Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN Nâng cao chất lượng dạy, học Địa Lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.94 KB, 8 trang )

Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học môn Địa lý
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG TRÀ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TRƯỜNG THCSHƯƠNG TOÀN

---------------------------

………………………

Hương Toàn, ngày 2 thang 05 năm 2011
SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT
Đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở

I. Sơ lược lý lịch:
- Họ và tên:Lê Thắng ; Bí danh: Không; Nam, nữ: Nam
- Ngày tháng năm sinh: 09/ 09/1961
- Quê quán: Hương Toàn, Hương Trà, Thừa Thiên Huế
- Nơi thường trú: Hương Toàn, Hương Trà, Thừa Thiên Huế
- Đơn vị công tác: Trường THCS Hương Toàn , Hương Trà ,Thừa Thiên Huế
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên.
- Trình độ chuyên môn: ĐHSP Địa
- Công việc được giao: Giảng dạy môn Địa lý khối 7 và 9
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, giúp đỡ tích cực của BGH nhà trường cũng như tổ
chuyên môn luôn quan tâm tạo điều kiện trong công tác giảng dạy.
- Trình độ chuyên môn trên chuẩn. Tham gia đầy đủ và chất lượng các đợt
bồ dưỡng chuyên môn do Phòng Giáo dục và Đào tạo Hương Trà tổ chức.


- Được giảng dạy theo đúng chuyên môn đào tạo.
* Khó khăn:
- Học sinh vùng nông thôn con em nông dân chiếm đa số nên việc đầu tư
cho con em mình vẫn còn hạn chế. Một số PHHS hầu như không quan tâm đến
việc học tập của con cái.
- Số đông học sinh chưa đam mê với môn học, ý thức chưa cao.
II. Sơ lược đặc điểm tình hình của đơn vị.
1. Đặc điểm tình hình:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên thực hiện: Lê Thắng
Trường THCS Hương Toàn
1


Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học môn Địa lý
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Trường đóng trên địa bàn xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Trường có 62 CBGVNV, gồm 28 lớp với gần 1000 học sinh.
2. Thuận lợi:
- Trường được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo tỉnh, huyện, địa
phương và đặc biệt là sự lãnh đạo của Sở GD và ĐT Thừa Thiên Huế, Phòng GD
và ĐT Hương Trà.
- Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cao về chất lượng.
- Cán bộ giáo viên và nhân viên có năng lực, nhiệt tình, có tinh thần trách
nhiệm cao, luôn luôn theo kịp sự đổi mới trong công tác. Giáo viên ứng dụng
CNTT tốt trong việc dạy học.
- Các phương tiện, thiết bị giảng dạy ngày càng đầy đủ để đáp ứng yêu cầu
đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Tập thể sư phạm nhà trường luôn đoàn kết, các tổ chức đoàn thể phát huy

tốt chức năng, nhiệm vụ để xây dựng nhà trường ngày càng phát triển.
- Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng hoàn thiện, cảnh quan nhà trường
khang trang, xanh, sạch, đẹp hơn. Trường đã chuẩn bị tốt mọi điều kiện để được
công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia.
3. Khó khăn:
- Một số học sinh còn xem nhẹ môn học.
- Khả năng vận dụng phối hợp các phương pháp của giáo viên chưa thành
thục.
III. Mục đích yêu cầu
Môn Địa lý trong trường học rất nhiều học sinh tỏ ra thờ ơ xem nhẹ, học một
cách đối phó. Nhưng thực ra đây là một bộ môn chứa đựng cả một kho tàng kiến
thức về cả tự nhiên – kinh tế - xã hội , đặc biệt là địa lý lớp 7. Do đó, muốn giảng
dạy có kết quả giáo viên cần vận dụng những phưong pháp phù hợp với đặc thù bộ
môn . Và còn tuỳ thuộc vào của từng bài , từng đối tượng học sinh.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên thực hiện: Lê Thắng
Trường THCS Hương Toàn
2


Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học môn Địa lý
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bản thân tôi đã được nhiều năm giảng dạy Địa lý 7 , tôi thấy thích thú , qua
mỗi châu lục tôi như thấy mình vừa trải qua một chuyến du lịch ở những vùng đất
xa sôi ấy. Những cảm nhận đó đã thôi thúc tôi không ngừng tìm ra những giải pháp
tốt để nâng cao chất lượng và điều quan trọng là làm thế nào để học sinh cũng say
mê môn học , để môn Địa lý không còn nặng nề, tẻ nhạt. Có như vậy mới nâng cao
chất lượng của bộ môn đối với cả người dạy và người học.
Thực trạng:
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh xem nhẹ môn học Địa lý . 100 học

sinh lớp 7 .
- 20 % Địa lí lớp 7 khó , không gần gũi.
- 50 % Không quan trọng.
- 30 % đây là môn học chỉ cần học thuộc lòng là đủ.
Qua số liệu đó, tôi quá bất ngờ đối với những nhận xét thờ ơ của học sinh và
tôi thấy rất buồn về vị trí của môn Địa lý trong học sinh.
Tôi đã nghiên cứu lại thật kỷ chương trình địa lý lớp 7 thì tôi lại thấy chương
trình Địa lý lớp 7 đã cung cấp cho học sinh kiến thức khá rộng, mà học sinh cần
phải biết phù hợp với khả năng của học sinh lớp 7 . Cho nên tôi đã cố gắng tìm lại
vị trí cho môn học này.
IV. Những giải pháp chính của sáng kiến cải tiến kỹ thuật
1.Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phổ biến theo hướng phát huy tích
cực , chủ động học tập của học sinh.
- Những phương pháp dạy học thuyết trình , hoạt động dạy học trong các
phương pháp này diễn ra theo kiểu giải thích minh hoạ, thông báo - thu nhận , tác
dụng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh không cao , nhận thức của học
sinh ở mức độ ghi nhớ, tái hiện.... Như vậy , học sinh thụ động nghe – ghi dẫn đến
nặng nề khó tiếp thu.
- Để khắc phục những nhược điểm thụ động trong học tập cảu học sinh , giáo
viên phải biết cách khai thác vốn tri thức , kỹ năng và khả năng học tập của học
sinh mà ra bài tập hay nhiệm vụ học tập phù hợp , nâng cao hơn so với khả năng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên thực hiện: Lê Thắng
Trường THCS Hương Toàn
3


Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học môn Địa lý
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

hiện có của học sinh , kích thích các em có sự cố gắng trong học tập , nổ lực về trí

tuệ để hoàn thành . Nhờ vậy tư duy dần dần phát triển , tính tích cực được phát
huy.
- Chương trình Địa lý 7 sử dụng rất nhiều bản đồ nên phương pháp bản đồ là
rất quan trọng , vì vậy giáo viên nên sử dụng bản đồ để hướng dẫn học sinh khai
thác kiến thức , minh hoạ trong dạy học , giáo viên sử dụng bản đồ như một cơ sở
để học sinh tìm tòi , khám phá kiến thức dưới sự chỉ đạo , hướng dẫn của giáo
viên . Rèn luyện cho học sinh lớp 7 ký năng : Hiểu hệ thống ký hiệu , ước hiệu
được thể hiện trên bản đồ, xác định vị trí , mô tả địa hình.
- Để học sinh dễ làm quen với bản đồ , giáo viên tổ chức một số trò chơi nhỏ.
Ví dụ :

Chuẩn bị 1 số tấm bìa có ghi tên nước, yêu cầu học sinh lên gắng tên

bảng đồ.
Hoặc sử dụng câu hỏi phát vấn dựa trên bản đồ như: Ở đâu ? Tại sao?....
• Tích cực sử dụng phương pháp dạy học giải qyết vấn đề:
Trước hết giáo viên đặt vấn đề và chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề.
Câu hỏi phải chứa đựng một mâu thuẩn giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, giữa
cái biết và cái chưa biết để học sinh khám phá . Phương pháp này sử dụng dụng để
củng cố , ôn tập.
• Nâng cao hiệu quả của PPDH:
Thảo luận nhóm trong phương pháp này , học sinh giữ vai trò tích cực , chủ
động, tham gia thảo luận, giáo viên giữ vai trò nêu vấn đề gợi ý .
Khi giáo viên sử dụng phương pháp này cần chú ý đến đối tượng học sinh
yếu. Vì những học sinh này thường ý thức học tập chưa cao , dễ lơ la cho nên giáo
viên cần bám sát giúp đỡ, động viên học sinh yếu. Sau khi thảo luận giáo viên gọi
những học sinh yếu đại diện trình bày, để tránh sự ỷ lại học sinh kha giỏi, đôi khi
không khó thì nhóm chỉ 1 và 2 em tự làm rồi trình bày trên danh nghĩa đại diện
nhóm.
Giáo viên phải phát hiện những chỗ sai để uốn nắn, sửa chữa , giải đáp thắc

mắc , làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý thú nảy sinh trong thảo luận.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên thực hiện: Lê Thắng
Trường THCS Hương Toàn
4


Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học môn Địa lý
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Phối hợp các hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt:
- Trong hoạt động cá nhân , giáo viên tổ chức cho mỗi học sinh được làm việc
thực sự với các đối tượng học tập : Tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ, bảng đồ, bảng thống
kê.... để thu nhập những kiến thức cần nắm , hoặc trả lời các câu hỏi , thực hiện các
bài tập do giáo viên đưa ra .... giáo viên góp ý sửa chữa , hướng dẫn những học
sinh yếu... các hoạt động này vừa giúp học sinh nắm được các kiến thức qua họat
động độc lập vừa rèn luyện kỹ năng độc lập và làm quen phương pháp tự học, tự
nghiên cứu .
- Trong hoạt động nhóm: Giáo viên tiến hành chia nhóm , gioa nhiệm vụ và
hướng dẫn .
- Muốn hoạt động nhóm có hiệu quả, yêu cầu mỗi cá nhân có sự chuẩn bị sẳn
ở nhà.
- Dạy học theo nhóm tuy có tác dụng tích cực và hết sức cần thiết nhưng vai
trò chủ động tích cực của học sinh rất mờ nhạt nên chỉ sử dụng tuỳ vào nội dung
phù hợp trong một thời gian ngắn . Kết hợp với phương pháp thuyết trình nhung
giáo viên cần nói rõ ràng , ngắn gọn , đầy đủ thông tin, kết hợp với phương tiện
dạy học thích hợp. Giáo viên thường xuyên quan sát, gợi ý , trao đổi ý kiến, khích
lệ học sinh bộc lộ những vốn hiểu biết của mình.
3. Kết hợp nhiều loại hình kiểm tra, đánh giá:
- Nội dung kiểm tra cơ bản, trọng tâm có ý nghĩa thiết thực.
- Nội dung kiểm tra : Ghi nhớ và suy luận.

- Dành cho từng đối tượng học sinh.
- Kiểm tra trắc nghiệm , trình bày tự luận.
- Hỏi đáp.
- Cấu đố.
4. Thường xuyên yêu cầu học sinh sưu tầm thông tin, tranh ảnh để minh hoạ cho
bài học.
- Phương pháp này hướng dẫn học sinh thực hiẹn ở nhà : Thông tin được thu
thập từ nhiều nguồn như : Báo chí, ti vi,.... giáo viên cho điểm tốt những thông tin
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên thực hiện: Lê Thắng
Trường THCS Hương Toàn
5


Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học môn Địa lý
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

haycó tác dụng minh hoạ cho bài học để động viên , khuyến khích học sinh , từ đó
rèn thói quen thu thập thông tin từ thực tế.
5. Khuyến khích học sinh trang bị sổ tay địa lý để ghi lại những nội dung nỗi bật
trong bài học hoặc thông qua các thông tin thu thập được.
Giáo viên thường xuyên xem và cho điểm những sổ tay có nhiều thông tin hay.
6. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài:
Đây là khâu quan trọng quyết định hiệu quả của tiết học , nên giáo viên cần
hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và luôn yêu cầu được kiểm tra vở chuẩn bị bài , phê bình
những học sinh không chuẩn bị bài.
7. Đối tượng học sinh yếu:
Giáo viên nên lưu ý nhất đến đối tượng này, giáo viên lựa chọn những câu hỏi
rất dễ để gọi học sinh trả lời , thường xuyên khen ngợi biểu dương để tạo sự hưng
phấn trong học tập, dần dần sẽ hướng học sinh đi sâu vào tìm hiểu những nội dung
khó hơn.

- Trong mỗi tiết học bao giờ cũng có một vài câu hỏi khó để khai thác tính tư
duy , động não của những học sinh khá giỏi để đối tượng này khỏi xem nhẹ.
V. Nêu dự đoán kết quả đạt được và những ảnh hưởng có sức lan tỏa trong phạm vi
toàn tỉnh mà sáng kiến cải tiến kỹ thuật có thể mang lại.
Qua thực tế giảng dạy đã áp dụng các biện pháp trên, kết quả cho thấy:
- Học sinh hứng thú hơn.
- Có phương pháp học phù hợp hơn, dễ nắm được nội dung của bài mà không
mất nhiều thời gian.
- Các em nắm vững và nhớ lâu những kiến thức cũ.
- Lĩnh hội sâu kiến thức hơn.
- Học sinh rèn luyện được một số kỹ năng cơ bản trong Địa lý như sau:Đọc,
phân tích bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, thống kê, tranh ảnh....
- Mở rộng tầm nhìn về tổng thể tự nhiên, kinh tế, xã hội trên toàn thế giới.
- Các em biết liên hệ thực tế và biết vận dụng kiến thưc vào thực tiễn.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên thực hiện: Lê Thắng
Trường THCS Hương Toàn
6


Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học môn Địa lý
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Môn địa lí không còn nặng nề nữa mà rất thoải mái nên các em tự giác học
tập, yêu thích tìm hiểu và từ yêu thích đó học sinh say mê nghiên cứu nâng cao
chất lượng bộ môn rõ rệt.
- Đối với giáo viên cũng nhẹ nhàng hơn, không cần nói nhiều , viết nhiều như
trước.
VI.

Kết luận :


Từ kết quả đó, bản thân tôi thấy muốn nâng cao chất lượng bộ môn địa lí cần
phải:
• Đối với học sinh:
- Chuẩn bị bài thật tốt.
- Thường xuyên tìm tòi kiến thức sách báo,...
- Có ý thức học tập tốt.
- Có phương pháp học tập phù hợp.
• Đối với giáo viên:
- Lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng nội dung, từng đối tượng học sinh.
- Chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học cho từng tiết học.
- Phân bố thời gian học tập phù hợp.
- Lựa chọn trò chơi ó tính giáo dục, bất ngờ mới lạ.
- Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ trong mỗi tiết học, đồ dùng phải rõ ràng, chính
xác, thẩm mĩ....
- Ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn, dễ nhớ nhưng đầy đủ nội dung.
- Thường xuyên biểu dương động viên để khơi gợi tinh thần học tập của học
sinh.
- Trên đây là một số suy nghĩ nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học môn
địa lí 7 THCS . Qua bước đầu thực hiện đã ít nhiều mang lại hiệu quả khả quan,
tuy vậy vẫn còn nhiều sai sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để tôi
học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm hơn, để phục vụ công tác ngày càng tốt hơn.
HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN CỦA

NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên thực hiện: Lê Thắng
Trường THCS Hương Toàn
7



Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học môn Địa lý
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ĐƠN VỊ XÁC NHẬN, XÉP LOẠI…….

Lê Thắng

Hiệu trường - Chủ tịch HĐ xét sáng kiến cải tiến kỹ thuật
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
..........................................................................................................
Hương Toàn, ngày
tháng
năm 2011
Hiệu trưởng

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Giáo viên thực hiện: Lê Thắng
Trường THCS Hương Toàn
8



×