Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

nghiên cứu những mâu thuẫn và giải pháp chủ yếu phát triển bền vững vùng sinh thái ngập mặn ven biển huyện giao thuỷ tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.21 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-------------------

NGUYỄN THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU NHỮNG MÂU THUẪN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG SINH THÁI NGẬP MẶN
VEN BIỂN HUYỆN GIAO THUỶ - TỈNH NAM ðỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ HỮU ẢNH

HÀ NỘI - 2009


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung nghiên cứu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
ñược công bố cho việc bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng những mục trích dẫn trong luận văn ñều ñược
trích dẫn rõ nguồn gốc, mọi sự giúp ñỡ ñều ñược cảm ơn.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2009



TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Thu Hà

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

i


LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành ñến các Thầy, Cô Khoa
Kế toán quản trị, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Viện ðào tạo Sau ðại
học, ñặc biệt là các Thầy, Cô trong Bộ môn Tài chính ðại học Nông nghiệp
Hà Nội, ñã góp ý, chỉ bảo và quan tâm ñến từng bước trong tiến trình thực
hiện luận văn của bản thân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành ñến PGS.TS Lê Hữu Ảnh ñã
dành nhiều thời gian tâm huyết, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn lãnh ñạo UBND huyện Giao Thủy, Công an huyện
Giao Thủy, UBND các xã vùng ñệm, Vườn Quốc gia Xuân Thủy ñã tạo ñiều
kiện cho tôi thu thập số liệu một cách hệ thống trong suốt thời gian thực hiện
luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn gia ñình và bè bạn ñã ñộng viên, khích lệ tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như trong suốt thời gian tôi tiến hành viết
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận công lao trên./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
TÁC GIẢ


Nguyễn Thị Thu Hà

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN

i

LỜI CẢM ƠN

ii

MỤC LỤC

iii

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

vi

DANH MỤC BIỂU ðỒ, SƠ ðỒ


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

viii

1. MỞ ðẦU

1

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2
2
2

1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

3
3
3


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI

4

2.1. Cơ sở lý luận của ñề tài
2.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững
2.1.2. Mô hình, nội dung phát triển bền vững
2.1.3. ðiều kiện ñể phát triển bền vững

4
4
6
11

2.2. Cơ sở thực tiễn của ñề tài
2.2.1. Vài nét về lịch sử phát triển bền vững trên thế giới
2.2.2. Kinh nghiệm PTBV trên thế giới
2.2.3. Phát triển bền vững ở Việt Nam

12
12
14
19

2.2.4. Mâu thuẫn phát triển bền vững vùng ngập mặn ven biển

32

3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


36

3.1. ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu
3.1.1. ðặc ñiểm ñịa lý tự nhiên
3.1.2. ðiều kiện kinh tế - xã hội
3.1.3. ðánh giá chung

36
36
38
49

3.2. Phương pháp nghiên cứu

50

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

iii


3.2.1. Phương pháp phân tích
3.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong ñề tài

50
51
53


4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI

54

4.1. Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên ven biển

54

4.1.1. Tổng quan về vùng sinh thái ngập mặn huyện Giao Thủy
4.1.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên ven biển

54
56

4.2. Mâu thuẫn trong phát triển bền vững vùng sinh thái ngập mặn ven biển huyện
Giao Thủy
4.2.1. Những mâu thuẫn chủ yếu
4.2.2. Nguyên nhân nội sinh trong PTBV vùng sinh thái ngập mặn ven biển
4.2.3. Những nguyên nhân ngoại sinh trong phát triển bền vững

64
64
79
93

4.3. ðề xuất một số giải pháp trong phát triển bền vững sinh thái ngập mặn ven biển
96
4.3.1. Quan ñiểm phát triển bền vững vùng sinh thái ngập mặn ven biển
96
4.3.2. Một số giải pháp trong phát triển bền vững vùng ven biển

98
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

113

5.1. Kết luận

113

5.2. Kiến nghị

114

TÀI LIỆU THAM KHẢO

116

PHỤ LỤC

119

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

iv


TỪ NGỮ VIẾT TẮT
PTBV

:


Phát triển bền vững

NTHS

:

Nuôi trồng hải sản

HSTN

:

Hải sản tự nhiên

VQG

:

Vườn Quốc gia

GTSX

:

Giá trị sản xuất

TNHH

:


Thu nhập hỗn hợp

UBND

:

Ủy ban nhân dân

RNM

:

Rừng ngập mặn

LH1

:

Loại hình 1

LH2

:

Loại hình 2

BQ

:


Bình quân

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
3.1 Tình hình ñất ñai và sử dụng ñất ñai huyện Giao Thuỷ qua 3 năm 20062008
39
3.2 Tình hình dân số và lao ñộng của huyện Giao Thuỷ qua 3 năm 2006-2008

42

3.3 Giao thông ñường bộ

44

3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh huyện Giao Thuỷ qua 3 năm 2006-2008

47

4.1 Tình hình nuôi tôm các xã vùng ñệm năm 2008

57

4.2 Tình hình nuôi vạng các xã vùng ñệm năm 2008

58


4.3 Tình hình khai thác HSTN ở các xã vùng ñệm năm 2008

59

4.4 Số lượng khách quốc tế ñến VQG Xuân Thủy từ năm 2003 ñến 6 tháng
ñầu năm 2008
60
4.5 Số lượng khách du lịch nội ñịa ñến VQG Xuân Thủy từ năm 2003 – 6
tháng ñầu năm 2008
60
4.6 Hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi ong lấy mật (hộ/1 năm)

61

4.7 Phân tích lợi nhuận của mua bán hải sản tự nhiên của người thu gom

63

4.8 Hiệu quả kinh tế trên 1 ha nuôi trồng tôm năm 2008

65

4.9 So sánh hiệu quả kinh tế giữa nuôi tôm và nuôi vạng

69

(tính trên 1ha/năm)

69


4.10 So sánh thu nhập giữa nhóm hộ NTHS và nhóm hộ ñánh bắt HSTN

72

4.11 Các bên tác ñộng trực tiếp ñến vùng sinh thái ngập mặn ven biển

79

4.12 Thông tin về tập huấn kỹ thuật NTHS của các hộ trong xã vùng ñệm

86

4.13 Quy hoạch các phân khu của vùng sinh thái ngập mặn theo chức năng

99

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

vi


DANH MỤC BIỂU ðỒ, SƠ ðỒ

Biểu ñồ 3.1: Tình hình ñất ñai của huyện qua 3 năm (2006-2008)

41

Biểu ñồ 4.1: Sự biến ñộng về chi phí và lợi nhuận trên 1 ha NTHS


67

Biểu ñồ 4.2: Thông tin về ñịa ñiểm ñánh bắt của các hộ ñánh bắt HSTN

73

Biểu ñồ 4.3: Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa số lượng người khai thác và sản
lượng thu ñược hàng năm (cho ñiểm)
74
Sơ ñồ 4.1. Sơ ñồ VEN (Ảnh hưởng của các tổ chức, cá nhân ñến vùng sinh
thái ngập mặn ven biển)
77
Biểu ñồ 4.4: Nguồn cung cấp vạng giống

87

Biểu ñồ 4.5: Nguồn cung cấp tôm giống

88

Biểu ñồ 4.6 : Ý kiến của người dân về chính sách phát triển kinh tế và bảo vệ
96
môi trường

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1. Mô hình PTBV của WCED-1987

7

Hình 2.2. Mô hình PTBV của Villen, 1990

7

Hình 2.3. Mô hình tương tác giữa 3 hệ thống tự nhiên- kinh tế- xã hội và PTBV

8

Hình 2.4. Mô hình quan hệ thời gian của hệ kinh tế- xã hội – môi trường

8

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

viii


1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Việt Nam là một nước ven biển có ñường bờ biển dài trong khu vực
ðông Nam Á, với hơn 3200km bờ biển. ðây là khu dân cư tập trung rất ñông
chiếm hơn 60% dân số cả nước [27]. Dân ở ñây chủ yếu sống dựa vào các
nguồn tài nguyên biển và ven biển. Tăng dân số nhanh ñã và ñang là sức ép
rất lớn lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngược lại sự suy thoái về tài
nguyên thiên nhiên cũng gây ảnh hưởng không nhỏ ñến ñời sống vùng ven biển.

Tại các vùng ven biển ñang phát triển hoạt ñộng nuôi trồng thuỷ sản
ñặc biệt là nuôi tôm. Phần lớn là các trại nuôi tôm quảng canh cải tiến ñang
bắt ñầu có những vấn ñề nghiêm trọng như ô nhiễm, dịch bệnh, làm giảm thu
nhập hoặc thậm chí là thua lỗ. Sự lan rộng nuôi trồng thuỷ sản ñã dẫn ñến sự
xáo trộn lớn cơ cấu xã hội. Vụ thu hoạch không ñạt mức lợi nhuận dự tính ñã
làm tăng công nợ, tình trạng ngày một phụ thuộc hơn vào nguồn lực khác ñiều này làm nuôi trồng thuỷ sản kém bền vững. ðồng thời phát triển nuôi
trồng thủy sản cũng làm hạn chế tiếp cận các nguồn lực ven biển, loại những
hộ gia ñình ra khỏi nơi mưu sinh trước ñây. Áp lực về cuộc sống ñẩy ñến hệ
quả các hộ dân khai thác bừa bãi làm suy giảm nguồn lợi ñáng kể. Vậy làm
thế nào ñể ñảm bảo hài hoà lợi ích giữa các nhóm khai thác nguồn lợi?
Từ sự mâu thuẫn về kinh tế dẫn ñến mâu thuẫn về xã hội giữa những
nhóm người khai thác nguồn lợi ven biển.
Ngoài các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể sinh lời ở vùng ven biển
bị suy giảm nghiêm trọng tại toàn bộ miền duyên hải Việt Nam: 22 trong số
29 tỉnh ven biển cho biết số lượng loại sinh vật biển ở ñịa phương giảm rõ rệt
[27]. Những dữ liệu từ Ấn ðộ và Indonesia cho thấy 20% trại nuôi tôm ở
những ñịa ñiểm vốn là rừng ñước trước ñây tại Vịnh Thái Lan ñã bị phế bỏ
chỉ sau 2 ñến 4 năm và việc nuôi tôm cũng ñang chuyển dịch sang cây trồng
khác [27], các trang trại ñang dịch quá về phía Nam ñể lại những vùng ñất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

1


hoang phế không sử dụng ñược. Một tình hình tương tự tiềm tàng ở Việt Nam
nếu không có những thay ñổi về biện pháp sản xuất. Làm thế nào ñể ñảm bảo
về mặt kinh tế mà không làm tổn hại ñến nguồn tài nguyên thiên nhiên?
Giao Thuỷ là một huyện ven biển tỉnh Nam ðịnh – ñây là một vùng ñặc
biệt vừa tiếp giáp trực tiếp với biển, vừa tiếp giáp gián tiếp với biển thông qua

vùng ñất ngập mặn ven biển ñồng thời là khu vùng ñệm Vườn quốc gia Xuân
Thuỷ. Chính vì vậy nơi ñây vừa chịu áp lực trong phát triển bền vững như các
khu ven biển khác vừa chịu áp lực từ vấn ñề bảo tồn ña dạng sinh học hệ sinh
thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia.
Những áp lực trên ñã tạo ra mâu thuẫn nổi cộm vùng ven biển ñòi hỏi
phải nghiên cứu trong quá trình phát triển. Và vấn ñề ñặt ra ở ñây là nên phát
triển về mặt kinh tế hay bảo tồn tài nguyên thiên nhiên? Hướng mở cho vấn
ñề này chỉ có thể là phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay phát triển bền
vững mới chỉ ñề cập tại từng ngành, từng lĩnh vực hay trong từng chương
trình mà chưa có nghiên cứu tổng thể về vùng.
Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành ñề tài: “Nghiên cứu
những mâu thuẫn và giải pháp chủ yếu phát triển bền vững vùng sinh thái
ngập mặn ven biển huyện Giao Thuỷ - Tỉnh Nam ðịnh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
ðề tài nghiên cứu nhằm phát hiện những mâu thuẫn trong phát triển
bền vững vùng ven biển từ ñó dự kiến một số giải pháp ñể phát triển bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững nói
chung và phát triển bền vững ở vùng ven biển nói riêng.
- ðánh giá ñược những mâu thuẫn tiềm ẩn trong các mặt kinh tế-xã hộimôi trường.
- Góp phần ñề xuất một số giải pháp chủ yếu ñể ñảm bảo cho phát triển
bền vững vùng ven biển.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

2


1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu

- Các hoạt ñộng kinh tế chủ yếu của cộng ñồng dân cư tại vùng ven
biển - nơi phát sinh những áp lực và mâu thuẫn trong phát triển bền vững.
- Chương trình, chính sách, thể chế các bên tham gia trong phát triển
bền vững.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian
ðề tài tập trung nghiên cứu 5 xã vùng ñệm huyện Giao Thuỷ - Tỉnh
Nam ðịnh.
* Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp thu ñược từ 2006 – 2008
- Số liệu sơ cấp thu ñược thông qua ñiều tra năm 2008.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

3


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
2.1. Cơ sở lý luận của ñề tài
2.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững
Khái niệm về phát triển
Thuật ngữ “phát triển” tuy ban ñầu ñược các nhà kinh tế học ñịnh nghĩa
là “tăng trưởng kinh tế” nhưng nội hàm của nó từ lâu ñã vượt qua khỏi phạm
vi này, ñược nâng cấp sâu sắc hơn và chính xác hơn.
Theo từ ñiển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển” là phạm trù triết học
chỉ ra tính chất của những biến ñổi ñang diễn ra trong thế giới. Phát triển là
một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn
tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện ñến lúc tiêu vong. Nguồn gốc
của phát triển là sự thống nhất và ñấu tranh giữa các mặt ñối lập.
Cho ñến nay các nhà khoa học, các nhà kinh tế trên thế giới ñã ñưa ra

khá nhiều ñịnh nghĩa, khái niệm khác nhau về phát triển. Tuy nhiên các ñịnh
nghĩa và khái niệm ñưa ra về cơ bản khá giống nhau trên một số quan ñiểm.
Trong ñó ñáng chú ý có ñịnh nghĩa: “Phát triển là quá trình qua ñó một xã hội
người cùng nhau phấn ñấu ñạt tới thỏa mãn ñược các nhu cầu mà xã hội ñó
coi là cơ bản và hiện ñại” [16].
Trong quan niệm sau ñây, các yếu tố sau cần ñược lưu tâm
- Phát triển là một quá trình.
- Từng quốc gia, từng dân tộc theo phương thức dân chủ, tự ñịnh ra nhu
cầu của mình mà coi ñó là cơ bản và hiện ñại.
- Các nhu cầu cơ bản và hiện ñại của xã hội và của con người luôn
mang tính toàn diện bao quát toàn bộ các mặt của cuộc sống, chứ không chỉ là
nhu cầu về kinh tế mặc dù nhu cầu về kinh tế là rất cơ bản.
- Từng quốc gia, từng dân tộc phát huy sức mạnh vật chất, tinh thần và
trí tuệ của mọi thành viên, ñoàn kết cùng nhau phấn ñấu ñạt ñược sự thỏa mãn
các nhu cầu mà mình coi là cơ bản và hiện ñại.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

4


Khái niệm về phát triển bền vững
Thuật ngữ PTBV lần ñầu tiên ñược sử dụng trong bản “Chiến lược bảo
tồn thế giới” do IUCN ñề xuất (1980). Mục tiêu tổng thể của chiến lược này
là “ñạt ñược sự PTBV bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” và thuật ngữ
PTBN ở ñây ñược ñề cập tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững
của sự phát triển về mặt sinh thái nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên
sinh vật. Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban
Quốc tế về Môi trường và Phát triển (WCED) lần ñầu tiên ñã ñưa ra một ñịnh
nghĩa tương ñối ñầy ñủ về PTBV là “sự phát triển ñáp ứng ñược nhu cầu của

hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ tương lai trong
việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ”[19].
Báo cáo ñã khẳng ñịnh mối liên quan chặt chẽ giữa sự phát triển và môi
trường. “Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, phát triển, là những gì chúng
ta làm ñể cố gắng cải thiện tất cả mọi thứ ở bên trong nơi chúng ra ñang sống,
và do vậy, hai vế này không thể tách rời nhau” (Gro Harlem Brundtland- Chủ
tịch WCED) [19].
Báo cáo cũng ñã nhấn mạnh 8 nội dung của PTBV:
1. Quan niệm lại khái niệm về tăng trưởng.
2. Thay ñổi chất lượng của sự tăng trưởng.
3. ðáp ứng các nhu cầu cốt yếu về việc làm, lương thực, năng lượng.
nước sạch và vệ sinh;
4. ðảm bảo sự bền vững về dân số
5. Bảo tồn và phát triển về tài nguyên.
6. ðịnh hướng công nghệ và quản lý rủi ro.
7. Tích hợp công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế trong quá
trình ra quyết ñịnh.
8. ðịnh hướng quan hệ quốc tế trong phát triển kinh tế.
ðịnh nghĩa của WCED về PTBV ñược sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Một ñịnh nghĩa khác cũng ñược nhiều người nhắc tới là trong cuốn sách “Hãy
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

5


cứu lấy Trái ðất” (IUCN, UNDP, WWF, 1991) trong ñó có ñịnh nghĩa:
PTBV là “sự nâng cao chất lượng ñời sống con người trong lúc ñang tồn tại,
trong khuôn khổ ñảm bảo của các hệ sinh thái”, còn tính bền vững là “một
ñặc ñiểm ñặc trưng của một quá trình hoặc một trạng thái có thể duy trì mãi
mãi” [19].

Nội hàm về PTBV ñược tái khẳng ñịnh ở Hội nghị Rio-92 và ñược bổ
sung hoàn chỉnh tại Hội nghị Johannesburg - 2002: “PTBV là quá trình phát
triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển.
ðó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”
Mặc dù hiện này, thuật ngữ PTBV ñược sử dụng một cách rộng rãi nhất
không chỉ ở phạm vi quốc tế, mà ngày2 càng ñược sử dụng rộng rãi hơn ở các
cấp quốc gia và ñịa phương, nhưng còn rất nhiều người hoặc là hiểu sai khái
niệm này hoặc là chưa yên tâm về nó (Tryzyra năm 1995) do họ chưa có quan
ñiểm ñầy ñủ về vấn ñề này. Ở ñây bền vững không phải là một mục tiêu chính
xác mà là một tiêu chuẩn ñối với quan ñiểm hành ñộng, ñó là “một quá trình
tiếp diễn, có tính lặp ñi, lặp lại, thông qua ñó kinh nghiệm trong việc quản lý
các hệ thống phức hợp, ñược tính kỹ lại, ñược ñánh giá và ñược vận dụng” [19].
Theo Stephen Viederman “Bền vững không phải là một vấn ñề kỹ thuật
cần giải quyết mà là một tầm nhìn vào tương lai, ñảm bảo cho chúng ta có
một lộ trình và giúp tập trung chú ý vào một tập hợp có giá trị và những
nguyên tắc mang tính lý luận về ñạo ñức ñể hướng dẫn hành ñộng của chúng
ta” [16].
2.1.2. Mô hình, nội dung phát triển bền vững
Nói một cách khái quát, PTBV là sự phát triển hài hòa về cả ba mặt:
kinh tế, xã hội, môi trường nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống
của con người không những cho thế hệ hiện tại mà còn cho thế hệ mai sau.
Có một số mô hình/ sơ ñồ PTBV với những sai khác nhất ñịnh về sự
hài hòa giữa các lĩnh vực khác nhau của hoạt ñộng kinh tế xã hội, chính trị và
môi trường.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

6


Một số mô hình PTBV

◘ Mô hình PTBV của WCED, 1987: Mô hình PTBV này tập trung
trình bày quan niệm về PTBV trong các lĩnh vực cụ thể như hình sau:

Chính trị
Hành chính
Kinhtế
P. T
B .V

Công nghệ

Xã hội
Sản xuất

Quốc tế

Hình 2.1. Mô hình PTBV của WCED-1987 [16]
◘ Mô hình PTBV của Villen, 1990:
Giá trị máy móc
Cạnh tranh quốc tế
Nông nghiệp bền vững
Bảo vệ nguồn nước
Kiểm soát thuốc BVTV
Bảo vệ chất lượng cuộc
sống, văn hóa trong NN
Sinh thái
Bảo vệ môi trường sống
Chất lượng cảnh quan
Chất lượng nước
ða dạng sinh học


Phát triển
bền vững

Bảo vệ
Du lịch sinh thái

Phát triển
Hệ thống quota
Hợp tác nông trại
Chính sách thu nhập
Nghiên cứu phát triển
Xã hội
Bình ổn giá
Quản lý và bảo vệ MT
Vùng nông thôn
Sức khỏe và sự an toàn
Các giá trị giải trí
Chống thất nghiệp

Hình 2.2. Mô hình PTBV của Villen, 1990 [16]
◘ Mô hình PTBV trong mối quan hệ với 3 hệ thống tự nhiên- kinh tế xã hội (Jacobs và sadler)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

7


Theo Jacobs và sadler, PTBV là kết quả các tương tác qua lại và phụ
thuộc lẫn nhau của 3 hệ thống [16]: Hệ thống tự nhiên (bao gồm hệ sinh thái

tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường của trái ñất); hệ
thống kinh tế (hệ sản xuất và phân phối sản phẩm); hệ thống xã hội (quan hệ
của con người trong xã hội). Quan hệ giữa PTBV với 3 hệ thống trên ñược
thực hiện ở sơ ñồ sau.

P hát
triể n
bền
v ữn g

Hệ tự nhiên

Hệ xã hội

Hệ kinh tế

Hình 2.3. Mô hình tương tác giữa 3 hệ thống tự nhiên- kinh tế- xã hội và
PTBV [16]

Sản Kinh
xuất tế

Xã Môi Thời gian- Vật chất- Không gian
hội trường

Hình 2.4. Mô hình quan hệ thời gian của hệ kinh tế- xã hội – môi trường
[16]
Trong mô hình trên sự PTBV không cho phép ưu tiên phát triển hệ này
gây ra sự suy thoái và tàn phá ñối với 1 hệ khác hay PTBV là sự dung hòa các
tương tác và thỏa hiệp giữa 3 hệ thống chủ yếu trên. Sự tương tác và thỏa hiệp

của 3 hệ thống trên dẫn ñến các mục tiêu PTBV trong lĩnh vực hẹp.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

8


- Sự tham gia của công dân vào quá trình quyết ñịnh ở lĩnh vực chính trị.
- Khả năng tạo ra các thặng dư kinh tế, tăng trưởng kinh tê nhưng
không làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên bằng cách sử dụng kỹ thuật 1 cách
khôn khéo.
Nội dung phát triển bền vững
PTBV là sự phát triển cân ñối, hài hòa cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi
trường.
PTBV về kinh tế: là sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế thể hiện ở
quá trình tăng trưởng kinh tế cao, ổn ñịnh và sự thay ñổi về chất của nền kinh
tế, gắn với quá trình tăng năng suất lao ñộng, quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường theo hướng tiến bộ.
Mục tiêu của PTBV về kinh tế là ñạt ñược sự tăng trưởng ổn ñịnh, với
cơ cấu hợp lý, ñáp ứng ñược yêu cầu nâng cao ñời sống của người dân, tránh
ñược sự suy thoái hoặc ñình trệ trong tương lai, tránh ñể lại gánh nặng nợ nần
cho các thế hệ mai sau.
ðể ñạt ñược sự PTBV về kinh tế, ñiều kiện tiên quyết là phải có:
- Tăng trưởng kinh tế cao và ổn ñịnh. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng
thực tế về quy mô giá trị tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế
trong một thời kỳ nhất ñịnh (thường là 1 năm). Mức tăng trưởng của nền kinh
tế là mức tăng về giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và giá trị tổng thu
nhập quốc dân (GNI), ñược tính trên phạm vi toàn nền kinh tế quốc dân hay
tính bình quân theo ñầu người khi so sánh giữa hai thời kỳ trước và sau ñó.
- Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tiến bộ, nghĩa là cơ cấu kinh tế hướng tới sự phát huy những lợi

thế của ñất nước và xu thế của thời ñại. ðối với các quốc gia ñang phát triển
tăng trưởng cần giảm tỷ trọng giá trị sản phẩm của ngành nông nghiệp, tăng
tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, có hàm lượng “chất xám” cao.
- Tăng trưởng kinh tế phải dựa vào năng lực nội sinh là chủ yếu và phải
làm tăng năng lực nội sinh. Năng lực nội sinh thể hiện ở các tiêu chí. Chất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

9


lượng nguồn nhân lực, năng lực sáng tạo công nghệ, mức ñộ tích lũy, mức ñộ
hoàn thiện và hiện ñại của cơ sở hạ tầng, mức tham gia của người dân vào sự
tăng trưởng kinh tế.
PTBV về xã hội: Là quá trình phát triển ñạt ñược kết quả ngày càng
cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, ñảm bảo chế ñộ dinh
dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho người dân, mọi người ñều có cơ hội trong
giáo dục, có việc làm, giảm tình trạng ñói nghèo, nâng cao trình ñộ văn minh
về ñời sống vật chất và tinh thần cho mọi thành viên của xã hội.
ðể PTBV về xã hội cần chú ý những nội dung sau:
- Tăng trưởng kinh tế phải ñi ñôi với giải quyết việc làm cho lao ñộng.
Gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu tạo việc làm cho người dân,
chống thất nghiệp.
- Tăng trưởng kinh tế phải ñi ñôi với xóa ñói giảm nghèo, ñó là mục
tiêu vừa trước mắt vừa lâu dài, tạo ñộng lực phát triển kinh tế, tạo mặt bằng
phát triển ñồng ñều trong xã hội.
- Tăng trưởng kinh tế phải ñảm bảo ổn ñịnh xã hội và nâng cao chất
lượng cuộc sống người dân. Ổn ñịnh xã hội ñược biểu hiện bằng việc không
có xung ñột sắc tộc, giai tầng, các bộ phận dân cư, ñó là ñiều kiện ñể tăng
trưởng kinh tế. Chất lượng cuộc sống ñược biểu hiện ở các chỉ tiêu thu nhập
bình quân ñầu người, chỉ số hưởng thụ về giáo dục và chỉ số về chăm sóc y tế:

(người lớn biết chữ, tuổi thọ bình quân…).
PTBV về môi trường: Là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu
quả tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có
hiệu quả ô nhiễm môi trường.
PTBV về môi trường chú ý các khía cạnh như sau:
- Tăng trưởng kinh tế không làm ô nhiễm, suy thoái và hủy hoại môi
trường. Trong thực tế khi thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhiều quốc
gia ñã không quan tâm ñúng mức ñến vấn ñề môi trường. Họ không chỉ khai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

10


thác làm cạn kiệt tài nguyên mà còn tạo chất thải làm ô nhiễm môi trường, ñe
dọa trực tiếp ñến ñời sống loài người hiện tại và tương lai.
- Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở khai thác hợp lý, sử dụng tiết
kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Cần cân nhắc kỹ khi có quyết
ñịnh khai thác tài nguyên, chú ý tới hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
Phải sử dụng công nghệ tiên tiến ñể sử dụng tiết kiệm tài nguyên và hạn chế ô
nhiễm môi trường.
Trong PTBV người ta còn ñề cập tới khía cạnh ñạp ñức của vấn ñề: ðó
là mọi người ñều có các quyền bình ñẳng như quyền ñược sống, ñược tự do,
quyền ñược hưởng tài nguyên và môi trường của trái ñất. Các thế hệ ñều có
quyền như nhau trong việc thỏa mãn các nhu cầu phát triển của mình. Các
loài sinh vật tạo nên sinh quyển nằm trong khối thống nhất của các hệ tự
nhiên của Trái ñất phải ñược bảo tồn cho dù nó có ý nghĩa như thế nào ñối với
con người. mọi người ñều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau trong việc bảo
vệ tài nguyên và môi trường Trái ñất, việc bảo vệ con người vượt lên trên mọi
ranh giới ñịa lý, xã hội, tư tưởng, văn hóa.

2.1.3. ðiều kiện ñể phát triển bền vững
* Quyết ñịnh của Nhà nước cần phải gắn vấn ñề phát triển kinh tế - xã
hội với vấn ñề môi trường
Vai trò của Nhà nước ở tầm vĩ mô có ảnh hưởng quan trọng ñặc biệt,
thông qua các ñường lối, chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội tác
ñộng ñến môi trường sống. Do vậy khi ñề ra một chủ trương, ñường lối, chính
sách nào ñó cần phải có sự tính toán, cân nhắc về khía cạnh ñảm bảo môi
trường ñược ổn ñịnh và cải thiện.
* Xây dựng một lối sống và lối sản xuất thích hợp
Xây dựng một lối sống thích hợp với phát triển bền vững: lối sống tiết
kiệm lành mạnh biết chăm lo cho môi trường sống…

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

11


Xây dựng một lối sản xuất thích hợp, tiết kiệm gắn liền với việc không
ngừng nâng cao trình ñộ kỹ thuật, công nghệ và ñổi mới tổ chức quản lý kinh
tế - cải tiến các hoạt ñộng.
Phải kết hợp hợp lý, thống nhất cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh
nghiệp trong hoạt ñộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
* Phải xây dựng bộ máy Nhà nước ñủ mạnh, ñủ năng lực
Một quốc gia có nền chính trị ổn ñịnh, có phương hướng phát triển
ñúng ñắn, hợp quy luật, thì thường có bộ máy ñiều hành mọi hoạt ñộng của
Nhà nước mạnh, có năng lực giải quyết mọi vấn ñề do ñời sống kinh tế - xã
hội và bảo vệ môi trường ñặt ra một cách thoả ñáng và có hiệu quả.
* Quá trình phát triển cần ñược kế hoạch hoá và quản lý một cách
tổng hợp
Mỗi thành tựu của sự phát triển ñều phải là sự thừa kế của quá khứ một

cách có chọn lọc và là sự ñịnh hướng cho tương lai phát triển sau này. Phát
triển bền vững chỉ có thể ñạt ñược khi mọi hoạt ñộng kinh tế - xã hội ñều phải
ñược quản lý chặt chẽ, toàn diện, ñược lập kế hoạch thống nhất và khoa học,
ñảm bảo kết hợp tốt nhất giữa môi trường và phát triển.
* Phải ñưa hao tổn tài nguyên và môi trường vào hệ thống hạch toán
quốc gia
Nguồn tài nguyên ñược sử dụng và sinh lợi cho ai thì người ñó phải có
trách nhiệm góp phần bù ñắp lại sự thiếu hụt và suy giảm trữ lượng và chất
lượng nguồn tài nguyên, môi trường ñã khai thác. Nhà nước phải xây dựng và
hoàn thiện hệ thống hạch toán ñể xác ñịnh ñầy ñủ mọi chi phí trong các hoạt
ñộng phát triển, trong ñó có các chi phí về khai thác, sử dụng các tài nguyên
và thành phần môi trường.
2.2. Cơ sở thực tiễn của ñề tài
2.2.1. Vài nét về lịch sử phát triển bền vững trên thế giới
Với những thành tựu trong phát triển KTXH của loài người những năm
trước và trong thập niên 70 theo hướng công nghiệp hóa, con người ñã tác
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

12


ñộng mạnh vào sự hình thành theo quy luật của tự nhiên các nguồn tài nguyên
thiên nhiên và hệ môi trờng sinh thái sự tác ñộng ấy ñã xảy ra những can thiệp
một cách thô bạo vào hệ sinh thái tự nhiên, từ ñó ñã tạo ra những ảnh hưởng
ngược chiều vào chính mục tiêu phát triển của xã hội loài người. Nói cách
khác thực tiễn ñã và ñang xuất hiện một quá trình mâu thuẫn, ñó là mâu thuẫn
giữa tăng trưởng kinh tế với sự cân bằng của tự nhiên.
Bên cạnh ñó sự bùng nổ về dân số, phân hóa về thu nhập giữa các quốc
gia, giữa các dân tộc diễn ra nhanh chóng ñã làm cho mâu thuẫn ngày càng
phát triển theo hướng gay gắt trong mối quan hệ của con người nói chung với

các nguồn tài nguyên tự nhiên.
Chính từ ñó, khái niệm về PTBV ñã hình thành và xuất hiện trong
phong trào bảo vệ môi trường trên quy mô toàn cầu từ những năm ñầu của
thập niên 70 của thế kỷ 20. Hội nghị Stockholm (Thụy ðiển) năm 1972 có thể
coi là dấu ấn ñầu tiên cho sự ra ñời chính thức của phạm trù “ Phát triển bền
vững”. Lúc ñầu nó xuất phát từ quan ñiểm bảo vệ môi trường bền vững,
nhưng càng về sau con người càng nhận thức ra rằng PTBV không chỉ ñơn
thuần là bảo vệ môi trường, mà nó còn bao hàm nội dung sâu rộng hơn cả về
kinh tế, xã hội.
ðúng 20 năm sau, tại hội nghị Thượng ñỉnh về Môi trường và Phát
triển, ñược tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin) với 179 nước tham
gia [32]. Tại ñây, các nhà hoạt ñộng kinh tế, xã hội, môi trường cùng với các
nhà chính trị ñã thống nhất về quan ñiểm PTBV, coi ñó là trách nhiệm chung
của các quốc gia, của toàn nhân loại và ñồng thuận thông qua tuyên bố Rio
gồm 27 nguyên tác cơ bản về PTBV và CTNS 21 [32], xác ñịnh các nguyên
tắc cơ bản cho hành ñộng vì sự PTBV của toàn thế giới trong thế kỷ 21. Sau
nội dung PTBV ñược “xốc lại” tại hội nghị thượng ñỉnh năm 2002 về PTBV ở
Johannesburg. Sau hội nghị này, nhiều quốc gia ñã xây dựng Chương trình
nghị sự riêng cho nước mình. ðến nay ñã có 113 nước trên thế giới xây dựng
và thực hiện CTNS21 về PTBV cấp quốc gia [32]. Các nước trong khu vực
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

13


như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia… ñều ñã xây dựng và thực
hiện CTNS21 về PTBV.
2.2.2. Kinh nghiệm PTBV trên thế giới
Cuộc chiến chống lại ô nhiễm môi trường ở Nhật Bản
Từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước, trước cuộc ñấu tranh mạnh mẽ

của các tầng lớp xã hội chống lại vấn nạn ô nhiễm môi trường, Nhật Bản lần
ñầu tiên có “Luật chống ô nhiễm môi trường” (1967). ðạo luật này ñặt ra một
nguyên tắc căn bản là: Người gây ra ô nhiễm phải chịu bồi thường những tổn
thất cho người bị thiệt hại. Tiếp ñó, vào năm 1970, Nghị viện Nhật Bản thông
qua 14 dự luật quy ñịnh các tiêu chuẩn về chất thải ñối với từng loại ô nhiễm
[32], theo ñó chất thải phải ñược kiểm soát ngay tại các nhà máy.
Năm 1971, Nhật Bản thành lập một cơ quan chuyên trách về môi
trường, ñó là Cục môi trường [32]. Tại các ñịa phương, các cơ quan bảo vệ
môi trường cũng ñược thành lập dưới chỉ ñạo của Cục Môi trường với phương
châm: Sử dụng tiềm lực kinh tế ngày càng to lớn do ñạt tốc ñộ tăng trưởng
cao ñể ngăn chặn nạn ô nhiễm và cải thiện ñiều kiện môi trường. ðể khẳng
ñịnh phương châm này, năm 1973 “Luật ñền bù cho sự thiệt hại về sức khỏe
do ô nhiễm” ñược ban hành. Theo ñó, người gây ô nhiễm phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật, các cơ sở sản xuất phải thực hiện nghiêm túc các biện
pháp cải tiến kỹ thuật ñể ngăn chặn ô nhiễm. Trong trường hợp ô nhiễm xảy
ra, dù là vô tình hay sự cố kỹ thuật, cơ sở sản xuất vẫn phải chịu trách nhiệm
bồi thường. ðiều này buộc các cơ sở sản xuất phải rất thận trọng trong quá
trình sản xuất, trong xử lý chất thải và thường xuyên phải bảo dưỡng thiết bị.
Trên thực tế, cũng có những trường hợp các biện pháp phòng ngừa
ñược thực hiện khá toàn diện nhưng sự cố vẫn xảy ra nhưng do chính quyền
ñộng viên nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt ñộng phòng chống ô
nhiễm và sớm ñưa ra công luận thực trạng ô nhiễm nên nhìn chung các biện
pháp chống ô nhiễm rất hiệu quả.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

14


Cùng với các quy ñịnh và ñạo luật nêu trên, năm 1988 Nhật Bản ban

hành ñạo luật quy ñịnh việc chế tạo và sử dụng chất CFC, một trong những
tác nhân chủ yếu phá hoại tầng ôzôn. Năm 1991, “Luật tái chế các nguyên
liệu thải loại” ra ñời. Từ ñầu năm 1994, “Luật cơ bản về môi trường” có hiệu
lực. Cùng với những ñạo luật trên, 47 tỉnh ở Nhật Bản cũng ñề ra các quy
ñịnh, quy chế bổ sung cho phù hợp với việc bảo vệ môi trường ở ñịa phương [32].
Bên cạnh ñó, Chính phủ còn khuyến khích nghiên cứu, phát triển công
nghệ tái chế và tìm kiếm các nguồn năng lượng mới. Trong thời gian 1978 1985, Chính phủ ñã tài trợ 61,1 tỷ yên cho chương trình nghiên cứu năng
lượng mang tên “Dự án ánh sáng mới” [31]. Theo kế hoạch của Bộ Công
thương, một khoản tiền 1,55 ngàn tỷ yên ñang tài trợ cho dự án kéo dài 28
năm triển khai công nghệ chống ô nhiễm môi trường và khuyến khích gia
tăng hiệu suất sử dụng các nguồn năng lượng thay thế [32].
Từ những kinh nghiệm và bài học ñắt giá của quá khứ, Nhật Bản ñã và
ñang thực hiện một chiến lược PTBV với tầm trí tuệ cao hơn, giàu tính nhân
bản hơn ñể tạo nên một sự hòa hợp sâu sắc giữa con người và thế giới tự nhiên.
Thông tin, áp lực cộng ñồng và lựa chọn công nghệ sạch ở Ciudad
Juarez, Mêhico
Theo góc ñộ môi trường, có lý do xác ñáng ñể tin rằng các nhà máy nhỏ
là trường hợp tồi tệ nhất trong các ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Nhiều
doanh nghiệp nhỏ không ñược cấp phép, hoạt ñộng với lao ñộng giản ñơn
trong các thị trường nhiều cạnh tranh nên họ dường như không sẵn sàng và
không có khả năng kiểm soát môi trường hữu hiệu. Lấy 20.000 lò gạch truyền
thống ở Mêhicô làm ví dụ [32]. Với nhiên liệu là các năng lượng rẻ, gây ô
nhiễm nặng như lốp cũ, ñầu ô tô ñã sử dụng, rác, củi vụn nên các lò gạch này
là nguồn gây ô nhiễm không khí hàng ñầu ở nhiều thành phố và nguồn gây
tổn hại sức khỏe ñặc biệt nghiêm trọng cho những ai tình cờ sống gần các kẻ
thực dân làm gạch này. Nhưng ñiều tiết họ bằng các biện pháp truyền thống
xem ra không thể thực hiện ñược.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

15



ðầu những năm 1990, một liên minh ñứng ñầu là một tổ chức tư nhân,
Liên ñoàn các hội tư nhân Mêhicô (FEMAP) ñã bắt ñầu giới thiệu phương
pháp nung gạch bằng propan cho những người làm gạch ở Ciudad Juarez. ðó
là một công nghệ lớn chứ không chỉ ñơn giản là chuyển ñổi chất ñốt, bởi vì nó
liên quan ñến chi phí cố ñịnh lớn: Chi phí giao dịch, học tập, chi phí mua lò
propan và chi phí sửa lò ñể chịu ñược nhiệt ñộ cao hơn. Các vật cản khác bao
gồm giới hạn tài chính của người làm gạch, sự thiếu am hiểu về tác hại sức
khỏe do ñốt gạch vụn gây ra, sự hấp dẫn về mặt kinh tế do chất ñốt rẻ nhưng
bẩn và thiếu áp lực ñiều tiết chính thức. Tuy nhiên, ñến cuối 1993, có từ 40
ñến 70% trong số khoảng 300 người làm gạch ở Ciudad Juarez ñã dùng
propan ñể làm chất ñốt chủ yếu [32].
FEMAP ñã chống lại tập quán như thế nào? Thứ nhất, nó cung cấp
thông tin phù hợp: các trường ñại học ñịa phương lập các chương trình ñào
tạo cho những người ñiều khiển lò gạch và giáo dục họ cùng những cộng
ñồng xung quanh về hiểm họa ñối với sức khỏe. Thứ hai, công ty propan
khuyến khích những người ñiều hành lò gạch chuyển ñổi chất ñốt bằng cách
cung cấp miễn phí cho họ tất cả các thiết bị ñốt cần thiết, trừ lò. Thứ ba,
những người tổ chức dự án làm việc với những nhà lãnh ñạo các tổ chức cộng
ñồng và mậu dịch ñịa phương ñể gây áp lực buộc những người làm gạch phải
lựa chọn propan.
Kinh nghiệm của Ciudad juarez cho thấy cả hứa hẹn lẫn giới hạn của
ñiều tiết phi chính thức. Vào ñầu những năm 1990, với việc giá propan chỉ
bằng nửa giá gạch vụn, sáng kiến của FEMAP ñã khuyến khích những người
gây ô nhiễm áp dụng công nghệ sạch hơn. Mặc dù vậy, gần ñây chính phủ
Mêhicô ñã bãi bỏ trợ cấp chất ñốt, dẫn tới giá propan tăng lên rất cao so với
giá gạch vụn. Do vậy hầu hết những người ñiều hành lò ñã trở lại với chất ñốt
cũ, việc ñiều tiết không chính thức ñã không vượt qua ñược những quy luật
kinh tế…

Phong trào “người tiêu dùng xanh” ở nước ðức
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp………………

16


×