Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đề KT học kỳ 2(10 11) Các môn xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.13 KB, 22 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011
Môn : Tiếng Anh – Lớp 9
Thời gian làm bài : 45 phút
I. Choose the word which has underlined part pronounced differently
from others:
1. A.skill
B. ride
C. inventor
D. rich
2. A.who
B. when
C. which
D.why
3. A.teacher
B. children
C. lunch
D. school
4. A.pens
B. visits
C. looks
D. laughs
5. A.soon
B. too
C. floor
D. room
II. Choose the correct anwser:
1.I suggest ( clean/ to clean/ cleaned/ cleaning ) up the beach.
2.He is the man ( which/ whose/ who/ whom ) helped me yesterday.
3.My father has to go to work ( though/ but/ because/ and ) It is raining hard.
4.You don’t learn this lesson,( did/ didn’t/ do/ don’t ) you?
5.Where ( have/ had/ will/ did ) you go if you have a car ?


6.When my mother is tired, I have to look ( for / after/ up/ at ) my younger
sister.
7.If I were you, I ( won’t buy/ wouldn’t buy/ didn’t buy/ haven’t bought ) that
camera.
8.Let’s ( go/ going/ went/ to go) to the movies tonight.
9.Mary asked Hoa ( did/ if/ does/ when ) she liked listening to music.
10. On Sunday afternoon, Hung ( played / plays/ is playing/ has played)
soccer with me.
III.Read the passage and then choose the best answer to complete each
blank.
Television is an important invention of the 20 th century. It has been so
popular that now we can’t imagine what life would be like if there
______(1)
no television.
Television
is a major
means of
communication. It brings pictures ________(2) sounds from around the
world into millions of homes.TV viewers can see and learn about people,
places and things in far way lands. TV widens our knowledge by
introducing us to new ideas _______(3) may lead us to new hobbies
and recreations. In addition to the news, TV provides us with variety of
programs _______(4) can satisfy every taste. Most people now seem to like
spending their evenings watching TV. It is more convenient for them to sit
_______(5) home watching TV than to go out for amusement elsewhere.
1.A. is
B. are
C. was
D. were
2.A. and

B. or
C. ф
D. A&B
3.A. who
B. when
C. Which
D. where
4.A. that
B. whose
C. whom
D. who


5.A. in
B. at
C. on
D. under
IV.Rewrite the sentences with the words provided:
1.“ How many students are there in your class ?”Lan asked .
Lan asked me ……………………………………………….
2. The test was very difficult. We could do it
Although ……………………………………………………
3. Let me see the mobile phone. You bought it last year.
Let me ………………………………………………………
4. Do you know the man ? He sat next to me last night.
Do you know the ………………………………………………..?
5. They grow coffee in Viet Nam.
Coffee …………………………………………………………….
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 - 2011

MÔN: TIẾNG ANH - LỚP 9
I.(2điểm ). Mỗi đáp án đúng 0,4 điểm
1. B. ride
4. A.pens

2. A.who
5. C. floor

3. D. school

II.(3 điểm).Mỗi đáp án đúng 0,3 điểm.
1. cleaning
2. who
3. though
6. after
7. wouldn’t buy 8.go
plays

4. do
9. if

5. will
10.

III.( 2,5 điểm).Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm .
1.D. were
5.B.at

2.A.and


3.C. which

IV.(2,5 điểm).Mỗi câu đúng 0,5 điểm).
1.Lan asked me how many students there were in my class.
2. Although the test was very difficult, we could do it
3. Let me see the mobile phone which you bought last year.
4. Do you know the man who sat next to me last night?.
5. Coffee is grown in Viet Nam.
-------------------------------

4.A.that


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn : TIẾNG ANH- Lớp 8

Thời gian làm bài : 45 phút
-----------------------I.Find one word which has underlined part pronounced differently from
others.
1. A. hour
B. house
C. high
D. hello
2. A. think
B. there
C. thick
D. thin
3. A. life
B.morning
C.children

D. swimming
4. A.washed
B.wanted
C. cooked
D. stopped.
5. A.put
B.sun
C.fun
D. brush
II.Choose the correct answer:
1.Would you mind (to close/ closing/ close/ closed) the doors?
2.We ( played/ have played/ were playing/ playing) soccer when it rained.
3.Would you like ( going/ go/ to go/ went) to the cinema with me tonight?
4.She hasn’t finished the letter ( already/ yet/ just/ never).
5.The boy ( sit/ sits/ to sit/ sitting) next to Hoa is a new comer.
6.She asked me if I ( liked/ like/ liking/ to like) coffee.
7.He sometimes goes to the zoo ( in/ on / at/ for ) sunday.
8.This exercise was done by( they/ them/ their/ theirs) last Monday.
9.I( have seen/ saw/ was seeing/ see ) it 5 years ago.
10.I don’t know how ( playing/ to play/ played/ can I play) the game.
III.Read the text and write the sentences below True (T) or False (F):
A week ago, Huy's family went for a picnic in the country. It was early
spring, so they thought it was too cold to go to the seaside.
They set off early after breakfast and drove about 45 km into the country
until they came to this favorite place. Huy and his sister went into the woods
to pick wild flowers. Huy's parents sat quietly, fishing by the stream. At 4.30
p.m, they put the plates, cups, saucers and other things back into the basket
and went back to their car. They got home at 5.00 p.m.
T
F

1. Huy's family went for a picnic seven days ago.
2. They went to the city.
3. They went to the country by train.
4. The children went into the woods to pick wild flowers
and their parents fished by the stream.
5. They came back home at 5.00 p.m.


IV.Rewrite the sentences with the words provided:
1. Mai bought a new shirt yesterday.
A new shirt……………………………………………....
2. Huong said: " I am an English teacher ".
Huong said that ………………………………………….
3. Learning English is very interesting.
It's ……………………………………………………….
4. Do you mind opening the windows?
Would you mind………………………………………..?
5.“Do you like playing games online, Nam ?” They asked.
They asked Nam ………………………………………?
_______________
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN:TIẾNG ANH 8

I. (2 điểm). Mỗi đáp án đúng 0,4.
1. A

2. B.

3. A


4. B

5. A

II.( 3 điểm). Mỗi đáp án đúng 0,3.
1. closing
sitting
6. liked
10.to play

2. were playing

3. to go

4. yet

7. on

8. them

9. saw

5.

III.(2,5 điểm).Mỗi đáp án đúng 0,5.
1.T

2.F


3.F

IV. (2,5 điểm).Mỗi đáp án đúng 0,5.
1. A new shirt was bought by Mai yesterday.
2. Huong said that She was an English teacher.
3. It's very interesting to learn English.
4. Would you mind opening the windows?
5. They asked Nam if he liked playing games online.

4.T

5. T


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: Ngữ Văn - Lớp 6
Thời gian làm bài 90 phút

Câu 1:
Cho đoạn văn sau: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm
kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn
trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng
hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng
bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một
mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả
những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.
Hãy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác
giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp trong đoạn văn trên.
Câu 2:
Nêu cấu tạo của phép so sánh trong những câu sau, những phép so sánh

ấy có gì đặc biệt:
a) “ …cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi
ếch giữa những đầu sóng trắng.”
b) “ Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
Câu 3:
Tả một buổi trưa mùa hè ở quê em../.

HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: Ngữ Văn - Lớp 6
Câu 1: (2điểm)
Học sinh chỉ ra được các từ ngữ:
“Sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”, “tròn trĩnh”, “phúc hậu”,” lòng đỏ
một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”, “hồng hào”, “thăm thẳm”, “đường bệ”,
“mâm bạc”, “chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”, “mâm lễ phẩm
tiến ra từ trong bình minh”.
Câu 2: (2 điểm)


a) - Cấu tạo của phép so sánh:
Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống
như
(vế A)
phương diện so sánh
từ so sánh người bơi
ếch giữa những đầu sóng trắng .
(vế B)
- Đây là phép so sánh giữa vật với người, khiến hình ảnh so sánh sống
động

b) - Cấu tạo của phép so sánh:
Tiếng rơi
rất mỏng
như là
rơi nghiêng
(Vế A)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
(Vế B)
- Phép so sánh trên là sự cảm nhận tinh tế của tác giả, tiếng rơi là âm
thanh nhưng được cảm nhận bằng thị giác “rất mỏng”, nghe tiếng rơi
rất mỏng mà cảm nhận được là rơi nghiêng
Câu 3: (6 điểm)
Bài văn đầy đủ 3 phần, rõ ràng, sạch sẽ, bố cục cân đối, hành văn trong sáng:
1 điểm
* Mở bài: (0,5điểm) Giới thiệu một buổi trưa mùa hè ở quê em
* Thân bài: (4 điểm)
- Hoàn cảnh em được ngắm cảnh một buổi trưa mùa hè trên quê hương.(0,25
điểm)
- Đó là một buổi trưa mùa hè như thế nào?
Học sinh làm những ý cơ bản như: (3,0 điểm)
+ Cảnh mặt trời đứng bóng, ánh nắng chói chang…
+ Âm thanh: tiếng sáo diều, tiến ve, tiếng bờ tre kẽo kẹt, tiếng chim
hót,tiếng gió lao xao…
+ Một số khung cảnh làng quê: cây cối, trâu nằm nghỉ ngơi, trẻ con bắt
chim thả diều…
+ Không khí: oi bức, hay gió mát...
...
- Cảm nhận của em về buổi trưa mùa hè: Cảm nhận được sự thanh bình, thân
thuộc của làng quê…(0,75 điểm)

* Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định lại cảnh đẹp của buổi trưa hè và cảm nghĩ
của em.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: Ngữ Văn - Lớp 7
Thời gian làm bài 90 phút

Câu 1:
Cho đoạn văn: " Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh
của giàn hoà tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ


du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón
đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vổ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón
phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy
hồn người".
(Ca Huế trên Sông Hương - Hà Ánh Minh )
a) Chỉ ra phép liệt kê sử dụng trong đoạn văn.
b) Tác dụng của phép liệt kê trong đoạn văn trên là gì?
Câu 2:
Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" khuyên nhủ chúng ta điều gì
trong cuộc sống?
Câu 3:
Bằng kiến thức đã học em hãy chứng minh lối sống giản dị thanh bạch
của Bác Hồ../
---------------------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: Ngữ văn - Lớp 7
Câu 1: (3 điểm)

a.Học sinh chỉ ra được phép liệt kê trong đoạn văn: (1,5 điểm)
- Liệt kê nhạc khúc: lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ
- Liệt kê giai điệu âm thanh: du dương, trầm bổng, réo rắt.
- Liệt kê những ngón đàn: ngón nhấn, mổ, vổ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng,
ngón phi, ngón rãi.

b. Tác dụng: (1,5 điểm)
- Miêu tả tài nghệ chơi đàn của các ca công và âm thanh phong phú của các
nhạc cụ, vẻ đẹp của các điệu ca Huế trên Sông Hương.
Câu 2: (2 điểm)
Học sinh giải thích được nội dung cơ bản, viết thành đoạn văn hoặc văn
bản ngắn: Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi được hưởng thành quả nào đó
phải nhớ đến người có công gây
dựng nên, phải biết ơn người đã giúp
mình, thể hiện trong quan hệ tình cảm với gia đình, thầy cô, quê hương, đất
nước.
Câu 3:( 5 điểm)
Bài làm học sinh cần chứng minh được các ý sau:
- Mở bài: ( 0,5 đ )


Nêu được sự nhất quán giữa đời thường và đời cách mạng của Bác vô cùng
giản dị, thanh bạch.
-Thân bài: ( 3.5)
+ Chứng minh được sự giản dị của Bác trên các phương diện:
.Trong đời sống hàng ngày: bữa ăn,nơi ở. ( 1 đ )
.Trong công việc ( 1 đ )
.Trong đời sống vật chất gắn với đời sống tinh thần, phong phú cao đẹp.
(1đ)
.Trong lời nói và viết ( 0.5)

- Kết bài: Khẳng định lại cuộc sống vô cùng giản dị và thanh bạch của Bác,
liên hệ bản thân ( 0,5 đ )
- Hình thức trình bày (0.5 đ)
+ Từ ngữ trong sáng, diễn đạt rõ ràng, lập luận, chặt chẽ./.
--------------------------------------------

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2010-2011
Môn: Ngữ văn - Lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút.
Câu 1:
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa thể chiếu, hịch, cáo ?
Câu 2:
Các câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được dùng để làm gì?
a. Trong tù không rượu cũng không hoa.
( Hồ Chí Minh - Ngắm trăng)
b. Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!
( Tạ Duy Anh- Bức tranh của em gái tôi)
c.
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
( Tố Hữu - Khi con tu hú)
d. Thôi, im cái điệu ma dầm sùi sụt ấy đi!.
( Tô Hoài - Bài học đường đời đầu tiên)
Câu 3:


Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một
bài văn để thuyết phục các bạn: "Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì
lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích!"./.


HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: Ngữ văn - Lớp 8
Câu 1: 2 điểm
*Giống nhau: ( 1,0 đ )
- Là thể văn nghị luận thời xưa.
- Do vua chúa hoặc thủ lĩnh một phong trào viết ra.
-Viết bằng văn biền ngẫu
*Khác nhau: ( 1,0 đ )
-Chiếu: dùng để ban bố mệnh lệnh.
-Hịch: dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống
thù trong giặc ngoài.
- Cáo: dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự
nghiệp để mọi người cùng biết.
Câu 2: 2 điểm
a.Câu trần thuật dùng để thông báo.
b.Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên.
c.Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc uất ức, bức bối.
d.Câu cầu khiến dùng để yêu cầu ra lệnh.
Câu 3: 6 điểm
Yêu cầu chung bài làm theo đúng kiểu bài nghị luận xã hội, nội dung nói lên
tầm quan trọng của việc học tập, trình bày rõ ràng thể hiện cảm xúc của người
viết.
1. Mở bài: (1,0 điểm)
Nêu tầm quan trọng của việc học tập đối với cuộc sống. Đây là việc cần phải
thực hiện khi còn trẻ và cả sau này.
2. Thân bài: (4,0 điểm)
* Đạt đựợc một số lý lẽ sau:
- Tìm hiểu từ "học tập": Vừa tiếp thu kiến thức dưới sụ hướng dẫn của thầy cô
giáo vừa thực tập...

- Kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của
con người chúng ta như giọt nước...
- Mỗi giây phút trôi qua trên hành tinh ta lại có những phát minh ra đời, vì thế
không bao giờ chúng ta học hết được...


- Học để hiểu biết, để không tụt hậu, học để cống hiến…
* Có các dẫn chứng cụ thể như:
- Những người có tinh thần học tập đều thành công và thu được kết quả xứng
đáng. Học tập giúp chúng ta vượt qua khó khăn... (VD: các tấm gương trong
lịch sử dân tộc và cuộc sống hiện nay (Bác Hồ, thầy Nguyễn Ngọc Ký, Lê Bá
Khánh Trình...)
- Các dẫn chứng trong thực tế, văn thơ, danh ngôn, đài báo...
- Liên hệ.
3. Kết bài: (1,0 điểm)
Khuyên các bạn không nên lơ là việc học tập mà phải chịu khó học khi còn
trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn..../.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2010-2011
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút.
Câu 1:
Xác định thành phần khởi ngữ trong mỗi ví dụ sau:
a. Đối với những bài thơ hay, ta nên chép vào sổ tay để học thuộc.
b. Làm khí tượng, được ở cao thế mới là lí tưởng.
c. Quyển sách này, mình đọc rồi.
d. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
Câu 2:



Tình huống nào bộc lộ sâu sắc tình yêu làng và lòng yêu nước của nhân vật ông
Hai? Nhận xét về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của tác giả?
Câu 3:
“…Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc…”
(Mùa Xuân nhỏ nhỏ - Thanh Hải)
Hãy phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải:
Muốn được cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung
– cho đất nước./.

HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: Ngữ văn - Lớp: 9
Câu 1: (2 điểm - mỗi ví dụ tìm đúng thành phần khởi ngữ được 0,5 diểm)
a. Đối với những bài thơ hay.
b. Làm khí tượng.
c. Quyển sách này.
d. Mặt trời của bắp.
Câu 2: (2 điểm)
- Tình huống làm bộc lộ sâu sắc lòng yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai. (1
điểm):
Khi ở nơi tản cư lúc nào cũng da diết nhớ về làng và tự hào về nó thì bỗng nghe
được tin làng mình đã lập tề theo giặc.

- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của tác giả.( 1điểm):
+Thể hiện tính bất ngờ, hấp dẫn và tài năng xây dụng truyện của tác giả.
+ Chính tình huống ấy đã cho thấy lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến đã bao
trùm và chi phối tình cảm quê hương ở ông Hai, bộc lộ sâu sắc và cảm động tình yêu
làng, yêu nước ở ông.
+ Làm nổi bật chủ đề tác phẩm.


Câu 3: ( 6 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững thể loại nghị luận
- Diễn đạt rõ ràng mạch lạc
- Biết cách trình bày luận điểm và liên kết đoạn
- Bố cục rõ ràng ba phần.
Yêu cầu về kiến thức:
Nghị luận về đoạn thơ, làm rõ vấn đề về tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải : Muốn
được cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho
đất nước.
Dàn bài:
A.Mở bài:(0,5 điêm)
- Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” .
- Dẫn dắt và nêu nhận định ở đề bài
B.Thân bài:(5 điểm )
1/.Từ xúc cảm về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, nhà thơ có
khát vọng thiết tha làm “Mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời.
2/. Đó là ước nguyện được sống đẹp, có ích cho đời
- Muốn làm chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca
- Phân tích các hình ảnh này để thấy vẻ đẹp, ước nguyện của Thanh Hải
3/. Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường
- Nguyện làm những vật bình thường nhưng có ích cho đời

- Ý thức về sự đóng góp của mình : Dù nhỏ bé nhưng là các tinh tuý cao đẹp
của tâm hồn mình đóng góp cho đất nước.
- Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc Chỉ xin làm một nốt trầm khiêm tốn
trong hoà ca chung
- Sự thay đổi cách xưng hô từ “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn, là ước
nguyện chung của nhiều người.
- Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc, đặt cái vô hạn
của đất trời bên cạnh hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã
hội
- Ước nguyện hiến dâng ấy lặng lẽ, suốt đời sống đẹp
4/. Đánh giá:
- Đoạn thơ thể hiện cảm xúc về một vấn đề nhân sinh lớn lao
- Đặt khổ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh của Thanh Hải lúc ấy, ta cùng
hiểu hơn vẽ đẹp tâm hồn của nhà thơ
C.Kết bài: (0,5 diểm)
-Khẳng định giá trị bài thơ.
-Suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay.


*Lưu ý : Tuỳ vào khả năng cảm nhận và phân tích của học sinh,giáo viên có thể
linh hoạt trong cách cho điểm . Khuyến khích những em có những cách cảm nhận
hay và sáng tạo.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP 6
Thời gian làm bài: 45 phút
----------------Câu 1:
Hải lưu là gì ? Nguyên nhân sinh ra nó. Việt Nam có các dòng nào?
Nêu tác động của các dòng hải lưu nóng và hải lưu lạnh.
Câu 2:

Bằng các từ sau: xích đạo, cực, chí tuyến, vòng cực, lạnh, nóng, ôn hòa,
lượng mưa lớn, lượng mưa ít, lượng mưa trung bình, gió tây ôn đới, gió đông
cực và Tín phong.
Hãy sắp xếp, phân biệt 3 đới khí hậu chính trên trái đất, Việt Nam nằm
trong đới khí hậu nào ?./.
---------------------------------------HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: Địa lý – Lớp 6
Câu 1: 5 điểm
a.Khái niệm: (1 điểm) Hải lưu là lớp nước trên mặt biển chảy thành
dòng có qui luật.


b. Nguyên nhân: (1 điểm) Do các loại gió thường xuyên trên trái đất
gây ra (Tín phong, Tây ôn đới, Đông cực)
c.Việt Nam có các dòng nóng từ Tây Nam lên và dòng lạnh từ Đông
bắc xuống.(1 điểm)
d.Tác động: (2 điểm) - Dòng nóng làm cho khí hậu thời tiết nơi gần nó
chảy qua có độ ẩm, lượng mưa cao, ấm hơn.
- Dòng lạnh ngược lại.
Câu 2: 5 điểm
a. Đới nóng: Từ xích đạo đến chí tuyến (nóng) có nhiệt độ và lượng
mưa cao, thường xuyên có gió Tín phong.
b. Đới ôn đới: Từ chí tuyến đến vòng cực (ôn hòa) có nhiệt độ và
lượng mưa trung bình, thường có gió Tây ôn đới.
c. Đới lạnh: Từ vòng cực đến cực lạnh và lượng mưa thấp, thường
xuyên có gió đông cực./.
----------------------------------

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 - 2011

MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút
----------------Câu 1:
Cho biết vì sao cho đến nay Châu Nam cực chưa có người sinh sống
thường xuyên ?
Câu 2:
“Thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương được mệnh danh cho những
vùng đất nào của Châu Đại Dương ? Giải thích ?
Câu 3:
Trình bày sự phát triển ngành công nghiệp của Châu Âu.
-----------------------------


HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút
----------------Câu 1: 2,5 điểm
Vì:
- Khí hậu khắc nghiệt, giá lạnh “cực lạnh” của thế giới.
- Lục địa băng dày: Cao nguyên băng khổng lồ.
- Lục địa không có thực vật.
Câu 2: 2,5 điểm
Đó là: Các đảo và quần đảo của Châu Đại Dương ở đó có:
+. Khí hậu nóng ẩm và điều hòa.
+. Mưa nhiều.
+. Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa theo mùa phát triển
xanh tốt cùng rừng dừa.
Câu 3: 5,0 điểm
- CNH sớm nhất thế giới – nền công nghiệp hiện đại.

- Các sản phẩm nổi tiếng về chất lượng cao.
- Các ngành được chú trọng: luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, thực
phẩm, SX hàng tiêu dùng…
- Phân bố tập trung ở phía tây nhiều hơn.
- Từ những năm 80 (TK XX) nhiều ngành công nghiệp truyền thống
bị giảm sút mạnh do bị cạnh tranh về công nghệ.
- Nhiều ngành CN mới mũi nhọn có năng suất và chất lượng cao đang
phát triển do có sự hợp tác công nghệ quốc tế./.
-----------------------------------------------ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: Địa lý - Lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút.
---------------------------------

C©u 1:
Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nguyên nhân chủ yếu
nào ?
Câu 2:
N ước ta có mấy miền khí hậu ? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền ?
Câu 3:


Em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông
Cửu Long ? Cho biết cách phòng chống lũ lụt ở vùng này là gì ?./.
--------------------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn Địa Lý - l ớp 8
Câu 1: 2 điểm
- Địa hình n ước ta đ ược hình thành do Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo , tạo dựng

nên.
- Địa hình nước ta được biến đổi do những nguyên nhân chủ yếu sau:
+.Do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gi mùa ẩm.
+.Do sự khai phá của con ng ười.
Câu 2: 4 điểm
Nước ta có 4 miền khí hậu, có thể lập bảng như sau:
TT
Tên các miền khí hậu
Đặc điểm chính
Miền khí hậu phía Bắc (t Hoành Sơn Có gió mùa Đông lạnh, tương đói
1 trở ra)
ít mưa và nữa cuối mùa đông rất
ẩm ướt, mùa hè nóng nhiều mưa.
Miền khí hậu đông Trường Sơn (gồm Có mùa mưa lệch hẳn về mùa
phần lãnh thổ Trung bộ phía đông dãy Đông
2
Trường Sơn, từ Hoành sơn tới mũi
Dinh)
Miền khí hậu phía Nam (gồm Nam bộ Có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ
và Tây Nguyên)
quanh năm cao, với một mùa mưa
3
v à một mùa khô tương phản sâu
sắc.
Miền khí hậu đông Việt Nam
Mang tính chất gió mùa nhiệt đới
4
hải dương.
Câu 3: 4 điểm



+/ Nh ững thu ận l ợi (1,5 đ)
- Thau chua, r ửa m ặn đ ất đ ồng b ằng.
- B ồi đ ắp ph ù sa t ự nhi ên, m ở r ộng di ện t ích đ ất đ ồng b ằng.
- Du l ịch sinh th ái tr ên k ênh r ạch v à r ừng n gập m ặn.
- Giao th ông tr ên k ênh r ạch.
+/ Những khó khăn (1,5 đ)
- Gây ngập lụt diện rộng và kéo dài.
- Phá hoại nhà cửa, vườn tược mùa màng.
- Ô nhiễm môi trường, gây dịch bệnh.
- Làm chết người, gia súc
- Giao thông đi lại khó khăn, chủ yếu là đường thủy.
+/ Cách phòng chống (1,0 đ)
- Đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ.
- Tiêu lũ ra vùng biển phía Tây theo các kênh rạch.
- Làm nhà nổi, làng nổi.
- Xây dựng làng tại các vùng đất cao, hạn chế tác động của lũ./.
……………………………………………..
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: Địa lý - Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút.
---------------------------------

C©u 1:
Cho bảng số liệu sau: “Tình hình sản xuất thủy sản ở Đồng bằng sông
Cửu Long, đồng bằng Sôn Hồng v à cả nước, năm 2002” (%)
Đồng bằng Sông Đồng bằng Sông
Sản lượng
Cả nước
Cửu Long

Hồng
Cá biển khai thác
41,5
4,6
100
Cá nuôi
58,4
22,8
100
Tôm nuôi
76,7
3,9
100
Em hãy nhận xét tỷ trọng 3 tiêu chí trên của đồng bằng sông Cửu Long;
so sánh tỷ trọng các tiêu chí đó với đồng bằng Sông Hồng và cả nước ?
Câu 2:
Chứng minh rằng nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các
ngành kinh tế biển ?
Câu 3:
Em hãy kể tên một số sông, hồ lớn của Hà Tĩnh và cho biết giá trị kinh tế
của chúng ?
---------------------------------


HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn Địa Lý - l ớp 9
Câu 1: 3 điểm - mỗi ý đúng 1 điểm
- Ở đồng bằng sông Cửu Long nuôi Tôm chiếm tỷ trọng lớn nhất, thứ hai là
tỷ trọng cá nuôi, thấp nhất là tỷ trọng cá biển khai thác.

- Tỷ trọng cả ba tiêu chí ở đồng bằng sông Cửu Long đ u vượt xa đồng bằng
Sông Hồng .
- So với cả nước, ở đồng bằng sông Cửu Long các tiêu chí đều cao, đặc biệt 2
tiêu chí cá nuôi và tôm nuôi đều chiếm hơn một nữa so với cả nước. Đồng
bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thủy sản lớn nhất cả nước.
Câu 2: 4 điểm - mỗi ý đúng 1 điểm
- Vùng biển rộng với nguồn hải sản phong phú, nhiều ngư trường lớn, bờ biển
dài, lắm vũng vịnh, đầm phá, biển ấm nên phát triển khai thác, nuôi trồng hải
sản…
- Vùng biển rộng, biển có độ mặn lớn thuận lợi phát triển nghề làm muối,
khoáng sản đa dạng phong phú, dầu mỏ khí đốt ở thềm lục địa , dọc bờ biển
có nhiều cát, thạch anh, ti tan, thuận cho khai thác chế biến khoáng sản biển.
- Dọc bờ biển từ Bắc vào Nam có nhiều bãi biển rộng, phong cảnh đẹp, khí
hậu tốt, nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kỳ thú hấp dẫn khách du lịch…
thuân lợi cho phát triển du lịch biển đảo.
- Nước ta nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng, ven biển có
nhiều vũng, vịnh, nhiều cửa sông lớn, thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển
và phát triển giao thông vận tải biển.
Câu 3: 3 đi ểm - mỗi ý đúng 1 điểm.


- Các sông lớn của Hà Tĩnh: Sông La; sông Rào Cái; sông Rác; sông Nghèn
- Các hồ lớn ở Hà Tĩnh: hồ Kẻ gỗ; hồ sông Rác; hồ Bộc Nguyên; hồ Thượng
Tuy
- Giá trị của sông, hồ là cung cấp nước tưới, phát triển thủy sản, thủy điện, giao
thông, phục vụ sinh hoạt cho những vùng ven sông.
…………………………………………….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 -2011
Môn: Lịch Sử - Lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút
-------------------Câu 1:
Tại sao thực dân Pháp lại chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cho cuộc
tấn công xâm lược Việt Nam.
Câu 2:
Phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển như thế nào?
Câu 3:
Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tình
hình các giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân có những thay đổi như thế
nào?./.
-------------------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM


KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: Lịch sử - Lớp 8
Câu1: (3,5 điểm) Học sinh phải nêu được những ý cơ bản như sau:
+ Đà Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng, chiếm được Đà Nẵng sẽ
thuận lợi cho thực hiện kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh của Pháp”:
- Đà Nẵng có cảng biển sâu và rộng tàu chiến có thể ra vào dể dàng lại nằm
trên đường thiên lí Bắc –Nam
- Hậu phương Đà Nẵng là vùng Quảng Nam – Quảng Ngãi có thể lợi
dụng để thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”
- Đà Nẵng cách kinh thành Huế khoảng 100km, qua đèo Hải Vân, nếu
chiếm được Đà Nẵng có thể uy hiếp kinh thành Huế, nhanh chóng kết thúc
chiến tranh
- Tại Đà Nẵng có nhiều người theo Thiên chúa và một số gián điệp đội
lốt thầy tu hoạt động từ trước.Pháp hi vọng nếu đánh được Đà Nẵng sẽ
nhận được sự ủng hộ của giáo dân

- Lực lượng bố phòng của nhà Nguyễn ở Đà Nẵng lúc đầu chỉ có khoảng
2000 người
Câu 2: ( 3 điểm) Học sinh nêu được những ý cơ bản như sau:
+ Cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua
Hàm Nghi và tam cung..chạy ra căn cứ Tân Sở( Quảng Trị), thay mặt nhà vua
Tôn Thất Thuyết thảo chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân
giúp vua cứu nước.
+ Hưởng ứng chiếu Cần vương, khắp cả nước nhất là Bắc Kì và
Trung Kì các văn thân sĩ phu và nhân dân đã nổi dậy hưởng ứng, nhiều cuộc
khởi nghĩa lớn nhỏ đã bùng nổ
Câu 3: ( 3,5) Học sinh trình bày được như sau:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến:
-Làm tay sai cho thực dân Pháp số lượng ngày càng đông, địa vị kinh tế, chính
trị được tăng cường là công cụ thừa sai đắc lực cho thực dân Pháp đẩy mạnh
áp bức bóc lột nhân dân
-Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước
+ Giai cấp nông dân :
-Số lượng đông đảo, cuộc sống cơ cực trăm bề nay dưới tác động của cuộc
khai thác thuộc địa lại càng điêu đứng hơn bị tước đoạt ruộng đất, phải chịu
nhiều thứ thuế và các khoản phụ thu của các chức dịch trong làng xã. Do vậy
giai cấp nông dân bị xáo trộn, nhiều nông dân bị phá sản.
- Sẵn sàng tham gia bất cứ cuộc đấu tranh nào do các cá nhân, tổ chức, hay
giai cấp, tầng lớp nào lãnh đạo./.
----------------------------------------


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011
Môn: Lịch sử – Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
------------------Câu 1:

Em hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản
Việt Nam
Câu 2:
Tại sao nói tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 như
“ngàn cân treo sợi tóc”
Câu 3:
Trình bày nguyên nhân ,diễn biến chính của phong trào Đồng Khởi
(1959 -1960)./.
-------------------------------------HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: Lịch sử - Lớp 9
Câu1: ( 3,5 điểm) Học sinh trình bày được như sau:
+ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của đấu tranh
giai cấp và dân tộc Việt Nam trong thời đại mới
+ Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác Lê nin
phong trào công nhân và phong trào yêu nước ....
+Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử giai cấp
công nhân và của cách mạng Việt Nam…
+ Chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đường lối
trong phong trào cách mạng Việt Nam
+ Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên quyết định cho bước phát
triển nhảy vọt về sau của dân tộc Việt Nam.
Câu 2: (3,5 điểm) Học sinh nêu được như sau:
* Khó khăn về quân sự :
+ Miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng vào giải giáp quân Nhật kéo theo
bọn “ Việt Quốc”, “Việt Cách” …..


+ Miền Nam : Một vạn quân Anh mở đường cho Thực dân pháp trở
lại xâm lược nước ta. Ngoài ra bọn Đại Việt, tờ-rốt-kit ra sức

chống phá cách mạng
* Khó khăn về chính trị:
+ Nền độc lập bị đe doạ
+ Nhà nước cách mạng chưa được củng cố
*Khó khăn về kinh tế:
+ Nền nông nghiệp lạc hậu, Công nghiệp đình đốn bị chiến tranh
tàn phá…
+ Nhà nước chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương
+Quân Tưởng đem tiền mất giá vào nước ta
*Khó Khăn về văn hoá xã hội:
+ Hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan
Câu 3: ( 3 điểm) Học sinh trả lời được như sau :
* Nguyên nhân:
+ Đế quốc Mĩ xâm lược miền Nam, xâm phạm thô bạo nền
độc lập, tự do của tổ quốc ta..
+ Chính sách nô dịch, khủng bố của Mĩ - Diệm từ 1954 -1959
+ Cách mạng miền Nam gặp nhiều tổn thất do sự đàn áp của đế
quốc Mĩ nhưng vẫn kiên quyết đấu tranh
+ Đảng đề ra nghị quyết 15, chỉ rõ con đường cho cách mạng
miền Nam.
* Diễn biến chính:
+ Phong trào đấu tranh của quần chúng từ chổ lẻ tẻ ở Vĩnh
Thạnh, Bác Ái( 2/1959), Trà Bồng(8/1959), sau đó nhanh
chóng lan rộng ra khắp miền Nam.
+ “Đồng khởi” ở Bến Tre (17/1/1960) mở đầu huyện mỏ cày…
+ Từ Bến Tre, “ Đồng khởi” lan rộng ra khắp Nam Bộ, Tây
Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ.
---------------------------------------------------




×