Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Tăng trưởng nóng và những hệ lụy ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.03 KB, 36 trang )

z

1



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ



TIỂU LUẬN
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI
“TĂNG TRƯỞNG NÓNG” VÀ NHỮNG HỆ LỤY Ở VIỆT NAM

NHÓM
LỚP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

:
:
:

05
KTE406.1
Th.S. Hoàng Bảo Trâm

Hà Nội, tháng 02 năm 2013
2



LỜI MỞ ĐẦU
Nếu như kỷ nguyên phát triển của những nước phương Tây được bắt đầu từ thế
kỷ thứ XVIII - khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra ở Anh, thì ở
Châu Á, những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI chứng kiến sự phát triển thần kỳ
của nhiều quốc gia và nền kinh tế mà chúng ta thường biết đến với tên gọi “ các nền
kinh tế mới nổi – emerging economies”. Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi thuộc
khu vực Đông Nam Á đã có những sự tăng trưởng liên tục từ sau Đổi Mới năm 1986,
và nhất là từ những năm đầu thế kỷ XXI. Theo đánh giá của các tổ chức kinh tế, Việt
Nam là một trong những nền kinh tế mới nổi đáng chú ý nhất bởi sở hữu những lợi thế
to lớn như dân số trẻ, nền kinh tế năng động. Trong 20 năm từ 1991-2010, tốc độ tăng
trưởng GDP trung bình hằng năm của Việt Nam đạt khoảng 7.5%/năm, là một trong
những quốc gia có tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên từ đây, Việt Nam cũng
đang phải đối mặt với những thách thức của tăng trưởng với tốc độ quá nhanh, được
gọi tắt là “tăng trưởng nóng”. Những thách thức này bao gồm cư sở hạ tầng kém phát
triển, mức độ chuyên môn hoá và khả năng cạnh tranh kém, trình độ khoa học kỹ thuật
và công nghệ cũng như lực lượng lao động không theo kịp tốc độ phát triển. Hơn nữa,
sự phát triển quá nhanh chóng và bùng nổ này cũng gây ra nhiều hệ luỵ đối với môi
trường, xã hội Việt Nam đặc biệt là vấn đề phát triển con người.
Xuất phát từ thực tế đó, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Tăng
trưởng nóng và những hệ luỵ ở Việt Nam” để nhằm nghiên cứu, đi sâu hơn tìm hiểu về
vấn đề gây tranh cãi này, đưa ra cái nhìn tổng quát hơn về những tác động của tăng
trưởng nóng tới các khía cạnh kinh tế - xã hội – môi trường – con người Việt Nam để
từ đó tìm ra một lối đi phù hợp hơn cho chặng đường đưa Việt Nam phát triển đi lên.
Bài tiểu luận được bố cục theo 4 phần chính. Phần một sẽ là những lý thuyết về
tăng trưởng, “tăng trưởng nóng” và những chỉ số đánh giá. Phần hai sẽ giới thiệu và
trình bày những biểu hiện và nguyên nhân cụ thể của hiện tượng “tăng trưởng nóng” ở
Việt Nam. Ở phần tiếp theo cũng là phần quan trọng nhất của bài tiểu luận sẽ là phần
đánh giá tác động của hiện tượng này. Phần cuối cùng sẽ là hướng đi cho Việt Nam
trong giai đoạn tới để hướng đến xây dựng một quốc gia phát triển trên nhiều lĩnh vực.


3


Do quá trình chuẩn bị, thu thập tìm kiếm tài liệu và thực hiện tiểu luận là không
dài và do còn ít kinh nghiệm nên bài tiểu luận của chúng tôi không tránh khỏi những
thiết xót. Nhóm thực hiện rất mong nhận được sự góp ý từ cô giáo và các bạn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

4


STT
1
2
3
4
5
6
7

HỌ VÀ TÊN
Trần Thị Đài Trang
Bùi Thị Thanh Hiền
Trần Việt Dũng
Nguyễn Thuý Nga
Nguyễn Thị Huế
Vũ Thị Việt Anh
Trương Thị Mai Hoa


MÃ SINH VIÊN
1001011021 (Nhóm trưởng)
1001010340
1001011340
1001010657
1001011236
1001011339
1001030518

DANH SÁCH NHÓM 5
Môn: Kinh tế phát triển (KTE406.1)

5


MỤC LỤC

6


PHẦN NỘI DUNG
1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG
2. Khái niệm, quan điểm về tăng trưởng.
2.1.1. Khái niệm tăng trưởng.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng
thời gian nhất định (thường là một năm). Thu nhập của nền kinh tế phụ thuộc phần lớn
vào những gì nền kinh tế đó sản xuất được. Do đó, tăng trưởng kinh tế thường được
hiểu là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI)
của quốc gia hay nền kinh tế đó trong một khoảng thời gian nhất định.
2.1.2. Các quan điểm về tăng trưởng.


• Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế.

Trường phái cổ điển thể hiện quan điểm về tăng trưởng kinh tế qua ba học giả

chính là Adam Smith, Thomas R. Malthus và David Ricardo.
Theo Adam Smith, có 2 yếu tố tác động đến tăng trưởng là lao động, tích lũy
vốn. Người lao động là người trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất nhằm tạo
ra của cải cho xã hội. tích lũy vốn chính là động lực của tăng trưởng, việc tích lũy vốn
thông qua tiết kiệm và tiêu dùng hạn chế của nhà tư bản sẽ giúp nâng cao năng suất và
tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.
Theo David Ricardo, có 3 yếu tố tác động đến tăng trưởng là lao động , vốn, tài
nguyên thiên nhiên. Tài nguyên là yếu tố có điểm dừng, chính vì vậy mà sản xuất nông
nghiệp có hiệu quả giảm theo quy mô dẫn đến tăng trưởng nền kinh tế bị giới hạn và
sẽ đi đến chỗ bế tắc. Vì vậy cần phải phát triển công nghiệp, cũng như đẩy mạnh xuất
khẩu hàng công nghiệp để cải thiện tăng trưởng của nền kinh tế.
Theo Malthus, Thu nhập và dân số là các yếu tố tác động tiêu cực tới tăng
trưởng dân số. Động lực của tăng trưởng dân số là việc giảm thiếu dân số cũng như
giảm tỉ lệ tăng dân số. Malthus cho rằng cần có chiến tranh hoặc dịch bệnh, hoặc cần
các biện pháp như lao động quá sức, nạn đói... để giảm thiểu dân số
• Mô hình của K.Marx về tăng trưởng kinh tế
Theo K.Marx, các yếu tố tác động đến tăng trưởng là đất đai, lao động, vốn, tiến
bộ kĩ thuật. Vốn tăng đất đai và cải tiến kĩ thuật mở rộng sản xuất, lao động tạo ra giá
trị thặng dư nhiều hơn. Động lực của tăng trưởng là việc làm tăng giá trị thặng dư,
bằng cách tăng thời gian làm việc của công nhân hoặc giảm tiền công lao động hoặc
7


nâng cao năng suất lao động bằng cải tiến kĩ thuật. Phương pháp cuối cùng hiệu quả
nhất nên để tăng gía trị thặng dư thì nhà tư bản dựa vào cải tiến kĩ thuật.

• Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế.
Theo Marshall, Các yếu tố tác động đến tăng trưởng: Vốn, lao động, tài nguyên
thiên nhiên và khoa học - công nghệ. Vốn có thể thay thế được nhân công; Trong điều
kiện thị trường cạnh tranh, khi nền kinh tế có biến động thì sự linh hoạt về giá cả và
tiền công là nhân tố cơ bản khôi phục nền kinh tế về vị trí sản lượng tiềm năng với
việc sử dụng hết nguồn lao động.Tiến bộ kỹ thuật là yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự phát
triển kinh tế.
• Mô hình của Keynes về tăng trưởng kinh tế
Theo Keynes, Các yếu tố tác động đến tăng trưởng là tiêu dùng và đầu tư. Khi
thu nhập tăng làm tiêu dùng tăng, song tiêu dùng tăng chậm hơn thu nhập nên tiết
kiệm có xu hướng tăng nhanh hơn gây ra suy giảm tăng trưởng.
Gia tăng đầu tư làm tăng cầu lao động và tư liệu sản suất, do đó tăng việc làm
và kéo theo là tăng trưởng kinh tế.
• Quan điểm về tăng trưởng kinh tế hiện đại
Theo Paul Samuelson, Các yếu tố tác động đến tăng trưởng: Lao động (L), vốn
(K), tài nguyên thiên nhiên (R), (T) …Các yếu tố kết hợp với nhau theo tỷ lệ linh hoạt.
Động lực tăng trưởng của thị trường đó là lợi nhuận.
3. Tăng trưởng nóng và các tiêu chuẩn đánh giá
3.1.1. Khái niệm tăng trưởng nóng.
Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm mang tính quy chuẩn về “Tăng trưởng
nóng”, tuy nhiên khái niệm này lại được dùng rất phổ biến khi đánh giá về tình hình
kinh tế trên thế giới. Nhìn chung, Tăng trưởng nóng phản ánh tình hình tăng trưởng
kinh tế với tốc độ rất nhanh, trên 2 con số, sự tăng trưởng tương đối cao so với tình
trạng kinh tế của nước đó, thường xảy ra ở nhóm nước đang phát triển. Sự tăng trưởng
nóng là sự tăng trưởng kinh tế do quy mô chứ không phải do năng suất, diễn ra trong
thời gian ngắn, đột ngột, vượt ra khỏi khả năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà
nước, tiềm ẩn yếu tố khủng hoảng.
Vậy làm sao để biết một nền kinh tế là tăng trưởng nóng hay không? Dưới đây
xin trình bày một số thước đo thường dùng để đánh giá được đưa ra bởi những chuyên
gia thông qua nhiều kênh khác nhau.

3.1.2. Các thước đo đánh giá tăng trưởng nóng.
8


Trước hết cũng phải nói rằng, cho đến nay vẫn chưa có một hệ thống tiêu chuẩn
nào để đánh giá chính xác tăng trưởng nóng, mà chỉ dừng lại ở các thước đo để nhận
biết một nền kinh tế có phải tăng trưởng nóng hay không. Năm 2011, The Economist –
một ấn bản tin tức kinh tế lớn và uy tín đã đưa ra danh sách các nền kinh tế tăng
trưởng nóng dựa trên 6 chỉ số khác nhau. Các chỉ số sau đó được cộng tổng lại để tính
ra một chỉ số nói chung. Mức 100 cho thấy nền kinh tế đó tăng trưởng quá nóng, tính
với tất cả các chỉ số. (Xem hình 1)
Chỉ số đầu tiên là lạm phát, được tính bằng biến động giá tiêu dùng (%) so
trong vòng một năm qua. Lạm phát tại các nước mới nổi tăng nhanh hơn so với các
nước phát triển. Đến tháng 5/2011, lạm phát tại các nước này trung bình ở mức 6,7%..
Các quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nóng đều có tỉ lệ lạm phát cao.
Thứ hai, Economist so sánh tốc độ tăng trưởng GDP trung bình từ năm 2007
với tốc độ tăng trưởng của 10 năm trước đó. GDP của Achentina, Braxin, Ấn Độ và
Indonexia đã tăng trưởng cao hơn xu thế dài hạn nhưng tại Hungary, cộng hòa Séc,
Nga, Nam Phi lại dưới xu thế này. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc cũng thấp hơn
so với xu thế.
Thứ ba, thị trường lao động đóng vai trò quan trọng trong tính toán về các nền
kinh tế. Nhờ các biện pháp cải cách, tiềm năng tăng trưởng GDP của một nước có thể
tăng dần qua thời gian. Tuy nhiên, khi tình hình thị trường lao động còn nhiều khó
khăn, nền kinh tế của một số nước đang tăng trưởng quá nhanh nhưng không bền
vững. Tại Achentina, Braxin, Indonexia và Hồng Kông, thất nghiệp hiện đang ở dưới
mức trung bình trong 10 năm. Tỷ lệ thất nghiệp của Braxin ở mức thấp kỷ lục và
lương đang tăng nhanh.
Thứ tư, cần xét đến tăng trưởng tín dụng hay tốc độ tăng vốn đầu tư, một trong
những yếu tố rất quan trọng dẫn đến bong bóng tài sản hay lạm phát. Cách tính toán
tốt nhất về việc liệu tín dụng có tăng trưởng quá nóng hay không chính là chênh lệch

giữa tỉ lệ tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với bộ phận tư nhân và tăng trưởng GDP
danh nghĩa. Nếu sự chênh lệch này càng lớn tức là tăng trưởng tín dụng đã quá cao, tài
sản đang bị thổi phồng và rất có nguy cơ bùng nổ, gây ra khủng hoảng.
Thứ năm, xét đến lãi suất thực. Lãi suất thực thường được tính bằng hiệu giữa
lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát. Lãi suất thực càng nhỏ thì tức là tỷ lệ lạm phát
9


càng tăng với tốc độ nhanh hơn lãi suất danh nghĩa. Đối với các nhà đầu tư, điều mà
họ quan tâm chính là lãi suất thực, nó phản ánh tỷ lệ sinh lời thực tế của đồng vốn đầu
tư của họ. Ở những nền kinh tế phát triển quá nóng, do lượng vốn đầu tư đổ vào nhiều
thường gây nên lạm phát mạnh khiến cho tỷ lệ lạm phát thường lớn hơn lãi suất, làm
cho lãi suất thực thường âm.
Thứ sáu, xét đến tài khoản vãng lai cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thanh
toán quốc tế có hình thức như một tài khoản gồm bên Có và bên Nợ. Những hoạt động
kinh tế có “tính chất xuất khẩu” tức là mang lại ngoại tệ cho quốc gia sẽ được ghi vào
bên Có của tài khoản và ngược lại, các hoạt động kinh tế có “tính chất nhập khẩu” tức
là tiêu tốn ngoại tệ của quốc gia sẽ được ghi vào bên Nợ. Tài khoản vãng lai phản ánh
các luồng thu nhập-chi tiêu của một quốc gia. Thâm hụt tài khoản vãng lai có thể là chỉ
báo cho việc kinh tế tăng trưởng quá nóng, nhu cầu nội địa vượt quá nguồn cung, dẫn
đến việc phải Nhập siêu hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài.
Tính cả 6 chỉ số này, Economist đưa ra nhóm nền kinh tế đang tăng trưởng
nóng: Achentina, Braxin, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonexia, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam
(xem hình 1).
Ngoài ra, theo TS. Phan Minh Ngọc ở báo điện tử Vneconomy, còn có một chỉ
báo nữa là giá chứng khoán. Ở một nền kinh tế tăng trưởng nóng, các luồn vốn sẽ ồ ạt
đổ vào làm giá chứng khoán tăng mạnh, thị trường chứng khoán sẽ bùng nổ theo kiểu
bong bóng, và rất có nguy cơ đối mặt với hiện tượng bong bóng xì hơi.
Trên đây là những chỉ báo được sử dụng để đánh giá một nền kinh tế có tăng
trưởng nóng hay không? Phần dưới đây sẽ trình bày rõ hơn những biểu hiện của tăng

trưởng nóng ở Việt Nam dựa trên những chỉ báo này.

Hình 1: Chỉ số tăng trưởng nóng của các nền kinh tế mới nổi.

10


Nguồn: The Economist.
4. BIỂU HIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TĂNG TRƯỞNG NÓNG Ở VIỆT NAM
5. Biểu hiện tăng trưởng nóng ở Việt Nam.
Như đã đề cập đến trong phần lý thuyết, có 6 dấu hiệu chính để nhận biết một
nền kinh tế tăng trưởng nóng là lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình, tình
hình thị trường lao động, tăng trưởng tín dụng, lãi suất và cán cân vãng lai. Ngoài ra
còn có những dấu hiệu khác như giá chứng khoán tăng nhanh, đầu tư trong nước và
nhập khẩu hàng tiêu dùng gia tăng mạnh. Từ thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong 10
năm trở lại đây, dưới góc nhìn của chúng tôi, những dấu hiệu này đã xuất hiện.
LẠM PHÁT
Trong thời kỳ 2002-2005, lạm phát trung bình của các nước đang phát triển là
4,5%/năm, thấp hơn mức 6,6% của Việt Nam. Chênh lệch về lạm phát trung bình giữa
2 thời kỳ 1999-2001 và 2002-2004 ở các nước đang phát triển là âm 5.6% (lạm phát
giảm). Ngược lại, mức chênh lệch này ở Việt Nam là 6.4% (lạm phát tăng).
Theo thời báo The Ecomomist, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam đã tăng gần
20% trong năm 2010, đứng thứ 3 trong 27 nền kinh tế mới nổi được nghiên cứu. Mức

11


lạm phát này thậm chí còn cao hơn ở Ấn Độ (9%), Trung Quốc (gần 6%) và Malaisia
(3%). (Xem hình 2)
Hình 2: Bảng xếp hạng tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2010.


Nguồn: The Economist.
Nguyên nhân lạm phát tăng ở Việt Nam không chỉ bởi giá cả các mặt hàng nhập
khẩu chiến lược (như dầu mỏ) tăng, theo các cơ quan hữu trách, mà còn bởi thâm hụt
ngân sách chính phủ kinh niên, có xu hướng tăng kể từ năm 2000, và tốc độ tăng cung
VND ở mức cao.
TỐC ĐỘ TĂNG GDP
Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, Kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng với
tốc độ ổn định hàng năm là từ 7-9%. Đây có thể nói là một tỷ lệ tăng trưởng vàng mà
nhiều nước muốn đạt được, tuy nhiên nó cũng gây ra những mối lo ngại lớn khi mà ở
nhiều khu vực, cơ sở hạ tầng và trình độ kỹ thuật chưa theo kịp tốc độ phát triển, gây
ra tình trạng đầu tư không hiệu quả, kinh tế phát triển theo chiều ngang, chủ yếu là nhờ
nguồn vốn đầu tư đổ vào.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam, 2001-2008 (%)
2001
6,9

2002
7,1

2003
7,3

2004
7,8

2005
8,4

2006

8,2

2007
8,5

2008
6,3
12


Nguồn: data.worldbank
LÃI SUẤT THỰC
Năm 2011, Lãi suất thực ở Việt Nam đang ở mức gần âm 5%, đang ở mức đáng
báo động trong số những nước được đưa ra nghiên cứu bởi tờ The Economist. Lưu ý
là, với tốc độ phát triển tương đương, nhưng Trung Quốc đã duy trì được lãi suất thực
ở mức dương 1%, tức là cao hơn Việt Nam khoảng 6%.
Bảng 2: Lãi suất thực ở Việt Nam qua các năm, 2001-2008 (%)
2001
7,33

2002
4,93

2003
2,62

2004
1,43

2005

2,62

2006
3,65

2007
2,7

2008
-5,2

Nguồn: data.worldbank
Hình 3: Lãi suất thực của Việt Nam và một số nước khác, 2011 (%)

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG

13


Các nhà kinh tế đánh giá Việt Nam là một trong những nước có tín dụng và vốn
đầu tư tăng với tốc độ choáng váng. Tuy nhiên, một vấn đề nổi lên là tốc độ tăng vốn
đầu tư không đi liền với tốc độ tăng GDP danh nghĩa, điều này có nghĩa là đồng vốn
đầu tư được sử dụng không hiệu quả.
Ở những nền kinh tế mới nổi, khi ngành tài chính phát triển thì việc GDP danh
nghĩa tăng chậm hơn so với mức tăng trưởng tín dụng có thể được coi là chuyện bình
thường. Tuy nhiên, khi độ chênh lệch lên tới mức quá cao thì đây lại là một vấn đề
lớn. Xem ở hình dưới ta thấy ở Việt Nam, tăng trưởng tín dụng tăng nhanh hơn tăng
trưởng GDP danh nghĩa lên tới 8%, trong khi ở Trung Quốc, Hàn Quốc và một số
nước khác, tỷ lệ này là dưới mức 0.
Hình 4: Mức chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng GDP

trong 12 tháng của năm 2011 (%)

TỶ LỆ VỐN ĐẦU TƯ
Tỉ lệ vốn đầu tư trong GDP ở Việt Nam tỉ lệ thuận với tốc độ tăng GDP. So với
các nước khu vực Đông Á và Đông Nam Á, tỉ trọng đầu tư trong GDP của VN thuộc
14


hàng các nước đứng đầu. Năm 2007, tỉ trọng này ở VN chỉ thấp hơn so với Trung
Quốc (44,2%), nhưng cao hơn so với Hàn Quốc (29,4%), Thái Lan (26,8%), Malaysia
(21,9%)...
Trong khi tỉ trọng đầu tư so với GDP ở hầu hết các nước có chiều hướng giảm đi, thì tỉ
lệ này ở VN lại tăng mạnh. Trong khi đó, GDP tính trên đầu người của VN lại thấp
hơn nhiều lần so với nhiều nước. Điều này có nghĩa là, VN đang thực hiện một mô
hình kinh tế tiết chế tiêu dùng để tích lũy và đầu tư ở mức độ thuộc loại cao nhất ở
Đông Á và Đông Nam Á.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong những năm qua, nền kinh tế VN
tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn. Giai đoạn 2000-2005, vốn đóng góp vào tăng trưởng
lên tới 64,63%, trong khi phần đóng góp của lao động chỉ là 19,25% và đóng góp năng
suất tổng hợp là 16,12%.
Trong 10 năm gần đây, VN liên tục bị bội chi khi thực hiện chính sách tài khóa
tăng thu để bù chi tiêu công. Tuy nhiên, có một thực tế là tốc độ tăng thu ngân sách
luôn luôn cao hơn tốc độ tăng GDP. Đồng thời, Chính phủ cũng quyết định chi hằng
năm khoảng 1/3 ngân sách cho đầu tư phát triển. Tổng nguồn vốn đầu tư trong xã hội
cũng không ngừng tăng, bình quân mỗi năm tăng 13,9%.
Khu vực đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng nhanh nhất - gấp 5,1 lần từ 20002009; tiếp đến là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh với 3,5 lần và cuối cùng là khu
vực kinh tế nhà nước, với 2,5 lần. Ngay cả vào năm 2008, do ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chính toàn cầu, Chính phủ chủ trương cắt giảm đầu tư công, song số vốn đầu
tư công chỉ ở mức thấp hơn so với năm 2007 và đến năm 2009 lại tăng vọt, nhằm
thực hiện chủ trương “kích cầu đầu tư”.

Ngoài ra, mức chênh lệch về tốc độ tăng trưởng đầu tư của Việt Nam giữa 2
thời kỳ 2002-2004 và 1999-2001 là 4.7% GDP so với mức chung của các nước đang
phát triển là 1.3%. Lưu ý thêm rằng mức chênh lệch này của Việt Nam chỉ thấp hơn
của Trung Quốc (5.8) và một hai nền kinh tế nhỏ khác trên thế giới.
THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI
Tài khoản vãng lai của Việt Nam bị thâm hụt liên tục suốt từ năm 2002, có lúc
lên tới 4.9% GDP, trong khi ở các nước đang phát triển nói chung khác là thặng dư
liên tục từ năm 2000. Chênh lệch về thặng dư trên tài khoản vãng lai của các nước
đang phát triển giữa 2 thời kỳ 1999-2001 và 2002-2004 là 1.3%, so với mức của Việt
15


Nam là âm 6.2% (tức cán cân thương mại đã bị xấu đi nhanh chóng) (Phan Minh
Ngọc, 2007)
Gần đây nhất, trong năm 2011, thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam đã ở
mức gần 4% GDP, và năm 2010 là khoảng 3,8%. Trong khi đó, hầu hết các nước trong
khu vực Đông Nam Á và Đông Á đều có thặng dư tài khoản vãng lai. (Xem hình dưới)
Hình 5: Cán cân tài khoản vãng lai một số nước, 2011 (%GDP)

Nguồn : The Economist (2011)
16


GIÁ CHỨNG KHOÁN
Thực tế là chỉ số trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng nhiều lần kể từ
khi thành lập và đã xấp xỉ ngưỡng 1.000 điểm vào năm 2007. Đây là một sự tăng
trưởng rất nóng, trong khi doanh thu của đa phần các doanh nghiệp niêm yết chỉ tăng
khoảng trên dưới 10%/năm.
Điều này có nghĩa là thị trường chứng khoán đang bùng nổ theo kiểu bong bóng
và đang đối mặt với rủi ro bong bóng xì hơi, mà hậu quả có thể là việc các nhà đầu tư

nước ngoài rút vốn ra khỏi Việt Nam.
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Tăng trưởng kinh tế đã góp phần chuyển dịch thị trường lao động theo hướng
công nghiệp hóa và đô thị hóa. Trong khi phần lớn lực lượng lao động vẫn tiếp tục làm
việc ở khu vực nông nghiệp, tỷ lệ người làm trong khu vực công nghiệp và xây dựng
đã gia tăng đáng kể. Vì vậy mà tử lệ lao động nông nghiệp đã giảm từ 65,3% năm
2000 xuống còn 47,6 năm 2009 trong khi tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp tăng
từ 12,4% lên 21,8% trong thời gian này. Lao động ở khu vực dịch vụ tăng từ 22,3%
năm 2000 lên 30,6% năm 2009. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với nền kinh tế
gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng ở nhiều khu vực, rất nhiều sinh viên sau khi ra
trường không xin được việc làm phù hợp. Việc làm ở khu vực sản xuất hàng xuất khẩu
và cở các làng nghề thủ công vị thu hẹp và nhiều công nhân nhập cư buộc phải trở về
quê hương.
Những số liệu trên đã chứng tỏ rằng Việt Nam đã mức tăng trưởng quá cao
trong giai đoạn vừa qua, tiềm ẩn nhiều rủi ro và bất ổn. Việc tăng trưởng này có ảnh
hưởng gì tới nền kinh tế, xã hội, môi trường và sự phát triển con người ở Việt Nam?
6. Nguyên nhân tăng trường nóng ở Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân quan trọng là sự gia tăng mạnh mẽ nguồn vốn từ
nước ngoài gồm vốn ODA, FDI, đầu tư gián tiếp, và kiều hối – đều có xu hướng gia
tăng mạnh gần đây. Nguồn vốn như là “nguồn nước mát” chảy vào nền kinh tế đang
“khô hạn”, như tiếp thêm sức, thúc đẩy nó phát triển vượt bậc.
Nguyên nhân thứ hai là chính sách ưu tiên phát triển kinh tế sau đổi mới mà
Việt Nam đang thực hiện. Theo đó, Việt Nam ưu tiên mọi mặt để thu hút đầu tư nước
ngoài vào trong nước, tận dụng nguồn vốn và kỹ thuật từ nước ngoài và nguồn lao
17


động, tài nguyên trong nước để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, chính sách ưu tiên
“thái quá” này đã vô tình trở thành “thả lỏng”, dẫn đến việc đầu tư tràn lan, không
kiểm soát , dẫn đến sự tăng trưởng với tốc độ chóng mặt.

Thứ ba, Lãi suất ngân hàng thấp và chính sách ưu tiên vay vốn sản xuất làm
thúc đẩy quá trình kinh doanh tăng nhanh. Nói rộng ra thì đây cũng là một trong những
chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư sản xuất của Chính phủ, giúp cho các doanh nghiệp
có điều kiện tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn.
Tựu chung lại, dòng vốn dồi dào chảy vào và chính sách ưu tiên đầu tư của
Chính phủ là những nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng tăng trưởng không kiểm soát
ở Việt Nam.
7. HỆ LỤY CỦA TĂNG TRƯỞNG NÓNG
8. Tới nền kinh tế:
Trước hết, phải nói rằng, mức tăng trưởng đạt mức cao trong giai đoạn vừa qua
đã có tác dụng tích cực kích thích nền kinh tế, giúp Việt Nam có những bước tiến
nhanh và mạnh trong công cuộc thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa, đưa nước ta
từ một nước thu nhập thấp trở thành nước có thu nhập trung bình, khiến Việt Nam
được biết đến nhiều hơn trong mắt của bạn bè quốc tế như một điểm thu hút đầu tư hấp
dẫn. Chỉ trong vòng hơn chục năm, diện mạo của đất nước đã có nhiều thay đổi quan
trọng theo chiều hướng tiến bộ.
Tuy nhiên, việc tăng trưởng quá nhanh, với tốc độ chóng mặt mà không đi đôi
với bền vững như vậy cũng có thể mang tới rất nhiều hệ lụy cho nền kinh tế mà biểu
hiện điển hình đó là kết cấu hạ tầng không theo kịp sự phát triển quá nhanh,tăng
trưởng không được tính toán đồng bộ với nguồn nguyên liệu, công nghệ và nguồn lực.
Từ một nước có thu nhập thấp với thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt mức 410 đôla
mỹ năm 2001, sau 10 năm, con số này đã tăng hơn gấp 3 lần, đạt 1270 đôla mỹ, đưa
nước ta trở thành nước có thu nhập trung bình. Nhưng cũng từ đây, Việt Nam đã mắc
phải cái gọi là “bẫy thu nhập trung bình”.
BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH
Bẫy thu nhập trung bình đề cập đến kinh nghiệm của các nước đang phát triển
đã đạt tới một mức thu nhập nhất đinh nhưng chưa thể đạt tới mức độ phát triển cho
phép các nước này có thể trở thành nước thu nhập cao. Các nước trong trường hợp này
18



thường tận dụng thành công chi phí nhân công giá rẻ, sử dụng ít hơn đất đai và các
nguồn lực tài chính để thu hút đầu tư, Điều này tạo điều kiện để các nước này chuyển
từ sản xuất nông nghiệp với trình độ thấp sang sản xuất nông nghiệp với trình độ cao
hơn và công nghiệp sử dụng kỹ thuật thấp, tăng thu nhập và tạo ra tăng trưởng kinh tế
nhanh chóng. Nhưng khi thu nhập tăng, giá lao động không còn rẻ nữa vì công nhân
đòi hỏi và cần lương cao hơn, đất không được tận dụng đầy đủ và nguồn vốn không
còn sẵn có và chi phí bắt đầu tăng lên, làm giảm tính cạnh tranh của các ngành công
nghiệp có công nghệ thấp.
Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn thứ hai, khi thu nhập trung bình của người
dân đã tăng lên, giá lao động không còn rẻ nữa, nguồn vốn không còn sẵn có bởi vì
như đã trình bày ở trên, lạm phát cao cùng với lãi suất thực âm đã không còn thu hút
các nhà đầu tư như trước nữa. Vậy Nhà nước cần phải có những biện pháp gì để tạo
động lực tiếp tục đưa đất nước đi lên??
VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH:
Nhìn lại quá trình chuyển dịch theo ngành nghề của doanh nghiệp Việt Nam
trong 10 năm qua cho thấy, sự chuyển dịch của các nguồn lực vào những lĩnh vực phát
triển nóng của nền kinh tế trong từng giai đoạn thể hiện rõ. Đặc biệt, giai đoạn 2002 2010 chứng kiến sự phát triển ấn tượng về số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh
doanh tài sản, dịch vụ tư vấn, với tốc độ tăng trưởng bình quân lên tới 35,12%/năm.
Ông Lương Minh Huân, Viện Phát triển doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam - VCCI) thống kê, chỉ trong vòng 8 năm này, số doanh nghiệp trong
lĩnh vực này đã tăng 10 lần, từ 3.200 doanh nghiệp năm 2002, lên trên 36.000 doanh
nghiệp vào năm 2010. Doanh nghiệp xây dựng cũng có tốc độ tăng trưởng cao với tốc
độ tăng trưởng bình quân là 23%/năm, tăng từ hơn 8.000 doanh nghiệp vào năm 2001
lên trên 47.000 doanh nghiệp vào năm 2010.
Tuy nhiên, đến thời hậu phát triển nóng thì ba lĩnh vực bất động sản, xây dựng
và tài chính lại đang đứng đầu về số lượng doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể với
mức tăng từ 20 - 48% so với năm 2011. Không những vậy, đây cũng chính là khu vực
có số doanh nghiệp đăng ký mới thấp nhất. Đây chính là kết quả của việc tăng trưởng
ồ ạt, không có nền tảng, kết quả của hiện tượng “bong bóng nhà đất xì hơi”.

NỀN KINH TẾ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
19


Trong những năm gần đây, Việt Nam chú trọng thực hiện mô hình kinh tế ưu
tiên tăng trưởng dựa trên đầu tư, với tỷ lệ đầu tư chiếm tới 42% GDP năm 2010.
Nhưng trong khi đó, tỷ lệ thu hồi trên đầu tư liên tục giảm cho thấy đầu tư đang ngày
càng trở nên kém hiệu quả. Điều này đã tạo ra những áp lực không cần thiết đến tài
khoản vãng lai của quốc gia, khiến Việt Nam phải chịu phụ thuộc nhiều hơn vào các
nguồn vốn phát triển từ bên ngoài và khiến Việt Nam dễ bị tổn thương hơn trước
những cú sốc kinh tê toàn cầu, điển hình như cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm
2008 . Mặc dù đã duy trì được tốc động tăng trưởng GDP trong giai đoạn suy thoái
kinh tế nhưng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng với nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn
kéo dài đến hiện nay như thị trường chứng khoán và bất động sản bị đóng băng; hàng
loạt doanh nghiệp phá sản; thiếu vốn đầu tư trầm trọng, nhiều dự án phải tạm ngừng
thi công... Trong khi Trung Quốc và các nước khác trong khu vực như Thái Lan,
Indonesia đã khôi phục nền kinh tế sau khủng hoảng thì ở nước ta, năm 2013 này vẫn
tiếp tục được đánh giá là một năm kinh tế khó khăn. Cuộc khủng hoảng này đã làm
lung lay và có ảnh hưởng kéo dài tới nền kinh tế, làm cho tất cả các “mầm hại” đang
được ấp ủ do tăng trưởng “nóng” được dịp để nổ bung ra. Dưới đây là những ví dụ cụ
thể.
Đầu tư tràn lan, đặc biệt là khu vực đầu tư công không hiệu quả chiếm tỷ trọng
lớn đã thổi phồng sự tăng trưởng, cao vượt quá so với tình trạng thực tế của nền kinh
tế dẫn đến những bất cập xã hội đặc biệt là về cơ sở hạ tầng, kĩ thuật không theo kịp sự
phát triển.
“BONG BÓNG BẤT ĐỘNG SẢN NỔ TUNG”
Trong giai đoạn tăng trưởng nóng của Việt Nam, Thị trường BĐS là một trong
những thị trường thu hút nguồn vốn đầu tư lớn nhất, do vậy không khó để nhận ra rằng
thị trường này cũng đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng "nóng".
Quy mô vốn đầu tư vào BĐS tăng liên tục, đến năm 2011 đã có gần 43.454 tỷ

đồng đầu tư vào xây dựng, tăng 3,5 lần so với thời điểm năm 2005 và cũng từng đó
đầu tư vào kinh doanh BĐS, tăng 9,8 lần so với năm 2005. Xây dựng và BĐS thu hút
mạnh vốn đầu tư kể cả khu vực kinh tế tư nhân, nhà nước, nước ngoài bởi khả năng
sinh lời quá lớn của nó trong giai đoạn này. Do vậy, số doanh nghiệp tham gia vào lĩnh
vực BĐS cũng gia tăng nhanh cho thấy sức hút ghê gớm của thị trường này. Giá trị sản
xuất xây dựng năm 2011 theo giá thực tế cả nước ước tính đạt 676,4 nghìn tỷ đồng,
20


bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 119,6 nghìn tỷ đồng; khu vực ngoài nhà nước đạt
529,4 nghìn tỷ đồng; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 27,4 nghìn tỷ đồng.
Bảng 3: Quy mô vốn đầu tư vào ngành xây dựng trong các năm, 2005-2011 (tỷ đồng)
Năm
Tổng nguồn vốn
Ngành xây dựng

2005
34313
5
12292

2007
53209
3
19725

2008
61673
5
23370


2009
70882
6
26227

Tỉ trọng

3.6

3.7

3.8

3.7

2010
83027
8
39002
3
4.7

Sơ bộ 2011
877850
43454
5.0

Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Không khó để thấy rằng trong những năm 2006-2008, thị trường nhà đất sôi

sục, “người người đầu cơ, nhà nhà mua đất”, đẩy giá nhà đất lên cao ngất trời. Hàng
loạt các công trình xây dựng, khu nghỉ dưỡng, chung cư, vilas được đầu tư xây dựng
để bán. Thậm chí có những căn nhà xây xong để đó chờ ghim giá, bỏ phí không ai ở.
Giá đất biến đổi từng ngày. Giá chung cư luôn lơ lửng ở mức 50-80 triệu đồng/m 2.
Tuy nhiên, khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, thị trường tài chính toàn cầu lung
lay, “bong bóng BĐS” cũng quá căng và phải phát nổ. Bất động sản từ chỗ bị siết tín
dụng, nay trở thành đối tượng cần quan tâm, giải cứu khi cả nước tồn kho hàng chục
nghìn căn hộ và hàng trăm nghìn mét vuông văn phòng cho thuê. Kéo theo đó là cái
chết báo trước của hàng loạt nhà thầu, doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Giá
chung cư tụt dốc không phanh, chỉ còn từ 18-30 triệu đồng/m 2 .Tháng 12 năm 2011,
đoàn công tác Chính phủ do Thủ tướng dẫn đầu cùng các Bộ trưởng phải làm việc với
TP HCM và Hà Nội để tìm giải pháp xử lý nợ xấu và tháo gỡ khó khăn cho bất động
sản. Một số đề xuất đang được các bộ ngành cân nhắc như giảm thuế VAT cho người
mua nhà, giảm giãn tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp... Dù những biện
pháp trên có được áp dụng thì cũng chỉ là cứu vãn tình thế, bởi vì thực tế thì thị trường
BĐS đã gần như đổ sụp.
NỢ XẤU GIA TĂNG.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), sau khủng hoảng tốc độ tăng
trưởng kinh tế Việt Nam chậm, thị trường tài chính của Việt Nam có dấu hiệu của sự
tuột dốc khá rõ ràng và việc tái cơ cấu tỏ ra chậm chạp. Đáng lo ngại nhất được các tổ
21


chức nước ngoài cảnh báo đó là tình trạng nợ xấu của Việt Nam. Ngân hàng Standard
Chartered tại Việt Nam cho rằng, nợ xấu có thể khiến Việt Nam mất 7 tỉ đô la, xấp xỉ
5% GDP. Đó là hệ lụy tất yếu của tăng trưởng nóng, đầu tư tràn lan, bất động sản bong
bóng và hoạt động cho vay còn nhiều sơ hở.
Trước đó, hãng đánh giá tín dụng Moody’s đã hạ điểm tín nhiệm của Việt Nam
từ “B1” xuống thành “B2, mức thấp nhất từ trước đến nay đối với Việt Nam do lo ngại
về tình trạng nợ xấu của Việt Nam.

Năm 2012, những khoản nợ khó đòi và có nguy cơ mất trắng chiếm 8,82% dư
nợ tín dụng, tương đương gần 240.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay. Đó là hệ lụy
tất yếu của tăng trưởng nóng, đầu tư tràn lan, bất động sản bong bóng và hoạt động
cho vay còn nhiều sơ hở. Trước đó, hầu hết các tổ chức tín dụng (TCTD) theo đuổi
chiến lược tăng trưởng quá nóng nhằm đảm bảo hiệu quả lợi nhuận trước áp lực tăng
vốn trong khi năng lực quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế,đặc biệt là các ngân hàng
thương mại cổ phần chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị dẫn đến nợ xấu tăng nhanh hơn
dư nợ tín dụng. Bên cạnh đó, thời gian qua, một bộ phận không nhỏ vốn tín dụng và
nhiều TCTD tập trung đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn bất
động sản. Khi các lĩnh vực này, đặc biệt là thị trường bất động sản đóng băng và giá
bất động sản giảm sâu kéo theo nợ xấu cho vay lĩnh vực này tăng nhanh.
Do đó, để đảm bảo an toàn hệ thống, một mặt Ngân hàng Nhà nước cần quyết
liệt khống chế mức tăng trưởng tín dụng ở mức 15% như Thủ tướng Chính phủ vừa
chỉ đạo, đồng thời đẩy mạnh thanh kiểm tra những tổ chức tín dụng có mức tăng
trưởng quá nóng, có dấu hiệu yếu thanh khoản, chạy đua lãi suất. Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước liên tục đăng đàn trước Quốc hội để giải trình nguyên nhân và đề xuất
giải pháp xử lý nợ xấu.
KHỦNG HOẢNG THANH KHOẢN SAU TĂNG TRƯỞNG NÓNG
Hàng loạt doanh nghiệp rơi vào bẫy tăng trưởng nóng, dùng vốn ngắn hạn đầu
tư tài sản dài hạn, sử dụng vốn lưu động để đầu tư tài sản cố định.
Mai Linh, Thái Hòa, TNG hay HQC chỉ là ví dụ trong câu chuyện lớn về hàng
loạt doanh nghiệp rơi vào bẫy tăng trưởng nóng. Cả 4 doanh nghiệp trên dùng vốn
ngắn hạn đầu tư tài sản dài hạn. Bộ máy kềnh càng khiến thu không đủ bù chi lâu ngày
tạo thành khủng hoảng khả năng thanh toán. Mất cân nguồn khiến thanh khoản kiệt
quệ.
22


Hệ quả là, Mai Linh rao bán hàng nghìn taxi để cải thiện tình hình tài chính
hiện thời.Tại thị trường TPHCM, thị phần Hãng taxi Mai Linh hiện đã tuột xuống vị trí

thứ hai sau Vinasun.
KÉM THU HÚT ĐẦU TƯ
Bất ổn kinh tế vĩ mô khiến Việt Nam trở thành điểm đến kém hấp dẫn hơn đối
với các nhà đầu tư: ViệtNam đứng thứ hạng thấp hơn với hầu hết các nước trong khu
vực Đông Nam Á xét về tính canh tranh quốc tể, chỉ trên Campuchia và Philippines
nhưng lại dưới Indonesia, Thái Lan và Malaysia.
Càng nghĩ ta càng thấy tồn tại những nghịch lý trớ trêu cho sự phát triển.
Trường hợp của Việt Nam đúng là “gậy ông đập lưng ông”- chính sự tăng trưởng quá
nhanh, quá bùng nổ đã là nguyên nhân làm sụp đổ, suy yếu nền kinh tế của nó.
9. Tới các nhân tố môi trường
9.1.1. Ô nhiễm môi trường
Trong thời kỳ đầu tư ưu tiên cho phát triển vừa rồi, môi trường và tài nguyên
của Việt Nam đã không ngừng bị ảnh hưởng. Hình ảnh của Việt Nam đã được đổi mới
với nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu khai thác và chế biến... thay thế những
cánh đồng hoa màu bát ngát xanh. Vì mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển,
hoạt động công nghiệp ở Việt Nam đa số còn có trình độ kỹ thuật ở mức thấp, chủ yếu
dựa vào sức lao động, tài nguyên thiên nhiên và vốn sẵn có để tạo ra giá trị gia tăng.
Trình độ kỹ thuật còn thấp cũng dẫn đến kết quả là năng suất còn thấp, chất thải sau
sản xuất chưa được xử lý kỹ trước khi đưa vào môi trường. Đồng thời, tình trạng đầu
tư tràn lan, sản xuất xô bồ, chú trọng lợi nhuận của các nhà đầu tư đã khiến tình trạng
ô nhiễm ở nhiều vùng của Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Theo ước
tính của Ngân hàng Thế giới, tổn thất do ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã lên tới
5,5% GDP hằng năm.

 Nước
Ở khu vực đầu nguồn, Việc xây dựng các công trình thủy điện một cách ồ ạt đã
và đang đặt tài nguyên nước và hệ sinh thái của các vùng đầu nguồn, các sông suối vào
tình trạng báo động về cạn kiệt và sự suy thoái khó hồi phục. Đa số các công trình này
23



chủ yếu sản xuất điện năng, rất ít tham gia vào phòng chống lũ hoặc hạn hán, dẫn đến
tình trạng các vùng vùng hạ lưu thường bị thiếu nước trong mùa khô và ngập lụt
nghiêm trọng vào mùa mưa hằng năm, nhất là khi các công trình thủy điện xả lũ.
Ô nhiễm nước ở các lưu vực sông (LVS) đang gia tăng nhưng việc quản lý lại
chưa đáp ứng về mặt tổ chức, về năng lực, trang thiết bị, chế tài quản lý và thiếu nguồn
kinh phí để xử lý... nên nguy cơ ô nhiễm còn có thể mở rộng. Trong khi các tổ chức
quốc tế về tài nguyên nước khuyến cáo ngưỡng khai thác được phép tại các quốc gia
chỉ nên giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy, thì tại hầu hết các tỉnh miền
Trung, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên... đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy
về mùa khô khiến dòng chảy ở các LVS ngày càng cạn kiệt. Riêng tại tỉnh Ninh
Thuận, hiện các dòng chảy đã bị khai thác tới 70-80%. Việc khai thác quá mức nguồn
nước đã làm suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất lượng tài nguyên nước trên cả
7 - 8 LVS lớn của Việt Nam, như sông Hồng, Thái Bình, Đồng Nai...
Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, làng nghề thủ công ngày càng mở rộng,
lượng chất thải rắn, thải lỏng chưa kiểm soát được thải vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm
suy thoái nhanh các nguồn nước mặt, nước dưới đất, làm gia tăng tình trạng thiếu nước
và ô nhiễm nước, nhất là về mùa khô, điển hình nhất là ở sông Nhuệ, sông Thị Vải (tại
15 cây số sau Nhà máy Bột ngọt Vedan) của sông thị Vải, dòng sông ở đây thực sự đã
chết…Theo kết quả điều tra của Bộ Công thương, trong số 154 khu công nghiệp đang
hoạt động trên toàn quốc, chỉ có 39 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập
trung (chiếm 25,3%). Điều đó có nghĩa là khoảng 70% trong số hơn một triệu mét khối
nước thải/ngày không qua xử lý từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra các nguồn
tiếp nhận và gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước mặt.
Sự tăng nhanh về dân số và việc khai thác quá mức tài nguyên nước cũng như
tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước. Theo tính toán, lượng nước mặt
bình quân đầu người hiện nay trong tổng nguồn nước các con sông của Việt Nam chỉ
khoảng 3.840 m3/người/năm. Nếu căn cứ theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên
nước quốc tế, quốc gia nào có lượng nước bình quân đầu người dưới 4.000
m3/người/năm là quốc gia thiếu nước thì Việt Nam đang thiếu nước trầm trọng. Với

tốc độ phát triển dân số như hiện nay, theo dự tính, đến năm 2025, lượng nước mặt
bình quân đầu người của các con sông Việt Nam chỉ còn khoảng 2.830 m3/người/năm.

 Đất
24


Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền
móng xây dựng cho các công trình dân dụng, công nghiệp, văn hóa của con người. Đất
còn là nguồn tài nguyên quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt, con người sử dụng nó để
sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho bản thân và cộng đồng. Song với nhịp
độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị hóa gia tăng như hiện nay
thì không chỉ diện tích đất canh tác bị thu hẹp mà chất lượng đất ngày càng bị suy
thoái. Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đất chủ yếu là do nông dược,
phân hóa học tích lũy dần trong đất qua các mùa vụ, ngoài ra còn do các chất thải
trong hoạt động của con người (nước thải, khí thải, chất thải rắn). Mặt khác đất cũng là
một yếu tố của môi trường nên nó tiếp nhận những chất ô nhiễm từ các yếu tố khác
(không khí, nước, vành đai sinh vật) ở mọi lúc, mọi nơi.
Theo khảo sát mới đây của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường (Bộ
NN&PTNT) với khoảng 70% dân số ở khu vực nông thôn, mỗi năm phát sinh 13 triệu
tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu mét khối nước thải sinh hoạt và khoảng
7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, khoảng 80% khối lượng rác thải,
nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom
xử lý hợp vệ sinh, xả trực tiếp ra môi trường. Cùng với 335 điểm tồn lưu thuốc bảo vệ
thực vật đã được xác định nhưng chưa giải quyết triệt để hàng năm, ước có khoảng 2,5
- 3 triệu tấn phân bón vô cơ được sử dụng trong canh tác nông nghiệp, trong đó
khoảng 50 - 70% không được cây trồng hấp thụ, thải ra môi trường, gây ô nhiễm đất.
Còn tại các vùng phía Nam, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tươi
được coi là nguồn thức ăn cho cá, gây ô nhiễm sinh học nghiêm trọng cho môi trường
đất. Ô nhiễm đất làm mất khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất, đất trở nên cằn

cỗi. Sự tích tụ của các hóa chất độc hại, kim loại nặng trong đất làm tăng khả năng hấp
thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức
khỏe con người.

 Không khí
Hầu hết đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi. Nồng độ bụi trong không khí ở các
thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng lớn hơn trị số tiêu
chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần. Ở các nút giao thông thuộc các đô thị này, nồng độ bụi
lớn hơn tiêu chuẩn cho phép đến 5 lần. Tại các khu đô thị mới nơi nhà cửa, đường sá
đang trong quá trình xây dựng thì nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn tới 20 lần.
25


×