Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Một số kiểu hệ thuộc luật cơ bản trong tư pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.13 KB, 7 trang )

Một số kiểu hệ thuộc luật cơ bản
- Hệ thuộc: là bộ phận cấu thành của quy phạm xung đột, bộ phận này của quy
phạm xung đột đưa ra nguyên tắc chọn luật trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Kiểu hệ thuộc luật: là những nguyên tắc chọn luật được thừa nhận rộng rãi tại
các nước trong việc chọn luật áp dụng cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
1) Luật nhân thân (Lex personalis)
Khái
niệm

Phạm vi
áp dụng

Áp dụng
trên thế
giới và
Việt
Nam.

Là nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết một số quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài dựa vào dấu hiệu nhân thân của đương sự. Luật
nhân thân có hai dạng là :
-Luật quốc tịch (lex patriae) : quy định pháp luật của nước mà các bên
mang quốc tịch sẽ được áp dụng nhằm giải quyết vấn đề.
-Luật nơi cư trú (lex domicilii): quy định pháp luật của nước các bên cư
trú sẽ được áp dụng nhằm giải quyết vấn đề.
Áp dụng để giải quyết quan hệ liên quan đến các yếu tố nhân thân :
- Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
- Xác định một người là chết hay mất tích.
- Các quan hệ hôn nhân gia đình: như kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa
vụ của cha mẹ, vợ chồng, con cái, đỡ đầu, giám hộ, nuôi con nuôi…
- Thừa kế tài sản là động sản.


- Hầu hết các nước ở Châu Âu như Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha áp dụng luật quốc tịch cho quy chế nhân thân.
- Anh, Mỹ và một số nước ở Châu Mỹ Latin như Argentine, Brezil,
Peru và một số nước Bắc Âu như Thụy Điển, Nauy, Đan Mạch.
- Một số nước áp dụng đồng thời cả hai luật quốc tịch và luật nơi cư trú
như Áo, Thụy Sĩ, Hungary, Mexico.
- Tại Việt Nam: sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch và hệ thuộc luật nơi cư
trú để giải quyết xung đột về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân.
Ví dụ: Khoản 1 điều 761 bộ luật dân sự 2005: năng lực pháp luật dân
sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của
nước mà người đó có quốc tịch.
Hoặc trong hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam với Liên Bang Nga ký kết ngày 25/08/1998 tại

Hinhsu34A.4forum.biz


khoản 1 điều 19 quy định: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được
xác định theo pháp luật việc bên ký kết mà người đó là công dân.
2) Luật quốc tịch của pháp nhân.(Lex societatis)
Khái
niệm
Phạm vi
áp dụng

Tại VN

Pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch sẽ được áp dụng
nhằm giải quyết các quan hệ liên quan đến pháp nhân nước ngoài.
- Tư cách chủ thể của pháp nhân.

- Điều kiện thành lập, tổ chức lại hoạt động của pháp nhân: đình chỉ,
giải thể hay phá sản.
- Điều kiện chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân.
- Giải quyết các vấn đề về tài sản của pháp nhân trong trường hợp tổ
chức lại hoạt động hay chấm dứt hoạt động của pháp nhân.
Điều 765 BLDS

3) Luật nơi có tài sản (Lex rei Sitae)
Khái
niệm

Nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết các quan hệ liên quan đến
tài sản trong tư pháp quốc tế. Tài sản nằm ở đâu thì pháp luật ở đó
được áp dụng để giải quyết.
Phạm vi - Quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình (đối với tài sản vô hình - Tài
áp dụng sản trí tuệ thì pháp luật nơi đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ được
áp dụng)
- Quyền thừa kế đối với tài sản là bất động sản (áp dụng đối với các
nước theo quan điểm nhìn nhận thừa kế là quan hệ tài sản)
- Định danh tài sản.
Áp dụng - Ở Việt Nam:
tại Việt Điều 766(k1) bộ luật dân sự: “ việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm
Nam
dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được
xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó…”
Điều 766 (k3): việc phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản được
xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”
Điều 767(k2) quyền thừa kế đối với tài sản là bất động sản phải tuân
theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
4) Luật nơi ký kết hợp đồng (Lex loci contractus)

Khái

Nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết một số vấn đề pháp lý liên
Hinhsu34A.4forum.biz


niệm

quan đến quan hệ hợp đồng dựa vào dấu hiệu nơi hợp đồng được ký
kết. Hợp đồng được ký kết ở đâu thì luật ở đó sẽ được áp dụng.
Với quan niệm khi ký kết hợp đồng tại đâu thì các bên tham gia hợp
đồng đã phải nắm được luật nơi mà hợp đồng được ký kết.
Phạm vi Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì luật nơi ký kết hợp đồng
áp dụng điều chỉnh:
- Hình thức của hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hoặc liên quan đến từ hợp
đồng nếu các bên không có thỏa thuận khác.
- Thời điểm và nơi ký kết hợp đồng.
Tại VN
Điều 770 BLDS
5) Luật nơi thực hiện hợp đồng (Lex forman regis actum)
Khái
niệm

Là nguyên tắc áp dụng để giải quyết một số vấn đề liên quan đến hợp
đồng dựa trên dấu hiệu nơi hợp đồng được thực hiện.
Nội dung của hợp đồng hoặc phần lớn nội dung của hợp đồng được
thực hiện ở đâu thì pháp luật ở đó được áp dụng để giải quyết tranh
chấp liên quan đến hợp đồng đó.
Phạm vi - Chủ yếu được áp dụng để xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên

áp dụng trong hợp đồng.
Áp dụng - Việt Nam: Điều 769 khoản 1: quyền và nghĩa vụ của các bên trong
tại Việt hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp
Nam
đồng, nếu không có thỏa thuận khác.
6) Luật nơi vi phạm pháp luật (Lex loci delicti commissi)
Khái
niệm

Hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại quy định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật xảy ra sẽ do luật nơi xảy
ra hành vi gây thiệt hại điều chỉnh.
Phạm vi - Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
áp dụng
Tại VN
- Việt Nam: áp dụng đồng thời 2 nguyên tắc trên. điều 773 BLDS VN
7) Luật nước người bán (Lex venditoris)
Khái
niệm

Nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết các quan hệ hợp đồng đặc
biệt là hợp đồng mua bán, dấu hiệu được xác định ở đây là dấu hiệu nơi
Hinhsu34A.4forum.biz


đóng trụ sở của người bán. Người bán có trụ sở ở đâu hay người bán
mang quốc tịch của quốc gia nào thì luật áp dụng để giải quyết hợp
đồng mua bán trong trường hợp các bên không thỏa thuận luật áp dụng
đối với hợp đồng.
Phạm vi Được áp dụng để giải quyết các quan hệ liên quan đến nội dung của

áp dụng hợp đồng cũng như giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng.
8) Luật do các bên lựa chọn (Lex voluntaris)
Khái
niệm
Phạm vi
áp dụng

Áp dụng
trên thế
giới và
Việt
Nam

Nguyên tắc áp dụng pháp luật dựa vào ý chí của các bên chủ thể tham
gia quan hệ pháp luật theo đó các bên chủ thể thống nhất chọn hệ thống
pháp luật nào thì hệ thống pháp luật đó được áp dụng để giải quyết.
Chỉ áp dụng trong quan hệ hợp đồng do ý chí của các bên được đề cao.
Tuy nhiên hiện nay có xu hướng mở rộng sang cả mạng quan hệ nhân
thân, hôn nhân gia đình, thừa kế 1. Luật của Liên minh chau Âu về luật
áp dụng cho các nghĩa vụ ngoài hợp đồng cũng cho phép các bên có
quyền chọn luật áp dụng đối với những vấn đề này với những điều kiện
cụ thể được quy định trong luật2
Được thừa nhận rộng rãi ở tất cả các nước.
Việt Nam: các bên chỉ được chọn luật khi tuân thủ các điều kiện chọn
luật.
NOTE: Điều kiện chọn luật

9) Luật có mối liên hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng (Lex profer law of contract)
Khái

niệm

Là nguyên tắc áp dụng pháp luật dựa vào dấu hiệu đặc biệt là mối liên
hệ giữa hợp đồng với nơi mà chúng ta áp dụng pháp luật để giải quyết
quan hệ hợp đồng nếu các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng cho
quan hệ hợp đồng giữa họ.
Phạm vi Giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ liên quan hay phát sinh
áp dụng từ hợp đồng.
Áp dụng - Nguyên tắc chọn luật này có nguồn gốc từ hệ thống pháp luật Anh
1

Xem báo cáo dẫn đề của GS Bernard AUDIT tại hội thảo “Một số vấn đề thực tiễn về quan hệ nhân thân và tài sản
trong tư pháp quốc tế, tr 12.
2
Điều 14 luật của EU ngày 11/07/2007 về luật áp dụng cho trách nhiệm ngoài hợp đồng.

Hinhsu34A.4forum.biz


trên thế Mỹ.
giới và - Hiện nay nó được thừa nhận rộng rãi ở các nước Châu Âu. (Điều 4
Việt
công ước về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng được ký kết ngày
Nam
19/06/1980 được áp dụng cho các nước thành viên EU quy định: trong
trường hợp các bên trong hợp đồng không chọn luật áp dụng theo điều
3 công ước, thì hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật của nước
mà hợp đồng có mối liên hệ chặt chẽ nhất)
10) Luật quốc kỳ hay còn gọi là luật quốc tịch của phương tiện vận tải (Lex flagi)
Khái

niệm
Phạm vi
áp dụng

Áp dụng
trên thế
giới và
Việt
Nam

Nguyên tắc áp dụng pháp luật dựa vào dấu hiệu quốc tịch của phương
tiện. Pháp luật của nước mà tàu biển, tàu bay mang quốc tịch sẽ được
áp dụng.
Áp dụng trong lĩnh vực hàng hải quốc tế:
Giải quyết quan hệ pháp luật dân sự diễn ra bên trong các phương tiện
vận tải đó. Ví dụ giải quyết tranh chấp dân sự xảy ra trên máy bay, tàu
thủy sẽ được giải quyết theo pháp luật phương tiện đó mang quốc tịch.
Trong một số trường hợp, luật phương tiện vận tải mang quốc tịch
được áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản hoặc liên
quan đến quyền và nghĩa vụ đặc biệt trong quyền, nghĩa vụ trong hợp
đồng đối với hàng hóa đang vận chuyển, luật quốc tịch của phương tiện
vận tải sẽ được áp dụng. Thường nó cũng được áp dụng liên quan đến
hợp đồng vì chúng ta biết là các phương tiện chúng ta nói đến ở đây nó
phụ thuộc vào hợp đồng vận tải nên đối với các quan hệ phát sinh liên
quan đến hợp đồng.
Tại Việt Nam, điều 3 bộ luật hàng hải quy định pháp luật của nước mà
tàu biển mang cờ quốc tịch sẽ được áp dụng để điều chỉnh các mối
quan hệ sau:
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật
1. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài

sản trên tàu biển, hợp đồng cho thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền
viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công
cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài
sản chìm đắm ở biển cả, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở
biển cả thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc
Hinhsu34A.4forum.biz


tịch.
2. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tổn thất chung thì
áp dụng pháp luật nơi tàu biển ghé vào ngay sau khi xảy ra tổn thất.
3. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va,
tiền công cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm xảy ra tại nội thuỷ hoặc
lãnh hải của quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó.
Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va hoặc
cứu hộ xảy ra ở biển cả thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà Trọng
tài hoặc Toà án của quốc gia đầu tiên đã thụ lý giải quyết tranh chấp.
Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở biển cả hoặc trong nội thuỷ, lãnh
hải của quốc gia khác giữa các tàu biển có cùng quốc tịch thì áp dụng
pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch.
4. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng vận
chuyển hàng hoá thì áp dụng pháp luật của quốc gia nơi hàng hoá được
trả theo hợp đồng.
11) Luật Tòa án (Lex fori)
Khái
niệm

Nguyên tắc áp dụng pháp luật dựa trên dấu hiệu nơi có cơ quan có
thẩm quyền giải quyết đối với vụ việc.
Pháp luật của nước có Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ

được áp dụng.
Phạm vi Luật hình thức
áp dụng Luật nội dung: do Lex fori hay Lex causea
Thẩm phán sẽ căn cứ vào quy phạm xung đột của Lex fori để giải quyết
vụ việc. Lex fori là xuất phát điểm của giải quyết xung đột pháp luật
trong tư pháp quốc tế.
Notes
- Nó có thể được áp dụng độc lập như là một nguyên tắc giải quyết
xung đột chính thức, nó được quy định một cách trực tiếp.
- Luật Tòa án được áp dụng để thay thế, khi mà các nguyên tắc khác
không thể hiện được vai trò tức là nó quy định nguyên tắc chính thức
được áp dụng là luật quốc tịch hoặc quy định luật nơi cư trú là hệ thuộc
luật nhân thân nhưng trong một trường hợp cụ thể chúng ta không thể
áp dụng được luật nhân thân thì lúc đó luật Tòa án sẽ được áp dụng với
tư cách là nguyên tắc thay thế. VD: Đ760 BLDS
Hinhsu34A.4forum.biz


Hinhsu34A.4forum.biz



×