Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Thực trạng thu chi ngân sách ở việt nam trong giai đoạn 2009 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.35 KB, 40 trang )

Lời mở đầu
Như chúng ta đã biết, sự ra đời và tồn tại của nhà nước và sự xuất hiện của
nhà sản xuất hàng hóa bao giờ cũng gắn liền với sự ra đời và tồn tại của ngân sách
nhà nước. Đó là mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa nhà nước với các chủ thể khác
trong nền kinh tế qua quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập
trung quan trọng của nhà nước nhằm đáp ứng cho việc thực hiện chức năng của
nhà nước về mọi mặt.
Ngân sách nhà nước cũng trở thành công cụ quan trọng được nhà nước sử
dụng để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, huy động tài
chính, điều tiết nền kinh tế vĩ mô, cũng như điều tiết thu nhập nhằm đảm bảo công
bằng xã hội. Những việc đó được thực hiện thông qua hoạt động thu, chi ngân
sách nhà nước. Nhưng một tình trạng đang diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam, đó là
“Thu lỏng lẻo, chi xông xênh“. Vậy câu hỏi luôn đặt ra đói với các nhà hoạch định
chính sách là “Làm thế nào để thu có hiệu quả, chi tránh thất thoát?“
Xuất phát từ những lý do trên em xin trình bày đề tài của mình mang tên:
“Thực trạng thu chi ngân sách ở Việt Nam trong giai đoạn 2009-2011”. Đề tài
sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về thu, chi và cân đối ngân sách nhà nước
trong những năm gần đây. Qua đây, em cũng rất mong nhận được những đóng góp
hết sức bổ ích từ cô Võ Thị Thúy Anh. Em xin chân thành cảm ơn!
Cơ cấu bài gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thu chi ngân sách nhà nước.
Chương 2: Thực trạng thu, chi sách nhà nước giai đoạn 2009-2011.

Mục Lục
Trang
Lời mở đầu

1

Mục lục


2
1


Chương 1 Những lý luận chung về thu chi ngân sách nhà nước

4

1.1. Thu ngân sách nhà nước

4

1.1.1. Khái niệm thu ngân sách nhà nước

4

1.1.2. Đặc điểm thu ngân sách nhà nước

4

1.1.3. Nội dung của thu ngân sách nhà nước
1.1.3.1. Thuế

4
5

1.1.3.2. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước

5


1.1.3.3. Thu lệ phí và phí

6

1.1.3.4. Vay nợ và viện trợ của chính phủ

7

a) Vay nợ chính phủ

7

b) Viện trợ quốc tế không hoàn lại

9

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước

9

1.2. Chi ngân sách nhà nước

10

1.2.1. Khái niệm chi ngân sáh nhà nước

10

1.2.2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước


11

1.2.3. Nội dung của chi ngân sách nhà nước

12

1.2.3.1. Chi đầu tư phát triển

12

a) Chi dự trữ nhà nước

12

b) Chi quỹ hỗ trợ phát triển

13

c) Chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp

13

d) Chi đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước

14

e) Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội

14


1.2.3.2. Chi thường xuyên

15

a) Chi sự nghiệp

15

b) Chi quản lý nhà nước

19

c) Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

19

1.2.3.3. Chi trả nợ gốc tiền do chính phủ vay

20

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước

20

1.3. Cân đối ngân sách nhà nước

21
2



1.3.1.khái niệm

21

1.3.2. Nguyên tắc quản lý cân đối ngân sách nhà nước

21

Chương 2 Thực Trạng Thu Chi Ngân Sách Nhà Nước

23

Giai Đoạn 2009-2011
2.1. Thu NSNN giai đoạn 2009-2011

23

2.1.1. Thu nội địa

23

2.1.2. Thu từ dầu thô

27

2.1.3. Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

28

2.1.4. Thu viện trợ


30

2.2. Chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2009-2011

31

2.2.1. Chi đầu tư phát triển

32

2.2.2. Chi trả nợ và viện trợ

33

2.2.3. Chi thường xuyên

34

2.3. Cân đối ngân sách nước giai đoạn 2009-2011

37

2.4. Một số bất cập về thu chi NSNN và hướng giải quyết

39

2.4.1. Một số bất cập về thu chi ngân sách nhà nước

39


2.4.2. Hướng giải quyết

40

Kết luận

43

Tài liệu tham khảo

44

Chương 1 Những Lý Luận Chung Về Thu Chi Ngân Sách Nhà Nước
1.1.

Thu ngân sách nhà nước

1.1.1. Khái niệm thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước là hệ thống các khoản thu, phản ảnh các mối quan
hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài
chính nhằm hình thành quỹ ngân sách nhà nước đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà
nước.
1.1.2. Đặc điểm thu ngân sách nhà nước
3


-

Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính

trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Mọi khoản thu
của nhà nước đều được thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp
luật của nhà nước.

-

Thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền
kinh tế; biểu hiển ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả,
thu nhập, lãi suất...

-

Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không
trực tiếp là chủ yếu.

-

Khó kiểm soát và đánh giá hiệu quả: phần lớn các khoản thu của nhà
nước dung để tạo ra hàng hóa, dịch vụ công là những sản phẩm được
tiêu dùng công cộng nên không có người thụ hượng cụ thể để kiểm soát
quá trình thu hồi( không lấy lợi nhuận làm thước đo hiệu quả ).

1.1.3. Nội dung của thu ngân sách nhà nước
1.1.3.1. Thuế
 Khái niệm:
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật định đối với
các pháp nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Đồng
thời, thuế phản ánh các quá trình phân phối lại thu nhập trong xã hội, thể hiện các
mối quan hệ tài chính giữa nhà nước với các pháp nhân, thể nhân trong phân phối
nguồn tài chính và là công cụ cơ bản thực hiện phân phối tài chính.

 Phân loại:
 Phân loại theo tính chất kinh tế của thuế: 2 loại
-

Thuế trực thu

-

Thuế gián thu

 Phân loại theo đối tượng đánh thuế:
4


-

Thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

-

Thuế đánh vào hàng hóa.

-

Thuế đánh vào thu nhập.

-

Thuế đánh vào tài sản.


1.1.3.2. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước tham gia các hoạt động kinh tế bằng
việc đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh dưới hình thức góp vốn vào các doanh
nghiệp, công ty liên doanh, mua cổ phiếu của các công ty cổ phần. Số vốn đầu tư
của nhà nước vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nói trên sẽ sinh lời và lợi tức
thu được sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của nhà nước, hiệu quả sản xuất kinh
doanh và cơ chế phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Các khoản thu này phản
ảnh hoạt động kinh tế đa dạng của nhà nước, bao gồm:
-

Thu từ việc bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước trong quá trình cổ phần
hóa doanh nghiệp quốc doanh.

-

Thu từ việc bán tài sản của nhà nước đã cho các chủ thể trong xã hội
thuê trước đây.

-

Thu từ sử dụng vốn thuộc nguồn của ngân sách nhà nước.

-

Thu từ việc bán lại các cơ sở kinh tế của nhà nước cho các thành phần
kinh tế khác.

-

Thu từ cho thuê hoặc bán tài nguyên thiên nhiên.


1.1.3.3. Thu lệ phí và phí
a) Khái niệm
Lệ phí là khoản thu bắt buộc đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm một
mặt vừa bù đắp chi phí hoạt động hành chính mà nhà nước cấp cho các pháp nhân
5


và thể nhân và đồng thời vừa mang tính chất là khoản động viên sự đóng góp cho
ngân sách nhà nước.
Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp một phần chi phí thường xuyên và
bất thường về các dịch vụ công cộng hoặc bù đắp chi phí cho các hoạt động duy
trì, tu bổ các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ cho người nộp phí.
b) Các loại phí, lệ phí
 Các loại phí:
-

Phí thuộc lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp: thủy lợi phí; phí kiểm dịch
động vật, thực vật; phí kiểm tra vệ sinh thú y…

-

Phí thuộc lĩnh vực công nghiệp,xây dựng: phí kiểm tra chất lượng hàn
hóa, thiết bị; phí xây dựng; phí đo đạc, lập bản đồ địa chính…

-

Phí thuộc lĩnh vực thương mại, đầu tư: phí chứng nhận xuất sứ hàng
hóa; phí chợ; phí thẩm định đầu tư; phí đấu thầu, đấu giá…


-

Ngoài ra còn một số loại thuế thuộc lĩnh vực khác.
Nhìn chung, phí gồm rất nhiều loại, tùy theo tính chất của các loại mà

nhà nước phân cho các ngành, các địa phương ban hành và thực hiện thu cho
ngân sách nhà nước.
 Các loại lệ phí:
-

Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công
nhân: lệ phí quốc tịch; lệ phí hộ khẩu; lệ phí tòa án…

-

Lệ phí quả lý nhà nước liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng tài sản:
lệ phí trước bạ; lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền tác giả …

-

Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất kinh doanh: lệ phí cấp
giấy đăng kí kinh doanh; lệ phí cấp giấy hành nghề …

6


-

Lệ phí quản lý nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia: lệ phí ra vào
cảng; lệ phí bay qua vùng trời đất biển…


-

Ngoài ra còn nhiều loại lệ phí quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác
như: lệ phí hải quan; lệ phí cấp văn bằng…

1.1.3.4. Vay nợ và viện trợ của chính phủ
a) Vay nợ chính phủ
Trong quá trình điều hành ngân sách, các chính phủ thường có nhu cầu chi
nhiều hơn số tiền thu được và việc cắt giảm các khoản chi rất là khó khăn vì liên
quan đến các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội .... Do đó, bắt buộc chính
phủ phải tính tới các giải pháp để bù đắp sự thâm hụt của ngân sách nhà nước.
Giải pháp thường được chính phủ sử dụng là vay thêm tiền để đáp ứng nhu cầu chi
tiêu, bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài:
 Vay nợ trong nước
Vay nợ trong nước được thực hiện bằng cách phát hành công trái. Công trái
là chứng chỉ nhận nợ của nhà nước, là một loại chứng khoán hay trái khoán nhà
nước do nhà nước phát hành để vay dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội và ngân
hàng. Ở Việt Nam, Chính phủ ủy nhiệm cho kho bạc nhà nước phát hành trái
phiếu chính phủ dưới ba hình thức:
-

Tín phiếu kho bạc.

-

Trái phiếu kho bạc.

-


Trái phiếu đầu tư.

 Vay nợ nước ngoài
Cùng với việc huy động vốn trong nước, việc vay nợ nước ngoài cũng là
một phương thức quan trọng của tín dụng nhà nước, đặc biệt là đối với các nước

7


đang phát triển và các nước nghèo. Vay nợ nước ngoài của chính phủ thường biểu
hiện dưới ba hình thức:
-

Vay nước ngoài dưới hình thức hỗ trợ phát triển chính thức: ODA
(Official Development Assistance ).

-

Vay nước ngoài dưới hình thức hiệp định vay mượn giữa chính phủ với
các tổ chức tiền tệ thế giới.

-

Vay nước ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu chính phủ ra nước
ngoài.

b) Viện trợ quốc tế không hoàn lại
Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các chính phủ, các tổ chức
quốc tế cấp cho chính phủ một nước nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát
triển kinh tế xã hội. Viện trợ nước ngoài hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm

viện trợ không hoàn lại mà còn bao gồm khoản viện trợ hoàn lại dưới hình thức
các khoản tài trợ phát triển chính thức (ODF) trong đó viện trợ phát triển chính
thức (ODA) chiếm tỷ trọng chủ yếu. Thông thường ODA có một phần viện trợ
không hoàn lại, chiếm khoán 25% tổng số vốn ODA và được xác định dựa vào sự
so sánh mức lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín dụng thương mại.
Nhìn chung, viện trợ quốc tế không hoàn lại là một hình thức đầu thư quốc
tế gián tiếp, là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho kênh huy động vốn trong
nước. Vì vậy, đòi hỏi các chính phủ phải tận dụng được cơ hội khai thác nguồn
vốn này từ chính phủ và các tổ chức quốc tế.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước
 Nhân tố GDP bình quân đầu người.
Thu nhập bình quân đầu người là nhân tố quyết định đến mức động viên
ngân sách nhà nước. Nếu không xét đến nhân tố này sẽ có tác động
không tốt đến các vấn đề về chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm của các tổ chức
kinh tế và tầng lớp dân cư trong xã hội.
8


 Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế
Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế phản ánh hiệu quả của đầu tư phát
triển kinh tế. Tỷ suất doanh lợi cao thì nguồn tài chính càng lớn từ đó
nguồn động viên vào NSNN càng nhiều. Dựa vào tỷ suất doanh lợi
trong nền kinh tế để xác định tỷ suất thu NSNN.
 Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của đất nước
Đối với những nước có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú thì tài
nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến mức động viên NSNN. Kinh
nghiệm của VN cho thấy, nếu tỷ trọng xuất khẩu dầu thô và khoáng sản
lớn hơn 20% thì mức động viên NSNN cao và có khả năng tăng nhanh.
 Mức độ trang trải các khoản chi của nhà nước
Nhân tố này ảnh hưởng vào:

- Quy mô tổ chức bộ máy nhà nước và hiệu quả hoạt động của bộ máy
nhà nước.
- Nhiệm vụ kinh tế -xã hội mà nhà nước đảm nhiệm trong từng thời kỳ.
- Chính sách sử dụng kinh phí của nhà nước.
 Tổ chức bộ máy thu nộp
Tổ chức bộ máy thu nộp phải gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, tránh được tình
trạng thất thu thuế, trốn thuế, lậu thuế…. những nhân tố sẽ làm giảm thu
của NSNN.
1.2.

Chi ngân sách nhà nước

1.2.1. Khái niệm chi ngân sáh nhà nước
Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà
nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc
nhất định. Đồng thời, chi ngân sách nhà nước cũng phản ánh các mối quan hệ kinh
tế phát sinh trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm
đạt được các mục tiêu đã đề ra.

9


Quá trình của chi ngân sách nhà nước:
 Quá trình phân phối: là quá trình cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà
nước để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng.
 Quá trình sử dụng: là trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân
sách nhà nước mà không phải trải qua việc hình thành các loại quỹ
trước khi đưa vào sử dụng.
1.2.2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước
 Chi ngân sách nhà nước gắn với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ

kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ.
 Chi ngân sách nhà nước gắn với quyền lực nhà nước,mang tích chất
pháp lí cao.
 Các khoản chi của ngân sách nhà nước được xem xét hiệu quả trên tầm
vĩ mô.
 Các khoản chi của ngân sách nhà nước mang tính chất không hoàn trả
trực tiếp.
 Các khoản chi của ngân sách nhà nước gắn chặt với sự vận động của các
phạm trù giá trị khác như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, tín
dụng, v.v...(các phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ).
1.2.3. Nội dung của chi ngân sách nhà nước
1.2.3.1.

Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển là các khoản chi nhằm mục đích làm tăng cơ sở vật
chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chi đầu tư phát triển được cấp
phát chủ yếu từ ngân sách trung ương và một bộ phận đáng kể từ ngân sách địa
phương. Khoản chi này mang tính chất tích lũy. Chi đầu tư phát triển bao gồm
những khoản cơ bản sau:

10


-

Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội .

-


Chi đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước.

-

Chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp.

-

Chi cho quỹ hỗ trợ phát triển.

-

Chi dự trữ nhà nước.

a) Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
Đây là khoản chi tài chính nhà nước được đầu tư cho các chương trình
kinh tế, các dự án phát triển văn hóa, xã hội, hình thành thế cân đối của nền kinh
tế, nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế.
Về nội dung nếu xét theo tính chất công trình, chi đầu tư xây dựng cơ bản
bao gồm:
-

Chi đầu tư để xây dựng các công trình đang hoạt động nhằm khôi
phục năng lực sản xuất và hoạt động của những cơ sở cũ.

-

Chi đầu tư để mở rộng, cải tạo và trang bị kỹ thuật mới.

-


Chi đầu tư xây dựng mới.

Căn cứ vào nội dung công việc đầu tư, chi đầu tư xây dựng cơ bản được
cấu thành bởi:
-

Chi xây dựng công rình kiến trúc trong các ngành kinh tế quốc dân
(chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi xây dựng cơ bản ).

-

Chi mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị.

-

Chi về xây dựng cơ bản khác: bao gồm chuẩn bị đầu tư, chi cho bộ máy
quản lý của chủ đầu tư…

b) Chi đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước

11


Đây là khoản chi gắn liền với sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực kinh
tế. Bằng khoản chi này, một mặt nhà nước bảo đảm đầu tư vào một số lĩnh vực sản
xuất kinh doanh cần thiết tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội, mặt khác
nhà nước phải đảm bảo sự phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý và giữ vững các mối
quan hệ cân đối nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao. Ngoài nguồn
vốn được nhà nước cấp, các doanh nghiệp nhà nước được huy động để bổ sung

đáp ứng đủ nhu cầu vốn kinh doanh từ các nguồn khác như nhận vốn góp liên kết
vay từ hệ thống ngân hàng chuyên doanh hoặc các tổ chức tín dụng, các đơn vị
trong và ngoài nước, vay tầng lớp nhân dân…
c) Chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp
Vì nhà nước đóng vai trò quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô nên cần phải
tham gia vào hoạt động của các công ty cổ phần và các xí nghiệp liên doanh. Điều
này được thể hiện bằng góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần của nhà nước theo
một tỷ lệ nhất định vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia
của nhà nước nhằm thực hiện hướng dẫn, kiểm soát hoặc khống chế các hoạt động
của những doanh nghiệp này theo hướng phát triển có lợi cho nền kinh tế quốc
dân.
d)

Chi quỹ hỗ trợ phát triển

Quỹ hỗ trợ phát triển là một tổ chức tài chính nhà nước có tư cách pháp
nhân, thực hiện chức năng huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài
nước và tiếp nhận nguồn vốn của nhà nước để cho vay đối cới các dự án đầu tư
phát triển các ngành nghề thuộc diện ưu đãi của mọi thành phần kinh tế và các
vùng khó khăn theo quy định của chính phủ ( chương trình đánh bắt xa bờ, chương
trình phát triển kinh tế biển, phát triển rừng…). Trong quá trình hình thành và hoạt
động của các quỹ này được ngân sách nhà nước góp vốn điều lệ ban đầu và bổ
sung vốn hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

12


e) Chi dự trữ nhà nước
Dự trữ quốc gia cho phép duy trì sự cân đối và ổn định trong phát triển kinh
tế, giải quyết các vấn đề kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của nền kinh

tế và trong những trường hợp nhất định cho phép ngăn chặn, bù đắp những tổn
thất bất ngờ xãy ra đối với nền kinh tế, xã hội (khủng hoảng tài chính, thiên tai,
…). Khoản dự trữ này được hình thành bằng nguồn tài chính được cấp phát từ
ngân sách nhà nước hàng năm. Dự trữ quốc gia được sử dụng với hai mục đích:
-

Điều chỉnh các hoạt động của thị trường, điều hòa cung cầu về tiền,
ngoại tệ và một số mặt hàng thiết yếu, ổn định giá cả. Trên cơ sở đó bảo
đảm sự hoạt động ổn định của nền kinh tế xã hội.

-

Giải quyết những hậu quả các trường hợp rủi ro bất ngờ xãy ra làm ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống xã hội.

1.2.3.2. Chi thường xuyên
Bao gồm các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý
xã hội của nhà nước, khoản chi này được phân thành hai bộ phận: một bộ phận
vốn được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của dân cư về phát triển văn hóa xã hội, nó
có mối quan hệ trực tiếp đến thu nhập và nâng cao mức sống của dân cư và một bộ
phận phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế xã hội chung của nhà nước.
Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi sau:
-

Chi sự nghiệp.
Chi quản lý nhà nước.
Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

a) Chi sự nghiệp


13


Đây là khoản chi quan trọng, có nhu cầu chi rất lớn. Bao gồm các khoản chi
cho các dịch vụ và hoạt động xã hội phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
và nâng cao dân trí của dân cư. Chi sự nghiệp bao gồm các khoản:
-

Chi sự nghiệp kinh tế.
Chi sự nghiệp văn hóa xã hội.

 Chi sự nghiệp kinh tế
Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế nhằm phục vụ cho yêu cầu sản xuất
kinh doanh, quản lý kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển
chứ không phải lợi nhuận. Về nội dung, chi sự nghiệp kinh tế bao gồm các khoản
chi cơ bản sau đây:
-

Chi về lương và phụ cấp lương cho viên chức đơn vị sự nghiệp.

-

Chi mua nguyên vật liệu dùng cho nghiên cứu sản xuất thử nghiệm.

-

Chi mua sắm, sửa chữa phương tiện, dụng cụ dùng trong hoạt động sự
nghiệp và một số các khoản chi khác.

 Chi sự nghiệp văn hóa xã hội

 Chi về khoa học và công nghệ.
Xuất phát từ yêu cầu và sự cần thiết phải nhanh chóng tiếp cận với nền khoa học
và công nghệ tiên tiến của thế giới để khoa học và công nghệ trở thành một trong
những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Về nội dung khoản chi này
bao gồm:
-

Chi cho mạng lưới các cơ quan nghiên cứu và phát triển công nghệ.

-

Chi về lương và phụ cấp lương cho cán bộ khoa học.

-

Chi cho các chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước.
14


-

Các khoản chi khác về khoa học và công nghệ.

 Chi về sự nghiệp giáo dục, đào tạo.
Đây là khoản chi mà tầm quan trọng của nó là nhằm nâng cao dân trí, trình
độ chuyên môn kỷ thuật của mọi người dân trong xã hội góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Về nội dung khoản chi này bao gồm:
-

Chi về giáo dục phổ thông: hệ mẫu giáo, hệ tiểu học, hệ trung học, và hệ

bổ túc văn hóa.

-

Chi về đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,
đào tạo nghề và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác.

-

Các khoản chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo khác.

 Chi sự nghiệp y tế.
Chi sự nghiệp y tế là khoản chi phục vụ công tác phòng bệnh và chữa bệnh
nhằm nâng cao mức sống cho mọi người dân trong xã hội. Về nội dung khoản chi
này bao gồm:
-

Chi cho công tác phòng bệnh: bao gồm các khoản chi nhằm bảo đảm
điều kiện hoạt động của các viện nghiên cứu, phòng khám, trạm chuyên
khoa.

-

Chi cho công tác chữa bệnh: là khoản chi quan trọng nhất nhằm duy trì
sự hoạt động của hệ thống các bệnh viện, bệnh xá, nhà điều dưỡng.

-

Các khoản chi sự nghiệp y tế khác.


 Chi sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, thể thao.
Mục tiêu của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao là nhằm nâng cao
tri thức và thẩm mỹ cho mọi tầng lớp dân cư, nhằm xây dựng một nền văn hóa
15


đậm đà bản sắc dân tộc, có nội dung nhân đạo, dân chủ và tiến bộ, phát triển đạo
đức xã hội và truyền thống dân tộc. Khoản chi này bao gồm :
-

Chi cho hệ thống thư viện, bao tàng, nhà văn hóa.

-

Chi cho các hoạt động biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động văn hóa
khác.

-

Chi cho sự nghiệp thể dục thể thao.

-

Chi cho các chương trình quốc gia về văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể
thao.

 Chi sự nghiệp xã hội.
Mục tiêu của khoản chi này là nhằm bảo đảm đời sống của người lao động khi gặp
khó khăn, tai nạn, già yếu, những người không có khả năng lao động đồng thời
giải quyết những vấn đề xã hội nhất định. Bao gồm các khoản:

-

Chi đảm bảo xã hội:

• Chi thực hiện những chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, gia
đình có công với cách mạng.
• Chi thực hiện các chính sách xã hội khác.
-

Chi cứu tế xã hội:

• Chi để giúp đỡ đời sống nhân dân ở những vùng xảy ra thiên tai và
những sự cố bất ngờ.


Chi cho các trại xã hội( trại trẻ mồ côi, trại nuôi dưỡng người già…),
phòng chống các tệ nạn xã hội.

16


• Chi hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của chính phủ.
b) Chi quản lý nhà nước
Chi quản lý nhà nước bắt nguồn từ sự tồn tại và việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước. Đây là khoản chi nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ
thống các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương. Do đó, bao
gồm:
-

Chi lương và phụ cấp lương.


-

Chi về nghiệp vụ.

-

Chi về văn phòng phí.

-

Các khoản chi khác về quản trị nội bộ.

-

Các khoản chi khác.

c) Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Đây là khoản chi cho những hoạt động nhằm bảo đảm sự tồn tại của nhà
nước và cần thiết phải cấp phát tài chính cho các hoạt động quốc phòng, an ninh
và trật tự an toàn xã hội từ ngân sách nhà nước.
Căn cứ theo mục đích sử dụng, khoản chi này được phân làm hai bộ phận
cơ bản:
-

Khoản chi cho bảo vệ và giữ gìn chế độ xã hội, an ninh của dân cư trong
nước.

-


Khoản chi cho quốc phòng để phòng thủ và bảo vệ nhà nước chống sự
xâm lược, tấn công và đe dọa từ nước ngoài.

Xét về nội dung, khoản chi này bao gồm:

17


-

Chi về tiền lương và phụ cấp lương cho toàn quân và lực lượng công an
nhân dân.

-

Chi về đào tạo huấn luyện cho bộ máy quốc phòng, an ninh và chi
nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

-

Chi phòng cháy chữa cháy.

-

Các khoản chi khác...

1.2.3.3. Chi trả nợ gốc tiền do chính phủ vay
Chi trả nợ nhà nước bao gồm:
-


Trả nợ trong nước: là những khoản nợ mà trước đây nhà nước đã vay
các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế và các tổ chức khác bằng cách
phát hành các loại chứng khóan nhà nước như tín phiếu kho bạc, trái
phiếu quốc gia.

-

Trả nợ nước ngoài: là các khoản nợ nhà nước vay của các chính phủ
nước ngoài, các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Hàng năm số chi trả nợ của nhà nước được bố trí theo một tỷ lệ nhất định
trong tổng số chi của ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo khả năng trả nợ đúng
hạn.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước
-

Chế độ xã hội là nhân tố cơ bản.

-

Sự phát triển của lực lượng sản xuất.

-

Khả năng tích lũy của nền kinh tế.

-

Mô hình tổ chức bộ máy của nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, xã
hội của nhà nước trong từng thời kỳ.


18


1.3.

Cân đối ngân sách nhà nước

1.3.1. Khái niệm
Cân đối ngân sách nhà nước là quan hệ cân bằng giữa thu và chi ngân sách
nhà nước hàng năm. Cân đối ngân sách nhà nước phản ánh nguồn lực chính mà
nhà nước có thể chi phối trực tiếp. Về thực chất thể hiện sự cân đối tài chính trong
khuôn khổ tài chính nhà nước, có đặc tính kế hoạch pháp lệnh.
Cân đối ngân sách nhà nước thể hiện khi tổng số thu ngân sách nhà nước
bằng tổng chi ngân sách nhà nước. Khi tổng số thu lớn hơn tổng số chi ngân sách
nhà nước thì xuất hiện tình trạng bội thu ngân sách nhà nước. Ngược lại, khi tổng
số thu nhỏ hơn tổng số chi thì xuất hiện bội chi ngân sách nhà nước. Thâm hụt
ngân sách nhà nước là tình trạng phổ biến của các quốc gia trên thế giới.
1.3.2. Nguyên tắc quản lý cân đối ngân sách nhà nước
Theo Luật ngân sách nhà nước năm 2002, cân đối ngân sách nhà nước được
thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lón hơn tổng số chi thường xuyên
và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư và phát triển, tiến tới cân bằng
thu chi ngân sách nhà nước.
- Trong trường hợp có bội chi ngân sách nhà nước thì số bội chi nhỏ hơn số
chi đầu tư phát triển.
- Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và
ngoài nước. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc
không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và đảm
bảo bố trí ngân sách để chủ động trả nợ khi đến hạn.

- Ngân sách địa phương được cân đối theo trên nguyên tắc tổng số chi
không được vượt quá tổng số thu. Trong trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi
19


ngân sách tỉnh đảm bảo, thuộc danh mục mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã
được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối
của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán thì được phép huy động vốn trong nước và
phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức
dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản
trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.

Chương 2 Thực Trạng Thu Chi Ngân sách Nhà Nước
Giai Đoạn 2009-2011
2.1. Thu ngân sách nhà nước

20


Trong giai đoạn 2009-2011, quy mô thu ngân sách nhà nước ngày càng gia tăng
từ 442,340 tỷ đồng năm 2009 lên 674,500 tỷ đồng năm 2011, đảm bảo điều kiện để
thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn này.
Bảng 2.1- Thu cân đối ngân sách nhà nước
Đvt: tỷ đồng
Năm
Thu cân đối

2009
442,340


2010
559,170

2011
674,500

NSNN
(Nguồn: Bộ Tài Chính )
Kết quả thực hiện ở một số lĩnh vực thu cụ thể như sau:
2.1.1. Thu nội địa
Trong giai đoạn 2009-2011, kết quả thực hiện tăng lên 155,344 tỷ đồng.
Bảng 2.2- Thu nội địa trong giai đoạn
Đvt: Tỷ đồng
Stt

1
2

Nội dung

Kết quả thực hiện
2009
2010
2011

Thu nội địa
269,656 354,400
Thu từ doanh nghiệp 83,859 111,922
nhà nước

Thu từ doanh nghiệp

425,000
130,601

Tăng trưởng tyệt đối
200920102010
2011
84,744
70,600
28,063
18,679

50,659

62,821

81,123

12,162

18,302

47,833

69,925

88,864

22,092


18,939

4

doanh
Thuế sử dụng đất

67

56

49

-11

-7

5

nông nghiệp
Thuế thu nhập cá

14,329

26,288

37,161

11,959


10,873

có vốn đầu tư nước
ngoài (không kể dầu
3

thô)
Thu từ khu vực
công thương nghiệp,
dịch vụ ngoài quốc

nhân
21


6
7
8
9

Lệ phí trước bạ
Thu phí xăng, dầu
Các loại phí, lệ phí
Các khoản thu về

9,658
8,961
7,658
41,712


12,594
10,521
7,700
47,489

14,701
11,101
8,131
49,411

2,936
1,560
42
5,777

2,107
580
431
1,922

nhà, đất
10 Thu khác ngân sách
11
Thu quỹ đất công

3,946
974

4,072

1,012

3,029
829

126
38

-1,043
-183

ích, hoa lợi công sản
tại xã
(Nguồn: Bộ Tài Chính )
 Từ 2009-2010:
Như vậy, năm 2010 kết quả thực hiện đạt 354.400 tỷ đồng, tăng 84.744 tỷ
đồng tương ứng tăng 34% so với kết quả thực hiện năm 2009 ( 269.656 tỷ đồng ).
Trong đó các lĩnh vực thu lớn như:
-

Thu từ khu vực kinh tế quốc doanh: đạt 111.922 tỷ đồng, tăng 28.063 tỷ
đồng so với kết quả thực hiện năm 2009 (83.859 tỷ đồng). Tiếp tục thực
hiện lộ trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, có khoảng 300
doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá,
khuyến khích đầu tư phát triển, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà
nước.

-

Thu từ thu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: so với năm 2009, năm

2010 Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ về thu hút vốn đầu tư
nước ngoài; tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới
và tăng thêm ước khoảng 21 tỷ USD, trong đó số vốn thực hiện ước 11
tỷ USD; góp phần đổi mới công nghệ sản xuất, tăng kim ngạch xuất
khẩu và tạo việc làm cho người lao động. Thu ngân sách nhà nước cả
năm đạt 62.821 tỷ đồng, tăng lên 12.162 tỷ đồng so với kết quả thực
hiện năm 2009 (50.659 tỷ đồng).

-

Thu từ thu vực kinh tế ngoài quốc doanh: đạt 69.925 tỷ đồng, tăng lên
22.092 tỷ đồng tương ứng tăng 46,2% so với kết quả thực hiện năm
2009 ( 47.833 tỷ đồng). Năm 2009 có khoảng 76 nghìn doanh nghiệp
22


đăng kí mới nhưng bước qua năm 2010 con số này đã lên đến 84 nghìn
doanh nghiệp, điều này đã làm cho vốn đầu tư dân cư và tư nhân đầu tư
vào nền kinh tế tăng lên, đạt khoảng 299,5 nghìn tỷ đồng, góp phần
quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao
động.
-

Từ các khoản thu về nhà, đất: đạt 47.489 tỷ đồng, tăng lên 5.777 tỷ
đồng, tương ứng tăng 13,8% so với kết quả thực hiện năm 2009 (41.712
tỷ đồng ). Từ 2009-2010, thị trường bất động sản cả nước nói chung và
tại một số đô thị lớn nói riêng về cơ bản diễn biến khá sôi động, đồng
thời các địa phương đã quan tâm đến công tác quy hoạch, giao đất, cho
thuê đất trên địa bàn sát với giá thị trường; đẩy nhanh công tác đấu giá
quyền sử dụng đất, tăng các khoản thu.


 Từ 2010-2011:
Còn vào năm 2011 ước cả năm đạt 425.000 tỷ đồng, tăng lên 70.600 tỷ
đồng tương ứng tăng 19,9% so với kết quả thực hiện năm 2010 ( 354.400 tỷ
đồng ).
Các lĩnh vực thu lớn đều có kết quả thực hiện cao hơn năm 2010, trong đó:
thu từ kinh tế quốc doanh cao hơn 18.679 tỷ dồng; thu từ khu vực công thương
nghiệp ngoài quốc doanh cao hơn 18.939 tỷ dồng; thu từ khu vực doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài cao hơn 18.320; từ các khoản thu về nhà đất cao hơn 1.922 tỷ
đồng.
Trong bối cảnh kinh tế phát triển không thuận lợi, có được kết quả nêu trên
là nhờ vào nỗ lực lớn của các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp
trong triển khai thực hiện những giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó, có tác động của một số yếu tố
sau: (1)đà phát triển tốt của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2010, tạo
nguồn thu gối đầu cho NSNN năm 2011 đạt khá; (2) giá cả hàng hoá và dịch vụ
tiêu dùng tăng, nhất là giá một số mặt hàng nông, lâm thuỷ sản tăng lớn, cùng với

23


việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ VND/USD trong thời gian từ 2010-2011, đã góp phần
tăng thu ngân sách; (3) việc triển khai quyết liệt công tác quản lý thu, tăng cường
kiểm soát kê khai, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và đôn đốc thu nợ thuế, thu vào
NSNN kịp thời các khoản thu theo kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán và kiểm
tra quyết toán thuế,...
Nhưng nếu xem xét một cách tổng quát thì tốc độ tăng thu nội địa từ 2010
dến 2011 thấp hơn 14,1% so với từ 2009 đến 2010. Sỡ dĩ như vậy là do để tháo gỡ
khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
duy trì hoạt động sản xuất, ổn định đời sống người lao động, từ tháng 4/2011,

Chính phủ đã gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 01 năm cho
một số doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động hoạt động
sản xuất, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội...nhằm tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp này có thêm nguồn vốn để ổn định và phát triển các hoạt động;
ước tính có khoảng 303,2 nghìn doanh nghiệp nằm trong diện này, với tổng số
thuế được gia hạn năm 2011 chuyển sang năm 2012 khoảng 6.900 tỷ đồng. Tiếp
đó, Chính phủ đã trình Quốc hội cho phép giảm 30% số thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao
động trong một số lĩnh vực đặc thù; giảm 50% mức thuế khoán thuế giá trị gia
tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đối với một số cá nhân,
hộ kinh doanh và tổ chức kinh doanh... Theo đó, dự kiến tổng số thuế miễn, giảm
trong năm 2011 khoảng 4.200 tỷ đồng.
2.1.2. Thu từ dầu thô
Đây là một nguồn thu quan trọng đối với ngân sách nhà nước. Trong giai
đoạn 2009-2011, dầu thô luôn đóng góp trên 12% ngân sách. Năm 2009, nguồn
thu này đạt 60.500 tỷ đồng, trên cơ sở sản lượng dầu thanh toán đạt 15,4 triệu tấn,
giá bán bình quân đạt 58 USD/thùng. Đến năm 2010 đã tăng gấp 1,14 lần năm
2009, đạt 69.170 tỷ đồng, tăng 8.670 tỷ đồng tương ứng tăng 14,3% so với thực
hiện năm 2009, trên cơ sở sản lượng thanh toán đạt xấp xỉ 13,8 triệu tấn và giá dầu

24


thanh toán cả năm đạt khoảng 79,7 USD/thùng.Và đến năm 2011, thì ước thu
ngân sách từ dầu thô cả năm đạt 100.000 tỷ đồng, tăng lên 30.830 tỷ đồng tương
ứng tăng 44,6% so với thực hiện năm 2010 (69.170 tỷ đồng) và gấp 1,65 lần so
với năm 2009 (60.500 tỷ đồng).
Bảng 2.3- Thu từ dầu thô
Đvt: tỷ đồng
Stt


Nội dung
Thu từ dầu thô

Kết quả thực hiện
2009
2010
2011
60,500

Tăng trưởng tyệt đối
200920102010
2011
69,170
100,000
8,670
30,830
(Nguồn: Bộ Tài Chính)

2.1.3. Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
Bảng 2.4- Thu cân đối NSNN từ hoạt động xuất, nhập khẩu
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Stt

Nội dung

Kết quả thực hiện
2009
2010
2011


Thu cân đối ngân 105,664 130,100

144,000

Tăng trưởng tyệt đối
200920102010
2011
24,436
13,900

sách từ hoạt động
1

xuất khẩu, nhập khẩu
Tổng số thu từ hoạt 143,664 181,000

205,000

37,336

24,000

-61,000

-12,900

-10,100

động xuất khẩu, nhập

2

khẩu
Hoàn thuế giá trị gia -38,000

-50,900

tăng hàng nhập khẩu
(Nguồn: Bộ Tài Chính)
Nhìn chung trong giai đoạn 2009-2011, thu cân đối ngân sách từ hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu tăng lên 38.336 tỷ đồng và luôn chiếm tỷ trọng trên 20%
trong nguồn thu ngân sách nhà nước. Điều này cho thấy thu ngân sách nhà nước từ
hoạt động xuất nhập khẩu đóng một vai trò rất quan trọng. Nhất là sau khi gia
nhập WTO, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng liên tục và đến năm 2011 đã tăng lên
hơn 96 tỷ USD => tăng thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên trong giai đoạn này,
25


×