Tải bản đầy đủ (.pdf) (326 trang)

Tài liệu ôn thi THPT quốc gia môn Hóa chuyên đề hóa đại cương và vô cơ 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.16 MB, 326 trang )

Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

MỤC LỤC
Trang

Lời giới thiệu
Phần 1:

2

Giới thiệu 4 chuyên đề
hóa đại cương và vô cơ 12

11

Chuyên đề 1 : Đại cương về kim loại

11

Chuyên đề 2 : Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ,
nhôm

82

Chuyên đề 3 : Crom, sắt, đồng, niken, chì, kẽm,
vàng, bạc, thiếc

210

Chuyên đề 4 : Phân biệt một số chất vô cơ,
chuẩn độ dung dịch, hóa học và vấn đề


phát triển kinh tế, xã hôi, môi trường

296

Phần 2 : Đáp án

318

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

o
o

1


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

Lời giới thiệu
● Tự giới thiệu
Họ và tên : Nguyễn Minh Tuấn
Giới tính : Nam
Ngày, tháng, năm sinh : 31 – 05 – 1980
Trình độ văn hóa : 12/12
Trình độ chuyên môn : Cử nhân Sinh – Hóa
Tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội 2 tháng 06 – 2002
Hiện là giáo viên giảng dạy bộ môn hóa học
Ngày vào ngành : 31 – 12 – 2002
Ngày vào Đảng : 29 – 12 – 2009
Ngày vào Đảng chính thức : 29 – 12 – 2010

Đại chỉ nhà riêng :
Số nhà 16 – Tổ 9A – Khu 5 – Phường Gia Cẩm – Việt Trì – Phú Thọ
Số điện thoại : 01689 186 513
Địa chỉ email :
Địa chỉ facebook: nguyễn minh tuấn (Việt Trì) />Các trường đã từng công tác :
Trường THPT Phương Xá (từ tháng 09 – 2002 đến 04 – 2003)
Trường THPT Xuân Áng (từ tháng 04 – 2003 đến 08 – 2007)
Trường THPT Chuyên Hùng Vương (từ tháng 09 – 2007 đến nay)

2

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

o
o


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

● Bộ tài liệu ôn thi đại học, cao đẳng môn hóa học
Bộ tài liệu trắc nghiệm ôn thi đại học, cao đẳng môn hóa học do thầy biên soạn gồm 12 quyển :

Quyển 1 : Giới thiệu 7 chuyên đề hóa học 10
Quyển 2 : Giới thiệu 3 chuyên đề hóa học đại cương và vô cơ 11
Quyển 3 : Giới thiệu 6 chuyên đề hóa học hữu cơ 11
Quyển 4 : Giới thiệu 4 chuyên đề hóa học hữu cơ 12
Quyển 5 : Giới thiệu 4 chuyên đề hóa học đại cương và vô cơ 12
Quyển 6 : Giới thiệu 11 phương pháp giải nhanh bài tập hóa học
Quyển 7 : Giới thiệu 40 đề luyện thi trắc nghiệm môn hóa học
Quyển 8 : Hướng dẫn giải 7 chuyên đề hóa học 10

Quyển 9 : Hướng dẫn giải 3 chuyên đề hóa học đại cương và vô cơ 11
Quyển 10 : Hướng dẫn giải 6 chuyên đề hóa học hữu cơ 11
Quyển 11 : Hướng dẫn giải 4 chuyên đề hóa học hữu cơ 12
Quyển 12 : Hướng dẫn giải 4 chuyên đề hóa học đại cương và vô cơ 12

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

o
o

3


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

Những điều thầy muốn nói :
Điều thứ nhất thầy muốn nói với các em rằng : Ở lứa tuổi của các em, không
có việc gì là quan trọng hơn việc học tập. Hãy cố gắng lên các em nhé, tương lai của
các em phụ thuộc vào các em đấy.
Điều thứ hai thầy muốn nói rằng : Nếu các em có một ước mơ trong sáng thì
đừng vì những khó khăn trước mắt mà từ bỏ nó. Thầy tặng các em câu chuyện dưới
đây (do thầy sưu tầm), hi vọng các em sẽ hiểu được giá trị của ước mơ.

Đại bàng và Gà
Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả
trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và
rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy.
Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ được
nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn
không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một

điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời
và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời.
"Ồ - đại bàng kêu lên - Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó".
Bầy gà cười ầm lên: "Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà
không biết bay cao".
Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần
đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng cuối
cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau
một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết.

Trong cuộc sống cũng vậy: Nếu bạn tin rằng bạn là một người tầm thường, bạn
sẽ sống một cuộc sống tầm thường vô vị, đúng như những gì mình đã tin. Vậy thì, nếu
bạn đã từng mơ ước trở thành đại bàng, bạn hãy đeo đuổi ước mơ đó... và đừng sống
như một con gà!

4

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

o
o


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

● Chương trình ôn thi đại học cao đẳng môn hóa học
Môn hóa học lớp 10
Chuyên đề số

Tên chuyên đề


01
02
03
04
05
06
07

Ôn tập hóa học 9
Nguyên tử
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
Liên kết hóa học
Phản ứng hóa học
Nhóm halogen
Nhóm oxi
Tốc độ phản ứng hóa học và cân bằng hóa học

Số buổi học
05
06
05
05
10
07
07
05
50 buổi

Môn hóa học lớp 11

Chuyên đề số
01
02
03
04
05
06
07
08
09

Tên chuyên đề
Sự điện li
Nhóm nitơ
Nhóm cacbon
Đại cương hóa hữu cơ
Hiđrocacbon no
Hiđrocacbon không no
Hiđrocacbon thơm
Dẫn xuất halogen. Ancol – Phenol
Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

o
o

Số buổi học
06
06

03
06
05
10
04
10
10
60 buổi

5


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

Môn hóa học lớp 12
Chuyên đề số
01
02
03
04
05
06
07
08

Tên chuyên đề
Este – Lipit
Cacbohiđrat
Amin – Amino axit – Protein
Polime – Vật liệu polime

Đại cương về kim loại
Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ – Nhôm
Crom, sắt, đồng và một số kim loại khác
Phân biệt một số chất vô cơ. Hóa học và vấn đề phát triển
kinh tế, xã hội và môi trường

Số buổi học
07
03
07
03
07
10
10
05
52 buổi

Phương pháp giải nhanh bài tập hóa học
Chuyên đề số
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10


Tên chuyên đề
Phương pháp đường chéo
Phương pháp tự chọn lượng chất
Phương pháp bảo toàn nguyên tố
Phương pháp bảo toàn khối lượng
Phương pháp tăng giảm khối lượng, số mol, thể tích khí
Phương pháp bảo toàn electron
Phương pháp quy đổi
Phương pháp sử dụng phương trình ion rút gọn
Phương pháp bảo toàn điện tích
Phương pháp sử dụng các giá trị trung bình

Đề luyện thi trắc nghiệm môn hóa học
Mỗi buổi học chữa 02 đề, 40 đề chữa trong 20 buổi.

6

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

o
o

Số buổi học
02
02
02
02
02
02
02

02
02
02
20 buổi


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

o
o

7


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

Những nghịch lý này đang diễn ra hàng ngày xung quanh bạn
Bạn có phải là người yêu quý và quan tâm đến sức khỏe của bản thân và người thân của mình hay
không? Bạn có thấy xung quanh và ngay trong bản thân chúng ta đầy rẫy những nghịch lý mà ta
đang sống chung và hít thở như không khí vậy?
Chúng ta có nhiều tiền hơn xưa, nhưng sức khỏe kém hơn.
Các hiệu thuốc và bệnh viện nhiều hơn, nhưng chúng ta vẫn không khỏe, mà càng phải đến những
nơi đó thường xuyên hơn.
Chúng ta thấy nhiều công trình đẹp đẽ hơn, nhưng các bệnh viện thì càng quá tải và trở thành nỗi
ám ảnh khủng khiếp hơn.
Con cái chúng ta được chăm sóc nhiều hơn, nhưng chúng dễ bị ốm và kém thích nghi hơn.
Chúng ta lo lắng và chuẩn bị rất nhiều điều cho tương lai xa xôi đến những thứ nhỏ nhặt hiện tại,
nhưng lại rất ít chú ý đến điều quan trọng nhất là sức khỏe của chúng ta ngay bây giờ.

Chúng ta thờ ơ với sức khỏe của mình, để mặc cơ thể của ta lên tiếng báo động hết lần này đến lần
khác qua những triệu chứng và cơn đau, nhưng đi tra dầu và sửa chữa ngay cho chiếc xe khi nó kêu
cót két.
Khi cần trả tiền để giữ gìn và nâng cao sức khỏe, chúng ta mặc cả với chính cơ thể mình từng đồng,
nhưng sẵn sàng trả rất nhiều tiền cho các bác sĩ và chủ hiệu thuốc xa lạ để mong lấy lại sức khỏe đã
mất.
Chúng ta sẵn sàng trả rất nhiều tiền cho những tiện nghi sành điệu, hàng hiệu, đặc sản,... nhiều khi
chỉ để tâm ta được thỏa mãn và hãnh diện với người khác, mà chẳng tự hỏi xem điều đó có thực sự
mang lại sức khỏe, sự minh mẫn cho trí óc và bình an cho tâm hồn mình hay không.
Chúng ta không tìm hiểu để trân trọng, yêu quý và bảo vệ cơ thể của mình - một bộ máy vô cùng
tinh tế và kỳ diệu của tự nhiên qua hàng triệu năm tiến hóa, mà tin tưởng và phó thác hoàn toàn
vào những người có danh hiệu bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ, trưởng khoa,… mà kiến thức của họ mới chỉ
như đứa trẻ trước sự bí ẩn kỳ diệu và vĩ đại của sự sống.
Bạn có nhìn thấy điều này không?
Nếu là tài sản quý giá, tiền bạc thì ta giữ trong két bảo mật trong ngôi nhà của ta, hoặc ở những nơi
an toàn nhất.
Còn sức khỏe cơ thể - nơi trú ngụ của linh hồn, thì ta trao vào tay và phó thác cho những "nhà
chuyên môn về y tế": Bác sĩ - Hiệu thuốc - Bệnh viện,... Ta phó thác cho những hãng kinh doanh đồ
ăn nhanh, rượu bia, nước ngọt, nhà hàng, quán bia, cơm bụi,... Và cả những phương tiện truyền
thông chỉ biết doanh số và lợi nhuận, những luồng gió dư luận khen, chê, tốt, xấu mà chẳng biết
thực sự chúng thổi về đâu!
Thật đau lòng, có những người u mê đã bán 1 quả thận để lấy 40 triệu đồng, liệu có người trả giá
quả thận của bạn bao nhiêu thì bạn sẽ bán? 1 tỷ, 2 tỷ, hay 3 tỷ? Nếu tính cả cơ thể là con người bạn,
có phải bạn đang sở hữu một tài sản vô giá mà chẳng thể nào mua được, và cũng chẳng ai có thể
bán cho bạn?
Chúng ta sửng sốt hoặc thờ ơ nghe tin những người quen bị bệnh nặng sắp từ giã cõi đời, nhưng
không bao giờ nghĩ mình hoặc người thân thiết của mình cũng có thể như vậy.
Chúng ta biểu lộ vẻ thông cảm, an ủi, động viên và biếu quà cho những người đau bệnh, nhưng
chẳng cảm nhận và rút ra được điều gì từ nỗi đau đớn mà họ đang phải chịu. Chúng ta mặc nhiên
và dễ dàng chấp nhận một thực tế là mình chẳng giúp gì được, ngoài một chút tiền để dành trả cho

bác sĩ và hiệu thuốc.

8

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

o
o


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

Chúng ta viếng đám tang những người thân, người quen như một thủ tục phải làm, nhưng không
bao giờ nghĩ đến mình và những người thân yêu nhất cũng sẽ là nhân vật chính của một đám tang,
vào một ngày nào đó. Và quan trọng hơn là làm cách nào để tránh xa cái ngày không mong muốn
ấy?
Chúng ta vô tư hút thuốc lá, uống rượu bia, nhồi nhét những thứ độc hại vào cơ thể mình, mặc dù
biết chúng độc hại. Chúng ta coi rượu bia là thước đo của sức khỏe và phong độ để hãnh diện và tự
hào, sự vô tư bền chặt của tình bằng hữu!
Chúng ta tự đầu độc chính tâm trí mình bằng cách hào hứng tìm kiếm và nhồi nhét vào tâm trí mình
những tin gây sốc, vụ án, tệ nạn, những thứ mà chính chúng ta căm ghét, giận dữ…
Nhiều người trong chúng ta mua vui, giải trí từ những việc làm mà ta luôn phải tìm cách giấu kín
trước những người mà ta tôn trọng, hoặc phải xấu hổ với lương tâm của mình (nếu chưa tự lừa dối
mình rằng điều đó là đúng đắn).
Chúng ta vẫn hối hả ngày đêm trong vòng xoáy kiếm tiền, say sưa tích lũy của cải, hãnh diện về
những tài sản và danh vọng của mình. Càng có nhiều, chúng ta càng muốn nhiều hơn.
Đôi khi chúng ta không quan tâm những việc ta làm có hại cho xã hội và những người xung quanh
hay không, và không cần biết hậu quả. Vì chúng ta nghĩ rằng, nếu có thì những người xa lạ khác
chứ không phải ta và người thân yêu của ta, sẽ phải gánh chịu những thứ tồi tệ đó!
Bạn đang bức bối vì điều gì?

Ô nhiễm vì khói bụi, rác, nước thải quanh nhà bạn?
Nạn tắc đường và tai nạn giao thông rình rập trên mỗi nẻo đường?
Bệnh viện quá tải, giá thuốc "cắt cổ", bác sĩ vô trách nhiệm và nạn phong bì?
Thực phẩm ngày càng đắt đỏ và ô nhiễm hơn luôn đe dọa sức khỏe của gia đình, con cái bạn?
Tệ nạn xã hội đang rình rập làm hư hoại những đứa con của bạn?
Những mối quan hệ phức tạp, đố kỵ, ghen ghét hay những mưu đồ mờ ám ở nơi làm việc?
...
Những thứ này đang hàng ngày, hàng giờ hủy hoại sức khỏe và lấy đi những giá trị cao quý của
cuộc sống mà đáng lẽ bạn phải có.
Chúng ta rất ghét những điều đó xảy đến với mình.
Nhưng đôi lúc chính chúng ta cũng góp lửa thêm vào, hoặc hưởng lợi từ những điều đó!
Bạn có tự hỏi: đó là sự vô trách nhiệm, thờ ơ, hay sự bất lực của chính chúng ta?
Điều quan trọng hơn, sự vô trách nhiệm đó đang ngày càng trở thành thường xuyên hơn - đến nỗi
trở thành một thói quen và lan ra cả cộng đồng (rồi từ cộng đồng lại len lỏi và ngự trị
trong chính ngôi nhà của ta), và làm cho đời sống của chúng ta ngày càng ô nhiễm, ngột ngạt
và bức bối hơn nữa.
Chúng ta cứ tưởng (và hy vọng) rằng những điều xui xẻo, vận hạn chỉ đến với những người khác,
mà không thể đến với mình, cha mẹ và con cái mình.
Hoặc chúng ta luôn lo lắng, sợ hãi về những điều xấu sẽ xảy đến, nhưng lại chỉ lo tích lũy tiền bạc
để đối phó với chúng. Vì chúng ta vẫn nghĩ có nhiều tiền là có thể mua được tất cả!
Hoặc nhiều người lại đi lo cầu cúng ông bà, làm mâm cao cỗ đầy lễ Phật, dâng sao giải hạn mong
tránh được tai qua nạn khỏi, mà không biết rằng Luật Nhân - Quả phủ trùm vũ trụ.
Người đang sống không dám nhận trách nhiệm làm chủ và định đoạt cuộc đời mình, mà lại hy
vọng dựa dẫm, phó thác cho những người đã khuất núi?
Với sức khỏe, chúng ta cứ thờ ơ và lạnh lùng để cơ thể của mình báo động và kêu cứu hết lần này
đến lần khác, bằng những cơn đau âm ỉ, hoặc thoáng qua.
Chúng ta muốn khai thác cơ thể mình như thể với một kẻ nô lệ không công, hoặc cỗ xe miễn phí,
mà chỉ cần đổ cho nó ít thức ăn, thậm chí cả những thứ độc hại- nếu đó là những thứ ưa thích của ta.
Bởi vì ta thấy nhiều người xung quanh cũng làm như vậy!
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng


o
o

9


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

Cho đến khi, bệnh tật và tai họa đổ ập trên đầu ta, trong ngôi nhà của ta, lên bố, mẹ, vợ, chồng, con
cái của ta.
Ta đau khổ, ta kêu cứu, ta cầu khẩn, ta đổ lỗi, ta hối hận và tiếc nuối.
Ta cho đó là điều xui xẻo, là số phận, là định mệnh của ta. Đúng thôi, vì chính ta tạo ra số phận đó,
bằng những sự lựa chọn và hành động của ta hàng ngày, hàng giờ.
Bạn có dịp hiếm hoi nào ở bênh cạnh và lắng nghe những người đang sắp từ giã cõi đời? Bạn có
biết họ mong ước điều gì nhất? Có phải họ ao ước kiếm được nhiều tiền hơn? Có được chức vụ và
danh vọng lớn hơn? Được nhiều người biết đến và nổi tiếng hơn?
Hay họ khát khao được sống thêm vài ngày khỏe mạnh?
Hoặc mong ước thiết tha để lại một điều gì thực sự có ý nghĩa cho cuộc đời?
Bạn đang nắm trong tay những điều đó. Nhưng có lẽ bạn sắp đánh mất, nếu bạn vẫn làm như
những gì mà hôm qua bạn vẫn làm, như đa số mọi người xung quanh chúng ta vẫn làm một cách mê
lầm.
Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói: Điều làm Ngài ngạc nhiên nhất ở nhân loại chính là con người.
"Bởi vì con người dùng sức khỏe để tích lũy tiền bạc, rồi lại dùng tiền bạc để mua lại sức khỏe. Con
người mải sống với quá khứ và lo cho tương lai mà quên mất hiện tại, đến nỗi không sống cho
cả hiện tại lẫn tương lai.
“Con người sống như thể sẽ không bao giờ chết
Nhưng rồi sẽ chết như chưa từng sống bao giờ!”
Hãy suy nghĩ lại về những gì đang xảy ra xung quanh bạn, trong tâm trí bạn!
Sức khỏe, Hạnh phúc và Ý nghĩa cuộc sống nằm trong tay bạn. Tất cả phụ thuộc vào sự thức tỉnh

và hành động của bạn, ngay từ bây giờ!
Vậy chúng ta cần phải làm gì?
Chúng ta có nên thụ động trông chờ vào sự cải thiện của hệ thống y tế, giáo dục, vào lực lượng
quản lý thị trường, vào hệ thống quy hoạch giao thông, môi trường, rồi bao nhiêu hệ thống khác
nữa…? Và khi không thỏa mãn thì chúng ta chỉ biết lên tiếng than vãn, chê bai, chỉ trích?
Con đường cải biến thế giới thật đơn giản, như một câu nói của một bậc vĩ nhân: “Đừng giận dữ
và chiến đấu với bóng đêm, hãy thắp lên một ngọn lửa dù nhỏ”.
Trước hết, mỗi người hãy tự tìm biện pháp để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình mình.
Bạn phải là người gìn giữ lấy một trong những tài sản quý nhất của chính mình - sức khỏe. Đừng
nên trao nó vào tay người khác.
Hãy biết tinh lọc những gì tốt đẹp vào trong tâm hồn mình và trao truyền cho thế hệ con cái chúng
ta. Ở mỗi vị trí công việc trong cuộc sống, chúng ta đều có thể ảnh hưởng đến những con người,
môi trường xung quanh bằng chính tư tưởng, lời nói và hành động của mình. Đó sẽ là những ngọn
lửa nhỏ, nhiều ngọn lửa sẽ thắp sáng cho một cuộc sống mới.
Hãy làm một con người theo đúng chữ “NHÂN”, như lời Khổng Tử đã dạy: “Điều mình không
muốn thì đừng đem nó cho kẻ khác, điều gì mình muốn thì nên giúp người đạt được”.
“Gieo gì gặt nấy”, điều đặc biệt hơn là khi gieo 1 sẽ gặt được gấp 10 lần. Nhiều người cùng gieo hạt
giống tốt thì sẽ có mùa bội thu. Nếu bạn là người đầu tiên gieo hạt, bạn sẽ là tấm gương, đừng lo
không có ai làm theo bạn, vì bạn sẽ vẫn là “CON NGƯỜI”.
Nếu bạn thấy những thông tin này có ích, hãy chia sẻ và gửi tặng cho những người mà bạn yêu quý
như một món quà, để thông điệp này có thể truyền đi mãi, cho một xã hội mạnh khỏe, sáng suốt và
nhân ái hơn!
Thật may mắn cho tôi đã gặp và thay đổi suy nghĩ giúp tôi đã tìm lại cho mình sức khỏe tưởng
chừng đã mất đi. Hạnh phúc lại một lần nữa mỉm cười với gia đình tôi .
“Sức khoẻ tuy chưa phải là tất cả nhưng nếu không có sức khoẻ thì những thứ còn lại đều mất
hết ý nghĩa”
10

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng


o
o


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

PHẦN 1 :

GIỚI THIỆU 4 CHUYÊN ĐỀ
HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ 12

CHUYÊN ĐỀ 1:

ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

BÀI 1 : TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI. HỢP KIM
A. LÝ THUYẾT
I. Vị trí và cấu tạo
1. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn
Các nguyên tố hoá học được phân thành kim loại và phi kim. Trong số 110 nguyên tố hoá học
đã biết có tới gần 90 nguyên tố là kim loại. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại có mặt ở :
- Nhóm IA (trừ hiđro) và IIA.
- Nhóm IIIA (trừ bo) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.
- Các nhóm B (từ IB đến VIIIB).
- Họ lantan và actini, được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng.
2. Cấu tạo của nguyên tử kim loại
Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1, 2 hoặc 3e).
Ví dụ : Na : 1s22s22p63s1 ; Mg : 1s22s22p63s2 ; Al : 1s22s22p63s23p1
Trong cùng chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện
tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tử của nguyên tố phi kim. Ví dụ xét chu kì 2 (bán kính nguyên

tử được biểu diễn bằng nanomet, nm) :
11Na

12Mg

13Al

14Si

15P

16S

17Cl

0,157
0,136
0,125
0,117
0,110
0,104
0,099
3. Cấu tạo tinh thể kim loại
Hầu hết các kim loại ở điều kiện thường đều tồn tại dưới dạng tinh thể (trừ Hg).
Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút của mạng tinh thể. Các
electron hoá trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong
mạng tinh thể.
Đa số các kim loại tồn tại dưới ba kiểu mạng tinh thể phổ biến sau :
a. Mạng tinh thể lục phương
Trong tinh thể, thể tích của các nguyên tử và ion kim loại chiếm 74%, còn lại

26% là các khe rỗng. Thuộc loại này có các kim loại : Be, Mg, Zn,...

b. Mạng tinh thể lập phương tâm diện
Các nguyên tử, ion kim loại nằm trên các đỉnh và tâm các mặt của hình
lập phương.
Trong tinh thể, thể tích của các nguyên tử và ion kim loại chiếm 74%,
còn lại 26% là các khe rỗng. Thuộc loại này có các kim loại : Cu, Ag, Au,
Al,...
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

o
o

11


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

c. Mạng tinh thể lập phương tâm khối
Các nguyên tử, ion dương kim loại nằm trên các đỉnh và tâm của hình
lập phương.
Trong tinh thể, thể tích của các nguyên tử và ion kim loại chỉ chiếm
68%, còn lại 32% là các khe rỗng. Thuộc loại này có các kim loại : Li, Na,
K, V, Mo,...
4. Liên kết kim loại
Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh
thể do sự tham gia của các electron tự do.
II. Tính chất vật lí của kim loại
1. Tính chất vật lí chung
a. Tính dẻo

Khác với phi kim, kim loại có tính dẻo : Dễ rèn, dễ dát mỏng và dễ kéo sợi. Vàng là kim loại có
tính dẻo cao nhất, có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua.
Kim loại có tính dẻo là vì các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau dễ
dàng mà không tách ra khỏi nhau nhờ những electron tự do chuyển động dính kết chúng với nhau.

b. Tính dẫn điện
Khi đặt một hiệu điện thế vào hai đầu dây kim loại, những electron tự do trong kim loại sẽ
chuyển động thành dòng có hướng từ cực âm đến cực dương, tạo thành dòng điện.
Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe,...
Nhiệt độ của kim loại càng cao thì tính dẫn điện của kim loại càng giảm do ở nhiệt độ cao, các
ion dương dao động mạnh cản trở dòng electron chuyển động.
c. Tính dẫn nhiệt
Tính dẫn nhiệt của các kim loại cũng được giải thích bằng sự có mặt các electron tự do trong
mạng tinh thể.
Các electron trong vùng nhiệt độ cao có động năng lớn, chuyển động hỗn loạn và nhanh chóng
sang vùng có nhiệt độ thấp hơn, truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng này nên nhiệt lan
truyền được từ vùng này đến vùng khác trong khối kim loại.
Thường các kim loại dẫn điện tốt cũng dẫn nhiệt tốt.
d. Ánh kim
Các electron tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được, do đó
kim loại có vẻ sáng lấp lánh gọi là ánh kim.
Tóm lại : Tính chất vật lí chung của kim loại như nói ở trên gây nên bởi sự có mặt của các
electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.
2. Tính chất vật lí riêng
Ngoài những tính chất vật lí chung kim loại còn có một số tính chất vật lí riêng như khối lượng
riêng, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng… Những tính chất này phụ thuộc vào độ bền liên kết kim loại,
nguyên tử khối, kiểu mạng tinh thể,… của kim loại.
12

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng


o
o


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

- Kim loại dẻo nhất là Au, sau đó đến Ag, Al, Cu, Sn,…
- Kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe,…
- Kim loại có khối lượng riêng D < 5 gam/cm3 là kim loại nhẹ, như : Na, Li, Mg, Al,…
- Kim loại có khối lượng riêng D > 5 gam/cm3 là kim loại nặng, như : Cr, Fe, Zn, Pb, Ag, Hg,…
- Kim loại nhẹ nhất là Li, kim loại nặng nhất là Os.
- Kim loại dễ nóng chảy nhất là Hg (-39oC).
- Kim loại khó nóng chảy nhất là W (3410oC).
- Kim loại mềm nhất là Cs, kim loại cứng nhất là Cr.
III. Tính chất hoá học chung của kim loại
Trong một chu kì, nguyên tử của các nguyên tố kim loại có bán kính tương đối lớn hơn và điện
tích hạt nhân nhỏ hơn so với phi kim, số electron hoá trị ít, lực liên kết với hạt nhân của những
electron này tương đối yếu nên chúng dễ tách khỏi nguyên tử. Vì vậy, tính chất hoá học chung của
kim loại là tính khử.
M → Mn+ + ne
1. Tác dụng với phi kim
Nhiều kim loại có thể khử được phi kim đến số oxi hoá âm, đồng thời nguyên tử kim loại bị oxi
hoá đến số oxi hoá dương.
a. Tác dụng với clo
Hầu hết các kim loại đều có thể khử trực tiếp clo tạo ra muối clorua. Ví dụ : Dây sắt nóng đỏ
cháy mạnh trong khí clo tạo ra khói màu nâu là những hạt chất rắn sắt(III) clorua.
o

o


+3

o

−1

t
2Fe + 3Cl 2 
→ 2 Fe Cl3
−1

o

Trong phản ứng này Fe đã khử từ Cl 2 xuống Cl
b. Tác dụng với oxi
−2

o

Hầu hết các kim loại có thể khử từ O 2 xuống O . Ví dụ : Khi đốt, bột nhôm cháy mạnh trong
không khí tạo ra nhôm oxit.
o

o

+3

o


−1

t
4Al + 3O 2 
→ 2 Al 2 O3

c. Tác dụng với lưu huỳnh
o

−2

Nhiều kim loại có thể khử lưu huỳnh từ S xuống S . Phản ứng cần đun nóng (trừ Hg). Ví dụ :
o

o

o

+2 −2

t
Fe + S 
→ Fe S

o

o

+2 −2


t o thöôøng

Hg + S 
→ Hg S

2. Tác dụng với dung dịch axit
a. Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng
+

Nhiều kim loại có thể khử được ion H trong các dung dịch axit trên thành hiđro. Ví dụ :
o

+1

+2

−1

o

Fe + 2 H Cl → Fe Cl 2 + H 2

b. Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc
+5

+6

Hầu hết kim loại (trừ Pt, Au) khử được N (trong HNO3) và S (trong H2SO4 ) xuống số oxi hoá
thấp hơn. Ví dụ :
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng


o
o

13


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990
+5

o

+2

o

+2

t
3Cu + 8H N O3 
→ 3Cu(NO3 )2 + 2 N O + 4H 2 O

+5

o

+2

o


+2

t
Cu + 2H 2 S O 4 
→ Cu SO 4 + S O2 + 2H 2 O

● Chú ý : HNO3, H2SO4 đặc, nguội làm thụ động hoá Al, Fe, Cr, ...
3. Tác dụng với nước
Các kim loại ở nhóm IA và IIA của bảng tuần hoàn (trừ Be, Mg) do có tính khử mạnh nên có
thể khử được H2O ở nhiệt độ thường thành hiđro. Các kim loại còn lại có tính khử yếu hơn nên chỉ
khử được H2O ở nhiệt độ cao (Fe, Zn,...) hoặc không khử được H2O (Ag, Au,...). Ví dụ:
+1

o

+1

o

Na + 2 H 2 O → 2Na OH + H 2

4. Tác dụng với dung dịch muối
Kim loại mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim
loại tự do. Ví dụ : Ngâm một đinh sắt (đã làm sạch lớp gỉ) vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian
màu xanh của dung dịch CuSO4 bị nhạt dần và trên đinh sắt có lớp đồng màu đỏ bám vào.
o

+2

+2


o

Fe + Cu SO 4 → FeSO 4 + Cu

IV. Hợp kim
1. Định nghĩa
Hợp kim là những vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim
khác.
Ví dụ : Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác.
2. Tính chất của hợp kim
a. Tính chất hóa học : Tương tự như các chất trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính chất vật lí : So với các chất trong hỗn hợp ban đầu thì hợp kim có :
- Tính dẫn điện, dẫn nhiệt kém hơn.
- Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.
- Cứng hơn, giòn hơn.

14

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

o
o


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

BÀI 2 : DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI
A. LÝ THUYẾT
I. Cặp oxi hoá - khử của kim loại

Nguyên tử kim loại dễ nhường electron trở thành ion kim loại, ngược lại ion kim loại có thể
nhận electron trở thành nguyên tử kim loại. Ví dụ :
Ag+ + 1e

Ag

Cu2+ + 2e

Cu

Fe2+ + 2e

Fe

Các nguyên tử kim loại (Ag, Cu, Fe,...) đóng vai trò chất khử, các ion kim loại (Ag+, Cu2+, Fe2+
...) đóng vai trò chất oxi hoá.
Chất oxi hoá và chất khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hoá - khử. Ví dụ ta
có cặp oxi hoá - khử : Ag+/Ag ; Cu2+/Cu ; Fe2+/Fe.
Đặc điểm của cặp oxi hóa - khử : Trong cặp oxi hóa - khử, dạng khử có tính khử càng mạnh thì
dạng oxi hóa có tính oxi hóa càng yếu và ngược lại.
II. Pin điện hóa
1. Cấu tạo và hoạt động
- Kim loại mạnh làm điện cực âm (anot) và bị ăn mòn.
- Kim loại có tính khử yếu hơn được bảo vệ.
- Cầu muối có tác dụng trung hòa dung dịch
2. Tính suất điện động của pin điện hóa
Epin = Ecatot - Eanot = Emax - Emin
Để xác định tính khử các kim loại và tính oxi hóa các ion kim loại, người ta thiết lập các pin
điện hóa với một điện cực bằng H2 làm chuẩn còn điện cực còn lại là kim loại cần xác định. Qua
đó người ta đưa ra được một giá trị gọi là thế điện cực chuẩn. Kí hiệu E o Mn + .

M

IV. Dãy điện hoá của kim loại
1. Dãy điện hóa :
Dãy điện hóa của kim loại là một dãy các cặp oxi hóa - khử được sắp xếp theo chiều tăng dần
tính oxi hóa của ion kim loại và giảm dần tính khử của nguyên tử kim loại.
Người ta đã so sánh tính chất của nhiều cặp oxi hoá - khử và sắp xếp thành dãy điện hoá của
kim loại :
Mg2+ Al3+
Mg
Al

E o Mn+

Zn2+
Zn

Fe2+
Fe

-2,37 -,166 -0,76 -0,44

Ni2+
Ni

+

Sn2+
Sn


Pb2+ H+ Cu2+ Fe3+ Ag
Pb
H2 Cu Fe2+ Ag

Au3+
Au

-0,23 -0,14

-0,13 0,00 0,34 0,77 0,8

1,5

M

Chiều giảm dần tính khử của kim loại và tăng dần tính oxi hóa của ion kim loại
2. Ý nghĩa của dãy điện hoá của kim loại
a. Dự đoán chiều xảy ra phản ứng oxi hóa - khử
Dãy điện hoá của kim loại cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá - khử theo
quy tắc α (anpha) : Phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá - khử sẽ xảy ra theo chiều, chất oxi hoá mạnh nhất
sẽ oxi hoá chất khử mạnh nhất, sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn.
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

o
o

15


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990


Ví dụ : Phản ứng giữa 2 cặp Ag+/Ag và Cu2+/Cu xảy ra theo chiều ion Ag+ oxi hoá Cu tạo ra ion
Cu và Ag.
2+

2Ag+
+
Cu

Cu2+
+
2Ag
Chất oxi hoá mạnh
Chất khử mạnh
Chất oxi hoá yếu
Chất khử yếu
b. So sánh tính chất của các cặp oxi hoá - khử
Ví dụ : So sánh tính chất của hai cặp oxi hoá - khử Cu2+/Cu và Ag+ /Ag, thực nghiệm cho thấy
Cu tác dụng được với dung dịch muối Ag+ theo phương trình ion rút gọn :
Cu
+
2Ag+

Cu2+
+
2Ag
(khử mạnh) (oxi hóa mạnh)
(khử yếu)
(oxi hóa yếu)
Theo phương trình ta thấy : Tính khử : Cu > Ag; Tính oxi hóa : Ag+ > Cu2+


Ai quyết định số phận mình
Leonardo da Vinci vẽ bức Bữa tiệc ly mất bảy năm liền. Đó là bức tranh vẽ Chúa Jésu và 12 vị tông
đồ trong bữa ăn cuối cùng trước khi ngài bị môn đồ Judas phản bội.
Leonardo tìm người mẫu rất công phu. Giữa hàng ngàn thanh niên ông mới chọn đựoc một chàng
trai có gương mặt thánh thiện, một tính cách thanh khiết tuyệt đối làm mẫu vẽ Chúa Jésu. Da Vinci
làm việc không mệt mỏi suốt sáu tháng liền trước chàng trai, và hình ảnh Chúa Jésu đã hiện ra trên
bản vẽ.
Sáu năm tiếp theo ông lần lươt vẽ xong 12 vị tông đồ, chỉ còn có Judas, vị môn đồ đã phản bội
Chúa vì 30 đồng bạc. Họa sĩ muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc,
đạo đức giả và cực kì tàn ác. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đi ngưòi bạn
thân nhất, người thầy kính yêu nhất của chính mình ...
Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng. Bao nhiêu gương mặt xấu xa nhất, độc ác nhất, Vinci đều thấy
chưa đủ để biểu lộ cái ác của Judas. Một hôm Vinci được thông báo có một kẻ mà ngoại hình có thể
đáp ứng đươc yêu cầu của ông. Hắn đang ở trong một hầm ngục ở Roma, bị kết án tử hình vì tội
giết người và nhiều tội ác tày trời khác ...
Vinci lập tức lên đường đến Roma. Trước mắt ông là một gã đàn ông nước da đen sạm với mái tóc
dài bẩn thỉu xõa xuống gương mặt, một gương mặt xấu xa, hiểm ác, hiển hiện rõ tính cách của một
kẻ hoàn toàn bị tha hóa. Đúng đây là Judas!
Được sự cho phép đặc biệt của đức vua, người tù được đưa tới Milan nơi bức tranh đang vẽ dở. Mỗi
ngày tên tù ngồi trước Da Vinci và người họa sĩ thiên tài cần mẫn với công việc truyền tải vào bức
tranh diện mạo của một kẻ phản phúc.
Khi nét vẽ cuối cùng được hoàn tất, kiệt sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian dài, Vinci
quay sang bảo lính gác:" Các ngươi đem hắn đi đi!". Lính canh túm lấy kẻ tử tù, nhưng hắn đôt
nhiên vùng ra và lao đến quì xuống bên Da Vinci, khóc nức lên :" Ôi, ngài Da Vinci! Hãy nhìn con!
Ngài không nhận ra con ư?".
Da Vinci quan sát kẻ mà sáu tháng qua ông liên tục nhìn mặt. Cuối cùng ông đáp: " Không! Ta
chưa từng nhìn thấy ngươi cho đến khi ngươi được đưa đến từ hầm ngục Roma ...". Tên tử tù kêu
lên: " Ngài Vinci ... Hãy nhìn kỹ tôi! Tôi chính là người mà bảy năm về trước ngài đã chọn làm mẫu
vẽ Chúa Jésu..."

Câu chuyện này là có thật, như bức tranh Bữa tiệc ly là có thật. Chàng trai từng được chọn làm hình
mẫu của Chúa Jésu, chỉ sau hơn 2000 ngày đã tự biến mình thành hình tượng hoàn hảo của kẻ phản
bội ghê gớm nhất trong lịch sử.
Tương lai không hề được định trước. Chính chúng ta là người quyết định số phận của chính
mình...
16

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

o
o


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ KIM LOẠI
I. Phương pháp
- Phản ứng của kim loại với phi kim; với các dung dịch : axit, kiềm, muối là phản ứng oxi hóa khử, nên phương pháp đặc trưng để giải bài tập về kim loại là phương pháp bảo toàn electron,
ngoài ra có thể sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng đối với những bài tập liên quan đến
kim loại tác dụng với dung dịch muối. Đối với những bài tập tổng hợp liên quan đến nhiều loại
phản ứng thì có thể kết hợp các phương pháp : bảo toàn electron, bảo toàn khối lượng, tăng giảm
khối lượng, bảo toàn nguyên tố...
II. Ôn tập về phương pháp bảo toàn electron
1. Nội dung định luật bảo toàn electron :
- Trong phản ứng oxi hóa - khử, tổng số electron mà các chất khử nhường luôn bằng tổng số
electron mà các chất oxi hóa nhận.
2. Nguyên tắc áp dụng :
- Trong phản ứng oxi hóa - khử, tổng số mol electron mà các chất khử nhường luôn bằng tổng
số mol electron mà các chất oxi hóa nhận.
● Lưu ý : Khi giải bài tập bằng phương pháp bảo toàn electron ta cần phải xác định đầy đủ,

chính xác chất khử và chất oxi hóa; trạng thái số oxi hóa của chất khử, chất oxi hóa trước và
sau phản ứng; không cần quan tâm đến số oxi hóa của chất khử và chất oxi hóa ở các quá trình
trung gian.
3. Các dạng bài tập
a. Kim loại tác dụng với phi kim
Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm S và Br2 tác dụng vừa đủ với hỗn hợp Y gồm 9,75 gam Zn, 6,4 gam Cu và
9,0 gam Ca thu được 53,15 gam chất rắn. Khối lượng của S trong X có giá trị là :
A. 16 gam.
B. 32 gam.
C. 40 gam.
D. 12 gam.
Hướng dẫn giải
Gọi số mol S là x và số mol Br2 là y ta có :
32x + 160y = 53,15 – 9,75 – 6,4 – 9,0 ⇒ 32x + 160y = 28 (1)
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có :
nelectron cho = nelectron nhận ⇒ 2.n S + 2.n Br2 = 2.n Zn + 2.n Cu + 2.n Ca (*)
⇒ 2x + 2y = 0,15.2 + 0,1.2 + 0,225.2 ⇒ 2x + 2y = 0,95 (2)
Từ (1) và (2) ta có : x = 0,375 và y = 0,1 ⇒ mS = 0,375.32 = 12 gam.
Nếu nếu các em học sinh không hình dung được biểu thức (*) thì có thể viết các quá trình oxi
hóa - khử, rồi áp dụng định luật bảo toàn electron để suy ra (*) :
Quá trình oxi hóa :
Quá trình khử :
Zn
mol : 0,15
Cu

→ Zn+2 + 2e


0,3


+ 2e → S-2

mol: x → 2x

→ Cu+2 + 2e

0,1

0,2
Ca → Ca+2 + 2e
mol : 0,225

0,45
Đáp án D.
mol :

S

Br2 + 2e → 2Brmol:

y → 2y

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

o
o

17



Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

Ví dụ 2: Cho 11,2 lít hỗn hợp khí A gồm clo và oxi phản ứng vừa hết với 16,98 gam hỗn hợp B
gồm magie và nhôm tạo ra 42,34 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit hai kim loại. Thành phần %
khối lượng của magie và nhôm trong hỗn hợp B là :
A. 48% và 52%.
B. 77,74% và 22,26%.
C. 43,15% và 56,85%.
D. 75% và 25%.
Hướng dẫn giải
Theo giả thiết ta có :

∑n

(Cl2 ,O 2 )

= 0,5 mol ;

∑m

(Cl2 ,O 2 )

= 25,36 gam.

Gọi x và y lần lượt là số mol của Cl2 và O2 ta có :

 x+y = 0,5
 x = 0, 24
⇔


71x+32y = 25,36
 y = 0,26
Gọi a và b lần lượt là số mol của Al và Mg ta có :
27a + 24b = 16,98 (1)
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có :
nelectron cho = nelectron nhận ⇒ 3.n Al + 2.n Mg = 2.n Cl2 + 4.n O2 ⇒ 3a + 2b = 1,52 (2)
Từ (1) và (2) suy ra : a = 0,14 ; b = 0,55
Thành phần % khối lượng của magie và nhôm trong hỗn hợp B là :
0,14.27
% Al =
.100% = 22, 26% ; % Mg = (100 – 22,26)% = 77,74%.
16,98

Đáp án B.
b. Kim loại tác dụng với dung dịch axit
Ví dụ 1: Hoà tan hết 9,6 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được SO2 là sản
phẩm khử duy nhất. Cho toàn bộ lượng SO2 này hấp thụ vào 0,5 lít dung dịch NaOH 0,6M, sau
phản ứng đem cô cạn dung dịch được 18,9 gam chất rắn. Kim loại M đó là :
A. Ca.
B. Mg.
C. Fe.
D. Cu.
Hướng dẫn giải
Khí SO2 tác dụng với dung dịch NaOH có thể xảy ra các khả năng :
- Tạo ra muối NaHSO3.
- Tạo ra muối Na2SO3.
- Tạo ra muối NaHSO3 và Na2SO3.
- Tạo ra muối Na2SO3 và dư NaOH.
Giả sử phản ứng tạo ra hai muối NaHSO3 (x mol) và Na2SO3 (y mol).

Phương trình phản ứng :
NaOH + SO2 → NaHSO3
(1)
mol :
x → x

x
2NaOH + SO2 → Na2SO3
(2)
mol :
2y → y
→ y
Theo (1), (2) và giả thiết ta có :
 x+2y = 0,3
x = 0
⇔

104x+126y = 18,9
 y = 0,15
Như vậy phản ứng chỉ tạo ra muối Na2SO3.
18

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

o
o


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990


Gọi n là hóa trị của kim loại M. Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có :

n = 2
9, 6
.n = 2.0,15 ⇒ M = 32n ⇒ 
M
M = 64
Vậy kim loại M là Cu.
Đáp án D.
n.n M = 2.n SO2 ⇒

Ví dụ 2: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,12
lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Tổng khối lượng muối nitrat sinh
ra là :
A. 66,75 gam.
B. 33,35 gam.
C. 6,775 gam.
D. 3,335 gam.
Hướng dẫn giải
Áp dụng sơ đồ đường chéo cho hỗn hợp N2O và NO ta có :
40 – 30 = 10
46
n
NO2



40
46 – 40 = 6


30

n NO

n NO2
n NO

=

10 5
=
6 3

5
Suy ra : n NO = .0,05 = 0, 03125 mol, n NO = 0, 05 − 0, 03125 = 0, 01875 mol.
2
8
Ta có các quá trình oxi hóa – khử :
Quá trình khử :
NO3−
+ 3e

NO
mol :
0,05625 ← 0,01875

NO3
+
1e →
NO2

mol :
0,03125 ← 0,03125
Như vậy, tổng số mol electron nhận = tổng số mol electron nhường = 0,0875 mol.
Thay các kim loại Cu, Mg, Al bằng kim loại M.
Quá trình oxi hóa :
M

+n



M(NO3 )n

+

ne

0, 0875
← 0,0875
n
Khối lượng muối nitrat sinh ra là :

mol :

m = m M( NO3 )n = m M +m NO − = 1,35 +
3

0, 0875
.n.62 = 6,775 gam.
n


Suy ra : n NO − taïo muoái = n electron trao ñoåi
3

Đáp án C.
Ví dụ 3: Cho 12,9 gam hỗn hợp Al, Mg phản ứng vừa hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau phản
ứng thu được 0,125 mol S, 0,2 mol SO2 và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối.
Giá trị của m là :
A. 68,1.
B. 84,2.
C. 64,2.
D. 123,3.
Hướng dẫn giải
Đặt số mol của Al và Mg lần lượt là x và y.
Phương trình theo tổng khối lượng của Al và Mg : 27x + 24y = 12,9 (1)
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

o
o

19


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có :
nelectron cho = nelectron nhận ⇒ 3x + 2y = 0,125.6 + 0,2.2 + 0,4 = 1,15 (2)
Từ (1) và (2) ta có : x = 0,1 và y = 0,425
Phản ứng tạo ra muối sunfat Al2(SO4)3 (0,05 mol) và MgSO4 (0,425 mol) nên khối lượng muối
thu được là :

m = 0,05. 342 + 0,425.120 = 68,1 gam.
Đáp án A.
c. Kim loại tác dụng với dung dịch muối
● Tính toán theo phương trình phản ứng

Ví dụ 1: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là :
A. 2,88.
B. 2,16.
C. 4,32.
D. 5,04.
Hướng dẫn giải
Khi cho Mg vào dung dịch muối Fe , đầu tiên Mg khử Fe3+ thành Fe2+, sau đó Mg khử Fe2+ về
Fe. Vậy phản ứng (1) xảy ra xong sau đó mới đến phản ứng (2).
Giả sử tất cả lượng Fe2+ chuyển hết thành Fe thì khối lượng sắt tạo thành là 6,72 gam. Trên thực
tế khối lượng chất rắn thu được chỉ là 3,36 gam, suy ra Fe2+ chưa phản ứng hết, Mg đã phản ứng
hết, 3,36 gam chất rắn là Fe tạo thành.
Phương trình phản ứng :
Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+
(1)
mol: 0,06 ← 0,12 → 0,06 → 0,12
Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe
(2)
mol: 0,06 ← 0,06
← 0,06 ← 0,06
3+

Căn cứ vào (1) và (2) suy ra : n Mg = 0,12 mol ⇒ m Mg = 0,12.24 = 2,88 gam.

Đáp án A.

Ví dụ 2: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m
gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 12,96.
B. 34,44.
C. 47,4.
D. 30,18.
Hướng dẫn giải
Theo giả thiết ta có :
n FeCl2 = 0,1.1, 2 = 0,12 mol ⇒ n Fe2+ = 0,12 mol, n Cl− = 0, 24 mol.

n AgNO3 = 0, 2.2 = 0, 4 mol ⇒ n Ag + = 0, 4 mol.
Phương trình phản ứng :
mol:

Ag+ + Cl- → AgCl ↓
0,24 ← 0,24 → 0,24

(1)

Ag+ + Fe2+ → Ag ↓ + Fe3+
(2)
mol: 0,12 ← 0,12 → 0,12
Theo phương trình phản ứng ta thấy kết tủa thu được là Ag và AgCl.
m = m (Ag AgCl) = 0, 24.143, 5 + 0,12.108 = 47, 4 gam.

Đáp án C.

20

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng


o
o


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

● Lưu ý : Trong dung dịch, thứ tự xảy ra phản ứng là :
+ Phản ứng trao đổi.
+ Phản ứng oxi hóa - khử.
Ở bài trên nếu ở (1) Ag+ hết thì phản ứng (2) không xảy ra.
● Sử phương pháp tăng giảm khối lượng
Ví dụ 3: Ngâm một thanh đồng có khối lượng 15 gam trong 340 gam dung dịch AgNO3 6%. Sau
một thời gian lấy vật ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25%. Khối lượng của vật sau
phản ứng là :
A. 3,24 gam.
B. 2,28 gam.
C. 17,28 gam.
D. 24,12 gam.
Hướng dẫn giải
340.6
= 0,12 mol.
170.100
25
n AgNO3 ( p− ) = 0,12.
= 0,03 mol.
100
Phương trình phản ứng :
n AgNO3 ( b ® ) =


Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓


0,03
mol : 0,015 ← 0,03
mvật sau phản ứng = mthanh đồng ban đầu + mAg (sinh ra) − mCu (phản ứng)
= 15 + 108.0,03 − 64.0,015 = 17,28 gam.
Đáp án C.
Ví dụ 4: Nhúng thanh kẽm vào dung dịch chứa 8,32 gam CdSO4. Sau khi khử hoàn toàn ion Cd2+
khối lượng thanh kẽm tăng 2,35% so với ban đầu. Khối lượng thanh kẽm ban đầu là :
A. 60 gam.
B. 70 gam.
C. 80 gam.
D. 90 gam.
Hướng dẫn giải
Gọi khối lượng thanh kẽm ban đầu là a gam thì khối lượng tăng thêm là
Phương trình phản ứng :
Zn + CdSO4 → ZnSO4 + Cd
mol : 0,04 ← 0,04

0,04

2,35a
gam.
100

(1)

Theo giả thiết và (1) ta có : 0,04.112 – 0,04.65 =


2,35a
⇒ a = 80 gam.
100

Đáp án C.
Ví dụ 5: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị
của m là :
A.32,50.
B. 20,80.
C. 29,25.
D. 48,75.
Hướng dẫn giải
Phương trình phản ứng :
2Fe3+ + Zn → 2Fe2+ + Zn2+
mol: 0,24 → 0,12 → 0,24 → 0,12
Fe2+ + Zn → Fe + Zn2+
mol: x → x →
x → x
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

o
o

21


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

Vì trước và sau phản ứng tổng khối lượng không đổi nên sau phản ứng khối lượng dung dịch

tăng 9,6 gam thì khối lượng kim loại giảm 9,6 gam.
Theo phương trình ta thấy :
Khối lượng kim loại giảm = mZn phản ứng - mFe sinh ra = (0,12+x)65 – 56x = 9,6 ⇒ x= 0,2
Vậy mZn = (0,2 + 0,12).65 = 20,8 gam.
Đáp án B.

Ví dụ 6: Nhúng một thanh kẽm và một thanh sắt vào cùng một dung dịch CuSO4. Sau một thời gian
lấy hai thanh kim loại ra thấy trong dung dịch còn lại có nồng độ mol ZnSO4 bằng 2,5 lần nồng độ
mol FeSO4. Mặt khác, khối lượng dung dịch giảm 2,2 gam. Khối lượng đồng bám lên thanh kẽm và
bám lên thanh sắt lần lượt là :
A. 12,8 gam; 32 gam.
B. 64 gam; 25,6 gam.
C. 32 gam; 12,8 gam.
D. 25,6 gam; 64 gam.
Hướng dẫn giải
Vì trong cùng dung dịch sau phản ứng [ZnSO4] = 2,5[FeSO4] nên suy ra n ZnSO4 = 2,5n FeSO4 .
Đặt n FeSO = x mol ; n ZnSO = 2,5x mol .
4

4

Phương trình phản ứng hóa học :
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ↓
mol : 2,5x ← 2,5x
← 2,5x → 2,5x

(1)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓
(2)

mol : x ← x

x → x
Ta nhận thấy độ giảm khối lượng của dung dịch bằng độ tăng khối lượng của kim loại. Do đó :
mCu (sinh ra) − mZn (phản ứng) − mFe (phản ứng) = 2,2
⇒ 64.(2,5x + x) − 65.2,5x −56x = 2,2
⇒ x = 0,4 mol.
Vậy : mCu (bám lên thanh kẽm) = 64.2,5.0,4 = 64 gam ; mCu (bám lên thanh sắt) = 64.0,4 = 25,6 gam.
Đáp án B.

Ví dụ 7: Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời
gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 (loãng,
dư). Sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được
chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là :
A. 58,52%.
B. 51,85%.
C. 48,15%.
D. 41,48%.
Hướng dẫn giải
Phản ứng của hỗn hợp X với dung dịch CuSO4 làm khối lượng chất rắn tăng chứng tỏ Fe đã
tham gia phản ứng (vì nếu chỉ có Zn phản ứng thì khối lượng chất rắn phải giảm do nguyên tử khối
của Zn lớn hơn Cu). Chất rắn Z phản ứng với H2SO4 thì thấy khối lượng chất rắn giảm và dung dịch
thu được chỉ có một muối duy nhất nên kim loại dư chỉ có Fe, khối lượng Fe dư là 0,28 gam.
Gọi số mol của Zn và Fe phản ứng với dung dịch muối CuSO4 lần lượt là x và y mol.
Phương trình phản ứng :
Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu
(1)
mol: x → x

x

2+
2+
Fe + Cu
→ Fe
+ Cu
(2)
mol: y
→ y

y
22

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

o
o


Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

Theo các phản ứng và giả thiết ta có :

65x + 56y = 2,7 − 0,28
x = 0,02
⇒

2,7 − 65x − 56y + 64x + 64y = 2,84
y = 0,02
Phần trăm khối lượng của Fe trong X là :


0, 02.56 + 0,28
.100 = 51,85% .
2, 7

Đáp án B.
Ví dụ 8: Cho 3,78 gam bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành dung dịch Y.
Khối lượng chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06 gam so với dung dịch XCl3. Công thức của muối
XCl3 là :
A. FeCl3.
B. AlCl3.
C. CrCl3.
D. Không xác định.
Hướng dẫn giải
3,18
= 0,14 mol .
27
Phương trình phản ứng :
Al + XCl3 → AlCl3 + X
n Al =

(1)

mol : 0,14 → 0,14 → 0,14
Theo (1) và giả thiết ta có : (X + 35,5.3).0,14 – 133,5.0,14 = 4,06 ⇒ X = 56.
Vậy kim loại X là Fe và muối FeCl3.
Đáp án A.

Ví dụ 9: Nhúng một thanh graphit được phủ một lớp kim loại hóa trị (II) vào dung dịch CuSO4 dư.
Sau phản ứng khối lượng của thanh graphit giảm đi 0,24 gam. Cũng thanh graphit này nếu được
nhúng vào dung dịch AgNO3 dư thì khi phản ứng xong thấy khối lượng thanh graphit tăng lên 0,52

gam. Kim loại hóa trị (II) là kim loại nào sau đây ?
A. Pb.
B. Cd.
C. Al.
D. Sn.
Hướng dẫn giải
Đặt kim loại hóa trị (II) là M với số mol là x mol.
Phương trình phản ứng hóa học :
M + CuSO4 → MSO4 + Cu
(1)
mol : x → x
→ x → x
Theo (1) và giả thiết ta có : Mx – 64x = 0,24 (*)
M + 2AgNO3 → M(NO3)2 + 2Ag
(2)
mol : x → 2x

x
→ 2x
Theo (2) và giả thiết ta có : 108.2x – Mx = 0,52 (**)
Lấy (*) chia cho (**) ta được phương trình một ẩn M, từ đó suy ra M = 112 (Cd).
Đáp án B.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

o
o

23



Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

Ví dụ 10: Nhúng thanh kim loại M hoá trị 2 vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim
loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO3)2,
sau một thời gian thấy khối lượng tăng 7,1%. Xác định M, biết rằng số mol CuSO4 và Pb(NO3)2
tham gia ở 2 trường hợp như nhau.
A. Al.
B. Zn.
C. Mg.
D. Fe.
Hướng dẫn giải
Gọi m là khối lượng thanh kim loại, M là nguyên tử khối của kim loại, x là số mol muối phản
ứng.
Phương trình phản ứng hóa học :
M
+
CuSO4 → MSO4 + Cu↓
(1)
mol : x

x

x
0,05.m
Theo (1) và giả thiết ta có : Mx – 64x =
(*)
100
(2)
M + Pb(NO3)2 → M(NO3)2 + Pb↓

mol : x

x

x
7,1.m
(**)
Theo (2) và giả thiết ta có : 207x – Mx =
100
Lấy (*) chia cho (**) ta được phương trình một ẩn M, từ đó suy ra M = 65 (Zn).
Đáp án B.
● Sử dụng phương pháp bảo toàn electron
Ví dụ 11: Cho a mol kim loại Mg vào dung dịch hỗn hợp chứa b mol CuSO4 và c mol FeSO4. Kết
thúc phản ứng dung dịch thu được chứa 2 muối. Xác định điều kiện phù hợp cho kết quả trên.
A. a ≥ b.
B. b ≤ a < b +c.
C. b ≤ a ≤ b +c.
D. b < a < 0,5(b + c).
Hướng dẫn giải
2+

2+

Tính oxi hóa : Cu > Fe .
Thứ tự phản ứng :
Mg + Cu2+ → Mg2+ + Cu
(1)
2+
2+
→ Mg

+ Fe
(2)
Mg + Fe
Theo giả thiết, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối, suy ra hai muối là Mg2+ và Fe2+.
Vì trong dung dịch có muối Fe2+ nên số mol electron mà Mg nhường nhỏ hơn số mol electron
mà Cu2+ và Fe2+ nhận, suy ra : 2n Mg < 2n Cu 2+ + 2.n Fe2+ ⇒ a < b + c (*).
Dung dịch sau phản ứng chứa Mg2+ và Fe2+ nên (1) đã xảy ra hoàn toàn, (2) có thể xảy ra hoặc
chưa xảy ra, nên số mol electron mà Mg nhường lớn hơn hoặc bằng số mol electron mà Cu2+ nhận,
suy ra : 2n Mg ≥ 2n Cu 2+ ⇒ a ≥ b (**)
Vậy b ≤ a < b +c.
Đáp án B.

Ví dụ 12: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+
đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba loại ion kim loại. Trong
các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên ?
A. 2.
B. 1,2.
C. 1,5.
D. 1,8.
Hướng dẫn giải
Thứ tự khử : Mg > Zn ; thứ tự oxi hóa : Ag+ > Cu2+.
Căn cứ vào thứ tự khử của các kim loại và thứ tự oxi hóa của các ion suy ra dung dịch sau phản
24

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

o
o



Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – Trường THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ; ĐT 01223 367 990

ứng chứa các ion là Mg2+, Zn2+ và Cu2+. Vậy chứng tỏ Mg, Zn đã phản ứng hết, Cu2+ dư.
Vì muối Cu2+ dư nên : n electron cho < n electron nhaän ⇒ 2.1,2 + 2x < 2.2 + 1.1 ⇒ x < 1,3.
Vậy chỉ có phương án x = 1,2 là phù hợp.
Đáp án B.
Ví dụ 13: Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là :
A. 4,72.
B. 4,08.
C. 4,48.
D. 3,20.

Hướng dẫn giải
Số mol electron do Fe nhường = 2n Fe = 0,1 mol.
Số mol electron do Ag+ và Cu2+ nhận = n Ag + + 2n Cu 2+ = 0,02 + 0,1 = 0,12 mol.
Như vậy n Ag + < 2n Fe < n Ag + + 2n Cu 2+ . Do đó Ag+, Fe phản ứng hết, Cu2+ dư.
0,12 − 0,1
= 0, 01 mol ⇒ n Cu2+ pö = n Cu = 0, 04 mol.
2
Khối lượng chất rắn = m Ag + m Cu = 0,02.108 + 0,04.64 = 4,72 gam.
n Cu2+ dö =

Đáp án A.
Ví dụ 14: Cho 0,42 gam hỗn hợp bột Fe và Al vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 3,333 gam chất rắn. Khối lượng Fe trong hỗn
hợp ban đầu là :
A. 0,168 gam.
B. 0,123 gam.
C. 0,177 gam.

D. 0,150 gam.
Hướng dẫn giải
Giả sử AgNO3 phản ứng hết thì mAg = 108.0,12.0,25 = 3,24 gam < 3,333 gam : Đúng!. Vậy
AgNO3 hết, trong chất rắn ngoài Ag còn có Fe dư hoặc Al dư và Fe chưa phản ứng với khối lượng
là 3,333 – 3,24 = 0,093 gam.
Khối lượng Al và Fe đã phản ứng với dung dịch AgNO3 là 0,42 - 0,093 = 0,327 gam.
Gọi số mol của Al và Fe phản ứng lần lượt là x và y (x > 0, y ≥ 0).
Phương trình theo khối lượng của Al, Fe : 27x + 56y = 0,327
(1)
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có : 3x + 2y = 0,12.0,25
(2)
Từ đó suy ra x = 0,009 mol và y = 0,0015 mol.
Sắt đã phản ứng chứng tỏ Al đã hết, 0,093 gam kim loại dư là Fe.
Khối lượng của Fe trong hỗn hợp = 0,093 + 0,0015.56 = 0,177 gam.
Đáp án C.
d. Kim loại tác dụng với dung dịch kiềm
Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu
cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối
lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện) :
A. 41,94%.
B. 77,31%.
C. 49,87%.
D. 29,87%.
Hướng dẫn giải
X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được lượng khí nhiều hơn so với khi X tác dụng với
H2O, chứng tỏ khi X tác dụng với H2O thì Al còn dư, dung dịch sau phản ứng chứa NaAlO2.
Đối với các chất khí thì tỉ lệ thể tích cũng chính là tỉ lệ mol nên căn cứ vào giả thiết ta chọn số
mol H2 giải phóng ở hai trường hợp lần lượt là 1 mol và 1,75 mol.
Đặt số mol của Na và Al tham gia phản ứng với H2O là x mol.
Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng


o
o

25


×