Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ NGOÀI QUỐC DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.11 KB, 18 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ NGOÀI QUỐC
DOANH
I. một số vấn đề về thuế.
1. Khái niệm
- Sự ra đời của thuế gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước. Để
duy trì hoạt động của Nhà nước cần phải có nguồn tài chính để chi tiêu nhằm
duy trì bộ máy quản lý Nhà nước và chi cho các công việc thuộc chức năng của
Nhà nước : xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, quốc phòng, an ninh, phúc lợi
công cộng…
Do vậy đến nay, thuế được coi là nghĩa vụ của công dân và các tổ chức
kinh tế trong xã hội. Ở Việt Nam quy định của pháp luật : “Thuế là một khoản
nộp cho Nhà nước được pháp luật quy định theo mức thu và thời hạn nộp. Hay
nói cách khác thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ do Luật quy định cho
các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong xã hội nộp cho Nhà nước
bằng phần thu nhập của mình”.
1.1. Đặc điểm
Từ khái niệm trên ta thấy thuế là một công cụ tài chính của Nhà nước,
được sử dụng để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung nhằm sử dụng cho mục
đích công cộng. Thuế có các đặc điểm cơ bản sau :
- Tính cố định của thuế
Nhà nước ban hành sắc thuế để làm công cụ, bắt buộc các thành phần
kinh tế trong xã hội phải đóng góp nghĩa vụ thuế. Luật thuế ban hành một mức
thu cố định cho các hàng hóa dịch vụ. Do có các mức cố định này mà Nhà nước
có thể tính trước được nguồn thu của mình, người nộp thuế cũng có thể tính
trước được mức sẽ phải nộp là bao nhiêu trong thu nhập của mình cho Nhà
nước. Thuế là nguồn thu lớn và thu một cách thường xuyên của Nhà nước, chỉ
cần có hoạt động sản xuất kinh doanh là phải nộp thuế cho Nhà nước. Do đó
nhà nước có nguồn tài chính để chi trả thường xuyên ổn định cho các nhu cầu
của mình.
- Tính bắt buộc
Nhà nước sử dụng quyền lực của mình bắt buộc các thành phần kinh tế


có sản xuất kinh doanh đều phải đóng một phần thu nhập của mình dưới hình
thức nộp thuế cho ngân sách Nhà nước. Do vậy Nhà nước đã ban hành các sắc
thuế trực thu, gián thu để buộc người sản xuất kinh doanh, người tieu dùng dịch
vụ, người có thu nhập cao phải nộp thuế theo quy định của các luật thuế do Nhà
nước ban hành.
- Tính không hoàn trả trực tiếp
Tính không hoàn trả trực tiếp thể hiện trên khía cạnh : người nộp thuế
vào ngân sách Nhà nước không có quyền đòi hỏi nhà nước phải cung cấp hàng
hóa, dịch vụ công cộng trực tiếp cho mình (điểm này thuế khác với phí, lệ phí là
phí, lệ phí mang tính chất hoàn trả trực tiếp cho người hưởng thụ). Người nộp
thuế sẽ nhận được một phần dịch vụ công cộng Nhà nước cung cấp chung cho
cả cộng đồng, giá trị phần dịch vụ đó không nhất thiết phải trùng với khoản thuế
mà họ phải nộp cho Nhà nước.
2. Vai trò của thuế
2.1. Thuế Là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà
nước
Thuế là công cụ quan trọng của Nhà nước trong quá trình quản lý kinh tế.
Để huy động được nguồn lực vật chất cho ngân quỹ Nhà nước thì Thuế là công
cụ chủ yếu chiếm số lớn trong nguồn thu, để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của
Nhà nước trong quá trình thực hiện các chức năng xã hội nói chung.
Sử dụng công cụ thuế để huy động tiền thuế cho Nhà nước có ưu điểm:
+ Phạm vi thu thuế rộng; đối tượng nộp thuế gồm toàn bộ thể nhân và
pháp nhân hoạt động kinh tế.
+ Nguồn huy động tập trung thông qua thuế là tổng sản phẩm xã hội và
thu nhập quốc dân trong nước tạo ra. Nhờ đó một bộ phận đáng kể thu nhập xã
hội tập trung trong tay Nhà nước để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu và các biện
pháp kinh tế xã hội. Mặt khác nguồn thu từ thuế được đảm bảo tập trung một
cách nhanh chóng, thường xuyên và ổn định.
+ Đây cũng là biện pháp hữu ích của công cụ tài chính.
2.2. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước trong

nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có khả năng sử dụng chính sách
thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Điều đó xuất phát từ chức năng điều chỉnh
của Thuế. Vì lợi ích xã hội, Nhà nước có thể tăng thuế hay giảm thuế đối với
các đối tượng nộp thuế, để kích thích hay hạn chế sự phát triển của các ngành,
lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế nhằm giữ vững cân bằng ổn định thị tỉường
để thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong thời kỳ phát triển quá mức, có nguy cơ dẫn
đến mất cân đối, bằng cách tăng thuế, thu hẹp đầu tư, Nhà nước cơ thể giữ vững
nhịp độ tăng trưởng theo mục tiêu đã đề ra. Việc điều chỉnh chính sách thuế cần
góp phần hình thành cơ cấu ngành hợp lý theo yêu cầu phát triển nền kinh tế
trong từng giai đoạn. Trong khi áp dụng các chính sách thuế cho từng ngành,
từng loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau. Nhà nước có thể thúc đẩy sự phát triển
các ngành quan trọng nhất, giữ vững vị trí then chốt trong nền kinh tế hoặc san
bằng tốc độ tăng trưởng giữa các ngành nghề.
Với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, Nhà nước cần phải khuyến
khích tích luỹ trong các doanh nghiệp để tạo ra nguồn vốn đầu tư. Việc thay đổi
chính sách thuế có thể ảnh hưởng đến quy mô, tốc độ tích luỹ tiền tệ do đó tác
động đến quá trình đầu tư phát triển kinh tế.
Thuế được sử dụng như một công cụ có hiệu quả để góp phần thực hiện
chính sách đối ngoại và bảo hộ nền sản xuất trong nước và thúc đẩy hòa hợp
kinh tế khu vực và trên thế giới.
Thông qua việc điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu, kịp thời qua từng thời kỳ
đã tạo nên điều kiện hạn chế hàng nhập khẩum để bảo hộ những mặt hàng trong
nước sản xuất.
2.3. Thuế thực hiện vai trò phân phối của nguồn tài chính, góp phần
đảm bảo công bằng xã hội
Sử dụng công cụ thuế nhà nước có thể điều tiết thu nhập một cách hợp lý,
giảm bớt sự bất công bằng trong xã hội.
Nếu sử dụng tốt công cụ này thì chính nó sẽ trở thành động lực khuyến
khích các thành phần kinh tế phát triển.

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, thuế ngày càng có vị trí quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng quan hệ hợp tác
quốc tế. Hoặc định các chính sách thuế phải đảm bảo phát huy vai trò là công cụ
của Nhà nước điều tiết nền kinh tế bằng các sắc thuế.
Thông qua các phương pháp quản lý thu thuế cùng với các biện pháp tài
chính khác của Nhà nước tác động hình thành nên thị trường, bình ổn giá cả tạo
mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh,
nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tăng thu ngân sách.
3. Phân loại thuế
Khái niệm: phân loại thuế là sự sắp xếp các sắc thuế trong một hệ thống
chính sách thuế thành những nhóm khác nhau theo tiêu thức nhất định.
Để phân loại thuế người ta dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau. Từ thực tế
sử dụng tiêu thức phân loại thuế ở nước ta và thế giới, các tiêu thức phân loại
thuế rất đa dạng và tuỳ thuộc vào mục tiêu quản lý của mỗi quốc gia để đưa ra
các tiêu thức khác nhau: phân loại thuế theo phương thức đánh thuế, theo cơ sở
tính thuế, phạm vi điều chỉnh của sắc thuế, theo tính chất thuế suất…
Dưới đây là một số tiêu thức phân loại thuế cơ bản thường được áp dụng.
3.1. Phân loại dựa theo phương thức tính thuế
Các hình thức thuế, suy cho cùng đều đánh vào thu nhập của các tổ chức,
cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào phương thức tính thuế là thuế
trực tiếp hay gián tiếp vào thu nhập mà người ta chia hệ thống thuế thành hai
loại thuế trực thu và thuế gián thu.
3.1.1. Thuế trực thu : Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu
nhập của các đối tượng là cá nhân, tổ chức kinh tế. Đối với thuế này người chịu
thuế đồng thời là người nộp thuế.
3.1.2. Thuế gián thu
Là loại thuế đánh vào người tiêu dùng, nó được cộng vào giá cả của hàng
hóa, dịch vụ. Người tiêu dùng là người chịu thuế cuối cùng.
* Căn cứ vào đối tượng đánh thuế người ta có thể chia ra các loại thuế
như sau :

(1). Loại thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ : gồm thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế xuất nhập khẩu (thuế quan).
(2). Loại thuế đánh vào thu nhập gồm có : thuế thu nhập cá nhân, thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế thừa kế, thuế quà biếu, quà tặng…
(3). Loại thuế đánh vào tài sản : thuế (lệ phí) trước bạ, thuế nhà đất, thuế
tài sản.
(4). Loại thuế đánh vào hoạt động khai thác tài nguyên : gồm có thuế tài
nguyên.
Phân chia loại thuế như trên nhằm phát huy tác dụng của từng loại thuế,
bao quát được các nguồn thu cần động viên cho ngân sách Nhà nước, vừa phát
huy được vai trò của công cụ thuế nọi chung trong cơ chế thị trường.
4. Một số sắc thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh
4.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp
Là loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập sau khi trừ các khoản chi
phí hợp lý có liên quan đến thu nhập của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ. Thuế thu nhập doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, là một phần
thu của ngân sách Nhà nước, đảm bảo đóng góp công bằng hợp lý giữa các tổ
chức, cá nhân sản xuất kinh doanh dịch vụ có thu nhập.
Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế.
- Căn cứ tính thuế thu nhập chịu thuế và thuế suất :
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = thu nhập chịu thuế x thuế suất (%)
+ Thu nhập chịu thuế gồm thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
và thu nhập khác (kể cả thu nhập kinh doanh ở nước ngoài).
Thu nhập chịu thuế các khoản chi phí
từ hoạt động SX, KD, = Doanh - hợp lý có liên quan
dịch vụ thu đến thu nhập chịu thuế
+ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia
công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trợ mà cơ sở kinh doanh
được hưởng.

+ Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế gồm các
khoản như : khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền công,
tiền lương, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí nghiên cứu khoa học, chi phí trả
nợ vốn vay, chi phí quảng cáo tiếp thị, các khoản thuế, chi phí có liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh
doanh là 28%. đối với các hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và tài
nguyên quý hiếm khác từ 28% đến 50% phù hợp từng dự án, từng cơ sở sản
xuất kinh doanh.
4.2. Thuế môn bài
Thuế môn bài là loại thuế được áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân
sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả các xí nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài) có doanh thu, có thu nhập đều là đối tượng của loại thuế này.
- Mức thu thuế môn bài được quy định như sau :
+ Đối với các tổ chức kinh tế nộp thuế môn bài căn cứ vào vốn đăng ký
kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu
tư. Được chi tiết theo bảng sau :
Bậc thuế môn bài Vốn đăng ký Mức môn bài cả năm (đồng)
Bậc 1 Trên 10 tỷ đồng 3.000.000
Bậc 2 Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ 2.000.000
Bậc 3 Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ 1.500.000
Bậc 4 Dưới 2 tỷ đồng 1.000.000
+ Đối với hộ sản xuất kinh doanh cá thể nộp thuế môn bài căn cứ vào thu
nhập 1 tháng theo bảng sau :
Bậc thuế Thu nhập 1 tháng Mức thuế cả năm (đồng)
Bậc 1 Trên 1.500.000đ 1.000.000
Bậc 2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000đ 1.750.000
Bậc 3 Trên 750.000 đến 1.000.000đ 500.000
Bậc 4 Trên 500.000 đến 750.000đ 300.000
Bậc 5 Trên 300.000 đến 500.000đ 100.000

Bậc 6 Bằng hoặc thấp hơn 300.000 50.000
4.3. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu, từ lâu đã được nhiều nước trên thế
giới áp dụng thay thế cho thuế doanh thu để khắc phục nhược điểm “thuế chồng
lên thuế” của thuế doanh thu.
Ở Việt Nam Luật thuế giá trị gia tăng được Quốc hội khoá IX nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 11 và có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 01 năm 1999.
Thuế giá trị gia tăng là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa
và dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được
thu ở khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
- Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản
xuất kinh doanh, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng
được quy định rõ tại điều 4 của Luật.
- Đối tượng nộp thuế là tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh hàng hóa
dịch vụ chịu thuế “gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức cá nhân khác nhập
khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế.
- Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng: là giá tính thuế và thuế suất. Giá tính
thuế được Luật quy định chi tiết áp dụng cho từng lĩnh vực hoạt động của hàng
hóa, dịch vụ. Cụ thể đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán chưa có thuế giá trị gia
tăng; đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu; đối với các hoạt
động cho thuê tài sản là số tiền thuế thu từng kỳ. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt là khâu sản xuất, kinh doanh trong nước là giá bán đã có
thuế tiêu thu đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
- Thuế suất thuế giá trị gia tăng hiện nay chỉ quy định 3 mức thuế suất là
0%, 5%, 10%.
- Phương pháp tính thuế ; có hai phương pháp là phương pháp khấu trừ
và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
* Đối với phương pháp khấu trừ thuế : Được tính theo các bước sau :
Số thuế

GTGT phải nộp
=
Thuế GTGT đầu
ra
-
Thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ
T
huế GTGT đầu ra
=
Giá tính thuế của dịch vụ
hàng hóa bán ra
x
Thuế suất thuế GTGT của hàng
hóa dịch vụ đó
Số
thuế GTGT đầu vào
=
Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế GTGT
Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là các
đơn vị, tổ chức kinh doanh, bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, hợp tác
xã các đơn vị tổ chức kinh doanh khác.
* Đối với phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng; được tính
như sau :
T
huế GTGT phải
nộp
=

GTGT của hàng hóa dịch vụ
chịu thuế
x
Thuế suất thuế của hàng
hóa dịch vụ đó
+ Giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ được tính như sau :
Giá trị tăng thêm của
hàng hóa dịch vụ
=
Giá thanh toán của hàng
hóa, dịch vụ bán ra
-
Giá thanh toán của hàng
hóa, dịch vụ mua vào tương
ứng
Đối tượng của thuế giá trị gia tăng trực tiếp là: tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh là người Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt
Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt

×