trợ của nhiều phần mềm tiện ích như powerpoint, flasht, violet…
- Tuy nhiên theo tôi, việc ứng dụng này vẫn đang còn nhiều hạn chế như:
giáo viên chỉ sử dụng đến máy chiếu khi có giờ thao giảng, hoặc khi chuẩn bị và dự
thi giáo viên giỏi các cấp, việc sử dụng máy chiếu vẫn còn mang nhiều tính hình
thức, quá lạm dụng vào máy chiếu, đôi khi có những bài cần thiết nên sử dụng thì
lại không có, còn những bài không cần thiết thì lại sử dụng một cách hình thức
không cần thiết
- Trường chưa có đầy đủ phòng chức năng nên máy chiếu không được đặt cố
định tại một phòng nhất định nào đó, nên mỗi khi cần sử dụng thì giáo viên phải
vận chuyển rất cồng kềnh, lắp đặt mất thời gian, trong khi đó thời gian ra chơi chỉ
có 5 phút nên không thể kịp. Do vậy việc áp dụng trình chiếu cũng bị hạn chế rất
nhiều.
- Trình độ hiểu biết và vận dụng CNTT cũng còn hạn chế do không được học
chính quy, và chưa cập nhật, tìm hiểu kịp thời
- Học sinh chưa được tiếp xúc nhiều với cách học bằng máy chiếu nên đôi
khi còn mất tập trung vào nội dung chính của bài mà chỉ chú ý đến các hiệu ứng lạ

trên máy.
- Các bài giảng phần lớn là giáo viên tải trên mạng về, có chỉnh sửa đôi chút
chứ không tự sáng tạo ra, chưa biến thành công tri thức nhân loại thành của mình
nên chất lượng chưa cao, chưa phù hợp với đối tượng học sinh cụ thể.Và tình hình
tự nhiên địa phương.
- Giáo viên trường THCS Nga Thắng mới chỉ sử dụng đến Microsoft Office
PowerPoint, chưa để ý sử dụng phần mềm Violet
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
Đối tượng dạy và nghiên cứu của tôi năm nay là học sinh lớp 9. Trong năm
học 2010 - 2011 này trường chỉ có 1 lớp 9 nên tôi không thể chia làm 2 trường hợp
đối chứng và thực nghiệm trực tiếp được. Do vậy tôi xin lấy kết quả thi học kì 1
năm học 2009 - 2010 làm đối chứng.
Năm học 2009 - 2010 trường THCS Nga Thắng có 2 lớp 9 với tổng số học
sinh là 91 em. Kết quả bài kiểm tra 1 tiết kì 1 và bài kiểm tra học kì 1 như sau

Giáo viên: Vũ Đức Tiền - Trường THCS Nga Thắng - Nga Sơn

4


SKKN: "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học sinh học ở trường THCS"
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém


(điểm 9 - 10)

(điểm 7- <9)

(điểm 5 - <7)

(điểm 3- <5)

(điểm <3)

SL
1 tiết

3

Kì 1

0

%
3,3

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

19

20,9

39

42,9

24

26,4

6

6,5

15

16,4

33


36,3

32

35,2

11

12,1

Thông qua việc xem xét, nghiên cứu bài làm của các em, tôi nhận thấy có
một số đặc trưng sau đây
- Các em chưa hiểu rõ diễn biến quá trình nguyên phân, với các sự kiện diễn
ra trong mỗi kì, nên trong bài kiểm tra một tiết yêu cầu sắp xếp lại các sự kiện theo
đúng diễn biến của nguyên phân đa số các em làm không đúng. Qua điều này tôi
nhận thấy rằng khi dạy các kiến thức có tính chất quá trình các em hay bị rơi vào
tình trạng mơ hồ, lúng túng
- Trong bài toán lai một cặp tính trạng, các em không biết cách viết giao tử
và tổ hợp lại ở thế hệ sau. Điều này chứng tỏ các em chưa hiểu rõ sự phân ly của 2
gen trong cặp gen tương ứng, nên nhiều em viết thể hiện sự phân li của 2 gen
không tương ứng...
Từ thực trạng trên, để khắc phục tình trạng trên tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu
ứng dụng CNTT nhằm đem lại sự hiểu biết một cách chắc chắn cho học sinh để các
em có thể say mê hơn môn Sinh học 9 - môn học mà các em vốn rất hứng thú ở các
lớp dưới. Bằng cách tôi đã khai thác, tìm hiểu và ứng dụng một phần mềm dạy học
mới mà trường THCS Nga Thắng chưa ai áp dụng.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các giải pháp tăng cường vận dụng công nghệ thông tin vào dạy học Sinh
học ở trường THCS Nga Thắng

1. Tìm hiểu và ứng dụng phần mềm violet trong dạy học sinh học
Trong dạy học bằng CNTT hiện nay ở trường THCS Nga Thắng nói riêng và
một số trường trong huyện Nga Sơn mà tôi đã có dịp hỏi thăm, tìm hiểu thì phổ
biến là dạy học bằng hình thức trình chiếu PowerPoint. Bản thân tôi cũng đã nhiều
năm sử dụng, tôi thấy có một số hạn chế như: viết bằng tiếng Anh nên nhiều người
khó sử dụng; phần mềm này không dành riêng cho giáo dục mà dùng cho nhiều
lĩnh vực khác nhau nên không sát với ngành giáo dục lắm; là một bài trình chiếu
liên tục, nên học sinh không thể làm bài trực tiếp được.....
Giáo viên: Vũ Đức Tiền - Trường THCS Nga Thắng - Nga Sơn

5


SKKN: "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học sinh học ở trường THCS"
Phần mềm Violet là một sản phẩm của công ty Bạch Kim viết riêng cho việc
dạy học nên tôi thấy có nhiều ưu thế rõ rệt, rất nhiều tiện ích phù hợp với việc dạy
học như các dạng bài kiểm tra mẫu, vẽ hình, thiết kế thí nghiệm, đọc được nhiều
định dạng file hình ảnh và phim.... Phần mềm này lại được viết bằng tiếng Việt nên
đẽ dàng tìm hiểu và ứng dụng cho mọi người
Bản thân tôi đã nhiều lần sử dụng phần mềm này trong dạy học và thấy có
nhiều ưu thế đặc biệt là đối với môn Sinh học. Sau đây tôi xin giới thiệu một vài
vấn đề tôi đã làm.
2. Các ứng dụng của phần mềm Violet.
2.1. Chèn ảnh và phim vào bài giảng
Tính năng này thì giống với PowerPoint ta có thể thực hiện các thao tác như
sau.
- Từ màn hình chính của Violet ta vào nút "thêm đề mục"

thêm đề mục


- Sau đó xuất hiện hộp thoại dưới đây, ta có thể nhập các nội dung vào hình bên:
"chủ đề", "mục", "tiêu đề" rồi ấn nút "tiếp tục".

Nhập vào đây

Giáo viên: Vũ Đức Tiền - Trường THCS Nga Thắng - Nga Sơn

6


SKKN: "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học sinh học ở trường THCS"
- Tiếp theo ta click nút ảnh phim, một hộp thoại hiện ra như sau:
nút "…"

Hộp "Tên file dữ liệu" cho biết file dữ liệu nào đang được chọn. Để đơn giản,
có thể nhấn vào nút "…" để mở ra hộp Open File giống như trong các ứng dụng
Windows. Sau khi chọn được file mong muốn ta chọn đồng ý. Tiếp theo ta điều
chỉnh kích thước cho phù hợp, chọn hiệu ứng mong muốn rồi chọn "đồng ý"
Như vậy ta đã đưa tranh thành công vào bài giảng của mình.
Đối với phim ta cũng làm tương tự như trên là được
Ví dụ ta chén sơ đồ quá trình nguyên phân vào bài giảng của mình như sau
- Ấn vào nút "..." một hộp thoại sau xuất hiện

Ta tìm đến thư mục chứa file cần dùng rồi chọn open ta được như sau

Giáo viên: Vũ Đức Tiền - Trường THCS Nga Thắng - Nga Sơn

7



SKKN: "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học sinh học ở trường THCS"
Tiếp theo chọn "đồng ý", ta có thể điều chỉnh kích thước của hình hoặc phim
sau đó chọn "đồng ý" và ta được như sau

Một điều rất hữu ích là việc chèn các file ảnh, phim flash với một kho tư liệu
vô cùng phong phú
2.2. Sử dụng các mẫu bài tập
Các bài tập là những thành phần không thể thiếu trong các bài giảng, giúp
học sinh tổng kết và ghi nhớ được kiến thức, đồng thời tạo môi trường học mà chơi,
chơi mà học, làm cho học sinh thêm hứng thú đối với bài giảng.
Để tạo một bài tập, ta nhấn nút "Công cụ" ở cửa sổ soạn thảo trang màn hình,
rồi chọn một trong các loại bài tập được hiện ra trong menu ("Bài tập trắc nghiệm",
"Bài tập ô chữ", "Bài tập kéo thả chữ"). Sau đó, cửa sổ nhập liệu cho loại bài tập
được chọn sẽ hiện ra. Phần dưới đây sẽ mô tả chi tiết về việc nhập liệu cho các bài
tập thông qua một số ví dụ tương ứng.
2.2.1. Tạo bài tập trắc nghiệm
Violet cho phép tạo được 4 kiểu bài tập trắc nghiệm:


Một đáp án đúng: chỉ cho phép chọn 1 đáp án



Nhiều đáp án đúng: cho phép chọn nhiều đáp án một lúc



Đúng/Sai: với mỗi phương án sẽ phải trả lời là đúng hay sai




Câu hỏi ghép đôi: Kéo thả các ý ở cột phải vào các ý tương ứng ở cột trái để
được kết quả đúng.

Ví dụ 1: Tạo một bài tập trắc nghiệm như sau:
? Các khẳng định sau là đúng hay sai?
Giáo viên: Vũ Đức Tiền - Trường THCS Nga Thắng - Nga Sơn

8


SKKN: "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học sinh học ở trường THCS"
a) ADN là bản sao của gen cấu trúc
b) mARN có chức năng vận chuyển axit amin trong quá trình tổng hợp
prôtêin
c) Quá trình tổng hợp prôtêin diễn ra theo NTBS
Nhập liệu cho bài tập trên như sau:

Để thêm phương án, ta nhấn vào nút “+” ở góc dưới bên trái, để bớt phương
án thì nhấn vào nút “−”. Trong các phương án đưa ra ta đánh dấu tích vào phương
án đúng. Sau khi nhập xong, ta nhấn nút "Đồng ý" sẽ được màn hình bài tập trắc
nghiệm như sau:

Ví dụ 2: Tạo kiểu bài trắc nghiệm“Ghép đôi”.
Hãy kéo mỗi ý ở cột trái đặt vào một dòng tương ứng ở cột phải để có kết quả
đúng.

Giáo viên: Vũ Đức Tiền - Trường THCS Nga Thắng - Nga Sơn

9



SKKN: "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học sinh học ở trường THCS"
Cây sắn có ...

Rễ củ

Cây trầu không có ...

Rễ móc

Cây bụt mọc có ...

Giác mút

Cây tầm gửi có ...

Rễ thở
Rễ chùm

Ta thực hiện các bước làm như bài tập trên, song phải chọn kiểu bài tập là
“Ghép đôi”, và chú ý khi soạn thảo phải luôn đưa ra kết quả đúng đằng sau mỗi
phương án. Sau đó, Violet sẽ trộn ngẫu nhiên các kết quả để người làm bài tập sắp
xếp lại.
Nhấn nút đồng ý ta được bài tập hiển thị lên màn hình như sau:

Khi làm bài tập loại này, học sinh phải dùng chuột kéo giá trị ở cột phải đặt
vào cột trả lời, rồi nhấn vào nút kết quả để nhận được câu trả lời là đúng hay sai.
HS có thể làm từng câu một rồi xem kết quả ngay, hoặc có thể làm hết các câu rồi
mới xem kết quả đều được.

Ví dụ 3: Tạo bài tập nhiều lựa chọn
Đặc trưng nào sau đây không phải của quần thể sinh vật?
a) Tỉ lệ giới tính
b) Mật độ
c) Độ đa dạng
d) Sức sinh sản và tử vong
Ta thực hiện các bước làm như bài tập trên, song phải chọn kiểu bài tập là
“Một đáp án đúng”, và chú ý khi soạn thảo phải luôn đưa ra kết quả đúng đằng sau
phương án đúng.
Giáo viên: Vũ Đức Tiền - Trường THCS Nga Thắng - Nga Sơn

10


SKKN: "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học sinh học ở trường THCS"

Nhấn nút đồng ý ta được bài tập hiển thị lên màn hình như sau:

Để làm bài này học sinh chỉ cần click chuột vào câu cần chọn sau đó bấm
bào nút "kết quả" để xem đúng hay sai. Nếu sai học sinh có thể chọn phương án
khác.hoặc cho học sinh khác làm lại.
2.2.2. Tạo bài tập ô chữ
Ví dụ 4: Tạo một bài tập ô chữ dựa theo sách giáo khoa Sinh học 6 trang 26. Khi
tạo bài tập này, người soạn thảo phải biết trước về ô chữ cột dọc và các câu trả lời
hàng ngang.
Trò chơi giải ô chữ
1. Nhóm sinh vật lớn nhất có khả năng tự tạo ra chất hữu cơ ngoài ánh sáng.
2. Một thành phần của tế bào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế
bào.
3. Một thành phần của tế bào chứa dịch tế bào.

Giáo viên: Vũ Đức Tiền - Trường THCS Nga Thắng - Nga Sơn

11


SKKN: "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học sinh học ở trường THCS"
4. Một thành phần của tế bào có tác dụng bao bọc chất tế bào.
5. Chất keo lỏng có chứa nhân, không bào và các thành phần khác của tế bào.
Các câu trả lời hàng ngang lần lượt là:
1. Thực vật;

2. Nhân tế bào;

4. Màng sinh chất;

3. Không bào;

5. Tế bào chất

Chữ ở cột dọc là: TẾ BÀO
Ta lần lượt nhập năm câu hỏi và năm câu trả lời trong đề bài vào các hộp
nhập liệu. Hình sau thể hiện việc nhập liệu của hai câu hỏi hàng ngang đầu tiên.

Trong đó:
 "Từ trả lời" là đáp án đúng của câu hỏi
 "Từ trên ô chữ" là tập hợp các chữ cái sẽ được hiện lên ô chữ, thường là
giống từ trả lời, nhưng viết hoa và không có dấu cách. Nếu không nhập gì
vào đây thì Violet sẽ tự động sinh ra từ “Từ trả lời”. Vì vậy, nếu không có
gì đặc biệt, ta có thể bỏ qua phần này để nhập liệu cho nhanh.
 "Vị trí chữ" là vị trí của chữ cái trong "Từ trên ô chữ" mà sẽ thuộc vào ô

dọc. Ví dụ với câu hỏi 2, do từ hàng dọc là “TẾ BÀO” nên ta cần có chữ
“TẾ” thuộc vào ô chữ dọc, trong khi từ hàng ngang lại là “NHÂN TẾ
BÀO” nên sẽ lấy vị trí chữ là 6.

Giáo viên: Vũ Đức Tiền - Trường THCS Nga Thắng - Nga Sơn

12


SKKN: "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học sinh học ở trường THCS"
Cuối cùng, nhấn nút “Đồng ý” ta sẽ thu được một trang bài tập ô chữ. Khi
giải ô chữ học sinh sẽ click chuột vào câu hỏi, rồi gõ câu trả lời tương ứng vào hộp,
nhấn Enter thì sẽ có kết quả trên ô chữ như sau:

2.2.3. Tạo bài tập kéo thả chữ
Trên một đoạn văn bản có các chỗ trống (...), người soạn có thể tạo ra 3 dạng
bài tập như sau:
1. Kéo thả chữ: nhiệm vụ của học sinh là kéo các từ tương ứng thả vào

những chỗ trống. Ngoài các từ phương án đúng của đoạn văn bản còn có
thêm những phương án nhiễu khác.
2. Điền khuyết: Không có sẵn các từ phương án, học sinh phải click chuột

vào ô trống để gõ (nhập) phương án của mình vào.
3. Ẩn/hiện chữ: Khi click chuột vào chỗ trống thì đáp án sẽ hiện lên (nếu

đang ẩn), hoặc ẩn đi (nếu đang hiện).
Ví dụ 5: Chọn các từ sau điền vào chỗ chấm: vành tai; ốc tai màng; màng nhĩ;
xương búa; xương đe; xương bàn đạp; chuỗi xương tai;
Sóng âm từ nguồn âm phất ra được ........................... hứng lấy, truyền qua

ống tai vào làm rung ........................... rồi truyền qua ........................... vào làm
rung cửa bầu và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch
trong ..........................., tác động lên cơ quan Coocty.
Ta thiết kế như sau:

Giáo viên: Vũ Đức Tiền - Trường THCS Nga Thắng - Nga Sơn

13


SKKN: "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học sinh học ở trường THCS"

Khi nhập liệu, ta sẽ gõ câu hỏi và toàn bộ nội dung văn bản (có cả các từ mà
sau này sẽ được ẩn đi) vào ô nhập liệu. Sau đó, chọn các từ ẩn này (bôi đen từ) rồi
nhấn nút "Chọn chữ". Hoặc đơn giản hơn, để chọn một từ ta gõ 2 cặp ký hiệu xổ
dọc cạnh nhau ở 2 đầu của từ đó: ||<từ được chọn>||.
Sau khi chọn từ bằng bất kỳ cách nào, trên ô nhập liệu từ đó sẽ có màu đỏ
nên rất dễ nhận ra. Nếu thôi không chọn từ đó nữa, ta chỉ việc xóa các cặp ký hiệu ||
đi là được.
Riêng đối với bài tập kéo thả chữ, ta có thể nhập thêm các phương án nhiễu
bằng cách nhấn nút “Tiếp tục”. Nếu không cần phương án nhiễu hoặc với các bài
tập điền khuyết và ẩn/hiện chữ thì ta có thể nhấn luôn nút “Đồng ý” để kết thúc quá
trình nhập liệu. Dưới đây là màn hình nhập phương án nhiễu cho loại bài tập kéo
thả chữ.

Giáo viên: Vũ Đức Tiền - Trường THCS Nga Thắng - Nga Sơn

14



SKKN: "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học sinh học ở trường THCS"
Trong đó:
• Nút "Thêm chữ" dùng để thêm một phương án nhiễu, sau khi click nút này ta
sẽ gõ trực tiếp nội dung phương án lên danh sách đối tượng.
• Nút "Quay lại" để trở về màn hình nhập liệu trước.
• Nút "Đồng ý" để kết thúc quá trình nhập liệu và tạo bài tập.
Với cách nhập liệu như trên Violet sẽ sinh ra một bài tập kéo thả chữ giống
như hình dưới đây:

Khi làm bài tập này học sinh dùng chuột kéo các từ cần chọn và thảo vào chỗ
chấm phù hợp rồi xem kết quả
Đối với các dạng bài tập điền khuyết và ẩn hiện chữ ta cũng thiết kế tương
tự.
Một lợi thế cũng rất hữu dụng của violet nữa là ta có thể đóng gói bài giảng
sau khi đã hoàn thiện và sẽ sinh ra một file chạy, và khi chuyển sang máy khác
không cài violet thì vẫn chạy bình thường bằng cách copy cả thư mục đóng gói.
Ta cũng có thể sử dụng kết hợp cả violet với Power point bằng kĩ thuật
nhúng violet vào Power Point. Khi đó ta có thể kết hợp cái mạnh của 2 chương
trình này một cách hiệu quả.
II. Các giải pháp để tổ chức thực hiện
Trong năm học 2010 - 2011 ngay từ đầu năm tôi đã đăng kí sáng kiến này và
đã đề ra các giải pháp thực hiện như sau
15
Giáo viên: Vũ Đức Tiền - Trường THCS Nga Thắng - Nga Sơn


SKKN: "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học sinh học ở trường THCS"
1. Lập kế hoạch
- Nghiên cứu tìm hiểu phần mềm violet tháng 9/2010
- Chọn lọc các bài học để áp dụng. CNTT là vô cùng hữu ích và nhà trường

nói riêng, ngành nói chung, nhưng không phải tiết nào, bài nào cũng áp dụng và áp
dụng hiệu quả được. có bài không nên sử dụng CNTT có khi lại đem lại hiệu quả
dạy học cao hơn là áp dụng. Trong chương trình Sinh 9 tôi đã áp dụng cho các bài
sau: Bài 9; 10; 11; 13; 16; 17; 19....... Tiến hành trong thời gian 4 - 9 tháng 10 năm
2010
- Tải các tư liệu ảnh và phim có liên quan và tập hợp chúng theo bài tại

2. Chuẩn bị bài giảng với sự hỗ trợ của CNTT và phần mềm violet
3. Chuẩn bị các bài kiểm tra khảo sát tình hình học tập của học sinh
C. KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu
Với việc vận dụng như trên, tôi đã khảo sát chất lượng của học sinh lớp 9
năm học 2010 - 2011 qua bài kiểm tra 1 tiết học kì 1 và bài kiểm tra học kì 1 (đề
Sở) như sau:
Tổng số học sinh là 43 em, kết quả như sau:
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

(điểm 9 - 10)

(điểm 7- <9)

(điểm 5 - <7)


(điểm 3- <5)

(điểm <3)

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1 tiết

2

4,7

13

30,2


25

58,1

3

7,0

Kì 1

2

4,7

11

25,6

28

65,1

2

4,7

SL

%


Thông qua kết quả thu được và việc nhận xét bài làm của học sinh tôi nhận
thấy có một số đặc điểm sau
- Tỉ lệ học sinh yếu giảm, học sinh kém không còn, tỉ lệ học sinh trung bình;
khá; giỏi tăng lên.
- Học sinh đã hiểu rõ ràng và chính xác kiến thức phần viết sơ đồ lai, nguyên
phân, giảm phân và ADN (theo trọng tâm của đề kiểm tra )
Như vậy có thể nói rằng: sử dụng CNTT đã đem lại hiệu quả cao hơn trong
dạy học đặc biệt là dạy học Sinh học THCS
2. Kiến nghị, đề xuất
Giáo viên: Vũ Đức Tiền - Trường THCS Nga Thắng - Nga Sơn

16


SKKN: "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học sinh học ở trường THCS"
- Một khó khăn trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung là thiết bị
cồng cềnh, vận chuyển vất vả, cần phải có nhiều người trợ giúp trong việc vận
chuyển, lắp đặt vì chưa có phòng chuyên biệt, phòng nghe nhìn để lắp đặt cố định
thiết bị máy chiếu, màn chiếu nên việc ứng dụng còn đang hạn chế, đôi khi vì ngại
phiền hà và phức tạp nên những tiết cần thiết không được áp dụng mà chỉ sử dụng
đến phương tiện này khi thao giảng hoặc khi thi giáo viên giỏi…. Vì vậy tôi đề xuất
với các cấp có thẩm quyền cần tạo điều kiện xây dựng một phòng nghe, nhìn riêng
để lắp đặt cố định thiết bị máy chiếu
- Ban giám hiệu nhà trường cần theo giỏi sát hơn việc giáo viên sử dụng
CNTT vào dạy học đặc biệt là tính hợp lí giữa nội dung bài học với việc sử dụng
CNTT, để tránh sử dụng mang tính chất hình thức.
Trên đây chỉ là những điều mà tôi đã áp dụng trong năm học 2010 - 2011 tại
trường THCS Nga Thắng mà tôi thấy là hiệu quả. Rất mong được cấp trên và các
bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho tôi để hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nga Thắng, tháng 4 năm 2011
Giáo viên

Vũ Đức Tiền

Giáo viên: Vũ Đức Tiền - Trường THCS Nga Thắng - Nga Sơn

17



×