Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Quan điểm địa kinh tế mới và khuyến nghị chính sách thúc đẩy tích tụ, lan tỏa từ các cực kinh tế của nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.43 KB, 82 trang )

CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2010
Tên công trình:

“Quan điểm địa kinh tế mới và khuyến nghị chính sách thúc đẩy tích tụ
và lan toả kinh tế từ các cực tăng trưởng ở nước ta hiện nay”

Thuộc nhóm ngành: Khoa học xã hội

HÀ NỘI, 2010


Mục lục


Danh mục chữ viết tắt
GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KTTĐ

kinh tế trọng điểm

SEZ

đặc khu kinh tế

KTTĐBB


kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

KTTĐMT

kinh tế trọng điểm Miền Trung

KTTĐPN

kinh tế trọng điểm Phía Nam

KCN

khu công ngiệp

KCNc

khu công nghệ cao

CN

công nghiệp

N-L-N

nông – lâm - ngư nghiệp

DV

dịch vụ


CMH

chuyên môn hóa

KHCN

khoa học công nghệ

VN

Việt Nam

TQ

Trung Quốc

TP HCM

thành phố Hồ chí Minh


Phần A
Tổng quan nghiên cứu
Lời nói đầu
Trong quá trình phát triển kinh tế, đất nước ta đã đạt được những thành tựu
bước đầu rất đáng tự hào sau hơn 20 năm đổi mới. Trải qua một thời kỳ dài
phát triển, nền kinh tế quốc dân đã thực sự khởi sắc, đời sống vật chất
và tinh thần của quảng đại quần chúng dần được nâng cao. Cũng trong
quá trình phát triển đó, chúng ta đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu
trong việc vận dụng mô hình tăng trưởng của đất nước thời kỳ trước. Hiện

nay, mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, phân bổ về nguồn lực kiểu “cân
đối theo không gian” đã trở nên lạc hậu và không còn phù hợp với hoàn
cảnh thực tiễn nước nhà. Một mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, phân bổ
nguồn lực tập trung cho tăng trưởng vượt trước tại một hay một số vùng
động lực hiện đang trở thành xu thế mang tính thời đại. Mặc dù nước ta
được đánh giá là nước thành công trong phát triển kinh tế trong những năm
gần đây, nhưng theo nhiều phân tích cho thấy chúng ta còn có thể lựa chọn
được hướng đi tiến bộ và hiệu quả hơn nhằm giúp nền kinh tế có thể bứt phá
mạnh mẽ. Hướng đi đó được tập trung phân tích qua phương pháp tiếp cận
phân tích và so sánh trong đề tài nghiên cứu nhằm vào sự tăng trưởng vượt
trước tại các vùng động lực hay vùng KTTĐ của nước ta trước khi có sự hội
tụ về mức sống giữa các vùng. Năm 2010 là năm bản lề cho chiến lược kinh
tế-xã hội 2011-2020 nhằm phấn đấu biến nước ta về cơ bản thành nước công
nghiệp hóa theo hướng hiện đại, thì vấn đề lựa chọn hướng đi phù hợp, tạo
động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế thông qua sức kéo của các đầu tàu tăng
trưởng được xem như vấn đề chiến lược và hết sức cấp thiết. Thực tiễn trên
thế giới đã chỉ ra tính đúng đắn của hướng đi này, nước ta là quốc gia có lợi
thế của người đi sau và hoàn toàn có khả năng thực hiện thành công với thực
tiễn của nước ta. Xuất phát từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu đã lựa
chọn đề tài “Quan điểm địa kinh tế mới và khuyến nghị chính sách thúc
đẩy tích tụ và lan tỏa kinh tế từ các cực tăng trưởng ở nước ta hiện nay”
để tập trung phân tích. Trong tư duy phát triển kinh tế của nước ta, vấn đề
mà nhóm nghiên cứu đưa ra dựa trên quan điểm địa kinh tế mới vẫn còn khá
mới mẻ và cần được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài


Đề tài tập trung nghiên cứu sự tích tụ và lan toả kinh tế như một quá trình có
tích luỹ tại các cực tăng trưởng nhờ cả nguyên nhân chủ quan và khách

quan.
- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thứ nhất, điều kiện nguồn lực của nước ta còn rất hạn hẹp, đặc biệt nền
kinh tế của chúng ta là nền kinh tế “khát” vốn, nếu đem trải rộng nguồn lực
khan hiếm theo mọi hướng thì kết quả thu được sẽ không thể cao.
Thứ hai, một số vùng có những điều kiện ban đầu về vị trí địa lý, điều kiện
tự nhiên, hạ tầng cơ sở.. tốt và thuận lới hơn những vùng khác. Vì vậy nếu
tập trung tạo ra sự tích tụ kinh tế tại các vùng đó sẽ thu được giá trị gia tăng
cao hơn, hiệu quả đầu tư cũng sẽ cao.
Thứ ba, xoay quanh vấn đề nghiên cứu đã có một số đề tài nghiên cứu và đã
đưa đựơc một số kiến nghị giải pháp. Tuy vậy, các giải pháp về mở rộng địa
giới của vùng KTTĐ, lập ban chỉ đạo phát triển vùng KTTĐ… vẫn chưa
thực sự đem lại kết quả như mong muốn.
- Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả kết hợp với phương pháp
phân tích và so sánh nhằm làm nổi bật được những ưu điểm và những mặt
hạn chế của các cực tăng trưởng (vùng KTTĐ).
- Tính mới của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tiếp cận các vùng KTTĐ theo khía cạnh tích tụ và lan toả
kinh tế theo quan điểm địa kinh tế mới. Đề tài đã có sử dụng chỉ tiêu mật độ
kinh tế (chỉ tiêu theo quan điểm địa kinh tế mới) nhằm bổ sung cho các chỉ
tiêu đánh giá sự phát triển các vùng trọng điểm.

Phần B


Nội dung chính của đề tài
Chương I: Cơ sở lý luận về tích tụ, lan tỏa kinh tế và kinh nghiệm các
nước trong phát triển kinh tế nhờ tích tụ, lan tỏa.
I.1 Sự cần thiết thúc đẩy tích tụ và lan tỏa kinh tế từ các cực tăng

trưởng
I.1.1 Một số khái niệm
Tích tụ kinh tế là sự tập trung cao độ các yếu tố nguồn lực cho tăng trưởng,
các hoạt động kinh tế, các ngành, lĩnh vực sản xuất và rộng hơn là tạo nên
mật độ kinh tế đậm đặc, mật độ việc làm cao... ở một hay một số vùng, khu
vực nhất định. Những vùng có sự tích tụ kinh tế cao sẽ có được mật độ kinh
tế cao, mức thu nhập bình quân đầu người và kể cả mật độ việc làm cũng
cao. Tất cả những điều kiện đó đã tạo ra một nguồn lực mạnh mẽ cho sự
phát triển kinh tế của vùng.
Lan tỏa kinh tế là sự lôi kéo của vùng có tích tụ về kinh tế cao đối với sự
phát triển các vùng phụ cận thông qua liên kết vùng và sự chia sẻ nguồn lực
và đạt được mục đích phát triển của các vùng.
Trên thực tế, hai phạm trù tích tụ kinh tế và lan tỏa kinh tế không tồn tại
biệt lập, tách rời mà có mối quan hệ chặt chẽ. Tích tụ kinh tế là giai
đoạn đầu trước khi có được sự hội tụ nhờ sự lan tỏa. Khi quá trình tích
tụ kinh tế tại một vùng đạt đến một ngưỡng nhất định thì hiệu ứng lan tỏa sẽ
có thể phát huy tác dụng lôi kéo các vùng khác. Cả hai yếu tố này đều chịu
những sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng khác như: tập trung đầu tư,
chính sách ưu đãi của nhà nước, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.
I.1.2 Sự cần thiết phải thúc đẩy tích tụ và lan tỏa kinh tế trong điều kiện
của nước ta hiện nay
Thực tế trong quá trình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới cho thấy
được tính đúng đắn trong chính sách thúc đẩy sự tích tụ về kinh tế thông qua
việc phát triển các điểm cực tăng trưởng với vai trò những đầu tàu tăng
trưởng có tác dụng lôi kéo các vùng khác cùng đi lên. Các quốc gia như TQ,
NB, Hàn quốc.. được xem như những hình mẫu cho các nước đang phát
triển học hỏi, trong đó có nước ta. Với xuất phát điểm thấp, nước ta đang
dần hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới.



Thực tế cũng cho thấy tích tụ và lan tỏa kinh tế có vai trò hết sức to lớn đối
với phát triển kinh tế các vùng. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với
các quốc gia đang phát triển- những nơi mà nguồn lực còn rất hạn chế, hiệu
quả đầu tư chưa cao cùng sự yếu kém trong quản lý của nhà nước.
Vai trò của tích tụ và lan tỏa kinh tế trong phát triển kinh tế được
thể hiện ở chỗ:
Một là, tích tụ kinh tế cao theo vùng địa lý sẽ tạo ra mật độ kinh tế, thu nhập
và mật độ việc làm cao cho các vùng.
Hai là, tích tụ kinh tế sẽ tạo ra được nhiều giá trị gia tăng hơn (tính trên một
đơn vị diện tích) do tận dụng được lợi thế theo quy mô và hiệu ứng học hỏi
trong đường cong kinh nghiệm.
Ba là, trong quá trình tích tụ, khi đạt đến một ngưỡng nhất định thì các vùng
có sự tích tụ kinh tế cao sẽ có khả năng lôi kéo hiệu quả đối với các vùng tụt
hậu. Kết quả là chúng ta sẽ có được sự phát triển rộng hơn nhờ tập trung
nguồn lực.
I.2 Một số lý thuyết về tích tụ và lan tỏa kinh tế
I.2.1 Lý thuyết cực tăng trưởng của Francoise Peroux
Khái niệm cực tăng trưởng được nêu ra sớm nhất bởi nhà kinh tế học người
Pháp tên là Francoise. Perux, trên cơ sở đưa ra một ý tưởng khác với Keynes
và Xiongbite về vấn đề kinh tế tăng trưởng như thế nào. Tư tưởng của lý
thuyết cực tăng trưởng xoay quanh vấn đề sức hút và sự chỉ đạo của một khu
vực với những khu vực xung quanh nó. Lý thuyết này cho rằng những khu
vực lân cận xung quanh các khu vực có sự tích tụ kinh tế và đạt được tăng
trưởng nhanh sẽ chịu sự chỉ đạo, ảnh hưởng của khu vực đó. Trong quá trình
tích tụ và lan tỏa thì các “khu nhân” sẽ không chỉ đạt được mục tiêu phát
triển của mình mà còn có thể lôi kéo các vùng khác cùng phát triển.
Một vùng không có sự phát triển đồng đều ở mọi điểm trên lãnh thổ của
nó theo cùng một thời gian, mà có xu hướng phát triển mạnh ở một số điểm
nào đó. Trong khi đó ở một số vùng khác chậm phát triển hơn hoặc bị trì trệ.
Các điểm phát triển nhanh này thường có lợi thế so với toàn bộ vùng và

được gọi là cực tăng trưởng. Tác động của vùng cực đến phát triển toàn bộ
nền kinh tế lãnh thổ cho thấy sự thể hiện trên hai mặt tác động tích cực và
tác động tiêu cực hay còn gọi là hiệu ứng lan tỏa và hiệu ứng phân cực.


Hiệu ứng lan tỏa: Spread (S)
Hiệu ứng lan tỏa được là sự tác động tích cực của sự phát triển của vùng
cực đến vùng xung quanh (các vùng phụ cận) trong phạm vi ảnh hưởng của
nó. Quá trình của hiệu ứng lan tỏa gọi là quá trình khuếch tán mà cơ sở khoa
học và thực tiễn của nó là:





Do tính quy luật của sự cân bằng giá cả trong nền kinh tế thị trường.
Vùng chưa phát triển thì có tỉ suất lợi tức của vùng cao do mức độ sử
dụng các yếu tố sản xuất thấp. Vì vậy sẽ có sự di chuyển đầu tư tới
vùng chưa phát triển.
Xu hướng của quy luật phá bỏ hình thái cũ thay thế hình thái mới điều
này được gọi là “mất cân bằng động”. Các sản phẩm và quá trình lạc
hậu sẽ được thay thế bằng những thứ hiện đại và hiệu quả hơn trong
kết cấu hạ tầng của vùng cực, (vùng tiên tiến) cũng không tránh khỏi
sự lão hóa và lạc hậu. Lúc này đầu tư cho ngành mới sẽ hiệu quả hơn
nếu tiến hành ở vùng lạc hậu vì vậy tiên tiến đang bị phụ thuộc vào hệ
thống kết cấu hạ tầng lạc hậu không có khả năng sinh lời.

Hiệu quả lan tỏa được thể hiện như một hàm theo thời gian. Đường thời gian
của hiệu ứng lan tỏa chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: có tốc độ khởi đầu
tương đối chậm. Giai đoạn 2: tốc độ lan tỏa tăng nhanh do có cơ hội và kết

quả đầu tư đã đạt đến mức hiệu qủa. Giai đoạn 3: tốc độ lan tỏa chậm
và tiến đến bão hòa. Khi đó các vùng đã phát triển tương đối đồng đều giữa
các vùng không có sự chênh lệch về giá cả hàng hóa, dịch vụ hoặc các nhân
tố sản xuất.
Hiệu ứng phân cực (P)
Hiệu ứng phân cực là sự ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng tới phạm vi
ảnh hưởng của nó.
Các tác động tiêu cực được thể hiện như là:



Tăng sự chênh lệch trong thu nhập bình quân đầu người giữa vùng
phát triển và vùng chưa phát triển.
Thu hút các nguồn lực vào sự phát triển của vùng phát triển làm ảnh
hưởng tiêu cực tới vùng chậm phát triển làm cho các vùng chậm phát
triển đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.


Tư tưởng cực tăng trưởng được mở rộng sử dụng để giải quyết vấn đề quy
hoạch và phát triển các khu vực khác nhau, đặc biệt được áp dụng ở các khu
vực lạc hậu và hầu hết các hệ thống thành phố các cấp. Đối với các quốc gia
phát triển, mọi người đều biết đến tổ chức công nghiệp tổng hợp Bari - Turin
- Politi ở khu vực phía Nam Italia, “phương án cực tăng trưởng liên
bang” bao gồm tổng số 48 thành phố vừa và nhỏ do CHLB Đức đưa ra, quy
hoạch miền Trung Scotland và vùng Đông Bắc England của Anh, quy hoạch
trung tâm tăng trưởng Apalachia của Mỹ, chiến lược tăng trưởng của tỉnh
Ontario ở Canada.v.v... Ngoài ra, rất nhiều các nước Tây, Bắc Âu khác như
Hà Lan, Bỉ, Thuỵ Điển, Na Uy, Tây Ban Nha... cũng đều đã sử dụng chính
sách này. Các nước đang phát triển thì dường như mở rộng hơn việc áp
dụng tư tưởng này, có liên quan tới rất nhiều nước châu á, châu Phi và châu

Mỹ Latin, đặc biệt là các quốc gia như Vênêzuêla, Braxin, Mêxico,
Aghentina, Côlômbia, Chilê, Pêru, Bôlivia... ở châu Mỹ Latin;
ở châu á có ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Philippin, Thái Lan, Hàn Quốc…
I.2.2 Quan điểm địa kinh tế mới từ thực nghiệm trên thế giới
Trong lịch sử phát triển kinh tế của nhân loại, kể từ khi tác phẩm “an inquiry
into nature and causes of the wealth of nations” của Adam Smith ra đời đánh
dấu sự ra đời của kinh tế học cho tới ngày nay thì mỗi một quốc gia đã có
những bài học kinh nghiệm nhất định từ sự lựa chọn mô hình tăng trưởng
kinh tế của mình. Trải qua hơn hai thế kỷ kinh nghiệm, từ những bằng chứng
thực nghiệm trên thế giới, chúng ta đã rút ra được một bài học quý giá trong
quá trình phát triển rằng chúng ta không thể đồng thời vừa thúc đẩy sản xuất
kinh tế vừa trải rộng theo kiểu cân đối theo không gian trên khắp đất nước
một cách suôn sẻ. Trong khi đó chúng ta vẫn có thể vừa tập trung kinh tế tại
một số vùng cực tăng trưởng và vẫn có thể đạt được sự hội tụ về xã hội.
Quan điểm địa kinh tế mới đã được đưa ra phân tích trong báo cáo phát triển
thế giới năm 2009 của WB. Bản báo cáo này đưa ra một thông điệp đáng
được chú ý rằng: Tăng trưởng kinh tế hiếm khi cân đối, các nỗ lực nhằm trải
rộng tăng trưởng sẽ không thể duy trì được lâu. Sự mất cân đối tạm thời này
có nguồn gốc từ cả nguyên nhân khách quan trong chênh lệch vùng, và
cả những định hướng, điều tiết chủ quan từ những chính sách của các
nhà quản lý. Thực tế về sự trải đều tăng trưởng một cách cưỡng ép mang
tính chủ quan của các nước thuộc Liên Xô cũ khi Chính phủ ra sức giảm
tỷ trọng kinh tế của Xanh petecbua, trung tâm và trung Uran từ 65% xuống
32%, đồng thời cưỡng bức chuyển dịch sản xuất sang phía đông khi
quá quan tâm tới chênh lệch vùng giai đoạn đầu làm triệt tiêu động lực cạnh


tranh đã ủng hộ nhận định này. Thêm vào đó quan điểm này nhấn mạnh tới
một thuật ngữ khá mới mẻ là mật độ kinh tế.Mật độ kinh tế được định nghĩa
là sự dồn nén các hoạt động kinh tế theo vùng địa lý, và được đo bằng

GDP/km2. Mật độ kinh tế cao tất nhiên đòi hỏi phải tập trung vốn, lao động
cao cùng mật độ dân số và việc làm cũng được tập trung cao độ. Ở một góc
độ nhất định thì mật độ kinh tế là chỉ tiêu tổng hợp hơn so với những chỉ
tiêu riêng lẻ trong phân tích và nghiên cứu kinh tế.
Những bằng chứng thực nghiệm trên thế giới đã phần nào góp phần minh
chứng cho việc tổng kết thực nghiệm: ¼ các nước trên thế giới thì ½ GDP
được tạo ra từ khu vực chiếm chưa đầy 5% diện tích, có ½ các nước ít nhất
1/3 GDP được tạo ra từ khu vực chiếm chưa đầy 5% diện tích. Ở Trung
Quốc năm 2005, lưu vực sông Bột Hải, sông Chu Giang và châu thổ sông
Dương Tử chỉ chiếm chưa đầy 1/5 diện tích nhưng tạo ra tới hơn ½ GDP, ở
Braxil các bang trung, nam như Minas Gerais, Rio de Janeiro và são paolo
chiếm chưa đầy 15% diện tích nhưng tạo ra được tới hơn 50% GDP, Mehico
City chỉ với 0,1% diện tích nhưng đóng góp tới 30% GDP, Luanda với 0,2%
diện tích nhưng đóng góp 30% GDP, các Kenia, Maroc, Nigeria, Lagox…
20% trong GDP được tạo ra từ 1% diện tích.
Vấn đề sẽ không dừng lại ở việc tại sao và làm thế nào để một số khu vực
nhỏ có thể chiếm ưu thế vượt trội như vậy. Nhìn một cách toàn diện hơn
trong quan điểm địa kinh tế mới chúng ta có thể thấy rằng, sự phân hóa
sẽ chiếm ưu thế trong giai đoạn đầu của sự phát triển nhưng sau khi đạt đến
một trình độ phát triển nhất định thì sự hội tụ dần về mức sống có thể đạt
được giữa vùng dẫn đầu và vùng tụt hậu nhờ những đặc tính của sự phát
triển không đồng đều theo vùng địa lý với :





Quan hệ nhân quả dồn tích: Tăng cường tập trung hóa sản xuất vẫn có
thể đi cùng với thu hẹp dàn khoảng cách mức sống giữa các vùng địa
lý, các tác lực của thị trường của việc tích tụ, di cư, và chuyên môn

hóa nếu được kết hợp với những chính sách tiến bộ thì có thể thực
hiện “sản xuất kinh tế thì tập trung, mức sống thì hội tụ”
Hiệu ứng phụ cận: sự không đồng đều và tính chất của vòng luẩn quẩn
Hiệu ứng lan tỏa: sự phá vỡ dần thế bế tắc thông qua hội nhập kinh tế

Thực nghiệm tại nhiều nước đã đem lại kết quả tích cực nhất định. Trong
suốt thời gian dài thế kỷ 19, 20 thì tiền lương tại thành thị cao hơn gần gấp
hai so với nông thôn ở Anh, hiện nay mức chênh lệch ấy chỉ còn khoảng
50%. Việc giảm thu hẹp chênh lệch cũng thu được kết quả thuận với tốc độ


và trình độ đô thị hóa, hình thái phân bổ dân số, và phân bổ sản xuất.
Ở Madagasca, Tandania dân số thành thị chiếm 20-25% và tỷ lệ tiêu dùng
là 30-35%, ở Chi Lê với 85% dân thành thị thì tỷ lệ tiêu dùng là 92%, hay
sự thành công trong phát triển có trọng điểm tại Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật
Bản đưa mức sống dân cư lên ngang tầm các nước phát triển phương tây
là những minh chứng sinh động cho quan điểm này.
Từ những phân tích được rút ra trên đây, chúng ta có thể tóm lược quan
điểm địa kinh tế mới dưới những kết luận như sau:






Thứ nhất, cần quán triệt tư tưởng phát triển “phi cân đối” trong giai
đoạn đầu trước khi có được sự hội tụ về mức sống giữa các vùng,
miền. Hơn ai hết, các nước đang phát triển với nguồn lực nhiều mặt
còn hạn chế, hạn hẹp thì việc tập trung phát triển một, một số vùng đi
lên trước là việc cần thiết và thể hiện tầm nhìn dài hạn, chiến lược.

Thứ hai, cần thực hiện triệt để hiệu ứng tác lực của thị trường từ tích
tụ, chuyên môn hóa và di cư. Vấn đề chúng ta quan tâm tự nó sẽ
không thể đạt được trạng thái chúng ta mong muốn, đề có thể đạt
được sự hội tụ về mức thì các chính sách định hướng và điều tiết của
nhà nước cần tận dụng, tạo cơ hội thúc đẩy các tác lực trên ở mức độ
cao chứ không phải ngăn cản chúng bằng những cơ chế chủ quan duy
ý chí.
Thứ ba, có thể vừa tập trung kinh tế vừa tạo ra sự hội tụ về mức sống
trong giai đoạn sau.

I.3 Kinh nghiệm một số nước trong chính sách phát triển vùng
I.3.1 Kinh nghiệm phát triển các SEZs và điều chỉnh chênh lệch vùng
của TQ
Hiện nay TQ được đánh giá là một trong số các quốc gia thành công vào loại
bậc nhất trong đường lối phát triển kinh tế thông qua hình thức phát triển
các đặc khu kinh tế. Kể từ những năm 1980 thế kỷ trước TQ đã xây dựng
SEZ đầu tiên – đặc khu Thâm Quyến sau đó là sự hình thành và phát triển
của các đặc khu Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn, và Hải Nam. Với sự thuận lợi
trong vị trí và lợi thế vốn có của từng khu vực vùng với sự hỗ trợ thông qua
các cơ chế chính sách, các SEZ đã và đang thực sự trở thành những đầu tàu
gia tốc, có sức lan tỏa mạnh mẽ tới những vùng phụ cận.Nhìn từ góc độ
quan điểm địa kinh tế mới thì TQ thực sự xứng đáng trở thành minh chứng


điển hình rõ nét nhất cho quan điểm “tập trung hóa kinh tế và hội tụ dần về
xã hội”.
I.3.1.1 Chính sách phát triển các đặc khu kinh tế
I.3.1.1.1 Tư tưởng nền tảng trong đường lối phát triển của TQ
Thứ nhất: Quan điểm phát triển “phi cân đối tạm thời” được đặt ra rất rõ
ràng, cụ thể. TQ cho rằng, nếu muốn sự hội tụ về mức sống và phúc lợi cho

con người có thể thực hiện được thì việc ưu tiên cho các khu vực lãnh thổ có
vị trí “cửa ngõ” với sứ mệnh cầu nối TQ ra thể giới bên ngoài là việc làm
cần thiết và trở thành điều kiện tiên quyết. Quan điểm này được khẳng định
trong tư tưởng của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình với phương châm “muốn
cho toàn bộ đất nước trở nên phồn thịnh thì nhất quyết một số vùng phải
giàu lên trước những vùng khác”
Thứ hai: Các SEZ trong quá trình hình thành và phát triển của mình vừa
mang nhiệm vụ cửa ngõ kết nối TQ ra bên ngoài vừa có sứ mệnh là khu vực
thử nghiệm về cơ chế quản lý và chính sách kinh tế thị trường trước khi
được áp dụng rộng rãi ra toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
I.3.1.1.2 Nội dung chính sách phát triển SEZ của TQ
Trung Quốc trong lịch sử đã từng áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, với quan điểm chung là phát triển “cân đối theo không gian”. Mô hình
này về cơ bản đã không thành công, không tạo được động lực để thúc đẩy
kinh tế TQ đi lên. Quan điểm lựa chọn vị trí của một số khu vực thuận
lợi để tập trung phát triển đi trước đã trở thành điểm cốt lõi để TQ phát triển
kinh tế thị trường, và từng bước tiến lên CNXH một cách tuần tự, khách
quan và hợp quy luật. Các SEZs đều có những đặc điểm phát mang tính đa
dạng và linh hoạt với hoàn cảnh cụ thể với hai đặc khu (Thâm Quyến
và Chu Hải) là các khu tổng hợp, hai đặc khu (Sán Đầu và Hạ Môn)
là KCX.
Các SEZs của TQ tựu trung lại đều có các đặc điểm chung sau:


Các đặc khu kinh tế đều được điều chỉnh mở rộng ranh giới theo các
giai đoạn phát triển. Các SEZs của TQ có diện tích lớn hơn nhiều so
với các khu chế xuất, khu công nghiệp của các nước khác trong khu
vực và trên thế giới.







Các SEZs đều thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ là ngoại biên và
nội biên: Ngoại biên thông qua đầu tư, kỹ thuật, cách thức quản lý từ
nước ngoài vào và nội biên với việc thiết lập mối quan hệ với các xí
nghiệp nội địa. Chính vì thế các SEZs được coi là những bộ máy tiêu
hóa có tác dụng sàng lọc, hấp thụ những tiến bộ từ bên ngoài đồng
thời đào thải những thứ không phù hợp với TQ xét trên cả góc độ kinh
tế lẫn văn hóa.
Các SEZs còn thực hiện nhiệm vụ cầu nối giữa TQ đại lục với đặc
khu hành chính Hong Kong, Ma kao, Đài Loan, và thế giới bên ngoài.

Có thể nói TQ đã thực sự thành công trong quá trình phát triển, các
cơ chế chính sách của TQ tỏ ra rất có hiệu quả và linh hoạt với tình hình
thực tiễn.
Thứ nhất: Chính sách ưu đãi về thuế
Cơ sở pháp lý để thực hiện đầu tư nước ngoài tại TQ là một loạt các đạo
luật, trong đó có Luật liên doanh, quy định thực hiện Luật liên doanh, quy
định của Hội đồng nhà nước về khuyến khích đầu tư nước ngoài, Luật ngoại
thương…Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được miễn thuế quan
và hưởng chế độ thuế thương mại-công nghiệp thống nhất đối với việc nhập
khẩu thiết bị, phụ tùng và các nguyên liệu khác do bên nước ngoài chuyển
sang với tư cách là vốn góp. Ưu đãi tương tự cũng được áp dụng đối với các
thiết bị, vật liệu, nguyên liệu phụ trợ phục vụ việc sản xuất hàng xuất khẩu.
Liên doanh trong các SEZs phải trả các khoản thuế sau: thuế giá trị gia tăng,
thuế nhập khẩu, thuế vận tải, thuế sử dụng bất động sản, thuế ra vào đặc khu.
Thuế ra vào đặc khu thống nhất ở mức 15% (thuế đối với các liên doanh ở
các vùng nội địa TQ -33%). Liên doanh trong Đặc khu kinh tế được miễn

thuế trong 2 năm đầu kể từ khi bắt đầu có lợi nhuận (đối với các liên doanh
khác -1 năm). Trong thời gian từ năm thứ 3 đến hết năm thứ 5, các doanh
nghiệp này được hưởng mức thuế bằng nửa mức cơ sở.
Các nhà đầu tư nước ngoài tái đầu tư lợi nhuận vào TQ trong thời hạn
không dưới 5 năm sẽ được hoàn 40% số thuế ra vào đặc khu kinh tế. Các
liên doanh hiện hoạt động ở những lĩnh vực có lợi nhuận thấp (như nông
nghiệp) hoặc ở những vùng xa xôi có thể được hưởng các ưu đãi 15-30%
thuế ra vào đặc khu trong vòng 10 năm sau 5 năm được miễn thuế hoàn toàn
hoặc miễn thuế 1 phần. Các pháp nhân đầu tư hơn 5 triệu USD hoặc cung
cấp công nghệ đặc biệt có thể được hưởng các ưu đãi thuế bổ sung.


Thuế giá trị gia tăng không áp dụng đối với thiết bị sản xuất mà bên nước
ngoài nhập vào với tư cách là vốn đầu tư; nguyên liệu, bán thành phẩm thiết
bị đồng bộ, nguyên liệu đóng gói được nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm
phục vụ tái xuất; tất cả các mặt hàng xuất khẩu ngoại trừ dầu mỏ và các sản
phẩm dâu mỏ.
Thứ hai: Chính sách sử dụng đất đai
Các SEZs có quy định khác nhau về việc miễn thuế sử dụng đất. Đất đai thì
cho thuê trong thời gian dài, trước là 70 năm sau tăng dần lên 90 năm, thậm
chí xây dựng khách sạn 5 hay 7 sao thì thuê đất tới 120 năm, tùy theo loại
hình là đô thị hay công nghiệp. Tại Thâm Quyến, các doanh nghiệp sản xuất
có hàm lượng khoa học cao được miễn thuế sử dụng đất trong 5 năm đầu.
Tại Hải Nam, các nhà đầu tư nước ngoài được giảm thuế khi thuê đất đồi,
đất hoang, khi thực hiện các dự án có hàm lượng khoa học cao, xây dựng cơ
sở hạ tầng giao thông vận tải, các doanh nghiệp khai thác than, các trạm
điện,các hồ chứa nước, các cơ sở giáo dục và văn hoá.
I.3.1.2 Chính sách điều chỉnh chênh lệch vùng của TQ
Theo quy luật khách quan và cả sự định hướng chủ quan trong tư duy phát
triển kinh tế, cách thức phát triển kinh tế một mặt tạo được sự bứt phá

ngoạn mục về kinh tế của TQ nói chúng và của các SEZs nói riêng, nhưng
mặt khác đã tạo ra sự mất cân đối rất lớn về kinh tế và xã hội giữa
Miền Đông và Miền Tây. Tuy vậy theo nhóm thực hiện thì tình huống này ở
TQ là bài toán đã được chủ động về tư tưởng trong chiến lược phát triển
từ “điểm” sang “tuyến”, từ “tuyến” sang diện của TQ, chỉ có điều là với
mức độ và cách thức điều chỉnh như thế nào.
Hiện nay Miền Tây TQ chiếm 60% về diện tích, 30% về dân số nhưng chỉ
tạo ra được ~17% trong tổng GDP của TQ năm 2000 và con số này
là khoảng 18,5% năm 2008,. GDP bình quân của vùng giầu nhất miền Đông
gấp gần 10 lần vùng nghèo nhất miền Tây và hơn vùng miền Trung 4 lần..
GDP bình quân đầu người của khu vực miền Tây trong năm 2008 ít hơn
45,6% so với khu vực miền Đông. Tương tự, đầu tư tính theo đầu người
ở miền Tây ít hơn 60% và thu nhập bình quân đầu người ít hơn 43,6% so với
miền Đông . Thêm vào đó là những bất ổn về chính trị, xã hội, sự suy thoái
môi trường nghiêm trọng tại một số vùng đã đặt ra sự cấp thiết phải thực
hiện một chính sách điều chỉnh khoảng cách chênh lệch giữa hai
Miền Đông-Tây.Từ năm 2000, TQ đưa ra những quyết sách phát triển kinh


tế miền tây. Ngày 19-1-2000, hội nghị chuyên đề bàn về công tác khai thác
và phát triển miền Tây được thực hiện tại Bắc Kinh. Thủ tướng Chu Dung
Cơ nhấn mạnh việc tận dụng cơ hội, thời cơ thúc đẩy khai thác và phát triển
miền Tây. Mục tiêu đến năm 2010, cơ bản xây dựng xong cơ sở hạ tầng
và xây dựng đội ngũ nhân tài cho 12 tỉnh miền tây, vùng Đông Bắc ; đến
năm 2030, rút ngắn cơ bản khoảng cách chênh lệch phát triển giữa miền Tây
và miền Đông và năm 2050, bảo đảm miền tây hoàn toàn không còn chênh
lệch với miền đông. .
TQ đã có các chính sách cụ thể như sau:







Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng vốn được coi là “nút
thắt” hạn chế sự phát triển của miền Tây. Với phương châm “đầu tư
lớn, xây dựng lớn hơn, đi tắt đón đầu”, bao gồm các lĩnh vực: giao
thông vận tải, thông tin liên lạc, mạng lưới điện thoại nông thôn và đô
thị. Trong đó TQ đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống đường sắt,
đường bộ, và hàng không làm cầu nối dẫn các nguồn lực từ miền
Đông có thể tiếp cận được với miền Tây.
Thực hiện điều chỉnh cơ cấu ngành nghề. Dựa vào nhu cầu và lợi thế
vốn có, tập trung phát triển nông nghiệp, từng bước kết hợp hiện đại
hóa nông nghiệp, phát triển các ngành nghề chế biến như: gia công
chế biến nông nghiệp, chăn nuôi; phát triển công nghệ vật liệu hợp
kim mới và vật liệu mới phi kim; phát triển công nghệ điện tử, máy
điện, thuốc chữa bệnh.
Chính sách phát triển giáo dục, khoa học – công nghệ. Xây dựng năng
lực khoa học công nghệ kỹ thuật, hệ thống dịch vụ môi giới khoa học
kỹ thuật, khai thác và phát triển nguồn lực nhân tài. Đặc biệt là chính
sách trao đổi và thu hút nhân tài của TQ từ các vùng khác về miền
Tây.

I.3.2 Kinh nghiệm của NB
Quá trình phát triển kinh tế của NB đi cùng với sự tập trung phát triển ở một
số thành phố trung tâm công nghiệp có những điều kiện thuận lợi cho sản
xuất và xuất khẩu khi nền kinh tế còn quá khó khăn chưa có điều kiện phát
triển đồng đều. Nhật Bản cũng đã tập trung vào phát triển các vùng trọng
điểm làm cơ sở tiền đề cho sự phát triển của các vùng khác.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945, nước nhật là nước bại

trận. nhưng lại được sở hữu một nền kinh tế với phương thức sản xuất tiến


bộ và với đường lối thân mỹ nên việc phục hồi nền kinh tế là rất nhanh.
Việc lưa chọn bốn khu vực là Tokyo, osaka, Nagoya, và Yokohama để tập
trung nguồn lực phát triển, hình thành nên vành đai công nghiệp Thái Bình
Dương. Tuy chỉ chiếm 13% diện tích lãnh thổ quốc gia nhưng nó lại chiếm
tới 63% dân số NB. Tới thập niên 80 NB đã hình thành một bức trnah công
nghiêp dặc sắc về cơ cấu công nghiệp: sở hữu vành đai công nghiệp rộng 1080km xuyên suốt lãnh thổ 18 quận miền Trung và nối liền 4 chùm công
nghiệp siêu tập trung. Cũng là nước có phát triển kinh tế trọng điểm rất rõ
ràng, họ đã áp dụng chiến lược phát triển có trọng điểm theo lãnh thổ từ đầu
những năm 1960 và đã đạt được những thành tựu rất lớn và để lại những bài
học kinh nghiệm cho các nước đi sau. Việt Nam nên học hỏi những gì mà
NB hay các quốc gia khác đã từng làm được trong quá khứ để “sánh vai với
các cường quốc năm châu như Bác Hồ đã từng dạy”. Theo nhóm nghiên cứu
thì những bài học quý báu cho sự phát triển của Việt Nam nói chung và các
vùng KTTĐ nói riêng là:
Biết lựa chọn những vùng có lợi thế để đầu tư mạnh ban đầu:
Thực tế đã cho thấy sự lựa chọn các vùng để phát triển trọng điểm của NB
là hoàn toàn chinh xác.Vành đai công nghiệp được hình thành khi đo đã đặt
nền móng cho sự phát triển của NB cac giai đoạn sau đó, và là một trông 4
vành đai công nghiệp lớn nhất trên thế giới.
Chính sách ưu đãi phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.
Các điều luật được Quốc hội phê chuẩn là cơ sở pháp lý để cho các cơ
quan tương ứng của chính phủ xây dựng kế hoạch, các chương trình phát
triển vùng trọng điểm, đồng thời trao cho họ đủ thẩm quyền để tác động đến
việc lựa chọn các địa điểm xây dựng các xí nghiệp theo các định hướng mà
Quốc hội đặt ra. Có 16 nghành được khuyến khích phát triển thông qua các
biện pháp cho vay lãi suất thấp hay ưu đãi thuế…
Chính sách đối với việc làm cho người lao động.

Sự phát triển tập trung của các vùng lãnh thổ thuộc vành đai công nghiệp
Thái Bình Dương đã dẫn đến sự tập trung lớn về dân cư và lao động, gây ra
nhưng khó khăn cho vấn đề việc làm tại các khu vực này và các vùng lãnh
thổ chậm phát triển hơn. Nhật Bản đã có nhiều cách để tạo ra nhiều việc làm
hơn cho người dân các khu vực bị thu hồi để phát triển đô thị và công nghiệp
nói riêng và cho toàn xã hội nói chung.


Do nguồn tài nguyên khan hiếm chủ yếu là tài nguyên biển nên Nhật Bản
chú trọng đầu tư tăng năng suất lao động trong nông nghiệp và đồng thời
phát triển các công nghệ thu hút nhiều lao động.
Có những chiến lược phát triển thị trường, phát triển những nghành công
nghiệp mới (Công nghệ tin học, công nghệ thân thiện với môi trường...) và
có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động, nâng
cao chất lượng của các tổ chức giao dục, phát triển nguồn nhân lực trong
những khu vực mới.
I.3.3 Kinh nghiệm của một số nước khác trong việc điều chỉnh chênh
lệch vùng
Bên cạnh TQ và NB thì các quốc gia khác trong khu vực cũng đã thực hiện
các chính sách điều chỉnh sự chênh lệch giữa các vùng, miền khi các vùng
khoảng cách lớn trong phát triển. Sự chênh lệch ở các nước như Đài Loan,
Hàn Quốc, Indonesia và Malaixia chủ yếu là giữa thành thị và nông thôn.
Sự chênh lệch này một khi lớn tới một độ nào đó sẽ trở thành rào cản kìm
hãm bước đường CNH. Các nước Đông á & Đông nam á đã thực hiện đồng
thời hai quá trình:



Đầu tư kết cấu hạ tầng “cứng” ở nông thôn như: đường sá, cầu cống,
điện lực, nước và công trình vệ sinh.

Đầu tư kết cấu hạ tầng “mềm” tại vùng nông thôn đó là nâng cao dân
trí.

Chương II Thực trạng tích tụ và lan tỏa kinh tế tại các cực tăng trưởng
ở nước ta hiện nay


II.1 Quá trình tích tụ các nguồn lực cho phát triển kinh tế tại các điểm
cực tăng trường hiện nay
II.1.1 Nguồn lực vốn cho phát triển
Trong quá trình phát triển kinh tế thì vốn là một trong những yếu tố không
thể thiếu cho quá trình hoạt động sản xuất, nhất là đối với một nước tăng
trưởng chủ yếu dựa vào vốn như nước ta hiện nay. Theo nghiên cứu về tăng
trưởng kinh tế bằng cách vận dụng mô hình kinh tế lượng của GS, TS
Nguyễn thị Cành thì trong những năm gần đây, kể từ thập niên 90 của
thế kỷ trước, nền kinh tế của việt nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn, với
tỷ lệ chiếm khoảng 70%.
Xét theo quan điểm tăng trưởng hiệu quả, bền vững thì mô hình tăng trưởng
theo chiều rộng nhờ chủ yếu vào vốn như hiện nay không còn phù hợp trong
tiến trình phát triển; tuy vậy vai trò của yếu tố vốn với tăng trưởng không
vì thế mà bị xem nhẹ, nhất là trong điều kiện trình độ KH-CN chưa cao, chất
lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp
thì việc làm tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn cho tăng trưởng là cần thiết.
Những vùng được chọn làm động lực đã thực sự được chú trọng đầu tư vốn
với tỷ trọng rất cao so với cả nước, điều đó được xác định là cần thiết nhằm
cung cấp cho các vùng động lực nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, những
ưu đãi nhằm tạo được tăng trưởng vượt trước.
Bảng 2.1. Tỷ trọng vốn đầu tư vào các vùng KTTĐ (đơn vị %)
Vùng
Vùng KTTĐBB


2000 2003 2004 2005
23,08 20,79 22,70 25,3

2006 2007 2008
26,42 26,68 29,85

Vùng KTTĐMT
Vùng KTTĐPN
3 vùng KTTĐ
Cả nước

6,17
31,2
60,45
100

8,57
32,79
67,78
100

5,98
31,86
58,63
100

7,08
26,64
56,42

100

7,08
29,87
62,25
100

9,62
31,33
67,63
100

9,3
33,93
73,08
100

Nguồn: tính toán từ số liệu của Ban chỉ đạo điều phối phát triển vùng KTTĐ
và Bộ kế hoạch đầu tư
Từ kết quả tính toán được ở trên, nhóm có một số nhận xét như sau.


Xét chung cả 3 vùng KTTĐ thì tỷ trọng đầu tư vốn luôn đạt ở mức cao so
với vốn đầu tư toàn xã hội, tỷ trọng đầu tư vốn gần 60% giai đoạn 20002005, tỷ trọng về vốn đã có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn từ năm
2004 tới 2008 và chiếm gần 70% so với toàn xã hội, đã thể hiện được
sự quan tâm ưu tiên, tập trung vốn phát triển cho các vùng động lực.
Tỷ trọng trong đầu tư vốn cho 2 vùng KTTĐBB & KTTĐPN cao hơn hẳn so
với vùng KTTĐMT, thể hiện sự tập trung đầu tư vào vùng có được mật độ
kinh tế cao, phù hợp với quan điểm ưu tiên cho những vùng có khả năng đột
phá. Sự thu hút vốn vào vùng KTTĐPN thường chiếm khoảng 1/3 vốn

cả nước và khoảng ½ vốn của 3 vùng KTTĐ là phù hợp với vị thế và
khả năng của vùng. Trong đó, giai đoạn 1988-2007 hạt nhân trung tâm của
vùng là thủ đô Hà Nội đứng đầu về số vốn đăng ký, vốn thực hiện với
tỷ lệ lần lượt là 51% và 50% so với toàn vùng KTTĐBB, vị trí tiếp theo là
Hải Phòng, Vĩnh Phúc. Trong vùng KTTĐMT,nguồn vốn được tập trung
xây dựng các khu kinh tế như Chu Lai, Dung Quất… tại vùng KTTĐPN
thì hạt nhân chính là TP HCM với những điểm vượt trội không chỉ với vùng
này mà còn là trung tâm kinh tế lớn nhất nước. Sau hai mươi năm đổi mới
và hội nhập, đến nay thành phố có 3.141 dự án FDI được cấp giấy phép còn
hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt gần 26 tỷ USD. Năm 2009, mặc dù phải
đối mặt với nhiều khó khăn từ những biến động bên ngoài, song Thành phố
vẫn có thêm 410 dự án lớn, nhỏ được cấp giấy phép với số vốn 1,58 tỷ USD.
Mặt khác, thì việc tập trung nguồn lực vốn ngày càng cao hơn của vùng
KTTĐBB so với vùng KTTĐPN là chưa hiệu quả và xác đáng, trong khi
đóng góp của vùng KTTĐBB chỉ đóng góp khoảng 20% vào GDP cả nước
còn vùng KTTĐPN đóng góp tới 40% GDP. Theo đúng xu thế thì trong giai
đoạn này cần có tăng trưởng nhanh hơn, vì thế cần phải đầu tư vào nơi
có khả năng đem lại giá trị gia tăng cao hơn. Do vậy trong thời gian tới nên
tập trung đầu tư cho vùng KTTĐPN nhiều tương đối so với vùng
KTTĐBB&KTTĐMT để có thể đạt được tăng trưởng cao hơn.

Bảng 2.2. Tốc độ tăng vốn vào các vùng KTTĐ (đơn vị %)


Vùng
KTTĐBB
KTTĐMT
KTTĐPN
3vùngKTTĐ


2004
32,77
44,10
1,67
17,03

2005
31,43
17,81
32,29
30,13

2006
21,4
40,88
27,59
26,58

2007
32,06
46,66
24,30
30,48

2008
36,71
18,15
32,29
32,02


Cả nước

21,60

17,95

16,25

30,78

22,16

Nguồn: tính toán của nhóm SV từ số liệu của Ban chỉ đạo điều phối phát
triển vùng KTTĐ
Như trên bảng số liệu ta thấy, vùng KTTĐBB có tốc độ tăng trưởng vốn
luôn đạt cao hơn mức tăng trưởng vốn của cả nước, điều này theo quan
điểm tập trung nguồn lực mà ở đây là vốn, là phù hợp với việc tạo đà mạnh
mẽ cho các vùng, và còn thể hiện được xu thế thu hút nguồn lực của các khu
vực khác vào vùng KTTĐBB. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng vốn của vùng
KTTĐPN chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển và với vị thế
của vùng. Đầu tư phù hợp thì tăng trưởng vốn cũng phải thật sự cao bên
cạnh lượng tăng cao về số tuyệt đối.


Hiệu quả của vốn đầu tư tại các cực tăng trưởng

Đầu tư vào vùng KTTĐ hàng năm đều chiếm một tỷ lệ rất cao của cả nước,
các vùng KTTĐ có sứ mệnh phải đi trước về trước các vùng khác trong cả
nước bằng việc tạo ra nhiều sản lượng tính cho một đồng vốn bỏ ra đầu tư.
Chính vì lý do trên mà việc đánh giá hiệu quả đem lại qua đầu tư tại các

vùng KTTĐ là việc làm cần thiết cho công tác hoạch định chính sách mà còn
là minh chứng cho việc lựa chọn các vùng KTTĐ đề tập trung đầu tư là
chính xác. Để đánh giá hiệu quả đầu tư vốn ta có thể sử dụng hệ số Icor, Icor
= (s/g) trong đó s là tỷ lệ tiết kiệm, g là tốc độ tăng trưởng, trong đó hệ số
Icor có thể được xem xét theo hai góc độ,
Thứ nhất, Icor thể hiện trình độ ký thuật của sản xuất, Icor nhỏ thể hiện
trình độ sản xuất thô sơ, sử dụng nhiều lao động, Icor cao thể hiện trình độ
kỹ thuật sản xuất cao, sử dụng nhiều vốn.
Thứ hai, Icor là thước đo thể hiện hiệu quả của đầu tư vốn, nếu phân bổ
đầu tư và vốn tốt thì đem lại Icor thấp với cùng một sản lượng tao ra.


Nếu loại bỏ sự khác biệt về trình độ kỹ thuật của sản xuất thì Icor
sẽ có thể cho phép đánh giá được hiệu quả đầu tư cho một đơn vị GDP gia
tăng giữa các vùng KTTĐ và cả nước.
Bảng 2.3. Hệ số Icor của các vùng KTTĐ và cả nước
Vùng
KTTĐBB
KTTĐMT
KTTĐPN
3 vùng
Cả nước

2001
4,6
5,5
3,0
3,6
5,1


2002
4,0
4,5
2,9
3,4
5,3

2003
4,0
4,6
2,9
3,4
5,3

2004
3,5
4,9
1,8
2,5
5,2

2005
4,5
4,5
2,4
3,1
4,8

2006
4,0

5,3
2,4
3,1
5,0

2007
4,6
6,0
2,4
3,3
5,3

2008
5,3
5,7
2,8
3,8
6,9

Nguồn: tính toán của nhóm giảng viên trường ĐHKTQD
Từ bảng số liệu trên ta thấy, hiệu quả đầu tư đã được đảm bảo ở cả 3 vùng
KTTĐ đặc biệt là vùng KTTĐPN với hệ số Icor rất thấp, tính chung cho
cả 3 vùng thì Icor cả nước luôn cao hơn 3 vùng từ 1,4 lần trở lên. Thêm vào
đó, sự biến động hệ số Icor của 3 vùng tính gộp là tương đối ổn định và nằm
trong khoảng 3-4%, chỉ có năm 2009 theo nhóm tính toán thì hệ số Icor
chung các vùng trọng điểm là 4,23 cao nhất kể từ năm 2000 tới nay nhưng
vẫn thấp hơn rất nhiều so với biến động chung của cả nước là 8,05. Sự gia
tăng của hệ số Icor 3 vùng thấp hơn nhiều so với sự gia tăng chung của cả
nước, điều này chứng tỏ các vùng KTTĐ đã ứng phó tốt hơn với điều kiện
mất ổn định của nền kinh tế thế giới. Điều này cho thấy việc đầu tư vào các

cực tăng trưởng là tốt hơn, hiệu quả hơn so với mặt bằng chung của cả nước,
và đây cũng là điểm hấp dẫn đầu tư từ các khu vực khác và đặc biệt là đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Trong thành tích về hiệu quả đầu tư vốn thì vùng
KTTĐPN chiếm ưu thế vượt trước hai vùng còn lại, với Icor không vượt quá
3,0 và chỉ bằng khoảng 75% Icor chung cả 3 vùng.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong hiệu quả đầu tư thì các vùng
KTTĐ vẫn có những hạn chế nhất định. Icor của vùng KTTĐMT còn
khá cao, chưa thể hiện được ưu thế so với cả nước, trong các năm 2001,
2006, 2007 Icor KTTĐMT còn cao hơn mức chung của cả nước, mặt khác
khoảng cách về hiệu quả đầu tư của vùng KTTĐBB và KTTĐPN có
phần được nới rộng ra khi Icor KTTĐBB gấp 1,58 lần KTTĐPN (2000),
năm 2006 tỷ lệ này là 1,66, và năm 2008 tỷ lệ này tăng lên là 1,89 lần.


Những phân tích ở trên đã làm sáng tỏ hơn nhận định cần đầu tư vào vùng
KTTĐ với tên gọi “các cực tăng trưởng” của đất nước, việc tăng cường đầu
tư có trọng tâm, trọng điểm vào vùng KTTĐ và ngay trong từng vùng cũng
có trọng điểm là điều cần thiết và thể hiện tầm nhìn chiến lược phù hợp với
quan điểm địa kinh tế mới hiện nay.
Từ những phần tích từ hai khía cạnh trên ta có thể thấy rằng, việc tập trung
đầu tư cho tăng trưởng vượt trước tại các vùng KTTĐ là hướng đi hoàn
toàn đúng đắn và phù hợp, trong thời gian tới nếu việc tập trung vốn nhiều
hơn một cách tương đối cho vùng KTTĐPN thì tăng trưởng của cả nước sẽ
còn cao hơn. Bên cạnh đó là việc cải thiện được hiệu quả đầu tư tại hai vùng
KTTĐ còn lại, đặc biệt là tại vùng KTTĐMT để có thể phát huy lợi thế biển
của vùng và tương xứng với tiềm năng, vị trí trọng điểm của vùng.
II.1.2 Sự tập trung nguồn lực lao động.
II.1.2.1 Thu hút nguồn nhân lực phát triển của các vùng KTTĐ
Những nguyên nhân của di cư từ nông thôn ra thành thị và từ khu vực kém
phát triển tới các vùng có tiềm năng và thế mạnh phát triển đã được phân

tích trong cuốn sách “kinh tế học cho thế giới thứ ba” của nhà kinh tế
Todaro. Đối với các vùng động lực của nước ta hiện nay, vấn đề này cũng
đang hiện hữu và có chiều hướng gia tăng. Lực hút tại các khu công nghiệp,
khu đô thị…tại các vùng KTTĐ đã thu hút một lực lượng lao động đông đảo
tới sống và làm việc tại các vùng này.


Chất lượng nguồn lao động

Bảng 2.4. Tỷ lệ lao động qua đào tạo các vùng KTTĐ
(đơn vị %)


Vùng
Cả nước
Vùng KTTĐBB
Vùng KTTĐMT
Vùng KTTĐPN

2005
25,3
36,8
31,4
36,7

2006
28,7
37,1
26,9
33,8


2007
32,5
42,8
26,9
35,8

2008
36,8
42,0
29,2
37,7

Nguồn: trích từ số liệu của ban chỉ đạo điều phối phát triển vùng KTTĐ
Qua số liệu trên đây ta thấy, tỷ lệ lao động qua đào tạo tại hai vùng
KTTĐBB & KTTĐPN đều cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước, cho
thấy được thế mạnh của hai vùng KTTĐ về nguồn nhân lực có trình độ đào
tạo cao. Trong đó, vùng KTTĐBB và KTTĐPN tỷ lệ lao động được đào tạo
có xu hướng liên tục tăng và tỷ lệ này luôn ở mức cao nhất ở vùng
KTTĐBB so với hai vùng còn lại và với cả nước.
Tuy vậy, vùng KTTĐMT lại có biểu hiện trì trệ ở tỷ lệ này, và năm 2008
tỷ lệ này còn thấp hơn so với năm 2005. Trong những năm gần đây, tỷ lệ
lao động qua đào tạo của vùng KTTĐMT còn thấp hơn mặt bằng chung
cả nước, điều đó có thể cho thấy sự tổng hợp về thu hút lao động và đào tạo
lao động còn hạn chế.



Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
Thứ nhất, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.


Bảng 2.5. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của các vùng KTTĐ
(đơn vị %)


Vùng
KTTĐBB
N-L-N
CN&XD
DV
KTTĐMT
N-L-N
CN&XD
DV
KTTĐPN
N-L-N
CN&XD
DV
Cả nước
N-L-N
CN&XD
DV

2000
100
58,8
15,3
25,9
100
57,8

14,9
27,2
100
34,6
25,8
39,6
100
65,1
13,1
21,8

2005
100
47,4
24,2
28,4
100
46,0
23,6
30,4
100
31,3
28,6
40,1
100
56,7
17,9
25,4

2006

100
43,7
25,4
30,9
100
42,1
26
31,9
100
29,8
29,6
40,6
100
55,7
18,9
25,4

2007
100
39,8
27,0
33,1
100
37,9
28,8
33,2
100
28,3
30,5
41,3

100
53,9
20
26,1

2008
100
36,3
28,5
35,2
100
33,7
32
34,3
100
26,8
31,5
41,7
100
52,5
20,8
26,7

Nguồn: trích từ số liệu ban chỉ đạo điều phối phát triển vùng KTTĐ
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành có tín hiệu rất đáng
mừng, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp ngày càng giảm đi cả 3 vùng
KTTĐ và giảm liên tục trong toàn bộ giai đoạn 2000-2008. Tỷ trọng lao
động trong công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên ở mức cao hơn và
cũng tăng ở tất cả các năm trong cùng giai đoạn, các chỉ số đều cho thấy sự
tiến bộ trong tỷ trọng tại thời điểm là các năm của các vùng KTTĐ so với cả

nước.
Ngoài ra sự chuyển dịch còn thể hiện tính tích cực ở chỗ, vùng KTTĐMT
là vùng đi sau hai vùng còn lại, tuy nhiên cũng đã giảm được tỷ trọng lao
động trong nông nghiệp xuống 33,7% năm 2008 so với 57,8% năm 2000 và
tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp còn tăng nhanh và ở mức cao hơn
hai vùng còn lại vào năm 2008. Ngành công nghiệp và dịch vụ là hai ngành
tạo ra giá trị gia tăng cao hơn nhiều so với nông nghiệp, chính xu hướng
dịch chuyển lao động rất tích cực này của vùng KTTĐMT đã góp phần giải


quyết và nâng cao mức sống của người lao động của vùng. Tuy vậy, ở vùng
KTTĐ đã có những biểu hiện trì trệ, khi lượng thay đổi về tỷ trọng có biểu
hiện giảm sút. Đặc biệt là vùng KTTĐPN, ngành dịch vụ đã có biểu hiện
chững lại, tỷ lệ lao động trong ngành chỉ tăng được 2,1 điểm phần trăm
từ năm 2000 tới 2008 là rất khiêm tốn.
Thứ hai, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Để tính toán tốc
độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ta có thể sử dụng hệ số Cosφ.
Bảng 2.6. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hệ số
Cosφ
(theo giai
đoạn)
Vùng
Cả nước
Vùng KTTĐBB
Vùng KTTĐMT
Vùng KTTĐPN

2000-2005
0,9912
0,9771

0,9754
0,9972

2005-2007
0,9987
0,9881
0,9861
0,9980

2007-2008
0,9997
0,9972
0,9957
0,9995

2000-2008
0,9786
0,9083
0,8862
0,9860

Nguồn: tính toán của nhóm SV từ số liệu của Ban chỉ đạo điều phối phát
triển vùng KTTĐ
Từ bảng số liệu trên ta có nhận xét;
Tốc độ chuyển dịch lao động theo ngành của vùng KTTĐBB và KTTĐMT
đều cao hơn khá nhiều so với tốc độ của cả nước. Đặc biệt là vùng
KTTĐMT có sự chuyển biến vượt trội về chuyển dịch cơ cấu lao động
từ tỷ trọng lao động trong nông nghiệp chiếm ưu thế tới gần 60% xuống
chỉ còn 33% trong 8 năm. Điều đó chứng tỏ rằng, xu hướng chuyển dịch lao
động từ khu vực có giá trị gia tăng thấp sang các khu vực có giá trị gia tăng

cao hơn đã được đảm bảo tương đối tốt về cả xu hướng chuyển dịch lẫn
tốc độ chuyển dịch trong những năm vừa qua. Điều này góp phần giải quyết
công ăn việc làm với tốc độ cao ổn định cho đối tượng lao động cả trong
và ngoài vùng động lực.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì các vùng KTTĐ vẫn
còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Xét cả giai đoạn 2000-2008 thì vùng


×